PHIM HOẠT HÌNH
A. CỰU ƯỚC
1. NHỮNG CÂU CHUYỆN KINH THÁNH CỰU ƯỚC
XEM PHIM
2. CÂU CHUYỆN TẠO DỰNG
XEM PHIM
3. MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA CHÚA (The Ten Commandments)
XEM PHIM
4. CHUYỆN ÔNG MÔISÊ
XEM PHIM
5. HOÀNG HẬU ESTHER
XEM PHIM
6. TIÊN TRI DANIEL
XEM PHIM
7. TIÊN TRI GIONA
XEM PHIM
8. CON TẦU NOE
XEM PHIM
9. HOÀNG TỬ AI CẬP (The Prince Of Egypt)
XEM PHIM
10. SAMSON VÀ DALILA
XEM PHIM
11. GIODUÊ VÀ TRẬN CHIẾN THÀNH GIÊRICÔ
XEM PHIM
12. DAVIT VÀ GOLIAT (David Anh Goliath)
XEM PHIM
13. MƯỜI ĐIỀU RĂN 3D (The Ten Commandments - 3D)
XEM PHIM
14. TỔ PHỤ GIUSE
XEM PHIM
B. TÂN ƯỚC
1. CHUYỆN THÁNH GIOAN BAOTIXITA
XEM PHIM
2. CÂU CHUYỆN CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH
XEM PHIM
3. CHÚA GIÁNG SINH
XEM PHIM
4. MỘT VỊ VUA ĐÃ SINH RA
XEM PHIM
5. ĐẤNG LÀM PHÉP LẠ (The Miracle Maker)
XEM PHIM
6. NGƯỜI VĨ ĐẠI LÀ NGƯỜI BÉ NHẤT (The Greatest is the Least)
XEM PHIM
7. NGƯỜI CHA NHÂN HẬU
XEM PHIM
8. QUAN ÁN CÔNG BÌNH
XEM PHIM
9. NHỮNG PHÉP LẠ CỦA CHÚA GIÊSU
XEM PHIM
10. NGƯỜI SAMARIA NHÂN LÀNH
XEM PHIM
11 NGÀI ĐÃ SỐNG LẠI (He Is Risen)
XEM PHIM
12. NHỮNG TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA (The Apostles)
XEM PHIM
13. CHÚA GIÊSU RAO GIẢNG NƯỚC TRỜI
XEM PHIM
C. GIÁO DỤC
1. MƯỜI HAI NGÀY ĐÓN GIÁNG SINH
XEM PHIM
2. THÁNH NICOLAS
XEM PHIM
3. THIÊN THẦN MÙA GIÁNG SINH (An Angel For Christmas)
XEM PHIM
4. BÀI CA GIÁNG SINH (A Christmas Carol)
XEM PHIM
5. ĐÊM THÁNH (Silent Night)
XEM PHIM
GAMME ONLINE
13. Mùa Vọng : Mùa trông chờ Chúa đến
Mùa Vọng: Mùa để chuẩn bị đón nhận
món quà quý giá nhất, Chúa Giêsu
Một người con đã được ban tặng cho ta, danh hiệu của Người Thần Linh dũng mãnh. Nhờ Người mọi dân tộc được chúc lành. (Isaia 9:6; Tv 71,17)
Thiên Chúa dựng nên con người để họ được sống với Chúa đời đời trên thiên đàng sau cuộc sống trên trái đất này. Ông Adam và bà Evà bị thử thách trong vườn địa đàng nhưng họ đã chọn để tin lời ma quỷ. Nó nói với hai ông bà rằng Thiên Chúa không thương yêu họ, họ phải tự lo liệu lấy cho mình và đừng tin vào Chúa. Hai ông bà nghe lời lừa dối của ma quỷ và không tin rằng Chúa sẽ bảo vệ, cung cấp cho họ nên họ đã tách lìa mình khỏi Chúa. Họ tự quyết định cho đời mình và không vâng theo lệnh Chúa đã truyền đặt.
Tội lỗi gây nên nhiều đau khổ cho đời sống loài người vì con người sống xa Chúa, bị thiếu tình yêu thương, trở nên ích kỷ và gây hại cho nhau. Và hậu quả nặng nề nhất là con người sẽ phải xa Chúa mãi mãi. Nhưng Thiên Chúa yêu thương con người lắm nên Ngài hứa Đấng Cứu Độ sẽ đến để giải thoát họ.
Sống trong cảnh lầm than của đời sống nô lệ của tội lỗi, dân Chúa nhớ lời hứa của Thiên Chúa và hằng mong ước ngày Đấng Cứu Độ sẽ đến để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ. Thiên Chúa giúp họ chuẩn bị để đón nhận Đấng Cứu Độ. Chúa gởi các ngôn sứ để giúp họ giữ lòng ao ước này và nhận ra rằng họ cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa trong đời sống của họ.
