Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 31.12

31 Tháng Mười Hai
Lẽ Sống

Ngày xưa có một ông vua, tuổi đã quá ngũ tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc nhất là bộ "Lịch sử loài người". Nhưng khốn nỗi, cuộc đời của ông, từ mái đầu xanh cho đến tóc điểm bạc, không lúc nào được rảnh rang. Ðời ông luôn luôn sống trên lưng ngựa, nằm sương, gối tuyết trên bãi chiến trường. Nay chinh phục nước này, mai ngăn chặn nước kia xâm lăng. Mắt ông chỉ thấy có gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc được một trang sách của thánh hiền... Nay nước nhà đã hòa bình, ông muốn dành thời giờ còn lại để đọc cho kỳ được bộ lịch sử loài người, để xem con người xưa nay sống để làm gì? Nhưng tuổi ông đã cao, mà bộ sách lại quá dày. Biết sức mình không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử thần làm hộ cho mình công việc ấy. Với sự giúp đỡ của một ban gồm 50 người, viên sử thần mới bắt tay ngày đêm miệt mài đọc sách.

Sau 10 năm cắm cúi đọc sách, viên sử thần đã có thể tóm tắt bộ lịch sử loài người thành 10 quyển sách, và cho mang vào trình lên nhà vua. Nhưng vừa nhìn thấy 10 quyển sách và đo lường tuổi tác của mình, nhà vua lại cảm thấy không đủ sức để đọc hết bộ sách đã được rút ngắn. Nhà vua mới đề nghị cho ủy ban làm việc thêm một thời gian nữa. Sau 5 năm làm việc thêm, ủy ban đã có thể tóm lược lịch sử loài người thành 5 quyển. Nhưng khi ủy ban mang 5 quyển sách vào ra mắt nhà vua, thì cũng chính là lúc nhà vua đang hấp hối trên giường bệnh. Biết mình không thể đọc được dù một trang, nhà vua mới thều thào nói với viên trưởng ban tu sử hãy tóm tắt bộ lịch sử loài người thành một câu mà thôi. Vị trưởng ban tu sử mới tâu với nhà vua như sau: "Hạ thần xin vâng mạng. Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ là: loài người sinh ra để khổ rồi chết". Nhà vua gật đầu. Ðôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở nụ cười mãn nguyện... rồi tắt thở. Và giữa lúc ấy, vị trưởng ban tu sử cũng nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở cuối cùng.

Hôm nay là ngày cuối năm. Nhìn lại một năm qua với không biết bao đói khổ, chiến tranh, chết chóc cho nhân loại cũng như cho chính bản thân, có lẽ cũng có nhiều người đi đến kết luận bi quan như viên trưởng ban tu sử trong câu chuyện trên đây: "Loài người sinh ra để khổ rồi chết".

Ði qua một đoạn đường trong cuộc lữ hành trần gian, Giáo Hội muốn chúng ta mặc lấy thái độ hân hoan và lạc quan. Bài ca trên môi miệng của chúng ta trong ngày hôm nay không phải là bài ca bi ai, tả oán, mà phải là bài ca "Te Deum", ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa. Ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa bởi vì vinh quang của Ngài là con người được sống. Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của người chết.

Không chối bỏ thực tại của khổ đau, chết chóc, nhưng chúng ta luôn được mời gọi để không nhìn vào đó như tiếng nói cuối cùng, như ngõ cụt. Bởi vì vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài người không phải là ngõ cụt của sự chết, mà là Sự Sống. Bên kia khổ đau, chết chóc, cuộc sống vẫn còn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.

Còn tâm tình nào xứng hợp trong ngày cuối năm cho bằng cảm tạ và phó thác. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của Tình Yêu, Thiên Chúa của Sự Sống. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài là Ðường, là Sự Thật và là Lẽ Sống của chúng ta. Cảm tạ và phó thác cho Chúa vì cuộc sống này vẫn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.

Trích sách Lẽ Sống

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 30.12

30 Tháng Mười Hai
Sự Chọn Lựa Của Chúa

Vào dạo tháng 12 năm 1987, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, đương kim Tổng Giám Mục Paris, Pháp Quốc, đã cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề "Sự chọn lựa của Thiên Chúa". Qua tựa đề này, ai cũng đoán được đây là một quyển tự thuật ghi lại cuộc hành trình Ðức Tin của ngài.

Sinh ra trong một gia đình Do Thái sùng đạo, ông ngoại là một thầy Rabbi uyên thâm, Jean Marie Lustiger đã tự ý trở lại với Ðức Tin Công Giáo vào năm 14 tuổi. Hành động này của Jean Marie dĩ nhiên đi ngược lại với xác tín của gia đình, nhất là mẹ cậu. Trước khi bị đưa lên xe chở đi qua trại tập trung Ðức Quốc Xã ở Auschwitz, bà còn nói với các con: "Các con hãy giữ mình, chớ theo đạo Công Giáo. Ðây là một cơn bệnh hiểm nghèo".

Nhưng tiếng Chúa còn mạnh hơn sự cảnh cáo của người mẹ. Cũng giống như thi sĩ Paul Claudel khi ngắm nhìn ánh nến lung linh trên bàn thờ, bỗng nhận ra tiếng gọi của Chúa, Jean Marie Lustiger cũng đã nghe được tiếng gọi thầm kín ấy vào một ngày thứ năm tuần thánh nọ khi cậu bước vào nhà thờ chính tòa Orleáns. Dân chúng đứng chen chúc đông nghẹt trong nhà thờ. Nhưng ngày hôm sau, khi cậu trở lại, nhà thờ bỗng trống vắng... Nhưng chính trong nỗi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh đó mà Jean Marie Lustiger đã nhận ra tiếng gọi của Chúa.

Qua quyển tự thuật trên đây, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger tuyên xưng rằng: "ơn cứu rỗi và sự hiện diện thầm kín của Ðấng Cứu Thế trong nhân loại là một Mầu Nhiệm của lòng thương xót". Thiên Chúa yêu thương con người một cách lạ lùng. Ngài mời gọi con người trên muôn vạn nẻo đường của con người. Do đó, theo Ðức Hồng Y Lustiger, Hy Vọng, chính là tin rằng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.

Tin Mừng được loan báo như một vết dầu loang. Chính nhờ trung gian của nhiều người khác nhau mà Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Nói như thi sĩ Pau Claudel, Thiên Chúa viết bằng những đường cong.

Những đường cong mà Thiên Chúa không ngừng viết để ngỏ với chúng ta chính là cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến, mỗi một cuộc gặp gỡ là một lời ngỏ của Thiên Chúa. Chính qua trung gian của những biến cố đó mà Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta. Do đó, người Kitô sẽ không ngừng thức tỉnh để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Trong giấc ngủ say như cậu bé Samuel, trong một buổi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh như trường hợp của Jean Marie Lustiger, trong niềm vui của gặp gỡ, của thịnh đạt, trong đau khổ của bệnh tật, mất mát: tiếng nói của Thiên Chúa vẫn vang dội trong lòng người.

Chúng ta cũng biết rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta là lịch sử của một ơn gọi. Mỗi người chúng ta không phải là một con số trong năm tỷ người đang sống trên mặt đất, nhưng là một lịch sử cá biệt trong Tình Thương của Chúa. Tiếng Chúa gọi chỉ ngỏ với từng người mà thôi. Tên gọi của từng người chúng ta có một âm vang đặc biệt trong tiếng gọi của Chúa. Mỗi người chúng ta chỉ có thể nói: Thiên Chúa yêu thương tôi và chỉ mình tôi mà thôi... Trong muôn nghìn đau khổ của cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy lập lại lời tuyên xưng của thánh Gioan tông đồ: "Thiên Chúa là Tình Yêu", Ngài đang yêu thương tôi.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 29.12

29 Tháng Mười Hai
Hoàng Tử Và Cậu Bé Nghèo

Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề "Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.

Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.

Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.

Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.

Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.

Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đau. Ðồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.

Thiên Ðàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa. Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.

Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta... Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: "Này là Mình Ta...".

Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Ðức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 28.12

28 Tháng Mười Hai
Những Vị Thánh Vô Danh

Có một vị thánh nọ thánh thiện đến độ, không hề dám có ý nghĩ rằng mình là một con người thánh thiện.

Ngày kia, một thiên thần đến nói với ngài: "Chúa sai tôi đến gặp ngài. Ngài hãy xin bất cứ điều gì ngài muốn. Chúa sẽ ban cho ngài. Vậy ngài có muốn được ơn chữa bệnh không?"

Vị thánh trả lời: "Không. Thà để cho chính Chúa chữa trị thì tốt hơn". Vị sứ thần đề nghị điều khác: "Ngài có muốn đem những người tội lỗi trở về đường công chính không?"

Vị thánh cũng lắc đầu từ chối: "Không. Cải hóa tâm hồn không phải là việc của tôi. Ðó là công việc của các thiên thần". Vị sứ giả của Chúa mới gợi ý thêm: "Ngài có muốn trở thành một mẫu gương để thiên hạ luôn đến để bắt chước không?"

Vị thánh cũng khiêm tốn trả lời: "Không. Bởi vì làm như thế tôi sẽ trở thành trung tâm thu hút sự chú ý". Thiên thần mới hỏi: "Vậy thì ngài mong muốn điều gì?". Vị thánh trả lời: "Ơn Chúa, có ơn chúa, đó là điều tôi hằng khao khát".

Vị thiên thần được Chúa sai đến vẫn chưa chịu bỏ cuộc, nên đề nghị lần cuối cùng: "Ngài phải xin một phép lạ. Nếu không tôi đành phải để phép lạ xảy ra vậy". Vị thánh của chúng ta đành phải ưng thuận: "Vậy thì tôi xin điều này: ước gì mọi việc thiện được thực thi qua tôi mà tôi không hề hay biết". Thế là để là cho lời ước của vị thánh thành sự thật, Thiên Chúa ban cho cái bóng phía sau của ngài được mọi thứ quyền năng. Nơi nào có cái bóng ngài đi qua, thì nơi đó, người bệnh được lành, đất đai trở thành phì nhiêu, nguồn suối phát sinh sự sống, niềm vui trở lại trên những khuôn mặt sầu khổ.

Nhưng vị thánh không hề hay biết điều đó, vì dân chúng chú ý đến cái bóng đến độ quên hẳn con người.

Hôm nay Giáo Hội kính nhớ các thánh anh hài, những vị thánh đã chết vì Ðức Kitô mà cũng không hề hay biết rằng mình phải chết vì Ngài. Các trẻ em ấy là kiểu mẫu của không biết bao nhiêu vị thánh vô danh.

Có những Mẹ Têrêxa Calcutta, những linh mục Pierre mà thế giới không ngừng nhắc đến, nhưng cũng có không biết bao nhiêu những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ ngày ngày âm thầm hy sinh trong không biết bao nhiêu công việc vô danh, phiền toái mỗi ngày. Có biết bao nhiêu người đang âm thầm đau khổ và hy sinh cầu nguyện mà không thể thấy được kết quả của lời cầu nguyện của mình. Có biết bao nhiêu người âm thầm phục vụ tha nhân cách này hay cách khác mà không hề được đền đáp hay nhắc nhớ.

Trong ánh sáng của Mầu Nhiệm Giáng Sinh, chúng ta được mời gọi để tìm thấy giá trị của những hy sinh âm thầm từng ngày. Sự thinh lặng bé nhỏ của Hài Nhi Giêsu trong hang đá Bê Lem, 30 năm âm thầm của Ngài tại Nazareth: đó là ý nghĩa của cuộc sống phiền toái, độc điệu mỗi ngày của chúng ta. Hài Nhi Giêsu mời gọi chúng ta nhận ra giá trị của cuộc sống ấy. Thiên Chúa thi ân tùy theo cách thế Ngài muốn. Cuộc sống âm thầm và hy sinh từng ngày của chúng ta là một trong muôn nghìn cách thế thi ân của Ngài mà chúng ta không thể đo lường được. Ngoài sự tưởng tượng và dự đoán của chúng ta, những hy sinh từng ngày của chúng ta được Chúa dùng như cái bóng vô hình nhờ đó Ngài thông ban muôn ơn lành cho người khác.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 27.12

27 Tháng Mười Hai
Ngạc Nhiên

Tại miền Provence thuộc miền Nam nước Pháp, có một máng cỏ khá nổi tiếng. Trong số các nhân vật trong máng cỏ, du khách thường để ý đến một con người nhỏ bé với hai bàn tay mở ra trống trơn, nhưng gương mặt lại để lộ một vẻ ngạc nhiên khó tả. Chính vì thế mà người ta đặt tên cho nhân vật này là "ngạc nhiên".

Người địa phương thường giải thích về sự ngạc nhiên trên gương mặt của nhân vật này bằng một câu chuyện như sau: Một hôm tất cả các nhân vật trong máng cỏ, kể cả mấy chú bò lừa, đều tỏ ra khó chịu đối với nhân vật có tên là "ngạc nhiên" này, bởi vì anh ta không có gì để mang tặng cho Chúa Hài Nhi, ngoài hai bàn tay trắng của anh. Họ sỉ vả anh như sau: "Mày không biết xấu hổ sao? Mày đến chầu Hài Nhi Giêsu mà không mang theo gì cả?".

Nhưng con người có tên là "ngạc nhiên" ấy không để lộ một phản ứng nào, đôi mắt của anh vẫn mở to và chăm chú nhìn vào Hài Nhi Giêsu.

Những lời rủa sả cứ tiếp tục trút xuống trên anh, đến độ Ðức Maria phải lên tiếng để biện hộ cho anh như sau: "Quả thực anh "ngạc nhiên" đã đến với Hài Nhi Giêsu với hai bàn tay trắng. Nhưng anh đã mang đến món quà cao đẹp nhất: đó là sự ngạc nhiên của anh! Ðiều này có nghĩa là Tình Yêu bao la của Thiên Chúa đã chiếm trọn tâm tư của anh".

Và Ðức Mẹ kết luận như sau: "Thế giới này sẽ kỳ diệu biết bao nếu luôn có những con người như anh "ngạc nhiên", biết ngây ngất vì ngạc nhiên".

Người ta thường nói: "ngạc nhiên" là khởi đầu của khám phá. Có biết ngạc nhiên, có biết đặt câu hỏi, người ta mới đặt ra giả thuyết rồi mới tìm tòi, khảo sát và khám phá... Sự tiến bộ của loài người bắt nguồn từ chính sự ngạc nhiên.

Trong lĩnh vực siêu nhiên cũng thế, Thiên Chúa đã ban cho con người khả năng biết ngạc nhiên, biết chiêm ngắm để khám phá ra Tình Yêu bao la của Ngài. Cả vũ trụ là một quyển sách luôn được mở ra để mời gọi con người tìm đọc được Lời Ngỏ yêu thương của Chúa. Lịch sử của nhân loại, cuộc đời của mỗi người cũng là một kỳ công, qua đó Thiên Chúa không ngừng bày tỏ Tình Yêu của Ngài.

Ðức Kitô Phục Sinh mang lại cho chúng ta sức sống mới với đôi mắt mới. Với đôi mắt mới ấy, chúng ta không ngừng được mời gọi để đi vào sự ngạc nhiên và ngây ngất trước Tình Yêu của Thiên Chúa. Tình Yêu ấy nhiệm màu đến nỗi chúng phải vượt qua nhãn giới bình thường của chúng ta để nhìn thấy được và cảm nếm được những gì không nằm trong sự đo lường, tính toán của chúng ta. Do đó, người có cái nhìn ngạc nhiên và ngây ngất luôn phó thác cho Tình Yêu của Chúa... Trong lúc thịnh vượng, họ thốt lên lời ca chúc tụng tri ân đã đành, mà đứng trước thất bại, khổ đau, mất mát, họ vẫn có thể nhìn ra dấu ấn Tình Yêu của Chúa.


