Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: TRỰC TUYẾN CHẦU THÁNH THỂ CHIỀU THỨ BA TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BA TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 06g00 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BA TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 05g00 Thứ Ba, ngày 31.3.2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 06g00 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
/div>
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 05g00 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ HAI TUẦN V MÙA CHAY
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 30.3.2020
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020
VATICAN NEWS: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 21g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 19g15 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 18g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN CẦN THƠ: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
Bắt đầu lúc 19g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
NỤ HÔN YÊU THƯƠNG
Giữa quảng trường Thánh Phêrô vắng lặng, vào lúc 18h Roma (tức 0g Việt Nam), vị cha chung thân yêu, trong chiếc áo trắng tinh tuyền, một mình tiến về khán đài, để ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho toàn thể nhân loại giữa cơn đại dịch Covid - 19.
Sau đoạn Phúc Âm Thánh Marcô, tường thuật sự kiện chiếc thuyền của các môn đệ bị dập vùi bởi một trận cuồng phong, trong khi Chúa Giêsu đang say ngủ, khiến các môn đệ hoảng sợ, đánh thức Chúa dậy. Chúa phán một lời, biển liền yên lặng như tờ và Người đã trách họ kém tin, là bài chia sẻ của Đức Thánh Cha (ĐTC).
Câu hỏi “Tại sao các con sợ hãi? Các con chưa có niềm tin sao?” được lặp đi lặp lại trước mỗi đoạn suy niệm của ĐTC, đã giúp các tín hữu hồi tâm, nhìn lại đời sống đức tin của mình, hầu có thể định hướng cách sống và hoàn toàn tín thác vào Chúa. Sau đó, ĐTC kêu gọi mọi người hãy mời Chúa Giêsu bước lên con thuyền cuộc sống của chính mình. Nhờ đó, mỗi người có được sức mạnh nội tâm để đón nhận và vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cũng như "giông tố" của cuộc đời trần thế.
Sau bài suy niệm, ĐTC đã thinh lặng cầu nguyện trước ảnh Đức Bà Cả và trước tượng Thánh Giá đã từng cứu dân thành Roma thoát khỏi đại dịch hạch vào thế kỷ XVI. Tiếp đó, ĐTC đã hôn lên đôi bàn chân của Thầy Chí Thánh - nụ hôn gói trọn tâm tình yêu thương và niềm tin tưởng của tất cả nhân loại trong thời điểm đầy thách đố, sợ hãi này.
Giây phút mong chờ đã điểm, khi Mình Thánh Chúa được Đức Thánh Cha đưa lên cao ba lần, mọi người cảm nhận được sự thanh thản, an bình với hồng ân từ trời cao ban xuống.
Cuối cùng, ĐTC đã ban Phép lành Toàn xá cho kinh thành Roma và cho thế giới.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Chúa chữa lành những căn bệnh hồn xác của chúng con và cho dịch bệnh mau chấm dứt, hầu chúng con có thể hân hoan "sống lại" trong ngày đại lễ kỷ niệm Chúa Phục Sinh.
(WGPSG)
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 06g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 04g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
Bắt đầu lúc 05g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 05g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 05g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 18g45 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG: TẠM DỪNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ TẬP TRUNG
TÒA GIÁM MỤC PHÚ CƯỜNG
104 Lạc Long Quân, P. Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
ĐT: 0274 383 5968 - Fax. 0274 385 5343
Email: vptgmphucuong@gmail.com
Toà Giám mục Phú Cường, ngày 27 tháng 3 năm 2020
THÔNG BÁO VÀ HƯỚNG DẪN MỤC VỤ SỐ 3
Về việc phòng tránh dịch Covid-19
Về việc phòng tránh dịch Covid-19
Kính gửi: Quý cha, quý phó tế, quý tu sĩ, chủng sinh,
và cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Phú Cường.
Anh chị em thân mến,
Trong hoàn cảnh hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm, mọi người được kêu gọi chung lòng chung sức và nghiêm túc phòng tránh cơn dịch bệnh này, nhằm bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi người dân tránh ra đường, không tụ tập đông người. Vì vậy, nhiều giáo phận đã ngưng việc cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự, để tránh việc lây lan có thể xảy ra. Sau khi đã cầu nguyện, suy nghĩ và bàn hỏi, tôi xin gửi đến quý cha và anh chị em trong giáo phận một vài điểm như sau:
1. Tạm ngưng cử hành thánh lễ và các sinh hoạt tôn giáo có sự tham dự của cộng đoàn nơi nhà thờ và nhà nguyện các giáo xứ trong giáo phận, từ 00h00 thứ Bảy, ngày 28/3/2020 cho đến khi có thông báo mới.
Tuy nhiên, thánh lễ là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu (x. LG 11), xin quý cha tiếp tục cử hành thánh lễ riêng hằng ngày. Nên mở cửa nhà thờ để giáo dân có thể đến cầu nguyện riêng trước Thánh Thể Chúa.
2. Các cộng đoàn dòng tu, các cơ sở bác ái có nhiều người thường xuyên sống tại chỗ, được cử hành thánh lễ, nhưng không có người bên ngoài vào tham dự.
3. Thánh lễ an táng hoặc hôn phối, vì lý do nào đó không thể thay đổi, thì chỉ những người thân (không quá 20 người) được tham dự và phải tuân thủ các hình thức phòng ngừa.
4. Vì không tham dự thánh lễ và các việc đạo đức chung tại nhà thờ, nên xin anh chị em dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa hằng ngày, lần hạt Mân Côi, lần chuỗi Lòng Chúa thương xót, đặc biệt, sốt sắng tham dự thánh lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng. Mỗi ngày, giáo phận sẽ có thánh lễ được phát trực tiếp và lưu lại trên website của giáo phận: giaophanphucuong.org
- Ngày thường: 05h00
- Ngày Chúa Nhật: 05h00 và 17h30
5. Tuần Thánh và Phục Sinh (Tất cả các nghi thức và thánh lễ sẽ được phát trực tiếp và lưu lại trên website của giáo phận):
a. Chúa Nhật Lễ Lá (05/4/2020): 05h00 và 17h30
b. Thứ Năm Tuần Thánh (09/4/2020):
- Thánh lễ làm phép dầu: 08h00
- Thánh lễ Tiệc Ly: 17h30
- Đàng thánh giá: 15h00
- Nghi thức tưởng niệm Cuộc thương khó của Chúa Giêsu: 17h30
- Canh thức Vượt Qua và thánh lễ vọng Phục Sinh: 20h00
e. Chúa Nhật Phục Sinh (12/4/2020): 06h00 và 17h30
6. Trong hoàn cảnh này, chắc hẳn nhiều người đang gặp những khó khăn trong cuộc sống, với tinh thần bác ái và trong khả năng, xin anh chị em quảng đại chia sẻ.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ, nâng đỡ niềm tin của anh chị em và cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt.
Trân trọng kính chào anh chị em.
Đã ấn ký
+ Giuse Nguyễn Tấn Tước
Giám mục Giáo phận Phú Cường
Nguồn: giaophanphucuong.org
(WGPSG)
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BẢY TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BẢY TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
ỦY BAN PHỤNG TỰ: NHỮNG LƯU Ý VỀ TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ
Thánh lễ là “hành vi cao cả được thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa con người” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, Sacrosanctum Concilium, số 7). Vì thế, ở mọi nơi và trong mọi trường hợp, thánh lễ cần phải được chuẩn bị, cử hành và tham dự trong tâm thế và tư thế xứng hợp với giá trị linh thánh của hành vi phụng vụ cao cả này. Đối với nhiều hoàn cảnh đặc thù như tại bệnh viện, trại giam, hoặc những tình huống ngoại thường hay cấm cách, Hội Thánh không ngừng tìm kiếm những phương thế thuận lợi nhất để giúp các tín hữu không ngừng liên kết với Đức Kitô Thượng Tế và nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nhờ đó kín múc dồi dào ân sủng từ suối nguồn Thánh Thể. Ngày nay với những phương tiện kỹ thuật trực tuyến và truyền thông xã hội, các tín hữu có thể tham dự thánh lễ theo nhiều cách thức đa dạng; tuy nhiên, các phương tiện trực tuyến có thể đánh mất tính linh thánh của cử hành phụng vụ. Vì thế, trong hoàn cảnh của đại dịch COVID-19 hiện nay, Ủy ban Phụng tự lưu ý những nguyên tắc chung cho việc cử hành và tham dự thánh lễ trực tuyến như sau:
1. Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (livestream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).
Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.
2. Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SC số 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SC số 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.
3. Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:
- Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;
- Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;
- Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.
Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội loan báo Tin Mừng;
- Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc Âm;
- Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;
- Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.
4. Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:
- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;
- Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;
- Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;
- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;
- Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.
Ngày 27 tháng 03 năm 2020.
Ủy ban Phụng tự
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
1. Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (livestream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).
Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.
2. Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SC số 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SC số 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.
3. Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:
- Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;
- Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;
- Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.
Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội loan báo Tin Mừng;
- Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc Âm;
- Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;
- Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.
4. Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:
- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;
- Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;
- Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;
- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;
- Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.
Ngày 27 tháng 03 năm 2020.
Ủy ban Phụng tự
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
(WGPSG)
CÂY THÁNH GIÁ Ở QUẢNG TRƯỜNG PHÊRÔ VÀ ƠN TOÀN XÁ ‘URBI ET ORBI’
Cây Thánh giá linh thiêng mà Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện vào Chủ nhật tuần trước để xin chấm dứt cơn dịch bệnh covid-19 đã được gỡ xuống và đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, vì vậy nó có thể sẽ có mặt vào ngày Thứ Sáu trong buổi lễ ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Giáo hoàng.
Thánh
giá linh thiêng được tháo ra ở thờ San Marcello al Corso ngày 25 tháng
03. Thành phố Vatican, lúc 03 giờ 10 phút ngày 25 tháng 3 năm 2020 chiều (CNA) |
Theo nhà báo Vatican – Francesco Antonio Grana, cây thánh giá đã được đưa ra khỏi Nhà thờ San Marcello al Corso vào tối thứ Tư và dự kiến sẽ được đặt tạm thời tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào thứ Năm.
Sự linh thiêng của cây thánh giá được người dân Rôma tôn kính sau vụ cháy nhà thờ ngày 23-05-1519. Vụ cháy đã thiêu mọi thứ trong nhà thờ nhưng cây thánh giá thì vẫn còn nguyên vẹn.
Sự linh thiêng của cây thánh giá được người dân Rôma tôn kính sau vụ cháy nhà thờ ngày 23-05-1519. Vụ cháy đã thiêu mọi thứ trong nhà thờ nhưng cây thánh giá thì vẫn còn nguyên vẹn.
Chưa đầy ba năm sau, Thành Rôma bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch đen. Theo yêu cầu của các tín hữu công giáo Rôma, cây thánh giá đã được rước từ tu viện của Dòng các tôi tớ Đức Maria ở Via del Corso đến Quảng trường Thánh Phêrô, được dừng lại ở mỗi khu phố của Thành Rôma. Cuộc rước kéo dài 16 ngày, từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 8 năm 1522. Khi thánh giá được trả lại cho Thánh Marcellus, thì bệnh dịch đã biến mất khỏi Rôma.
Từ đó, cây thánh giá đã được rước đến Quảng trường Thánh Phêrô, mỗi dịp Năm Thánh Thành Rôma - khoảng 50 năm một lần - và người ta đã khắc trên cây thánh giá tên của mỗi giáo vị Giáo hoàng tham dự đoàn rước đó. Tên vị Giáo hoàng cuối cùng được khắc là của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã ôm cây thánh giá này vào “Ngày Tha Thứ”, dịp Năm Thánh 2000.
