Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
GIỜ GIẢI TỘI MÙA CHAY VÀ LỄ LÁ 2012
GIỜ GIẢI TỘI MÙA CHAY 2012
Mùa Chay Thánh năm nay, tại nhà thờ Thuận Phát các cha khách sẽ đến ngồi toà giải tội cho cộng đoàn vào các ngày :
- Thứ Năm 29.3.2012 : 19g00 đến 21g00
- Thứ Sáu 30.3.2012 : 19g00 đến 21g00
- Thứ Bảy 31.3.2012 : 19g00 đến 21g00
GIỜ LỄ
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
01.4.2012
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
01.4.2012
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA
NGÀY CỬ HÀNH NĂM THÁNH GIÁO XỨ
NGÀY CỦA GIỚI TRẺ GIÁO XỨ
NGÀY CẦU NGUYỆN CHO GIỚI TRẺ GIÁO XỨ
- 05g30 : Thánh lễ sáng
- 07g30 : Thánh Lễ Thiếu Nhi
- 15g00 : Lễ Hội Mừng Năm Thánh (do Giới Trẻ tổ chức)
- 17g00 : Thánh Lễ chiều
Thuanphat's blog
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
HIỆP THÔNG
HIỆP THÔNG
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng Đoàn
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Thuận Phát vừa được tin :
Cha Cố PHANXICÔ XAVIÊ
LÃ THANH LỊCH
Nguyên Quản xứ Giáo xứ Tùng Nghĩa, Giáo hạt Đức Trọng, Gp. Đà Lạt,
đã an nghỉ trong Chúa lúc 17 giờ 00, thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2012
tại Nhà Hưu dưỡng Linh mục Hà Nội,
116/3 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5, Tp.HCM.
Hưởng thọ 94 tuổi, 62 năm linh mục.
Cha PHANXICÔ XAVIÊ sinh ngày 19 tháng 10 năm 1918.
Thụ phong linh mục ngày 23 tháng 12 năm 1950 tại Hà Nội.
Nhập tịch và phục vụ tại Giáo phận Cần Thơ từ 1957 đến 1971.
Phục vụ tại Đại Học Đà Lạt 1971 – 1975.
Nhập tịch Giáo phận Đà Lạt 1975.
Quản xứ Giáo xứ Tùng Nghĩa, Giáo hạt Đức Trọng 1975 – 1991.
Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội từ 1991 đến nay.
Nghi thức tẩn liệm
lúc 07 giờ 30, thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2012,
tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội.
Thánh Lễ An Táng
Cử hành tại Nhà thờ Jeanne d’Arc (Ngã Sáu)
Giáo Hạt Saigon - Chợ Quán, Giáo Phận Saigon
lúc 09 giờ 00, thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Do Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ sự.
Sau đó hỏa táng tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
Thụ phong linh mục ngày 23 tháng 12 năm 1950 tại Hà Nội.
Nhập tịch và phục vụ tại Giáo phận Cần Thơ từ 1957 đến 1971.
Phục vụ tại Đại Học Đà Lạt 1971 – 1975.
Nhập tịch Giáo phận Đà Lạt 1975.
Quản xứ Giáo xứ Tùng Nghĩa, Giáo hạt Đức Trọng 1975 – 1991.
Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội từ 1991 đến nay.
Nghi thức tẩn liệm
lúc 07 giờ 30, thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2012,
tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Hà Nội.
Thánh Lễ An Táng
Cử hành tại Nhà thờ Jeanne d’Arc (Ngã Sáu)
Giáo Hạt Saigon - Chợ Quán, Giáo Phận Saigon
lúc 09 giờ 00, thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Do Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ sự.
Sau đó hỏa táng tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM
Xin Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Cha Cố PHANXICÔ XAVIÊ sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
Kính Báo
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
THÁNH LỄ CUỐI CÙNG TRONG NHÀ THỜ CŨ
05g30 sáng nay 26.3.2012, đông đảo giáo dân Giáo xứ Thuận Phát đã hiệp dâng Thánh Lễ Mừng Đức Maria được Sứ thần Gabriel truyền tin "Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận" (Lc 1, 31-33).
Cha Chánh xứ dâng lễ, Ca đoàn Cecilia hát lễ. Đây là thánh lễ cuối cùng cộng đoàn giáo xứ hiệp dâng trong ngôi nhà thờ hiện tại được xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1965 dưới thời Cha Cố Antôn Đỗ Minh Độ sau 4 năm thành lập giáo xứ.
Theo sử liệu của giáo xứ thì đây là ngôi nhà thờ thứ hai (nhà thờ đầu tiên lợp tôn, vách gỗ) kể từ ngày thành lập giáo xứ và đã qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp. Lần đại tu sau cùng được tiến hành trong dịp đón mừng Năm Thánh 2000. Nhiều người, sau khi thánh lễ kết thúc, đã lặng nhìn nhà thờ trong đôi mắt ngấn lệ. Một vài vị cao niên đã nức nở bật khóc thành tiếng trong sự an ủi của những người gần bên. Chúng ta có thể hiểu được đây là sự kiện quan trọng, một khúc quanh của lịch sử giáo xứ, một biến cố mà tương lai sẽ đem lại nhiều đổi thay trong giáo xứ. Nhất là nhiều kỷ niệm của mỗi người đã gắn liền với ngôi nhà thờ đang đi vào dĩ vãng.
Được biết, sau thánh lễ, vào lúc 08g00, nhà thầu thi công sẽ tiến hành tháo dỡ nhà thờ thứ hai này để dọn chỗ xây dựng nhà thờ thứ ba dự kiến sẽ rộng hơn, lớn hơn, đẹp hơn và nhất là sẽ đầy đủ tiện nghi hơn để đáp ứng các nhu cầu mục vụ của giáo xứ ngày càng phát triển và phục vụ cộng đoàn ngày càng đông hơn. Như vậy ngôi nhà thờ thứ hai này đã hoàn thành nhiệm vụ sau 47 năm phục vụ cộng đoàn.
Kể hôm nay 26.3.2012, Ngôi Thánh Đường thân yêu này mang theo kỷ niệm của bao người đi vào dĩ vãng và sẽ chỉ còn được nhắc đến trong lịch sử giáo xứ và trong tâm khảm mọi người giáo dân Thuận Phát. Cùng từ hôm nay, Thuận Phát sẽ cử hành thánh lễ ở sân nhà thờ chờ ngày hoàn thành nhà thờ tạm (dự kiến 7 ngày). Cầu xin cho thời tiết thuận lợi để mọi công việc được suôn sẻ.
Chúng ta cùng cầu nguyện và chờ đợi ngày hoàn thành Ngôi Thánh Đường mới với hy vọng ngày ấy mọi sự sẽ tốt đẹp hơn hôm nay. Xin Chúa, qua sự cầu bàu của Đức Mẹ, Thánh Giuse và Thánh Antôn Bổn Mạng Giáo xứ, ban cho công trình xây dựng Nhà Thờ mới được an toàn, thuận lợi và mau chóng hoàn thành, thoả lòng mong đợi và kỳ vọng của mọi người.
Thuanphat's blog
Thuanphat's blog
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY B (Ga 12, 20-33)
SỐNG ĐẸP GIỮA ĐỜI
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Người xưa thường đề cao lối sống của người quân tử. Người quân tử thấy chuyện bất bình thường ra tay cứu giúp. Người quân tử luôn sống hào hiệp, sống vì đại nghĩa nên hy sinh bản thân. Thế nhưng, con người ngày nay lại an phận thủ thường. Người ta ngại hy sinh cho người khác. Người ta sợ “mang hoạ vào thân”. Người ta tìm an nhàn cho bản thân nên chẳng dại gì “ăn cơm nhà đi vác tù và hàng tổng”. Xem ra lối sống của người quân tử thấy chuyện bất bình ra tay giúp đỡ chỉ còn trên trang giấy học trò. Lối sống ấy đã mất dần trong thời đại hôm nay.
