Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 41-51)



SỐNG ĐỜI ĐỜI
Sưu tầm
Bài Tin Mừng tiếp tục kể lại bài giảng về bánh hằng sống của Chúa Giêsu. Qua bài giảng này Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập. Chúng ta hãy ôn lại ít điều giáo lý về việc rước Chúa, tức là việc rước lễ, đem lại cho chúng ta rất nhiều ơn ích lớn lao, có thể tóm tắt trong bốn điều:

Thứ nhất, rước Chúa chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa. Khi chúng ta lãnh các bí tích Thêm sức, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức thánh và Hôn phối, chúng ta cũng được tăng thêm ơn thánh hóa. Nhưng khi lãnh bí tích Thánh Thể chúng ta được tăng thêm ơn thánh hóa nhiều nhất, vì không phải chúng ta chỉ lãnh thêm ơn thánh mà là lãnh nhận chính Đấng ban ơn thánh, là chính nguồn mạch ơn phúc.

Thứ hai, rước Chúa làm chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và với các anh chị em tín hữu khác. Cũng như khi chúng ta ăn bất cứ thứ gì, thì của ăn đó được biến hóa và trở nên thịt máu vào chính con người chúng ta. Vậy khi ăn thịt Chúa, thì thịt Chúa sẽ trở nên thịt máu chúng ta. Chúng ta sẽ sống trong Chúa và Chúa sẽ sống trong chúng ta, như Chúa đã phán: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”. Khi đó chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Không những chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu mà chúng ta còn hiệp nhất với anh chị em tín hữu trong cả hoàn cầu nữa. Bởi vì chúng ta cùng chia sẻ một lương thực là cùng chia sẻ một sự sống, nên chúng ta hiệp thông và hiệp nhất với nhau, như thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta ăn mình Chúa nên tất cả chúng ta đều là một”. Do đó, đã hiệp nhất với Chúa Giêsu thì cũng hiệp nhất với nhau.

Thứ ba, rước Chúa chúng ta được tha các tội nhẹ và bảo vệ chúng ta khỏi tội trọng. Hằng ngày chúng ta phạm nhiều tội nhẹ trong tư tưởng, ước muốn, lời nói, việc làm. Những tội này không những không ngăn trở chúng ta rước lễ, mà chính việc rước lễ sẽ tha các tội nhẹ cho chúng ta. Còn khi có tội trọng thì không được rước lễ. Nhưng chính việc rước lễ sẽ giúp chúng ta, sẽ gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng, như Công Đồng Tridentinô đã nói: Việc rước Chúa là một liều thuốc gìn giữ chúng ta khỏi sa ngã phạm tội trọng”.

Thứ tư, rước Chúa ban cho chúng ta sự sống đời đời ngay khi chúng ta còn sống trên mặt đất này, Chúa Giêsu nói rõ: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. Chúa không nói người ấy “sẽ được sống muôn đời”. Chúa nhấn mạnh người ấy “được sống muôn đời”. Còn việc bảo đảm sẽ được sống lại sau này thì chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”. Như vậy, phép Thánh Thể, sự phục sinh và cuộc sống vĩnh cửu có tương quan với nhau, nghĩa là bây giờ nhờ rước Chúa, chúng ta có đời sống ân sủng, sau khi chết, linh hồn chúng ta được hạnh phúc trường cửu, và ngày tận thế, thân xác chúng ta sẽ được đồng vinh hiển cùng với linh hồn.

Anh chị em có đọc được ở đâu hay tìm thấy nơi một tôn giáo nào khác có một đấng thần minh, dám nói như Chúa Giêsu đã nói hôm nay không: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”?. Chúa Giêsu dám nói như thế, vì Ngài có nền tảng, vì Ngài là Thiên Chúa hằng sống, nên Ngài có quyền ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài. Ngài là lẽ sống của họ. Trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, dân ngoại bỡ ngỡ khi thấy người có đạo anh dũng chịu chết vì Chúa. Đâu là lý do của sự can đảm lạ lùng ấy? Thánh Si-pơ-ri-a-nô trả lời: “Chính nhờ Mình Thánh Chúa Giêsu gìn giữ mà người có đạo mới ra pháp trường một cách anh dũng như vậy”. Đời vua Tự Đức, tổ tiên chúng ta cũng không thua kém các vị tử đạo đầu tiên ở Rôma. Nhờ đâu? Nhờ rước Mình Thánh Chúa. Bằng chứng: trong một sắc lệnh cấm đạo của vua Tự Đức có một điều như sau: “Không được để cho người ta đem đến cho kẻ có đạo thứ bánh mầu nhiệm gì đó, vì thứ bánh ấy làm cho họ không sợ đau đớn và vui vẻ chịu chết”.

