Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 15.02.2021
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2021 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
WHĐ (28.1.2021) – Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Lễ nhớ Thánh Mactinô thành Tua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Sứ điệp mùa Chay 2021 với chủ để: “Mùa Chay: Thời gian làm tưới mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu.” Sau đây là bản dịch Việt ngữ của Ban dịch thuật HĐGMVN.
Sứ điệp Mùa Chay 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18)
Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu
Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu
Anh chị em thân mến,
Khi loan báo cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người để hoàn thành Thánh ý Cha, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ ý nghĩa sâu sắc nhất về sứ mạng của Người và mời gọi họ chia sẻ sứ mạng này để cứu độ thế giới.
Trong hành trình Mùa Chay hướng về Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng đã “hạ mình, vâng lời cho đến nỗi đã bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Phi 2,8). Trong suốt mùa sám hối này, chúng ta hãy làm mới lại đức tin của chúng ta, kín múc “nước hằng sống” của niềm hy vọng, và mở lòng đón nhận tình yêu Chúa là Đấng đã làm cho chúng ta trở nên anh chị em trong Chúa Kitô. Vào đêm Canh thức Vượt qua, chúng ta sẽ làm mới lại lời hứa của Bí tích Rửa tội để được tái sinh nên những con người mới nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Hành trình Mùa Chay này, cũng như toàn bộ cuộc lữ hành của đời Kitô hữu, ngay lúc này được chiếu soi nhờ ánh sáng phục sinh, trở nên nguồn cảm hứng cho những suy nghĩ, thái độ và quyết định của các môn đệ Chúa Kitô.
Ăn chay, cầu nguyện và bố thí, như lời rao giảng của Chúa Giêsu (x. Mt 6, 1-18), là điều kiện giúp chúng ta hoán cải và thể hiện sự hoán cải. Nẻo đường khó nghèo và bỏ mình (ăn chay), quan tâm và yêu thương chăm sóc người nghèo (bố thí), và như trẻ thơ trò chuyện với Chúa Cha (cầu nguyện) làm cho chúng ta có thể sống đức tin chân thành, đức cậy sống động và đức ái tích cực.
1. Đức tin mời gọi chúng ta chấp nhận sự thật và làm chứng cho sự thật trước Thiên Chúa và trước toàn thể anh chị em mình.
Trong Mùa Chay này, chấp nhận và sống sự thật được mặc khải trong Chúa Kitô, trước hết là mở rộng tâm hồn trước Lời Chúa mà Giáo hội đã trao truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Sự thật này không phải là loại khái niệm trừu tượng dành riêng cho một số người thông thái được tuyển chọn, nhưng là một sứ điệp mà tất cả chúng ta có thể nhận lãnh và hiểu biết nhờ vào sự khôn ngoan của một tâm hồn biết mở rộng trước sự vĩ đại của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta ngay cả trước khi chúng ta nhận thức về điều này. Sự thật này là chính Chúa Kitô. Bằng cách mang lấy thân phận con người của chúng ta, ngay cả trong những giới hạn của nó, Người đã làm cho chính mình trở nên con đường dẫn đến sự sống viên mãn. Đây là con đường tuy đòi hỏi nhưng mở ra cho tất cả mọi người.
Được kinh nghiệm như một hình thức tự hủy, việc ăn chay sẽ giúp cho những ai thực hành với tâm hồn đơn sơ tái khám phá ân huệ của Thiên Chúa và nhận ra rằng sự thành toàn của mình là ở nơi Thiên Chúa bởi lẽ con người được dựng nên theo hình ảnh và giống với Người. Cùng với kinh nghiệm về sự khó nghèo, người ăn chay làm cho chính mình trở nên nghèo với người nghèo và tích lũy kho báu của tình yêu vừa đón nhận vừa chia sẻ. Được hiểu và thực hành như thế, ăn chay giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, vì yêu mến, như Thánh Tôma Aquinô dạy, là một chuyển động hướng ngoại tập chú vào người khác và xem họ như một với chính mình (x. Fratelli Tutti, 93).
Mùa Chay là thời gian để tin tưởng, nghĩa là để đón tiếp Thiên Chúa vào cuộc đời chúng ta và ưng thuận để Người “ở lại” với chúng ta (x. Ga 14, 23). Ăn chay giải thoát chúng ta khỏi tất cả những gì xâm chiếm cuộc đời chúng ta, như khỏi chủ nghĩa tiêu thụ và thừa mứa thông tin (cả thông tin thật lẫn thông tin giả), để mở lòng ra với Đấng đến với chúng ta, Người nghèo khó trong mọi sự nhưng “đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1, 14): Người là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta.