Người ta kể rằng: Ở bên Trung Quốc, có một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô tài xế tơi tả trở về xe để tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe. Thậm chí một vài hành khách khỏe hơn đã lôi người đàn ông xuống xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô tài xế :
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên báo đã khóc!
Quả thực, con người ngày xưa khi thấy chuyện bất bình, người ta thường lăn xả để hoà giải cho nhau, nhưng xem ra hôm nay, ít ai dám can thiệp vào chuyện người khác. Ít ai dám xông pha để bảo vệ kẻ yếu đang bị ức hiếp. Người ta ngại dấn thân vào chuyện của người khác. Xem ra con người ngày nay thường có xu hướng ích kỷ, chỉ lo cho bản thân mình nhiều hơn là cho đồng loại. Con người ngày nay thích an nhàn nên ngại hy sinh”.
Thế mà, hôm nay Chúa Giê-su lại bảo: “kẻ nào giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai chịu chịu từ bỏ cuối cùng sẽ được lại”. Đó là chân lý, là định luật tất yếu của cuộc đời. Nếu thế giới này không có những con người dám quên đi bản thân thì làm sao có những phát minh khoa học, làm sao có những kỳ quan để lại cho đời sau? Có lẽ thế giới hôm nay sẽ thiệt hại biết bao, nếu không có những người dám quên đi sự an nhàn cá nhân, sự yên vui vị kỷ, những lợi lộc cá nhân để sống vỉ lợi ích tha nhân! Thế giới này đang mắc nợ những con người đã tận tuỵ làm việc quên mình để xây dựng thế giới mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Thế giới hôm nay rất cần những con người quân tử để cuộc đời được phong phú và yên vui hơn.
Chính Chúa Giê-su, Ngài đã sống điều đó. Ngài đã đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang. Ngài đã trở nên bất diệt khi Ngài trở thành hạt lúa chịu nghiền nát để trổ sinh muôn vàn bông lúa. Ngài đã trở nên vĩ đại khi Ngài dám chết vì bạn hữu. Thực vậy, người vĩ đại trong cuộc đời chúng ta không phải là những người nổi tiếng, không phải là các ngôi sao điện ảnh hay ca nhạc mà là chính những người đang hy sinh vì chúng ta. Họ là những người cha “chân lấm tay bùn” đang đổ mồ hôi nơi nương đồng, đang miệt mài nơi công trường. Họ là những người mẹ đang lặn lội ngược xuôi nơi bến chợ, đang hao gầy vì đàn con. Họ là những người anh, người chị đang bôn ba đó đây để bòn nhặt từng đồng tiền để phụ giúp gia đình. Đó là những con người cao cả, là những hạt lúa miến đang chịu nghiền nát vì tha nhân để trở thành tấm bánh cho anh em. Đó là những con người dám quên đi niềm vui riêng của bản thân để lo cái lo của đồng loại, để sống có ích cho tha nhân.
Nhưng thật đáng tiếc! Ý niệm phục vụ tha nhân. Ý niệm sống vì người khác đang mất dần trong thế giới hôm nay. Người ta đang lo cho bản thân. Người ta đang chạy theo danh lợi thú để thoả mãn nhu cầu của chính mình. Có mấy ai dám quên mình để sống cho thân nhân? Có mấy ai chịu nghiền nát đời mình để đem lại niềm vui cho tha nhân?
Thiết tưởng, mùa chay là mùa mời gọi chúng ta hãy sống cao đẹp hơn. Hãy hy sinh niềm vui của mình, những đam mê sở thích của mình để đem lại niềm vui cho những người chúng ta yêu mến. Thiết tưởng mùa chay là mùa mời gọi chúng ta hãy sống đúng với phẩm giá làm người của mình là biết sống vì hạnh phúc tha nhân. Chúa đã tạo dựng Eva vì niềm vui của Adam. Chúa cũng tạo dựng chúng ta vì niềm vui của thân nhân. Xin Chúa là Đấng đã chết cho người mình yêu, giúp chúng ta biết quảng đại hy sinh để kiến tạo niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Amen
Người ta kể rằng: Ở bên Trung Quốc, có một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Trên xe, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô tài xế xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô tài xế kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay, nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô tài xế tơi tả trở về xe để tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô tài xế la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
Cô gái nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe. Thậm chí một vài hành khách khỏe hơn đã lôi người đàn ông xuống xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút.
Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô.
Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô tài xế :
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Cô tài xế không nói tiếng nào nhưng xe chạy ngày càng nhanh hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài, rơi xuống vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Trong thành phố, có một người đàn ông đọc bản tin trên báo đã khóc!
Quả thực, con người ngày xưa khi thấy chuyện bất bình, người ta thường lăn xả để hoà giải cho nhau, nhưng xem ra hôm nay, ít ai dám can thiệp vào chuyện người khác. Ít ai dám xông pha để bảo vệ kẻ yếu đang bị ức hiếp. Người ta ngại dấn thân vào chuyện của người khác. Xem ra con người ngày nay thường có xu hướng ích kỷ, chỉ lo cho bản thân mình nhiều hơn là cho đồng loại. Con người ngày nay thích an nhàn nên ngại hy sinh”.
Thế mà, hôm nay Chúa Giê-su lại bảo: “kẻ nào giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai chịu chịu từ bỏ cuối cùng sẽ được lại”. Đó là chân lý, là định luật tất yếu của cuộc đời. Nếu thế giới này không có những con người dám quên đi bản thân thì làm sao có những phát minh khoa học, làm sao có những kỳ quan để lại cho đời sau? Có lẽ thế giới hôm nay sẽ thiệt hại biết bao, nếu không có những người dám quên đi sự an nhàn cá nhân, sự yên vui vị kỷ, những lợi lộc cá nhân để sống vỉ lợi ích tha nhân! Thế giới này đang mắc nợ những con người đã tận tuỵ làm việc quên mình để xây dựng thế giới mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Thế giới hôm nay rất cần những con người quân tử để cuộc đời được phong phú và yên vui hơn.
Chính Chúa Giê-su, Ngài đã sống điều đó. Ngài đã đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang. Ngài đã trở nên bất diệt khi Ngài trở thành hạt lúa chịu nghiền nát để trổ sinh muôn vàn bông lúa. Ngài đã trở nên vĩ đại khi Ngài dám chết vì bạn hữu. Thực vậy, người vĩ đại trong cuộc đời chúng ta không phải là những người nổi tiếng, không phải là các ngôi sao điện ảnh hay ca nhạc mà là chính những người đang hy sinh vì chúng ta. Họ là những người cha “chân lấm tay bùn” đang đổ mồ hôi nơi nương đồng, đang miệt mài nơi công trường. Họ là những người mẹ đang lặn lội ngược xuôi nơi bến chợ, đang hao gầy vì đàn con. Họ là những người anh, người chị đang bôn ba đó đây để bòn nhặt từng đồng tiền để phụ giúp gia đình. Đó là những con người cao cả, là những hạt lúa miến đang chịu nghiền nát vì tha nhân để trở thành tấm bánh cho anh em. Đó là những con người dám quên đi niềm vui riêng của bản thân để lo cái lo của đồng loại, để sống có ích cho tha nhân.
Nhưng thật đáng tiếc! Ý niệm phục vụ tha nhân. Ý niệm sống vì người khác đang mất dần trong thế giới hôm nay. Người ta đang lo cho bản thân. Người ta đang chạy theo danh lợi thú để thoả mãn nhu cầu của chính mình. Có mấy ai dám quên mình để sống cho thân nhân? Có mấy ai chịu nghiền nát đời mình để đem lại niềm vui cho tha nhân?
