Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2015 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015
của Đức Thánh Cha Phanxicô
”Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8)
của Đức Thánh Cha Phanxicô
”Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8)
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là một mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu. Nhưng trên hết Mùa Chay là ”một mùa ân thánh' (2 Cr 6,2). Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta điều gì mà trước đó Ngài không ban cho chúng ta: ”Chúng ta yêu mến vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Chúa không dửng dưng đối với chúng ta. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì chắc chắn chúng ta quên những người khác (điều mà Chúa Cha không bao giờ làm), chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu... lúc ấy tâm hồn chúng ta rơi vào thái độ dửng dưng: trong khi tôi tương đối an mạnh và thoải mái, thì tôi quên những người không được an mạnh. Thái độ ích kỷ, dửng dưng này ngày nay có một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Đó là một bất hạnh chúng ta cần đương đầu trong tư cách là Kitô hữu. Khi Dân Chúa trở về với tình thương của Chúa, thì họ tìm được những câu trả lời cho những vấn nạn mà lịch sử luôn đề ra cho họ. Một trong những thách đố khẩn cấp nhất mà tôi muốn dừng lại trong Sứ Điệp này chính là thách đố hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
Dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta. Vì thế, trong mỗi Mùa Chay chúng ta cần nghe lời kêu của các Ngôn Sứ lên tiếng và thức tỉnh chúng ta. Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới, Chúa yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu độ mỗi người. Trong cuộc nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong cái chết và sống lại của Con Thiên Chúa có mở ra vĩnh viễn cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất. Và Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy mở rộng nhờ việc công bố Lời Chúa, cử hành các Bí tích, nhờ làm chứng tá đức tin hữu hiệu trong đức bác ái (Xc Gl 5,6). Tuy nhiên, thế giới có xu hướng khép kín vào mình và đóng kín cánh cửa qua đó Thiên Chúa đi vào thế giới và thế giới đến cùng Chúa. Vì thế bàn tay, là Giáo Hội, không bao giờ được ngạc nghiên nếu bị phủ nhận, bị đè bẹp và bị thương.
Vì vậy Dân Chúa cần canh tân, để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình. Tôi muốn đề nghị với anh chị em 3 bước suy tư để đạt tới sự canh tân.
1. ”Nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể khác cũng đau” (1 Cr 12,26) - Giáo Hội
Tình thương của Thiên Chúa phá vỡ thái độ khép kín chết chóc là sự dửng dưng, tình thương ấy được Giáo Hội trao tặng cho chúng ta qua giáo huấn, và nhất là qua chứng tá của Giáo Hội. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm chứng về điều mà trước đó chúng ta cảm nghiệm. Kitô hữu là người để Thiên Chúa mặc cho chiếc áo lòng từ nhân và thương xót của Ngài, mặc lấy Chúa Kitô, để trở nên giống Chúa, là Tôi Tớ của Thiên Chúa và loài người. Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh nhắc rõ điều đó cho chúng ta qua nghi thức rửa chân. Thánh Phêrô không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho Ông, nhưng rồi đã hiểu rằng Chúa Giêsu không muốn đó chỉ là một ví dụ về cách thức chúng ta phải rửa chân cho nhau. Chỉ có người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới có thể thi hành việc phục vụ này. Chỉ người nào được ”dự phần” với Ngài (Ga 13,8) thì mới có thể phục vụ con người.
Mùa Chay là mùa thuận tiện để chúng ta để cho Chúa Kitô phục vụ và nhờ đó trở nên như Chúa. Điều này xảy ra khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa và khi chúng ta lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Trong đó chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Mình Chúa Kitô. Trong thân mình này, không có chỗ cho sự dửng dưng dường như thường ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không thể dửng dưng đối với nhau. ”Vì thế nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể cùng đau chung; và nếu một chi thể được vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng vui mừng với chi thể ấy” (1 Cr 12,26).
Giáo Hội là cộng đồng hiệp thông của các thánh vì các thánh tham dự vào cộng đồng ấy, và cũng vì đó là một sự hiệp thông những sự thánh: tình thương của Thiên Chúa được tỏ lộ cho chúng ta trong Chúa Kitô và tất cả các hồng ân của Chúa. Trong số các hồng ân này cũng có câu trả lời của những người để cho mình được tình thương của Chúa chiếm hữu. Trong cộng đồng hiệp thông của các thánh và trong sự tham dự vào những sự thánh, không ai sở hữu riêng cho mình, nhưng những gì họ có là để cho tất cả. Và vì chúng ta được liên kết với nhau trong Chúa, chúng ta cũng có thể làm được một cái gì đó cho những người ở xa, cho những người mà tự sức riêng chúng ta không bao giờ có thể đạt tới họ, vì cùng với họ và cho họ chúng ta cầu xin Thiên Chúa để tất cả chúng ta đều cởi mở đối với công trình cứu độ của Chúa.
