Thứ Tư, 4 tháng 1, 2023

MỪNG SINH NHẬT

TGPSG / HenriNouwen -- Cần phải mừng sinh nhật. Tôi nghĩ việc mừng sinh nhật thì quan trọng hơn cả việc mừng thi đậu, mừng được thăng chức hay mừng chiến thắng. Vì mừng sinh nhật của ai có nghĩa là nói với họ rằng: “Cảm ơn bạn vì bạn đã có mặt trên cuộc đời này”. Mừng sinh nhật là tán tụng sự sống và vui mừng vì có sự sống. Khi mừng sinh nhật của ai đó, ta không nói “cảm ơn vì những gì bạn đã làm, đã nói, hay đã hoàn thành”, nhưng nói “cảm ơn bạn vì đã chào đời và ở giữa chúng tôi”.

Khi mừng sinh nhật ai đó, chúng ta mừng giây phút hiện tại của họ. Chúng ta không phàn nàn vì những điều đã xảy ra, hoặc suy đoán về những điều sẽ xảy đến với họ, nhưng “nhấc bổng” họ lên và nói với họ: “Chúng tôi yêu mến bạn”.

Tôi biết một người bạn vào ngày sinh nhật được bạn bè khiêng vào trong nhà tắm, ném vào bồn tắm. Mọi người, kể cả hắn, đều mong một ngày sinh nhật như thế. Tôi không bàn về truyền thống này đến từ đâu, nhưng nâng một người lên và để cho họ được “rửa tội lại” xem ra là một cách tốt nhất để mừng cuộc sống. Chúng ta biết rằng dù chúng ta đi trên mặt đất, nhưng chúng ta được tạo dựng để đi vào cõi thiên đàng, và dù chúng ta có trở nên nhơ bẩn, chúng ta cũng luôn được tẩy rửa sạch sẽ trở lại để cuộc sống chúng ta lại có một khởi sự mới.

Việc mừng sinh nhật nhắc nhở chúng ta về điều tốt đẹp của cuộc sống. Trong tinh thần này, chúng ta thực sự cần phải mừng sinh nhật của người khác mỗi ngày, bằng cách bày tỏ lòng biết ơn, tử tế, tha thứ, dịu dàng, mến thương… Và như thế có nghĩa là ta nói với họ: “Thật là tốt khi bạn vẫn còn sống; thật là tốt khi bạn vẫn còn bước đi với tôi trên mặt đất này! Thật là vui mừng! Đây chính là ngày mà Chúa đã dựng nên để chúng ta hiện hữu và hiện hữu với nhau.”

Biên Tú (TGPSG)
chuyển ngữ từ The Heart of Nouwen (p. 122-123) 
(WGPSG)

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

 VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT: TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC NGUYÊN GIÁO HOÀNG BIỂN ĐỨC XVI

Bắt đầu lúc 21g00 (giờ Việt Nam) Thứ Ba 03.01.2023
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN II MÙA GIÁNG SINH 2023.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 03.01.2023 
tại Trung tâm Mục vụ TGP. Saigon
 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THÔNG BÁO CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM  

THÔNG BÁO

Ngày 31 tháng 12 năm 2022.
 
Kính thưa quí Đức Hồng Y, quí Đức Cha,
quí cha và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa,

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã về Nhà Cha, lúc 9 giờ 34 theo giờ Roma, tức 15g34 giờ Việt Nam, ngày 31 tháng 12 tại tu viện Mater Ecclesiae trong nội thành Vatican, thọ 95 tuổi.

Hội Thánh đã mất một người Cha thánh thiện, một Mục tử nhân từ, một bậc Thầy lỗi lạc, một Chứng nhân trung kiên.

Thánh lễ an táng sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lúc 9g30 theo giờ Roma, ngày thứ Năm, 5-1-2023, tại Quảng trường thánh Phêrô.

Để sống tình hiệp thông trong Hội Thánh, trong ngày an táng, tức thứ Năm, ngày 5 tháng 1 năm 2023, toàn thể Hội Thánh tại Việt Nam sẽ dâng thánh lễ cầu hồn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, tại nhà thờ chính tòa do Đức Giám mục chủ sự, cũng như tại các nhà thờ và nhà nguyện.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót ban cho “người thợ khiêm nhường trong vườn nho của Chúa” được hưởng vinh phúc Nước Trời.