Thiết tưởng, mùa chay là mùa mời gọi chúng ta hãy sống cao đẹp hơn. Hãy hy sinh niềm vui của mình, những đam mê sở thích của mình để đem lại niềm vui cho những người chúng ta yêu mến. Thiết tưởng mùa chay là mùa mời gọi chúng ta hãy sống đúng với phẩm giá làm người của mình là biết sống vì hạnh phúc tha nhân. Chúa đã tạo dựng Eva vì niềm vui của Adam. Chúa cũng tạo dựng chúng ta vì niềm vui của thân nhân. Xin Chúa là Đấng đã chết cho người mình yêu, giúp chúng ta biết quảng đại hy sinh để kiến tạo niềm vui và hạnh phúc cho nhau. Amen
(tinmung.net)
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
HÌNH ẢNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ MỚI - DI DỜI TƯỢNG THÁNH ANTÔN.
13 giờ 30 ngày thứ bảy 24-3-2012 đã tổ chức di dời Tượng Thánh Antôn trên nóc nhà thờ xuống và chuyển vào Cung Thánh ( tạm thời ). Được biết sau khi xây dựng chân đài tại khu vực nhà thờ tạm xong, sẽ đặt Tượng Thánh Antôn ngay trước nhà thờ tạm.
Hữu Toàn.
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ THÁNH GIUSE 19.3.2012
Thứ Hai 19.3.2012, Mừng Kính Thánh Giuse, Bạn Trăm Năm Đức Maria. Tại Giáo xứ Thuận Phát là ngày cử hành Năm Thánh 50 Năm thành lập Giáo xứ, Mừng Bổn Mạng và cầu nguyện cho Giáo Họ Thánh Giuse, một trong 8 Giáo họ của Giáo xứ. Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Giuse đã phối hợp cùng với HĐMV.GX tổ chức Mừng Năm Thánh và Bổn Mạng Giáo họ rất long trọng và sốt sắng.
- 17g20 chương trình được bắt đầu bằng cuộc Rước Kiệu cung nghinh Thánh Giuse chung quanh nhà thờ do Cha Chánh xứ chủ sự, trước khi hiệp dâng Thánh Lễ.
Trong Thánh Lễ, Giáo họ Thánh Giuse đã tổ chức Dâng Lễ Vật với tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, qua lời cầu bàu của Thánh Cả, đã thương ban cho Giáo xứ, cách riêng là cho cộng đoàn Giáo họ được luôn mạnh khoẻ và bình an trong suốt năm qua.
Cuối Thánh Lễ Cha Chánh Xứ ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo họ Thánh Giuse, Quý Sơ Dòng MTG, (Dòng nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy) các ông, các anh và các cháu đã nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy. Sau lời chúc mừng của Cha Chánh xứ là một tràng pháo tay thật giòn của cả cộng đoàn hiện diện.
Kết thúc Thánh Lễ, Cha Chánh xứ chụp hình lưu niệm với cộng đoàn giáo họ Thánh Giuse.
- 19g30, được sự giúp đỡ của Sơ Bề trên và Quý Sơ cộng đoàn Mến Thánh Giá Thuận Phát, đông đảo giáo dân của Giáo họ Thánh Giuse và các giáo họ khác đã cùng với Cha Chánh xứ dâng giờ kinh Kính Thánh Giuse tại Đài Thánh Giuse trong khuôn viên tu viện (tu viện toạ lạc trên địa bàn Giáo họ Thánh Giuse).
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
THÁNH GIUSE 19.3
19 Tháng 3
THÁNH GIUSE
BẠN TRĂM NĂM ĐỨC MARIA
Thánh Giuse - Bóng thái sơn
Jos Tạ duy Tuyền
Một người phú hộ giàu có nọ, khi đến tuổi già yếu, biết mình đã gần đất xa trời, ông liền gọi những người mắc nợ đến để yêu cầu thanh toán nợ nần. Ông phán bảo những con nợ rằng: nếu các ngươi không thể trả nợ cho ta ở đời này thì các ngươi phải cam kết thề hứa một cách trọng thể là sẽ hoàn trả các món nợ của các ngươi ở kiếp sau, ta sẽ đốt hết các tờ khế ước mà các ngươi đã ký kết với ta. Nghe vậy, người thứ nhất mắc nợ ông 10 lượng vàng đến qùy gối thưa:
- Thưa ông, trong kiếp sau con hứa trả nợ cho ông bằng cách làm con ngựa để ông cưỡi lên và con sẽ đưa ông đi bất cứ nơi nào ông muốn.
Người thứ hai mắc nợ ông 100 lượng vàng cũng đến qùy gối và thưa:
- Thưa ông, trong kiếp sau con xin chấp nhận làm trâu kéo cày, kéo xe chở đồ cho ông để hoàn trả món nợ đời này.
Người phú hộ ưng nhận lời hứa của hai người này và bằng lòng đốt tờ khế ước xóa nợ cho họ.
Sau cùng, người thứ ba với món nợ cũng rất khổng lồ là 1000 lượng vàng cũng đến qùy gối trước mặt ông và thưa:
- Thưa ông, để hoàn trả món nợ khổng lồ của con với ông từ trước đến nay, kiếp sau con sẽ làm cha của ông.
Nghe vậy, người phú hộ tức giận, ông truyền đem roi sắt đến đánh cho một trận nhừ tử vì tội vô lễ và bất kính, nhưng người này bình tĩnh giơ tay ngăn cản người phú hộ và xin được phân trần sự việc. Ông nói:
- Thưa ông, con vốn biết món nợ của con lớn lao lắm, cho dù kiếp sau con có làm thân trâu ngựa cũng không đủ trả nợ cho ông, nhưng con sẵn sàng làm cha của ông, vì chắc hẳn ông cũng quá rõ trách nhiệm nặng nề của cha mẹ đối với con cái mình. Con sẽ làm việc ngày đêm để lo cơm ăn áo mặc cho ông. Con sẽ che chở cho ông như cha mẹ che chở đứa con thơ và chăm sóc ông những khi ông đau ốm cho tới tuổi già, con sẽ không ngại bao gian khó hy sinh nào, cho dù có phải hy sinh tính mạng để ông được no ấm và không thiếu thốn gì, và khi chết, con sẽ để lại cho ông tất cả gia tài mà con đã thu tích được với sức lao động và mồ hôi nước mắt của con. Ông thử nghĩ xem đó có phải là cách đẹp nhất để con trả món nợ khổng lồ kia cho ông sao?
Người giàu có lim dim đôi mắt trầm tư lắng nghe. Một lúc sau ông gật gù mỉm cười rồi đứng dậy đốt bỏ khế ước, tha món nợ khổng lồ của hắn như đã tha cho hai người trước.
Câu chuyện trên đây phản ánh phần nào về tình yêu và trách nhiệm của người cha trong gia đình. Khi con còn thơ "cha là con ngựa con cỡi con chơi", và khi con đã khôn lớn cha là chỗ dựa vững chắc cho con niềm tin, nghị lực dấn thân vào đời. Tình cha thật ấm áp, thật thân thương trìu mến. Tình cha là một tình yêu không thể thiếu cho con cái sự tự tin, tính ngay thẳng để bước đi trong cuộc đời như lời bài hát "Tình cha" đã diễn tả:
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương
Ngọt ngào như dòng nước tuôn đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan,
Ân tình đậm sâu bao nhiêu, Cha hỡi Cha già dấu yêu
Và con nhớ mãi những ngày tháng qua
Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng
Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha, gian khổ ngày đêm chăm lo
Mong muốn con được lớn khôn
Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh
Và Cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài
Nhè nhẹ hôn con và Cha khẽ nói: Này con yêu ơi...
Con hãy nhớ.. hãy nhớ... lời Cha sống cho nên người
và con hãy chớ bao giờ dối gian
Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm!
Những lời của Cha năm xưa
Con nguyện ghi sâu trong tim
Cha hỡi Cha già dấu yêu...