Quả thực, ăn thịt máu Chúa sẽ tìm được sức mạnh thánh hóa và can đảm. Thịt máu Chúa còn đem lại hiệu quả cuối cùng là sự sống lại và sự sống đời đời. Vì thế, nếu chúng ta đến dâng lễ mà chúng ta không rước Mình Thánh Chúa, thì cũng không khác gì đi ăn tiệc mà không ăn gì cả. Và như thế là chúng ta đã từ chối ân huệ lớn lao, như nhà vua kia mời dự tiệc cưới con mình mà bị từ chối, là năm trinh nữ khờ dại không vào phòng tiệc, là chôn giấu nén bạc chủ trao cho, là mất kho tàng và đá ngọc, là vứt hòn ngọc đi. Tóm lại. Mình Máu Chúa là của ăn không những nuôi dưỡng linh hồn mà còn tăng thêm niềm tin, lòng yêu mến và hy vọng, giúp chúng ta sống hào hùng, sống tốt đẹp ở đời này và bảo đảm cho chúng ta hạnh phúc đời sau. Vậy chúng ta hãy quí mến phép Thánh Thể và siêng năng rước lễ, để lãnh nhận những ơn ích và những hiệu quả cao quý ấy.
(tinmung.net)

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B 05-8-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVIII thường niên năm B.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).




Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 24-35)



ĂN ĐỂ SỐNG…ĐỜI ĐỜI


PM. Cao Huy Hoàng
Người không tin vào quyền năng Thiên Chúa, không hiểu biết về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa vẫn thường nhìn người theo đạo Công Giáo với cái nhìn rất con người: theo đạo gạo, theo đạo vợ, theo đạo thời cơ, theo đạo trợ cấp, thậm chí theo đạo để được chôn cất đàng hoàng.

Họ không hiểu rằng Đức Tin vào Thiên Chúa là một ơn huệ nhưng không, và tuyệt đối, Đức Tin càng không phải là sáng kiến, hay thành quả của lý trí, của trình độ, của trí thức, của học vị. Họ đang “suy bụng ta ra bụng người” chăng? Vì giả sử theo đạo mà được Chúa ban cho quyền bính, cho chức vụ, cho lương bỗng, cho gạo cho tiền, thì hết thảy họ cũng đã bỏ mọi thứ mà theo Đạo của Chúa cả rồi. Họ lầm tưởng người công giáo cũng giống như họ là bảo vệ, tôn vinh, sùng kính một đảng phái, một chế độ, một lãnh tụ thế gian vì sợ mất chén cơm, một chỗ đứng, một chỗ ở, một bống lộc để sinh tồn sao?

Hai ngàn năm sau Thiên Chúa Giáng Sinh rồi, mà con người ta vẫn còn chưa nhận ra chân giá trị vĩnh cửu của Con Thiên Chúa làm người. Và cũng chưa nhận ra giá trị tạm thời của của cải vật chất chóng vánh. Họ nghĩ mình chỉ có một sự sống và một lần sống là sự sống ở đời này mà thôi và không thể chấp nhận có một sự sống đời sau trong Thiên Chúa. Bởi thế, ai cũng quá chú trọng đến cái ăn phần xác, tranh thủ hưởng thụ ở đời này, tranh thủ quyền lợi thế gian, và nhất là sống cho thỏa mãn cái phần xác kẻo chết đi mà tiếc nuối.