Trích sách Lẽ Sống

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA GIOAN CỰU CHÁNH XỨ

Cha Chánh Xứ
Hội Đồng Mục Vụ
Các Đoàn Thể, Các Nhóm Tông Đồ
và Cộng Đoàn Dân Chúa
GIÁO XỨ THUẬN PHÁT
Hân Hoan Chúc Mừng Bổn Mạng

Cha Gioan Lê Quang Việt

Tổng Thư Ký UBMV Giới Trẻ HĐGMVN
Trưởng Ban Mục Vụ Giới Trẻ TGP.Saigon
Chánh Xứ Giáo Xứ Mactinho-Quận 1-TP.HCM




10g00 ngày Chúa Nhật 26-12-2010 đoàn đại diện Giáo xứ Thuận Phát do ông CT HĐMVGX dẫn đầu đã đến Nhà Thờ Mạc-Ti-Nho, quận 1, để chúc mừng Bổn Mạng Cha Gioan Cựu Chánh xứ Gx.Thuận Phát hiện đang là Chánh xứ Nhà Thờ Mạc-Ti-Nho. Ông CT đã thay mặt cộng đoàn kính chúc Cha được nhiều sức khỏe và Tràn Đầy Ơn Chúa để tiếp tục sứ vụ Thiên Chúa trao ban. Cha Gioan chúc Cha Chánh xứ Gioakim, HĐMVGX và cộng đoàn GX Thuận Phát mạnh khỏe và được nhiều Hồng Ân Chúa Hài Đồng.

XEM HÌNH


Hữu Toàn.

HÌNH ẢNH THÁNH LỄ ĐÊM 24-12-2010 GX THUẬN PHÁT





Hình ảnh Thánh Lễ Canh Thức Giáng Sinh đêm 24-12-2010 Giáo xứ Thuận Phát.

XEM HÌNH

Hữu Toàn.

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

AUDIO THÁNH LỄ CN THÁNH GIA CHÚA GIÊSU ĐỨC MARIA THÁNH GIUSE

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Thánh Gia Chúa Giêsu Đức Maria Thánh Giuse.
Cha Chánh xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.

Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.

Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA A (Mt 2, 13-15.19-23)

LẼ SỐNG 26.12

26 Tháng Mười Hai
Ông Già Noel

Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Virginia đã viết cho tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già Noel. Câu hỏi của cô bé là: Ông già Noel có thật không?

Vài ngày sau, trên một quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: "Virginia yêu dấu của bác. Ðiều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già Noel. Các bạn của cháu bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được.

Virginia yêu dấu, tất cả mọi trí khôn của loài người, dù là của trẻ em, dù là của người lớn, tất cả đều nhỏ bé. Trong cái vũ trụ bao la này, con người chỉ là một con kiến nhỏ bé.

Virginia ạ, ông già Noel có thực. Ông có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại nhờ đó cuộc sống của cháu trở thành vui tươi và xinh đẹp. Bé ơi, nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có những tâm hồn ngây thơ trong trắng của những trẻ thơ như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Không có một niềm tin của trẻ thơ như cháu thì không có một áng văn, một dòng thơ nào có thể làm cho cuộc sống của chúng ta đáng sống nữa. Không có một niềm tin của trẻ thơ thì ánh sáng vĩnh cửu đang lấp đầy thế giới cũng sẽ tắt dần.

Virginia, nếu cháu không còn tin ở ông già Noel nữa, thì cháu cũng chẳng còn tin ở chuyện thần tiên nữa. Có thể cháu sẽ yêu cầu bố cho người ngồi canh ở lò sưởi, ở cuối giường để bắt cho được ông già Noel... Nhưng dù cháu không bắt được ông già Noel đi nữa, điều đó ý nghĩa gì? Chưa có ai thấy ông già Noel, nhưng cũng không ai chứng minh được là không có ông già Noel. Những điều có thực nhất trong thế giới của chúng ta đó là những điều mà trẻ con và ngay cả người lớn cũng chưa từng thấy.

Cháu đã bao giờ thấy các nàng tiên nhảy múa trên thảm cỏ chưa? Dĩ nhiên là chưa. Nhưng có ai chứng thực được các nàng tiên không có không? Không ai có thể có khái niệm hay tưởng tượng được bao điều kỳ diệu chưa thấy hoặc không thể thấy được trong thế giới của chúng ta.

Chỉ có Ðức Tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới chúng ta.

Nhờ ơn Chúa, ông già Noel vẫn sống và tiếp tục sống, cháu Virginia ạ. Ông già Noel sẽ tiếp tục làm cho tâm hồn trẻ thơ được tràn đầy hoan lạc".

Lá thư gửi cho cô bé Virginia trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người.

Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già Noel của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.

Giáng Sinh là ngày của nhi đồng do đó cũng là lễ của hòa bình. Một em bé sinh ra là một hy vọng mới chớm nở. Hy vọng là tên mới của hòa bình. Còn hy vọng là còn muốn xây dựng. Xây dựng trên mầm sống đã đành mà còn xây dựng trên những đổ vỡ, mất mát. Qua Hài Nhi Giêsu, tất cả các em bé trên thế giới đang nhắn gửi đến từng người trong chúng ta niềm hy vọng vào thiện chí của con người. Hòa bình là hoa quả của hy vọng. Còn tin nơi con người, chúng ta còn có thể xây dựng hòa bình.


Trích sách Lẽ Sống

LẼ SỐNG 25.12

25 Tháng Mười Hai
Phép Lạ Giáng Sinh

Hằng năm, cứ đến Giáng Sinh, Hài Nhi Giêsu thường đi một vòng rảo qua khắp các làng mạc và đô thị để tặng quà cũng như nhận quà và phân phát cho những ai cần đến.

Năm nay, tại một đô thị nọ, Ngài đang cần một món quà không dễ tìm ra: đó là một quả tim lành mạnh để thay thế quả tim của một người bệnh đang hấp hối. Bệnh nhân có quả tim gần như ngừng đập này là một nhân vật nổi tiếng trong cả nước: đó là bộ trưởng tài chính!

Tất cả các bác sĩ trong nước đều bó tay. Cuối cùng, họ mới chạy đến với Hài Nhi Giêsu, vì tin tưởng rằng ít ra trong đêm Giáng Sinh, Ngài sẽ làm một phép lạ. Nhưng Hài Nhi Giêsu trả lời với các bác sĩ: "Không phải Ta là người phải làm phép lạ, nhưng chính là lòng quảng đại của một người dâng hiến quả tim của mình".

Tin tưởng ở lòng người, Hài Nhi Giêsu đã đến gõ cửa nhà của thân nhân, bạn hữu của vị bộ trưởng. Họ đang mừng lễ Giáng Sinh: cây Giáng Sinh của họ đầy những hoa đèn và quà tặng, bàn ăn của họ đầy những thịt rượu và của ngon vật lạ. Họ đang ăn uống say sưa... Vừa thấy Hài Nhi đứng trước nhà, họ tưởng Ngài là một cậu bé vô lại phá đám, cho nên đã tống khứ Ngài đi càng sớm càng tốt. Hài Nhi Giêsu buồn bã bỏ đi...

Nhưng Ngài vẫn chưa thất vọng về tình người. Lần này, Ngài đến gõ cửa của những người thân cận vị bộ trưởng. Họ là những người đã từng bán đứng lương tâm, chối bỏ phẩm giá của mình để tìm kiếm lạy lục một chút cặn bã của vinh hoa, lợi lộc phù phiếm. Hài Nhi Giêsu nghĩ thầm ít ra đây cũng là dịp để họ tỏ lòng biết ơn đối với ông bộ trưởng. Nhưng tất cả đều lắc đầu từ chối, trái tim của họ đang hướng đến người sẽ lên thay thế ông bộ trưởng trong những ngày gần đây.

Hài Nhi Giêsu lại tiếp tục đi gõ cửa từng nhà, nhưng ai cũng đang bận bịu với cuộc vui đêm Giáng Sinh.