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
(WGPSG)
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP PHÉP LÀNH “URBI ET ORBI” VÀO THỨ SÁU 27.3.2020
Bắt đầu lúc 24g00 Thứ Sáu, ngày 27.3.2020
PHÉP LÀNH HẾT SỨC ĐẶC BIỆT CỦA ĐTC VÀO NGÀY 27.3.2020
Chúng ta có thể nói rằng đây là sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Làm thế nào Đức Thánh Cha có thể đến gần hơn với các tín hữu rải rác khắp hành tinh vào thời điểm nghiêm trọng như thế này ?
Đây là câu hỏi mà Đức Phanxicô chắc chắn đã suy tư khi virus corona bắt đầu lan rộng nhanh chóng trên khắp nước Ý và toàn cầu.
Câu trả lời không bao gồm Thánh lễ phát trực tiếp cho mọi người có thể theo dõi Ngài qua Internet, mặc dù thực tế Ngài vẫn đang cử hành như thế mỗi buổi sáng.
Thật vậy, “theo dõi" việc cử hành Thánh lễ qua các phương tiện truyền thông, xét về mặt thần học, không phải là “tham dự”. Không có những Bí tích qua phương tiện truyền thông. Thánh lễ trên truyền hình không thể thay thế Bí tích Thánh Thể. Nếu một người không thể tham dự Thánh lễ, xem một Thánh lễ truyền hình có thể có được một sự trợ giúp tinh thần, nhưng người xem không “tham dự" thực sự vào Bí tích.
Chỉ một mình Đức Giáo hoàng
Vậy thì, Đức giáo hoàng có thể làm gì để khiến chính mình chủ động hiện diện trong cuộc sống của mỗi tín hữu ? Có một hành động độc đáo mà Ngài có thể thực hiện: Phép lành giáo hoàng “Urbi et Orbi", dịch từ tiếng Latin “Cho thành [Roma] và toàn thế giới”.
Đó là một hành động mà không có vị Giám mục nào khác có thể thực hiện, và khác hẳn với Thánh lễ - Phép lành này có thể diễn ra hiệu quả thông qua các phương tiện truyền thông, vì lợi ích của các linh hồn tín hữu.
Vatican đã xác định vài thập kỷ trước rằng những người đón nhận phép lành “Urbi et Orbi" của Đức Thánh Cha qua truyền thanh, truyền hình trực tiếp cũng được lãnh nhận giống như những người hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Sự kiện chưa từng có
Thông thường, Đức Thánh Cha chỉ ban phép lành “Urbi et Orbi" trong ba dịp: khi Ngài được bầu làm Người kế vị thánh Phêrô, vào lễ Giáng sinh và Phục sinh.
Chúng ta có thể nói rằng chưa bao giờ trong lịch sử có một phép lành “Urbi et Orbi" được một vị Giáo Hoàng ban ra một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô, được các tín hữu theo dõi trên toàn thế giới như thế. Đó sẽ là một sự kiện lịch sử đặc biệt.
Ơn toàn xá
Phép lành “Urbi et Orbi" tha hình phạt tạm (temporal punishment) bởi những tội đã được tha; nghĩa là ơn toàn xá theo các điều kiện được xác định bởi Giáo Luật và được Giáo lý Giáo hội tuyên bố (Số 1471-1484).
Các điều kiện để nhận được một ơn toàn xá là (Cf. Ân xá bởi Tòa Ân Giải tối cao):
- Có lòng thống hối hoàn toàn dứt bỏ tội lỗi, thậm chí là tội nhẹ;
- Xưng tội;
- Rước lễ (Tốt hơn là rước Lễ khi tham dự Thánh lễ, nhưng đối với ơn toàn xá chỉ cần Hiệp lễ);
- Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.
Vậy, ơn toàn xá là gì ?
Theo thần học Công giáo (Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 1422-1498), tội được xóa bỏ qua Bí tích Hòa giải (Xưng tội), để người đó một lần nữa được ơn nghĩa với Thiên Chúa và sẽ được cứu độ nếu người này không tái phạm vào tội trọng.
Nhưng tội lỗi để lại hậu quả là sự rối loạn trong đời sống tín hữu và thế giới ngay cả sau khi xưng tội. Mặc dù tội được tha, nhưng vẫn cần phải khắc phục hậu quả là sự rối loạn này.
Giáo lý Giáo hội Công giáo định nghĩa: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha”. (CCC 1471).
Để hiểu thuật ngữ “hình phạt tạm" nghĩa là gì trong bối cảnh này, chúng ta cần lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa việc được Chúa tha thứ tội lỗi và sự cần thiết phải đối mặt với những hậu quả do tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi không chỉ phá vỡ các điều răn của Chúa, mà còn là nguyên nhân gây ra hỗn loạn trong thế giới vốn được Thiên Chúa an bài tốt lành cũng như trong đường lối Ngài quan phòng cho đời sống chúng ta. Trong khi, tội lỗi của chúng ta được tha thứ thực sự và đầy đủ qua bí tích sám hối, thì linh hồn của chúng ta vẫn có thể chịu thiệt hại do hành vi phạm tội của chúng ta gây ra.
Có một số cách chúng ta có thể sửa chữa thiệt hại này, hay gọi là “xóa hình phạt tạm" mà tội lỗi của chúng ta đáng phải chịu. Chẳng hạn, chúng ta có thể làm việc tốt hoặc kiên nhẫn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống. Nếu chúng ta không thể chuộc lại tội lỗi của mình theo cách này trong suốt thời gian ở trần gian, linh hồn chúng ta cuối cùng sẽ cần được chữa lành và thanh tẩy qua những đau khổ ở Luyện Ngục.
Tuy nhiên, có một số vị thánh, qua đời sống nhân đức anh hùng, kiên cường và thánh thiện, các Ngài đã làm quá mức cần thiết để sẵn sàng lên thiên đàng. Nhờ đó, Giáo hội có dư công phúc, được gọi là “kho tàng của Giáo hội" (x. CCC 1467). Dựa vào Giáo lý về mầu nhiệm các thánh cùng thông công (tất cả các Kitô hữu đều có mối liên kết thiêng liêng sâu sắc với nhau), một công đức vượt mức của một Kitô hữu thánh thiện này có thể sẽ chữa lành thiêng liêng cho một linh hồn khác vẫn cần được thanh luyện (CCC 1465).
Chúng ta nhớ lại, Chúa Kitô đã nói với Thánh Phêrô, “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. “ (Mt 18,18). Do đó, người Công giáo tin rằng Đức Thánh Cha, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, có quyền phân phát ân sủng dư thừa này cho các Kitô hữu trung thành. Ơn toàn xá chính là hành động chia sẻ những ân sủng này.
Nói cách khác, vì ơn toàn xá hoàn toàn xóa bỏ hình phạt do đó, những người chết mà không tái phạm tội thì không cần phải thanh luyện nơi Luyện ngục và có thể lên thiên đàng (x. CCC, 1030-1032).
Theo Truyền thống, lợi ích của phép lành “Urbi et Orbi" có hiệu quả đối với tất cả những ai đón nhận phép lành với đức tin và lòng sốt sắng, ngay cả khi họ nhận bằng cách nghe hoặc xem trực tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây chính xác là cử chỉ đồng hành độc đáo mà Đức Thánh Cha đã chọn để ban cho mọi tín hữu vào thời điểm này.
Sau đây là bản dịch công thức ban phép lành “Urbi et Orbi", mà Đức Thánh Cha sẽ nói bằng tiếng Latinh vào thứ Sáu này lúc 6:00 tối giờ Roma (tức 24:00 giờ Việt Nam).
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, mà chúng ta tin tưởng vào quyền bính và uy tín của các Ngài, cầu thay cho chúng ta trước mặt Chúa.
Đ: Amen.
Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, tổng lãnh thiên thần Micae, Thánh Gioan Tiền Hô, các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và tất cả các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi cho anh chị em, và xin Chúa Giêsu Kitô dẫn đưa anh chị em đến sự sống muôn đời.
Đ: Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu ban cho anh chị em ơn toàn xá, tha tội và xóa bỏ mọi tội lỗi của anh chị em, ban cho anh chị em một mùa sám hối chân thực và hiệu quả, một lòng trong sạch, sửa đổi đời sống, ân sủng và sự an ủi của Chúa Thánh Thần và sự kiên tâm làm việc thiện cho tới cùng.
Đ: Amen.
Và xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, ngự xuống trên anh chị em và ở lại cùng anh chị em luôn mãi.
Đ: Amen.
~ ~ ~
Bản tiếng Latinh:
Sancti Apostoli Petrus et Paulus: de quorum potestate et auctoritate confidimus, ipsi intercedant pro nobis ad Dominum.
℟: Amen.
Precibus et meritis beatae Mariae semper Virginis, beati Michaelis Archangeli, beati Ioannis Baptistae et sanctorum Apostolorum Petri et Pauli et omnium Sanctorum, misereatur vestri omnipotens Deus; et dimissis omnibus peccatis vestris, perducat vos Iesus Christus ad vitam æternam.
℟: Amen.
Indulgentiam, absolutionem, et remissionem omnium peccatorum vestrorum, spatium veræ et fructuosae pœnitentiae, cor semper paenitens, et emendationem vitae, gratiam et consolationem Sancti Spiritus; et finalem perseverantiam in bonis operibus tribuat vobis omnipotens et misericors Dominus.
℟: Amen.
Et benedictio Dei omnipotentis, Patris, et Filii, et Spiritus Sancti, descendat super vos et maneat semper.
℟: Amen.
Nguồn: phatdiem.org
(WGPSG)
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ SÁU TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Sáu, ngày 27.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ SÁU TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 27.3.2020
THƯ CHUNG CỦA GIÁO PHẬN XUÂN LỘC LIÊN QUAN ĐẾN THÁNH LỄ VÀ VIỆC TỤ HỌP CỘNG ĐOÀN
TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC
210 Hùng Vương - Xuân Bình - Long Khánh – Đồng Nai – Việt Nam
ĐT: (0084) 251 387 7256 - EMAIL: vptgmxl@gmail.com
Số: 04-2020/TLL
Tòa Giám mục Xuân Lộc, ngày 26 tháng 3 năm 2020
Kính gửi Quý Cha, quý Phó tế, quý Tu sĩ nam nữ,
các Chủng sinh và anh chị em Giáo dân
Giáo phận Xuân Lộc
Anh chị em rất thân mến,
Dịch Covid-19 lan tràn trên thế giới gây bao đau khổ và lo lắng cho mọi người, nhất là những người có trách nhiệm với cộng đồng. Trong trách nhiệm của mình, tôi đã chú tâm lắng nghe các thông tin và các ý kiến để phân định và đưa ra những hướng dẫn hành động, mong củng cố đời sống Đức Tin của cộng đoàn Dân Chúa, cũng như góp phần bảo đảm sức khỏe và sự an toàn y tế cho cộng đồng xã hội.
