Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015
Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015
Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
ÂN XÁ TRONG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
Ân xá trong Năm Thánh Lòng Thương Xót
WHĐ (24.12.2015) – Trong Thư đề ngày 01 tháng Chín gửi cho Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài “mong muốn Năm Thánh là một cảm nghiệm sống động về sự gần gũi của Chúa Cha; Đấng có lòng nhân từ như có thể chạm đến được, để đức tin của mỗi tín hữu được củng cố và do đó chứng tá về lòng nhân từ ấy trở nên hữu hiệu hơn bao giờ hết”.
Trong Thư này Đức Thánh Cha cũng đề ra những thể thức lãnh nhận ân xá trong Năm Thánh.
Cũng như với các Năm Thánh khác, Đức Thánh Cha đã chỉ thị rằng các ân xá đặc biệt sẵn sàng được ban cho các tín hữu trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót. Sau đây là thể thức để được hưởng ân xá.
Với các tín hữu Công giáo bình thường (khoẻ mạnh):
- Đi hành hương.
- Xưng tội,
- Rước lễ “và suy ngẫm về lòng thương xót”,
- Tuyên xưng đức tin,
- Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và theo ý Đức Thánh Cha.
- Sống thử thách hiện tại của mình với đức tin và lòng trông cậy vui tươi,
- Rước lễ,
- Hoặc tham dự Thánh lễ và đọc kinh chung, kể cả qua các phương tiện truyền thông.
- Các tù nhân có thể được hưởng ân xá trong các nhà nguyện của trại giam.
Với những người đã qua đời:
- – Nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu, những người đã qua đời cũng có thể được hưởng ân xá.
- Thực hiện một công việc thương xót về tâm hồn hay thể xác.
Các hành động khác:
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã quyết định “ban cho tất cả các linh mục” trong năm Thánh Lòng Thương Xót này, “được giải tội phá thai cho những ai đã phạm tội này mà ăn năn xin ơn tha thứ”.
Ngài cũng thông báo rằng các tín hữu xưng tội với các linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Piô X, vốn đã ly khai khỏi Giáo hội vào năm 1988, “cũng sẽ nhận được ơn tha tội cách thành sự và hợp pháp”.
Vẫn còn một vài thắc mắc về giáo luật liên quan đến những điểm này, và các chuyên gia hy vọng Toà Thánh sẽ sớm giải đáp. Nhưng cả hai quyết định trên đều cho thấy mong muốn lớn lao của Đức Thánh Cha Phanxicô về phương diện mục vụ là mở ra thêm nhiều cơ hội cho lòng thương xót trong năm tới.
Minh Đức
(WHĐ)
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO DỊP LỄ GIÁNG SINH 2015
ỦY BAN GIÁO DỤC CÔNG GIÁO
trực thuộc
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
_________________________________________________________________________
72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 093 890 5015 – 096 725 7483
Email: uybangiaoduc@gmail.com; Đt: 093 890 5015 – 096 725 7483
THƯ GỬI CÁC SINH VIÊN, HỌC SINH CÔNG GIÁO
DỊP LỄ GIÁNG SINH 2015
DỊP LỄ GIÁNG SINH 2015
Các con thương mến,
Hòa nhịp trong niềm vui của lễ Giáng Sinh, kỷ niệm ngày Con Thiên Chúa xuống thế làm người, Cha vui mừng gửi đến các con lời cầu chúc ơn an bình và niềm vui Thiên Chúa "ban cho loài người Chúa thương" (Lc 2,14). Cùng với lời cầu chúc rất thương mến, Cha cũng muốn chia sẻ với các con đôi tâm tình và suy nghĩ của Cha nhân dịp lễ Giáng Sinh năm nay.
Lễ Giáng Sinh trong năm thánh Lòng Thương Xót
Lễ Chúa Giáng Sinh đã được cử hành hằng năm trong hơn 2000 năm nay, nhưng mỗi năm, lễ Giáng Sinh đều có sức khơi dậy một bầu khí vui tươi và tưng bừng, cứ như thể mỗi năm đều là năm đầu tiên. Vì sao? Bởi vì đây là hành động yêu thương sâu đậm của chính Thiên Chúa. Khi thương mến nhau, người ta tìm thời giờ để thăm viếng, gặp gỡ nhau, nhưng khi tình yêu đạt đến mức sâu đậm và say mê, người ta khát khao thông chia với nhau điều kiện sống và gắn liền mạng sống của mình với số phận của người mình say mê. Đây chính là cách diễn tả tình yêu của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống thế làm người mà chúng ta cử hành trong ngày lễ Giáng Sinh.
Mầu nhiệm Giáng Sinh năm nay được ghi dấu bằng năm thánh Lòng Thương Xót mà trọng tâm là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Đây là cách thế yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại khổ đau và tội lỗi. Mặc dầu khoa học kỹ thuật đã tiến bộ vượt bậc, tài nguyên vật chất nhiều hơn, xã hội xem ra văn minh hơn trước, nhưng số người đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì các thói xấu và các tệ nạn cũng tăng lên nhiều. Con người không chỉ yếu đuối, mà còn bất lực trước sức mạnh quyến rũ của sự dữ. Nhưng con người vẫn còn lý do để hy vọng, vì tình yêu trong mầu nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người còn là tình yêu xót thương và tha thứ.