(đã ấn ký)

+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng giám mục Sài Gòn – Tp. HCM
Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN
 

(WGPSG) 

VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT: BẢN TIN CHIỀU 2/1 - CÁC TÍN HỮU BẮT ĐẦU KÍNH VIẾNG ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 03.01.2023


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC GIÁM MỤC - ĐỨC CHA GIUSE BÙI CÔNG TRÁC, 03.01.2023

Bắt đầu lúc 08g30 Thứ Ba ngày 03.01.2023 
tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Saigon
 

 
 

VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT: NGÀY 2/1 - DI HÀI CỦA ĐỨC BIỂN ĐỨC XVI ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT TRONG ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

VATICAN NEWS TIẾNG VIỆT: CẬP NHẬT TIN CHIỀU CHÚA NHẬT 1/1/2023


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN II MÙA GIÁNG SINH 2023. Thánh Basiliô Cả và thánh Grêgôriô Nazianzênô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ hai, ngày 02.01.2023 
tại Trung tâm Mục vụ TGP. Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRƯC TUYẾN NGHI THỨC TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA ĐỨC GIÁM MỤC TÂN CỬ GIUSE BÙI CÔNG TRÁC, 02.01.2023

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai ngày 02.01.2023 
tại Nhà nguyện Đại Chủng Viện Thánh Giuse Saigon
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 02.01.2023


NHỚ VỀ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI

NHỚ VỀ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI

Lm. Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

WHĐ (01.01.2023)
- Cả Giáo Hội và thế giới đau buồn trước thông tin Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ trần, ngày 31 tháng 12 năm 2022. Một ngày cuối cùng của năm, để ngài bước qua một đời sống mới trên Thiên Quốc[1]. Cảm ơn Thiên Chúa đã gửi ngài đến với Giáo hội trong hoàn cảnh đặc biệt. Là một thần học gia nổi tiếng, là vị Giáo Hoàng tài giỏi tốt lành, ngài đã dành cả đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội. Nhớ về ngài, chúng ta chắc hẳn không thể kể hết ra đây những câu chuyện buồn vui, những cống hiến quan trọng của ngài góp phần thay đổi lịch sử của Giáo Hội và thế giới.

Ngày 16 tháng 4 năm 1927 Joseph Aloisius Ratzinger mở mắt chào đời tại Đức. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, ngài đi tu và được thụ phong linh mục năm 1951. Sau đó ngài dạy học, lúc 35 tuổi ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới về thần học và trở thành cố vấn Thần Học cho Tòa Thánh tại Công Đồng Vatican II. Cha Ratzinger được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Munich và Freising năm 1977. Cũng trong năm này, ngài được phong chức hồng y. Bốn năm sau, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức Tin.

Ngày thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mất, người ta đồn đoán ngài sẽ là vị giáo hoàng tiếp theo. Tin ấy đã thành hiện thực ngày 19 tháng 4 năm 2005. Giây phút đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng, ngài nói với dân Chúa: “Tôi chỉ là người thợ tầm thường trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu xót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của anh chị em. Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ bầu cử cho tất cả chúng ta.”

Thế là suốt những năm Giáo Hoàng của ngài, chúng ta chứng kiến nhiều biến động trong Giáo hội. Với tài năng và sự thánh thiện của mình, ngài đã nỗ lực canh tân, giảng dạy và bảo vệ các truyền thống, các giá trị giáo lý Công giáo.

Là cộng tác viên thân tín của ĐGH Bênêđictô XVI, cha Federico Lombardi SJ kể cho chúng ta về những kỷ niệm đáng nhớ giữa ngài với ĐGH Bênêđictô:

“Chắc chắn tôi đã tham gia sâu sát trong những sự kiện của triều đại giáo hoàng Bênêđictô, bao gồm cả những thách đố lớn nhất mà ngài phải đối diện. Tôi phải nói rằng những lúc Giáo hội chịu đựng thách đố trong thời kỳ khó khăn thì Đức Thánh Cha đã đối diện với lòng can đảm và nhiệt thành lớn nhất. Ví dụ, chúng ta có thể nhớ đến những cuộc tranh luận về Hồi giáo, các khủng hoảng trong Giáo hội xung quanh việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ, hoặc các cuộc tranh luận nội bộ trong Giáo Triều Rôma. Sau này những điều ấy bị dư luận phản ánh. Bênêđictô phải đối mặt với những tình huống ấy với lòng can đảm lớn nhất. Ngài đặt những bước đầu tiên cho Giáo hội có thể chuyển mình về phía trước, không chỉ trên những đau khổ cá nhân ngài trước những khó khăn ấy, mà còn là trên lòng can đảm và sự chân thành.