2. ”Em ngươi ở đâu?” (St 4,9) - Các giáo xứ và các cộng đoàn
Những điều nói về Giáo Hội hoàn vũ thì cũng cần được biểu lộ trong đời sống của các giáo xứ và cộng đoàn. Trong các thực tại Giáo Hội này, chúng ta có làm cho mọi người cảm nghiệm được họ là thành phần của một thân mình duy nhất hay không? Đó có phải là một thân mình cùng lãnh nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa muốn ban hay không? Đó có phải là một thân mình biết và chăm sóc những phần tử yếu đuối nhất, nghèo khổ và bé nhỏ nhất hay không? Hoặc chúng ta chạy trốn trong một tình yêu đại đồng, dấn thân nơi xa xăm nhưng lại quên người nghèo Lazzaro ngồi ngay trước cánh cửa khép kín của nhà mình hay không? (Xc Lc 16,19-31).
Để lãnh nhận và làm cho những gì Chúa ban cho chúng ta được sinh hoa kết trái hoàn toàn, cần phải vượt qua những ranh giới của Giáo Hội hữu hình theo hai chiều hướng.
- Thứ nhất, bằng cách liên kết trong kinh nguyện với Giáo Hội thiên quốc. Khi Giáo Hội trần thế cầu nguyện, thì thiết lập một sự hiệp thông phục vụ và mưu ích cho nhau, bay lên trước nhan Thiên Chúa. Cùng với các thánh đã tìm được sự sung mãn trong Thiên Chúa, chúng ta là thành phần cộng đồng hiệp thông ấy, trong đó tình thương chiến thắng dửng dưng. Giáo Hội thiên quốc không chiến thắng vì đã quay lưng lại với những đau khổ của trần thế và vui hưởng một mình. Đúng hơn, các thánh đã có thể chiêm ngắm và vui mừng vì sự kiện, nhờ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, các vị đã vĩnh viễn chiến thắng thái độ dửng dưng, sự cứng lòng và oán thù. Bao lâu chiến thắng ấy của tình thương chưa thấm nhập vào toàn thể thế giới, thì các thánh còn đồng hành với chúng ta là những người lữ hành. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, đã viết với lòng xác tín rằng niềm vui trên trời vì chiến thắng của Tình thương chịu đóng đanh sẽ không trọn vẹn bao lâu còn một người trên trần thế phải chịu đau khổ và rên xiết: ”Con hy vọng sẽ không ngồi yên mà không làm gì trên trời, mong ước của con là còn tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn” (Thư 254 ngày 14-7-1897).
Cả chúng ta cũng tham dự vào công phúc và niềm vui của các thánh và các ngài tham dự vào cuộc chiến đấu cũng như mong ước của chúng ta muốn được an bình và hòa giải. Niềm vui của các thánh vì chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh là động lực thúc đẩy chúng ta vượt thắng bao nhiêu hình thức dửng dưng và cứng lòng.
Đàng khác, mỗi cộng đoàn Kitô được kêu gọi hãy vượt qua ngưỡng cửa nối kết họ với xã hội xung quanh, với những người nghèo và những người xa xăm. Giáo Hội tự bản chất là thừa sai, không co cụm vào mình, nhưng được sai tới tất cả mọi người. Sứ mạng của Giáo Hội là kiên nhẫn làm chứng về Đấng muốn mang tất cả thực tại và mỗi người về cùng Chúa Cha. Sứ mạng truyền giáo là điều mà tình thương không thể im lặng. Giáo Hội theo Chúa Giêsu Kitô trên con đường dẫn Giáo Hội tới con người, cho đến tận bờ cõi trái đất (Xc Cv 1,8). Như thế chúng ta có thể nhìn thấy nơi tha nhân người anh chị em mà Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại cho họ. Những gì chúng ta nhận lãnh, thì chúng ta cũng lãnh nhận cho họ. Cũng thế, những gì những người anh chị em ấy sở hữu, chính là một món quà cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại.
Anh chị em thân mến, tôi nồng nhiệt mong ước sao cho các nơi mà Giáo Hội hiện diện, - đặc biệt là các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, - trở thành những hải đảo từ bi giữa lòng biển cả dửng dưng!
3. ”Anh chị em hãy cũng cố tâm hồn!” (Gc 5,8) - mỗi tín hữu
Cả với tư cách cá nhân, chúng ta cũng bị cám dỗ dửng dưng. Chúng ta bị tràn ngập những tin tức và hình ảnh kinh hoàng thuật cho chúng ta đau khổ của con người và đồng thời chúng ta cảm thấy mình không có khả năng can thiệp. Phải làm gì để không bị cái vòng kinh hoàng và bất lực ấy cuốn mất?