Lòng thương xót trời biển của Thiên Chúa đem an bình cho tâm hồn sầu khổ và nâng dậy những con người yếu đuối, bạc nhược. Qua nhiều nẻo đường và nhiều cách thức, Thiên Chúa thiết tha mời gọi chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài, hãy để cho lòng thương xót của Ngài rỉ rả rót vào tận cõi lòng và tưới mát tâm hồn của ta. Không có lỗi lầm nào có thể lớn hơn, mạnh hơn lòng thương xót và nhân từ của Thiên Chúa. Không có tình trạng lầm than nào mà lòng nhân từ của Thiên Chúa lại không có khả năng làm cho nên mới mẻ và tươi sáng. Không có tâm hồn nào khô cằn đến độ lòng nhân từ xót thương của Thiên Chúa không thể làm cho trở nên mầu mỡ tốt tươi. Chỉ cần đón nhận và tin tưởng vào tình thương yêu và lòng thương xót của Ngài.
Biểu tượng năm thánh Lòng Thương Xót vẽ hình Chúa Giêsu đang vác trên vai một người mà chân tay và tất cả thân hình đều mềm nhũn, như thể không có xương, không còn sức sống, nhưng đang quấn mình vào Chúa Giêsu. Trong khi đó, Chúa Giêsu dùng sức mạnh của hai cánh tay để giữ và ghì chặt người đó vào mình, như thể Ngài đang thông truyền sức sống của Ngài sang người đó. Biểu tượng Năm Thánh này gợi lại trong tâm trí chúng ta lời mời gọi rất quen thuộc của Chúa Giêsu: "Hỡi tất cả những ai đang mệt mỏi và vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28). Những lời này, các con hãy lắng nghe như thể chính Chúa nói cho các con và các con hãy đến với Người để được Lòng Thương Xót của Người nâng đỡ và ủi an.
Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta (2Cr 5,14)
Lòng thương xót của Chúa đã lãnh nhận, các con hãy cùng nhau truyền đạt cho mọi người, nhất là các bạn sinh viên và học sinh của các con, không phân biệt lương giáo, giàu nghèo, ngành học hay trường học. Biết bao người đau khổ, biết bao bạn trẻ và các em thiếu nhi đang bị dằn vặt vì những lỗi lầm, yếu đuối, bị dày vò dưới sức mạnh của đam mê và thú vui vô bổ, đang trông chờ một lời khích lệ, một bàn tay bạn hữu đỡ nâng! Các con hãy làm cho họ cảm nhận được lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa Kitô: "Hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28).
Các con hãy mạnh dạn ra đi. Tình yêu Chúa Kitô thúc bách các con (x. 2Cr 5,14). Muốn như thế, các con cần phải vượt thắng thái độ dửng dưng mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong Sứ điệp nhân Ngày Thế Giới Hòa Bình 2016 sắp tới. Thái độ này, ở Việt Nam chúng ta, còn được gọi là thái độ vô cảm. Trong Sứ điệp nói trên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét là: thái độ dửng dưng hay vô cảm này đã vượt ra ngoài lãnh vực cá nhân, lan tràn ra khắp nơi và tạo nên hiện tượng dửng dưng hay vô cảm toàn cầu. Con người thời đại có khuynh hướng đóng kín lòng trí trong những bận tâm, lo lắng về những nhu cầu và vấn đề riêng tư của cá nhân hay gia đình nên ít nhạy bén về những khó khăn của tha nhân, những thảm trạng của xã hội và mất khả năng cảm thông để "vui với kẻ vui và buồn với người buồn" (Rm 12,15).
Để khơi dậy sự bén nhạy về tình người và khả năng cảm thông với những người khổ đau, tha thứ cho những người lầm lỡ, các con cần sống kết hiệp với Chúa Giêsu, thân thiết với Ngài đến độ cảm được những điều Ngài cảm, theo cách thức cảm nhận của Ngài.
Người ta kể: vào một tối mùa đông, một ông Thầy cùng với các đồ đệ của ông quy tụ trong một căn phòng. Các đồ đệ đã đốt lò sưởi và căn phòng đã ấm lên nhiều. Thế nhưng ông Thầy vẫn run. Các đồ đệ hỏi Thầy vì sao lò sưởi đã được đốt và căn phòng đã ấm mà Thầy vẫn còn run? Ông Thầy trả lời: "Phòng đã ấm, nhưng Thầy vẫn run vì ở ngoài cửa có một ông già đang run rẩy vì đói và thiếu quần áo." Các đồ đệ không tin vì khi họ vào phòng, không thấy có ai ở cửa. Ông Thầy nói: "Các con hãy ra mở cửa xem". Khi các đồ đệ ra mở cửa, quả nhiên có một ông già đang run rẩy vì đói và rét. Ông Thầy cảm được nỗi thống khổ của nhân loại khổ đau vì nghèo đói, bệnh tật, vì yếu đuối và lỗi lầm. Ông Thầy muốn các đồ đệ của ông cũng cảm được cái ông cảm để có lòng thương xót như ông! Ông Thầy đó là Chúa Giêsu và các đồ đệ là chính các con!