Đến nay, nạn dịch vẫn tiếp tục lan rộng trên thế giới, và theo dự đoán của các vị hữu trách dân sự, vào thời gian sắp tới, nạn dịch có thể sẽ lây lan cách nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và trên đất nước Việt Nam chúng ta. Ý thức về trách nhiệm bảo vệ sức khỏe và sự sống của chúng ta, cũng như trách nhiệm của chúng ta đối với cộng đồng xã hội, bên cạnh những chỉ dẫn trong bản Thông Báo 04 của Tòa Giám Mục, nay tôi xin gửi đến anh chị em những quyết định mới liên quan đến các sinh hoạt mục vụ và đôi suy nghĩ, tâm tình thiêng liêng hướng dẫn anh chị em trong hoàn cảnh mới này:
1. Xin quý Cha vẫn sốt sắng cử hành Thánh Lễ, ngày thường cũng như Chúa Nhật và Lễ Trọng, nhưng không quy tụ Giáo dân. Giáo xứ nào có nhiều Cha, quý Cha có thể cùng đồng tế. Dù dâng lễ một mình, quý Cha vẫn cử hành “in persona Christi” và thay mặt cho toàn thể Giáo Hội. Xin quý Cha khẩn nài Thiên Chúa, nhờ mầu nhiệm hy lễ của Chúa Giêsu, thương xót và giải thoát nhân loại khỏi mọi nỗi thống khổ và lo âu do cơn dịch Covid-19 gây ra.
2. Các Cộng đoàn Dòng tu, các Cơ sở Bác ái với những người thường xuyên sinh sống tại chỗ, được dâng Thánh Lễ với nhau như thường lệ, nhưng không có người bên ngoài vào tham dự.
3. Thánh Lễ an táng hoặc hôn phối mà vì một lý do nào đó không thể dời lại, thì chỉ những người thân thuộc (không quá 20 người) được tham dự và mọi người phải tuân thủ các hình thức phòng ngừa được nói trong Thông báo 04 của Tòa Giám Mục.
4. Tạm ngưng tất cả các sinh hoạt mục vụ có sự tham dự của cộng đoàn.
5. Tuy Giáo xứ không tổ chức cầu nguyện hay sinh hoạt chung, nhưng các Nhà thờ, Nhà nguyện vẫn mở cửa để giáo dân có thể đến cầu nguyện riêng, kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể và kêu cầu Danh Chúa, xin Chúa thương đến gia đình, Giáo xứ, Giáo phận và toàn thế giới.
6. Mỗi ngày sẽ có hai Thánh Lễ tại Tòa Giám Mục vào lúc 05g30 và 19g15, được phát trực tuyến cho toàn Giáo phận, theo đường link trên trang mạng của Giáo phận.
7. Vì không thể tham dự Thánh Lễ và các sinh hoạt tại Nhà thờ Giáo xứ, xin mọi người dành thời gian phát huy tình nghĩa gia đình bằng việc thương yêu và ân cần chăm sóc nhau cũng như cùng nhau cầu nguyện như lần chuỗi Mân Côi, tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót, đọc Thánh Kinh, đọc hạnh các Thánh... nhất là hiệp lòng tham dự Thánh Lễ trực tuyến của Giáo phận và rước Chúa thiêng liêng.
8. Vì hoàn cảnh do dịch Covid-19 gây ra, nhiều người gặp khó khăn trong công việc làm ăn. Xin anh chị em một lòng phó thác trong tay Chúa và khẩn cầu Ngài, theo gương hoàng hậu Esther và các gia đình người Do Thái trong cơn nguy hiểm diệt vong (x. Et 4,16). Đồng thời, tùy theo khả năng và điều kiện của mình, xin anh chị em mở lòng giúp đỡ những người thiếu thốn hơn mình, đặc biệt cộng tác vào việc phòng chống dịch Covid-19. Anh chị em có thể thực hiện việc bác ái cách trực tiếp, hoặc gửi về Tòa Giám Mục để chuyển đến những nơi có nhu cầu.
Sống theo tinh thần trên đây, anh chị em sẽ biến dịch Covid-19 từ một đại họa thành cơ hội của ơn phúc và của tình bác ái yêu thương.
Những quyết định trên đây có hiệu lực từ 23g00, thứ Sáu, ngày 27/3/2020 cho đến khi có quyết định mới.
Cúi xin Thiên Chúa toàn năng và đầy lòng thương xót, nhờ lời Đức Mẹ, Thánh cả Giuse và các Thánh cầu bầu, ban cho anh chị em mọi ơn lành theo lòng nhân từ và ý định khôn ngoan của Ngài.
Thân mến chào anh chị em,
✞ Giuse Đinh Đức Đạo
Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
Nguồn: giaophanxuanloc.net
(WGPSG)
TÒA GIÁM MỤC BÀ RỊA: THÔNG BÁO KHẨN VỀ VIỆC PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH
TOÀ GIÁM MỤC BÀ RỊA
227 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Phước Hiệp,
Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đt: (254) 3737 873
Số: 081-20/TGM
THÔNG BÁO KHẨN
Bà Rịa, ngày 26 tháng 3 năm 2020
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang trải qua một thời gian thật đặc biệt, trong khi phụng vụ Giáo Hội đang hướng chúng ta đến cao điểm của thời gian ân phúc là Tuần Thánh, một thời gian đặc biệt để chúng ta cảm nhận tình thương và ơn cứu độ của Chúa qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta; thì đây cũng là thời khắc toàn nhân loại đang phải đối diện với thử thách rất khắc nghiệt của cơn đại dịch COVID-19, hơn bao giờ hết, người tín hữu chúng ta được mời gọi khiêm tốn cảm nhận sự mong manh của phận người để tín thác hơn vào tình yêu cứu độ của Chúa và thức tỉnh chúng ta trong tình yêu tha nhân.
Theo đề nghị khẩn cấp của Thủ Tướng Chính Phủ, và thể hiện sự liên đới trách nhiệm chung với toàn xã hội trong nỗ lực phòng tránh và đẩy lui dịch bệnh chết người này, tôi tha thiết mời gọi anh chị em đồng lòng thực hiện những đề nghị sau:
1. Tạm ngưng cử hành mọi Thánh Lễ và các sinh hoạt tôn giáo với sự tham dự của giáo dân tại các Giáo xứ, Giáo họ và các Cộng đoàn Dòng Tu trong toàn Giáo phận kể từ 00 giờ ngày 28-03-2020 cho đến khi có thông báo mới.
2. Xin các linh mục vẫn cử hành Thánh Lễ riêng mỗi ngày trong tư cách là hiện thân của Đức Kitô và nhân danh Giáo hội dâng lên Chúa tâm tình của toàn thể cộng đoàn dân Chúa để xin Chúa thương xót nhân loại.
3. Tại nhà thờ, tuy không có Thánh lễ và các buổi cầu nguyện chung, nhưng các tín hữu được khích lệ đến viếng Thánh Thể và cầu nguyện riêng (không tổ chức đọc kinh chung); tại các gia đình, anh chị em gia tăng thực hành các việc đạo đức thiêng liêng, như: suy niệm Lời Chúa, lần chuỗi Mân Côi, suy niệm Đàng Thánh Giá và tham dự các Thánh Lễ trực tuyến mỗi ngày trên kênh truyền thông của Giáo phận:
– Các ngày trong tuần có 2 Thánh lễ: lúc 5 giờ và 19 giờ;
– Chiều thứ bảy có 2 Thánh lễ: lúc 17 giờ và 19 giờ;
– Chúa nhật có 4 Thánh lễ: lúc 5 giờ – 7 giờ – 17 giờ và 19 giờ.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo phận, xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em trong bình an.
Thân mến chào anh chị em,
(đã ấn ký)
+ EMMANUEL NGUYỄN HỒNG SƠN
Giám mục Giáo phận Bà Rịa
Nguồn: giaophanbaria.org
(WGPSG)
GIÁO PHẬN LONG XUYÊN: TẠM DỪNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ TẬP TRUNG
TÒA GIÁM MỤC LONG XUYÊN
Kính gửi: Cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Long Xuyên
Anh chị em thân mến!
Trước tình hình dịch Covid-19 đã chuyển sang giai đoạn mới, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao. Cùng với toàn xã hội, chúng ta thực hiện những biện pháp để phòng chống dịch lây lan, cụ thể trong sinh hoạt tôn giáo, nhất là trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh sắp tới. Vì thế, Tòa Giám Mục đề nghị cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận lưu ý thực hiện các điều sau:
1. Về cử hành Thánh Lễ
Sẽ dừng mọi Thánh Lễ trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của các giáo xứ, giáo họ và dòng tu trong giáo phận, bắt đầu từ 0g sáng thứ 7 ngày 28/03/2020, cho đến khi có thông báo mới.
Các tín hữu không buộc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, các Lễ Trọng trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, nhưng sẽ làm các việc đạo đức và bác ái thay thế như: lần chuỗi, đọc Kinh Thánh, giúp người nghèo…
Giáo dân được khuyến khích cầu nguyện tại gia và tham dự Thánh Lễ qua các trang mạng trên internet (Thánh lễ trực tuyến) từ Tòa Giám Mục.
Các linh mục vẫn dâng Thánh Lễ hằng ngày nhân danh Hội Thánh để nài xin Chúa tuôn đổ lòng thương xót trên nhân loại, nhưng chỉ cử hành riêng tư.
Các nhà thờ không tổ chức cầu nguyện cộng đoàn, nhưng vẫn mở cửa để khích lệ giáo dân, cá nhân hay từng nhóm nhỏ, đến cầu nguyện riêng trước Chúa Giêsu Thánh Thể.
2. Về cử hành các Bí tích khác
Các linh mục, vì sự hy sinh của đức ái mục tử, có bổn phận ban Bí tích Giải Tội và Bí tích Xức Dầu khi được yêu cầu với lý do thực sự chính đáng (x. GL. Điều 986 và điều 1003 §2). Tuy nhiên, cần phải tuân theo hướng dẫn phòng chống lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra, hối nhân vẫn được tha tội kể cả tội trọng khi ăn năn tội cách trọn, vì yêu mến Thiên Chúa trên hêt mọi sự, và chân thành xin ơn tha thứ cùng với quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt. (x. GLHTCG 1452)
Về cử hành an táng, sẽ chỉ có một (01) Thánh Lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ, giáo họ, hay tại tư gia tùy theo thẩm định của cha sở, với sự tham dự không quá 20 người.
Trong mùa dịch, xin hoãn lại việc cưới hỏi.
3. Lời nhắn nhủ
Anh chị em thân mến!
Năm kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu trong tình hình đại dịch. Với cái nhìn đức tin, chúng ta được trao cho cơ hội đặc biệt sống mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô với niềm hy vọng được sống lại vinh quang với Ngài. Đây là cơ hội cho mọi thành phần Dân Chúa sống đức tin, đức cậy, và đức mến cách trưởng thành hơn, tránh những hình thức đạo đức hời hợt bề ngoài, nhưng đi vào chiều sâu nội tâm hơn, và sống tình liên đới hơn.
Sống niềm tin trong tình hình của đại dịch trên toàn thế giới, chúng ta cảm nhận được sự mong manh và giới hạn của con người. Đồng thời, trong yêu thương, chúng ta liên đới với anh chị em trong gia đình nhân loại, đặc biệt là các nạn nhân của đại dịch, còn đang được chữa trị hay đã qua đời. Và với lòng cậy trông, chúng ta chạy đến với Thiên Chúa và xin Ngài bày tỏ quyền năng và lòng xót thương cứu toàn thể nhân loại sớm vượt qua cơn bệnh dịch này.
Không được tham dự Thánh Lễ và các buổi đạo đức chung tại nhà thờ, chúng ta vẫn bày tỏ tình yêu và lòng tín thác của chúng ta trong cầu nguyện, cầu nguyện tại gia đình, cầu nguyện riêng hay với nhóm nhỏ trước Chúa Giêsu Thánh Thể tại nhà thờ, nhất là sốt sáng tham dự Thánh Lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng.