2. Niềm hy vọng như “nước hằng sống” cho phép chúng ta tiếp tục hành trình
Người phụ nữ Samari mà Chúa Giêsu xin nước uống bên giếng đã không hiểu khi Chúa Giêsu nói rằng Người có thể cho bà “nước hằng sống” (Ga 4,10). Một cách tự nhiên, bà nghĩ rằng Người đề cập đến nước vật chất, nhưng Chúa Giêsu có ý nói về Chúa Thánh Thần, Đấng mà Người sẽ ban dồi dào qua mầu nhiệm Vượt qua, Đấng tuôn đổ trên chúng ta niềm hy vọng không gây thất vọng. Khi loan báo về cuộc khổ nạn và cái chết của Người, Chúa Giêsu đã nói về niềm hy vọng này: “ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy” (Mt 20,19). Chúa Giêsu đang nói về một tương lai rộng mở nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Hy vọng với Người và vì Người có nghĩa là tin tưởng rằng lịch sử không chấm dứt với những lầm lỗi của chúng ta, với những bạo lực và bất công của chúng ta, hay với tội ác đã đóng đinh Đấng là Tình Yêu. Niềm hy vọng đó cũng có nghĩa là đón nhận từ trái tim rộng mở của Người ơn tha thứ của Thiên Chúa Cha.
Trong hoàn cảnh lo âu hiện nay, khi mọi việc có vẻ mong manh và bấp bênh, thì việc nói về niềm hy vọng dường như là một thách đố. Nhưng Mùa Chay chắc chắn là mùa hy vọng, khi chúng ta quay trở lại với Thiên Chúa là Đấng vẫn tiếp tục nhẫn nại để chăm sóc thụ tạo của Người, đang khi chúng ta lại thường ngược đãi (x. TĐ. Laudato si’, 32-33; 43-44). Thánh Phaolô thúc giục chúng ta đặt niềm hy vọng nơi việc hòa giải: “Hãy giao hòa với Thiên Chúa” (2Cor 5,20). Bằng cách đón nhận ơn tha thứ trong bí tích vốn là trọng tâm quá trình hoán cải của chúng ta, đến lượt mình, chúng ta có thể lan truyền ơn tha thứ cho người khác. Một khi bản thân đã nhận được ơn tha thứ, chúng ta có thể trao tặng nó qua việc sẵn sàng đi vào cuộc trò chuyện ân cần với người khác và an ủi những người đang trải qua nỗi buồn đau. Ơn tha thứ của Thiên Chúa, cũng được trao ban qua lời nói và hành động của chúng ta, có thể giúp chúng ta trải nghiệm ngày Phục sinh của tình huynh đệ.
Trong Mùa Chay, ước mong chúng ta chú ý hơn để “nói những lời tích cực để vỗ về, trợ lực, an ủi và khích lệ chứ không nói những lời miệt thị, bi quan, khích bác hoặc chê bai” (Fratelli Tutti, 223). Đôi khi để trao tặng niềm hy vọng, chỉ cần là một người tử tế, “sẵn sàng bỏ qua những bận tâm và việc cần làm ngay của mình để lưu tâm đến người khác, để trao tặng một nụ cười, để nói một lời động viên, để lắng nghe giữa một nơi chốn đầy vẻ dửng dưng (nt., 224).
Qua việc tĩnh tâm và thinh lặng cầu nguyện, chúng ta được ban cho có niềm hy vọng như sự cảm hứng và ánh sáng nội tâm, soi sáng những thử thách và những chọn lựa trong sứ vụ của mình. Vì thế, tĩnh tâm cốt yếu là để cầu nguyện (x. Mt 6,6) và để gặp gỡ, trong nơi kín ẩn, Thiên Chúa Cha đầy nhân ái dịu dàng.
Sống Mùa Chay trong niềm hy vọng có nghĩa là ý thức rằng, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là những chứng nhân của thời đại mới, nơi mà Thiên Chúa “đổi mới mọi sự” (x. Kh 21,5). Nghĩa là đón nhận niềm hy vọng của Chúa Kitô, Đấng đã trao ban sự sống của Người trên thánh giá và được Thiên Chúa cho trỗi dậy vào ngày thứ ba, đồng thời “luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1Pr 3, 15).
3. Theo bước Chúa Kitô, trong việc quan tâm và động lòng thương mọi người, tình yêu là biểu hiện cao nhất của đức tin và niềm hy vọng của chúng ta.
Tình yêu vui mừng khi thấy người khác lớn lên. Vì vậy nó đau khổ khi người khác đau khổ, cô đơn, bệnh tật, vô gia cư, bị khinh thường hoặc thiếu thốn. Tình yêu là bước nhảy vọt của con tim, đưa chúng ta ra khỏi chính mình và tạo nên mối liên kết chia sẻ và hiệp thông.
“Tình yêu thương mang tính xã hội giúp chúng ta có khả năng tiến tới nền văn minh tình yêu, mà mọi người chúng ta đều cảm nhận mình được kêu gọi đến. Lòng bác ái, nhờ sức năng động phổ quát, có khả năng xây dựng một thế giới mới . Bác ái không đơn thuần là tình cảm, nhưng là phương thế tốt nhất để khám phá những con đường phát triển hữu hiệu đối với mọi người” (Fratelli Tutti, 183).
Tình yêu là món quà mang lại ý nghĩa cho cuộc đời chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhìn những người thiếu thốn như những thành viên trong gia đình mình, như bạn hữu, như anh chị em. Một số lượng ít ỏi, nếu được trao ban bằng tình yêu, sẽ không bao giờ cạn nhưng trở nên nguồn sống và hạnh phúc. Như trường hợp bình dầu và hũ bột của bà góa thành Xarépta, người đã tặng chiếc bánh cho tiên tri Êlia (x. 1V 17,7-16); đó cũng là trường hợp những chiếc bánh được Chúa Giêsu chúc lành, bẻ ra rồi trao cho các môn đệ để phân phát cho đám đông (x. Mc 6,30-44). Cũng xảy ra như thế qua những chia sẻ dù ít hay nhiều của chúng ta, khi được trao tặng với niềm vui và sự đơn thành.