Vâng, chấp nhận trở nên người cha, người mẹ của ai là như tự gánh lấy cho mình một món nợ khổng lồ mà chỉ có thể hoàn trả đầy đủ bằng tình thương mà thôi. Thật vậy, tình thương của người cha là tình thương không tiền bạc nào có thể mua được. Nó là thứ tình thương chân thật và sâu xa, là phản ánh tình thương bao la của Thiên Chúa với nhân loại. Cho đi cách nhưng không và không mong được đền ơn báo đáp.
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội tôn vinh một người cha trong gia đình là Cha Thánh Giuse. Ngài đã trở thành mẫu gương cho tấm lòng của một người cha luôn dấn thân cách dứt khoát, không nề quản gian nan để bảo vệ gia đình và giúp gia đình vượt qua những sóng gió nghi nan. Ngài luôn bình tâm trước mọi biến cố thăng trầm của dòng đời. Ngài luôn can trường để vượt qua mọi gian nan khốn khó. Ngài không chùn bước trước khó khăn và nhất là luôn đón nhận thánh ý Chúa với niềm tin yêu phó thác và cậy trông.
Nhìn vào cuộc đời của Ngài, có lẽ Ngài là một người cha đầy bôn ba, đầy vất vả. Ngài đã phải dẫn dắt gia đình đi qua biết bao sóng gió nguy nan ùa tới như muốn nhận chìm gia đình. Sự khốn khó nguy nan đã khởi sự từ ngày Con Thiên Chúa hạ sinh. Thánh Giuse đã phải đối phó với biết bao cực nhọc. Từ việc bôn ba tìm kiếm quán trọ cho mẹ con hài nhi. Rồi đưa vợ con trốn chạy sang Ai Cập. Nơi đất khách quê người Ngài đã phải vật lộn với miếng cơm manh áo từng ngày cho gia đình. Thế nhưng, Ngài đã vượt qua tất cả. Ngài vẫn mãi mãi là chỗ dựa vững chắc cho gia đình thánh gia. Ngài đã chu toàn bổn phận một gia trưởng trong gia đình đầy khó khăn, với những sóng gió tư bề. Vì thế, cuộc đời của Ngài thực sự là một mẫu gương cho các người cha. Một người cha không sợ nghi nan, không thoái thác trách nhiệm nhưng luôn là điểm tựa cho gia đình được yên vui và hạnh phúc.
Và có lẽ, cuộc đời hôm nay vẫn rất cần những con người như Cha Thánh Giuse. Một người cha để bảo vệ gia đình khỏi những sự tấn công của tục hoá đang làm băng hoại luân lý gia đình và xã hội. Một người cha có trách nhiệm để mang lại cho vợ con điểm tựa của cuộc sống. Một người cha dám quên đi hạnh phúc riêng của mình để mang lại an cư lạc nghiệp cho gia đình. Một người cha biết tuân phục thánh ý Chúa để nêu gương sống đạo cho con cái. Một người Cha dám chấp nhận mọi đắng cay, cực khổ để mong mỏi đàn con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:
"Còn Cha gót đỏ như son
Ðến khi Cha mất, gót con dính bùn"
Ước mong cho các người cha trong giáo xứ chúng ta luôn biết noi gương thánh Giuse để trở thành chỗ dựa cho đàn con. Ước gì tình thương và tấm lòng của mọi người làm cha đểu được con cái tôn vinh:
Cha là núi cả trên cao
Cho con sỏi đá đi vào trần gian
Cha là nghiêm khắc vô vàn
Cho con chân cứng đá mềm trường chinh
Chính tình cha vững bền như thế mà đạo làm con luôn dạy phải khắc ghi trong lòng:
"Công Cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Amen
(tinmung.net)
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY B (Ga 3, 14-21)
YÊU CHÚA
Sưu tầm
Chúa Giêsu dùng hình ảnh con rắn đồng để ám chỉ về cái chết cứu chuộc của Ngài. Con rắn đồng là gì? Đây là một câu chuyện thời xưa được Chúa nhắc lại, khi dân Do Thái lang thang trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, họ đã nhiều lần kêu trách Chúa, họ nói rằng: tại sao lại đưa họ vào sa mạc để họ phải khổ như thế này? Số người Do Thái lúc đầu ra khỏi Ai Cập khoảng hơn hai triệu người, con số không phải nhỏ bé, họ được Chúa ban manna ăn mỗi ngày, nhưng rồi họ cũng chán ngán, họ phàn nàn: chẳng có gì vui, chẳng có gì ngon, chỉ có mỗi manna chán ngắt. Khi họ kêu trách Chúa như vậy tức là họ bày tỏ một tấm lòng hết tin tưởng, họ muốn quay trở về với kiếp nô lệ để được ăn củ hành củ tỏi, họ đã mất niềm tin vào Chúa. Có lần Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện khắp nơi và cắn chết nhiều người, khi đó họ mới nhớ ra tội mình bội tín, bất trung với Chúa, họ ăn năn và cầu cứu với ông Môsê xin Chúa tha thứ. Chúa động lòng thương bảo ông Môsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cây cao, để bất cứ ai bị rắn lửa cắn, nhìn lên con rắn đồng này thì được cứu sống.
Thật ra con rắn đồng kia chỉ là một thứ kim loại vô tri vô giác, tự nó không có khả năng hay quyền hành gì để cứu giúp người ta lúc ấy, yếu tố cứu giúp người ta chính là đức tin. Việc nhìn vào con rắn đồng kia là biểu hiệu một lòng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát ra bên ngoài bằng cái nhìn, nhờ đức tin mà Chúa đã cứu họ. Và đó là ý nghĩa của câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Ngày xưa, Môsê treo con rắn đồng thế nào thì Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Nói vậy là Chúa có ý ám chỉ cái chết của Ngài, Ngài sẽ chết cách nào, Ngài sẽ bị treo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại.
Nói rõ hơn, ngày xưa, dân Do Thái muốn được khỏi bệnh rắn cắn thì nhìn lên rắn đồng, còn ngày nay, chúng ta muốn khỏi bị trầm luân, hư mất đời đời thì chúng ta cần tin vào Chúa Giêsu, nhận cái chết chuộc tội của Ngài, để Ngài đem hạnh phúc trường sinh cho. Nói như vậy là để chúng ta ý thức tình trạng tội lỗi của mình, nếu chúng ta không biết mình là người có tội, là người phải cần tới Chúa, thì cái chết của Chúa cũng giống như bao nhiêu cái chết khác, không liên quan gì đến mình, hay cùng lắm chúng ta coi cái chết của Ngài cũng như cái chết của một vị anh hùng, nếu như vậy thì cái chết của Chúa sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến chúng ta, thái độ đó cũng chẳng khác gì thái độ của những người Do Thái xưa kia nhìn lên rắn đồng với cặp mắt nghệ thuật, nên vẫn bị chết. Chúng ta phải ý thức rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân, bị rớt xuống vực thẳm, không thể tự cứu nổi mình, chứ đừng nói cứu người khác, vậy cần phải có một người ở trên, ở ngoài cứu vớt chúng ta, đó là Chúa Giêsu, Chúa cứu chúng ta bằng cách chết thay cho chúng ta, nếu chúng ta tin nhận như thế là chúng ta đã bắt đầu đi vào con đường cứu độ của Chúa.
Như vậy bài học Chúa Giêsu dạy đã quá rõ ràng, đó là chúng ta phải tin vào Chúa thì mới được cứu rỗi. Nói tới niềm tin chúng ta thấy sống trên trần gian này bất cứ ai cũng có niềm tin, lòng tin hay đức tin. Con người ta sống không thể nào thiếu vắng điều này, chúng ta không tin điều này thì tin điều khác, không tin người này thì tin người khác, chúng ta tin nhau, cha mẹ tin con cái, con cái tin cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, trường học, trao đổi xã hội… đều lấy lòng tin làm căn bản. Từ một em bé đến trường, em có tin cô giáo dạy học được, em mới đi học, cuộc sống chúng ta trao đổi hàng quà, đồng tiền, công thợ… đều đặt vào lòng tin tưởng nhau, nếu không tin tưởng nhau chúng ta không thể nào gặp gỡ và nói chuyện với nhau được. Nói khác đi, chúng ta có gần gũi nhau hay không, thương yêu nhau hay không, điều đó cũng tùy thuộc vào lòng tin, chính lòng tin tạo nên hy vọng, tình yêu, một gia đình cùng một lòng tin “tát bể đông cũng cạn”. Như vậy, tin là chuyện bình thường trong cuộc sống, từ đó chúng ta dễ hiểu lòng tin trong lãnh vực tôn giáo, đối với chúng ta, đó là đức tin.