Riêng với anh em linh mục thân quý!
Đây là cơ hội để hàng giáo sĩ chúng ta thực thi đức ái mục tử đối với đoàn chiên được trao. Trong âm thầm một mình, hàng ngày chúng ta sẽ dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho đoàn chiên và thế giới. Trong cô tịch ở Nhà Thờ vắng lặng, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để đại diện cho cộng đoàn và cho thế giới cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong nguy cơ của dịch bệnh lây nhiễm, chúng ta được tín nhiệm trao cho những cơ hội hy sinh, kể cả nguy hiểm tới tính mạng vì đoàn chiên, đặc biêt là khi chúng ta ngồi tòa hay đi kẻ liệt. Chúng ta đang trở thành vị mục tử sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đoàn chiên.
Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Vương Ban Sự Bình An và của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa chữa lành và ban bình an cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, cho dân tộc Việt Nam và cho toàn thế giới.
Long Xuyên ngày 26/03/2020
(Ấn ký)
+ Giuse Trần Văn Toản
Giám mục giáo phận Long Xuyên
Nguồn: giaophanlongxuyen.org
THÔNG BÁO SỐ 2
Về các sinh hoạt tôn giáo
Trong tình hình đại dịch Covid 19
Về các sinh hoạt tôn giáo
Trong tình hình đại dịch Covid 19
Kính gửi: Cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Long Xuyên
Anh chị em thân mến!
Trước tình hình dịch Covid-19 đã chuyển sang giai đoạn mới, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng rất cao. Cùng với toàn xã hội, chúng ta thực hiện những biện pháp để phòng chống dịch lây lan, cụ thể trong sinh hoạt tôn giáo, nhất là trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh sắp tới. Vì thế, Tòa Giám Mục đề nghị cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận lưu ý thực hiện các điều sau:
1. Về cử hành Thánh Lễ
Sẽ dừng mọi Thánh Lễ trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của các giáo xứ, giáo họ và dòng tu trong giáo phận, bắt đầu từ 0g sáng thứ 7 ngày 28/03/2020, cho đến khi có thông báo mới.
Các tín hữu không buộc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, các Lễ Trọng trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, nhưng sẽ làm các việc đạo đức và bác ái thay thế như: lần chuỗi, đọc Kinh Thánh, giúp người nghèo…
Giáo dân được khuyến khích cầu nguyện tại gia và tham dự Thánh Lễ qua các trang mạng trên internet (Thánh lễ trực tuyến) từ Tòa Giám Mục.
Các linh mục vẫn dâng Thánh Lễ hằng ngày nhân danh Hội Thánh để nài xin Chúa tuôn đổ lòng thương xót trên nhân loại, nhưng chỉ cử hành riêng tư.
Các nhà thờ không tổ chức cầu nguyện cộng đoàn, nhưng vẫn mở cửa để khích lệ giáo dân, cá nhân hay từng nhóm nhỏ, đến cầu nguyện riêng trước Chúa Giêsu Thánh Thể.
2. Về cử hành các Bí tích khác
Các linh mục, vì sự hy sinh của đức ái mục tử, có bổn phận ban Bí tích Giải Tội và Bí tích Xức Dầu khi được yêu cầu với lý do thực sự chính đáng (x. GL. Điều 986 và điều 1003 §2). Tuy nhiên, cần phải tuân theo hướng dẫn phòng chống lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra, hối nhân vẫn được tha tội kể cả tội trọng khi ăn năn tội cách trọn, vì yêu mến Thiên Chúa trên hêt mọi sự, và chân thành xin ơn tha thứ cùng với quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt. (x. GLHTCG 1452)
Về cử hành an táng, sẽ chỉ có một (01) Thánh Lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ, giáo họ, hay tại tư gia tùy theo thẩm định của cha sở, với sự tham dự không quá 20 người.
Trong mùa dịch, xin hoãn lại việc cưới hỏi.
3. Lời nhắn nhủ
Anh chị em thân mến!
Năm kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận, chúng ta cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu trong tình hình đại dịch. Với cái nhìn đức tin, chúng ta được trao cho cơ hội đặc biệt sống mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô với niềm hy vọng được sống lại vinh quang với Ngài. Đây là cơ hội cho mọi thành phần Dân Chúa sống đức tin, đức cậy, và đức mến cách trưởng thành hơn, tránh những hình thức đạo đức hời hợt bề ngoài, nhưng đi vào chiều sâu nội tâm hơn, và sống tình liên đới hơn.
Sống niềm tin trong tình hình của đại dịch trên toàn thế giới, chúng ta cảm nhận được sự mong manh và giới hạn của con người. Đồng thời, trong yêu thương, chúng ta liên đới với anh chị em trong gia đình nhân loại, đặc biệt là các nạn nhân của đại dịch, còn đang được chữa trị hay đã qua đời. Và với lòng cậy trông, chúng ta chạy đến với Thiên Chúa và xin Ngài bày tỏ quyền năng và lòng xót thương cứu toàn thể nhân loại sớm vượt qua cơn bệnh dịch này.
Không được tham dự Thánh Lễ và các buổi đạo đức chung tại nhà thờ, chúng ta vẫn bày tỏ tình yêu và lòng tín thác của chúng ta trong cầu nguyện, cầu nguyện tại gia đình, cầu nguyện riêng hay với nhóm nhỏ trước Chúa Giêsu Thánh Thể tại nhà thờ, nhất là sốt sáng tham dự Thánh Lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng.
Riêng với anh em linh mục thân quý!
Đây là cơ hội để hàng giáo sĩ chúng ta thực thi đức ái mục tử đối với đoàn chiên được trao. Trong âm thầm một mình, hàng ngày chúng ta sẽ dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho đoàn chiên và thế giới. Trong cô tịch ở Nhà Thờ vắng lặng, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để đại diện cho cộng đoàn và cho thế giới cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong nguy cơ của dịch bệnh lây nhiễm, chúng ta được tín nhiệm trao cho những cơ hội hy sinh, kể cả nguy hiểm tới tính mạng vì đoàn chiên, đặc biêt là khi chúng ta ngồi tòa hay đi kẻ liệt. Chúng ta đang trở thành vị mục tử sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đoàn chiên.
Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Vương Ban Sự Bình An và của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa chữa lành và ban bình an cho mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, cho dân tộc Việt Nam và cho toàn thế giới.
Long Xuyên ngày 26/03/2020
(Ấn ký)
+ Giuse Trần Văn Toản
Giám mục giáo phận Long Xuyên
Nguồn: giaophanlongxuyen.org
(WGPSG)
GIÁO PHẬN MỸ THO: THÔNG BÁO TẠM DỪNG THÁNH LỄ TẬP TRUNG
TÒA GIÁM MỤC MỸ THO
32 Hùng Vương, P.7,
TP. Mỹ Tho, Tiền Giang
THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA
Anh chị em thân mến,
1. Tất cả chúng ta đều biết đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hằng triệu người. Để phòng chống việc lây nhiễm coronavirus, tại Rôma, thủ phủ của Giáo Hội Công giáo, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ngưng việc dâng Thánh Lễ và những buổi triều yết có đông người tham dự. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, rất nhiều Giáo phận cũng ngưng việc cử hành Thánh Lễ trong các nhà thờ, để tránh việc lây lan có thể có trong cộng đồng. Tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ cũng kêu gọi người dân ở nhà, tránh ra đường, không tụ tập đông người.
Trong bối cảnh đó, sau khi bàn hỏi với các vị hữu trách trong Giáo phận, tôi quyết định, kể từ Thứ Bảy 28-03-2020 cho đến khi có thông báo sau:
- Các cha không cử hành Thánh Lễ Chúa nhật và hằng ngày trong nhà thờ như thường làm, nhưng vẫn dâng lễ riêng cho đúng bổn phận linh mục.
- Không tổ chức các giờ cầu nguyện chung hoặc các việc đạo đức quy tụ đông người, trong nhà thờ cũng như các nơi khác trong giáo xứ.
- Ngưng các sinh hoạt hội họp của các đoàn thể, kể cả sinh hoạt ca đoàn.
2. Chắc chắn anh chị em sẽ cảm thấy rất buồn vì không được đến nhà thờ để dâng Thánh Lễ và tham dự các nghi thức phụng vụ Tuần Thánh, vốn là cao điểm của đời sống Kitô hữu. Bản thân tôi cũng thấy đau lòng khi phải đưa ra quyết định này, nhưng chúng ta hãy đón nhận những giới hạn đó như những hi sinh dâng lên Chúa trong Mùa Chay. Đồng thời, nếu chúng ta không thể đến nhà thờ dâng lễ và cầu nguyện chung, anh chị em hãy gia tăng việc cầu nguyện trong gia đình, xin Chúa giữ gìn, che chở chúng ta và mọi người trong giai đoạn thử thách này. Đây cũng là cách chúng ta bày tỏ sự hiệp thông với Đức Giáo hoàng Phanxicô trong đại dịch đang hoành hành tại Rôma, ngài cũng phải cử hành Tuần Thánh mà không có giáo dân tham dự, chỉ nhìn thấy qua màn hình. Đây còn là cách thế bày tỏ sự liên đới của chúng ta với cộng đồng xã hội đang nỗ lực phòng chống sự lây nhiễm trong cộng đồng, để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mọi người trong xã hội.
3. Để đồng hành với anh chị em về mặt thiêng liêng trong giai đoạn khó khăn này, Giáo phận sẽ tổ chức truyền hình Thánh Lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến trên trang tin điện tử của Giáo phận, anh chị em có thể hiệp thông:
- Hằng ngày: Thánh Lễ lúc 5g30; Chầu Thánh Thể lúc 20g00.
- Tuần Thánh: Đức Giám mục Giáo phận sẽ cử hành các nghi thức Tuần Thánh lúc 17g30 (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy).
4. Cách riêng với anh em linh mục rất thân mến, có lẽ chưa bao giờ chúng ta phải cử hành Mùa Chay và Tuần Thánh như năm nay 2020, một Mùa Chay giữa cơn dịch bệnh. Chúng ta phải chấp nhận nhiều giới hạn trong những hoạt động mục vụ quen thuộc của mình như hội họp, tổ chức tĩnh tâm cho giáo dân, thăm viếng các gia đình, chuẩn bị cử hành Phụng vụ thật trọng thể… Tuy nhiên, với cặp mắt đức tin, những giới hạn này lại có thể là cơ hội cho chúng ta quan tâm nhiều hơn đến chiều kích nội tâm của đời sống và tác vụ linh mục: cầu nguyện nhiều hơn, ở lại bên Chúa nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, để có thể thi hành tác vụ cách tốt đẹp và hiệu quả hơn. Nếu chúng ta xác tín rằng nguồn mạch của hoạt động tông đồ là sự gắn kết với Chúa, thì đây chính là cơ hội rất tốt cho chúng ta đào sâu sự gắn kết đó, nhờ đó các hoạt động tông đồ của linh mục sẽ sinh hoa kết quả phong phú hơn, như Chúa Giêsu đã dạy: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Trong Tuần Thánh, anh em hãy dành giờ đọc lại và suy niệm Tin Mừng Gioan chương 17 để hâm nóng và nuôi dưỡng đời sống linh mục của chúng ta. Mầu nhiệm Khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô không chỉ là sự kiện lịch sử để chúng ta cử hành và tưởng nhớ trong Tuần Thánh, nhưng còn là vận hành nội tại của đời sống linh mục: con người cũ phải chết đi để con người mới được sinh ra. Hiểu như thế, những giới hạn phải chấp nhận trong cử hành Mùa Chay và Tuần Thánh năm nay có thể là cơ hội cho chúng ta làm mới lại đời sống linh mục của mình, nhờ đó thi hành tác vụ linh mục cách tốt đẹp hơn như lòng Chúa mong muốn.
