Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN XXII MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g45 Thứ Hai, ngày 31.8.2020


Bắt đầu lúc 18g45 Thứ Hai, ngày 31.8.2020
 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 30.8.2020

 

ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 18g00 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 30.8.2020

 

BỔ NHIỆM GIÁM QUẢN TÔNG TOÀ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ

 

Bổ nhiệm Giám quản Tông toà Giáo phận Hưng Hoá

Hôm nay, ngày 29 tháng 8 năm 2020, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:

Đức thánh cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Gioan Maria Vũ Tất từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà Giáo phận Hưng Hoá; đồng thời bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục hiệu toà Megalopoli di Proconsolare và đang là Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh, làm Giám quản Tông toà Giáo phận Hưng Hoá “trống toà và theo ý Toà Thánh” (sede vacante et ad nutum Sanctae Sedis).

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
---------------
 

Tiểu sử Đức Giám mục Gioan Maria Vũ Tất

▪ Sinh ngày 10 tháng 03 năm 1944 tại làng Bến Thôn, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)
▪ 1955 – 1962: Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sơn Lộc, Sơn Tây
▪ 1962 – 1966: Giảng viên Tiểu chủng viện Sơn Lộc
▪ 1966 – 1990: Lao động tại quê nhà, hướng dẫn các tu sinh
▪ 1977 – 1987: Học Triết học và Thần học với Đức cha Giuse Phan Thế Hinh (Hưng Hoá) và Đức cha Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng (Bắc Ninh)
▪ Thụ phong linh mục ngày 01 tháng 04 năm 1987
▪ 1987 – 1995: Làm việc mục vụ tại Giáo phận Hưng Hoá, đặc trách việc đào tạo linh mục; trong thời gian này có một năm tu nghiệp tại Ðại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 1995 – 1997: Học Giáo luật tại Ðại học Urbaniana, Roma, tốt nghiệp cử nhân Giáo luật
▪ 1997 – 1998: Theo học Khoá Mục vụ tại Ðại học Công giáo Paris, Pháp
▪ 1998 – 2003: Trợ tá tại Toà Giám mục Hưng Hoá, phụ trách mục vụ tại tỉnh Lào Cai
▪ 1999 – 2004: Giảng viên môn Giáo luật tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội
▪ 2003 – 2010: Chính xứ giáo xứ Bách Lộc, Giáo phận Hưng Hoá
▪ 2005 – 2010: Phó giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, Hà Nội

▪ Ngày 29 tháng 03 năm 2010, được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá (hiệu toà Thisiduo). Thánh lễ Truyền chức Giám mục tổ chức tại Nhà thờ Chính toà Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2010. Châm ngôn Giám mục: “Sự thật trong yêu thương”

▪ Ngày 01 tháng 03 năm 2011, được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính toà Giáo phận Hưng Hoá.

---------------- 
 

Tiểu sử Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên

▪ Sinh ngày 08 tháng 01 năm 1965 tại giáo xứ Hướng Phương, Giáo phận Vinh (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam)
▪ 1972 – 1983: Học chương trình phổ thông
▪ 1984 – 1987: Thi hành nghĩa vụ quân sự phía Bắc, Việt Nam
▪ 1987 – 1992: Học tại Đại học Nông nghiệp II, Huế, Khoa Kinh tế, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế
▪ 1993 – 1999: Học tại Đại chủng viện Vinh Thanh, Giáo phận Vinh
▪ Thụ phong Linh mục ngày 03 tháng 10 năm 1999
▪ 2000 – 2009: Du học Australia, tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ Thần học và 3 văn bằng Thạc sĩ
▪ 2009 – 2014: Phó Giám đốc và Giáo sư Tín lý tại Đại chủng viện Phanxicô Xaviê (Vinh Thanh); từ 2014: Giám đốc Đại chủng viện
▪ 2010: Tổng Đại diện Giáo phận Vinh

▪ Ngày 13 tháng 06 năm 2013 được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh (hiệu toà Megalopoli di Proconsolare)

Thánh lễ Truyền chức Giám mục ngày 04 tháng 09 năm 2013. Châm ngôn Giám mục: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy” (Ga 14,27)

▪ Tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIII (3–7/10/2016), Đức cha Phêrô được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi trực thuộc HĐGMVN, và được tái cử tại Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ XIV (30/9/2019 – 04/10/2019).

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A - Lễ Thiếu Nhi

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

 Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020


 Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020
 

GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 04g45 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020


Bắt đầu lúc 06g45 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020
 

 Bắt đầu lúc 18g45 Chúa Nhật, ngày 30.8.2020


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VỚI FACEBOOK


Truyền thông Công Giáo với Facebook

Hàn Cư Sĩ
Truyền thông về đạo ở Việt Nam cơ bản vẫn là những Website chính thống của Giáo hội Công Giáo, nhưng sức mạnh lan truyền rộng rãi của nó lại nhờ mạng xã hội – Facebook (Fb). Thường mỗi Giáo phận, dòng tu, tu hội đều có Website riêng (27 Giáo phận, hơn 300 dòng tu), là những trang truyền thông chính thức trong Giáo hội (GH). Mỗi trang đều có Ban Truyền Thông mang tính chuyên hoặc bán chuyên nghiệp, tùy theo nhu cầu và tầm mức của nó.

VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG

Giáo hội Công giáo VN có khoảng 7 triệu giáo dân (gần 8% dân số cả nước), trên 4.500 giáo xứ, với 307 dòng tu, tu đoàn, tu hội và hiệp hội, thuộc 27 Giáo phận (thống kê 2019). Mạng xã hội (Fb) thông dụng đến nỗi đa số mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, hội đoàn đều có Fanpage (trang tạo ra từ tài khoản Fb) để phổ biến thông tin, sự kiện, bài, ảnh, video…và những sinh hoạt trong địa bàn GH địa phương. Với hàng ngàn Fanpage, trang nhóm (Facebook group) và rất nhiều Fb của giáo dân thông tin về đạo, nhờ đó mà người giáo dân Việt Nam biết được mọi thông tin, từ GH địa phương cho đến GH hoàn vũ.

Khi cần kiểm chứng thông tin, người ta buộc phải dựa vào những trang chính thống của GH, và nếu thắc mắc cũng được giải đáp trên những trang đó, điển hình như Website của Dòng Tên (dongten.net), kênh YouTube (Truyền Thông Dòng Tên), Fanpage (Dòng Tên Việt Nam) luôn có hàng ngàn người theo dõi, cũng như Website của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (hdgmvietnam.com), là trang chính thống của Giáo hội VN. Ngoài ra còn có những trang của Tổng Giáo Phận như TGP Sài Gòn (tgpsaigon.net), các Giáo phận, các dòng tu, hoặc những trang Web độc lập có uy tín trong Giáo hội. Do đó với 7 triệu tín hữu, người giáo dân VN có quá đủ thông tin, và việc truyền bá Tin Mừng thật dồi dào trên phương tiện truyền thông đại chúng, mà không phải Giáo hội địa phương nước nào cũng có được như vậy.

Do Fb là mạng xã hội nên mọi cá nhân đều có thể lập cho mình một tài khoản riêng để đăng (post) những thông tin mà mình muốn, nó được ví như cái chợ tự do, ai cũng có thể mang hàng của mình ra để trưng bày, nên điểm yếu của Fb chính là có rất nhiều “món hàng độc hại” được ngụy trang mà người khác không biết, thật giả lẫn lộn. Nhất là đối với người VN, đa số không biết vi tính (computer), chỉ dùng điện thoại thông minh, nên việc đối chiếu và kiểm chứng thông tin rất khó, nhiều khi không thể được. Hơn nữa, người VN cảm tính nên dễ tin vào những gì mang chất cảm xúc, hiện tượng mới lạ, dễ thần thánh hóa những quy luật tự nhiên, gán những thuộc tính của con người cho Thiên Chúa. Vì vậy họ dễ tin vào những mạc khải đồng bóng, hoang tưởng, nên thường bị sai lạc nếu không biết tin tưởng và dựa vào GH.

Mặt trái của Fb có những nguy hại, do nó tiện lợi và có sức mạnh trên đại chúng, nên có một số giáo dân và một số người ngoài tôn giáo lợi dụng phương tiện này để xuyên tạc hoặc chống đối GH. Họ phổ biến những thông tin giả (Fake news), sứ điệp giả, video clip ngụy tạo, giải nghĩa những văn bản trong đạo sai lạc, những mạc khải hoang tưởng… Họ thổi phồng hoặc phóng rọi những khiếm khuyết trong GH, họ miệt thị và phê phán GH nặng nề, kết án cực đoan. Nói chung những người này luôn nghi ngờ, những canh tân trong GH đều bị họ phê phán, chống đối, bất tuân, ngay cả HĐGM, Giáo hoàng, cơ cấu GH họ cũng không tin và cho rằng các ngài sai lầm hoặc bị ma quỷ lừa bịp. Những điều này xảy ra khá phổ biến trên Fb những năm gần đây, thường họ tập trung thành nhóm ngầm hoặc bán công khai. Như mới đây (hot), Huynh đoàn Thánh Phêrô do linh mục Laurent Demets làm tuyên úy, đã làm giả “Sắc lệnh thành lập Cộng đoàn Huynh đoàn Thánh Phêrô tại Tổng giáo phận Sài Gòn” có chữ ký và đóng dấu đầy đủ, và sau đó còn có văn bản lên tiếng bất tuân Tòa TGM, chỉ tuân theo Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI mà thôi.

Dòng thời gian trên Fb cũng không thiếu những bài viết hoặc video sai lạc về tâm linh, nhiều khi do chính những người đạo đức đưa lên, như “sách sự thật” từ Sứ Điệp Từ Trời, bí mật thứ 3 Fatima giả, di chúc của thánh GH Gioan Phaolo II, những đặc sủng mới lạ, những “phép lạ và tiên tri” qua hiện tượng khác thường… Họ trích Kinh Thánh, nhặt một số câu tâm đắc, tách ra để phê phán cơ cấu GH, phê phán những khuyết điểm hoặc sa ngã của một số chủ chăn, và nghi ngờ tất cả đều như vậy. Lại có những người do muốn “nên thánh tốc hành” nên bắt chước lối tu hành của vị thánh nào đó trong lịch sử để noi theo một cách cực đoan, xem như mình được ơn đặc sủng, cảm thấy mình có bổn phận phải rao truyền đường lối của ơn soi sáng cho mọi người, và dùng Fb như cách “truyền giáo” hữu hiệu nhất. Từ đó họ thoát ly khỏi lối sống của bậc giáo dân, và chinh phục những người khác lập thành một nhóm để sinh hoạt tâm linh theo linh đạo mới.

Nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy đa số những “trào lưu mạc khải” và “linh đạo” của nhiều nhóm mới đều mang nội dung tiên tri về sự dữ của thời đại và tinh thần của “Sứ Điệp Từ Trời”, họ luôn nghi ngờ và phê phán GH, cho mình là chân chính, ai không tin và ủng hộ là sai lầm. Có lẽ đây là sự biến tướng của nó.

Không ai có thể bơi ngược dòng sông, thời của “thế giới phẳng”, dù muốn hay không cũng phải hội nhập với thế giới, thế giới của internet, mà hình thức phổ biến nhất hiện nay là mỗi người lập cho mình một tài khoản Fb. Nhưng nó lại như con dao hai lưỡi, phục vụ hay đầu độc chính mình, điều mà mỗi người cần học hỏi, suy nghĩ và cân nhắc khi sử dụng mạng nói chung, Fb nói riêng. Thiên Chúa đã cho con người có phương tiện vượt trên mọi thời đại, con người sử dụng có đúng đắn và sinh ơn ích hay không là tùy ở mỗi cá nhân, nhưng trước hết cần học hỏi để biết và phát huy những mặt tích cực của nó.

MẶT TÍCH CỰC CỦA FACEBOOK

Facebook (Fb) là mạng xã hội thịnh hành nhất ở Việt Nam, nó có sức sống lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu với cộng đồng xã hội, nhất là đối với lớp trẻ. Theo gso.gov.vn, tính đến tháng 06/2020, tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook, chiếm 2/3 dân số.

Fb như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày. Nó rất tiện lợi cho các thành viên kết bạn, liên lạc riêng tư (Private) qua thư thoại (Messenger), hoặc công khai (Public) với mọi người, trong đó tìm thấy một số bạn chung sở thích, chung suy nghĩ, nó là tường (wall) để tỏ bày, chia sẻ kinh nghiệm, những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, góp phần phong phú cho cuộc đời đỡ cô đơn và buồn tẻ, hơn nữa còn là nơi học hỏi được nhiều điều bổ ích, nhiều thông tin thú vị, kiến thức phổ thông phong phú và đa dạng.

Nhiều người, nhiều nhóm trong tổ chức xã hội cũng như tôn giáo sử dụng Fb hoặc trang nhóm (Fanpage) làm phương tiện đắc lực trong việc truyền thông, đăng bài (post), chia sẻ (share) những thông tin (news), câu chuyện (story), trạng thái (Status), thông điệp (Message), sự kiện (Event), đăng ảnh-video (up), gắn thẻ (Tag)… mà bạn bè hoặc nhiều người quan tâm, tạo được thành quả tốt lành cho xã hội và tôn giáo. Bởi vậy nó là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hiệu quả (lợi hại) nhất trong xã hội.

Ngày nay nhờ mạng xã hội, mỗi cá nhân hoặc một nhóm đều có thể thiết lập cho mình một trang riêng (Nick, Fanpage), giống như một trang báo nhỏ thật dễ dàng mà không tốn kém gì cả. Nhưng mỗi bạn trẻ nên “đầu tư’ chất xám để thể hiện nội dung trang của mình được giá trị, hữu ích và phong phú, vì nó không chỉ liên đới với những thành viên đã kết bạn, mà trang của mình còn lan rộng đến nhiều người khác. Ngoài những người đã sành sỏi, có những người mới làm quen hoặc chưa biết rõ “luật chơi” mạng xã hội này, họ tự tìm tòi hoặc nhờ người quen lập cho mình một trang Fb, đặc biệt những người lớn tuổi cũng được con cháu lập cho cái tài khoản để làm quen với mạng để hội nhập cho cuộc đời đỡ tẻ nhạt.

Khi vào trang Fb của ai, người ta có thể nhận ra giá trị, trình độ, tính khí, nhân cách, tâm tư, sở thích, khuynh hướng, mục đích… hay những lệch lạc trong nhận thức, hoặc biểu cảm ẩn chứa những trạng thái tâm thần (tự tôn, tự ti, ảo tưởng, khoe mẽ, bất mãn, uẩn ức, ham hố, tham vọng…) nơi người đó. Nó được thể hiện rõ trên Dòng Thời Gian (Timeline) Fb của người đó.

Thông thường “dòng thời gian” đăng (post) bài, ảnh, video mang tính thời sự (Current…) hay kỷ niệm (Memories), hoặc ảnh minh họa (illustration) ngắn gọn, vì giao diện (Interface) và mục đích của Fb chỉ cho phép hình thức như vậy, chứ không như một Website. Chỉ những người quen đọc sách và ham tìm hiểu mới ưa chuộng đọc những bài dài, nó hợp với người lớn tuổi hơn là với người trẻ.

Còn lỗi thường thấy trên “dòng thời gian” là trích đăng bài hoặc video clip không ghi nguồn, không chú thích hoặc giới thiệu không gian và thời gian (Where, When…), hoặc không ghi bút danh của tác giả, khiến người xem dễ thắc mắc, khó kiểm chứng, sinh hiểu lầm là “đạo văn, đạo thơ”, vì nếu không ghi tên tác giả tất nhiên phải hiểu chính tác giả là người đăng. Về ngôn ngữ tiếng Việt cần giữ cho trong sáng, chữ có dấu đầy đủ, vì tiếng Việt không dấu trông rất dị hợm, mang tính cẩu thả, người khác ngại đọc và còn đánh giá những điều không tốt. Hơn nữa bây giờ tràn lan thông tin giả (Fake news) mà qua điện thoại rất khó hoặc không thể đối chiếu và kiểm chứng. Như có nhiều trang Web đăng tin bài, hình ảnh, video thổi phồng, lèo lái, xuyên tạc, khiến thông tin bị nhũng nhiễu như mớ hổ lốn, không biết đâu là thật, đâu là giả.