Cuối cùng, Cha xin các con chuyển đến Cha Mẹ các con, đến quý Cha Xứ và Cha Phó, đến quý Thầy Cô và các bạn của các con, cả quý Thầy Cô và bạn hữu ngoài Công giáo, lời chào thân ái và quý trọng của Cha, kèm với lời cầu chúc ơn An Bình và Niềm Vui của lễ Giáng Sinh. Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban cho các con muôn ơn lành và tình thương yêu của Ngài. Xin các con cũng cầu nguyện cho Cha nữa.
Với lòng quý mến, Cha thân ái chào tất cả các con.
Ngày 18 tháng 12 năm 2015
+ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Phó Gp Xuân Lộc
Chủ tịch Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
(WHĐ)
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
VIDEO GIÁO HẠT XÓM CHIẾU KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
TẠI NHÀ THỜ THUẬN PHÁT, GIÁO HẠT XÓM CHIẾU
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015
Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015
THÁNH LỄ TẤN PHONG ĐỨC TÂN GIÁM MỤC VĨNH LONG 11.12.2015
Thánh lễ tấn phong Tân Giám Mục Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Vĩnh Long
Ngày 18 tháng 08 năm 1954 tại Họ đạo Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, thuộc giáo phận Vĩnh Long, cậu bé Phêrô Huỳnh Văn Hai cất tiếng khóc chào đời.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nhỏ bé Thạnh Phú, cùng với gia đình học tập và lao động như bao trẻ khác. Ngày 15 tháng 06 năm 1966, "chú" Phêrô Hai vào học tại Tiểu chủng viện Vĩnh Long và sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1973, "chú" Hai học tại Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long.
Đến ngày 8 tháng 8 năm 1977, "chú" lãnh tác vụ đọc sách, ngày 7 tháng 5 năm sau lãnh tác vụ Giúp lễ,
Theo dòng chảy của đất nước sau "ngày ấy", năm 1978 "chú" về sống tại gia đình. Mãi đến năm năm 1991, "chú Hai" tiếp tục học tại Chủng viện Vĩnh Long. Ngày 6 tháng 3 năm 1993, "chú Hai" lãnh sứ vụ Phó tế. Và đến ngày Ngày 31 tháng 08 năm 1994, thầy Sáu Huỳnh Văn Hai được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu trao sứ vụ linh mục.
10 năm sau đó, cha Phêrô Huỳnh Văn Hai học tại Institut Catholique de Paris, Pháp và đậu bằng tiến sĩ triết học.
Trở về quê nhà, Cha Phêrô đặc trách ơn gọi tại giáo phận Vĩnh Long, phụ trách lớp Tiền Chủng viện Giáo phận Vĩnh Long, Giáo sư Triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - Hà Nội, Phó Giám đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Và rồi, ngày 7 tháng 10 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm cha Phê rô Huỳnh Văn Hai làm tân giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
Đến hôm nay, ngày 11 tháng 12 năm 2015, ngày hồng phúc đến với "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú, với gia đình, với bè bạn, với giáo phận Vĩnh Long và Giáo Hội Việt Nam nữa.
Chiều hôm trước ngày chúc phong giám mục, nhiều người cùng với Ban Tổ Chức lo những việc cuối cùng cho Thánh Lễ.
Vất vả, âm thầm nhất vẫn là âm thanh, ánh sáng và những anh em lo truyền thông. Ban truyền thông cố gắng bố trí máy làm sao đến giờ Lễ hạn chế hết sức sự di chuyển để giữ bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Ban âm thanh, ánh sáng cũng đã trang bị dàn âm thanh tốt nhất có thể để phục vụ cho Thánh Lễ sang1mai. Cạnh đó, các soeurs cùng một số cộng tác viên lo trang trí và cắm những bình hoa tươi thắm.
Cơn mưa chiều ngày 10 tháng 12 như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên giáo phận Vĩnh Long.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, sáng hôm nay 11 tháng 12, Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Vĩnh Long thời tiết tuyệt đẹp.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nhỏ bé Thạnh Phú, cùng với gia đình học tập và lao động như bao trẻ khác. Ngày 15 tháng 06 năm 1966, "chú" Phêrô Hai vào học tại Tiểu chủng viện Vĩnh Long và sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1973, "chú" Hai học tại Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long.
Đến ngày 8 tháng 8 năm 1977, "chú" lãnh tác vụ đọc sách, ngày 7 tháng 5 năm sau lãnh tác vụ Giúp lễ,
Theo dòng chảy của đất nước sau "ngày ấy", năm 1978 "chú" về sống tại gia đình. Mãi đến năm năm 1991, "chú Hai" tiếp tục học tại Chủng viện Vĩnh Long. Ngày 6 tháng 3 năm 1993, "chú Hai" lãnh sứ vụ Phó tế. Và đến ngày Ngày 31 tháng 08 năm 1994, thầy Sáu Huỳnh Văn Hai được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu trao sứ vụ linh mục.
10 năm sau đó, cha Phêrô Huỳnh Văn Hai học tại Institut Catholique de Paris, Pháp và đậu bằng tiến sĩ triết học.
Trở về quê nhà, Cha Phêrô đặc trách ơn gọi tại giáo phận Vĩnh Long, phụ trách lớp Tiền Chủng viện Giáo phận Vĩnh Long, Giáo sư Triết học tại Đại chủng viện Cần Thơ và Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - Hà Nội, Phó Giám đốc Đại chủng viện Cần Thơ.