Cũng thế và hơn thế, Thiên Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta phải có một đức tin sắt son vào Ngài, có bấy nhiêu thôi, nếu chúng ta không tin Ngài thì tin ai? Tin vào mình chăng? Tin vào tài trí, hy vọng vào chính mình, vào đời mình chăng? Làm như vậy là gánh vàng đem đổ sông Ngô, là xây nhà trên cát. Chúng ta tin Chúa, chắc chắn rồi, chúng ta tin lời Chúa, cũng chắc chắn rồi, nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải tin Chúa thương yêu chúng ta. Chúng ta tin Chúa là Cha rất gần gũi con cái, đùm bọc, che chở, quan phòng, rất toàn năng, đó là bấy nhiêu của lòng tin. Từ lòng tin đó chúng ta bắt đầu yêu Chúa. Chúng ta tin nên chúng ta yêu, hay yêu rồi tin cũng thế, chỉ biết rằng lòng tin nâng đỡ tình yêu, và tình yêu nâng đỡ lòng tin, có tin mới yêu, cũng như có yêu mới tin.
Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, chúng ta đã đi được một nửa đường của Mùa Chay. Mùa Chay kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối, sửa đổi đời sống. Chúng ta là những người tội lỗi, chúng ta tin Chúa yêu chúng ta hơn những người trần gian yêu chúng ta nhất, nên chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta khi chúng ta xin lỗi Ngài. Vậy để biểu lộ lòng chúng ta tin yêu Chúa, chúng ta hãy ăn năn sám hối.
(tinmung.net)
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
THƯ CÁM ƠN ĐỨC HỒNG Y TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN SAIGON
Thư cám ơn Đức Hồng Y của Đức Ông Ettore Balestrero
WGPSG -- Trở về Roma sau chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam vào cuối tháng 2-2012, Đức Ông Ettore Balestrero (Thứ trưởng đặc trách Quan hệ với các Quốc gia) gửi thư cảm ơn Đức Hồng Y đã tiếp đón Phái đoàn Tòa Thánh thật nồng hậu. Dưới đây là nội dung lá thư:
Vatican, ngày 13 tháng 3 năm 2012
Trọng kính Đức Hồng y,
Phái đoàn Tòa Thánh đã về tới Rôma sáng ngày 2 tháng 3 như đã định trước, mang theo những hình ảnh sống động đáng nhớ của Tổng Giáo phận của ngài.
Chúng tôi thực rất hạnh phúc được dâng Thánh lễ trong Nhà nguyện - là ngôi nhà cổ kính nhất thành phố - và đã có thể viếng Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà, thăm Đại Chủng viện, Đan viện Cát Minh, Cộng đoàn nữ tu Thánh Phaolô thành Chartres, giáo xứ Thuận Phát và những cơ sở Công giáo khác nữa. Thêm vào đó, nhờ sự tổ chức tốt đẹp của ngài, phái đoàn đã rất vui được gặp gỡ các giám mục của giáo tỉnh Sài Gòn.
Cùng với các thành viên khác của phái đoàn Tòa Thánh, tôi muốn bày tỏ niềm tri ân sâu sắc của tôi vì sự tiếp đón nồng hậu và sự quan tâm thật tế nhị của ngài đối với chúng tôi trong thời gian chúng tôi lưu lại TP.HCM. Tôi cũng xin ngài vui lòng chuyển đạt lời cám ơn chân thành của chúng tôi đến Đức Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm và những cộng sự viên thân thiết của ngài tại Tòa Tổng Giám mục.
Tôi cầu xin Chúa Ba Ngôi chí thánh, nhờ lời khẩn cầu của Đức Mẹ La Vang, ban cho ngài tràn đầy ân sủng thiêng liêng, đặc biệt cho công việc mục vụ và truyền giáo của ngài. Ước gì, nhờ thừa tác vụ của ngài, cộng đoàn Dân Chúa - được giao phó cho ngài - cũng có thể nhận được tràn đầy phước lành như thế.
Thưa Đức Hồng y, xin ngài nhận nơi đây những tình cảm thân thiết nhất trong Thiên Chúa và những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi vào những ngày cận kề lễ Phục Sinh.
Đức Ông Ettore Balestrero
Thứ trưởng đặc trách Quan hệ với các Quốc gia
Thứ trưởng đặc trách Quan hệ với các Quốc gia
(WGPSG)
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
THU DỌN, DI DỜI ĐỒ ĐẠC, THÁO DỠ NHÀ GIÁO LÝ, VĂN PHÒNG GIÁO XỨ
Từ sáng Thứ Ba 13.3.2012 HĐMVGX và cộng đoàn đã bắt đầu tiến hành công việc thu dọn, di dời đồ đạc, tháo dỡ đèn quạt và nguồn điện khu vực Văn Phòng Giáo Xứ, Nhà Giáo Lý, Phòng Vĩnh Hằng... để giao vườn không nhà trống cho đơn vị thi công tháo dỡ, chuẩn bị mặt bằng để ép cọc thử tải thi công nền móng nhà thờ mới.
Hôm nay Thứ Sáu 16.3.2012 đơn vị thi công đã đào lỗ đóng cừ để làm móng dựng nhà thờ tạm trước khi tháo dỡ nhà thờ cũ.
Hữu Toàn.
Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012
ĐÀNG THÁNH GIÁ MÙA CHAY 2012 VỚI MẸ TÀPAO
Đàng Thánh Giá Mùa Chay 2012 với Mẹ Tàpao
Chiều tháng 3, trời Tàpao hanh nóng, không gian nhuốm vẻ tĩnh mịch trong rán chiều. Tất cả như mặc lấy bầu khí của Mùa Chay Thánh. Trong tâm tình sốt sắng, đông đảo anh em Gia trưởng và khách hành hương đã quy tụ về trong đêm 12.3.2012 để cùng với Đức Giám Mục GP Phan Thiết đi đàng Thánh Giá trọng thể tại quảng trường Trung tâm Tàpao.
(gpphanthiet.com)
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật III mùa Chay năm B.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY B (Ga 2, 13-25)
THÁNH LUẬT
(Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B)
Bất cứ một quốc gia nào, một tổ chức nào, một gia đình nào, một nhóm nào, dù chỉ là một “nhóm” vài người,… cũng đều phải có luật lệ, nội quy, quy tắc, hoặc nguyên tắc để bảo đảm trật tự – ở phạm vi lớn gọi là an ninh, ở phạm vi thế gới gọi là hòa bình.
Luật vị nhân sinh – luật vì con người, chứ con người không lệ thuộc luật, bởi vì luật có sau con người nên luật được lập ra cốt để phục vụ con người, giúp xã hội tốt hơn. Còn lề luật của Thiên Chúa là Thập Giới, tức là Mười Điều Răn. Luật Chúa là Thánh luật, là Thánh chỉ, là luật giao ước, là Ý Chúa.
THẬP GIỚI
Thiên Chúa đã tạo dựng con người, cho con người tự do, vì chính Ngài “đưa dân Chúa ra khỏi đất Ai Cập, để thoát khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20:2). Thoát khỏi nô lệ là được tự do. Tự do rất cần, mà Thiên Chúa đã cho con người tự do, nhưng đồng thời Ngài cũng có luật đòi hỏi con người phải thực hành: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta. Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ” (Xh 20:3-4).