Cụ thể nhất là trường phái Lôkayata, trường phái triết học duy vật và vô thần triệt để nhất ở Ấn Độ cổ phủ nhận kiếp trước, kiếp sau và đề cao cuộc sống con người nơi trần thế. Họ tuyên bố: “Hãy để cho những kẻ ngu ngốc ngồi nhấm nháp hương vị của kiếp trước, kiếp sau, của thiên đường, địa ngục...còn chúng ta những người duy vật thì chỉ có một cuộc đời thực trên trần thế này, đời người chỉ sống có một lần, nên con người cần phải tận hưởng cuộc sống nơi trần thế, không có gì phải kiêng cữ, kẻo mai sau chết đi lại luyến tiếc không được tận hưởng hương vị cuộc đời”. (theo TS.Trần Hồng Lưu).

Chuyện ngày xưa là như vậy. Ấn Độ thưở xưa là như vậy. Thế mà ngày nay ở Việt Nam cũng như vậy. Ngày xưa “ăn no mặc ấm”, ngày nay “ăn ngon mặc đẹp”. Và hơn thế nữa, chăm sóc sức khỏe thể lý cho mình đang trở nên cao trào khi điều kiện kinh tế vật chất có phần nào khấm khá hơn trước. Bởi vậy mới có đủ loại quảng cáo rằng: “Cần ăn gì để sống khỏe?” “Cần ăn gì trong khi mang thai?” “Cần ăn gì để trường thọ?” Thậm chí còn có cả cao trào không chỉ sống khỏe mà còn phải đẹp đẽ, sung mãn, cường tráng, nên lại có các loại tiếp thị không cần trơn mắt cũng thấy: “Ăn gì đẹp da?”? “Cần ăn gì để có sức yêu”…. “Ăn gì sung độ, cường tráng, dẻo dai”.

Có cả trăm ngàn loại thuốc thực phẩm chức năng giúp con người ta hôm nay phòng chống chữa bệnh và kiện toàn sinh lực. Cùng với trăm ngàn loại thuốc, trăm ngàn cách thẩm mỹ khác làm cho con người ta đẹp ra, trẻ ra, sống lâu, trường thọ. Hẳn là, thỉnh thoảng lại thấy trong hộp mail của bạn, của tôi bản tin rằng người Trung Quốc ăn cả thai nhi con người, mà người ta gọi là “hàng nàm cao cấp”, để không chỉ khỏe mà còn cường tráng lâu bền trong các sinh hoạt tình dục.

Quả thật, cái ăn nó quan trọng dường nào cho sự sinh tồn của mỗi con người trên trần gian.

“Sống không để ăn, nhưng ăn để sống”. Con người đang khai thác triệt để ý nghĩa này cho cuộc sinh tồn của chính mình. Và cuối cùng là không phải “ăn để mà sống” nhưng là “Ăn, kẻo chết không ăn được”.

Tôi chợt nhớ câu chuyện: “Có một quán phở kia mới khai trương. Dưới bảng hiệu, có kèm theo câu quảng cáo ý nghĩa: “Nếu bạn không sống để ăn, thì hãy ăn cho tôi và người khác được sống”.

Chưa nói đến cái ăn của Kitô Hữu Công Giáo, thì cái “Ăn cho người khác sống”, thiêt tưởng cũng đã vượt lên cái bình thường và mang một ý nghĩa đẹp.

Cha mẹ phải cố gắng ăn và khỏe để lo cho con cái. Con cái phải cố gắng ăn để khỏe vì khỏe là niềm vui của cha mẹ, là đỡ cho cha mẹ một nỗi lo. Con cái phải giữ gìn sức khỏe, phải biết bảo trọng, để cha mẹ được yên lòng. Người bạn đời phải cố gắng tối đa để khỏe, thêm niềm vui, thêm hạnh phúc cho gia đình, bớt nỗi sầu bệnh hoạn, bớt tốn kém tiền bạc, bớt mất ngủ hầu quạt hầu ru.

Cách “ăn để người khác sống” - sống ở đời này, cũng là một nét văn hóa đẹp, mang đậm nét văn hóa Kitô Giáo: Ăn vì lòng Bác Ái.