Và rồi, ngày 7 tháng 10 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm cha Phê rô Huỳnh Văn Hai làm tân giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
Đến hôm nay, ngày 11 tháng 12 năm 2015, ngày hồng phúc đến với "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú, với gia đình, với bè bạn, với giáo phận Vĩnh Long và Giáo Hội Việt Nam nữa.
Chiều hôm trước ngày chúc phong giám mục, nhiều người cùng với Ban Tổ Chức lo những việc cuối cùng cho Thánh Lễ.
Vất vả, âm thầm nhất vẫn là âm thanh, ánh sáng và những anh em lo truyền thông. Ban truyền thông cố gắng bố trí máy làm sao đến giờ Lễ hạn chế hết sức sự di chuyển để giữ bầu khí trang nghiêm và sốt sắng. Ban âm thanh, ánh sáng cũng đã trang bị dàn âm thanh tốt nhất có thể để phục vụ cho Thánh Lễ sang1mai. Cạnh đó, các soeurs cùng một số cộng tác viên lo trang trí và cắm những bình hoa tươi thắm.
Cơn mưa chiều ngày 10 tháng 12 như hồng ân của Chúa tuôn đổ xuống trên giáo phận Vĩnh Long.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, sáng hôm nay 11 tháng 12, Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Vĩnh Long thời tiết tuyệt đẹp.
Bạn bè, bà con, giáo dân xa gần khắp giáo phận Vĩnh Long đã tề tựu về Tòa Giám Mục Vĩnh Long để cùng nhau đón nhận ngày hồng phúc này. Có những người ở xa, những công tác chuẩn bị đã đến từ nhiều ngày trước hay ít nhất từ ngày hôm qua để lo cho Thánh Lễ phong chức Giám Mục hôm nay.
Từ tờ mờ sáng, nhiều đoàn con dân từ khắp giáo phận đã trở về ngôi nhà thờ Chính Tòa của giáo phận để tham dự Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Chủ tế cũng là chủ phong trong Thánh Lễ phong chức giám mục hôm nay đó là Đức Tổng Giám Mục Phao lô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn. Cùng hiện diện và đồng tế với Đức Tổng Phaolô có các giám mục và các linh mục trong và ngoài giáo phận Vĩnh Long. Bà con giáo dân từ các giáo xứ trong giáo phận tuôn về Tòa Giám Mục Vĩnh Long hôm nay ước tính của Ban Tổ Chức khoảng 15 ngàn người.
9 giờ 20 phút, Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy - dẫn Thánh Lễ - đã lược lại một chút về cuộc đời của Đức Cha Phêrô.
Trước khi kết thúc, Cha Matthêu mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Giáo phận cũng như quý Đức Cha đã ra đi của giáo phận. Cha cũng mời gọi cộng đoàn cầu nguyện yêu mến, trân trọng, gìn giữ món quà vô giá mà cộng đoàn cầu nguyện hơn 2 năm vừa qua. Chúng ta cùng với Đức Tân Giám Mục ra khơi và thả lưới.
9 g 30 cộng đoàn cùng nhau cất cao lời ca: "Tình yêu ôi cao siêu ôi là tình yêu Thiên Chúa đã đoái thương trông phận mọn hèn. .." và rước đoàn đồng tế.
9 g 45 đoàn rước an vị trong ngôi thánh đường nhà thờ Chính Tòa Vĩnh Long thân thương.
Thánh Lễ hôm nay được chủ tế bởi Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cùng 29 giám mục, 3 viện phụ, 320 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Chút tâm tình của giáo phận được Cha Matthêu Nguyễn Tấn Thụy gởi đến cộng đoàn.
Cha Matthêu giới thiệu với cộng đoàn sự hiện diện đặc biệt của Đức Tổng Leopoldo Girelli.
Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Tổng giám mục giáo phận Sài Gòn - chủ phong trong Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay.
Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn nguyên Tổng Giám Mục giáo phận Sài Gòn.
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - TGM Giáo phận Hà Nội
Sau lời giới thiệu các vị đặc biệt, cha Matthêu giới thiệu quý Đức Cha đến từ từng Giáo Tỉnh để cộng đoàn đón chào.
Cha Matthêu cũng không quên giới thiệu sự hiện diện của các vị chức sắc, á tôn giáo bạn và các vị đại diện chính quyền các cấp.
Sau lời giới thiệu Thánh Lễ chúc phong giám mục giáo phận Vĩnh Long hôm nay được bắt đầu.
Trang Tin Mừng hôm nay cũng là khẩu hiệu của Đức Tân Giám Mục được công bố (Lc 5, 1-11).
Sau khi Tin mừng được công bố đến phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chúc phong hôm nay.
Nghi thức truyền chức gồm những phần sau:
Giới thiệu tiến chức: Nghi thức phong chức cho Đức Tân Giám Mục Phêrô do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc - Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và 2 vị phụ phong là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh - giám mục giáo phận Thanh Hóa và Đức Cha Stephanô Tri Bửu Thiên - giám mục giáo phận Cần Thơ.
Khởi đầu là lời thỉnh cầu của Cha giám quản Phêrô Dương Văn Thạnh.
Sau lời thỉnh cầu là lời công bố tông sắc của Đức Thánh Cha.
Lời công bố Tông sắc vừa công bố, cộng đoàn thưa Tạ ơn Chúa và một tràng pháo tay thật lớn được vỗ lên.
Và rồi lời huấn dụ của vị giám mục Chủ phong.
