13 Tháng TưEmmausNói đến những người không nhà không cửa, người ta thường nhắc đến cha Henri Groués quen được gọi tắt là cha Pierre, người đã sáng lập cộng đoàn Emmaus nhằm giúp những người bần cùng tự tay xây dựng cuộc sống của họ.
Phong trào cộng đoàn Emmaus khởi sự bằng một căn nhà đổ nát ở vòng đai của thành phố Paris vào hồi đệ nhị thế chiến. Những người khách đầu tiên của tổ ấm này là các thanh thiếu niên bụi đời, những người không nhà không cửa, hoặc các tù nhân vừa được phóng thích.
Câu nói đầu tiên của cha Pierre với những người mới đặt chân đến cộng đoàn là : "Bạn không được may mắn, nhưng tôi cần bạn để giúp đỡ những người khác...". Dù khổ sở đến đâu, ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị của mình, ai cũng muốn trở thành hữu ích cho người khác. Ðó là niềm tin mà cha Pierre luôn khơi dậy nơi những người đã mất tất cả hy vọng.
Cha Pierre đặt tên Emmaus cho cộng đoàn của Ngài là để nhớ lại câu chuyện của hai người môn đệ Chúa Giêsu trong buổi chiều Phục Sinh. Cũng như hai người môn đệ này, giữa lúc họ tưởng như mất tất cả, Chúa Giêsu đã hiện đến mang lại niềm tin cho họ. Cũng thế, cha Pierre và những người bạn đầu tiên của Ngài đã tìm gặp được hứng khởi, niềm tin yêu giữa những mất mát ê chề của cuộc sống.
Tạo lại niềm hy vọng vào cuộc sống đó là khẩu lệnh của cha Pierre, và xây dựng lại niềm hy vọng đó từ những đổ nát, mất mát. Chính vì thế mà cộng đoàn Emmaus chủ trương đi thu nhặt lại các đồ phế thải, các vật dụng cũ kỹ để chế biến và bán lại, như một sản phẩm cho chính tay mình làm nên.
Hiện nay phong trào đã có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới với khoảng 290 cộng đoàn. Tất cả mọi người trong cộng đoàn đều sống với niềm hy vọng từ những đổ nát và mất mát trong cuộc sống.
Tin Mừng của Thánh Luca thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó, có hai người môn đệ của Chúa Giêsu lên đường đi Emmaus, trở về làng cũ của họ.
Cái chết của Chúa Giêsu là một chấm hết đối với họ: hết mộng công hầu khanh tướng, hết giấc mơ của một nước Israel thịnh vượng, hết mọi hy vọng. Trở về làng cũ tức là trở về với thất vọng ê chề. Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu của lợi lộc, thất bại trở thành khởi điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành vui mừng hân hoan... Ánh sáng Phục Sinh của Chúa Giêsu đã mặc cho mọi biến cố của cuộc sống một ý nghĩa mới. Tin tưởng lạc quan đã trở thành nhân đức cơ bản của đời Kitô.
Ở bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời đại nào, sau một lần đổ nát, người ta thường hát lên điệp khúc: Hãy xây dựng lại từ đổ nát!
Ðó là niềm tin mà hơn bất cứ lúc nào chúng ta cần phải bám lấy... Bạn đang sầu khổ vì những mất mát ê chề trong cuộc sống ư? Bạn đang quằn quại trong đau khổ của thể xác và tinh thần ư? Bạn đang cảm thấy mình ở dưới vực thẳm của tội lỗi ư?
Chúa Giêsu của thành Emmaus đang nói với bạn: đừng thất vọng, Ngài đang đồng hành với bạn, và với Ngài, bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Ba, 13 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 13.4
Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 12.4
12 Tháng Tư
Ra Ði Là Chết Trong Lòng Một Ít
Phật giáo Trung Hoa rất nhớ ơn và hãnh diện vì có thiền sư là Ðường Tam Tạng. Ông là người đã có công vượt núi trèo non để đi Tây Trúc thỉnh Kinh đem về phổ biến cho dân gian.