Ngài đi, đi mãi trong đêm, để rồi mệt lả không còn lê bước được nữa. Ngài ngồi xuống bên vệ đường ven đô thị. Ngài đang miên man nghĩ đến tình người thì bỗng dưới ánh đèn đường mờ ảo, một bóng đen thất thểu tiến lại gần Ngài. Con người này xem chừng như không biết lễ Giáng Sinh là gì. Quần áo bẩn thỉu, dáng đi ngập ngừng. Trên vai của anh đeo lủng lẳng một chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ. Ðó là tất cả vốn liếng của một kẻ lãng tử. Vừa thấy em bé ngồi tiu nghỉu bên vệ đường, anh mới dừng lại, lấy chiếc đàn ra và dạo lên những khúc nhạc du dương, trầm buồn. Bản nhạc bỗng mang lại hy vọng cho Hài Nhi. Trên môi Ngài, một nụ cười bé thơ cũng vừa hé mở. Con người lang thang phiêu bạt này, con người không có lấy một mái nhà để nương náu, không có được một ngày lễ trong cuộc sống, không biết được đêm nay là đêm Giáng Sinh: vậy mà con người ấy có được một trái tim quảng đại sẵn sàng dâng hiến!

Hài Nhi Giêsu đến nắm tay anh, đưa anh vào bệnh viện. Tại đây, với nụ cười tươi nở trên môi, anh để cho các bác sĩ khoét vào lồng ngực của anh để lấy quả tim quảng đại của anh và đặt vào chỗ của quả tim đang thoi thóp của ông bộ trưởng tài chính.

Cuộc ghép tim vừa chấm dứt, thì mọi người đã có thể chứng kiến được phép lạ. Ông bộ trưởng với quả tim quảng đại và yêu đời của người lãng tử đứng dậy khỏi giường và bắt đầu ca hát.

Ông đã ném đi quả tim chỉ biết rung động vì tiền của, để thay thế bằng quả tim quảng đại biết ca hát, và sẵn sàng tự hiến cho người.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

R.I.P

XIN CẦU CHO LINH HỒN
PHANXICÔ XAVIÊ


Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Ban Điều Hành Giáo Khu 3
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :



Ông PHANXICÔ XAVIÊ
LÊ VĂN CHƯƠNG
Sinh ngày 09 tháng 09 năm 1939

Cư ngụ tại : 12B Cư Xá Ngân Hàng
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Khu 3 – Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 12g30 ngày Thứ Năm 23.12.2010
(Nhằm ngày 20 tháng 10 năm Canh Dần)

Hưởng thọ 72 tuổi


CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Sáu 24.12. 2010

  • 08g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
  • 08g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại tư gia.
Thứ Bảy 25.12.2010
  • 10g45 : Nghi Thức Động Quan
  • 11g00 : Di quan đi hoả táng tại Thuận An, Bình Dương.
Thuận Phát, ngày 23 tháng 12 năm 2010
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
Ban Điều Hành GK 3
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

LẼ SỐNG 24.12

24 Tháng Mười Hai
Cặp Kính Lão

Tại một viện dưỡng lão nọ, ai ai cũng cảm thấy vui, vì ngày Giáng Sinh sắp đến. Lễ Giáng Sinh không những là lễ của nhận quà, mà còn là của tặng quà nữa. Cho nên, dù không dư dả, các lão ông lão bà cũng cặm cụi suốt ngày để chuẩn bị một món quà gửi tặng cho thân nhân, người quen.

Duy chỉ có một bà lão xem chừng như dửng dưng trước những rộn rịp xung quanh. Bà ngồi trong một góc nhà, gặm nhấm từng nỗi cô đơn của mình. Bà không còn một người thân nào trên trần gian này. Kỳ thực, bà còn một người con trai, nhưng người con ấy kể như đã chết với bà. Từ lâu, anh đã bị giam trong một trại khổ sai chung thân.

Dù vậy, đối với trái tim của một người mẹ, một đứa con, cho dù có đốn mạt đến đâu, vẫn là một người con. Cũng như những lão ông lão bà khác, người đàn bà đáng thương cũng đã có ý nghĩ gửi một món quà cho đứa con bạc phước của mình. Nhưng bà không có một đồng xu dính túi. Tất cả tài sản của bà chỉ là cặp kính lão còn đeo trên mắt... Người đàn bà ước ao được gửi cho người con của mình một gói thuốc lá. Một gói thuốc không là bao, nhưng gói trọn tình thương mà bà vẫn dành cho anh.

Bà đi trao đổi với các cụ già, nhưng không ai có gì để trao tặng bà. Cuối cùng, có một ông lão còn một gói thuốc lá, loại thuốc mà có lẽ con trai bà ưa thích. Nhưng trong viện dưỡng lão này, dường như ai cũng sống theo nguyên tắc "có qua có lại". Lão ông chỉ trao cho bà gói thuốc với điều kiện bà cũng trao tặng cho ông một món quà nào đó.

Người đàn bà đành lấy cặp kính khỏi đôi mắt và trao cho ông lão. Gương mặt người đàn ông sáng rỡ lên vì ông đã có thể đọc được tỏ tường. Cuộc trao đổi chấm dứt. Người đàn bà gói bao thuốc lá lại thành một món quà Giáng Sinh quý giá để gửi tặng cho con.

Trở lại góc phòng của mình, người đàn bà làm một cử chỉ máy móc: bà đưa tay lên mắt để để sửa lại cặp kính lão. Nhưng cặp kính không còn nữa. Dù vậy, người đàn bà cảm thấy vui hơn bao giờ hết: bởi vì người con trai của bà nơi trại khổ sai sẽ vui vì nhận được quà Giáng Sinh, bởi vì lão ông trong viện dưỡng lão sẽ đọc được báo trong những ngày Giáng Sinh.

Quà tặng chỉ có ý nghĩa khi nó là biểu tượng của người tặng. Người tặng quà không chỉ gửi đi một cánh thiệp, một cái áo, một chiếc bánh, một món đồ chơi, mà gói ghém tất cả tình cảm, sự biết ơn, lòng ngưỡng mộ, tâm tình thương mến của mình. Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao tặng chính bản thân mình.

Do đó, sự trao tặng nào cũng là một mất mát: mất mát một chút tiền của, mất mát một ít thì giờ. Sự mất mát càng lớn, thì quà tặng càng có giá trị. Bà cụ trong viện dưỡng lão trên đây quả thực đã mất mát nhiều: bà đã mất đi một phần ánh sáng của mình. Nhưng bù lại, niềm vui của người con và niềm vui của người đồng viện của bà sẽ lớn hơn. Mất đi một chút ánh sáng để cho người khác được thấy, chấp nhận một chút đau khổ để cho người khác được vui, thua thiệt một phần để cho người khác được cười: đó là tất cả ý nghĩa của sự tặng quà đích thực.

Nhưng đó cũng là niềm vui đích thực, bởi vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Mục đích của quà tặng là làm cho người khác được vui. Do đó, niềm vui của người khác phải là quà tặng đích thực mang lại niềm vui cho ta.

Ðó chính là nghịch lý của Kitô Giáo chúng ta. Càng trao ban, càng mất mát, chúng ta càng được nhận lãnh.

Chúng ta sẽ khám phá được nghịch lý ấy trong những ngày mừng lễ Giáng Sinh. Niềm vui của Thiên Chúa, Vinh Danh của Ngài, quà tặng cao cả nhất mà Ngài đã trao tặng cho chúng ta: đó là Người Con Một của Ngài. Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài.