Anh chị em rất thân mến ! Chúng ta quy tụ nhau về đây rất đông đảo tại nhà thờ chính tòa Vĩnh Long để tham dự lễ tấn phong giám mục của Đức Cha Phêrô. Chúng ta hân hoan vui sướng vì chờ đợi đã hơn 2 năm. Chúng ta chúc mừng Đức Cha và giáo phận và hãy cầu nguyện đặc biệt cho Đức Cha và giáo phận.
Để cho việc tham dự của chúng ta tham dự được sốt sắng. Chúng ta để lời Chúa chiếu soi ánh sáng tâm hồn chúng ta. Bài trích sách Edekien dạy chúng ta chính Chúa là mục tử săn sóc đoàn chiên của Ngài. Giám mục được cất nhắc lên để chăm lo đoàn chiên. Giám mục hãy chăm sóc đoàn chiên thật chu đáo và không để con nào hư mất, hãy dẫn dắt, hãy nuôi dưỡng con chiên bằng của ăn mang sự sống đời đời là Mình Máu Thánh Chúa.
Sứ mạng quan trọng nhất của Giám mục là rao giảng Tin Mừng, rao giảng Lời Chúa.
Trong lúc truyền chức, sách Thánh được để trên đầu Giám mục.
Thư Thánh Phaolo ta vừa nghe mời gọi giám mục trở nên mẫu gương về đức tin, đức ái và cả đức khiết tịnh nữa. Hãy suy niệm Lời Chúa và giáo lý của Hội Thánh. Đừng bao giờ quên Lời Chúa ngày tấn phong giám mục. Hãy làm cho mọi người thấy rõ cho việc trao nhẫn cho giám mục là dấu ấn của đức tin. Đức Tin là trang sức của Giám mục. Giám mục nhận mũ là đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Trong đoạn Tin Mừng Luca mà chúng ta vừa nghe Chúa nói với ông Phêrô hãy ra chỗ sâu mà bắt cá. Chúa mời gọi giám mục không ngại ngùng ta chỗ nước sâu để thả lưới bắt cá, có khi khó khọc mà không có gì. Nhưng nếu theo Lời Chúa thì tin ơn Chúa. Nhiệt tình truyền giáo nhắc các giám mục làm thế nào để loan báo Tin mừng tận cùng thế giới, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc đời.
Chúng ta là những kẻ có tội, giám mục cũng thế nhưng chúng ta được mời gọi để truyền giáo cho Ngài.
Với cây gậy mà giám mục nhận từ tay giám mục chủ phong đó là dấu hiệu, nhiệm vụ của giám mục chăm sóc toàn thể đoàn chiên nơi mà Thánh Thần đặt Ngài để cai trị hội thánh Chúa. Như lời Chúa nói với Simon: Từ nay con là kẻ chinh phục người ta.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với anh chị em, giám mục không thuộc về thế gian. Thế giới hôm nay có quá nhiều vấn đề làm cho con người điên đầu và khủng hoảng. Chính vì thế linh mục và nhất là giám mục phải có lòng thương xót như Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót, chăm sóc những người nghèo, bị bỏ rơi, di dân. Giám mục phải chăm sóc hàng giáo sĩ. Xin Chúa chúc lành cho Đức Cha và cộng đoàn.
Sau lời huấn dụ của Giám Mục chủ phong là lời hứa của tiến chức.
Thời khắc quan trọng đã đến, cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để cùng đọc kinh cầu các Thánh.
Kinh cầu các Thánh Kết thúc, cộng đoàn cùng bước sang nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức.
10 g 47 phút, giây phút quan trọng nhất là lời nguyện truyền chức được cất lên từ Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc.
Lời nguyện phong chức kết thúc và kế đến là nghi thức xức dầu trên đầu, trao sách Phúc Âm, trao Nhẫn Giám Mục, đội mũ Mitra và trao gậy mục tử.
10 g 52 phút, Đức Tổng Phaolô trao ngai tòa giám mục Vĩnh Long cho Đức Tân Tổng Giám Mục Phêrô hôm nay.
Và rồi các vị giám mục hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay trao ban bình cho Tân Giám Mục.
Thánh Lễ được tiếp tục trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Nhớ lại, tâm tình của Đức Tân Giám Mục thật dễ thương sau khi nghe tin được bổ nhiệm giám mục Tin tức này đến với tôi rất bất ngờ, vì cảm thấy mình không xứng đáng, dù trước đó có nghe nhiều tin đồn về mình, tôi cầu nguyện và suy nghĩ trong lòng vì giáo phận Vĩnh Long, tôi chấp nhận và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các Thánh cầu xin Chúa giúp đỡ tôi.
Đức Cha không ngần ngại chia sẻ: 21 năm qua tôi đi du học và làm cha giáo, không có sinh hoạt các họ đạo, đó cũng là một hạn chế lớn đối với tôi. Mỗi ngày Chúa Nhật, tôi chỉ đi dâng lễ cho một họ đạo và cũng chỉ học biết một tí gì đó về sinh hoạt mà thôi.
Kèm theo tâm tình đó, Đức Cha Phêrô nói rằng chức vụ Giám mục là một sứ mạng tương lai rất nặng nề và khó khăn.