Nhưng điều thiết yếu hơn cả vẫn là sứ điệp Tin Mừng hôm nay “hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”

“Của ăn tồn tại muôn đời” là chính Thịt Máu Chúa Giêsu ban cho những kẻ TIN. TIN là công việc tiên khởi và quyết định cho việc ăn chính Thịt Máu Chúa Giêsu để có sự sống đời đời.

Trong khi thiên hạ tìm kiếm cái ăn hay hư nát cho thỏa mãn cuộc sống hay hư nát ở phàm trần, thì người Công Giáo lại đi tìm cái ăn cho được sự sống đời đời. Tưởng như là dở hơi hay ngu ngốc, nhưng thật ra, các Kitô Hữu Công Giáo đang tìm cho mình một cuộc sống chắc chắn nhất, lâu bền mất, mà chỉ có Đức Tin Công Giáo mới có thể thấu hiểu.

Mỗi người chúng ta nhìn lại, ngày ấy, trong Bí Tích Rửa tội mà chúng ta đã lãnh nhận, và cũng như mới đây, những Tạ Phong Tần, Mary Huỳnh Thục Vy, Maria Nguyễn Hoàng Vi và Mônica Trịnh Kim Tiến lãnh nhận, người được rửa tội được hỏi: “Con đến xin gì cùng Hội Thánh”. Người lãnh nhận Bí Tích Rửa tội thưa: “Thưa con xin Đức Tin”. “Đức tin mang lại điều gì cho con?” “Thưa Đức Tin mang lại cho con sự sống đời đời”.

Chính vì “Sự Sống Đời Đời”, mà người ta theo Đạo Chúa. Nghĩa là, người ta TIN Chúa có thể ban cho họ sự sống đời đời sau sự sống này.

Đức tin ấy được củng cố kiên cố nhờ yêu mến và ước ao rước lấy Mình Máu Chúa Giêsu, mà chính Ngài xác nhận: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Đức tin ấy trở thành “sự sống đời đời” cho mỗi tín hữu, khi xác tín rằng trong con người hay hư nát, có con người không hề hư nát, có cuộc sống phục sinh.

Và nhờ Đức Tin ấy, các Kitô Hữu Công Giáo sẽ không ngại hy sinh gian khó, không ngại áp bức hay tù đày, không ngại cùm gông hay xiềng xích để làm chứng cho thiên hạ rằng: Có Một Cuộc Sống Đời Sau, và muốn chiếm hữu cuộc sống ấy thì hãy sám hối ngay, hãy cải tà qui chánh, hãy tôn trọng sự sống con người, hãy sống theo sự thật, công lý, nhân ái, bình an….

Họ đã và đang sống nhờ sức sống của Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô. Họ sống sự sống đời đời trong thân xác hay hư nát.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con yêu mến Thánh Thể Chúa hơn muôn ngàn thực tại trần gian. Và nhờ Thánh Thể Chúa, xin cho chúng con đủ sức chiến đấu cho cuộc chiến chính nghĩa của Thiên Chúa trên trái đất nầy, nơi quê hương trần gian này. A men
(tinmung.net)

DÒNG ĐAMINH TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

Đẹp thay bước chân người loan báo Tin Mừng

Hòa chung niềm vui của Giáo Hội trong ngày mừng lễ thánh Gioan Maria Vianey, bổn mạng các linh mục, sáng nay 04.08.2012, Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam hân hoan đón mừng mười ba tu sĩ trong Dòng bước lên Bàn Thánh lãnh nhận thánh chức Linh Mục.


Thánh lễ trao ban tác vụ linh mục hôm nay được cử hành tại thánh đường giáo xứ Đaminh – Ba Chuông, lúc 8giờ 30 do Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP., Giám mục Giáo Phận Vinh chủ phong, với sự hiện diện của cha Giuse Ngô Sĩ Đình, OP., Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đaminh Việt Nam, hơn 150 linh mục Dòng và Triều, đông đảo anh em trong tỉnh Dòng, các tu sĩ nam nữ các hội dòng, ông bà cố của các Tân Chức, thân nhân, ân nhân xa gần và đông đảo cộng đoàn dân Chúa đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện, chia sẻ niềm vui với Tỉnh Dòng và các Tân Chức.
Chân dung 13 Tân Linh Mục Dòng Đaminh