Chúc tất cả anh chị em Tuần Thánh đầy hồng phúc, xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Ngày 25 tháng 03 năm 2020
(đã ký)
Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Nguồn: giaophanmytho.net
(WGPSG)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ SÁU TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 27.3.2020
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020
TẠI SAO ĐÌNH CHỈ VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH?
Khi một số quốc gia tuyên bố tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự giữa cơn đại dịch, đã có nhiều tiếng nói chỉ trích và cười cợt vang lên. Nhiều người không hiểu tại sao phải đến nỗi đình chỉ Thánh Lễ. Họ đặt câu hỏi: Chẳng phải khi con người hãi sợ và hoang mang là lúc họ cần đến Chúa và Thánh Lễ nhất đó sao ? Đình chỉ Thánh Lễ phải chăng chỉ là dấu chỉ của sự nhượng bộ vì sợ hãi ? Chẳng phải đó là dấu hiệu của việc thiếu tin tưởng và phó thác vào sự quan phòng của Chúa ? Có người còn nhìn việc không dám cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch như là dấu chỉ thất bại của niềm tin tôn giáo trước biến cố tai hoạ và đau khổ của nhân loại. Một số người nối kết chuyện các Giáo Phận tự ý đóng cửa nhà thờ với việc cấm đạo ở những nước độc tài. Nhiều người quá khích còn diễn dịch xa hơn khi cho rằng việc đình chỉ Thánh Lễ bị là quyết định của Satan đang hoạt động trong Giáo Hội…
Hẳn đây phải là tiếng nói của những người giàu lòng đạo đức. Hơn nữa, có thể những tiếng nói này đều xuất phát từ ý tốt, từ lòng yêu mến Giáo Hội và yêu mến Thánh Lễ. Tuy nhiên, cần đủ bình tâm hơn để suy xét lại những tình cảm đạo đức ấy thì mới có thể có một cái nhìn quân bình và thiêng liêng thật sự. Bằng không, lòng tin theo cảm tính luôn có nguy cơ dẫn người ta đi sai đường.
Cử hành Thánh Lễ theo một cách khác
Thánh Lễ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa với tư cách là một cộng đoàn. Nói cách khác, Thánh Lễ không chỉ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, mà còn là nơi con người gặp gỡ nhau. Chiều kích cộng đoàn và yếu tố con người quan trọng đến độ nếu không giải quyết được những khúc mắc từ yếu tố con người, rất khó để chúng ta có thể dâng Lễ lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chẳng hạn, Đức Giê-su có lần dạy rằng nếu một người muốn dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa, mà chợt nhớ ra mình còn có chuyện bất hoà với người anh em của mình, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em, rồi trở lại dâng lễ vật của mình cho Thiên Chúa (x. Mt 5,23-24). Lời dạy của Đức Giê-su không có nghĩa là việc dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa không quan trọng, nhưng việc ấy vẫn có thể tạm hoãn lại, cho đến khi những khúc mắc từ phía con người được giải quyết.
Khúc mắc mà cả thế giới đang phải đối mặt bây giờ là chuyện lây nhiễm theo cấp số nhân của bệnh dịch. Khi hội họp đông người trong một không gian hẹp, nguy cơ bệnh dịch bị lan truyền và nhân rộng là điều không ai có thể phủ nhận. Giáo Hội Công Giáo luôn xác tín rằng Thánh Lễ là tâm điểm trong đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu. Nhưng Giáo Hội chưa bao giờ dạy rằng Thánh Lễ là một cử hành phép thuật có khả năng giúp con người miễn nhiễm khỏi bệnh dịch. Nhà thờ cũng không phải là nơi bất khả xâm phạm đối với virus. Thế nên trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải lắng nghe tiếng nói của những người có chuyên môn hơn là chỉ hành động theo cảm tính đạo đức. Tinh thần trách nhiệm và cảm thức về sự liên đới không cho phép chúng ta nhắm mắt làm ngơ như thể không có chuyện gì xảy ra. Như thế, ở những nơi xảy ra bệnh dịch, tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan.
Dẫu vậy, cần phải minh định rằng ở đây không phải là không cử hành Thánh Lễ mà là Thánh Lễ được cử hành theo một cách khác. Trong hoàn cảnh bất khả kháng, người tham dự Thánh Lễ không thể họp nhau thành một cộng đoàn đông đúc tại nhà thờ, nhưng vẫn có thể hiệp thông để theo dõi và tham dự Thánh Lễ qua các phương tiện truyền thông. Không nên quên rằng đây thật ra là cách tham dự Thánh Lễ thường xuyên của các bệnh nhân, những người già, hay những người bại liệt. Họ là những người không đến nhà thờ được vì lý do sức khoẻ, và phải tham dự Thánh Lễ từ xa. Không ai nói rằng họ “mất Thánh Lễ”, hoặc họ tham dự Thánh Lễ như thế là không xứng đáng trong hoàn cảnh của họ. Vì vậy, ở những vùng tâm điểm của dịch bệnh, khi mọi người bị cách ly và việc cử hành Thánh Lễ bị tạm đình chỉ, đây là thời điểm đặc biệt mà cả những người “khoẻ mạnh” cũng được mời gọi thông phần tham dự Thánh Lễ từ xa. Đây là cách hiệp thông hữu hiệu để cầu nguyện cho mình và cho cả thế giới. Đây cũng là cách các Kitô hữu cộng tác hữu hiệu với những người có trách nhiệm trong vệc đề phòng bệnh dịch lây lan, tránh gây thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tín thác hay thử thách?
Dĩ nhiên, vẫn có nhiều người đạo đức muốn được tham dự Thánh Lễ một cách trực tiếp và bình thường. Họ có lo sợ, nhưng vẫn sẵn sàng đến tham dự Thánh Lễ đông người và cho rằng như thế mới là hết lòng đặt trọn niềm tín thác vào Chúa Quan Phòng. Nếu những người này còn được sống trong vùng đảm bảo an toàn thì không sao. Nhưng nếu chung quanh mọi người đều đang phải cố gắng làm hết sức có thể để cách ly, để hạn chế đi lại và tiếp xúc, để không làm bệnh dịch lây lan… thì việc “tuyên xưng đức tin” theo lòng đạo đức thái quá sẽ là rất sai lầm. Đó không phải là tín thác. Đúng hơn, đó là thử thách Thiên Chúa.
Tin Mừng của ngày Chúa nhật I Mùa Chay kể lại việc Chúa Giê-su chịu cám dỗ. Thánh Mát-thêu kể rằng trong cơn cám dỗ (Lc 4,9-12) quỷ đưa Đức Giê-su lên nóc cao của Đền Thờ, nghĩa là dồn Người vào chốn nguy hiểm, rồi thách Người nhảy xuống. Lý luận của ma quỷ là thế này: phải tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa sẽ sai thiên thần của Người gìn giữ, nâng đỡ và không để cho kẻ tín thác vào Người bị tổn hại gì. Đức Giê-su đương nhiên không chiều theo lối thách thức đầy ngạo mạn như thế. Đây là câu trả lời của Người: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Lc 4,12).
Rất nhiều người hiểu sai lầm về sự quan phòng của Thiên Chúa, cứ cho rằng Chúa quan phòng theo kiểu sẵn sàng ra tay thực hiện phép lạ để cứu những người đang gặp nguy hiểm. Đương nhiên, Thiên Chúa quan phòng là điều những người có đức tin không thể chối cãi. Nhưng quan phòng không có nghĩa là Thiên Chúa phải làm tất cả, và con người không cần làm gì. Biết có nguy hiểm mà người ta vẫn cố chấp lao đầu vào nguy hiểm, thì sự cố chấp ấy không thể nhân danh niềm tin vào sự quan phòng. Một cách cụ thể, trong thời gian này, sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua hướng dẫn của những người có chuyên môn, qua lời khuyên và chỉ dẫn của những người có thẩm quyền. Một người tín thác vào Thiên Chúa là người biết cộng tác với những hướng dẫn thiết thực ấy để không trở nên sai lầm vì chủ quan hoặc vì đạo đức cuồng tín. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình, lúc đó con người mới có thể bình an đặt trọn vẹn mọi sự vào trong bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Khôn ngoan theo truyền thống Kinh Thánh dạy rằng con người không được nại vào Danh Thiên Chúa để giải quyết chuyện của con người. “Ngươi không được dùng Danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng” (Xh 20:7, Đnl 5:11). Con người không được nại vào Thiên Chúa để chạy trốn và chối bỏ trách nhiệm của mình. Có những người rất dễ kéo Chúa vào để đổ lỗi cho bất cứ chuyện gì. Cả khi chính mình là người sai lầm và gây ra hậu quả, họ vẫn trách Chúa tại sao không quan phòng phù trợ. Đó là dấu chỉ của những đức tin và lòng đạo đức chưa trưởng thành: giống như con nít, hay hờn dỗi và thích đổ lỗi, chứ không biết nhận trách nhiệm về mình.
Trong thời gian qua, để trấn an nhau, người ta chuyền nhau bức hình Chúa Giê-su với dòng chữ: “Đừng lo bị nhiễm Virus Corona, vì đã có Chúa ở cùng”. Cần phải trấn an nhau để tránh tâm lý hoảng loạn là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu không khéo, điều người ta đang làm không phải là trấn an mà là dùng niềm tin sai lầm và lòng đạo đức thái quá để ru ngủ nhau. Nói rằng mình có Chúa ở cùng nên không sợ bị nhiễm virus, vậy phải giải thích thế nào với những người đã bị nhiễm virus ? Chúa không ở cùng họ hay sao ? Có Chúa – không lo bị nhiễm virus, là một công thức rất trẻ con, vừa phản khoa học vừa phản đức tin. Đừng nại vào Danh Chúa một cách bất xứng như thế!
Cha Anthony de Mello kể lại một câu chuyện ngắn như sau. Có một chàng trai trẻ tìm đến với một nhà thông thái để xin học về Thiên Chúa. Chàng trai bước vào căn lều của nhà thông thái và thưa:
- Thưa thầy, con là người tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Để chứng minh điều đó, con đã để con lừa của con bên ngoài mà không cần phải cột dây lại, dù con biết ở đây có nhiều kẻ trộm cắp. Con tin Chúa quan phòng sẽ giúp giữ con lừa của con.
Nhà thông thái ngước mắt lên nhìn chàng trai rồi hỏi:
- Này con, từ bao giờ mà Thiên Chúa bị biến thành kẻ giữ lừa cho con thế?
Này bạn là người đạo đức thái quá và cuồng tín, từ bao giờ Thiên Chúa bị giản lược thành tấm bùa hộ mệnh chống virus cho bạn thế ?
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt
Hẳn đây phải là tiếng nói của những người giàu lòng đạo đức. Hơn nữa, có thể những tiếng nói này đều xuất phát từ ý tốt, từ lòng yêu mến Giáo Hội và yêu mến Thánh Lễ. Tuy nhiên, cần đủ bình tâm hơn để suy xét lại những tình cảm đạo đức ấy thì mới có thể có một cái nhìn quân bình và thiêng liêng thật sự. Bằng không, lòng tin theo cảm tính luôn có nguy cơ dẫn người ta đi sai đường.