Sống Mùa Chay với tình yêu nghĩa là quan tâm tới những người đau khổ hay cảm thấy bị bỏ rơi và sợ hãi vì đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh tương lai vô cùng bất ổn, hãy ghi nhớ lời Chúa nói với tôi tớ Người: “Đừng sợ, vì Ta đã chuộc ngươi về” (Is 43,1) để với tình bác ái, chúng ta biết trao tặng những lời nói làm vững dạ an lòng và giúp người khác nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ như những người con.
“Chỉ có cái nhìn được tình bác ái biến đổi mới có thể giúp chúng ta nhận ra phẩm giá của người khác, và từ đó người nghèo được nhìn nhận, phẩm giá, bản sắc và văn hóa của họ được tôn trọng và do đó được thực sự hòa nhập vào xã hội” (Fratelli Tutti, 187).
Anh chị em thân mến! Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta tin tưởng, hy vọng và yêu thương. Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình hoán cải, cầu nguyện và chia sẻ của cải, giúp cho niềm tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng do hơi thở của Chúa Thánh Thần và tình yêu chảy tràn từ trái tim nhân hậu của Chúa Cha được sống động trở lại nơi cộng đồng và cá nhân mỗi người chúng ta.
Nguyện xin Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế và cũng là Mẹ các tín hữu, đứng dưới chân thánh giá và ở trong lòng Giáo Hội, nâng đỡ chúng ta bằng sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ. Nguyện xin phúc lành của Chúa Phục Sinh đồng hành với chúng ta trong hành trình hướng về ánh sáng Phục Sinh.
Rôma, Đền thờ Thánh Latêranô, ngày 11 tháng 11 năm 2020, Lễ nhớ Thánh Mactinô thành Tua.
Đức Thánh Cha Phanxicô
Tải về file word Sứ điệp Mùa Chay 2021 tại đây!
(WGPSG)
12 CÂU KINH THÁNH TRUYỀN CẢM HỨNG CHO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
12 CÂU KINH THÁNH TRUYỀN CẢM HỨNG
CHO ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN
Tác giả: Cerrito Gardiner
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Từ: aleteia.org (9.2.2021)
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Từ: aleteia.org (9.2.2021)
WGPQN (11.2.2021) - Niềm vui trong đời sống hôn nhân với những câu trích dẫn từ Kinh Thánh.
Tuần này đánh dấu tuần lễ Quốc tế Hôn nhân gia đình. Đây là cơ hội hoàn hảo để các đôi vợ chồng suy gẫm về cuộc hôn nhân của họ và suy tư về vẻ đẹp của bí tích mà họ đang trải qua. Để mang đến cho các đôi vợ chồng ở mọi lứa tuổi một chút cảm hứng, dưới đây là một số tư tưởng lấy từ Kinh Thánh.
Tuần này đánh dấu tuần lễ Quốc tế Hôn nhân gia đình. Đây là cơ hội hoàn hảo để các đôi vợ chồng suy gẫm về cuộc hôn nhân của họ và suy tư về vẻ đẹp của bí tích mà họ đang trải qua. Để mang đến cho các đôi vợ chồng ở mọi lứa tuổi một chút cảm hứng, dưới đây là một số tư tưởng lấy từ Kinh Thánh.
1. “Tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và nhận được ơn ĐỨC CHÚA ban cho” (Cn 18,22)
2. “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7)
3. “Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1Ga 4,12)
4. “Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5,28-30)
5. “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa, vì con vẫn tin cậy nơi Ngài. Xin chỉ dạy đường lối phải theo, vì con nâng tâm hồn lên cùng Chúa” (Tv 143,8)
6. “Cửa nhà, tài sản là gia nghiệp của cha ông, còn người vợ khôn ngoan là do ĐỨC CHÚA” (Cn 19,14)
7. “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5,25)
8. “Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt” (Dt 10,24)
9. “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1Cr 13,2)
10. “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8)
11. “Vì thế, anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau, như anh em vẫn làm” (1Tx 5,11)
12. “Một mình dễ bị tấn công, có hai người, ắt sẽ đương đầu nổi; dây chập ba đâu dễ gì đứt?” (Gv 4,12)
2. “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7)
3. “Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1Ga 4,12)
4. “Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Ki-tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5,28-30)
5. “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy tình thương của Chúa, vì con vẫn tin cậy nơi Ngài. Xin chỉ dạy đường lối phải theo, vì con nâng tâm hồn lên cùng Chúa” (Tv 143,8)
6. “Cửa nhà, tài sản là gia nghiệp của cha ông, còn người vợ khôn ngoan là do ĐỨC CHÚA” (Cn 19,14)
7. “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5,25)
8. “Chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người này thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt” (Dt 10,24)
9. “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1Cr 13,2)
10. “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật” (Rm 13,8)
11. “Vì thế, anh em hãy an ủi nhau và xây dựng cho nhau, như anh em vẫn làm” (1Tx 5,11)
12. “Một mình dễ bị tấn công, có hai người, ắt sẽ đương đầu nổi; dây chập ba đâu dễ gì đứt?” (Gv 4,12)
Nguồn: gpquinhon.org (11.2.2021)
(WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU MỒNG 3 TẾT TÂN SỬU 2021. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM.