Chúng ta đón nhận qùa tặng của Thiên Chúa với tất cả cảm mến tri ân. Nhưng mùa Giáng Sinh không chỉ là mùa của nhận quà, mà còn là mùa của tặng quà nữa. Chúng ta hãy dâng tặng Thiên Chúa tất cả con người của chúng ta.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

TỔNG DỢT VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHO NGÀY ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2010






* 19 giờ ngày 23-12-2010 Tại Nhà Thờ Thuận Phát không khí thật sự căng thẳng. Những phần việc cuối cùng để chuẩn bị cho Đại Lễ Giáng Sinh 2010 được các đoàn thể rốt ráo tiến hành hoàn tất. Tại phòng khách giáo xứ Cha Chánh xứ tham dự buổi họp triển khai công tác bảo vệ trật tự cho đêm 24-12-2010 do ông Phó Chủ Tịch đối ngoại Trần văn Nam và ông UVTT Phạm văn Cư chủ trì. Tại hội trường nhà giáo lý các đội múa của TNTT tập, nhóm Huynh Trưởng trang trí hoàn thiện Hang Đá trước văn phòng GX, trong phòng áo, trên Cung Thánh các diễn viên hóa trang thuộc giới trẻ, tổng diễn tập, các nhóm treo thêm đèn trang trí, tăng cường ánh sáng Cung Thánh, ca đoàn tập hát......mọi người làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao độ. Ai ai cũng mong muốn hoàn thành tốt công việc được giao, nhằm góp phần nhỏ bé giúp cho cộng đoàn giáo xứ Thuận Phát đón mừng Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh thật ý nghĩa. Với tâm tình VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI - BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM.

HÌNH BAN TRẬT TỰ HỌP

MỜI XEM THÊM HÌNH


Hữu Toàn

CHÍNH QUYỀN P.TÂN KIỂNG, TÂN THUẬN TÂY VÀ QUẬN 7 CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2010

Đoàn Phường Tân Kiểng và Cha Chánh xứ, HĐMV Giáo xứ Thuận Phát

Đoàn UBND Quận 7 và Cha Chánh Xứ, HĐMV Giáo xứ Thuận Phát


Đoàn Phường Tân Thuận Tây và Cha Chánh xứ Thuận Phát

* 9 giờ ngày 23-12-2010 chính quyền Phường Tân Kiểng do ông Bí thư Đảng ủy dẫn đầu đã đến Nhà Thờ Thuận Phát thăm và chúc mừng nhân dịp Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 2010. Cha Chánh Xứ và ban thường vụ HĐMVGX đã tiếp đón đoàn trong bầu không khí vui tươi. Cha Chánh xứ cám ơn đoàn P.Tân Kiểng đã viếng thăm và chúc các vị trong đoàn và gia đình một mùa Giáng Sinh an lành, sang năm mới được nhiều sức khỏe và thành công trong công việc.

Ông Bí thư Phường đại diện đoàn tặng quà mừng Giáng Sinh cho Giáo Xứ

9 giờ 45 tiển đoàn ra về sau khi chụp hình lưu niệm.

* 16 giờ 20 ngày 23-12-2010 UBND Quận 7 đã đến Giáo Xứ Thuận Phát để chúc mừng Giáo xứ dịp Lễ Giáng Sinh 2010. Dẫn đầu đoàn UBND Quận 7 là Bà phó bí thư Đảng ủy và đại diện các ban ngành trong quận. Thường vụ HĐMVGX và Cha Chánh xứ tiếp đoàn. Hai bên thăm hỏi nhau về công tác chuẩn bị cho Đại Lễ Giáng Sinh và cám ơn những đóng góp tích cực của Giáo xứ cũng như chính quyền nhằm đem lại niềm vui cũng như hạnh phúc cho mọi người trong địa bàn quận.

Cha Chánh xứ cám ơn đại vị diện Quận 7 đã tặng hoa và quà mừng Giáng Sinh cho Giáo Xứ.

16 giờ 40 đoàn ra về sau khi chụp hình lưu niệm với đại diện Giáo xứ.

* 16 giờ 50 Phường Tân Thuận Tây đã cữ đại diện đến Giáo xứ Thuận Phát thăm và chúc mừng Giáng Sinh. Đoàn Phường Tân Thuận Tây đã tặng quà mừng Giáng Sinh cho Giáo xứ.

Cha Chánh xứ cám ơn Phường Tân Thuận Tây đã nhiệt tình giúp đỡ giáo xứ giữ xe trong các dịp Lễ lớn, giúp cho giáo dân an tâm tham dự Thánh Lễ cũng như góp phần giữ gìn an ninh trật tự, là những công tác quan trọng trong các ngày Giáo xứ tổ chức các Lễ lớn trong năm.

Đại diện Phường Tân Thuận Tây cũng đã tặng quà mừng Giáng Sinh cho Giáo xứ.

17 giờ 10 đoàn chụp hình lưu niệm vói đại diện Giáo xứ và ra về.

Mời xem hình:

PHƯỜNG TÂN KIỂNG CHÚC MỪNG GS 2010

QUẬN 7 CHÚC MỪNG GS 2010

PHƯỜNG TÂN THUẬN TÂY CHÚC MỪNG GS 2010


Hữu Toàn.

LẼ SỐNG 23.12

23 Tháng Mười Hai
Một Căn Nhà Trật Tự

Giá trị của một ngôi nhà chính là được con người cư ngụ. Một mái nhà tranh nhưng đầy ắp tiếng cười tiếng khóc của trẻ thơ vẫn đầm ấm hơn một dinh thự bỏ trống. Chúng ta có thể xác quyết rằng sự sinh sống, sự hiện diện, sự cư ngụ của con người trong căn nhà đã giữ gìn và bảo trì nó khỏi hư nát. Nhưng một khi con người bỏ đi, căn nhà sẽ trở nên tồi tàn. Sức mạnh, vẻ đẹp, sự linh động, sự tồn tại của ngôi nhà chính là được cư ngụ.

Cũng giống như thế, đời sống của chúng ta phải là một ngôi nhà được cư trú, được chiếm ngự. Nhưng cư trú ở đây không có nghĩa là chất chứa những vật dụng lỉnh kỉnh. Sự đầm ấm của một ngôi nhà còn tùy thuộc ở sự sắp xếp, sự bài trí. Ngôi nhà càng lộn xộn, càng dơ bẩn, thì càng chật chội, càng nóng nực.

Ðời sống của chúng ta có thể là một căn nhà đầy ắp, nhưng lại thiếu trật tự, thiếu ngăn nắp, thiếu sự hiện hữu linh động và những điều kiện tinh thần để bảo trì căn nhà đời sống của chúng ta.

Ngôi nhà của chúng ta có thể là một cao ốc với không biết bao những tầng lầu của lo lắng, đau buồn, bận bịu và sợ hãi. Chúng ta chất chứa cho cuộc sống chúng ta đầy ắp, nhưng những chất chứa ấy chỉ làm cho ngôi nhà của chúng ta ra buồn thảm, nhơ bẩn.

Giáng Sinh sắp đến. Có lẽ gia đình nào cũng muốn cố gắng trưng bày một máng cỏ, một hang đá trên bàn thờ, trong một phòng khách. Căn nhà của chúng ta như sáng hẳn lên, như vui hẳn lên, vì sự hiện diện của Hài Nhi Giêsu.

Trong niềm rạo rực của những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy mở rộng căn nhà cuộc đời của chúng ta để cho Chúa đến chiếm ngự. Ðã hai ngàn năm qua, Ngài đã đi tìm một chỗ trú ngụ. Ngài đến gõ cửa từng tâm hồn con người. Có còn một chỗ trống nào trong căn nhà của chúng ta không hay tất cả đều được chiếm ngự bởi không biết bao thứ lỉnh kỉnh khác như đam mê, ích kỷ, hận thù, ganh ghét và bao tâm tình bất chính khác. Hãy để cho Ngài chiếm trọn căn nhà cuộc đời chúng ta và chúng ta sẽ nghe được khúc nhạc du dương của các Thiên Thần: "Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm".

Bình an sẽ tràn ngập căn nhà của chúng ta, niềm vui sẽ tỏa lan trong căn nhà của chúng ta, ánh sáng sẽ chan hòa căn nhà của chúng ta nếu chúng ta để cho Ngài chiếm trọn.

Hôm nay đây, trong giờ phút này đây, Ngài cũng đang nói với chúng ta như đã từng nói với Gia-kêu: "Hôm nay đây, Ta sẽ đến và cư ngụ trong nhà ngươi".