Trước tiên, chúng ta có thể cầu nguyện trong tình hiệp thông của Giáo Hội trần thế và thiên quốc. Chúng ta đừng coi nhẹ sức mạnh kinh nguyện của bao nhiêu người! Sáng kiến 24 giờ cho Chúa, mà tôi cầu mong sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội, kể cả ở cấp độ giáo phận, trong những ngày 13 và 14-3 tới đây, muốn biểu lộ sự cần thiết phải cầu nguyện.
Tiếp đến, chúng ta có thể giúp đỡ bằng những việc bác ái, đối với những người ở gần cũng như những người ở xa, nhờ bao nhiêu tổ chức bác ái của Giáo Hội. Mùa Chay là mùa thuận tiện để chứng tỏ sự quan tâm tới tha nhân qua một cử chỉ, dù là nhỏ bé nhưng cụ thể, nói lên sự tham dự của chúng ta vào nhân loại chung.
Thứ ba, sự đau khổ của tha nhân là một lời mời gọi hoán cải, vì nhu cầu của người anh em nhắc nhở cho tôi sự mong manh của đời tôi, sự lệ thuộc của tôi đối với Thiên Chúa và các anh chị em. Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận khả năng giới hạn của mình, thì chúng ta sẽ tín thác nơi tiềm năng vô biên chứa đựng trong tình thương của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ làm chúng ta tưởng mình có thể tự mình cứu thoát bản thân và thế giới.
Để khắc phục sự dửng dưng và sự tự phụ toàn năng của chúng ta, tôi muốn xin tất cả mọi người hãy sống Mùa Chay này như một hành trình huấn luyện tâm hồn, như ĐGH Biển Đức 16 đã nói (Thông điệp Deus caritas est, 31). Có một con tim từ bi không có nghĩa là có một tâm hồn yếu đuối. Ai muốn từ bi thì cần một con tim mạnh mẽ, kiên vững, khép kín đối với kẻ cám dỗ, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa. Một con tim để cho Thánh Linh thấu nhập và dẫn đi trên những con đường tình thương đưa tới các anh chị em. Xét cho cùng, đó là một con tim nghèo, nghĩa là nhận biết sự nghèo hèn của mình và xả thân cho tha nhân.
Vì thế, anh chị em thân mến, tôi muốn cùng với anh chị em cầu xin Chúa Kitô trong Mùa Chay này: ”Fac cor nostrum secundum cor tuum”, xin làm cho trái tim chúng con được nên giống Trái Tim Chúa” (Lời cầu trong Kinh cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu). Như thế chúng ta sẽ có một con tim mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để nó khép kín vào mình, không rơi vào vực thẳm của nạn hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
Với mong ước ấy, tôi hứa cầu nguyện để mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn Giáo Hội tiến bước trong hành trình Mùa Chay với nhiều thành quả, và tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em.
Vatican ngày 4 tháng 10 năm 2014
Lễ Thánh Phanxicô Assisi
(LM. Trần Đức Anh OP dịch từ nguyên bản tiếng Ý)
Mùa Chay là một mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu. Nhưng trên hết Mùa Chay là ”một mùa ân thánh' (2 Cr 6,2). Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta điều gì mà trước đó Ngài không ban cho chúng ta: ”Chúng ta yêu mến vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Chúa không dửng dưng đối với chúng ta. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì chắc chắn chúng ta quên những người khác (điều mà Chúa Cha không bao giờ làm), chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu... lúc ấy tâm hồn chúng ta rơi vào thái độ dửng dưng: trong khi tôi tương đối an mạnh và thoải mái, thì tôi quên những người không được an mạnh. Thái độ ích kỷ, dửng dưng này ngày nay có một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Đó là một bất hạnh chúng ta cần đương đầu trong tư cách là Kitô hữu. Khi Dân Chúa trở về với tình thương của Chúa, thì họ tìm được những câu trả lời cho những vấn nạn mà lịch sử luôn đề ra cho họ. Một trong những thách đố khẩn cấp nhất mà tôi muốn dừng lại trong Sứ Điệp này chính là thách đố hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
Dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta. Vì thế, trong mỗi Mùa Chay chúng ta cần nghe lời kêu của các Ngôn Sứ lên tiếng và thức tỉnh chúng ta. Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới, Chúa yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu độ mỗi người. Trong cuộc nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong cái chết và sống lại của Con Thiên Chúa có mở ra vĩnh viễn cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất. Và Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy mở rộng nhờ việc công bố Lời Chúa, cử hành các Bí tích, nhờ làm chứng tá đức tin hữu hiệu trong đức bác ái (Xc Gl 5,6). Tuy nhiên, thế giới có xu hướng khép kín vào mình và đóng kín cánh cửa qua đó Thiên Chúa đi vào thế giới và thế giới đến cùng Chúa. Vì thế bàn tay, là Giáo Hội, không bao giờ được ngạc nghiên nếu bị phủ nhận, bị đè bẹp và bị thương.