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU MỒNG 3 TẾT TÂN SỬU 2021. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM.
Bắt đầu lúc 17g00 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 6ème DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE - ANNÉE B
Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon
à 10h30, le 14 Février 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Mass in English.
Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 9:30 AM on Sunday, Feb 14th, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỒNG 3 TẾT TÂN SỬU 2021. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM. Lễ Thiếu Nhi.
Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỒNG 3 TẾT TÂN SỬU 2021. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM.
Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 14.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
HÀNH TRÌNH 45 NĂM ĐI TÌM ĐỨC TIN
TGPSG -- "Lạy Chúa, này con đây!" Cuối cùng, tôi đã tìm thấy linh hồn mình đang phủ phục trước nhan Thiên Chúa mà thổn thức...
THỜI THƠ ẤU, MÔI TRƯỜNG VÀ NỀN GIÁO DỤC
Tôi sinh năm 1972 tại thành phố Hải Phòng - một thành phố chưa bao giờ hết sôi sục trong mọi tính cách của con người và ngóc ngách của cuộc sống.
Trong những năm tháng khó khăn của miền Bắc, tôi lớn lên trong tình yêu và sự chăm sóc nghiêm khắc vô bờ bến của cha mẹ, cùng với nền giáo dục vô thần tuyệt đối, chỉ có biện chứng duy vật và các giá trị đạo đức phổ quát là hệ quy chiếu cho mọi bước đi của tôi. Gia đình tôi không có ban thờ, chỉ có ngày giỗ lễ là tôi được về nhà ông bà nội ngoại, nơi có ban thờ tổ tiên, theo truyền thống.
Bên cạnh đó, gia đình tôi có một tủ sách từ thời Pháp để lại với các tác phẩm vĩ đại nhất của văn học nhân loại. Vì ở nhà chẳng có trò gì chơi nên ngoài những giờ trốn ra ngoài lêu lổng với đám trẻ con cùng xóm thì - dù chỉ mới học cấp 1, cấp 2 - tôi đã ngốn những cuốn sách dày cộm của Jean Jacques Rousseau, Romain Roland, Lev Tolstoi, Victor Hugo... Mặc dù trí não non nớt lúc đó chẳng hiểu gì, nhưng tôi mê mẩn với những áng văn chương mô tả tư tưởng phong phú của loài người, và trong tôi nảy sinh tình cảm tốt đẹp với các tác phẩm của nhà thờ Công giáo, từ hội họa, kiến trúc, âm nhạc đến tinh thần lạ lùng khác thường của các vị tu sĩ.
Ấn tượng nhất với tôi là cuốn "Tây dương Gia Tô bí lục", tác phẩm bài Kitô của các linh mục bỏ đạo viết, cho tôi thêm một khía cạnh về Chúa Giêsu, trong đó Ngài chỉ là một vĩ nhân chinh phục cả thế giới bằng lý thuyết và cái chết của Ngài. Nhưng tôi vẫn yêu mến và bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp huyền bí của thế giới Công giáo. Thậm chí tôi đã từng lân la tới nhà thờ, ngắm những sự cổ kính của nó và mua một chiếc nhẫn có mặt Thánh giá của bà bán hàng rong trước cổng rồi đeo nó vào ngón áp út; chiếc nhẫn sau thất lạc đâu tôi cũng không nhớ nữa.
HĂM HỞ, NGHIÊN CỨU, THẤT VỌNG VÀ CHÁN GHÉT
Năm 2000, tôi một mình di chuyển vào Sài Gòn theo nhu cầu công việc. Tại Sài Gòn tôi vừa làm việc tại Tổng công ty Tân Cảng, vừa tranh thủ học thêm lớp văn bằng 2 vào buổi tối. Học được nửa năm thì tôi thích một cô bạn theo đạo Công giáo có nét mặt nghiêm nghị và tôi nghĩ làm vợ thì tốt cho gia đình, vì vậy tôi ngỏ lời và được chấp nhận. Tôi vui lắm và hăm hở theo học giáo lý Dự tòng, vì tôi từ lâu đã biết rằng con người có một đức tin thì sẽ tốt đẹp.
Tôi được phân công học giáo lý một mình một thầy tại nhà của bác Giuse Toản, thuộc giáo xứ Hiển Linh, Thủ Đức. Vừa học, tôi vừa lao vào nghiên cứu Thánh Kinh và mang các thắc mắc đến hỏi. Nhưng đáng buồn là các lời giải thích theo tôi, đều không thuyết phục. Cha sở giáo xứ Hiển Linh khi đó cũng thuyết giáo cho tôi nhiều, nhưng tôi đều phản biện bằng lý lẽ biện chứng của mình: tôi cho rằng các lời giải thích đưa ra đều là ngụy biện. Thánh kinh Cựu Ước giống như chuyện thần thoại, còn Tân ước cũng chỉ từ một vĩ nhân và đầy tính hoang đường, lợi dụng nhu cầu gốc của loài người là thờ cúng. Cái tôi cần là Đức Tin, chứ không phải thờ cúng và tung hô ca tụng một cá nhân nào đó.