Cách đây 10 năm, giữa quảng trường thánh Phêrô, một con người đến từ một thế giới chỉ có đe dọa, sợ hãi đã hô lớn: "Ðừng sợ, hãy mở rộng cửa cho Ðức Kitô". Hãy mở rộng cửa cho Ðức Kitô, chúng ta sẽ được niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn.

Ưu buồn, lo lắng vì không biết bao nhiêu khó khăn và thử thách trong cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng và vui lên vì sự cư ngụ của Chúa Giêsu chính là sức mạnh, chính là niềm tin của chúng ta.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 22.12

22 Tháng Mười Hai
Mùa Của Gửi Thiệp Tặng Quà

Người Anh thường nói: "Một quà tặng không có người tặng là một quà tặng trống rỗng trơ trụi". Giá trị của một quà tặng do đó, không tùy thuộc nhiều ở giá trị vật chất của nó, mà do chính tâm tình của người tặng quà.

Ngày nay, cũng giống như ở bất cứ thời đại nào, cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo quốc gia thường đi kèm với nghi thức trao tặng quà cho nhau. Trong một cuộc họp thượng đỉnh ở ngoài khơi đảo quốc Malta cuối năm 1989, tổng thống Bush của Hoa Kỳ đã tặng cho chủ tịch Gorbachov của Liên Xô một viên gạch lấy từ bức tường ô nhục Bá Linh. Dù chỉ là một viên gạch, nhưng đây lại là một món quà vô giá, bởi vì tổng thống Bush đã muốn gói ghém trong đó tất cả thiện chí và ước muốn xây dựng hòa bình của ông, của nhân dân Hoa Kỳ, cũng như của tất cả những ai yêu chuộng hòa bình.

Trước đó vài ngày, chủ tịch Gorbachov cũng đã trao tặng và nhận quà trong cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha. Nhà lãnh đạo của Liên Xô đã tặng cho Ðức Thánh Cha một tập thánh vịnh in vào thế kỷ thứ 13 và 14, qua đó ông muốn khẳng định rằng những giá trị đạo đức và luân lý do tôn giáo đề ra là những nhân tố cần thiết cho việc xây dựng xã hội.

Ðáp lại, Ðức Thánh Cha đã tặng cho nhà lãnh đạo Liên Xô một quyển Tân Ước có ghi hàng chữ: "Ta là Ðường, là Sự Thật, và là Sự Sống".

Ðó là tất cả những gì mà Ðức Gioan Phaolô II và qua ngài, toàn thể Giáo Hội có thể trao tặng cho một xã hội đã từ lâu muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống.

Riêng với bà Raissa, phu nhân của chủ tịch Gorbachov, Ðức Thánh Cha đã tặng một cỗ tràng hạt. Lòng yêu mến đối với Nữ Vương của hòa bình: đó là món quà cao quý nhất mà một vị Giáo Hoàng đã có thể tặng cho tất cả những ai đang mưu tìm hòa bình cho nhân loại.

Mùa Vọng là mùa của gửi thiệp và tặng quà Giáng Sinh.

Chúng ta gửi thiệp chúc mừng đến những người thân thương quen thuộc đã đành, chúng ta cũng gửi đi những cánh thiệp xã giao đến những người chỉ một lần gặp gỡ, quen biết... Có một cánh thiệp nào, một quà tặng nào cho những người không quen biết, cho những người đầu ngõ cuối xóm mà chúng ta không hề muốn đưa mắt nhìn đến, cho những người hành khất bên vệ đường, cho những kẻ không nhà không cửa, cho những ai đang rét run vì giá lạnh, vì cô đơn không?

Hãy nhiệt tình chào hỏi những người mà chúng ta ghét cay ghét đắng. Hãy làm hòa với những ai chúng ta vừa gây gổ. Hãy dọn một bữa ăn cho những người hành khất quen thuộc. Hãy thăm viếng một người bệnh đang chờ một lời an ủi, đỡ nâng. Hãy san sẻ đôi chút với những người hàng xóm đang túng thiếu hơn ta.

Ðó là những cánh thiệp, những món quà Giáng Sinh có giá trị nhất mà chúng có thể gửi ngay đi trong Mùa Vọng này, bởi vì đó là phần cao đẹp nhất của chúng ta.


Trích sách Lẽ Sống

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 21.12

21 Tháng Mười Hai
Rạn Nứt Trong Tâm Hồn

Một ông vua giàu có nọ rất keo kiệt và hà khắc đối với thần dân. Thành ra, tất cả mọi người đều oán ghét ông.

Một hôm ông ra lệnh cho quan tể tướng tiến hành việc thu thuế hằng năm. Nhưng quan tể tướng cho biết: "Năm nay mùa màng hư hại, dân chúng đang chết đói, họ không thể nào nộp thuế được".

Nhưng nhà vua vẫn một mực cho tiến hành việc thu thuế và yêu cầu quan tể tướng dùng tất cả tiền thuế để sửa sang cung điện và nội thành. Quan tể tướng đi một vòng xung quanh cung điện, nơi nào cũng có sự rạn nứt, nhưng sự rạn nứt sâu xa hơn vẫn là sự bất mãn và ta thán của người dân.

Thế là, năm đó, thay vì tiến hành lệnh của vua, quan tể tướng đã cho người đi khắp nơi và loan báo như sau: "Năm nay, nhà vua miễn thuế cho tất cả mọi người". Nghe thế, ai cũng vui mừng vỡ lở. Khắp nơi, tuy đói kém, ai ai cũng làm tiệc ăn mừng.

Trở lại triều đình, quan tể tướng thông cáo với nhà vua rằng với số tiền thu thuế được, ông đã cho làm những tu sửa cần thiết nhất.

Ngày hôm sau, quan tể tướng mời nhà vua và đoàn tùy tùng đi tham quan một vòng xung quanh những nơi mà ông báo cáo đã được tu sửa. Vừa ra khỏi cung điện, nhà vua đã được dân chúng tung hô vạn tuế không dứt lời. Nhìn đám đông vui mừng phở lở, nhà vua mới quay sang quan tể tướng để hỏi lý do của ngày hội này. Quan tể tướng mới giải thích như sau: "Tâu bệ hạ, ngày lễ hôm nay được tổ chức là để đánh dấu những tu sửa quan trọng trong cung điện. Trước khi tiến hành việc thu thuế, hạ thần đã đi tham quan một vòng, hạ thần nhận thấy rằng những rạn nứt đáng kể nhất không phải là những rạn nứt trên tường thành của cung điện mà chính là trong lòng người dân. Người dân không thể vui mừng được vì từ bao lâu nay, họ không còn thấy được lòng tốt nữa. Ðó là lý do đã khiến hạ thần tuyên bố miễn thuế cho họ trong năm nay".

Nghe thế, nhà vua mới sực tỉnh lại và nhận ra thái độ keo kiệt hà khắc của ông. Ông nhìn xuống đám đông dân chúng đang hân hoan vẫy chào, lòng ông cảm thấy xúc động. Lần đầu tiên, người ta thấy nụ cười của vui tươi và yêu thương nở trên môi ông.

Chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với hai chữ đổi mới. Năm kia qua tháng nọ, lúc nào người ta cũng hô hào "đổi mới", nhưng đâu vẫn vào đó: đói khổ vẫn còn đó, dốt nát vẫn còn đó, lạc hậu vẫn còn đó, tù đày khốn khổ vẫn còn đó... Ðiều đó xem ra cũng dễ hiểu, người ta chỉ vá víu để hàn gắn những rạn nứt bên ngoài, còn rạn nứt thâm sâu nhất là rạn nứt trong tâm hồn mình, thì người ta không bao giờ nghĩ tới.

"Ðổi mới" là trọng tâm của sứ điệp Kitô Giáo chúng ta. Khai mở sứ vị công khai của Ngài, Chúa Giêsu đã kêu gọi: "Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng". Sự hoán cải mà Chúa Giêsu đề ra là hoán cải tâm hồn, hoán cải con tim, hoán cải tư duy, hoán cải cái nhìn.

Sự hoán cải ấy không phải là công việc của một ngày, một tháng, một năm, mà là công trình của cả một cuộc đời. Bao lâu còn mang lấy danh hiệu Kitô, thì bấy lâu người tín hữu vẫn còn được mời gọi để hoán cải.