Một trang Fb đầy đủ trước tiên cần phải có ảnh đại diện “Avatar”, ảnh bìa (cover photo), giới thiệu bản thân (Profile). Tuy nó linh động và tế nhị, nhưng cần phải đúng đắn để người muốn kết bạn hiểu rõ, một khi nó càng rõ ràng và đầy đủ thì càng đáng tin tưởng. Người được mời kết bạn khó chấp nhận (confirm) với tài khoản thiếu những phần này, vì họ có cảm tưởng như kết bạn với người trong bóng tối, hoặc như với bóng ma cuộc đời. Khi giấu giếm thì tự bản thân đã có vấn đề, dù chủ quan hay khách quan, nếu không có lý do chính đáng.

Ngoài ra còn có nút “thích” (like), bình luận (comment), trả lời (Reply), chia sẻ (Share) rất tiện cho các bạn tương tác bày tỏ. Đặc biệt là nút “like”, nhiều bạn như vô cảm, không bao giờ sử dụng, khiến người đăng có cảm tưởng rằng bạn đó ích kỷ, đôi khi bị hiểu lầm là cao ngạo. Nút “like” biểu hiện tình cảm của sự tương tác chứ chưa hẳn là cái giá trị thực của nội dung, mà bất cứ ai cũng muốn có sự tương tác hoặc đồng cảm nào đó, tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ. Như ai cũng biết, mỗi tài khoản có quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm trên trang của họ, nên người khác cần tôn trọng “mảnh đất canh tác” đó, không nên tự tiện đăng (Post) hoặc gắn thẻ (Tag) trên trang của họ, nếu không sẽ trở thành người không biết tôn trọng vì đã xâm phạm vào chủ quyền (Admin) của trang người khác, trừ phi họ cho phép hoặc đã được hiểu ngầm. Những điều này ít người dám nói ra, nhưng chắc chắn họ không hài lòng chút nào.

Về mặt tích cực và sự đúng đắn khi chơi Fb như vậy, nhưng thực ra nhiều người còn mày mò, vô tình hoặc chưa biết “luật chơi”, vẫn chưa ý thức đầy đủ hoặc vô tâm không chú trọng đến nó, đôi khi có những suy nghĩ cá nhân. Thiết nghĩ, những người đã am hiểu cũng nên suy nghĩ thông thoáng, không nên chấp nhất và cứng nhắc với người khác, cần chút cảm thông trong tinh thần xây dựng trên lãnh vực này, để mọi người có cơ hội tham gia vào cộng đồng mạng xã hội, góp phần làm cho xã hội tiến bộ, tôn giáo triển nở.

Mong rằng mặt tích cực của Facebook được phát huy, đẩy lùi mặt tiêu cực của nó như một “hội chứng tâm thần” làm suy nhược tinh thần con người và xã hội. Đặc biệt là để loan báo Tin Mừng, phổ biến truyền thống tâm linh tốt lành trong GH, yêu thương và phục vụ con người, bênh vực, hiệp nhất và yêu mến GH trong Đức Kitô.

Nguồn: dongten.net (28.8.2020)

(WHĐ)

GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 29.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 29.8.2020

 

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 29.8.2020
 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A (Mt 16,21-27)

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 29.8.2020


GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẢY TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020. Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g00 Thứ Bảy, ngày 29.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020. Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 29.8.2020


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 28.8.2020

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020, Thánh Augustinô, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 28.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020, Thánh Augustinô, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020
 

GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020, Thánh Augustinô, Giám Mục, Tiến Sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g00 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020


Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Sáu, ngày 28.8.2020
 

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 27.8.2020

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 27.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020, THÁNH MONICA. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 27.8.2020


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 27.8.2020

 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG TRỰC TUYẾN, THỨ TƯ NGÀY 26.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm, ngày 27.8.2020


Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 27.8.2020
 

GIÁO PHẬN BÀ RỊA: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g00 Thứ Năm, ngày 27.8.2020


Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Năm, ngày 27.8.2020
 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Ba, ngày 25.8.2020


GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: THÔNG BÁO V/V CÁC SINH HOẠT TÔN GIÁO TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG TỪ 25.8.2020

 

Kính thưa Quý Cha Quản hạt, Quý Cha, Quý Bề trên,
Quý Tu sĩ nam nữ, Các Chủng sinh và Cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận,

Chúng con xin kính chuyển công văn của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, thông báo:

Cho phép các hoạt động tôn giáo, giáo dục… được hoạt động bình thường trở lại, tuy nhiên vẫn phải giữ các quy định về phòng chống dịch: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn …, bắt đầu thực hiện từ 0g00 ngày 25.08.2020.

Như vậy các sinh hoạt tôn giáo của Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ, Dòng tu… trở lại bình thường, và sẽ không còn chương trình Thánh lễ - Chầu Thánh Thể - Lần hạt trực tuyến như thời gian vừa qua nữa. Tuy nhiên

** Giờ Kinh Lòng Thương Xót sẽ vẫn được trực tuyến vào lúc 15g00 hàng ngày.

** Giáo phận sẽ có Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến cho những người già yếu, đau bệnh. Chương trình sẽ được thông báo sau.


Những nơi cần Quý Đức Cha đến ban Bí tích Thêm sức, xin Quý Cha vui lòng đăng ký lại cho Văn phòng TGM.