Tôi hết sức thất vọng, và bắt đầu chán ghét những buổi Thánh lễ, trong đó người ta tung hô Thiên Chúa - Đấng mà tôi thấy là giết người và tru diệt nếu không nghe lời ông ta, mang
thiên đường đến để quyến rũ và đưa hỏa ngục ra mà dọa dẫm. Có lẽ theo đạo Phật lại hay, vì sự từ bi và không sát sinh.
Nhưng dù sao tôi cũng hoàn thành khóa giáo lý Dự tòng và chịu lễ Rửa Tội vào mùa Hè năm 2002, rồi tiếp tục học khóa giáo lý hôn nhân, cùng nàng hôn thê của tôi, vì tôi không thích làm phép chuẩn mà thích cử hành bí tích Hôn Phối đàng hoàng tại nhà thờ, vì nó... đẹp, và vừa lòng vợ tôi. Tôi trở nên thờ ơ và không còn nghiên cứu, tìm hiểu và thắc mắc nữa. Phép cưới diễn ra và tôi thực hiện các hướng dẫn như người ta chỉ bảo. Sau lễ cưới, tôi không còn tham dự Thánh lễ nữa, trừ những lễ Hôn phối, lễ Tang tôi bắt buộc phải đi với tâm tình tẻ nhạt chán ngắt.
TIẾNG SÉT ÁI TÌNH, NƯỚC MẮT VÀ ĐỨC TIN
Năm tháng dần trôi, tôi bị cuốn vào guồng máy làm ăn, kiếm tiền, những vất vả của công việc, hưởng thụ các thành quả của nó và niềm vui của các cuộc chơi. Tuy nhiên những lúc rảnh rỗi, tôi vẫn còn giữ thói quen suy tư về cuộc sống hoàn thiện. Tôi ngả cảm tình về Phật giáo và triết học phương Đông.
Vào khoảng những năm 2009-2014, do chị vợ tôi là nữ tu Emmanuen của đan viện Cát Minh Sài Gòn, tôi thường hay phải đến nơi này để sửa chữa và cài đặt phần mềm, cũng như hướng dẫn cơ bản về máy vi tính cho các nữ tu. Khi làm việc muộn, các nữ tu hay cho tôi ăn ngon và đối xử dịu dàng lắm. Tôi có cảm tình với các chị nữ tu trong này, đặc biệt Mẹ bề trên rất đôn hậu, ân cần với tôi. Biết tôi không tin Chúa, các chị nói sẽ cầu nguyện cho tôi. Tôi cười và nói: "Em thách các sơ đó! Chúa có hiện ra thì em cũng chỉ cho đó là ảo giác và chẳng tin đâu. Đừng lấy hỏa ngục ra mà dọa hay đưa thiên đường ra mà dụ em. Chết là hết vì em đã bị gây mê phẫu thuật 2 lần rồi. Cái chết là như vậy và chả có linh hồn nào hết."
Tôi tiếp tục suy tư về vạn vật, về khoa học, về tâm lý con người và đôi khi cũng thấy hơi tủi phận vì mình muốn tin vào một tôn giáo để tâm lý ổn định mà chẳng tin được.
Đầu năm 2017, vợ con tôi không hiểu sao bắt đầu lần chuỗi Mân Côi hằng đêm tại nhà. Tôi tôn trọng nhưng cho rằng mất thời gian và chẳng giải quyết vấn đề gì ngoài tâm lý của mấy người Công giáo.
Một đêm tháng 5 năm 2017, sau một cuộc nhậu say khướt tới 2g sáng, tôi chạy xe về nhà. Đường vắng và tôi chạy chậm theo thói quen mỗi khi uống nhiều. Trên đường, tôi lại suy tư về thân phận con người trên thế gian và bắt đầu cảm thấy cô đơn trong tư duy. Lúc đó, vừa đi qua cầu Bình Triệu và không biết do một sức mạnh nào thôi thúc, tôi chạy đến nhà thờ Fatima ngay gần đó để gặp Đức Mẹ. Dù tôi có ghét Chúa thì tôi vẫn quý Đức Mẹ vì theo những tài liệu tôi đọc, Đức Mẹ hoàn toàn hiền; chưa bao giờ Mẹ giận ai hay làm gì để người dữ cũng như người lành phải đau.
Tôi đến thì nhà thờ đóng cửa nên tôi đứng bên ngoài chắp tay hướng về tượng Mẹ cầu xin cho con có một Đức Tin. Lúc đó không biết sao nước mắt tôi cứ chảy ra, và tủi thân vì mình bao năm nay đi tìm mà chẳng có, muốn tin mà không được. Tôi cứ đứng đó chắp tay nhìn Mẹ mà khóc, cho tới khi có một đôi nam nữ tới và họ cũng chắp tay cầu nguyện gì đó. Tôi thấy mình hơi kỳ nên lên xe đi về nhà ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi nhớ lại chuyện và thấy mắc cười cho cái thằng tôi bị say rượu đi cầu xin nhảm nhí, rồi quên béng chuyện đêm hôm say rượu đó.