Truyện Tây Du Ký đã ghi lại cuộc ra đi đầy gian nan của thầy Tam Tạng. Nhưng những gian nan thử thách xảy đến cho thiền sư họ Ðường không phải chỉ là gai góc hiểm trở của đoạn đường dài, mà chính là những tật xấu mà ba người môn đệ thân tín nhất của thầy là hiện thân. Tôn ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, ba cái tên này chính là ba nết xấu mà thiền sư họ Ðường cũng như bao người khác phải vượt qua để đạt chính quả. Ba nết xấu đó là: lòng kiêu căng, lòng ham vật dục và tính lười biếng.
Ra đi là chết trong lòng một ít... Thiền sư họ Ðường có lẽ đã phải chiến đấu và hao mòn vì những tham sân si trong lòng thầy.
Tin Mừng cũng nhắc đến một cuộc ra đi: đó là cuộc ra đi của Chúa Giêsu. Ngài rời bỏ quê hương để đi Galilêa. Galilêa chỉ cách Nagiarét vài chục cây số... Nhưng với Chúa Giêsu cuộc trẩy đi này bao hàm một cuộc lột xác và từ bỏ trọn vẹn. Ngài từ bỏ tất cả để vào sa mạc. Ra đi có nghĩa là ra khỏi chính mình và không quay nhìn lại phía sau. Ra đi tức là chấp nhận chết đi trong lòng một ít.
Thánh nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, mặc dù chưa một lần ra khỏi bốn bức tường của tu viện, đã được Giáo Hội chọn làm quan thầy các xứ truyền giáo.
Một lúc nào đó, có lẽ chúng ta cũng khao khát được mang Tin Mừng của Chúa đến một nơi xa lạ... Ước mơ ấy có thể làm cho chúng ta quên đi thực tại của không biết bao nhiêu người thiếu thốn lương thực cho thể xác cũng như tinh thần.
Ra đi loan báo Tin Mừng, trước tiên chính là ra khỏi con người của chúng ta. Ra khỏi con người của thiển cận, ích kỷ của chúng ta để mặc lấy một cái nhìn nhậy cảm hơn trước sự hiện diện của tha nhân.
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật II mùa Phục Sinh năm C
Cha Anrê Nguyễn Ngọc Dũng Dòng Chúa Cứu Thế (CSsR) dâng lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
* Xin bấm VÀO ĐÂY và chọn bài để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Anrê Nguyễn Ngọc Dũng Dòng Chúa Cứu Thế (CSsR) dâng lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
* Xin bấm VÀO ĐÂY và chọn bài để nghe.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 11.4
11 Tháng Tư
Ðám Cưới Vĩ Ðại Nhất
Ðám Cưới Vĩ Ðại Nhất
Một trong những đám cưới được xem là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại đó là đám cưới của Alexandre Ðại đế với công chúa Roxane của Ba Tư vào thế kỷ thứ tư trước công nguyên.
Khi quyết định cưới một người Á châu, dĩ nhiên, Alexandre theo tiếng gọi của con tim. Nhưng qua cuộc hôn nhân này, ông muốn biểu tỏ ý muốn thống nhất tất cả lãnh thổ đã được chinh phục từ Ðông sang Tây. Ông cũng hy vọng có một người con nối dõi với hai dòng máu Ðông Tây để thống nhất hai phần đất của địa cầu.
Ðám cưới được cử hành trong vòng bảy ngày, bảy đêm. Nơi nơi đều có yến tiệc. Và để tăng thêm phần long trọng, Alexandre đã cho tổ chức những cuộc tranh tài thể thao: thế vận hội đã được khai sinh từ đó. Chính Ðại đế là người đích thân trao giải thưởng cho những người thắng cuộc. Thông thường hoàng đế trao tặng những chiếc cúp bằng vàng. Nhưng, người được coi là đoạt được nhiều giải thưởng nhất trong cuộc thi thế vận hội đầu tiên ấy chỉ nhận được có mỗi một cành lá. Alexandre Ðại đế giải thích như sau: chỉ có vinh hiển mới có thể tưởng thưởng được người xuất sắc nhất.