Vp.TGM xin kính báo và kính chuyển.
Lm. Fx. Đỗ Đức Lực

(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 25.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 25.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 25.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN XXI MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Ba, ngày 25.8.2020


Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Ba, ngày 25.8.2020
 

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 18g30 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN HÀNH HƯƠNG KÍNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, Thứ Bảy 22.8.2020

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A (Mt 16,13-20)

 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 22.8.2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG, 22.8.2020. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY ĐỨC MARIA NỮ VƯƠNG, 22.8.2020. Lễ nhớ.

 Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Bảy, ngày 22.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THUYÊN CHUYỂN BỔ NHIỆM LINH MỤC 9.2020


 (WGPSG)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 20.8.2020

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 20.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 20.8.2020


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 20.8.2020

 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG TRỰC TUYẾN, THỨ TƯ NGÀY 19.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm, ngày 20.8.2020


Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 20.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẤN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Năm, ngày 20.8.2020


Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Năm, ngày 20.8.2020
 

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 18.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 18.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẤN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Ba, ngày 18.8.2020


Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Ba, ngày 18.8.2020
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 17.8.2020

 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 16.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẤN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 17.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 17.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẤN XX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Hai, ngày 17.8.2020


Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Hai, ngày 17.8.2020
 

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 16.8.2020

 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 19g15 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020


VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI TRƯA THỨ BẢY 15.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A - Lễ Thiếu Nhi

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020
 

ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bắt đầu lúc 06g30 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020 


Bắt đầu lúc 18g00 Chúa Nhật, ngày 16.8.2020
 

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

THƯ ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC MAREK ZALEWSKI - ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH - GỬI HÀNG GIÁO PHẨM VÀ TÍN HỮU VIỆT NAM

 

Quý Đức Hồng y,
Quý Đức Tổng Giám mục, Giám mục,
Anh chị em thân mến,

Trong giai đoạn này khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Đông Nam Á, nhiều người đã kể với tôi về kinh nghiệm của sự bất ngờ và trạng thái đảo lộn. Qua đó, dù tôi không thể rời khỏi Singapore hoặc tiếp xúc trực tiếp với anh chị em, tôi biết được những trải nghiệm của anh chị em.

Lần cuối tôi rời Việt Nam vào ngày 5 tháng 1 vừa qua khi kết thúc chuyến thăm Tổng Giáo phận Huế nhân dịp khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 170 năm thành lập Tổng Giáo phận miền Trung lịch sử này. Kể từ đó, dường như chúng ta bị chia cách do tình trạng giãn cách xã hội và cách ly của cơn đại dịch toàn cầu. Tôi phải hủy bỏ các chương trình thăm mục vụ các giáo phận Hà Tĩnh, Qui Nhơn, và Thanh Hóa, cả chương trình tổ chức Thánh lễ và tiếp tân mừng Ngày Giáo hoàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn lây nhiễm Covid-19: Đợt đầu từ Trung Quốc trong thời gian Tết Nguyên đán với 16 ca lây nhiễm; đợt hai từ ngày 7 tháng 3 bắt nguồn từ một du khách Việt Nam trở về từ châu Âu và lây nhiễm 124 người; sau ba tháng không có trường hợp nhiễm bệnh, dịch Covid-19 lại bất ngờ bùng phát trong cộng đồng vào ngày 25 tháng 7. Đột biến từ 400 ca nhiễm vào cuối tháng 7, nay đã xác định hơn 780 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 20 ca tử vong.

Tôi cũng được biết về nhiều chương trình bác ái của các giáo hội địa phương, vươn ra nâng đỡ những mảnh đời thất nghiệp vì giãn cách xã hội, nuôi dưỡng những người bán hàng rong bị thất thu từ ít đồng bạc lẻ kiếm sống mỗi ngày, mở lối cho nhiều lao động nhập cư bị sa thải. Tất cả những việc lành anh chị em đã thực hiện, cá nhân hay tập thể, cho những người nhỏ bé nhất đã được ghi dấu nơi Đức Kitô – Đấng cứu độ nhân loại.

Việc tạm dừng các đường bay từ Singapore đã giới hạn sự hiện diện hữu hình của tôi ở giữa anh chị em, nhưng không thể hoàn toàn ngăn trở sứ vụ của tôi. Tôi luôn trao đổi thông tin với anh chị em, lắng nghe những trăn trở của anh chị em và tiếp tục phục vụ các nhu cầu của Hội Thánh tại Việt Nam. Chúng ta cùng ở trong sự hiệp thông!

Thư này là một cách thế bày tỏ với tất cả mọi người tình huynh đệ của tôi và sự hiệp thông của Hội Thánh trong giai đoạn khó khăn và lo âu này. Do sự sáng suốt và lòng nhiệt thành tông đồ của anh chị em thúc đẩy, tôi viết thư này vì tôi muốn được ở gần anh em, các vị Lãnh đạo Hội Thánh tại Việt Nam, và cùng đồng hành với các tín hữu Công giáo cũng như dân tộc Việt Nam trên cùng một hành trình. Điều quan trọng là không để mất lòng nhiệt thành của đức tin và niềm hy vọng của Tin Mừng!

Như Đức Thánh cha Phanxicô đã nói trong cơn đại dịch Covid-19 này: “Niềm hy vọng cũng bởi nỗ lực của chúng ta, và chúng ta cần giúp nhau để giữ cho niềm hy vọng được sống động và hiệu nghiệm. Tôi muốn nói rằng một niềm hy vọng lan tỏa được nuôi dưỡng và xác tín trong sự gặp gỡ với người khác, và, như một món quà và bổn phận, được trao ban cho chúng ta để tạo nên một “trạng thái bình thường” mới mà chúng ta đang hết lòng mong đợi”.