Vì vậy Dân Chúa cần canh tân, để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình. Tôi muốn đề nghị với anh chị em 3 bước suy tư để đạt tới sự canh tân.
1. ”Nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể khác cũng đau” (1 Cr 12,26) - Giáo Hội
Tình thương của Thiên Chúa phá vỡ thái độ khép kín chết chóc là sự dửng dưng, tình thương ấy được Giáo Hội trao tặng cho chúng ta qua giáo huấn, và nhất là qua chứng tá của Giáo Hội. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm chứng về điều mà trước đó chúng ta cảm nghiệm. Kitô hữu là người để Thiên Chúa mặc cho chiếc áo lòng từ nhân và thương xót của Ngài, mặc lấy Chúa Kitô, để trở nên giống Chúa, là Tôi Tớ của Thiên Chúa và loài người. Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh nhắc rõ điều đó cho chúng ta qua nghi thức rửa chân. Thánh Phêrô không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho Ông, nhưng rồi đã hiểu rằng Chúa Giêsu không muốn đó chỉ là một ví dụ về cách thức chúng ta phải rửa chân cho nhau. Chỉ có người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới có thể thi hành việc phục vụ này. Chỉ người nào được ”dự phần” với Ngài (Ga 13,8) thì mới có thể phục vụ con người.
Mùa Chay là mùa thuận tiện để chúng ta để cho Chúa Kitô phục vụ và nhờ đó trở nên như Chúa. Điều này xảy ra khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa và khi chúng ta lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Trong đó chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Mình Chúa Kitô. Trong thân mình này, không có chỗ cho sự dửng dưng dường như thường ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không thể dửng dưng đối với nhau. ”Vì thế nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể cùng đau chung; và nếu một chi thể được vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng vui mừng với chi thể ấy” (1 Cr 12,26).
Giáo Hội là cộng đồng hiệp thông của các thánh vì các thánh tham dự vào cộng đồng ấy, và cũng vì đó là một sự hiệp thông những sự thánh: tình thương của Thiên Chúa được tỏ lộ cho chúng ta trong Chúa Kitô và tất cả các hồng ân của Chúa. Trong số các hồng ân này cũng có câu trả lời của những người để cho mình được tình thương của Chúa chiếm hữu. Trong cộng đồng hiệp thông của các thánh và trong sự tham dự vào những sự thánh, không ai sở hữu riêng cho mình, nhưng những gì họ có là để cho tất cả. Và vì chúng ta được liên kết với nhau trong Chúa, chúng ta cũng có thể làm được một cái gì đó cho những người ở xa, cho những người mà tự sức riêng chúng ta không bao giờ có thể đạt tới họ, vì cùng với họ và cho họ chúng ta cầu xin Thiên Chúa để tất cả chúng ta đều cởi mở đối với công trình cứu độ của Chúa.
2. ”Em ngươi ở đâu?” (St 4,9) - Các giáo xứ và các cộng đoàn
Những điều nói về Giáo Hội hoàn vũ thì cũng cần được biểu lộ trong đời sống của các giáo xứ và cộng đoàn. Trong các thực tại Giáo Hội này, chúng ta có làm cho mọi người cảm nghiệm được họ là thành phần của một thân mình duy nhất hay không? Đó có phải là một thân mình cùng lãnh nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa muốn ban hay không? Đó có phải là một thân mình biết và chăm sóc những phần tử yếu đuối nhất, nghèo khổ và bé nhỏ nhất hay không? Hoặc chúng ta chạy trốn trong một tình yêu đại đồng, dấn thân nơi xa xăm nhưng lại quên người nghèo Lazzaro ngồi ngay trước cánh cửa khép kín của nhà mình hay không? (Xc Lc 16,19-31).
Để lãnh nhận và làm cho những gì Chúa ban cho chúng ta được sinh hoa kết trái hoàn toàn, cần phải vượt qua những ranh giới của Giáo Hội hữu hình theo hai chiều hướng.