Phúc âm nhất lãm lặp lại Giới răn thứ nhất: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Mt 22:37; Mc 12:30; Lc 10:27), hoặc như tiên tri Samuel xác định: “Hãy phụng thờ Đức Chúa hết lòng” (1 S 12:20). Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất (Mt 22:39). Theo kinh Mười Điều Răn, chúng ta quen đọc là “thứ nhất, thờ phượng và kính mến Người trên hết mọi sự”.
Rồi Thiên Chúa nói tiếp: “Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ: vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi” (Xh 20:5a). Ngài không ngần ngại tự nhận Ngài là “một vị thần ghen tương” (Xh 20:5b), và Ngài nhấn mạnh: “Đối với những kẻ ghét Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông” (Xh 20:5c). Có phải vì Thiên Chúa đã “ấn định” như vậy nên ngày xưa người ta cũng có luật “tru di tam tộc” chăng?
Nghe cách nói của Chúa có vẻ “gay gắt” nhưng thực ra không phải vậy. Ngài không độc đoán, vì Ngài luôn yêu thương và hứa chắc chắn: “Những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta thì Ta trọn niềm nhân nghĩa đến ngàn đời” (Xh 20:6). Ngài rất tâm lý và công bằng, Ngài “bắt buộc” cái này thì Ngài lại “thưởng công” cái khác. Công lý là thế. Chính tác giả Thánh vịnh đã xác định: “Chúa giữ gìn những ai thành tín, nhưng thẳng tay trừng trị người ăn ở kiêu căng” (Tv 31:24). Thiên Chúa còn giải thích rõ ràng: “Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Đức Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng” (Xh 20:7). Đó chính là Giới răn thứ hai: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”.
Sách Xuất hành, chương 20, câu 9-17 “liệt kê” các Giới răn từ thứ ba tới thứ mười: “Ngươi hãy nhớ ngày Sa-bát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày Sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa đã chúc phúc cho ngày Sa-bát và coi đó là ngày thánh. Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi. Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian hại người. Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta”.
VUI, BUỒN VÌ LUẬT
Vô tri bất mộ – không biết nên không yêu thích. Càng hiểu biết thấu đáo điều gì thì người ta càng yêu quý. Tác giả Thánh vịnh đã vui mừng thốt lên: “Luật pháp Chúa quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh Ý Chúa thật là vững chắc, cho người dại nên khôn” (Tv 19:8). Luật pháp khiến người ta “sáng mắt” để khả dĩ phân biệt đâu là đúng và đâu là sai. Còn Luật Chúa khiến “người dại hóa khôn”. Chính các “huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng” có thể “làm hoan hỷ cõi lòng” và “mệnh lệnh Chúa minh bạch” để làm cho “đôi mắt rạng ngời” (Tv 19:9). Tác giả Thánh vịnh chân nhận “quyết định Chúa phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh” nên thực sư “quý báu hơn vàng ròng muôn lượng” và “ngọt ngào hơn mật ong nguyên chất” (Tv 19:10-11). Như vậy, luật làm cho người ta hạnh phúc hơn chứ không làm cho người ta bị gò bó, lệ thuộc, hoặc đau khổ. Luật phải hợp lòng dân, phải bắt nguồn từ yêu thương chứ không vì tư lợi, nếu không thì đó chỉ là ác luật để hành dân, là luật không hợp lý, và luật đó khiến người dân khổ sở. Tất nhiên luật đó trái với Ý Chúa. “Quan nhất thời, dân vạn đại”, người ta thường nói vậy.
Cuộc sống luôn có những điều trái ngược, như người ta thường nói: “Chín người mười ý”, và đôi khi có những tình huống rất khó xử. Không ai chịu nghe ai, nếu không có nghiêm luật thì xã hội sẽ rối loạn. Thánh PhaoLô nói: “Người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan” (1 Cr 1:22). Hai thái cực khác nhau. Còn những người tin yêu Chúa, như thánh Phaolô, thì “lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ” (1 Cr 1:23). Người ta chỉ theo những người có uy tín – dù “uy tín” đó chỉ là vàng bạc, chức tước, địa vị, quyền hành,… chứ ai lại ủng hộ người “nghèo rớt mồng tơi”, không có cục đất chọi chim? Người ta còn “chửi xéo” là kẻ “thừa nói thiếu ăn”! Những người “chịu” theo Chúa chắc chắn cũng bị người ta cho là “tâm thần”, là “ngu xuẩn”, là “dại dột”, hoặc chí ít cũng là “khờ khạo”. Tuy nhiên, “đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1:24).
Thiên Chúa là “dị nhân” đúng nghĩa, với những động thái “ngược đời”, hoàn toàn khác loài người. Trong xã hội cũng vậy (cả đạo lẫn đời), những người có tư tưởng “mới” là những người “đi trước thời đại”, có khả năng “nhìn xa, nhìn rộng”, nhưng họ thường bị coi là cấp tiến, bị xa lánh, bị cô lập, bị ghét bỏ, thậm chí là bị hại. Thức tế cho thấy đã có những người chỉ được chấp nhận là vĩ nhân sau khi họ đã chết lâu rồi – đơn vị thời gian có thể tính bằng thế kỷ. Thật là buồn! Những người có tư tưởng mới mà “yếu bóng vía” sẽ ái ngại rồi có thể “bỏ của chạy lấy người”. Còn những người “dị ứng” với những tư tưởng mới thì chỉ là những người không theo kịp thời đại, thậm chí có thể là “tiểu nhân”, hoặc không muốn người khác hơn mình!
Riêng thánh Phaolô, sau lần ngã-ngựa-chí-tử, ngài chợt nhận ra cái “ngược-đời-xem-chừng-nghịch-lý” kia, và đã can đảm xác nhận: “Cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1 Cr 1:25). Cũng có lần Thiên Chúa đã nói: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (Is 55:8-9).
THỰC HÀNH LUẬT
Thánh sử Gioan kể: Gần dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu lên thành Giêrusalem, Ngài hết sức ngạc nhiên khi thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Ngài liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Ngài đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Ngài nói thẳng với những kẻ buôn bán: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán” (Ga 2:16). Lúc đó, các môn đệ “giật mình” nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Ga 2:17; Tv 69:10). Thấy Chúa Giêsu “nổi nóng” và dám chê họ sai, người Do Thái ấm ức hỏi: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?” (Ga 2:18). Đức Giêsu thản nhiên đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2:19). Đền Thờ Giêrusalem phải mất 46 năm mới xây xong, thế mà Chúa Giêsu nói có thể xây lại chỉ nội trong 3 ngày. Đối với họ thì đúng là Chúa Giêsu sinh sống gần kho đạn, “nổ” hết mức, hoặc là “tâm thần” thật. Tuy nhiên, Ngài muốn nói về chính thân thể Ngài mà họ không thể nghĩ kịp tư tưởng của Ngài. Ngay cả các môn đệ, dù đã từng rong ruổi với Ngài khắp nơi, cùng chia ngọt sẻ bùi với Ngài, hẳn là phải hiểu Ngài, thế mà các ông cũng đã “miệng chữ A, mắt chữ O” khi nghe Sư phụ mình nói như vậy!
Mãi đến khi Chúa Giêsu từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ mới “tá hỏa tam tinh” mà nhớ lại điều Ngài đã nói thì mới đủ tin vào Kinh Thánh và lời Ngài nói. Trong lúc Ngài ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều người tin Ngài vì đã chứng kiến các dấu lạ Ngài làm. Thế nhưng chính Đức Giêsu chưa đủ tin họ, vì Ngài biết rõ có gì trong lòng con người.