Cử hành Thánh Lễ theo một cách khác
Thánh Lễ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ Thiên Chúa với tư cách là một cộng đoàn. Nói cách khác, Thánh Lễ không chỉ là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, mà còn là nơi con người gặp gỡ nhau. Chiều kích cộng đoàn và yếu tố con người quan trọng đến độ nếu không giải quyết được những khúc mắc từ yếu tố con người, rất khó để chúng ta có thể dâng Lễ lên trước tôn nhan Thiên Chúa. Chẳng hạn, Đức Giê-su có lần dạy rằng nếu một người muốn dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa, mà chợt nhớ ra mình còn có chuyện bất hoà với người anh em của mình, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em, rồi trở lại dâng lễ vật của mình cho Thiên Chúa (x. Mt 5,23-24). Lời dạy của Đức Giê-su không có nghĩa là việc dâng lễ vật trước bàn thờ Thiên Chúa không quan trọng, nhưng việc ấy vẫn có thể tạm hoãn lại, cho đến khi những khúc mắc từ phía con người được giải quyết.
Khúc mắc mà cả thế giới đang phải đối mặt bây giờ là chuyện lây nhiễm theo cấp số nhân của bệnh dịch. Khi hội họp đông người trong một không gian hẹp, nguy cơ bệnh dịch bị lan truyền và nhân rộng là điều không ai có thể phủ nhận. Giáo Hội Công Giáo luôn xác tín rằng Thánh Lễ là tâm điểm trong đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu. Nhưng Giáo Hội chưa bao giờ dạy rằng Thánh Lễ là một cử hành phép thuật có khả năng giúp con người miễn nhiễm khỏi bệnh dịch. Nhà thờ cũng không phải là nơi bất khả xâm phạm đối với virus. Thế nên trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải lắng nghe tiếng nói của những người có chuyên môn hơn là chỉ hành động theo cảm tính đạo đức. Tinh thần trách nhiệm và cảm thức về sự liên đới không cho phép chúng ta nhắm mắt làm ngơ như thể không có chuyện gì xảy ra. Như thế, ở những nơi xảy ra bệnh dịch, tạm đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ có đông người tham dự là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan.
Dẫu vậy, cần phải minh định rằng ở đây không phải là không cử hành Thánh Lễ mà là Thánh Lễ được cử hành theo một cách khác. Trong hoàn cảnh bất khả kháng, người tham dự Thánh Lễ không thể họp nhau thành một cộng đoàn đông đúc tại nhà thờ, nhưng vẫn có thể hiệp thông để theo dõi và tham dự Thánh Lễ qua các phương tiện truyền thông. Không nên quên rằng đây thật ra là cách tham dự Thánh Lễ thường xuyên của các bệnh nhân, những người già, hay những người bại liệt. Họ là những người không đến nhà thờ được vì lý do sức khoẻ, và phải tham dự Thánh Lễ từ xa. Không ai nói rằng họ “mất Thánh Lễ”, hoặc họ tham dự Thánh Lễ như thế là không xứng đáng trong hoàn cảnh của họ. Vì vậy, ở những vùng tâm điểm của dịch bệnh, khi mọi người bị cách ly và việc cử hành Thánh Lễ bị tạm đình chỉ, đây là thời điểm đặc biệt mà cả những người “khoẻ mạnh” cũng được mời gọi thông phần tham dự Thánh Lễ từ xa. Đây là cách hiệp thông hữu hiệu để cầu nguyện cho mình và cho cả thế giới. Đây cũng là cách các Kitô hữu cộng tác hữu hiệu với những người có trách nhiệm trong vệc đề phòng bệnh dịch lây lan, tránh gây thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tín thác hay thử thách?
Dĩ nhiên, vẫn có nhiều người đạo đức muốn được tham dự Thánh Lễ một cách trực tiếp và bình thường. Họ có lo sợ, nhưng vẫn sẵn sàng đến tham dự Thánh Lễ đông người và cho rằng như thế mới là hết lòng đặt trọn niềm tín thác vào Chúa Quan Phòng. Nếu những người này còn được sống trong vùng đảm bảo an toàn thì không sao. Nhưng nếu chung quanh mọi người đều đang phải cố gắng làm hết sức có thể để cách ly, để hạn chế đi lại và tiếp xúc, để không làm bệnh dịch lây lan… thì việc “tuyên xưng đức tin” theo lòng đạo đức thái quá sẽ là rất sai lầm. Đó không phải là tín thác. Đúng hơn, đó là thử thách Thiên Chúa.
Tin Mừng của ngày Chúa nhật I Mùa Chay kể lại việc Chúa Giê-su chịu cám dỗ. Thánh Mát-thêu kể rằng trong cơn cám dỗ (Lc 4,9-12) quỷ đưa Đức Giê-su lên nóc cao của Đền Thờ, nghĩa là dồn Người vào chốn nguy hiểm, rồi thách Người nhảy xuống. Lý luận của ma quỷ là thế này: phải tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa sẽ sai thiên thần của Người gìn giữ, nâng đỡ và không để cho kẻ tín thác vào Người bị tổn hại gì. Đức Giê-su đương nhiên không chiều theo lối thách thức đầy ngạo mạn như thế. Đây là câu trả lời của Người: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Lc 4,12).
Rất nhiều người hiểu sai lầm về sự quan phòng của Thiên Chúa, cứ cho rằng Chúa quan phòng theo kiểu sẵn sàng ra tay thực hiện phép lạ để cứu những người đang gặp nguy hiểm. Đương nhiên, Thiên Chúa quan phòng là điều những người có đức tin không thể chối cãi. Nhưng quan phòng không có nghĩa là Thiên Chúa phải làm tất cả, và con người không cần làm gì. Biết có nguy hiểm mà người ta vẫn cố chấp lao đầu vào nguy hiểm, thì sự cố chấp ấy không thể nhân danh niềm tin vào sự quan phòng. Một cách cụ thể, trong thời gian này, sự quan phòng của Thiên Chúa được thể hiện qua hướng dẫn của những người có chuyên môn, qua lời khuyên và chỉ dẫn của những người có thẩm quyền. Một người tín thác vào Thiên Chúa là người biết cộng tác với những hướng dẫn thiết thực ấy để không trở nên sai lầm vì chủ quan hoặc vì đạo đức cuồng tín. Sau khi đã làm tất cả những gì có thể trong khả năng của mình, lúc đó con người mới có thể bình an đặt trọn vẹn mọi sự vào trong bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ
Khôn ngoan theo truyền thống Kinh Thánh dạy rằng con người không được nại vào Danh Thiên Chúa để giải quyết chuyện của con người. “Ngươi không được dùng Danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng” (Xh 20:7, Đnl 5:11). Con người không được nại vào Thiên Chúa để chạy trốn và chối bỏ trách nhiệm của mình. Có những người rất dễ kéo Chúa vào để đổ lỗi cho bất cứ chuyện gì. Cả khi chính mình là người sai lầm và gây ra hậu quả, họ vẫn trách Chúa tại sao không quan phòng phù trợ. Đó là dấu chỉ của những đức tin và lòng đạo đức chưa trưởng thành: giống như con nít, hay hờn dỗi và thích đổ lỗi, chứ không biết nhận trách nhiệm về mình.
Trong thời gian qua, để trấn an nhau, người ta chuyền nhau bức hình Chúa Giê-su với dòng chữ: “Đừng lo bị nhiễm Virus Corona, vì đã có Chúa ở cùng”. Cần phải trấn an nhau để tránh tâm lý hoảng loạn là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu không khéo, điều người ta đang làm không phải là trấn an mà là dùng niềm tin sai lầm và lòng đạo đức thái quá để ru ngủ nhau. Nói rằng mình có Chúa ở cùng nên không sợ bị nhiễm virus, vậy phải giải thích thế nào với những người đã bị nhiễm virus ? Chúa không ở cùng họ hay sao ? Có Chúa – không lo bị nhiễm virus, là một công thức rất trẻ con, vừa phản khoa học vừa phản đức tin. Đừng nại vào Danh Chúa một cách bất xứng như thế!
Cha Anthony de Mello kể lại một câu chuyện ngắn như sau. Có một chàng trai trẻ tìm đến với một nhà thông thái để xin học về Thiên Chúa. Chàng trai bước vào căn lều của nhà thông thái và thưa:
- Thưa thầy, con là người tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Để chứng minh điều đó, con đã để con lừa của con bên ngoài mà không cần phải cột dây lại, dù con biết ở đây có nhiều kẻ trộm cắp. Con tin Chúa quan phòng sẽ giúp giữ con lừa của con.
Nhà thông thái ngước mắt lên nhìn chàng trai rồi hỏi:
- Này con, từ bao giờ mà Thiên Chúa bị biến thành kẻ giữ lừa cho con thế?
Này bạn là người đạo đức thái quá và cuồng tín, từ bao giờ Thiên Chúa bị giản lược thành tấm bùa hộ mệnh chống virus cho bạn thế ?
Nguồn: Vatican News Tiếng Việt
(WGPSG)
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ NĂM TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Năm, ngày 26.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ NĂM TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 26.3.2020
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020
10 ĐIỀU BẠN NÊN LÀM KHI THÁNH LỄ BỊ ĐÌNH CHỈ
WGPSG -- Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà thờ vẫn còn có thể mở cửa để những giáo dân khỏe mạnh có thể đến tham dự Thánh lễ hằng ngày, tuy dù vẫn phải mang khẩu trang, ngồi cách xa nhau, rửa tay bằng thuốc diệt khuẩn trước khi vào nhà thờ, và tuân thủ nhiều quy định khác nữa. Đấy là điều may mắn, nhưng rất nhiều nơi khác không được như thế. Dưới đây là một bài viết dành cho những nơi phải đình chỉ Thánh lễ do đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội...
WGPSG / NCREGISTER -- Hãy nghỉ ngơi trong Trái tim Chúa Kitô và đừng để cho cơn đói Bánh Hằng Sống của bạn tan biến trong thời điểm lịch sử khó khăn này.
Chỉ cần chớp mắt thôi, thế giới đã thay đổi rồi. Cũng có một thời những chế độ áp bức đã ra tay hủy bỏ các Thánh lễ Công giáo, nhưng đại dịch coronavirus (COVID-19) còn làm cho Thánh lễ phải ngưng lại trên toàn thế giới. Khi tôi đang viết bài này thì danh sách những nơi tạm ngưng Thánh lễ đã tăng lên bao gồm hầu hết các giáo phận ở Hoa Kỳ.
Bất kể chúng ta có nghĩ rằng Thánh Lễ sẽ bị tạm ngưng hay không, thì nó vẫn cứ là như thế rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể quên không xem xét đó là mối nguy trôi dạt tâm linh của giáo dân khi Thánh lễ bị đình chỉ.
Thời gian dự lễ rót vào linh hồn ta ân sủng của bí tích Thánh Thể trong khi cộng đoàn thờ lạy Chúa – Đấng đã chết để ta có sự sống vĩnh cửu.
Giáo hội mô tả Thánh lễ như là “cội nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”. Trong Thánh lễ, linh mục thánh hóa bánh và rượu để trở thành Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô như là hy lễ trên Núi Sọ, một lần nữa thực sự hiện diện trên bàn thờ cho chúng ta đón nhận.
Thánh lễ thì không thể thay thế. Chắc chắn có nhiều người cảm thấy mất mát sâu sắc khi không thể tham dự Thánh lễ, tuy nhiên, có bao nhiêu người sẽ dành một khoảng thời gian tương đương như vậy để thay thế bằng các việc thiêng liêng khác? Tạm ngưng bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa nhật không xóa bỏ nghĩa vụ ‘Giữ ngày Chúa nhật’.