Sau khi được bổ nhiệm, Đức Cha Phêrô chọn huy hiệu cho mình và Ngài chia sẻ: Qua cuộc hội ý của ban tư vấn Giáo Phận và qua những ngày suy nghĩ trước đó, tôi chọn câu Luca 5, 4: "Duc in altum, et laxate…" "Hãy ra khơi và thả lưới…". Câu nầy có hai vế liên quan rất nhiều đến việc truyền giáo và động lực truyền giáo. Về thứ nhất "Hãy ra khơi" (Ra chỗ nước sâu) diễn ý ở vùng đồng bằng sông Cửu long có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện và còn rất nhiều vùng sâu và xa không có một dấu vết gì về Kitô giáo, không hề nghe được chữ Giêsu Kitô; Ra chỗ nước sâu là đi vào sự nguy hiểm theo kinh nghiệm đánh cá; Nhưng ra chỗ nước sâu lại có nhiều cá để đánh bắt. Đến vế thứ hai "Thả lưới…" muốn nói lên rằng khi đi ra chỗ nước sâu thì còn phải làm việc nữa, làm việc vất vả, chớ không thì uổng công, cho nên cần có sự hy sinh, thức đêm thức ngày và nhờ thế mới mong được kết quả … "hầu như rách cả lưới"…
Ngoài ra, trong biểu tượng huy hiệu có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa là sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn con thuyền Giáo phận thu được nhiều cá và cập bến bình an.
Nói về bận tâm của mình, Đức Cha không ngần ngại ưu tư: Anh em chúng tôi Giáo Phận Vĩnh Long có những bận tâm đến vấn đề mục vụ và truyền giáo. Nhiều mối bận tâm: Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh viên, Gia đình, Ơn gọi, Truyền giáo..vv.. Mỗi giới đều có một dự hướng sinh hoạt để giữ vững đức tin và sống đức tin. Riêng vấn đề truyền giáo. Giáo phận Vĩnh Long là một Giáo phận cần thúc đẩy việc truyền giáo, vì trong Giáo phận có rất nhiều tôn giáo khác, người Khơ Me hiện diện, còn rất nhiều người chưa biết đến Chúa và dĩ nhiên chưa biết đến Tin mừng. Mặc dù có những khó khăn của nó, nhưng tinh thần chung của Giáo phận là truyền giáo, truyền giáo bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Thánh Lễ trao sứ vụ giám mục cho "chàng dân chài" Phêrô Thạnh Phú khép lại và mở ra một hướng đi mới cho giáo phận Vĩnh Long sau hơn 2 năm trống Tòa.
Tin vào lời chuyển cầu của Thánh Phêrô - Bổn mạng của "chàng dân chài" Huỳnh Văn Hai quê Thạnh Phú, Bến Tre - sẽ dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long bước đi trong Thánh Ý Chúa. Và, cũng tin vào sự hiệp nhất, yêu thương của từng con dân trong giáo phận Vĩnh Long cộng tác, cầu nguyện cho Đức Tân Giám Mục Phêrô để Ngài hoàn thành sứ vụ là một chủ chăn tốt đẹp như lòng Chúa mong muốn.
Sau Lời nguyện kết Lễ, cộng đoàn cùng đón nhận phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục.
Phép lành đầu tay của Đức Tân Giám Mục được trao đến cho cộng đoàn như ơn lành của Chúa gửi đến cho toàn giáo phận qua đại diện cộng đoàn tham dự Thánh Lễ hôm nay.
Sự hiện diện đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay có Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli và giờ đây Đức Tổng có đôi lời với cộng đoàn: Tôi vui mừng hiện diện trong ngày phong chức cho Tân Giám Mục.
Tôi xin chúc mừng Đức Tân Giám Mục và cộng đoàn giáo phận Vĩnh Long. Tôi cũng xin chuyển đến tất cả lời chào mừng và phép lành của Đức Thánh Cha Phanxico nhân dịp đặc biệt này. Ngày hôm nay đánh dấu bước hành trình mới của giáo phận Vĩnh Long. Chúng ta có Đức Tân Giám Mục Phêrô.
Đức Cha Phêrô kính mến ! Tôi thân ái và chào đón Đức Tân Giám Mục. Đối với mỗi linh mục, noi gương mục tử là nhiệm vụ để vị mục tử thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm. .. một trong nhiệm vụ của các giám mục là làm gương sáng và tình huynh đệ. Đức Giám Mục luôn nỗ lực thiết lập mối tương quan với linh mục và quan tâm đến các linh mục để họ an tâm về tâm linh, sứ vụ và tài chánh. Thánh Sử Luca viết rằng sau 1 đêm cầu nguyện, Đức Kitô chọn 12 tông đồ và Thánh Maccô nói là Chúa chọn và sai các Ngài. Cũng như các tông đồ, thưa Đức Cha Phêrô, Đức Cha cũng được mời gọi trải nhiệm như các Ngài.
Các tông đồ hiểu rất rõ lắng nghe trong cầu nguyện và công bố những gì họ nghe và các ngài quyết định cầu nguyện và chia sẻ Lời. Cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng là chương trình tông đồ mang tính tức thời hơn bao giờ hết. Trong vai trò Mục tử của giám mục hiện nay có quá nhu cầu thì vô số nhưng tiêu chí đặt ưu tiên dành cho Thiên Chúa.