Có một hôn lễ còn vĩ đại gấp bội so với hôn lễ của Alexandre Ðại đế với công chúa Roxane: đó là hôn lễ của Trời với Ðất, của Thiên Chúa với Nhân Loại. Ðây là cuộc hôn lễ mà loài người đã chờ đợi từ khi có mặt trên trái đất. Hôn lễ ấy diễn ra qua việc Con Thiên Chúa xuống thế mặc lấy xác phàm. Ngài đến không kèn không trống, không quân đội, không thế vận hội. Ngài không mang lại các cúp vàng, Ngài không chỉ trao cành lá vinh thắng cho một người, nhưng cho tất cả mọi người. Ai cũng có thể chiến thắng cho cuộc sống của mình và ai cũng có thể nhận lãnh cành lá vinh hiển ấy.
Ai trong chúng ta cũng có một phần thưởng vô giá, ai trong chúng ta cũng là người đoạt giải nhất và ai trong chúng ta cũng nhận được cành lá vinh hiển của sự sống đời đời.
Với Chúa Giêsu là Ðấng đã thắng thế gian và đang tiếp tục chiến đấu bên cạnh chúng ta, chúng ta tin chắc rằng chúng ta cũng sẽ chiến thắng.
Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2010
ĐỌC ĐỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN 2
NHÀ TRỪ QUỶ ITALIA NÓI:
SATAN ĐỨNG SAU CÁC VỤ TẤN CÔNG ĐỨC GIÁO HOÀNG TRÊN TRUYỀN THÔNG
ROME, ITALIA, 31-03-2010 -- Nhà trừ quỷ nổi tiếng người Italia là linh mục Gabriele Amorth đã giải thích rằng những phỉ báng gần đây trên báo chí với các cáo buộc liên quan đến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đặc biệt trên tờ Thời báo New York, là "do quỷ xúi giục."
Linh mục Gabriele Amorth là người trừ quỷ của Rôma, ngài được ơn trở thành nhà trừ quỷ từ tháng 06-1986, và là một trong những nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới với 70.000 vụ trừ quỷ, trong đó có nhiều con quỷ mạnh mẽ. Vào năm 1990, ngài sáng lập Hiệp Hội Các Nhà Trừ Quỷ Quốc Tế và giữ chức chủ tịch đến năm 2000.
Phát biểu với hãng tin News Mediaset ở Italia, vị linh mục trừ quỷ 85 tuổi lưu ý rằng ma quỷ đứng đằng sau "những vụ tấn công gần đây đến Đức Giáo Hoàng liên quan đến một số vụ bê bối tình dục."
"Không có nghi ngờ gì về điều đó. Bởi vì Benedict XVI là một vị Giáo hoàng tuyệt diệu và là đấng kế vị xứng đáng của Đức Gioan Phaolô II, nên hiển nhiên là quỷ dữ muốn 'tóm cổ sự ảnh hưởng' của ngài."
Cha Amorth nói thêm rằng trong những trường hợp cá biệt về lạm dụng tình dục gây ra bởi một số ít giáo sĩ, quỷ dữ "sử dụng" một số linh mục để đánh đồng với toàn thể hàng giáo sĩ và cáo buộc lên toàn thể Giáo hội: "Ma quỷ muốn Giáo hội diệt vong vì Giáo hội là mẹ của các Thánh."
"Quỷ tấn công Giáo hội bằng chính nội bộ của Giáo hội, nhưng nó sẽ không làm gì được Giáo hội."
Nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới đã đi đến kết luận rằng Satan muốn cám dỗ những con người thánh thiện, "nên chúng ta không cần phải ngạc nhiên nếu các linh mục cũng...rơi vào bẫy cám dỗ. Vì các linh mục cũng sống giữa thế gian và mỏng giòn dễ bị cám dỗ như mọi người."
Peter Nguyễn Minh Trung
Nguồn: VietCatholic News (02 Apr 2010 12:23)
SATAN ĐỨNG SAU CÁC VỤ TẤN CÔNG ĐỨC GIÁO HOÀNG TRÊN TRUYỀN THÔNG
ROME, ITALIA, 31-03-2010 -- Nhà trừ quỷ nổi tiếng người Italia là linh mục Gabriele Amorth đã giải thích rằng những phỉ báng gần đây trên báo chí với các cáo buộc liên quan đến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đặc biệt trên tờ Thời báo New York, là "do quỷ xúi giục."