Sự hoán cải ấy cũng không chỉ là cố gắng riêng tư của người tín hữu mà là tác động của chính Chúa. Chính Ngài mới có thể tác tạo cho con người một trái tim mới, một quả tim biết yêu thương. Sự đổi mới mà người tín hữu Kitô không ngừng đeo đuổi trong cả cuộc sống của mình chính là cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa những cố gắng riêng tư của mình và sự tác tạo của Chúa.


Trích sách Lẽ Sống

BAN AN NINH TÔN GIÁO Q7 CHÚC MỪNG GIÁNG SINH GIÁO XỨ THUẬN PHÁT




Chiều ngày 21-12-2010 lúc 14 giờ 15 Ban An Ninh Tôn Giáo quận 7 do ông Phó Trưởng Công An quận 7 làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Giáng Sinh 2010 Giáo Xứ Thuận Phát.

Tiếp đón Ban ANTG Q7 về phía Giáo Xứ Thuận Phát có Cha Chánh Xứ GIO-A-KIM, ông CT HĐMVGX, ông P.CT HĐMVGX ( Đối ngoại ) và UVTT Giáo Xứ Thuận Phát.

Hai bên đã trò chuyện thân mật, thăm hỏi sức khỏe của nhau trong không khí thân mật, vui vẻ.

Ban ANTG quận 7 đã tặng quà lưu niệm và chúc Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và cộng đoàn dân Chúa Giáo Xứ Thuận Phát một Mùa Giáng Sinh vui vẻ.

Cha Chánh Xứ ngỏ lời cám ơn Ban ANTG quận7 trong những năm qua khi Cha chưa về nhận nhiệm vụ tại Giáo Xứ, đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ chính quyền nhất là trong các dịp Lễ lớn, an ninh trật tự được bảo đảm tuyệt đối giúp cho Giáo Xứ tổ chức các Thánh Lễ được tốt đẹp.

Cha Chánh Xứ chúc các vị trong đoàn được nhiều sức khỏe, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

14 giờ 45 cùng ngày kết thúc cuộc viếng thăm.

XEM HÌNH.


Hữu Toàn.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

LẼ SỐNG 20.12

20 Tháng Mười Hai
Không Nhà Không Cửa

Hiện nay trên thế giới có khoảng một trăm triệu người không có nhà để ở. Riêng tại Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 20 triệu trẻ em đang ngủ đầu đường xó chợ. Nhìn chung, có một tỷ người trên thế giới không có được một nơi ở tươm tất.

Trên đây là kết quả của một cuộc điều tra dựa trên những con số do các Hội Ðồng Giám Mục và các Giáo Hội Công Giáo địa phương cung cấp. Cuộc điều tra này do Ủy ban công lý và hòa bình của Tòa Thánh thực hiện và ấn hành thành lập một tập tài liệu vào dịp cuối năm quốc tế những người không nhà không cửa do Liên Hiệp Quốc khởi xướng năm 1988 vừa qua.

Theo tập tài liệu này thì vấn đề nhà ở chắc chắn là một trong những vấn đề trầm trọng nhất của thế giới ngày nay. Tài liệu cho thấy những kẻ không nhà là những người nghèo nhất trong số những người nghèo và tố cáo những người chủ nhà chỉ vì tính toán thủ lợi mà thà bỏ trống những căn nhà hơn là hạ giá để nâng đỡ những kẻ không nhà.

Chúa Giêsu đã chào đời như một con người không nhà không cửa.

Ngài đến là để cho con người được sống và sống một cách sung mãn. Tiếng kêu khóc chào đời của Ngài giữa khung cảnh cùng cực của hang lừa máng cỏ, là tiếng kêu than của hàng triệu triệu trẻ em đang bị tước đoạt quyền sống, đang bị từ chối những điều kiện cơ bản nhất để được sống như con người.

Máng cỏ mà chúng ta đang chuẩn bị ở nhà thờ hay trong gia đình phải là một nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện và tiếng van xin của không biết bao nhiêu người không nhà, không cửa xung quanh chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta đang nhìn thấy tận, mắt thế nào là cảnh lang thang đầu đường xó chợ.

Chúng ta chuẩn bị một chỗ trú ngụ cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta có nghĩ đến những người cùng khổ xung quanh chúng ta không?

Chúng ta có biết rằng khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của người anh em chúng ta là chính lúc chúng ta khước từ Chúa Giêsu không?

Chúng ta có biết rằng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu cũng là ngày Giáng Sinh của những con người cùng khổ nhất không?

Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ không bao giờ đến trong máng cỏ hào nhoáng của chúng ta, nếu chúng ta xua đuổi những người khốn khổ xung quanh chúng ta.


Trích sách Lẽ Sống

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

NHẠC GIÁNG SINH

HANG BÊ-LEM

THÁNH LỄ GIA NHẬP KYTÔ GIÁO - LỚP GIÁO LÝ DỰ TÒNG K.19 GX THUẬN PHÁT








Chiều thứ bảy 11-12-2010 vào lúc 17 giờ 30, Giáo xứ Thuận Phát đã tổ chức Thánh Lễ Gia Nhập Kytô Giáo cho 44 anh chị em Dự Tòng, 7 anh chị em Lãnh Nhận Bí Tích Thêm Sức đã hoàn tất khóa học 19 do Cha Chánh xứ chủ tế.

Cuối Lễ đại diện học viên đã thay mặt 51 anh chị em khóa 19 nói lên lời cám ơn Cha Chánh Xứ đã trao ban các Phép Bí Tích cho toàn thể học viên và nói lên tấm lòng biết ơn đối với các Thầy, Cô Giáo Lý Viên, các vị tình nguyện viên giúp cho khóa học được hoàn thành tốt đẹp, để từ đó anh chị em học viên khóa 19 mới có được ngày vui trọng đại hôm nay.

Mời xem thêm HÌNH THÁNH LỄ.


Hữu Toàn.

TĨNH TÂM MÙA VỌNG 2010




Mùa Vọng 2010 - Được sự quan tâm của Cha Chánh Xứ về việc giúp cộng đoàn dọn mình xứng đáng đón mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh 2010. Cha Chánh Xứ đã mời Cha Gioan Baotixita Nguyễn Quang Tuyến, Giáo sư Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn đến giảng phòng trong 3 ngày 9,10 và 11/12/2010.

Kết thúc 3 ngày tĩnh tâm Ông Chủ Tịch HĐMVGX đại diện giáo xứ ngỏ lời cám ơn chân thành đến Cha giảng phòng đã hy sinh thời gian, công sức giúp cộng đoàn có được thời gian lắng đọng tâm hồn để xét mình, quy hướng về Thiên Chúa nhằm chuẩn bị tâm hồn thanh sạch, xứng đáng đón nhận Thiên Chúa Xuống Thế Cứu Chuộc Nhân Loại.

Đại diện Giới trẻ đã tặng hoa và quà tri ân Cha giảng phòng.

Mời xem HÌNH GIÁO XỨ TĨNH TÂM.


Hữu Toàn.

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM A

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật IV mùa Vọng năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.

Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.

Hữu Toàn.

ĐỨC HỒNG Y IVANS DIAS ĐẶC SỨ CỦA ĐTC TẠI VIỆT NAM

Hôm 18-12-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, làm đặc sứ của ngài đến chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm Thánh tại Việt Nam.

Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ được bế mạc tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang từ ngày 4 đến 6-1-2011 sắp tới. Năm Thánh đã được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội ngày 24-11 năm 2009, và có cao điểm là Đại hội Dân Chúa ở Sàigòn hồi trung tuần tháng 11 vừa qua.

ĐHY Ivan Dias người Ấn độ năm nay 75 tuổi (1936), đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ghana, Benin, Togo, Đại Hàn, Albani, TGM giáo phận Mumbai Ấn độ, và từ gần 5 năm nay làm Tổng trưởng Bộ truyền giáo (SD 18-12-2010)

Trần Đức Anh OP
(nguồn : Vietcatholic.net)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG A (Mt 1, 18-24)


CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA

Cửa Trời rộng mở thênh thang,
Chọn người công chính vào hàng con ngoan.
Cho đời đón nhận liên hoan,
Sống trong Lời Chúa lo toan ngày về.