Đấng Cứu Độ ấy đã đến sống giữa loài người hơn 2000 năm trước đây. Vì ơn được cứu độ là một ơn rất trọng đại, Giáo Hội hằng năm qua các mùa của lịch phụng vụ: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Thường Niên và các ngày lễ để giúp dân Chúa tưởng niệm, nghĩa là sống lại trong đời sống của họ, những gì Chúa đã làm để cứu độ con cái của Ngài trong Chúa Giêsu.
Nhờ Chúa Giêsu xuống thế làm người, chúng ta có thể bước theo chân Chúa để trở về với Thiên Chúa Cha. Mùa Vọng là mùa giúp chúng ta khao khát để chuẩn bị đón Chúa đến vào nhà mình. Ở đâu có Chúa Giêsu, ở đó có tràn đầy ánh sáng, tình yêu và niềm vui.
Mùa Vọng này em sẽ làm gì để chuẩn bị cho món quà lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong ngày Lễ Giáng Sinh? Em không cần phải quá lo lắng làm nhiều việc. Nếu em tham dự các Thánh Lễ để ý đến Lời Chúa trong các bài đọc và ghi nhớ một câu trong bài Phúc Âm, Ánh Sáng của Chúa Giêsu sẽ dần dần bừng sáng lên trong em.
Thiên Chúa dựng nên con người để họ được sống với Chúa đời đời trên thiên đàng sau cuộc sống trên trái đất này. Ông Adam và bà Evà bị thử thách trong vườn địa đàng nhưng họ đã chọn để tin lời ma quỷ. Nó nói với hai ông bà rằng Thiên Chúa không thương yêu họ, họ phải tự lo liệu lấy cho mình và đừng tin vào Chúa. Hai ông bà nghe lời lừa dối của ma quỷ và không tin rằng Chúa sẽ bảo vệ, cung cấp cho họ nên họ đã tách lìa mình khỏi Chúa. Họ tự quyết định cho đời mình và không vâng theo lệnh Chúa đã truyền đặt.
Tội lỗi gây nên nhiều đau khổ cho đời sống loài người vì con người sống xa Chúa, bị thiếu tình yêu thương, trở nên ích kỷ và gây hại cho nhau. Và hậu quả nặng nề nhất là con người sẽ phải xa Chúa mãi mãi. Nhưng Thiên Chúa yêu thương con người lắm nên Ngài hứa Đấng Cứu Độ sẽ đến để giải thoát họ.
Sống trong cảnh lầm than của đời sống nô lệ của tội lỗi, dân Chúa nhớ lời hứa của Thiên Chúa và hằng mong ước ngày Đấng Cứu Độ sẽ đến để giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ. Thiên Chúa giúp họ chuẩn bị để đón nhận Đấng Cứu Độ. Chúa gởi các ngôn sứ để giúp họ giữ lòng ao ước này và nhận ra rằng họ cần đến sự giúp đỡ của Thiên Chúa trong đời sống của họ.
Đấng Cứu Độ ấy đã đến sống giữa loài người hơn 2000 năm trước đây. Vì ơn được cứu độ là một ơn rất trọng đại, Giáo Hội hằng năm qua các mùa của lịch phụng vụ: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh, Mùa Thường Niên và các ngày lễ để giúp dân Chúa tưởng niệm, nghĩa là sống lại trong đời sống của họ, những gì Chúa đã làm để cứu độ con cái của Ngài trong Chúa Giêsu.
Nhờ Chúa Giêsu xuống thế làm người, chúng ta có thể bước theo chân Chúa để trở về với Thiên Chúa Cha. Mùa Vọng là mùa giúp chúng ta khao khát để chuẩn bị đón Chúa đến vào nhà mình. Ở đâu có Chúa Giêsu, ở đó có tràn đầy ánh sáng, tình yêu và niềm vui.
Mùa Vọng này em sẽ làm gì để chuẩn bị cho món quà lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong ngày Lễ Giáng Sinh? Em không cần phải quá lo lắng làm nhiều việc. Nếu em tham dự các Thánh Lễ để ý đến Lời Chúa trong các bài đọc và ghi nhớ một câu trong bài Phúc Âm, Ánh Sáng của Chúa Giêsu sẽ dần dần bừng sáng lên trong em.
Bắt đầu chơi game: tại đây
12. Danh hiệu của Chúa Giêsu
Em thân mến!
Đức Giêsu Kitô là người thật và là Chúa thật. Vì là người, Ngài rất
gần gũi với mỗi một người chúng ta và là Đấng đại diện cho loài người
trước mặt Thiên Chúa.
Trong game này, em sẽ kéo hình ảnh bên phía phải và bỏ nó vào khung
trống. Mỗi tấm hình tượng trưng cho một danh hiệu của Chúa Giêsu. Chúc
em vừa học vừa được vui.
Bắt đầu chơi game : tại đây
11. Thiên Chúa Ba Ngôi: Mầu nhiệm tình yêu
Chào bé,
Hằng ngày mỗi khi làm dấu Thánh Giá và đọc “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, chúng ta tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa có ba ngôi.