Kính thưa quý Đức Hồng y, quý Đức Tổng Giám mục và Giám mục, anh chị em thân mến,

Tôi nhắc lại với từng cá nhân lời tri ân sâu sắc vì những gì anh chị em đã làm trong giai đoạn phức tạp này. Xin Chúa Giêsu chúc lành cho anh chị em và xin Đức Nữ Đồng Trinh, mà hôm nay chúng ta kính nhớ Đức Mẹ Lên Trời, canh giữ anh chị em luôn mãi.

Với phép lành Tông Toà,

Tổng Giám mục Marek Zalewski
Đại diện Tòa Thánh

Singapore, ngày 15 tháng 8 năm 2020
Lễ Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời
 
 

 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A (Mt 15,21-28)

 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ MỪNG KÍNH ĐỨC MẸ LÊN TRỜI, 15.8.2020. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 18g30 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI, 15.8.2020. Lễ trọng.

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020

   

ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN HÀNH HƯƠNG KÍNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, Thứ Bảy 15.8.2020

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 15.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI, 15.8.2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020


Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI, 15.8.2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Bảy, ngày 15.8.2020


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

LỜI CHÚA LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI (Lc 1,39-56)

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 14.8.2020

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 14.8.2020


GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ VỌNG ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI, 14.8.2020

Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Sáu, ngày 14.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ VỌNG ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI, 14.8.2020

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Sáu, ngày 14.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ VỌNG ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI, 14.8.2020

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 14.8.2020


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 14.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 14.8.2020

 

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 13.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 13.8.2020

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 13.8.2020


ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 13.8.2020 
 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG TRỰC TUYẾN, THỨ TƯ NGÀY 12.8.2020

 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm, ngày 13.8.2020


Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 13.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Năm, ngày 13.8.2020


Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Năm, ngày 13.8.2020
 

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, KỲ ĐỒNG, SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN

Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Tư, ngày 12.8.2020


PHÓNG SỰ: BÁU VẬT CHÚA BAN

 

WGPSG -- Có con nữa ư? Nuôi một đứa con cực khổ biết bao nhiêu! Nó khỏe thì ít, bịnh thì nhiều. Ở vùng quê này, tìm viên thuốc chữa đúng bịnh rất khó khăn. Tìm ra bịnh đã khó, mà đi được đến Sài Gòn để vào bệnh viện lại càng khó hơn nữa. Dấu ấn khó phai về cái chết của đứa con thứ ba càng làm chị thêm hoảng. Làm sao bây giờ ?

1.

Vào năm 1980, vợ chồng anh chị Khoa đã có 4 đứa con. Không may thằng bé thứ ba bị sốt và ra đi cấp kỳ; anh chị không kịp đưa nó vào bịnh viện chạy chữa, nên lòng họ cứ ray rứt mãi…

Hồi ấy phải đi vùng kinh tế mới, miếng ăn hằng ngày còn chưa đủ, đầu óc đâu mà nhớ đến chuyện chụp hình cho con! Thằng bé ra đi không có được tấm hình nào để lại, bây giờ muốn nhìn hình bóng con cũng vô phương! Vì thế, anh chị quyết định phải dồn tiền mua một cái máy chụp hình, dù vẫn còn chật vật trên vùng kinh tế mới. Nhờ vậy, đứa con út trong nhà có vô số hình lưu lại: hình nằm nôi, tập đi, tập chạy, tập đá banh, đánh cờ tướng… đều có đủ. Có những tấm hình trong trạng thái Ađam mà lớn lên, nó phải giấu đi không để bạn gái nhìn thấy!

Chị Khoa là cô giáo. Trường học nằm ngay trong làng, hai đứa lớn cùng dắt tay nhau đi học dễ dàng. Riêng thằng út lúc nào cũng được mẹ ẵm theo vì chị sợ nó đột ngột biến đi như thằng bé thứ ba. Bên bàn dạy trong lớp chị, bao giờ cũng có một cái ghế nho nhỏ cho thằng út. Học trò chị đã quen như thế cho đến năm bé út vào lớp một. Bắt đầu thực sự là học trò lúc 6 tuổi, thằng út đã thuộc gần hết những bài tập đọc lớp một vì thường xuyên nghe mẹ dạy các bài này cho các học trò của những năm trước!

2.

Thường xuyên theo dõi sức khỏe, chị vẫn thường nghe bác sĩ dặn dò ngay từ khi sinh thằng út: “Chị không nên sinh con nữa vì có khả năng sảy thai với nhiều triệu chứng khác…” Bất ngờ năm đó, chị có triệu chứng lạ trong người. Hai vợ chồng bàn bạc, rồi anh đưa chị lên khám trên bệnh viện tỉnh, cách nhà gần cả trăm cây số.

Ngồi chờ đến gần trưa mới đến phiên mình, chị xây xẩm mặt mày khi nghe bác sĩ tuyên bố “Chị đã có thai được 6 tuần lễ!”

Có con nữa ư? Nuôi một đứa con cực khổ biết bao nhiêu! Nó khỏe thì ít, bịnh thì nhiều. Ở vùng kinh tế mới, tìm viên thuốc chữa đúng bịnh rất khó khăn. Tìm ra bịnh đã khó, mà đi được đến Sài Gòn để vào bệnh viện lại càng khó hơn nữa. Dấu ấn khó phai về cái chết của đứa con thứ ba càng làm chị thêm hoảng. Làm sao bây giờ ?