- Thứ nhất, bằng cách liên kết trong kinh nguyện với Giáo Hội thiên quốc. Khi Giáo Hội trần thế cầu nguyện, thì thiết lập một sự hiệp thông phục vụ và mưu ích cho nhau, bay lên trước nhan Thiên Chúa. Cùng với các thánh đã tìm được sự sung mãn trong Thiên Chúa, chúng ta là thành phần cộng đồng hiệp thông ấy, trong đó tình thương chiến thắng dửng dưng. Giáo Hội thiên quốc không chiến thắng vì đã quay lưng lại với những đau khổ của trần thế và vui hưởng một mình. Đúng hơn, các thánh đã có thể chiêm ngắm và vui mừng vì sự kiện, nhờ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, các vị đã vĩnh viễn chiến thắng thái độ dửng dưng, sự cứng lòng và oán thù. Bao lâu chiến thắng ấy của tình thương chưa thấm nhập vào toàn thể thế giới, thì các thánh còn đồng hành với chúng ta là những người lữ hành. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, đã viết với lòng xác tín rằng niềm vui trên trời vì chiến thắng của Tình thương chịu đóng đanh sẽ không trọn vẹn bao lâu còn một người trên trần thế phải chịu đau khổ và rên xiết: ”Con hy vọng sẽ không ngồi yên mà không làm gì trên trời, mong ước của con là còn tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn” (Thư 254 ngày 14-7-1897).
Cả chúng ta cũng tham dự vào công phúc và niềm vui của các thánh và các ngài tham dự vào cuộc chiến đấu cũng như mong ước của chúng ta muốn được an bình và hòa giải. Niềm vui của các thánh vì chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh là động lực thúc đẩy chúng ta vượt thắng bao nhiêu hình thức dửng dưng và cứng lòng.
Đàng khác, mỗi cộng đoàn Kitô được kêu gọi hãy vượt qua ngưỡng cửa nối kết họ với xã hội xung quanh, với những người nghèo và những người xa xăm. Giáo Hội tự bản chất là thừa sai, không co cụm vào mình, nhưng được sai tới tất cả mọi người. Sứ mạng của Giáo Hội là kiên nhẫn làm chứng về Đấng muốn mang tất cả thực tại và mỗi người về cùng Chúa Cha. Sứ mạng truyền giáo là điều mà tình thương không thể im lặng. Giáo Hội theo Chúa Giêsu Kitô trên con đường dẫn Giáo Hội tới con người, cho đến tận bờ cõi trái đất (Xc Cv 1,8). Như thế chúng ta có thể nhìn thấy nơi tha nhân người anh chị em mà Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại cho họ. Những gì chúng ta nhận lãnh, thì chúng ta cũng lãnh nhận cho họ. Cũng thế, những gì những người anh chị em ấy sở hữu, chính là một món quà cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại.
Anh chị em thân mến, tôi nồng nhiệt mong ước sao cho các nơi mà Giáo Hội hiện diện, - đặc biệt là các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, - trở thành những hải đảo từ bi giữa lòng biển cả dửng dưng!
3. ”Anh chị em hãy cũng cố tâm hồn!” (Gc 5,8) - mỗi tín hữu
Cả với tư cách cá nhân, chúng ta cũng bị cám dỗ dửng dưng. Chúng ta bị tràn ngập những tin tức và hình ảnh kinh hoàng thuật cho chúng ta đau khổ của con người và đồng thời chúng ta cảm thấy mình không có khả năng can thiệp. Phải làm gì để không bị cái vòng kinh hoàng và bất lực ấy cuốn mất?
Trước tiên, chúng ta có thể cầu nguyện trong tình hiệp thông của Giáo Hội trần thế và thiên quốc. Chúng ta đừng coi nhẹ sức mạnh kinh nguyện của bao nhiêu người! Sáng kiến 24 giờ cho Chúa, mà tôi cầu mong sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội, kể cả ở cấp độ giáo phận, trong những ngày 13 và 14-3 tới đây, muốn biểu lộ sự cần thiết phải cầu nguyện.
Tiếp đến, chúng ta có thể giúp đỡ bằng những việc bác ái, đối với những người ở gần cũng như những người ở xa, nhờ bao nhiêu tổ chức bác ái của Giáo Hội. Mùa Chay là mùa thuận tiện để chứng tỏ sự quan tâm tới tha nhân qua một cử chỉ, dù là nhỏ bé nhưng cụ thể, nói lên sự tham dự của chúng ta vào nhân loại chung.
Thứ ba, sự đau khổ của tha nhân là một lời mời gọi hoán cải, vì nhu cầu của người anh em nhắc nhở cho tôi sự mong manh của đời tôi, sự lệ thuộc của tôi đối với Thiên Chúa và các anh chị em. Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận khả năng giới hạn của mình, thì chúng ta sẽ tín thác nơi tiềm năng vô biên chứa đựng trong tình thương của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ làm chúng ta tưởng mình có thể tự mình cứu thoát bản thân và thế giới.