Thiên Chúa chúng ta thờ không phải là một Thiên Chúa đơn độc. Trong Thiên Chúa, Ba Ngôi luôn trao ban tình thương cho nhau: Chúa Cha trao ban hết tất cả những gì mình có cho Chúa Con, và Chúa Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa là Tình Yêu; trong Thiên Chúa có đầy tràn sức sống. Được tạo dựng nên giống hình ảnh Chúa, chúng ta được bao trùm trong tình yêu, từ khi sinh ra cho tới khi chúng ta lìa cõi đời này. Có một Thiên Chúa toàn năng và là Tình Yêu, chúng ta không phải sợ hãi nhưng có thể đặt tin tưởng vào Ngài. Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Con Một của Ngài, để chúng ta có thể cảm nghiệm được tình thương của Chúa bằng giác quan của mình. Và ngay cả khi gặp khốn khổ, Thiên Chúa Ba Ngôi cùng đồng hành với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta bị tội lỗi làm nô lệ, Thiên Chúa thứ tha chúng ta qua bí tích Thống Hối và Giao Hòa (bí tích Giải Tội).
Trong Chúa Ba Ngôi là một Cộng Đoàn, Ngài sống tập thể, yêu thương nhau, kết hợp với nhau và luôn trao ban cho nhau. Là hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta cùng nhau một lòng, một ý thờ phượng Ngài trong Hội Thánh, cộng đoàn dân Chúa. Khi thờ phượng như thế, chúng ta trở nên giống Chúa và có đầy sức sống của Chúa trong cuộc đời.
Vì Chúa là Tình Yêu, chúng ta yêu thương mọi người vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Là anh em cùng một Cha trên trời, chúng ta yêu thương nhau, cho dù chúng ta khác biệt về giới cấp, da màu, tôn giáo nhưng không đối nghịch xung khắc với nhau, mà hoà hợp với nhau.
“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại nơi người ấy” là mệnh lệnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Là con cái của Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu, chúng ta sống yêu thương nhau vì “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.” Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm của Tình Yêu và Sức Sống ở giữa chúng ta.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Thiên Chúa Ba Ngôi: Mầu nhiệm tình yêu" nhé…
Hằng ngày mỗi khi làm dấu Thánh Giá và đọc “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, chúng ta tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa có ba ngôi.
Thiên Chúa chúng ta thờ không phải là một Thiên Chúa đơn độc. Trong Thiên Chúa, Ba Ngôi luôn trao ban tình thương cho nhau: Chúa Cha trao ban hết tất cả những gì mình có cho Chúa Con, và Chúa Thánh Thần là tình yêu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Thiên Chúa là Tình Yêu; trong Thiên Chúa có đầy tràn sức sống. Được tạo dựng nên giống hình ảnh Chúa, chúng ta được bao trùm trong tình yêu, từ khi sinh ra cho tới khi chúng ta lìa cõi đời này. Có một Thiên Chúa toàn năng và là Tình Yêu, chúng ta không phải sợ hãi nhưng có thể đặt tin tưởng vào Ngài. Thiên Chúa Cha đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Con Một của Ngài, để chúng ta có thể cảm nghiệm được tình thương của Chúa bằng giác quan của mình. Và ngay cả khi gặp khốn khổ, Thiên Chúa Ba Ngôi cùng đồng hành với chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta bị tội lỗi làm nô lệ, Thiên Chúa thứ tha chúng ta qua bí tích Thống Hối và Giao Hòa (bí tích Giải Tội).
Trong Chúa Ba Ngôi là một Cộng Đoàn, Ngài sống tập thể, yêu thương nhau, kết hợp với nhau và luôn trao ban cho nhau. Là hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta cùng nhau một lòng, một ý thờ phượng Ngài trong Hội Thánh, cộng đoàn dân Chúa. Khi thờ phượng như thế, chúng ta trở nên giống Chúa và có đầy sức sống của Chúa trong cuộc đời.
Vì Chúa là Tình Yêu, chúng ta yêu thương mọi người vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Là anh em cùng một Cha trên trời, chúng ta yêu thương nhau, cho dù chúng ta khác biệt về giới cấp, da màu, tôn giáo nhưng không đối nghịch xung khắc với nhau, mà hoà hợp với nhau.
“Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại nơi người ấy” là mệnh lệnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Là con cái của Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu, chúng ta sống yêu thương nhau vì “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.” Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm của Tình Yêu và Sức Sống ở giữa chúng ta.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Thiên Chúa Ba Ngôi: Mầu nhiệm tình yêu" nhé…
Bắt đầu chơi game : Tại đây
7. Xếp hình: tìm hiểu đời sống các Thánh
Chào bé,
Đời sống của mỗi một vị Thánh giúp chúng ta nhìn thấy nhân đức của Chúa Giêsu vì Chúa Giêsu sống trong họ.
Tìm hiểu về các vị Thánh mà Chúa ban cho chúng ta để chúng ta có thể học từ họ cách sống để chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn.
Nào bé, vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các Thánh qua trò chơi nhé!