Loài người phản bội lắm tề,
Chạy theo lạc thú hôn mê mất hồn.
Trên cao, Thiên Chúa thấm buồn,
Chương trình cứu chuộc mưa nguồn khai thông.

Giuse, Đức Mẹ, hai người công chính được Thiên Chúa chọn vào chương trình cứu độ chúng sanh.

Phản bội tình yêu Thiên Chúa, Adam, Eva đã đưa nhân loại sống trong cô đơn tuyệt vọng, chạy theo bóng quế hồn ma, sống trong dục vọng say mê bụi đời, quên mất đường về nhà Cha.

Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu,
Loài người được Chúa nâng niu tuyệt vời.
Giêsu, Con Đức Chúa Trời,
Cứu nhân độ thế, Ngôi Lời giáng sinh.

Cô đơn là nổi bất hạnh lớn nhất, không lời đáp trả, đi đến chổ tuyệt vọng…

Emmanuen, Đấng ở cùng chúng ta, đưa chúng ta ra khỏi niềm cô đơn tuyệt vọng ấy.Ngôi Lời đến trần gian, để chia sẻ với chúng ta thân phận làm người. Giáng sinh là một ngày vui mừng và đầy ý nghĩa cho những ai đặt niềm tin vào Chúa Giêsu.

Loài người biết nhớ, biết thương,
Cao hơn loài thú, tơ vương tình người.
Trao nhau ban tặng nụ cười,
Nhìn lên trời thẳm van lời xin ơn.

Ngôi Lời đi vào tình sử loài người, có Cha nuôi, có Mẹ như người trần gian.

Thời Cựu ước : Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử thách Chúa".

Và Isaia nói: "Vậy hãy nghe đây, hỡi nhà Đavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế, chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuen, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".
(Is7:10-14)

Giu-se Đức Mẹ tuyệt vời,
Hai người công chính nên lời ngợi ca,
Tình yêu Thiên Chúa bao la,
Ngôi nhà tình ái cho ta ngắm nhìn.

Nếu không yêu Chúa Kitô một cách chân thành, chúng ta không thể làm môn đệ đích thực của Ngài được.

Nguồn gốc Chúa Giêsu vào đời

"Chúa Giêsu sinh ra bởi Đức Maria, đính hôn với Thánh Giuse con vua Đavít".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà, là người công chính, không muốn tố cáo bà, định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo.

Nhưng đang khi định tâm như vậy thì thiên thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần: bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội".

Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta".

Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời thiên thần Chúa truyền: ông tiếp nhận bạn mình nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi Maria sinh con trai đầu lòng, thì Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu. (Mt 1:18-24).
Suy niệm đoạn Phúc âm cho tôi cảm thấy thương thánh Giuse nhiều, âm thầm lặng lẽ không lời chua cay. Giuse con người công chính, không tố cáo vợ mình, nổi đau cam chịu một mình, đêm về thinh lặng dâng lên Cha hiền, bằng lòng lắng nghe Lời Chúa dạy, êm đềm thực thi. Cho tôi bài học canh tân cuộc đời, im lặng nguyện cầu đón lấy ơn khôn ngoan để giải quyết mọi khó khăn trong cuộc đời. Im lặng là vàng…

Giu-se nhánh Huệ Nước Trời,
Trinh tuyền thánh thiện nên lời ca khen.
Tâm thành yêu Chúa vững bền,
Cuộc đời phó thác con hiền Cha thương.
Giu-se quả thật khiêm nhường,
Âm thầm phục vụ nên hương cho đời.
Hiệp cùng Đức Mẹ dâng lời,
Cùng Con Chí Thánh vào đời cứu dân.

Đời ta là một suối hồng ân, được tình yêu Chúa ở cùng sớm hôm, ngày ngày làm việc chuyên chăm, đêm về thanh vắng ta dâng lời cầu, nhiệm mầu tình Chúa dắt dìu, qua thời tạm gởi về nhà Cha chung.

“Thú vị ta được tạ ơn Chúa,
được hát mừng danh Ngài, lạy Đấng tối cao,
được tuyên xưng tình thương Ngài giữa buổi sớm,
và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya”.
(Tv 89:12)

Là người Kitô hữu trưởng thành, chúng ta phải thấu hiểu Lời Chúa, tìm giờ lắng đọng tâm hồn, lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần dạy bảo. Trưởng thành rồi, con người phải tận dụng các khả năng Thiên Chúa đã ban sẵn để tự giải quyết những vấn đề do chính mình tạo nên, trong niềm vui , nỗi buồn, thành công hay thất bại, đau khổ hay lắng lo, luôn có Chúa cùng đồng hành, thật là một vinh dự tuyệt vời.

Cúi đầu lạy Chúa muôn vàn,
Từ nay con quyết vào hàng con ngoan.
Ngày ngày bổn phận chu toàn,
Nhìn lên trời thẳm huy hoàng, hoan ca.

Tình Cha bát ngát bao la,
Con thời cát bụi, thế mà Cha yêu.
Làm người được Chúa nâng niu,
Lòng con vui sống mỹ miều bên Cha.

Đoạn Phúc Âm nầy suy gẫm, gẫm suy để mà nhận định cuộc sống làm con Chúa Trời.
Tất cả sự kiện này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng Tiên tri phán xưa rằng: "Này đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". (Mt 1: 23)

Chúa ở cùng con, ngày qua tháng về, im lặng chờ mong, chờ con qụy ngã rồi thì đỡ nâng, thế mà con đã vô tâm, để Chúa cô đơn không thăm, không hỏi, không buồn nhớ thương, chạy theo phù phiếm xa hoa, cuộc vui trần thế mãi mê đêm ngày. Ăn ăn, nói nói, cười cười, chuyện tình rắc rối, ngày đời đeo mang…

Chúa ở trong lòng con, con không thưa chuyện với Chúa, ai sẽ thay con, thưa chuyện với Ngài.

Thấm buồn cho tháng ngày qua, ăn năn hối hận con xin quay về, luôn năng nhớ Chúa thường xuyên mỗi ngày. Chúa đâu muốn nói nhiều lời, Chúa đâu bắt bẻ lời ta dại khờ, chỉ thưa với Chúa một lời: “Lạy Chúa con yêu Chúa, khi buồn xin Chúa nâng đở con, khi vui, tạ ơn Chúa, xin bình an Chúa ở cùng con…” Có đạo nào ban phát ơn thiêng nhiệm mầu, như Đạo Kitô Giáo của chúng ta… Chúa trong lòng ta, lo lắng gì hồn tôi ơi!

Người Kitô hữu tuyệt vời,
Niềm tin đưa bước nên lời ủi an.
Giê-su tại thế ân ban,
Ngài là gạch nối trung gian tình Trời.

Gẫm suy cuộc sống nổi trôi,
Ngày ngày, tháng tháng qua rồi đi luôn.
Không thương, không tiếc, không buồn,
Làm người phải biết về nguồn ở đâu.?

Sống đạo giữa đời với bao tình huống phủ đầy gió sương, gian bao vất vả lo toan, biết bao cạm bẩy trên đường ta đi, nhưng ta vẫn mãi vấn vương tình Chúa đêm ngày, thế mới hay! Luôn thân thưa với Chúa: “Lạy Chúa con thương Chúa nhiều.”

Hân hoan cảm tạ dâng lời,
Làm người Tín hữu liền cành cây Yêu.
Đời ta quả thật mỹ miều,
Thân thưa với Chúa mọi điều ước mơ.

Cuộc đời rối rắm như tơ,
Con luôn vững bước mong chờ tình Cha.
Tình yêu Thiên Chúa bao la,
Từ đây con quyết hoan ca tình Ngài.

NAM GIAO
(nguồn : thanhlinh.net)