Linh mục Gabriele Amorth là người trừ quỷ của Rôma, ngài được ơn trở thành nhà trừ quỷ từ tháng 06-1986, và là một trong những nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới với 70.000 vụ trừ quỷ, trong đó có nhiều con quỷ mạnh mẽ. Vào năm 1990, ngài sáng lập Hiệp Hội Các Nhà Trừ Quỷ Quốc Tế và giữ chức chủ tịch đến năm 2000.
Phát biểu với hãng tin News Mediaset ở Italia, vị linh mục trừ quỷ 85 tuổi lưu ý rằng ma quỷ đứng đằng sau "những vụ tấn công gần đây đến Đức Giáo Hoàng liên quan đến một số vụ bê bối tình dục."
"Không có nghi ngờ gì về điều đó. Bởi vì Benedict XVI là một vị Giáo hoàng tuyệt diệu và là đấng kế vị xứng đáng của Đức Gioan Phaolô II, nên hiển nhiên là quỷ dữ muốn 'tóm cổ sự ảnh hưởng' của ngài."
Cha Amorth nói thêm rằng trong những trường hợp cá biệt về lạm dụng tình dục gây ra bởi một số ít giáo sĩ, quỷ dữ "sử dụng" một số linh mục để đánh đồng với toàn thể hàng giáo sĩ và cáo buộc lên toàn thể Giáo hội: "Ma quỷ muốn Giáo hội diệt vong vì Giáo hội là mẹ của các Thánh."
"Quỷ tấn công Giáo hội bằng chính nội bộ của Giáo hội, nhưng nó sẽ không làm gì được Giáo hội."
Nhà trừ quỷ nổi tiếng thế giới đã đi đến kết luận rằng Satan muốn cám dỗ những con người thánh thiện, "nên chúng ta không cần phải ngạc nhiên nếu các linh mục cũng...rơi vào bẫy cám dỗ. Vì các linh mục cũng sống giữa thế gian và mỏng giòn dễ bị cám dỗ như mọi người."
Peter Nguyễn Minh Trung
Nguồn: VietCatholic News (02 Apr 2010 12:23)
(Sent by G. htc)
LẼ SỐNG 10.4
10 Tháng Tư
Tấm Gương
Tấm Gương
Tại một ngôi làng nhỏ ở ven biển Ái Nhĩ Lan, có một cặp vợ chồng ngư phủ nghèo, nghèo đến độ trong nhà không có được một cái gương soi mặt.
Trong làng chỉ vỏn vẹn có một cái quán nhỏ cung cấp lương thực và những gì cần thiết cho việc đánh cá. Một ngày nọ, người chủ quán ngạc nhiên vô cùng khi bắt gặp người ngư phủ già cầm một vật gì đó trong tay, vừa xoay xung quanh, vừa thổn thức. Rồi từ đó, người chủ quán nhận thấy người đánh cá trở lại quán của mình thường xuyên hơn và cũng lập lại ngần ấy động tác. Ráng theo rình rập để lắng nghe những gì người ngư phủ già than thở, người chủ quán mới thấy ông già đưa cái gương soi mặt và thều thào: "Ba ơi, ba ơi!".
Thì ra, cả đời người ngư phủ già chưa bao giờ nhìn thấy mặt mình trong gương. nhìn thấy mặt mình trong gương lần đầu tiên, ông ta tưởng đó là cha của mình.
Người chủ quán quá cảm động, đã tặng cho ông già tấm gương. Lão hăm hở mang đi, và từ đó, cứ mỗi lần rảnh rỗi, lão đưa tấm gương ra, nhìn vào và nói chuyện với cha mình.
Tất cả chúng ta đều sống cho một gương mặt. Và gương mặt duy nhất mà chúng ta không bao giờ thấy đó là gương mặt của chính chúng ta. Chúng ta có thể hiểu biết tất cả, nhìn thấy tất cả trừ gương mặt của chúng ta. Và ngay cả trong một tấm gương, chúng ta chỉ nhìn thấy mình theo một hình ảnh đảo lộn. Chúng ta chỉ có thể biết mình, chúng ta chỉ có thể khám phá được chính mình nhờ những người khác và nhờ chính hình ảnh mà họ có thể cho chúng ta thấy.