Chúng ta cũng chẳng hơn gì người Do Thái, thấy cái gì lạ thì tin ngay, nhưng rồi “đâu lại vào đấy”, xin và được ơn thì tin lắm, xin không được thì “nhăn mặt” và nghĩ: “Kỳ vậy ta?”. Thậm chí, đôi khi chúng ta cầu nguyện mà kỳ thực chúng ta đang “ngã giá”, “hối lộ” hoặc “mua chuộc” chính Chúa và các vị thánh mà chúng ta cho là “thiêng lắm”! Thật đáng để chúng ta phải trầm tư suy nghĩ nhiều với câu hỏi của Chúa: “Cho đến bao giờ nữa quý vị từ chối, không tuân giữ các mệnh lệnh và luật lệ của Tôi?” (Xh 16:28).
Lạy Chúa, chúng con chợt thấy mình như những kẻ bơ vơ, lạc hướng trong thế giới ngày nay, vì khó tìm được người đáng tin cậy, trong khi xung quanh chúng con có nhiều thần ô uế, thần bạc tiền, thần nhục dục, thần danh vọng, thần địa vị, thần quyền lực,… Đôi khi chúng con còn mắc những bệnh trầm kha trong cách nhìn, trong nếp nghĩ, và trong lối sống, thế nên chúng con vẫn bỏ mặc những người sống bên lề xã hội, mặc họ bị bóc lột, bị áp bức, bị khinh miệt, bị tước đoạt nhiều thứ… Chúng con xin lỗi Chúa. Xin Ngài thương giúp chúng con nhận ra chính mình để có thể nhìn rõ tha nhân mà chạnh lòng thương họ bằng chính trái tim của Đức Kitô, đồng thời giúp chúng con dám chấp nhận mọi thứ dù phải thiệt thân. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
GIẢI CỨU MỘT PHỤ NỮ BỊ XIỀNG TRONG RỪNG
Giáo Phận Kontum giải cứu một phụ nữ
bị xích xiềng trong rừng hơn hai năm
(nguồn : GP.Kontum)
THÁNH LỄ TẠ ƠN NGÀY 8-3 VÀ NIỀM VUI GIÁO XỨ
Thánh Lễ chiều ngày 8.3.2012, Cha Chánh Xứ đã dâng Lễ tạ ơn và chúc mừng Quý Soeurs, quý bà, quý cô và chị em nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ.
Cuối Lễ Cha Chánh Xứ đã thông báo một tin vui cho giáo xứ, Cha đã đọc nguyên văn quyết định của UBND thành phố HCM, cho phép giáo xứ xây dựng Thánh đường mới, mà lâu nay Cha và cộng đoàn đang chờ đợi.
Phần 1
tiếp theo
Hữu Toàn.
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
PHÂN ƯU
PHÂN ƯU
Giáo Xứ THUẬN PHÁT TGP.SAIGON nhận được tin :
Ông Cố PHANXICÔ XAVIÊ
NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Sinh năm 1924
là Thân phụ Cha Giuse Nguyễn Hồng Quân,
Giáo Phận Mỹ Tho, đang học ở Philippines
đã an nghỉ trong Chúa lúc 00g30 ngày Thứ Hai 05.3.2012
tại tư gia Ấp 6, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Thánh lễ an táng sẽ cử hành lúc 09g30 ngàyThứ Năm 08.3.2012
tại nhà thờ Giáo xứ Hiệp Hòa, Giáo Hạt Đức Hoà, Giáo Phận Mỹ Tho.
do Đức Cha Phaolô BÙI VĂN ĐỌC, Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho chủ tế.
Sau đó mai táng tại đất tổ quê nhà
Ấp 6, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Xin được chia sẻ nỗi niềm bùi ngùi, thương nhớ Ông Cố Phanxicô Xaviê cùng Cha Giuse Nguyễn Hồng Quân và tang quyến. Nguyện xin Chúa sớm đón nhận linh hồn Ông Cố Phanxicô Xaviê về hưởng Nhan Thánh Chúa.
Lm. Gioakim Lê Hậu Hán, Chánh Xứ
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
TGP.Saigon
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
TGP.Saigon
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
TRANG XÂY DỰNG
Kính thưa quý độc giả khắp nơi và quý cộng đoàn.
Để kịp thời thông tin đến quý vị và cộng đoàn về tiến trình xây dựng nhà thờ mới. Kể từ hôm nay Thứ Ba ngày 06.3.2012, trang tin điện tử Giáo Xứ Thuận Phát mở thêm trang chuyên đề XÂY DỰNG. Rất mong quý độc giả và cộng đoàn cùng hiệp thông với Giáo Xứ Thuận Phát trong lời cầu nguyện xin Chúa cho công việc xây dựng Nhà Chúa tại Giáo Xứ Thuận Phát gặp được nhiều thuận lợi, an toàn và nhanh chóng hoàn thành.
Xin chân thành cám ơn quý độc giả và quý cộng đoàn.
thuanphat's blog
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012
VIDEO THÁNH LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG GIÁO XỨ THUẬN PHÁT NGÀY 03-03-2012
Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên Xây Dựng Thánh Đường Giáo Xứ Thuận Phát do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Saigon chủ tế và hơn 40 linh mục trong và ngoài Giáo Phận đồng tế diễn ra lúc 9 giờ 30 ngày 03.3.2012.
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần cuối.
Phần cuối.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012
LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ THỜ MỚI
Gx Thuận Phát : Lễ đặt viên đá đầu tiên
Ví như CHÚA chẳng xây nhà,
Thợ nề vất vả cũng là uổng công (Tv 127:1)
Thợ nề vất vả cũng là uổng công (Tv 127:1)
Mô hình nhà thờ mới |
TGP SAIGON – Gx Thuận Phát (còn gọi là nhà thờ Antôn) tọa lạc tại 253 Trần Xuân Soạn, P. Tân Kiểng, Q. 7, thuộc Giáo hạt Xóm Chiếu, TGP Saigon, được thành lập năm 1961, LM quản xứ tiên khởi là Antôn Đỗ Minh Độ. LM quản xứ hiện nay là Gioakim Lê Hậu Hán (sn 1969), cha sở thứ 4 của giáo xứ.
Nhà thờ được xây mới năm 1965, trùng tu nhà thờ năm 2000, nhưng số giáo dân và di dân ngày càng đông, nhà thờ không đủ đáp ứng nhu cầu phụng vụ. Do đó, được phép của giáo quyền, 9g30 sáng thứ Bảy, 3-3-2012, ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn đã chủ tế thánh lễ và nghi thức đặt viên đá đầu tiên – theo cách nói đời thường là “động thổ”.
Cùng đồng tế với ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn có hơn 40 linh mục trong và ngoài TGP Saigon. Có khoảng 1.000 người tham dự. Trong số quan khách có các vị đại diện của ban tôn giáo chính phủ, các vị đại diện của Tin Lành và Phật giáo.
ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn chia sẻ: “Lời Chúa hôm nay nhắc nhở tôi mấy điều: (1) Thiên Chúa là sự sống, Thiên Chúa là tình yêu. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống, thì Ngài cũng ban cho chúng ta tình yêu. Đó là hạt giống. (2) Chúng ta phải làm sao? Chúng ta phải tìm đến tận gốc rễ yêu thương là Thiên Chúa. Chúa dạy chúng ta cách mến Chúa và yêu người, chúng ta phải thực hành tình yêu thương đó. Vì thiếu yêu thương mà thế giới có chiến tranh, có đổ máu. Chúng ta cần có ơn của Chúa Thánh Thần thì chúng ta mới có thể yêu thương nhau. Tạ ơn Chúa làm cho Gx Thuận Phát tiến triển. Xin Chúa luôn đồng hành, mở lòng chúng ta để chúng ta có thể đón nhận ty Chúa và chia sẻ yêu thương với mọi người”.
Phần nghi thức đặt viên đá đầu tiên, 3 mẹ con vị ân nhân cầm “viên đá nền tảng”, tiếp theo là các đại diện các gia đình trong xứ cầm viên đá có ghi tên gia trưởng. Như vậy, gia đình nào cũng được “ghi danh” trên bảng tri ân của giáo xứ khi nào nhà thờ hoàn thành.