Bé có thấy 10 ô hình chữ nhật không? Trong 10 ô hình chữ nhật đó sẽ có 5 cặp hình giống nhau. Hãy click vào các ô. Mỗi một ô sẽ hiện lên hình của một vị Thánh. Bé sẽ phải nhớ vị trí ô hình của các vị Thánh mà bé đã lật ra. Nếu bé lật ra được hai hình giống nhau, bé sẽ có điểm. Cố lên nào, bé sẽ được tìm hiểu về 5 vị Thánh nếu lật được lần lượt tất cả 5 cặp hình đó:
Thánh Phaolô dạy các giáo hữu của ngài: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Ki-tô” (1 Cô-rin-tô 11, 1). Thánh Phaolô, qua các lá thư của ngài, cho chúng ta hiểu rõ hơn ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Thánh Phaolô, tông đồ của dân ngoại, dạy chúng ta biết chúng ta không cần sống theo luật Do Thái để được cứu rỗi nhưng tin vào Chúa Giêsu. Nhờ đó, chúng ta có thể trở thành Kitô hữu mà không cần phải theo luật của ông Môse, luật thánh thiện, nhưng Chúa Giêsu là Luật Mới.
Những người sống trong thời của thánh Têrêsa nghĩ họ khó có thể làm đẹp lòng Chúa. Thánh Têrêsa Hài Đồng giúp người ta biết không có việc gì đến với chúng ta mà không qua bàn tay Chúa. Vì thế sống tin tưởng vào Chúa, trung thành với công việc nhỏ nhoi hằng ngày vì yêu mến Chúa làm Chúa hài lòng.
Thánh Antôn Padua, có tài thuyết phục và hăng say rao giảng Tin Mừng vì trong lúc đó có nhiều nhóm giảng dạy những điều sai lầm. Chúa cũng cho ngài quyền làm phép lạ để những kẻ nghe ngài giảng dễ tin vào ngài hơn.
Thánh Faustina giúp mọi người nhớ rằng Chúa thương nhân loại và nhất là những người tội lỗi. Bất cứ ai tin vào lòng thương xót của Chúa, Ngài sẽ cứu họ khỏi sự chết đời đời vì Chúa Giêsu trên cây thập giá đã hy sinh chính mình để họ được tha tội.
Thánh Tống lãnh thiên thần Micael, là Đấng trung thành với Chúa, giao chiến với Xa-tan và luôn bảo vệ chúng ta khỏi thần dữ.
Bé thấy không? Các Thánh giúp chúng ta biết sự yêu thương lo lắng của Chúa cho chúng ta về mọi mặt: phần hồn, phần xác, tư tưởng, tâm linh. Vì thế, chúng ta biết ơn các Thánh, học từ các ngài cách sống đẹp lòng Chúa và xin các ngài cầu bầu cho chúng ta, bé nhé!
Và bé hãy siêng năng cầu nguyện với các ngài nhiều hơn. Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu các Vị Thánh nhé…
6. Mẹ Maria: Nữ Tỳ của Chúa được tôn vinh làm Mẹ Thiên Chúa
Chào bé,
Khi ông Adong và bà Evà phạm tội, họ trở nên nô lệ của tội lỗi. Để cứu ông bà và con cháu của họ, Thiên Chúa nói với con rắn: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy.” Trong lời nguyền rủa con rắn, Thiên Chúa cũng hứa với hai ông bà đấng cứu độ sẽ là con cháu của họ, thuộc giống loài người như họ.
Khi thời giờ đã đến để đấng cứu độ được sinh ra, Thiên Chúa sai sứ thần của Ngài đến với một trinh nữ, tên là Maria. Thiên Chúa muốn bà cưu mang đấng cứu độ và vì Thiên Chúa là Đấng rất yêu thương và tôn trọng chúng ta, Người không làm một điều gì đến chúng ta mà không có sự đồng ý của chúng ta.
Vì cô gái Maria trả lời với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, Ngôi Hai Thiên Chúa được nhập thể, mang lấy thân phận con người từ lòng Trinh Nữ Maria.
Lời “xin vâng” của cô gái Maria làm cả triều thần thiên quốc vui mừng.
Lời “xin vâng” của Mẹ Maria, kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ. Khi Chúa Giêsu rời gia đình để đi rao giảng, khi Chúa Giêsu bị người ta chống đối, khi Chúa Giêsu chết trên cây thập giá, lời “xin vâng” này dẫn Mẹ tới đứng dưới cây thập giá để cùng với Chúa Giêsu, cứu rỗi con cháu ông Adong và bà Evà.
Vì sự vâng lời tuyệt đối của Mẹ, Thiên Chúa tôn vinh Ngài làm Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta nữa. Tôn sùng Đức Mẹ Maria nghĩa là bắt chước gương Mẹ. Tôn sùng Mẹ cách này luôn dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, con của Mẹ. Không có gì làm Mẹ vui mừng hơn là Chúa Giêsu, con Mẹ, được yêu mến và vâng theo.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Mẹ Maria: Nữ Tỳ của Chúa được tôn vinh làm Mẹ Thiên Chúa" nhé…
Khi ông Adong và bà Evà phạm tội, họ trở nên nô lệ của tội lỗi. Để cứu ông bà và con cháu của họ, Thiên Chúa nói với con rắn: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy.” Trong lời nguyền rủa con rắn, Thiên Chúa cũng hứa với hai ông bà đấng cứu độ sẽ là con cháu của họ, thuộc giống loài người như họ.