Để khắc phục sự dửng dưng và sự tự phụ toàn năng của chúng ta, tôi muốn xin tất cả mọi người hãy sống Mùa Chay này như một hành trình huấn luyện tâm hồn, như ĐGH Biển Đức 16 đã nói (Thông điệp Deus caritas est, 31). Có một con tim từ bi không có nghĩa là có một tâm hồn yếu đuối. Ai muốn từ bi thì cần một con tim mạnh mẽ, kiên vững, khép kín đối với kẻ cám dỗ, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa. Một con tim để cho Thánh Linh thấu nhập và dẫn đi trên những con đường tình thương đưa tới các anh chị em. Xét cho cùng, đó là một con tim nghèo, nghĩa là nhận biết sự nghèo hèn của mình và xả thân cho tha nhân.
Vì thế, anh chị em thân mến, tôi muốn cùng với anh chị em cầu xin Chúa Kitô trong Mùa Chay này: ”Fac cor nostrum secundum cor tuum”, xin làm cho trái tim chúng con được nên giống Trái Tim Chúa” (Lời cầu trong Kinh cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu). Như thế chúng ta sẽ có một con tim mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để nó khép kín vào mình, không rơi vào vực thẳm của nạn hoàn cầu hóa sự dửng dưng.
Với mong ước ấy, tôi hứa cầu nguyện để mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn Giáo Hội tiến bước trong hành trình Mùa Chay với nhiều thành quả, và tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em.
Vatican ngày 4 tháng 10 năm 2014
Lễ Thánh Phanxicô Assisi
(LM. Trần Đức Anh OP dịch từ nguyên bản tiếng Ý)
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
R.I.P CỤ BÀ ANNA NGUYỄN THỊ NGÓT
XIN CẦU CHO LINH HỒN
ANNA
ANNA
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Cụ Bà ANNA
NGUYỄN THỊ NGÓT
NGUYỄN THỊ NGÓT
Sinh năm 1925 tại Ninh Bình
là thân mẫu Ông Trùm Phạm Văn Nhất
Giáo Họ Thánh Phêrô
Cư ngụ tại : 253/32 đường Trần Xuân Soạn
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 01g50 Thứ Ba ngày 24.02.2015
(Nhằm ngày 06 tháng Giêng năm Ất Mùi)
Hưởng thọ 91 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Ba 24.02.2015
- 16g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
- 04g30 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ.
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
Thuận Phát, ngày 24 tháng 02 năm 2015
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 22.02.2015
Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 22.02.2015
Chúa Nhật ngày 22.02.2015
Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015
Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015
Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015
Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015
SỨ ĐIỆP NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN 2015 CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CÁC BỆNH NHÂN LẦN THỨ 23, NĂM 2015
NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CÁC BỆNH NHÂN LẦN THỨ 23, NĂM 2015
Sapientia cordis
“Tôi nên mắt cho kẻ mù loà, thành chân cho người què quặt”
(Gióp 29,15)
“Tôi nên mắt cho kẻ mù loà, thành chân cho người què quặt”
(Gióp 29,15)
Anh chị em thân mến,
Nhân lần thứ 23 ngày Thế giới các Bệnh nhân, do thánh Gioan Phaolô II thiết lập, tôi hướng lòng về tất cả các anh chị em đang phải gánh chịu bệnh tật và được kết hiệp cách này cách khác với thân xác Đức Kitô đang đau khổ, và tôi cũng hướng lòng về các anh chị em chuyên viên và thiện nguyện viên trong lãnh vực chăm sóc y tế.
Chủ đề năm nay mời gọi chúng ta suy niệm câu sau đây trong sách Gióp: “Tôi nên mắt cho kẻ mù loà, thành chân cho người què quặt” (29,15). Tôi muốn suy niệm dưới góc độ của “sapientia cordis”, sự khôn ngoan của tâm hồn.
1. Sự khôn ngoan này không phải là một sự hiểu biết lý thuyết, trừu tượng và là kết quả của suy luận. Nhưng là một sự khôn ngoan, như thánh Giacôbê mô tả trong thư của ngài, “thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình” (3,17). Sự khôn ngoan này là một cách nhìn sự vật do Chúa Thánh Thần linh hứng trong tâm trí của người biết mở lòng ra trước sự đau khổ của anh em mình và nhận ra trong họ hình ảnh của Chúa. Vậy chúng ta hãy biến lời nguyện của Thánh vịnh sau đây thành lời nguyện của chính mình: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90,12). Chúng ta có thể thu tóm thành quả của Ngày Quốc tế Bệnh nhân trong sapientia cordis, là một ân huệ của Thiên Chúa.
2. Sự khôn ngoan của tâm hồn nghĩa là phục vụ anh chị em mình. Lời của ông Gióp: “Tôi nên mắt cho kẻ mù loà, thành chân cho người què quặt” cho thấy ông đã phục vụ những người cần đến sự giúp đỡ của ông, trên cương vị là một người công chính có uy quyền và có một chỗ đứng quan trọng trong hàng niên trưởng của thành phố. Sự cao quý tinh thần được thể hiện nơi ông qua việc phục vụ người nghèo cần ông giúp đỡ và qua việc chăm sóc cô nhi quả phụ (29, 12-13).