Mọi người thuộc Gx Thuận Phát vui mừng phấn khởi không chỉ vì sắp sửa có ngôi nhà thờ mới, mà họ còn được tận hưởng một niềm vui thánh đức khác là giáo xứ đang còn dư âm mừng Năm Thánh 50 năm thành lập giáo xứ (1961-2011). Có một “nét mới” ở Gx Thuận Phát là chung quanh nhà thờ có những câu Kinh thánh được ghi trên các rèm của các mái che di động như: “Có thì nói có, không thì nói không” (Gc 5:12), “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20:3), “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8),…
Những câu Kinh thánh ngắn gọn nhưng chắc hẳn có tác dụng tốt, vì hằng ngày giáo dân nhìn thấy sẽ dần dần thấm sâu vào tiềm thức để có thể phát sinh hành động.
Xây dựng nhà thờ là việc là rất tốn kém cả vật chất và thời gian, cần nhiều người hợp tác về nhân lực và tài chính. Thật may mắn cho Gx Thuận Phát khi có một vị ân nhân đặc biệt đã tình nguyện “nâng” cả ngôi thánh đường sắp xây dựng mới hoàn toàn này. Vị ân nhân đó là bà quả phụ Micae Bùi Văn Sáu, nhũ danh Luxia Nguyễn Thị Thanh.
Được biết tổng chi phí xây dựng nhà thờ mới là 32 tỷ đồng. Giáo dân Gx Thuận Phát vui vẻ “khoe” rằng: “Quả thật, đó là Hồng ân Thiên Chúa, vì Chúa đã gởi một vị ân nhân đến cho chúng tôi”.
Nhà thờ là nơi thánh, là Thánh đường, là Nhà Chúa, vì chính Thiên Chúa đã xác định: “Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân” (Is 56:7). Cầu mong cho việc xây dựng Nhà Chúa của Gx Thuận Phát được tốt đẹp “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi Ơn Chúa” (Kinh Sáng Soi).
PHÁI ĐOÀN TOÀ THÁNH THĂM GIÁO XỨ THUẬN PHÁT 29-02-2012
Sau khi kết thúc Cuộc họp Vòng 3 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam–Vatican diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27 và 28 tháng Hai 2012, Phái đoàn ngoại giao Tòa Thánh đã vào Thành Phố HCM thăm Giáo Phận Saigon.
Vào lúc 20g00 ngày 29-02-2012 phái đoàn gồm có Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh; Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương thuộc Bộ Truyền Giáo đã được Đức Hồng Y Gioan Bt. Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục TGP. Saigon hướng dẫn đến thăm Giáo xứ Thuận Phát, Quận 7.
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật II mùa Chay năm B.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY B (Mc 9, 2-10)
NHÌN VÀO MẶT TỐT
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Khi Chúa Giê-su tỏ cho các môn đệ biết Người phải lên Giê-ru-sa-lem để chịu khổ hình và chịu chết, các môn đệ cảm thấy rúng động tâm hồn!
Không lẽ cuộc đời của Thầy Giê-su lại kết thúc bi đát đến thế ư?
Đã bao lần họ mơ tưởng đến một tương lai huy hoàng khi được ngồi bên tả, bên hữu vua Giê-su trong vương quốc vinh hiển của Người; lẽ nào giấc mộng vàng đó lại sớm tan thành mây khói? Nếu Chúa Giê-su mà còn phải chịu số phận oan nghiệt như thế thì số phận các ông rồi sẽ ra như thế nào đây?
Không chấp nhận viễn ảnh đen tối ấy, ông Phê-rô kéo riêng Chúa Giê-su ra và lên tiếng trách móc, tìm cách can gián để Người đừng đón nhận sứ mạng đau thương ấy (Mc 8, 32).
Để củng cố tinh thần các môn đệ đang sa sút trước tin chẳng lành vừa loan báo, “sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông … tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su.”
Bấy giờ tinh thần ba môn đệ hết sức phấn chấn. “Ông Phê-rô thưa với Chúa Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”
“Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”
Thế là nhờ chứng kiến sự vinh hiển của Chúa Giê-su trong giờ phút vinh quang của Người trên núi cao, ít nữa có môn đệ Gioan vững bước theo Chúa Giê-su đến cùng trên đường khổ nạn.
Đời người có mặt tối và mặt sáng, có mặt tốt và mặt xấu, có mặt phải và mặt trái, có lúc phấn khởi vui tươi cũng có những lúc ủ dột ưu sầu.
Cuộc đời Chúa Giê-su cũng có mặt sáng mặt tối. Mặt tối là đêm vườn Dầu đau thương ảm đạm; mặt sáng là cuộc biến hình sáng láng trên núi cao. Nếu các môn đệ chỉ nhìn thấy mặt đen tối, mặt u ám của đêm vườn Dầu, lúc Chúa Giê-su bộc lộ nhân tính hèn yếu của mình, tỏ ra kinh khiếp hãi hùng trước cuộc khổ nạn sắp tới đến nỗi phải đổ mồ hôi máu và phải van lơn cầu khẩn với Chúa Cha xin cho khỏi uống chén đắng (Lc 22, 41-44)… mà không thấy được mặt sáng của Người trên núi cao thì các ông sẽ ngã lòng thất vọng. Và biết đâu, các vị đào tẩu hết, lấy ai làm nhân chứng cho biến cố phục sinh! Lấy ai loan báo Tin Mừng cứu độ?
Vì thế, Chúa Giê-su cho các ông thấy mặt sáng của Người trước, qua việc tỏ cho các ông thấy dung mạo sáng láng vinh hiển của Người, tỏ cho họ thấy Người là “Con yêu dấu của Thiên Chúa Cha” để động viên tinh thần các ông khỏi sa sút, thất vọng trong đêm vườn Dầu sắp đến.
Ngôi nhà nào cũng có mặt trước mặt sau. Nếu người ta chỉ nhìn mặt sau tồi tàn của ngôi nhà mà không nhìn mặt tiền hoành tráng của nó, người ta sẽ thất vọng vì nó.
Tấm huy chương nào cũng có mặt trái mặt phải. Nếu chỉ biết mặt trái sần sùi của tấm huy chương mà không để mắt đến mặt phải vinh hạnh của nó, thì người ta sẽ xem thường nó.
Hoa hồng rất đẹp và kiêu sa nhưng cũng đầy gai. Nếu người ta chỉ chú trọng đến những gai nhọn của hoa hồng mà không để ý đến sắc hương tuyệt vời của nó thì hoa hồng chẳng còn gì hấp dẫn.
Đối với người anh em chung quanh cũng thế. Mỗi người đều có mặt sáng và mặt tối, mặt tốt và mặt xấu. Không ai hoàn toàn tốt, chẳng ai hoàn toàn xấu. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào mặt đen tối của một con người, mà quên đi mặt sáng của họ; nhìn vào nhược điểm mà quên đi ưu điểm, thì chúng ta sẽ rất thất vọng về người đó.
Sự kiện Chúa Giê-su tỏ cho ba môn đệ thân tín cảm nhận thời khắc vinh hiển của Người trên núi cao để chuẩn bị tinh thần các ông đương đầu với thời khắc đen tối của Người trong đêm vườn Dầu và đêm khổ nạn, là bài học cho chúng ta trong tương quan với người khác.
Nhờ ngắm nhìn cụm hoa hồng rực rỡ kiêu sa và thưởng thức hương thơm dịu dàng của nó, người ta quên đi những gai nhọn đáng phàn nàn của nó.
Ước gì chúng ta cũng biết nhìn vào điểm sáng, điểm tốt, vào ưu điểm của người khác để dễ dàng cảm thông với những mặt trái, mặt xấu của họ.
Nhờ đó, chúng ta cảm thấy những người quanh dễ thương hơn; tương quan của ta với người khác được cải thiện tốt hơn và đời sống giữa chúng ta với nhau sẽ hạnh phúc hơn.
(tinmung.net)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)