Tháng 7 năm 2017, có một người em quen biết theo Tin Lành đến thăm và thuyết giáo. Vợ tôi không đồng quan điểm, nhưng tôi thì thích thú vì sự tự do và đơn giản, nhất là việc để dành tiền bạc giúp đỡ anh em là chính chứ không xây những nhà thờ nguy nga và lễ lạt tốn kém trong khi dân còn nghèo không đủ ăn. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ ủng hộ cho Tin Lành của anh ta thôi chứ chẳng tin có Chúa thật. Trước khi chia tay, tôi có hơi suy nghĩ khi anh ta nói: "Anh phải biết rằng Chúa yêu anh, Chúa rất yêu anh."
Cuối tháng 7 năm 2017, gần tới sinh nhật tôi tròn 45 tuổi, vào một buổi sáng bình thường như bao buổi sáng, tôi đi làm bằng xe máy, bình yên và chẳng có gì đặc biệt. Lúc đó tôi làm xuất nhập khẩu và quản lý nguyên vật liệu cho một nhà máy chế biến gỗ tại Tân Uyên-Bình Dương cách nhà 25km nên đoạn đường đi hơi dài. Trên đường đi, tôi suy nghĩ về câu nói của người anh em Tin Lành, và lúc đó không hiểu sao, bài hát Kinh Vinh Danh bỗng ngân nga trong tâm trí tôi - bài ca mà tôi rất ghét vì sự sùng bái cá nhân mỗi khi phải nghe trong nhà thờ. Bài hát ngân nga du dương mãi mà tôi không thể chuyển hướng suy nghĩ sang vấn đề khác được. Rồi nước mắt tôi bỗng giàn giụa chảy mãi vì cảm động khi nghe bài ca. Và tôi lập tức tin Chúa yêu tôi, nghĩa là có Chúa thật. Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra với tâm lý của tôi nữa, nhưng tôi cảm thấy ngọt ngào và ngất ngây. Rồi nước mắt cũng ngừng rơi khi tới chỗ làm. Hết cả ngày hôm đó, mọi việc diễn ra bình thường và tôi nghĩ buổi sáng chắc do mình hơi yếu thần kinh nên dễ xúc động, và tôi cười thầm.
Sáng hôm sau, tôi kinh ngạc khi thấy những tâm tình như thế lại lặp lại. Tôi cố chống cảm xúc này, nhưng không thể. Trong tôi, bài ca cứ du dương, ngân nga, của một đoàn người nào đó, không rõ tiếng ai với ai, và câu từ cũng không rõ, do tôi không thuộc bài hát này. Nhưng họ hát tuyệt hay. Tôi nghĩ do ký ức khơi dậy từ ca đoàn của một nhà thờ nào đó. Nước mắt tôi cứ chảy ra mãi suốt quãng đường, đồng thời tôi cảm nhận mãnh liệt Chúa yêu tôi, một cách tha thiết hơn bất cứ gì trong vũ trụ này. Tâm hồn tôi cứ muốn mãi tuôn ra những lời ca tụng, bất chấp mọi nỗ lực ám thị hay chống cưỡng tâm lý nào mà tôi cố tình làm một cách bảo thủ. Cuối cùng, tôi buông thả tâm hồn mình cho mọi sự diễn ra cách tự nhiên.
Sự việc liên tục xảy ra trong một tuần. Tôi đắm đuối trong tình yêu chân thật và huy hoàng của Thiên Chúa, mà tôi có thể nói một cách thô thiển rằng đó là tình yêu tuyệt đối, trên hết mọi tình yêu trần gian. Quãng thời gian đó tôi chỉ muốn tìm một xó xỉnh yên tĩnh cô tịch nào đó mà kết hiệp với tình yêu kỳ diệu này suốt cả ngày, chẳng thiết gì mọi sự xung quanh nữa.
Sau đó là liên tục các diễn biến phức tạp trong nội tâm của tôi và những tương tác lạ lùng khiến tôi đi hết từ sững sờ này tới ngạc nhiên khác, cho tôi biết về thế giới siêu nhiên hiện hữu và sinh động như thế nào. Đắm chìm trong thế giới đó, tôi đã tìm thấy linh hồn mình phủ phục dưới chân Thiên Chúa mà thổn thức: "Lạy Chúa, này con đây!" Chúa đã dạy tôi biết cầu nguyện.
Vậy là sau 45 năm hoang hoải trong tâm hồn, tôi đã được Chúa đoái thương, nhờ Đức Mẹ chuyển cầu. Và chắc chắn còn có cả sức mạnh vô hình từ những lời cầu nguyện của những người thương mến tôi, một con chiên lạc đã được Chúa tìm về.
Tôi hơi thắc mắc: sao Chúa lại đến với tôi muộn màng vậy? Chúa chỉ cười. Điều đó khiến tôi lại đắm say, chẳng muốn thắc mắc gì nữa mà chỉ muốn cất lên những ngợi khen ca tụng, không phải bằng ngôn ngữ của trần gian, mà của Nước Trời...