(daminhvn.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 28.7 - 02.8.2012

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

R.I.P

XIN CẦU CHO LINH HỒN
GIUSE

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,

Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, 
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :



Ông GIUSE TRẦN MINH HÙNG
Sinh năm 1959 tại Nam Vang

 Cư ngụ tại : 253/33 Trần Xuân Soạn
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 10g00 ngày Thứ Hai 30.7.2012
(Nhằm ngày 12 tháng 6 năm Nhâm Thìn)

Hưởng dương 54 tuổi

 


CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Ba  31.7.2012

  • 08g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
 Thứ Tư  01.8.2012
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
 Thứ Năm  02.8.2012
  • 04g30 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi an táng
tại Đất Thánh Giáo xứ Thánh Mẫu
Giáo Hạt Túc Trưng, Giáo Phận Xuân Lộc.


Thuận Phát, ngày 30 tháng 7 năm 2012
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ

BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô

Gx.THUẬN PHÁT

và Gia Đình

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM B 29-7-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVII thường niên năm B 29-7-2012.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG HĐMVGX VÀ GIÁO HỌ ANNA 26-7-2012


Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng HĐMVGX và giáo họ Thánh Anna được cử hành lúc 17g30 ngày 26-7-2012 (Lễ Kính hai Thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Maria). Đầu Lễ Cha Chánh Xứ mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho các ông bà trong HĐMVGX, giáo họ Thánh Anna và mọi người đã chọn Thánh Gioakim và Thánh Anna làm quan thầy.

Cuối Lễ Cha Chánh Xứ và cộng đoàn chúc mừng HĐMVGX, giáo họ Thánh Anna bằng tràng pháo tay thật dài,

19g30 cùng ngày, Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và cộng đoàn đã tề tựu tại nhà bà Cúc (đường 51) để dâng giờ kinh Kính Thánh Anna (Quan Thầy giáo họ Anna ) 

Sau giờ kinh ông trưởng giáo họ Anna (Bác sỹ Hiếu) nói lời cám ơn Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và cộng đoàn đã dành thời gian nghỉ ngơi đến dâng giờ kinh cầu nguyện cho các gia đình trong giáo họ Anna. Ông cũng không quên gởi lời cám ơn đến ông phó chủ tịch đã biên soạn bộ sách kinh Kính Thánh Anna cho giáo họ.

Kết thúc giờ kinh ông trưởng giáo họ mời mọi người dùng trà bánh chung vui với giáo họ nhân ngày mừng Bổn Mạng.

Hữu Toàn.

THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG CHA CHÁNH XỨ GIOAKIM 26-7-2012


 Vào lúc 05 giờ sáng ngày 26-7-2012 giáo xứ Thuận Phát đã long trọng tổ chức Thánh Lễ Kính nhớ Hai Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, và chúc mừng Bổn Mạng của Cha Chánh Xứ Gioakim. Đầu Lễ Cha Chánh xứ cử hành nghi thức Làm Phép tượng hai Thánh Gioakim và Anna.
  
Cuối Lễ ông Chủ Tịch HĐMVGX thay mặt toàn thể công đoàn giáo xứ, gởi lời chúc mừng đến Cha Chánh xứ nhân ngày Mừng Bổn Mạng và dâng tặng bó hoa tươi với lòng yêu mến Cha của mọi người trong giáo xứ.
  
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn. 

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Ga 6, 1-15)


  
ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền 
Thiên Chúa là tình yêu. Con người là hoạ ảnh của Thiên Chúa. Con người cũng phải trở nên dấu chỉ của tình yêu Chúa giữa thế gian. Thế gian cần có tình yêu để tồn tại. Không có tình yêu, thế gian sẽ là một kiếp đoạ đầy. Thật là một bất hạnh cho con người, nếu hai chữ tình yêu không còn có ở trên đời. Và cũng thật bất hạnh cho những ai không có ai đó để thương, để nhớ. Tình yêu là lẽ sống còn của con người. Con người không có tình yêu sẽ đầy đoạ mình và làm khổ anh em.