Đức Cha Phe\êrô thân mến ! Đức Cha hãy biến ngôi nhà thờ này là nơi cầu nguyện đặc biệt để ca ngợi và khẩn cầu Thiên Chúa. Xuất phát từ cầu nguyện mà Đức Cha nhận từ công việc mục vụ, cầu nguyện. .. Đức Cha cũng nhớ đến những người không Công Giáo. Giáo phận Vĩnh Long phải cầu nguyện không ngừng và loan báo Tin Mừng không mệt mỏi.
Thưa Cha Phêrô Dương Văn Thạnh, tôi xin cảm ơn Cha trong vai trò giám quản trong địa phận Vĩnh Long suốt 2 năm qua.
Thưa Đức Cha Phêrô xin cảm ơn Đức Cha đã lãnh nhận sứ mạng mục tử coi sóc Giáo Phận Vĩnh Long. Khởi đầu cho sứ vụ, Đức Cha hãy làm sao cho Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót cũng cố đức tin trong Giáo phận của Đức Cha.
Tôi tin Đức Cha Tôma cầu nguyện cho Đức Cha và tôi xin ơn Chúa xuống tràn đầy trên Đức Cha. Tôi xin Thánh Tử Đạo Philipphê Phan Văn Minh và Đức Trinh Nữ Maria ban thêm ơn cho Đức Cha.
Sau đó, Đức Tổng F.X Lê Văn Hồng có đôi lời với cộng đoàn, với Đức Tân Giám Mục. Hội Đồng Giám mục xin chia sẻ với Đức Cha bằng tình hiệp thông huynh đệ và bằng lời cầu nguyện.
Chúng tôi hân hoan đón Đức Cha làm thành viên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin chia vui với cộng đoàn và xin Chúc mừng Đức Cha.
Cộng đoàn cũng hân hoan đón Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn nên rồi Ngài có đôi lời với cộng đoàn. Ngài nói Ngài chia vui với giáo phận Vĩnh Long, xin chúc mừng và chia vui với mọi người.
Đức Hồng Y nhắc đến kỷ niệm 2013 2 giáo phận Vĩnh Long và Mỹ Tho vắng giám mục. 2014 Mỹ Tho có giám mục. Tôi hỏi Vĩnh Long Đức Tổng Giám mục đại diện Tòa Thánh. .. sau nhiều tháng, cuối 2014 sao Vĩnh Long chưa có giám mục. Đức Tổng chọc tôi là Chúa Thánh Thần đi vắng và không biết đường về.
Đức Giám Mục Vĩnh Long chào tôi và tôi nói Chúa Thánh Thần đã trở lại. Từ Bắc chí Nam vui mừng đón sự trở lại của Chúa Thánh Thần.
Tôi thấy Tân Giám Mục không khỏe lắm. .. cộng đoàn liên kết cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần cho Tân Giám Mục sống lâu lâu một chút.
Sau lời của Đức Hồng Y G.B, cha Phêrô Dương Văn Thạnh có đôi lời với cộng đoàn. Cha Phêrô đại diện linh mục đoàn và giáo phận Vĩnh Long bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha. .. chúng con vui mừng. .. chúng con cùng nhau tạ ơn Chúa và dâng việc hy sinhh cầu nguyện cho Đức Cha. Từ nay, Đức Cha là vị giám mục chính tòa thứ 5 để dẫn dắt giáo phận Vĩnh Long. .. khẩu hiệu và biểu tượng Đức Cha đã chọn: Hãy ra khơi và thả lưới nhắc chúng con rất nhiều trong việc truyền giáo. .. nhất là giáo phận chúng ta còn nhiều vùng sâu vùng xa chưa nghe tên Giêsu Kitô. .. nhắc chúng con đi ra chỗ nước sâu thì làm việc vất vả. .. cần có sự hy sinh. .. Ngoài ra có hình chim bồ câu và con thuyền với ý nghĩa Chúa Thánh Thần hướng dẫn con thuyền của giáo phận.
Trọng kính Đức Cha, chúng con hy vọng với ơn Chúa và dưới sự hướng dẫn của Đức Cha thì giáo phận sẽ phát triển, đưa nhiều người về đoàn chiên. .. chúng con linh mục đoàn và toàn thể giáo dân, tu sĩ linh mục tuyệt đối vâng phục Đức Cha nhằm vinh danh Chúa và mang lợi ích cho các linh hồn.
Chúng con chúc Đức Cha khỏe để hoàn thành công việc. Chúng con hứa cầu nguyện cho Đức Cha và loan báo Tin mừng cho muôn dân.
Nguyện xin ơn Chúa, Đức Mẹ Maria và lời chuyển cầu của Thánh Cả Giuse giúp Đức Cha hoàn thành sứ vụ của Đức Cha. Chúng con xin gửi đến Đức Cha lòng yêu mến của chúng con qua lẵng hoa tươi.
Sau lời của Cha nguyên giám quản, Đức Tân Giám Mục Phêrô gửi đến Đức Tổng, quý Đức Hồng Y, quý Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Viện Phụ, quý cha Tổng Đại Diện, quý tu sĩ nam nữ và thân bằng quyến thuộc xa gần: Hãy tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Lời Thánh Vịnh 117 là lời mời gọi mà con mời cộng đoàn tạ ơn Chúa.
Yếu đuối nhưng Chúa vẫn chọn con. Con muốn mượn lời Mẹ Maria là người Mẹ bao bọc con suốt cuộc hành trình: Linh hồn con ngợi khen Thiên Chúa, vui mừng trong Đấng Cứu Độ con.