Khi thời giờ đã đến để đấng cứu độ được sinh ra, Thiên Chúa sai sứ thần của Ngài đến với một trinh nữ, tên là Maria. Thiên Chúa muốn bà cưu mang đấng cứu độ và vì Thiên Chúa là Đấng rất yêu thương và tôn trọng chúng ta, Người không làm một điều gì đến chúng ta mà không có sự đồng ý của chúng ta.
Vì cô gái Maria trả lời với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”, Ngôi Hai Thiên Chúa được nhập thể, mang lấy thân phận con người từ lòng Trinh Nữ Maria.
Lời “xin vâng” của cô gái Maria làm cả triều thần thiên quốc vui mừng.
Lời “xin vâng” của Mẹ Maria, kéo dài trong suốt cuộc đời Mẹ. Khi Chúa Giêsu rời gia đình để đi rao giảng, khi Chúa Giêsu bị người ta chống đối, khi Chúa Giêsu chết trên cây thập giá, lời “xin vâng” này dẫn Mẹ tới đứng dưới cây thập giá để cùng với Chúa Giêsu, cứu rỗi con cháu ông Adong và bà Evà.
Vì sự vâng lời tuyệt đối của Mẹ, Thiên Chúa tôn vinh Ngài làm Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta nữa. Tôn sùng Đức Mẹ Maria nghĩa là bắt chước gương Mẹ. Tôn sùng Mẹ cách này luôn dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, con của Mẹ. Không có gì làm Mẹ vui mừng hơn là Chúa Giêsu, con Mẹ, được yêu mến và vâng theo.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Mẹ Maria: Nữ Tỳ của Chúa được tôn vinh làm Mẹ Thiên Chúa" nhé…
5. Qua kinh Mân Côi trở nên giống Chúa Giêsu hơn
“Từ thuở niên thiếu, lời kinh Kinh Mân Côi đã có một chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi... Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu; nơi lời kinh ấy tôi đã luôn tìm được sự nâng đỡ…. Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó.”
Bạn có biết ai đã nói câu nói trên không?
Người nói câu trên là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong lá thư ngài viết Về Kinh Mân Côi.
Trong Kinh Mân Côi, chúng ta lập đi lập lại Kinh Kính Mừng để làm tăng thêm ước muốn và khao khát của chúng ta cho Đức Chúa Giêsu, Đấng Đức Maria đã cưu mang trong lòng cũng như khi chúng ta yêu thương ai, chúng ta thích lặp đi lặp lại lời tỏ tình yêu. Trong lời kinh“Và Giêsu, con lòng Bà gồm phước lạ”, chúng ta kêu Danh Thánh Chúa Giêsu, con của Đức Maria vì Mẹ đã đón nhận lời mời của Thiên Chúa Cha để cưu mang Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ của toàn thế giới và vũ trụ.
Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá.
Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm vì thế Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có nói “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh.”
Để Kinh Mân Côi “không gây ra sự buồn chán do việc chỉ đơn thuần hồi tưởng lại điều gì đã biết quá rõ”, ĐGH Gioan Phaolô II nhắc nhủ chúng ta “sau khi xướng lên mầu nhiệm và công bố Lời Chúa,” nên có một thời gian thinh lặng “thích đáng để tập trung chú ý vào mầu nhiệm liên hệ, trước khi chuyển sang việc đọc kinh.”
Không suy ngẫm về các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi nhưng chi đọc Kinh Kính Mừng như con vẹt “là bóp méo hoàn toàn ý nghĩa và công dụng của Kinh Mân Côi.”
Vì việc suy ngẫm các mầu nhiệm đem ý nghĩa hoàn hảo đến mục đích của Kinh Mân Côi, bạn có thể đọc ít chục Kinh Mân Côi và giành nhiều thời gian hơn để suy niệm về mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Lời Kinh Kính Mừng của bạn sẽ làm Mẹ rất hài lòng vì bạn nghĩ đến Chúa Giêsu, người Con rất yêu dấu của Mẹ Maria.
Mong bạn qua game nhỏ này, học biết thêm về các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi.
Bạn có biết ai đã nói câu nói trên không?
Người nói câu trên là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong lá thư ngài viết Về Kinh Mân Côi.
Trong Kinh Mân Côi, chúng ta lập đi lập lại Kinh Kính Mừng để làm tăng thêm ước muốn và khao khát của chúng ta cho Đức Chúa Giêsu, Đấng Đức Maria đã cưu mang trong lòng cũng như khi chúng ta yêu thương ai, chúng ta thích lặp đi lặp lại lời tỏ tình yêu. Trong lời kinh“Và Giêsu, con lòng Bà gồm phước lạ”, chúng ta kêu Danh Thánh Chúa Giêsu, con của Đức Maria vì Mẹ đã đón nhận lời mời của Thiên Chúa Cha để cưu mang Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ của toàn thế giới và vũ trụ.