Tôi tin rằng các khó khăn đó là cơ sở cho chúng ta tiến lên phía trước; ví dụ như trong việc tiếp cận cách khách quan và có chiều sâu trong tương quan của chúng ta với thế giới Hồi giáo, vấn nạn của bạo lực mà chúng ta đang chứng kiến, với mức độ nghiêm trọng và sức lan tỏa của nó. Và Đức Thánh Cha đã đối diện với những vấn đề này một cách minh bạch và can đảm, chạm vào những chủ đề chưa bao giờ được chỉ tên và giải quyết; cả hai thuộc về phần của thế giới Hồi giáo và phần của chúng ta trong việc đối thoại với họ.

Từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và sau đó là Giáo Hoàng, đức Bênêđictô đã đặt ra các nguyên tắc về lối tiếp cận căn bản và thích hợp cho những thủ tục mà Giáo Hội thực hiện liên quan đến việc ngăn ngừa và công nhận pháp lý các lỗi này. Trong đó, ngài đã đưa ra một đường hướng mà sau này được giáo hoàng Phanxicô tiếp tục kế thừa. Đó chính là Bênêđictô, người đã chỉ ra và đối diện với các vấn đề vô cùng phức tạp và nhức nhối này.

Liên quan đến các cuộc bàn thảo nội bộ về những hoạt động của Giáo triều Roma, về tính minh bạch, về việc thông qua một hệ thống các quy định và quản trị nhằm đáp ứng những chuẩn mực của nền văn hóa đương đại, về việc quản trị ở tầm mức quốc tế, Đức Thánh Cha đưa vào một loạt các quy luật và điều lệ pháp lý để chúng ta tiếp tục làm việc, và chúng đã cho nhiều kết quả tốt đẹp. Trong tất cả những điều này, đức Bênêđictô là người đã đối diện với những vấn đề lớn trong sự kiên nhẫn, đơn sơ và tín thành. Tôi hạnh phúc vì được làm việc cùng với ngài trong tâm thế như vậy.

Đương nhiên chúng ta không thể quên được những khoảnh khắc thật đẹp trong thời Bênêđictô, như lần đến Vương quốc Anh, đến Hoa Kỳ, và nhiều dịp gặp gỡ khác với các quốc gia mà người Công giáo không chiếm đa số. Đấy là những khoảnh khắc cực kỳ phấn khởi và dễ thương. Ngoài ra, ngài có những bài diễn văn với thế giới, với Westminster Hall Address, với Liên Hiệp Quốc và với Quốc Hội Đức. Những bài diễn văn còn đó những chủ đề quan trọng trong việc đối thoại ở chiều sâu và nghiêm túc của Giáo hội với xã hội và với thế giới. Và chúng đã được đón nhận với sự tôn trọng lớn lao vì phẩm tính thánh thiêng và văn hóa của chúng, mà trong đó đức Bênêđictô XVI quả là một bậc thầy.”[2] (Tác giả dịch từ Aleteia).

Rồi tháng 2 năm 2013 cả thế giới bất ngờ trước thông tin Đức Thánh Cha từ chức vì lý do sức khỏe. Sau thời gian dài cầu nguyện trước Chúa, ngài tuyên bố từ chức sứ vụ Giám mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô. Ngài nói: “Từ ngày 28 tháng 2 năm 2013 sắp tới, Tòa Thánh Phêrô sẽ trống tòa và những ai có thẩm quyền cần phải triệu tập Mật Nghị Hồng y, để bầu vị Giáo Hoàng mới.” Tạ ơn Chúa là sau đó, chúng ta lại tiếp tục có một vị Giáo Hoàng tuyệt vời là Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Sau đó, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI của chúng ta nghỉ hưu tại một tu viện ở thành phố Vatican. Ngày ngày, ngài dành nhiều giờ cầu nguyện, viết lách[3], đi bộ trong vườn thánh và theo dõi tin tức ở Rôma.

Hôm nay, Thiên Chúa gọi ngài về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng. Vậy là khép lại một cuộc đời ngài hết mình phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội. Tất cả những gì ngài làm, đã và đang sinh nhiều hoa trái. Chúng ta cầu nguyện với ngài trên Thiên Quốc. Xin ngài cầu thay nguyện giúp để con thuyền Giáo hội luôn vững bước trước mọi sóng gió của thời đại hôm nay.

Chúng con nhớ về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, và hẹn gặp lại ngài trong Nước Trời!
 

 

(WHĐ)

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT, 01.01.2023


BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ MẸ THIÊN CHÚA, 1/1/2023