Ngày nay, cũng còn biết bao Kitô hữu cho thấy họ là “mắt cho kẻ mù loà” và “chân cho người què quặt”, không phải bằng lời nói mà bằng đời sống được cắm rễ trong đức tin chân chính! Họ rất gần gũi với những bệnh nhân cần họ chăm sóc và giúp đỡ thường xuyên trong việc tắm rửa, mặc quần áo và ăn uống. Giúp đỡ như thế có thể trở nên mệt mỏi và nặng nhọc sau một thời gian dài. Giúp đỡ ai vài ngày còn tương đối dễ, nhưng nếu phải chăm sóc ai trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, thì thật là khó, nhất là khi họ không còn có thể tỏ ra biết ơn mình nữa. Thế nhưng, đây là con đường tuyệt hảo để giúp chúng ta nên thánh! Trong những lúc khó khăn như thế, chúng ta có thể đặc biệt tin tưởng rằng Chúa đang gần gũi chúng ta, và chúng ta cũng trở nên một khí cụ đặc biệt để hậu thuẫn cho sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội.
3. Sự khôn ngoan của tâm hồn là ở với anh chị em mình. Thời gian ở bên người bệnh là một thời gian linh thánh. Đó là cách chúng ta ca ngợi Chúa vì Người đã làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, Đấng đã “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28). Chính Đức Giêsu cũng nói: “Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,27).
Chúng ta hãy có một đức tin mãnh liệt và xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn hiểu được giá trị của việc đồng hành, thường là trong âm thầm, khiến chúng ta muốn dành thời giờ cho anh chị em mình, họ sẽ cảm thấy được yêu thương và an ủi hơn khi thấy chúng ta gần gũi và yêu mến họ. Ngược lại, thật là một sự lừa dối khi chúng ta ẩn núp sau những câu nhấn mạnh đến “phẩm chất cuộc sống”, để làm cho người ta tin rằng người bị bệnh hiểm nghèo không đáng sống!
4. Sự khôn ngoan của tâm hồn là ra khỏi mình để đến với anh chị em mình. Đôi khi thế giới chúng ta quên mất rằng thời gian ở bên giường người bệnh có một giá trị đặc biệt, vì chúng ta vội vã, vì chúng ta tất bật với công việc, với sản xuất và quên đi chiều kích nhưng không, quên chăm sóc người khác, quên trách nhiệm của mình đối với người khác. Thật ra thái độ này thường che giấu một đức tin hâm hâm dở dở và không còn nhớ đến lời tuyên bố này của Chúa: “Các ngươi đã làm cho chính Ta” (Mt 25,40).
Đó là lý do tại sao tôi muốn nhắc lại lần nữa là phải xem “sự ưu tiên tuyệt đối của ‘việc ra khỏi chính mình để đi về phía anh em của mình’, là một trong hai điều răn chính làm nền tảng cho tất cả các quy tắc luân lý và là dấu chỉ rõ ràng nhất để phân định trên cuộc hành trình tăng trưởng tâm linh ngõ hầu đáp lại hồng ân hoàn toàn nhưng không của Thiên Chúa” (Evangelii Gaudium, số 179). Chính từ bản chất truyền giáo của Giáo hội mà phát sinh ra “hiệu quả đức ái đối với những người lân cận, là lòng trắc ẩn, cảm thông, giúp đỡ và khuyến khích họ” (nt).
5. Sự khôn ngoan của tâm hồn là liên đới với anh chị em mình mà không xét đoán. Đức ái cần thời gian. Thời gian để chăm sóc bệnh nhân và thời gian để thăm viếng họ. Thời gian để ở bên họ như các bạn của ông Gióp đã làm: “Rồi họ ngồi xuống đất, bên cạnh ông, suốt bảy ngày đêm, chẳng nói với ông một lời, vì họ thấy rằng nỗi đau khổ của ông quá lớn” (Gióp 2,13). Thế nhưng các bạn của ông Gióp xét đoán ông một cách tiêu cực mà họ giấu trong lòng không nói ra: họ nghĩ rằng ông bị đau khổ như thế là vì ông làm lỗi và bị Chúa trừng phạt. Trái lại, đức ái đích thật là một sự chia sẻ không xét đoán, không cho là mình phải hoán cải người khác; đức ái đích thật không tìm cách tỏ ra khiêm tốn cách giả dối để mong đợi được ca ngợi và cảm thấy tự hào vì điều tốt mình làm.