- ‘Giữ’ hay ‘bỏ’? Tiếng người nữ bác sĩ vang lên làm chị giật mình.
- Dạ… Em chưa biết… Có ông xã đi theo, em cần hỏi ý kiến ổng!
- Vậy ra bàn bạc đi, muốn ‘bỏ’ thì đầu giờ chiều có mặt tại đây!

Chị bần thần bước ra. Anh tiến lại:

- Có sao không em?
- Có bầu, bác sĩ nói muốn ‘bỏ’ thì đầu giờ chiều quay lại!

Anh bàn ngay:

- Thôi ra ăn gì đi, đầu giờ chiều quay lại, chứ em sinh làm sao được nữa mà sinh! Lại nữa, mình là công nhân viên, sinh thêm nữa, bị phê bình, kiểm điểm đủ cách, mệt lắm!

Chị đi theo mà trong lòng nghĩ ngợi. Phá thai ư? Phải như thế sao? Tuy ở vùng kinh tế mới xa nhà thờ, mỗi năm đi lễ được 2 lần thôi, nghe giảng dạy không bao nhiêu, nhưng chị vẫn biết như thế là phạm tội. Đặt vòng đã là tội, huống hồ phá thai trắng trợn? Sinh thì đau, nuôi con thì khổ, chị biết thế. Nhưng phá thai là chuyện ghê gớm lắm, không phải đơn giản như anh nói.

Chị ngồi ăn cơm mà như nhai phải dăm bào, nuốt không vô.

- Ăn nhiều vô đi em, không tý nữa mất sức đó! Anh nhắc nhở
- Em không ‘phá’ đâu! Chị trả lời.
- Sao được! Em nuôi con không nổi, mà còn cơ quan ‘này nọ’ nữa. Mình 3 đứa là quá tiêu chuẩn một đứa rồi. May là có đứa sinh trước 75 nên không bị làm khó dễ!
- Em sợ lắm, mang tội chết! Cơ quan mặc kệ, em không sợ cơ quan.
- Cơ quan anh thì không được!
- Anh cần cái chức đảng chứ gì? Anh phải nhớ mình chỉ là ngụy quân, họ không cần mình lâu đâu! Mình phá thai là có tội suốt đời, Chúa phạt đấy! Chi bằng anh nuôi con đi! Khi anh già 50 tuổi, có con hầu hạ, bưng cơm rót nước, có phải hơn không?
- Không được! Anh nói không là không! Già với cả gì, anh chẳng cần chuyện đó, nghe lời anh đi!

Ăn cơm xong chị nói anh đưa chị đến nhà thờ. Chị muốn cầu nguyện. Anh cũng vào nhưng ra ngay. Chị ngồi đó thầm thì với Chúa:

- Chúa ơi! Con phải làm sao? Giúp con đi, Chúa ơi! Không có ai bên cạnh để giúp con cả. Giờ con chỉ còn biết trông vào thánh ý Chúa; Chúa bảo sao con làm vậy. Con viết 2 tờ “Giữ” và “Bỏ”, con sẽ nhắm mắt bốc một tờ; tờ ấy nói điều gì là con tin Chúa bảo con làm việc ấy!

Thế là chị nhắm mắt bốc một trong 2 tờ giấy chị xếp kỹ để trên ghế ngồi: “GIỮ”! Chị cười, vui sướng trong lòng, bước ra khỏi nhà thờ. Đến bên anh, chị nói nhỏ:

- Về thôi anh!
- Sao? Sao về?
- Em nhất định không ‘phá’!
- Em có điên không? Em có biết là em đang tự làm khổ mình không?
- Kệ em, khổ bao nhiêu em cũng chịu đựng được!

Anh hằm hằm nhìn chị như muốn ăn tươi nuốt sống: Người đâu mà cứng đầu không chịu nổi!

Lên xe, anh không hề muốn nhìn vào mặt chị. Sau 2 giờ ngồi bên chị không nói một lời, anh dừng xe, hậm hực:
- Về trước đi, tý nữa tôi mới về!

Và anh bỏ mặc chị đi bộ trên quãng đường 7 cây số từ thị trấn về làng. Nhờ ơn Chúa, lúc ấy chị chẳng thấy buồn phiền và mệt mỏi gì cả, cứ lầm lũi bước nhanh về nhà với ba đứa con đang trông chờ mẹ.

3.

Theo lời bác sĩ thì chị sẽ sinh em bé vào cuối năm đó, nhưng em bé hình như chưa muốn ra! Chị quyết định không về Từ Dũ sinh con như hai đứa trước, mà nhất định sinh ở nhà. Sẽ nhờ cô y tá bạn bè “đỡ” dùm… Phó thác cho Chúa mọi sự, chị bình tâm đến độ “nếu Chúa muốn đưa con về với Chúa, con sẵn sàng!”

Thêm 2 tháng nữa vẫn chưa sinh, bạn bè dạy chữa mẹo: bước qua dây thừng trâu, xin gạo ăn cơm góp… Cuối cùng, chị cũng sinh ra được một bé gái nặng hơn 4 ký lô, nhau quấn cổ ba vòng; nếu cô y tá không cứng tay nghề, bình tĩnh cho kéo vào cắt dây nhau, thì không biết chị và đứa con sẽ ra sao?