Chúa Giêsu đã tự nguyện chịu đau khổ và chịu chết cho chúng ta để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu. Bất kỳ thời gian nào chúng ta dành cho Chúa cũng chính là thời gian chúng ta được nhận lãnh, mặc dù chỉ có vài lần chúng ta cảm nếm được món quà của Chúa, trong khi những lần khác, chúng ta đành hài lòng với việc chỉ biết là có nó mà thôi. Nhưng bất kể là như thế nào, chúng ta vẫn luôn cần dành thời gian để ở với Chúa Giêsu.
Việc không tham dự Thánh lễ cho thấy nguy cơ tuột dốc về mặt thiêng liêng.
Đối với những người vẫn thường xuyên bỏ lễ, thì dù Thánh lễ có bị tạm ngưng hay không – việc dự lễ cũng dễ dàng bị loại ra khỏi danh sách những việc cần làm trong ngày Chúa nhật. Nhưng ngay cả những người Công giáo sùng đạo cũng có nguy cơ mất đi nền tảng tâm linh.
Hãy cứ nhìn xem những sự gián đoạn trong đời sống thường nhật, như một kỳ nghỉ hay khi có bạn bè ghé thăm, ta đã rất dễ bỏ Chúa qua một bên.
Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13).
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta.
1. Xem hoặc nghe Thánh lễ.
Thánh lễ trực tuyến hằng ngày lúc 8 giờ sáng giờ miền Đông nước Mỹ. Bạn có thể xem trên TV hoặc trực tuyến. (Là người Việt Nam, bạn có thể click vào đây để xem Thánh lễ online vào lúc 5g30 sáng, lúc 17g30, và xem lại bất kỳ lúc nào trong ngày.)
2. Đọc và suy niệm những bài đọc thánh lễ mỗi ngày. Các bài đọc có thể tìm thấy ở đây.
3. Đọc kinh Magnificat.
4. Lần hạt Mân Côi và Lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót.
5. Rước lễ thiêng liêng với lời nguyện tự phát, hoặc sử dụng lời cầu nguyện do Thánh Alphonsô Liguori soạn dưới đây:
“Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”
6. Đi chầu Thánh Thể và làm Một Giờ Thánh nếu nhà thờ giáo xứ bạn vẫn mở. Nếu không, hãy truy cập “Chầu Thánh Thể trực tuyến không ngừng” để tham dự giờ Chầu Thánh Thể trong danh sách 13 nhà nguyện phát sóng Chầu Thánh Thể 24/7.
7. Cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những người đã nhiễm coronavirus cùng những người sẽ mắc bệnh trong tương lai và làm Tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ Monte Berico bảo vệ chúng ta thoát khỏi dịch bệnh.
8. Khơi dậy lòng sùng kính nơi người hấp hối để dẫn đưa họ an toàn đi vào vòng tay của Chúa Giêsu. Chính do nguy cơ có thể tử vong đã dẫn đến việc Thánh lễ bị đình chỉ. Nữ tu đáng kính Mary Potter (1847-1913) đã đề cao việc khơi dậy lòng sùng kính nơi những người sắp chết trong cuốn sách “Niềm sùng kính nơi người hấp hối: Mẹ Maria nhắn nhủ con cái yêu dấu của Mẹ”. Chị đã viết rằng chúng ta phải cầu nguyện cho những tội nhân sắp chết được ơn cứu rỗi và những ân sủng đó sẽ được ban lại cho những người thân yêu của chúng ta khi họ hấp hối:
“Niềm sùng kính này sẽ tạo nên niềm vui tuyệt vời biết bao cho Chúa chúng ta - là Tình yêu nhập thể, và cho Đức Mẹ - là Hôn thê của Chúa Thánh Thần! Các thánh nói với chúng ta rằng không có việc từ thiện nào lớn hơn là cầu nguyện và hy sinh cho những người đang hấp hối. Họ đang ở ngưỡng cửa của cõi vĩnh hằng; tình trạng khi họ chết sẽ quyết định sự vĩnh cửu của họ; vì “cây ngả bên nào rồi thì sẽ nằm luôn bên đó.” (Gv 11, 3)
9. Xem video “The Veil Removed - Bức màn được gỡ xuống” để đào sâu niềm yêu mến Thánh lễ. Đoạn video dài 5 phút này sẽ gỡ bỏ bức màn của thế giới này để tỏ lộ việc cử hành siêu phàm của Bí tích Thánh Thể được mô tả trong sách Khải Huyền và được Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly.
10. Mở Kinh thánh ra mà đọc.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết chúng ta có lẽ không bao giờ tưởng tượng được một điều có thể thực sự xảy ra - không chỉ là đại dịch, mà là các Thánh lễ bị đình chỉ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài (Rm 8, 28). Chúng ta hãy sử dụng lúc này như một thời gian để gần gũi hơn với Chúa và sinh hoa trái nhờ gia tăng cầu nguyện và hy sinh vì thiện ích của chính chúng ta và của thế giới.
Patti Armstrong (ncregister) / Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
WGPSG / NCREGISTER -- Hãy nghỉ ngơi trong Trái tim Chúa Kitô và đừng để cho cơn đói Bánh Hằng Sống của bạn tan biến trong thời điểm lịch sử khó khăn này.
Chỉ cần chớp mắt thôi, thế giới đã thay đổi rồi. Cũng có một thời những chế độ áp bức đã ra tay hủy bỏ các Thánh lễ Công giáo, nhưng đại dịch coronavirus (COVID-19) còn làm cho Thánh lễ phải ngưng lại trên toàn thế giới. Khi tôi đang viết bài này thì danh sách những nơi tạm ngưng Thánh lễ đã tăng lên bao gồm hầu hết các giáo phận ở Hoa Kỳ.
Bất kể chúng ta có nghĩ rằng Thánh Lễ sẽ bị tạm ngưng hay không, thì nó vẫn cứ là như thế rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể quên không xem xét đó là mối nguy trôi dạt tâm linh của giáo dân khi Thánh lễ bị đình chỉ.
Thời gian dự lễ rót vào linh hồn ta ân sủng của bí tích Thánh Thể trong khi cộng đoàn thờ lạy Chúa – Đấng đã chết để ta có sự sống vĩnh cửu.
Giáo hội mô tả Thánh lễ như là “cội nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”. Trong Thánh lễ, linh mục thánh hóa bánh và rượu để trở thành Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô như là hy lễ trên Núi Sọ, một lần nữa thực sự hiện diện trên bàn thờ cho chúng ta đón nhận.
Thánh lễ thì không thể thay thế. Chắc chắn có nhiều người cảm thấy mất mát sâu sắc khi không thể tham dự Thánh lễ, tuy nhiên, có bao nhiêu người sẽ dành một khoảng thời gian tương đương như vậy để thay thế bằng các việc thiêng liêng khác? Tạm ngưng bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa nhật không xóa bỏ nghĩa vụ ‘Giữ ngày Chúa nhật’.
Chúa Giêsu đã tự nguyện chịu đau khổ và chịu chết cho chúng ta để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu. Bất kỳ thời gian nào chúng ta dành cho Chúa cũng chính là thời gian chúng ta được nhận lãnh, mặc dù chỉ có vài lần chúng ta cảm nếm được món quà của Chúa, trong khi những lần khác, chúng ta đành hài lòng với việc chỉ biết là có nó mà thôi. Nhưng bất kể là như thế nào, chúng ta vẫn luôn cần dành thời gian để ở với Chúa Giêsu.
Việc không tham dự Thánh lễ cho thấy nguy cơ tuột dốc về mặt thiêng liêng.
Đối với những người vẫn thường xuyên bỏ lễ, thì dù Thánh lễ có bị tạm ngưng hay không – việc dự lễ cũng dễ dàng bị loại ra khỏi danh sách những việc cần làm trong ngày Chúa nhật. Nhưng ngay cả những người Công giáo sùng đạo cũng có nguy cơ mất đi nền tảng tâm linh.
Hãy cứ nhìn xem những sự gián đoạn trong đời sống thường nhật, như một kỳ nghỉ hay khi có bạn bè ghé thăm, ta đã rất dễ bỏ Chúa qua một bên.
Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13).
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta.
1. Xem hoặc nghe Thánh lễ.
Thánh lễ trực tuyến hằng ngày lúc 8 giờ sáng giờ miền Đông nước Mỹ. Bạn có thể xem trên TV hoặc trực tuyến. (Là người Việt Nam, bạn có thể click vào đây để xem Thánh lễ online vào lúc 5g30 sáng, lúc 17g30, và xem lại bất kỳ lúc nào trong ngày.)
2. Đọc và suy niệm những bài đọc thánh lễ mỗi ngày. Các bài đọc có thể tìm thấy ở đây.
3. Đọc kinh Magnificat.
4. Lần hạt Mân Côi và Lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót.
5. Rước lễ thiêng liêng với lời nguyện tự phát, hoặc sử dụng lời cầu nguyện do Thánh Alphonsô Liguori soạn dưới đây:
“Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”
6. Đi chầu Thánh Thể và làm Một Giờ Thánh nếu nhà thờ giáo xứ bạn vẫn mở. Nếu không, hãy truy cập “Chầu Thánh Thể trực tuyến không ngừng” để tham dự giờ Chầu Thánh Thể trong danh sách 13 nhà nguyện phát sóng Chầu Thánh Thể 24/7.
7. Cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những người đã nhiễm coronavirus cùng những người sẽ mắc bệnh trong tương lai và làm Tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ Monte Berico bảo vệ chúng ta thoát khỏi dịch bệnh.
8. Khơi dậy lòng sùng kính nơi người hấp hối để dẫn đưa họ an toàn đi vào vòng tay của Chúa Giêsu. Chính do nguy cơ có thể tử vong đã dẫn đến việc Thánh lễ bị đình chỉ. Nữ tu đáng kính Mary Potter (1847-1913) đã đề cao việc khơi dậy lòng sùng kính nơi những người sắp chết trong cuốn sách “Niềm sùng kính nơi người hấp hối: Mẹ Maria nhắn nhủ con cái yêu dấu của Mẹ”. Chị đã viết rằng chúng ta phải cầu nguyện cho những tội nhân sắp chết được ơn cứu rỗi và những ân sủng đó sẽ được ban lại cho những người thân yêu của chúng ta khi họ hấp hối:
“Niềm sùng kính này sẽ tạo nên niềm vui tuyệt vời biết bao cho Chúa chúng ta - là Tình yêu nhập thể, và cho Đức Mẹ - là Hôn thê của Chúa Thánh Thần! Các thánh nói với chúng ta rằng không có việc từ thiện nào lớn hơn là cầu nguyện và hy sinh cho những người đang hấp hối. Họ đang ở ngưỡng cửa của cõi vĩnh hằng; tình trạng khi họ chết sẽ quyết định sự vĩnh cửu của họ; vì “cây ngả bên nào rồi thì sẽ nằm luôn bên đó.” (Gv 11, 3)
9. Xem video “The Veil Removed - Bức màn được gỡ xuống” để đào sâu niềm yêu mến Thánh lễ. Đoạn video dài 5 phút này sẽ gỡ bỏ bức màn của thế giới này để tỏ lộ việc cử hành siêu phàm của Bí tích Thánh Thể được mô tả trong sách Khải Huyền và được Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly.