Trong Kinh Mân Côi, chúng ta cầu xin Mẹ giúp chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mỗi ngày một hơn. Khi suy ngẫm về Kinh Mân Côi, chúng ta bước vào trường học của Đức Maria để Mẹ dạy chúng ta về Chúa Giêsu vì Mẹ đã nuôi dưỡng Chúa Giêsu, đồng hành với Chúa Giêsu và cùng chịu khổ với Chúa Giêsu dưới cây thánh giá.
Đọc Kinh Mân Côi là suy niệm các mầu nhiệm của Phúc Âm vì thế Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có nói “Kinh Mân Côi không thay thế việc đọc Kinh thánh, lectio divina; trái lại, Kinh Mân Côi giả định trước và cổ võ việc đọc Kinh thánh.”
Để Kinh Mân Côi “không gây ra sự buồn chán do việc chỉ đơn thuần hồi tưởng lại điều gì đã biết quá rõ”, ĐGH Gioan Phaolô II nhắc nhủ chúng ta “sau khi xướng lên mầu nhiệm và công bố Lời Chúa,” nên có một thời gian thinh lặng “thích đáng để tập trung chú ý vào mầu nhiệm liên hệ, trước khi chuyển sang việc đọc kinh.”
Không suy ngẫm về các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi nhưng chi đọc Kinh Kính Mừng như con vẹt “là bóp méo hoàn toàn ý nghĩa và công dụng của Kinh Mân Côi.”
Vì việc suy ngẫm các mầu nhiệm đem ý nghĩa hoàn hảo đến mục đích của Kinh Mân Côi, bạn có thể đọc ít chục Kinh Mân Côi và giành nhiều thời gian hơn để suy niệm về mầu nhiệm của Kinh Mân Côi. Lời Kinh Kính Mừng của bạn sẽ làm Mẹ rất hài lòng vì bạn nghĩ đến Chúa Giêsu, người Con rất yêu dấu của Mẹ Maria.
Mong bạn qua game nhỏ này, học biết thêm về các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi.
Bắt đầu chơi game: tại đây
4. Mùa Chay: Mùa quay trở về với Chúa
Chào bé,
Các em có biết lễ lớn nhất của người Do Thái là lễ gì không? Lễ Vượt Qua. Vào ngày đó, người Do Thái cử hành việc cha ông họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập nhờ máu chiên được vẽ trên cửa.
“Lễ Vượt Qua” của người Kitô Giáo là Lễ Phục Sinh. Chúa Kitô đã chịu chết vào ngày lễ Vượt Qua. Nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, chúng được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ, và Chúa Kitô chính là Môsê mới, dẫn đưa chúng ngang qua sa mạc trần thế này để tiến về đất hứa, về Nước Trời. Trong Lễ Phục sinh, chúng ta mừng ngày chúng ta được Vượt Qua thực sự, từ cái chết đời sống tội lỗi gây nên vì bị xa lìa khỏi Chúa là Sự Sống, đến đời sống mới trong Chúa Kitô.
Mùa Chay không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là Mùa Thay Đổi tâm hồn, mùa quay trở về với Chúa. Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi để cầu nguyện, bố thí và ăn chay.
Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ lễ Tro, ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đến ngày thứ năm Tuần Thánh. Trong Mùa Chay, đi Đàng Thánh Giá là một cách chúng ta nhớ đến những khổ đau và sự chết của Chúa Kitô, để cảm tạ Thiên Chúa Cha đã cứu chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết.
Trong Mùa Chay, nếu em chưa phải ăn chay, em có thể ăn chay từ những thói quen xấu và ích kỷ. Em có thể ăn chay bằng cách coi tivi ít hơn, không chơi game nhiều quá để có thì giờ học bài.
Bố thí: có nhiều cách bố thí mà không có tiền cũng làm được. Bố thí một lời khen khi bạn em làm một việc gì hay; cám ơn ba mẹ đã làm việc cả ngày để nuôi em; mặc dầu em bực bội, em kiên nhẫn một chút để em không la lối, trách mắng làm bực lòng người xung quanh.
Cầu nguyện: khi em nhớ, em có thể đọc một Kinh Kính Mừng hoặc một Kinh Lạy Cha, hoặc nói chuyện với Chúa về những xảy ra trong ngày của em.
Nếu em sống Mùa Chay này lắng nghe tiếng hướng dẫn của Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của em, em sẽ nhận ra Chúa thương yêu em rất nhiều mỗi khi em nhìn lên cây Thánh Giá.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Mùa Chay: Mùa quay trở về với Chúa" nhé…
Các em có biết lễ lớn nhất của người Do Thái là lễ gì không? Lễ Vượt Qua. Vào ngày đó, người Do Thái cử hành việc cha ông họ đã được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập nhờ máu chiên được vẽ trên cửa.