Tình yêu sẽ giúp cho con người nhớ đến nhau, quan tâm đến nhau và hy sinh cho nhau. Tình yêu sẽ khiến người ta chạnh lòng thương với những mảnh đời bất hạnh chung quanh. Không có tình yêu người ta sẽ dửng dưng vô cảm với nhau. Nhưng nhờ tình yêu người ta sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để thi thố tình yêu.

Em bé trong tin mừng hôm nay đã không bỏ lỡ cơ hội giúp người. Có thể em không nghĩ rằng mình sẽ giúp được cho hơn 5000 người có bánh và cá ăn. Em chỉ trao ban một phần nhỏ của em cho ai đó đang quặn đau vì đói. Em đã dâng cho Chúa một cách vô vị lợi, không toan tính thiệt hơn. Em đã làm tất cả vì tình yêu đối với đồng loại của mình. Chính lòng quảng đại của em đã được Chúa làm phép lạ nhân rộng bánh và cá cho hơn năm ngàn người ăn.

Thế nhưng, trong cuộc sống chúng ta thường bỏ lỡ cơ hội giúp người. Đôi khi chúng ta cũng áy láy vì từ chối giúp người ăn xin, người cơ nhỡ. Đôi khi chúng ta cũng tiếc nuối vì việc thiện chúng ta đã bỏ qua. Và đôi khi chúng ta cũng ân hận vì sự vô tâm của mình mà ai đó đã chết dần vì chúng ta.

Người ta kể rằng: vào một đêm đông gió tuyết lạnh lùng. Một ông lão đến gõ cửa nhà phú hộ. Người phú hộ trông thấy ông lão đang co ro trong chiếc áo rách tả tơi. Ông biết ông lão rất lạnh, nhưng ông nghĩ để ông ấy đi thì hơn. Vì nhà mình sạch, ông lão thì bẩn và hôi hám, chi bằng cho ít tiền để ông lão ra đi. Người phú hộ đã quyết định như thế và đã cho ông lão vài đồng xu để ra đi.

Mấy ngày sau, một thi thể đã được phát hiện ở đầu làng, bị chôn vùi dưới tuyết. Người bị chết cóng chính là ông lão ăn xin trong làng. Người phú hộ nghe tin cảm thấy tiếc nuối vì mình bỏ lỡ cơ hội cứu sống một mạng người.

Vâng, bỏ lỡ cơ hội làm việc thiện là một thiếu sót của chúng ta. Đôi khi vì đó mà chúng ta ân hận cả đời. Thiên Chúa luôn tạo cho chúng ta biết bao cơ hội để trao ban những nghĩa cử cao đẹp cho tha nhân, để thi thố tình thương đến với những anh em bất hạnh. Có thể là những cơ hội cứu sống người khác. Có thể là những cơ hội mang lại niềm vui cho tha nhân. Có thể chỉ là những cơ hội nhỏ nhoi khi chúng ta biết chấp nhận nhau, tha thứ cho nhau từ ngay chính gia đình của mình. Thiên Chúa muốn chúng ta vào được nước trời phải biết lập công qua việc giúp đỡ tha nhân. Tha nhân là hiện thân của Chúa. Ai giúp đỡ tha nhân là giúp đỡ Chúa. Vì thế, hãy thi thố tình thương trong khả năng, trong hoàn cảnh của mình. Đừng đánh mất cơ hội vào Nước trời khi bỏ rơi đồng loại và sống dửng dưng với những bất hạnh của tha nhân.

Thế nhưng, chúng ta vẫn đang bỏ đi biết bao cơ hội giúp người. Biết bao người già đã chết trong sự cô đơn vì con cháu bỏ rơi. Biết bao người chồng, người vợ đang bị đối xử bằng những đòn roi, những lời thoá mạ, làm nhục lẫn nhau. Biết bao lần chúng ta đã ngoảnh mặt làm ngơ khi ai đó van nài chúng ta. Biết bao lần chúng ta bước qua những mảnh đời bất hạnh mà không hề xót thương.