Trần Anh (TGPSG)
(WGPSG)
Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021
LÀM ĂN SINH LỜI (14.02.2021 – CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN - MỒNG 3 TẾT: Thánh hóa công ăn việc làm)
Bấy giờ, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia sắp đi xa, gọi tôi tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm nén lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm nén khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai nén gây lời được hai nén khác. Còn người đã lãnh một nén thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ của các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. Người đã lãnh năm nén tiến lại gần, đưa năm nén khác, và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm nén, tôi đã gây lời được năm nén khác đây.” Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Người đã lãnh hai nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai nén, tôi đã gây lời được hai nén khác đây”. Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Rồi người đã lãnh một nén cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!” Ông chủ đáp: “Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi cho các chủ ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy nén bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười nén. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”
Suy niệm:
Mồng Ba Tết, chúng ta xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm. Chúng ta muốn dâng cho Chúa những điều chúng ta đang làm ở công ty, ở trường, ở chợ, ở phòng thí nghiệm, ở sân khấu, ở nhà thương, hay ở góc tối âm thầm của một căn phòng nhỏ. Chúng ta muốn dâng cho Chúa những việc giúp chúng ta đủ ăn, đủ mặc, đủ sống, những việc làm đem lại lợi ích cho tha nhân, những việc làm cho trái đất này đẹp hơn, đáng sống hơn. Tất cả những việc ấy, dù nhỏ bé hay trần tục, tầm thường, chúng ta xin trao vào tay Chúa, để chúng trở nên vĩ đại, thánh thiêng, và cao cả.
Ngay từ lúc sáng thế, làm việc không phải là một hình phạt, nhưng là một đặc quyền Thiên Chúa dành cho con người. Ngài cho họ được cộng tác với Ngài trong công trình sáng tạo. Công trình này, tuy tốt đẹp, nhưng vẫn còn dở dang. Thiên Chúa cố ý để dở dang, và nhờ con người hoàn thiện nó. “Cho đến nay Cha Tôi vẫn làm việc, và Tôi cũng làm việc” (Ga 5,17). Làm việc là hoạt động của Thiên Chúa hướng về con người. Làm việc cũng là hoạt động của con người hướng về Thiên Chúa.
Bài Tin mừng hôm nay là một dụ ngôn khá đặc biệt, vì rất gần với chuyện ngoài đời như làm ăn, đầu tư, sinh lời. Dụ ngôn kể chuyện một ông chủ phải đi xa, nên cấp vốn cho các đầy tớ của mình. Ông tin tưởng họ và dám giao cho họ những số vốn rất lớn, nhưng không phải ai cũng như nhau. Người được năm yến, người hai yến, người một yến. Có sự khác biệt như vậy vì ông biết khả năng của từng người. Điều ông muốn là các đầy tớ dùng số vốn đó mà kinh doanh. Hai anh đầy tớ đầu tiên quả xứng đáng với kỳ vọng của ông. Anh lãnh năm yến đã sinh lợi được năm yến khác. Anh lãnh hai yến đã sinh lợi được hai yến nữa. Còn anh thứ ba thì đào lỗ chôn dấu nén bạc của chủ. Sau một thời gian dài, ông chủ trở về, kêu họ tính sổ.
Hai anh đầy tớ đầu tiên được khen một câu giống hệt nhau: “Khá lắm, hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành, được giao ít mà anh trung thành, tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào hưởng niềm vui của chủ anh !” (Mt 25,21.23). Như thế, người đầy tớ sinh lợi hai yến cũng được khen thưởng như người sinh lợi năm yến, vì anh ấy đã cố gắng hết sức với số vốn nhỏ hơn được giao.
Đến lượt anh đầy tớ thứ ba, người được giao một yến. Anh này coi ông chủ là người hà khắc, bất công, quen gặt thu ở nơi mình không gieo vãi (Mt 25,24). Chính vì thế anh sợ, mới đem chôn giấu yến bạc đi. Anh bị chủ mắng là đầy tớ tồi tệ và biếng nhác, vì yến bạc còn nguyên, không sinh lợi được chút nào. Ông chủ có là người hà khắc như anh này nghĩ không? Ông có bắt các đầy tớ đầu tư để sinh lợi cho mình không? Rõ ràng là không, vì ông đã lấy lại yến bạc của anh cuối, để đưa cho anh đầu tiên, anh này hiện đang có mười yến (Mt 25,28).
Ông chủ đi xa là hình ảnh của Đức Giêsu, chúng ta như đầy tớ chờ Ngài đến vào ngày Quang Lâm. Trong khi chờ đợi, Ngài đòi chúng ta phải kinh doanh, với số vốn Ngài ban là các khả năng tự nhiên, siêu nhiên. Dù vốn nhiều hay ít, Ngài không cho phép chúng ta ngồi yên, giữ khư khư nén bạc vì sợ mất vốn hay thua lỗ. Ngài muốn chúng ta mạnh dạn, và đôi khi liều lĩnh dấn thân vào những công việc mới mẻ, khó khăn. Hạnh phúc của Thiên Chúa là thấy chúng ta trưởng thành nhờ cùng làm việc với Thiên Chúa cho trái đất này, cho những anh chị em thiếu may mắn.
Cuộc đời của Kitô hữu được ví như chuyện kinh doanh. Vào ngày tận thế, Chúa sẽ gọi tôi ra sao: Đầy tớ trung tín tốt lành, hay đầy tớ xấu xa biếng nhác?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, con cám ơn Chúa về tất cả những điều Chúa đòi hỏi nơi con trong suốt cuộc đời. Chúc tụng Chúa về thời đại con đang sống. Chúc tụng Chúa về những giờ phút sướng vui và những ngày tủi thân buồn bã. Chúc tụng Chúa về cả những gì Chúa đã không cho con được hưởng.