Con xin cảm ơn Đức Tổng đại diện tòa Thánh. Kính xin Đức Tổng chuyển đến Đức Thánh Cha và Tòa Thánh lời cảm ơn của con. Con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô, quý Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, và cộng đoàn. .. trong những ngày qua gọi điện, chúc mừng và hôm nay hiện diện trong Thánh Lễ. Cách riêng con xin cảm ơn Đức Tổng Phaolô chủ phong và hai giám mục phụ phong.
Cùng với Giáo Hội bước vào Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót, sự hiện diện của quý Đức Cha là niềm khích lệ và an ủi con rất nhiều trong sứ vụ mới. Con xin cảm ơn sự hiện diện của mọi người từ miền Bắc, từ hải ngoại. ..
Con hy vọng khoảng cách địa lý không còn là cản trở con người đến với nhau. Xin hãy xem giáo phận Vĩnh Long như ngôi nhà của quý vị. .. với tâm tình biết ơn, con kính nhớ quý Đức Cha tiền nhiệm, Hội Thừa Sai Paris và Học Viện Công Giáo Paris. .. Con có được ngày hôm nay là do bao công sức của các ngài. Con xin Chúa trả công cho các ngài
Con nhớ đến các bậc sinh thành, công ơn của các Ngài luôn ở tâm khảm con, Xin Chúa cho các Ngài được hưởng nhan Chúa. Con cũng tri ân thân bằng quyến thuộc. Con có ngày hôm nay cũng do thân bằng quyến thuộc. Xin cảm ơn các bạn đồng môn, có người là giám mục, linh mục hay sống đời giáo dân. Tình bạn gắn kết chúng ta trong tình bạn sướng khổ. .. vẫn có nhau.
Tôi cảm ơn chính quyền các cấp để ngày hôm nay được thuận lợi.
Tôi cảm ơn sự hiện diện của anh em tôn giáo bạn.
Xin cảm ơn từng anh chị em giáo phận Vĩnh Long. Giáo phận Vĩnh Long cho tôi làm người và con Chúa. Chiếc nhẫn là chiếc nhẫn hôn ước gắn vào đời tôi để gắn cuộc đời tôi và anh chị em. Xin cảm ơn mọi người đặc biệt cầu nguyện cho tôi bằng việc đạo đức.
Chúng ta tiếp tục sứ mạng của các Ngài. Các Ngài không quản cho việc truyền giáo. Ngày nay chúng ta tiếp nối các Ngài bằng đời sống yêu thương của chúng ta.
Nguyện xin lời bầu cử của các ngài cho chúng ta.
Con xin cảm ơn tất cả mọi người đã chuẩn bị và làm việc chu đáo. Xin Chúa trả công cho mọi người.
Xin quý vị thương tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho con. Con xin đa tạ.
Và rồi, cộng đoàn cùng nhận phép lành cuối lễ.
Sau Thánh Lễ, những tấm hình cùng với những đoạn hình ghi lại kỷ niệm ngày hồng phúc này của tân giám mục Phêrô Huỳnh Văn Hai.
Và, sau cùng, như Ban Tổ Chức lo liệu, những ai tham dự Thánh Lễ chúc phong giám mục hôm nay đều nhận được một phần ăn và một phần quà.
Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh Phêrô - bổn mạng Đức Tân Giám Mục - ban cho Đức Cha Huỳnh Văn Hai tràn đầy sức khỏe hồn xác để Ngài dẫn dắt con thuyền của giáo phận Vĩnh Long thân yêu.
Người La Mã
(VietCatholic News)
KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT TẠI TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON
THÔNG BÁO VỀ THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
TẠI TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10.12.2015
Kính gởi : Quý Cha,
Quý tu sĩ nam nữ
và toàn thể anh chị em giáo dân
trong Đại Gia đình Tổng giáo phận
Kính quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, và anh chị em giáo dân,
Ngày 8 tháng 12 năm 2015, tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc Năm Thánh ngoại thường “Lòng Thương Xót” và mở Cửa Thánh Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Rồi ngày 13 tháng 12 năm 2015, mở cửa Thánh các Vương Cung Thánh Đường chính của thành Rôma và tất cả các Nhà thờ Chính Toà trên khắp thế giới.
Tại Tổng giáo phận của chúng ta, Đức Tổng Giám mục Phaolô sẽ cử hành nghi thức khai mạc Năm Thánh tại Nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sàigòn vào lúc 17g15 Chúa Nhật 13.12.2015. Trước Thánh lễ, các linh mục, đại diện tu sĩ và giáo dân tập họp tại quảng trường trước tượng Đức Mẹ Hoà Bình tham dự nghi thức khai mạc.
Biết rằng Chúa Nhật là ngày anh em linh mục chúng ta rất bận việc mục vụ, nhưng Đức Tổng Giám mục rất mong quý Cha cố gắng thu xếp tham dự đông đủ Thánh lễ khai mạc Năm Thánh tại Tổng Giáo phận thân yêu của chúng ta.
TL. Đức Tổng Giám mục
(đã ký và đóng dấu)
Linh mục Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN
Tổng Đại Diện
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015
VIDEO THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT TẠI ROMA
THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
VỚI NGHI THỨC MỞ CỬA THÁNH
CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
DO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỦ SỰ.
CỦA VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ
DO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỦ SỰ.
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)