Chúa Giê-su Ngài luôn chạnh lòng thương với những mảnh đời bất hạnh. Ngài không bỏ lỡ cơ hội giúp người. Từ mọi thành phần. Từ mọi tầng lớp. Ngài đều thi ân giáng phúc. Hôm nay, Ngài cũng nhắc nhở các môn sinh: “chính anh em hãy cho họ ăn”. Cho dù các ông nại vào lý do số đông để từ chối, để nói rằng: “lực bất tòng tâm”. Nhưng Chúa muốn các ông phải bắt đầu. Bắt đầu từ việc thu gom một phần bánh nhỏ bé. Mọi việc dù nhỏ, dù lớn cũng phải được bắt đầu. Bắt đầu không nhất thiết phải hoành tráng, phải đánh trống khua chiêng. Bắt đầu từ những việc nhỏ bé âm thầm nhưng với thời gian, với ơn Chúa sẽ trở thành những việc phi thường.

Xin Chúa cho chúng ta luôn biết bắt đầu việc thiện từ những việc nhỏ bé tầm thường, và để Chúa sẽ kiện toàn những điều tốt đẹp đó theo ý Ngài. Xin cho chúng ta đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội làm việc thiện cứu đời, nhưng luôn biết tận dụng mọi cơ hội lớn nhỏ để dâng cho Chúa như những chiếc bánh, con cá hầu mang lại niềm vui cho mọi người. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những hy sinh, những nghĩa cử bác ái mà chúng ta đã làm cho Chúa và cho tha nhân. Amen

(tinmung.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 20-27.7.2012

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

NGÀY HỘI TÌM HIỂU ƠN GỌI DÒNG THÁNH PHAOLÔ MỸ THO

NGÀY HỘI TÌM HIỂU ƠN GỌI 
DÒNG THÁNH PHAOLÔ, THÀNH CHARTRES, 
TỈNH DÒNG MỸ THO
17.7.2012

 
“Người trẻ hôm nay đang hít thở bầu khí tục hóa, nên họ khó nhận ra tiếng gọi của Chúa và đời sống dâng hiến không còn sức thu hút họ; Đối lại: niềm vui, tình thương, sự hiệp nhất của các tu sĩ là lời chứng mà người trẻ hôm nay cần, để có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa. Hãy cầu nguyện thật nhiều để có được nhiều ơn gọi trong thế giới hôm nay.” (Huấn từ của Đức TGM Leopoldo Girelli cho các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho ngày 12.7.2012)

Lời nhắn nhủ vàng ngọccủa Đức TGM Leopoldo Girelli, là động lực lớn để Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho tổ chức “Ngày Hội Tìm Hiểu Ơn Gọi Dòng Thánh Phaolô Thành Chartres – Tỉnh Dòng Mỹ Tho”, ngày 17.7.2012.

Khuôn viên Nhà Giám Tỉnh đang trong tình trạng xây dựng Nhà Nguyện, nên không đủ không gian để đón tiếp, do đó Nhà Dòng chỉ mời các em lớp 11, 12 và Đại học đến dự. Dự trù của Nhà Dòng lúc đầu có khoảng 200 em; nhưng danh sách được các họ đạo gởi về tăng dần: từ 115 em, 164 em,… cuối ngày 16.7.2012 là 395 em và ngày 17.7.2012 tổng kết 413 em! Tạ ơn Chúa! Hoan hô sự quảng đại của các em! Tri ân quý Cha Sở, Cha Phó đã động viên và thay mặt Nhà Dòng mời gọi các em về với Ngày Họp Mặt thú vị và bổ ích này.
 
(giaophanmytho.net)

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ THUẬN PHÁT TÍNH ĐẾN NGÀY 22-7-2012


Công trình xây dựng nhà thờ Thuận Phát đang tiến triển tốt. Tính đến ngày 22-7-2012 đội thi công ép cọc đã ép được 115 tim trong tổng số 132 tim trong thiết kế, độ sâu mỗi tim trên dưới 40 mét. Và trong những ngày kế tiếp, đội thi công tiếp tục ép 17 tim còn lại để kết thúc giai đoạn ép cừ, sang đến phần việc tiếp theo.

Hữu Toàn.

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN NĂM B 22-7-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XVI thường niên năm B 22-7-2012.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.