Kinh nghiệm đau khổ của ông Gióp chỉ tìm được giải đáp đích thật trong thập giá Đức Kitô, là hành vi cao đẹp nhất Chúa thể hiện để liên đới với chúng ta, một hành vi hoàn toàn nhưng không và đầy lòng thương xót. Và sự đáp lại tình yêu trước thảm kịch đau khổ của con người, nhất là trong sự đau khổ vô tội, luôn được in sâu trong thân thể của Đức Kitô phục sinh; những vết thương vinh hiển của Người là cớ vấp phạm cho đức tin, nhưng cũng là bằng chứng của đức tin (x. Bài giảng trong lễ tuyên thánh Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II, 27/04/2014).
Ngay cả khi bệnh tật, cô đơn và bất lực không cho phép chúng ta ra khỏi chính mình để hướng đến người khác, kinh nghiệm đau khổ cũng có thể trở nên phương cách tuyệt hảo để thông truyền ân sủng và trở nên nguồn mạch để đạt được sapientia cordis và lớn lên trong sapientia cordis. Như thế chúng ta mới hiểu được, tại sao khi đã trải qua hết kinh nghiệm, vào lúc cuối, ông Gióp có thể nói với Chúa: “Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (42,5). Và những người đang chìm ngập trong mầu nhiệm đau khổ và đau đớn, khi họ biết chấp nhận sự đau khổ và đau đớn này trong đức tin, chính họ cũng trở nên chứng nhân sống động của đức tin có khả năng ôm lấy đau khổ dù không thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó.
6. Tôi xin phó dâng Ngày Thế giới các Bệnh nhân dưới sự che chở đầy tình mẫu tử của Mẹ Maria, Mẹ đã thụ thai và sinh ra Đức Khôn Ngoan nhập thể, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, là Tòa Đấng Khôn Ngoan, xin Mẹ chuyển cầu cho tất cả các bệnh nhân và cho những người đang chăm sóc họ. Xin Mẹ giúp chúng con, qua việc phục vụ các anh chị em đang đau khổ và qua chính kinh nghiệm đau khổ, biết đón nhận và vun trồng sự khôn ngoan đích thật của tâm hồn!
Cùng với lời nguyện này, tôi xin gửi đến tất cả anh chị em phép lành Toà Thánh.
Từ Vatican, ngày 3 tháng 12 năm 2014
Lễ nhớ thánh Phanxicô Xavier
PHANXICÔ
(WGPSG)
Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015
Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015
Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG 04.02.2015
Bắt đầu lúc 10g00 giờ Vatican (16g00 giờ Việt Nam)
Thứ Tư ngày 04.02.2015
Thứ Tư ngày 04.02.2015
Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015
HIỆP THÔNG - ÔNG CỐ AUGUSTINÔ TRẦN QUANG
HIỆP THÔNG
Kính thưa Quý Cha,Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :
ÔNG CỐ
AUGUSTINÔ TRẦN QUANG
Sinh ngày 16.5.1949 tại Thái Bình
là thân phụ của cha Martinô Trần Quang Vinh
Chính xứ Tắc Rỗi, Giáo hạt Xóm Chiếu,
Chính xứ Tắc Rỗi, Giáo hạt Xóm Chiếu,
Tổng Giáo Phận Saigon.
đã an nghỉ trong Chúa
vào lúc 09g20 Chúa Nhật ngày 01.02.2015
tại tư gia ; số 8/4 Ấp Bến Đò 1,
vào lúc 09g20 Chúa Nhật ngày 01.02.2015
tại tư gia ; số 8/4 Ấp Bến Đò 1,
Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi,
Tp. Hồ Chí Minh
thuộc Giáo xứ Sơn Lộc, Giáo hạt Củ Chi,
Giáo phận Phú Cường
Hưởng thọ 66 tuổi.
- Nghi thức Tẩn liệm đã cử hành
lúc 17g00 Chúa Nhật ngày 01.02.2015.
- Thánh lễ cầu hồn tại tư gia sẽ được cử hành
lúc 09g00 Thứ Hai ngày 02.02.2015.
- Thánh lễ An táng sẽ được cử hành
lúc 08g30 Thứ Tư ngày 04.02.2015
tại Nhà thờ Giáo xứ Sơn Lộc, Quốc Lộ 22,
Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
Sau đó di quan đi mai táng tại Đất thánh giáo xứ Sơn Lộc.
Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn Ông Cố AUGUSTINÔ sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn Ông Cố AUGUSTINÔ sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Kính Báo
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM B 01-02-2015
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật IV thường niên năm B
05g30 Chúa Nhật ngày 01-02-2015.
Cha khách dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa (CN đầu tháng).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
05g30 Chúa Nhật ngày 01-02-2015.
Cha khách dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa (CN đầu tháng).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)