Lạy Chúa, xin đừng sa thải người tôi tớ bất xứng và lười biếng của Chúa đây. Ôi lạy Chúa khôn ngoan, nhân hậu và yêu thương, xin đừng đuổi con xa Chúa. Xin giữ con để con luôn phụng sự Chúa trong suốt đời con. Xin giữ con để con phục vụ bất cứ điều gì Chúa muốn. Dù khi mỏi mệt, dù khi chán chường, con xin Chúa vẫn luôn kiên nhẫn, để không bao giờ mỏi mệt về con, và giữ con luôn luôn phụng sự Chúa.
Xin Chúa đến giúp con, ban cho con ơn bắt đầu và lại bắt đầu, cho con biết cậy trông cả những khi cùng đường tuyệt vọng, cho con tin chắc rằng Chúa sẽ thắng, một chiến thắng huy hoàng nơi con.
Karl Rahner
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
(WHĐ)
CÔNG BỐ VĂN KIỆN VỀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI GIÀ
CÔNG BỐ VĂN KIỆN VỀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI GIÀ
G. Trần Đức Anh, O.P
vietnamese.rvasia (11.2.2021) – Hôm 9/2/2021 vừa qua, Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống đã công bố văn kiện tựa đề: “Tuổi già: tương lai của chúng ta. Hoàn cảnh người già thời hậu đại dịch”.
Văn kiện mang chữ ký ngày 2/2/2021 của Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện, và Đức ông Renzo Pegorano, chưởng ấn.
Trong văn kiện, Hàn lâm viện Tòa Thánh về sự sống nói đến thảm trạng rất nhiều người già trên 65 tuổi đã chết trong cô đơn vì đại dịch Covid-19, nhiều người chết trong các nhà dưỡng lão, trong các khu điều trị khẩn trương vì nguy cơ có thể lan lây virus cho người khác. Theo tổ chức sức khỏe thế giới, số người già chiếm tới một nửa số người chết vì Coronavirus hồi mùa Xuân năm ngoái, (2020), trong các nhà dưỡng lão ở Âu châu. Các nhà này có khoảng 300.000 người hưu dưỡng. Thật là một thảm trạng không thể tưởng tượng được. Điều đáng nói là trong số hơn bảy triệu người già trên 75 tuổi sống tại gia, chỉ có 24% thiệt mạng, vì họ được bảo vệ kỹ lưỡng hơn.
Văn kiện của Hàn lâm viện Tòa Thánh kêu gọi thực hiện một “khúc quanh về văn hóa” để những người già có thể được đồng hành và trợ giúp trong bối cảnh gia đình, giống như ở nhà hơn là ở nhà thương, với sự can dự của những người trẻ, và đặc biệt là các tín hữu. Ý tưởng căn bản là người già không bị và không thể chỉ đối xử với họ trong tình cảnh yếu ớt, mong manh, với những nhu cầu cần được trợ giúp, nhưng như một người còn có khả năng “cho đi”.
Theo tổ chức Sức khỏe thế giới, vào năm 2050 tới đây, trên thế giới sẽ có hai tỷ người trên 60 tuổi, nghĩa là cứ năm người trên trái đất thì có một người già. Có những người coi tuổi già như một bệnh tật, nhưng Đức Giáo hoàng Phanxicô định nghĩa tuổi già là “là một đặc ân! Sự cô đơn có thể là một bệnh tật, nhưng với lòng bác ái, sự gần gũi và an ủi tinh thần, chúng ta có thể chữa trị bệnh cô đơn ấy. Dầu sao, là người già đó thực là một hồng ân của Chúa và là một tài nguyên lớn lao, một sự chinh phục cần được bảo tồn chăm sóc”.
Văn kiện Tòa Thánh kêu gọi nâng đỡ các gia đình, nhất là những gia đình ít con cháu, không thể tự đảm nhận việc săn sóc cho người già, một công việc vốn đòi nhiều cố gắng, phí tổn và năng lực. Cần tái phát minh một hệ thống liên đới rộng rãi hơn, không nhất thiết dựa trên liên hệ họ hàng, ruột thịt, nhưng dựa trên tình cảm, cảm thức chung, lòng quảng đại hỗ tương trong việc đáp ứng nhu cầu của người khác. Vấn đề ở đây là đặt con người ở trung tâm sự chú ý, với những nhu cầu và quyền lợi của họ”.
Văn kiện mới của Tòa Thánh cũng nói đến vai trò của các giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn Giáo hội: cần suy tư và quan tâm hơn đến thế giới người già. Trong những thập niên gần đây, các vị Giáo hoàng nhiều lần lên tiếng kêu gọi cảm thức trách nhiệm và săn sóc mục vụ cho người già. Sự hiện diện của họ là một tài nguyên lớn, ví dụ chỉ cần nghĩ đến sự bảo tồn và thông truyền đức tin của các ông bà nội ngoại cho người trẻ tại các nước dưới chế độ độc tài và vô thần. (Rei 9-2-2021)
Nguồn: vietnamese.rvasia
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)