“Lễ Vượt Qua” của người Kitô Giáo là Lễ Phục Sinh. Chúa Kitô đã chịu chết vào ngày lễ Vượt Qua. Nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, chúng được giải thoát khỏi ách nô lệ của ma quỷ, và Chúa Kitô chính là Môsê mới, dẫn đưa chúng ngang qua sa mạc trần thế này để tiến về đất hứa, về Nước Trời. Trong Lễ Phục sinh, chúng ta mừng ngày chúng ta được Vượt Qua thực sự, từ cái chết đời sống tội lỗi gây nên vì bị xa lìa khỏi Chúa là Sự Sống, đến đời sống mới trong Chúa Kitô.
Mùa Chay không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là Mùa Thay Đổi tâm hồn, mùa quay trở về với Chúa. Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi để cầu nguyện, bố thí và ăn chay.
Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ lễ Tro, ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đến ngày thứ năm Tuần Thánh. Trong Mùa Chay, đi Đàng Thánh Giá là một cách chúng ta nhớ đến những khổ đau và sự chết của Chúa Kitô, để cảm tạ Thiên Chúa Cha đã cứu chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết.
Trong Mùa Chay, nếu em chưa phải ăn chay, em có thể ăn chay từ những thói quen xấu và ích kỷ. Em có thể ăn chay bằng cách coi tivi ít hơn, không chơi game nhiều quá để có thì giờ học bài.
Bố thí: có nhiều cách bố thí mà không có tiền cũng làm được. Bố thí một lời khen khi bạn em làm một việc gì hay; cám ơn ba mẹ đã làm việc cả ngày để nuôi em; mặc dầu em bực bội, em kiên nhẫn một chút để em không la lối, trách mắng làm bực lòng người xung quanh.
Cầu nguyện: khi em nhớ, em có thể đọc một Kinh Kính Mừng hoặc một Kinh Lạy Cha, hoặc nói chuyện với Chúa về những xảy ra trong ngày của em.
Nếu em sống Mùa Chay này lắng nghe tiếng hướng dẫn của Thánh Thiên Thần Bản Mệnh của em, em sẽ nhận ra Chúa thương yêu em rất nhiều mỗi khi em nhìn lên cây Thánh Giá.
Nào, bé đã sẵn sàng chưa? Hãy click vào dòng chữ dưới đây, và tìm hiểu "Mùa Chay: Mùa quay trở về với Chúa" nhé…
3. Mùa Chay: chuẩn bị tâm hồn để mừng Lễ Phục Sinh
Mùa Chay không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là mùa hoán cải, mùa canh tân tâm hồn, mùa quay trở về với Chúa.
Mùa Chay có hai phần: phần thứ nhất là chuẩn bị tâm hồn qua việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí, phần thứ hai là tưởng niệm việc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu. Qua tưởng niệm việc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu với lòng biết ơn và sùng mộ, chúng ta được tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa Giêsu: cùng với Chúa Giêsu đóng đanh tội lỗi và tính hư nết xấu của mình trên cây thập giá và nhờ Ngài đón nhận đời sống mới của Chúa Thánh Thần.
Hai phần của Mùa Chay là để nói lên đặc tính của Mùa Chay:
1. Sám hối để chuẩn bị tâm hồn.
2. Và nhất là để nhớ lại bí tích Thánh Tẩy/Rửa Tội (hoặc dọn mình chịu bí tích Thánh Tẩy cho những người tân tòng) hầu chuẩn bị cho việc mừng lễ Phục Sinh. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm phục sinh.
Tấm lòng sám hối là một việc chúng ta luôn cần thực hiện để cải thiện đời sống. Trong Mùa Chay, việc sám hối mang một hình thức bên ngoài, có tính cách xã hội hơn vì tội lỗi không chỉ là một việc riêng tư. Cộng đoàn loài người cần thú nhận lỗi lầm của mình để mạng lưới tội lỗi được thú nhận, để xin ơn cứu chuộc cho cả thế giới, để toàn thể địa cầu được đón nhận sự sống mới của Chúa Phục sinh, và được tái sinh trong Chúa Giêsu Kitô.
Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ lễ Tro, ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đến ngày thứ năm Tuần Thánh.
Trong mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta đi xưng tội để tỏ lòng ăn năn sám hối về những tội lỗi mình đã phạm, lãnh nhận ơn tha tội và quyết chí sống theo lời hứa hay giao ước chúng ta đã lãnh nhận qua bí tích Thánh Tẩy (Rửa Tội).
Đi Đàng Thánh Giá là một cách chúng ta nhớ đến những khổ đau và sự chết của Chúa Kitô, để cảm tạ Thiên Chúa Cha đã cứu chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết.
Kinh Thánh mời gọi chúng ta ăn chay, bố thí và cầu nguyện để quay trở vể với Chúa cả về tâm hồn và thể xác. Trong Mùa Chay, em có thể ăn chay từ những thói quen xấu và ích kỷ như coi TV quá nhiều, cãi lại ba mẹ, cãi cọ với anh em, bạn bè, gian dối, v.v… Mùa Chay này em tìm một thói quen xấu em hay làm và xin Chúa Giêsu giúp em sửa đổi nó. Đến Lễ Phục Sinh em dâng Chúa lời cảm tạ vì Ngài đã giúp em trở nên đẹp hơn. Đó là một trong những hiệu quả của việc sám hối, cải thiện đời sống.