Anh Khoa, ngay từ tờ mờ sáng đã đạp xe chở cô y tá về nhà, vội vã lo sẵn nồi nước đun sôi thật lớn. Khi chị oằn mình trong cơn đau mà khóc, anh chưa bao giờ được chứng kiến cảnh này: Tiếng chị khóc, tiếng vỗ về an ủi của cô y tá làm anh nóng ran cả ruột.

Chỉ cách một tấm màn, anh nghe rõ từng hơi thở của chị. Anh cũng lặng đi với tiếng tắc nghẹn của chị. Anh giận chị quá: Đau đớn thế này mà cứ sinh!

Những lần sinh trước, chị nằm trong bệnh viện, làm sao anh biết được người đàn bà đau như thế nào khi một mình “vượt cạn”. “Sao cô ấy dám sinh bốn đứa và lần sinh này là lần thứ năm?”, anh vừa thương vừa giận. “Cô ấy cứng đầu quá, phải lúc đầu nghe lời mình thì đâu có ra nông nỗi!”

Thời gian như dừng lại, không nhúc nhích. Anh chờ mãi một âm thanh oe oe mà chẳng thấy đâu! Anh chợt nghĩ đến cái chết:

“Mà dám chết lắm! Mọi khi cô ấy chuẩn bị về Sài Gòn vào Từ Dũ rồi báo ngày mình xuống đón về. Đợt này, hai vợ chồng không thống nhất, nên mình bỏ mặc cô ấy muốn làm gì thì làm… Lỡ có chuyện gì thì biết làm sao đây?”

Anh bắt đầu lo sợ. Chưa lường trước được chuyện này, anh bối rối, đi ra đi vào. Thấy khó thở, anh hít thật sâu cho nhẹ đi nỗi lo mà vẫn nghe tiếng rên, tiếng khóc bật ra nho nhỏ từ đôi môi cố kìm nén của chị…

Khi anh căng thẳng đến độ chịu không nổi nữa thì bất chợt tiếng khóc em bé bật ra. Anh chạy ào vào phòng: Ôi, xong rồi! Anh ôm đầu chị, nước mắt hai người nhỏ lên mặt nhau.

Cô y tá làm vệ sinh và tắm nước bia cho bé, quấn chặt người bé lại rồi trao cho anh .

Kể từ lúc đó, anh đã quyến luyến với bé, chưa đứa con nào anh bận rộn như đứa bé này. Ở công ty, anh được thăng chức Cửa hàng trưởng. Các thương gia nho nhỏ ở chợ mong đến ngày đầy tháng của bé, để được đến nhà thủ trưởng ăn mừng…

Đầy tháng của bé, nhà thật đông người, nhiều quà cáp. Thôi nôi của bé lại càng đông hơn, anh bế con đi từng bàn chụp hình với người thân, bạn bè…

Anh vui vẻ ra mặt. Bé càng lớn càng xinh đẹp, khỏe mạnh. Anh hạnh phúc, sung sướng vì có bé.

Anh quên mất những lời đã nói với mẹ bé, khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Anh quên mất mình đã bỏ mặc chị trong những tháng ngày chị mang nặng bé. Anh quên cả rồi…

Chị vô cùng hạnh phúc khi thấy bé dễ ăn, dễ ngủ. Thấy ba bé cứ luôn bồng bế, nựng nịu bé, chị muốn nói ra điều gì đó nhưng tắc nghẹn ở cổ khi bố con anh cứ vui đùa với nhau.

Chị chỉ còn biết ngước mắt lên nhìn Chúa mà cảm tạ: “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Nguời”.

4.

Cả xóm ai cũng buồn cười vì con bé đã ra thiếu nữ rồi mà lúc nào nghe tiếng xe bố về cũng la lên:

- Bố về, bố con về rồi! Đi làm việc vui không Bố? Vô đi Bố, vô đi Bố, rồi con dọn cơm Bố Con mình cùng ăn. Con chờ Bố dữ lắm đó, đói bụng lắm mà con vẫn cứ chờ…

Anh Khoa mát lòng mát dạ với đứa con này. Anh lo buồn nhất là những ngày nó đi đâu xa, không đứa con nào hồn nhiên, vồn vã đón bố, săn sóc bố như nó, khi thấy bố về đến nhà.

Chị Khoa thì yêu nó lắm. Là báu vật Chúa ban tặng cho riêng chị, nó hiếu thảo và thương yêu cha mẹ vô cùng. Đã đi làm có lương, nhưng chẳng bao giờ giữ đồng nào. Bao nhiêu cũng đưa hết cho mẹ, rồi xin lại từng cuốc xe buýt một. Biết là con đưa một mà xin lại mười, nhưng chị vô cùng hài lòng, vì có được mấy người con biết cách làm vui lòng cha mẹ được như nó đây? Nó vui đùa với chị: “Mẹ thấy con ‘ga lăng’ chưa?” Rồi vui vẻ cười ha hả…

Chị nhìn nó, lòng bồi hồi nhớ lại lời cầu nguyện năm xưa…

Sài Gòn - Đất Lành Chim Đậu,
Anna Hoàng Vân (NSTM 4.2017)
Nguồn: WGPSG

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 12.8.2020


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

 Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Tư, ngày 12.8.2020


Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 12.8.2020
 

GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN XIX MÙA THƯỜNG NIÊN 2020

Bắt đầu lúc 04g30 Thứ Tư, ngày 12.8.2020

  

Bắt đầu lúc 19g15 Thứ Tư, ngày 12.8.2020