10. Mở Kinh thánh ra mà đọc.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết chúng ta có lẽ không bao giờ tưởng tượng được một điều có thể thực sự xảy ra - không chỉ là đại dịch, mà là các Thánh lễ bị đình chỉ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài (Rm 8, 28). Chúng ta hãy sử dụng lúc này như một thời gian để gần gũi hơn với Chúa và sinh hoa trái nhờ gia tăng cầu nguyện và hy sinh vì thiện ích của chính chúng ta và của thế giới.
Patti Armstrong (ncregister) / Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
CORONAVIRUS: TIẾNG KHÓC TỪ ITALIA
Tình hình Covid-19 vô cùng trầm trọng, hiện tại Italia là nơi chịu dịch bệnh nặng nề nhất thế giới. Tính đến chiều ngày 23 tháng 3. Số ca nhiễm tại Ý là 63.927 và 6.077 người qua đời. Trước sự chủ quan cho rằng, theo thống kê, phần lớn người già với bệnh nền, mới dễ gặp nguy hiểm, người trẻ khỏe không đáng lo trong đại dịch, chúng ta hãy lắng nghe những tiếng khóc than.
Thật không xấu hổ nói rằng: Bố tôi và những người ở đây chết như…
Trước sự đau thương vì mất bố, chị Roberta thuộc vùng Bergamasco (trung tâm vùng dịch tại miền Bắc nước Ý) cay đắng nói: Bố tôi ra đi như thế, thật không đáng chút nào, vì bố tôi không già và cũng chẳng có bệnh gì. Thật không xấu hổ nói rằng: bố tôi và những người ở đây chết như chó như heo.
Các nhà tâm lý nói rằng, bạn không nên suốt ngày theo dõi tin tức về Corona, nên tìm hiểu nhiều chủ đề khác, và chỉ nên đọc tin tức về Covid khoảng 2 lần một ngày là đủ. Họ nói thế, nhưng họ đâu có ở chỗ chúng tôi. Nếu bạn không ở đây thì sẽ không biết được. Suốt ngày chỉ có tiếng còi báo đám tang và tiếng xe cấp cứu. Hằng ngày, tôi phải nhận hàng chục tin nhắn chia buồn từ bạn bè vì có người thân qua đời. Người ta đưa tang không kịp, nên phải xếp quan tài thành dãy trong nhà thờ và đánh số. Cảnh tượng như là chiến tranh.
Bạn đừng tin rằng, chỉ người già người yếu mới chết. Không phải vậy, người trẻ người khỏe cũng có thể chết. Nếu bạn trẻ khỏe, mà bị nhiễm, phải đi bệnh viện, trong khi bệnh viện không có máy trợ thở, không đủ những hỗ trợ cần thiết, thì bạn cũng chẳng sống được. Thế nên, tốt nhất đừng để mình bị nhiễm bệnh. Hãy giữ cho mình và giữ cho người thân. Đừng để rơi vào tình trạng như gia đình tôi.
Anh Emanuele vốn rất mạnh khỏe, đã qua đời ở tuổi 34
Anh không có bất cứ bệnh lý nền nào. Trong vòng hai tuần cuối: anh đi Barcelona (Tây Ban Nha) từ ngày 6 đến 8, và tự cách ly ngày 9, lần đầu sốt là ngày 11, và nhập viện ngày 16 tháng 3.
Sau đây là cuộc gặp gỡ ngắn: 6 giờ chiều chủ nhật đau thương. Có tiếng gõ cửa: “Xin lỗi, đây có phải là nhà cha mẹ của anh Emanuele không ạ ?”. Không thấy tiếng trả lời, tất cả im lặng. Giọng gọi hỏi tiếp tục: “Xin lỗi, tôi biết đây không phải là giờ thích hợp, nhưng có ai ở nhà không ạ… ?” Ngưng một lát, rồi có tiếng thở dài: “Có, tôi đây, tôi là bố của Emanuele… anh muốn hỏi gì ?”. Tiếng nói nhỏ lại, nhẹ lại, hỏi tiếp: “Anh Emanuele có dấu hiệu bệnh, hoặc có vấn đề gì về sức khỏe từ trước tới giờ không ạ ?”. Bố của Emanuele đáp lại ngắn gọn:“Không, nó vẫn ổn, chẳng có bệnh chi cả”. Rồi đột ngột, giọng nói của người bố bỗng thay đổi: “Con tôi rất mạnh khỏe, thích chơi thể thao, không hút thuốc… Bây giờ tôi có thể chào thăm nó được không ?”.
Tin buồn đã ập đến gia đình anh, ở thị trấn trên một ngọn đồi với khí trời trong lành, ngoại thành Roma. Anh từng học trung học và đại học ở Roma. Sau đó làm nhân viên kỹ thuật. Anh là bố của đứa con trai nhỏ mới 6 tuổi.
Qua đời vì bệnh dịch ở tuổi 34, hiện tại anh Emanuele là nạn nhân trẻ nhất trong số 53 người tử vong tại vùng Lazio (thành phố Roma thuộc vùng này, và Lazio nằm ở miền trung nước Ý). Anh ra đi vào đêm thứ bảy sáng chủ nhật vừa qua. Anh qua đời ngay trong phòng điều trị tích cực, sau những khó khăn liên quan đến việc hô hấp đột ngột tăng lên.
Khi anh qua đời, tin tức được báo về cho gia đình, nhưng theo nguyên tắc, cha mẹ của anh chỉ được báo là đến ngay bệnh viện, chứ không được biết tin người con của họ đã ra đi. Thật là vô cùng đau buồn và bất ngờ.
Lời cầu nguyện
Không quên những nước nghèo, người nghèo ở nước giàu, vì thiếu điều kiện y tế hoặc ở ngoài hệ thống y tế, nên không được khám bệnh và không được thống kê vào dịch bệnh. Thế giới có thể không biết đến họ, nhưng gia đình và người thân của họ biết, và chắc chắn Chúa biết rõ từng người ấy.
Một lời cầu nguyện cho người đã khuất. Một lời cầu mong lành bệnh cho ai bị nhiễm. Một lời cầu chúc các bác sĩ và những vị hữu trách, có sức khỏe để giúp người dân. Một lời cầu chúc ai đang lành mạnh, biết gìn giữ bản thân và chăm sóc gia đình mình.
Đưa tin từ Roma,
Tứ Quyết SJ
Nguồn: dongten.net
(WGPSG)
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020
BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH: SẮC LỆNH TRONG THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH VIÊM PHỔI VIRUT VŨ HÁN
Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích
Số 153/20
Sắc lệnh
trong thời điểm đại dịch COVID-19
trong thời điểm đại dịch COVID-19
Trong thời khắc khó khăn mà chúng ta đang sống với đại dịch Covid-19, và khi xem xét các trường hợp không thể cử hành phụng vụ trong thánh đường [với sự tham dự của cộng đoàn] theo sự hướng dẫn của các Giám mục trong lãnh thổ thuộc quyền các ngài, nhiều vị đã gửi đến Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích một số thắc mắc liên quan đến việc cử hành đại lễ Phục Sinh sắp tới. Nay chúng tôi xin gửi đến các Giám mục những chỉ dẫn tổng quát và một số đề xuất về vấn đề này.
1. Ngày lễ Phục sinh. Vì là tâm điểm của cả Năm phụng vụ, lễ Phục sinh không đơn thuần là một lễ trọng số các dịp lễ khác. Tam nhật Vượt Qua được cử hành vào ba ngày liền nhau, được chuẩn bị với mùa Chay và đạt tới cao điểm vào ngày lễ Ngũ Tuần, vì thế không được dời lễ Phục Sinh sang một ngày khác.
2. Lễ Truyền Dầu. Sau khi lượng xét tình hình thực tế tại các địa phương, Giám mục có quyền dời lễ này vào một ngày khác muộn hơn.
3. Hướng dẫn cử hành Tam nhật Vượt Qua. Tại những nơi mà chính quyền và giáo quyền đã công bố là khu vực hạn chế sinh hoạt, phải cử hành Tam nhật thánh theo phương thức sau đây :
Các Giám mục sẽ đưa ra những hướng dẫn, sau khi đã được Hội Đồng Giám Mục đồng thuận, sao cho tại Nhà thờ Chính Tòa và nhà thờ các giáo xứ, kể cả khi không có cộng đoàn tín hữu hiện diện tham dự, Giám mục và các cha xứ vẫn cử hành các mầu nhiệm phụng vụ của Tam nhật Vượt Qua. Phải thông báo về thời gian cử hành nghi thức để các tín hữu có thể hợp ý cầu nguyện ngay tại nhà riêng của họ. Trong trường hợp này, các phương tiện truyền hình trực tuyến (không phải những chương trình ghi hình phát lại) sẽ giúp ích nhiều cho các tín hữu.
Hội đồng Giám mục và từng giáo phận nên đề xuất những cách thức cầu nguyện cho các gia đình và cá nhân.
Thứ Năm Tuần Thánh. Tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ, các cha xứ có thể cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào buổi tối. Trong ngày này, tất cả các linh mục đều được ban năng quyền đặc biệt để cử hành Thánh Lễ tại một nơi thích hợp, dù không có giáo dân tham dự. Không cử hành việc rửa chân, vì đây chỉ là một thực hành mang tính tùy chọn. Sau Thánh Lễ Tiệc Ly không rước kiệu Thánh Thể, Mình Thánh Chúa sẽ được cất giữ tại Nhà Tạm. Các linh mục không thể cử hành Thánh Lễ, sẽ đọc Kinh Chiều Thứ Năm Tuần Thánh để thay thế.
Thứ Sáu Tuần Thánh. Tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ, Giám mục/Linh mục chính xứ sẽ cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa. Trong Lời Nguyện Chung, Giám mục nên nêu thêm ý cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân, những người đã qua đời và những ai đang tuyệt vọng hoặc hoang mang vì dịch bệnh (x. Sách Lễ Rôma, nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, số 13).
Chúa nhật Phục Sinh
Canh thức Phục Sinh. Chỉ cử hành tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ. Trong phần “Khai mạc trọng thể giờ Canh thức hoặc Nghi thức thắp sáng” không làm phép lửa, sau khi thắp Nến Phục sinh, không rước Nến, hát “Exsultet” ngay để công bố Tin Mừng Phục sinh. Sau đó, cử hành “Phụng vụ Lời Chúa”. Trong phần “Phụng vụ Thánh Tẩy”, chỉ cần “lặp lại lời hứa khi nhận bí tích Thánh Tẩy”, sau đó là “Phụng vụ Thánh Thể”.
Những ai hoàn toàn không thể tham dự giờ Canh thức tại nhà thờ, phải đọc Giờ Kinh Sách Chúa nhật Phục Sinh.
Giám mục giáo phận sẽ có những quyết định riêng cho các đan viện, chủng viện và các cộng đoàn tu sĩ.
Những cách thể hiện lòng đạo đức bình dân và tổ chức kiệu rước trong Tuần Thánh hay Tam nhật Vượt Qua, có thể dời lại vào những ngày thích hợp khác, chẳng hạn ngày 14 và 15 tháng 9, tùy theo quyết định của Giám mục giáo phận.
Theo chỉ thị của Đức Thánh Cha, sắc lệnh chỉ có hiệu lực trong năm 2020.
Ban hành từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 19 tháng 3 năm 2020, lễ kính trọng thể Thánh Giuse, Bổn mạng Giáo hội hoàn vũ,
Hồng y Robert SARAH
Bộ trưởng
Hồng y Robert SARAH
Bộ trưởng
+Arthur ROCHE
Tổng Giám mục Thư ký
Tổng Giám mục Thư ký
Chuyển ngữ: Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WGPSG)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)