Mùa Chay có hai phần: phần thứ nhất là chuẩn bị tâm hồn qua việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí, phần thứ hai là tưởng niệm việc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu. Qua tưởng niệm việc khổ nạn, chịu chết và sống lại của Chúa Giêsu với lòng biết ơn và sùng mộ, chúng ta được tham dự vào sự chết và sống lại của Chúa Giêsu: cùng với Chúa Giêsu đóng đanh tội lỗi và tính hư nết xấu của mình trên cây thập giá và nhờ Ngài đón nhận đời sống mới của Chúa Thánh Thần.
Hai phần của Mùa Chay là để nói lên đặc tính của Mùa Chay:
1. Sám hối để chuẩn bị tâm hồn.
2. Và nhất là để nhớ lại bí tích Thánh Tẩy/Rửa Tội (hoặc dọn mình chịu bí tích Thánh Tẩy cho những người tân tòng) hầu chuẩn bị cho việc mừng lễ Phục Sinh. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa. Đó là mầu nhiệm phục sinh.
Tấm lòng sám hối là một việc chúng ta luôn cần thực hiện để cải thiện đời sống. Trong Mùa Chay, việc sám hối mang một hình thức bên ngoài, có tính cách xã hội hơn vì tội lỗi không chỉ là một việc riêng tư. Cộng đoàn loài người cần thú nhận lỗi lầm của mình để mạng lưới tội lỗi được thú nhận, để xin ơn cứu chuộc cho cả thế giới, để toàn thể địa cầu được đón nhận sự sống mới của Chúa Phục sinh, và được tái sinh trong Chúa Giêsu Kitô.
Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ lễ Tro, ngày thứ Tư trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, đến ngày thứ năm Tuần Thánh.
Trong mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta đi xưng tội để tỏ lòng ăn năn sám hối về những tội lỗi mình đã phạm, lãnh nhận ơn tha tội và quyết chí sống theo lời hứa hay giao ước chúng ta đã lãnh nhận qua bí tích Thánh Tẩy (Rửa Tội).
Đi Đàng Thánh Giá là một cách chúng ta nhớ đến những khổ đau và sự chết của Chúa Kitô, để cảm tạ Thiên Chúa Cha đã cứu chúng ta qua sự sống lại của Chúa Giêsu từ cõi chết.
Kinh Thánh mời gọi chúng ta ăn chay, bố thí và cầu nguyện để quay trở vể với Chúa cả về tâm hồn và thể xác. Trong Mùa Chay, em có thể ăn chay từ những thói quen xấu và ích kỷ như coi TV quá nhiều, cãi lại ba mẹ, cãi cọ với anh em, bạn bè, gian dối, v.v… Mùa Chay này em tìm một thói quen xấu em hay làm và xin Chúa Giêsu giúp em sửa đổi nó. Đến Lễ Phục Sinh em dâng Chúa lời cảm tạ vì Ngài đã giúp em trở nên đẹp hơn. Đó là một trong những hiệu quả của việc sám hối, cải thiện đời sống.
Bắt đầu chơi game: tại đây
2. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta đến cùng
"Thiên Chúa yêu chúng ta đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời." (Gioan 3,16)
Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Ngài xuống thế làm người để ban ơn tha tội cho chúng ta, để chúng ta được chỉa sẻ vào đời sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu luôn vâng lời Chúa Cha và đã lập nên bí tích Thánh Thể để chúng ta có sự sống của Chúa. Mỗi khi chúng ta rước lễ, chúng ta nhớ Chúa Giêsu yêu thương chúng ta đến nỗi đã sẵn sàng chịu chết trên cây thập giá và trao ban cho chúng ta Mình và Máu Thánh của Ngài. Mình và Máu Thánh của Chúa là thức ăn cho linh hồn chúng ta. Ai ăn Bánh Bởi Trời và uống Máu Thánh của Chúa thì có sự sống đời đời trong linh hồn của mình.
Bắt đầu chơi game: tại đây
1. Tìm hiểu về Mùa Chay
"Hãy xé lòng chứ đừng xé áo” (Ge 2,13)
Mùa Chay bắt đầu vào thứ Tư Lễ Tro. Trong Mùa Chay chúng ta hãm mình ép xác để tỉnh thức hơn và nhìn thấy sự đau khổ lớn lao Chúa Giêsu đã vác lấy vì yêu ta. Chúng ta muốn đáp lại tình yêu của Chúa và bước sát theo Ngài. Chúa muốn ban cho chúng ta sự sống đời đời của phục sinh.
Chúc em một Mùa Chay vui tươi vì chúng ta biết có Một Người thương yêu hiến mạng sống mình cho chúng ta. Em hãy đồng hành với Chúa Giêsu, người bạn tốt nhất đời em.
Bắt đầu chơi game: tại đây
(WGPSG)