Vậy đâu là tấm gương đích thực để chúng ta có thể biết mình hoặc biết mình phải như thế nào?
Chúng ta đừng vội vã cười hai vợ chồng ngư phủ trong câu chuyện trên đây... Kể từ khi Ngôi Hai nhập thể làm người, có lẽ họ là người có lý, bởi vì họ biết nhìn thấy trong gương một cái gì khác hơn chính mình. Nói như Thánh Phaolô: "Phần chúng ta, chúng ta không che mặt, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa, như một tấm gương, vì chúng ta được thấy mình biến đổi nên giống hình ảnh ấy, mỗi lúc một rực rỡ hơn, bởi vì quyền phép Thánh Linh của Chúa".
Mỗi người Kitô phải là tấm gương phản chiếu chính hình ảnh của Ðức Kitô. Cuộc sống của họ phải là một phản ảnh của cuộc sống Ðức Kitô.
Trong làng chỉ vỏn vẹn có một cái quán nhỏ cung cấp lương thực và những gì cần thiết cho việc đánh cá. Một ngày nọ, người chủ quán ngạc nhiên vô cùng khi bắt gặp người ngư phủ già cầm một vật gì đó trong tay, vừa xoay xung quanh, vừa thổn thức. Rồi từ đó, người chủ quán nhận thấy người đánh cá trở lại quán của mình thường xuyên hơn và cũng lập lại ngần ấy động tác. Ráng theo rình rập để lắng nghe những gì người ngư phủ già than thở, người chủ quán mới thấy ông già đưa cái gương soi mặt và thều thào: "Ba ơi, ba ơi!".
Thì ra, cả đời người ngư phủ già chưa bao giờ nhìn thấy mặt mình trong gương. nhìn thấy mặt mình trong gương lần đầu tiên, ông ta tưởng đó là cha của mình.
Người chủ quán quá cảm động, đã tặng cho ông già tấm gương. Lão hăm hở mang đi, và từ đó, cứ mỗi lần rảnh rỗi, lão đưa tấm gương ra, nhìn vào và nói chuyện với cha mình.
Tất cả chúng ta đều sống cho một gương mặt. Và gương mặt duy nhất mà chúng ta không bao giờ thấy đó là gương mặt của chính chúng ta. Chúng ta có thể hiểu biết tất cả, nhìn thấy tất cả trừ gương mặt của chúng ta. Và ngay cả trong một tấm gương, chúng ta chỉ nhìn thấy mình theo một hình ảnh đảo lộn. Chúng ta chỉ có thể biết mình, chúng ta chỉ có thể khám phá được chính mình nhờ những người khác và nhờ chính hình ảnh mà họ có thể cho chúng ta thấy.
Vậy đâu là tấm gương đích thực để chúng ta có thể biết mình hoặc biết mình phải như thế nào?
Chúng ta đừng vội vã cười hai vợ chồng ngư phủ trong câu chuyện trên đây... Kể từ khi Ngôi Hai nhập thể làm người, có lẽ họ là người có lý, bởi vì họ biết nhìn thấy trong gương một cái gì khác hơn chính mình. Nói như Thánh Phaolô: "Phần chúng ta, chúng ta không che mặt, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa, như một tấm gương, vì chúng ta được thấy mình biến đổi nên giống hình ảnh ấy, mỗi lúc một rực rỡ hơn, bởi vì quyền phép Thánh Linh của Chúa".
Mỗi người Kitô phải là tấm gương phản chiếu chính hình ảnh của Ðức Kitô. Cuộc sống của họ phải là một phản ảnh của cuộc sống Ðức Kitô.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010
ĐTGM NGÔ QUANG KIỆT ĐÃ VỀ HÀ NỘI
VietCatholic News (08 Apr 2010 21:09)
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt Trở Về Hà Nội Bình An
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt Trở Về Hà Nội Bình An
Hà Nội, 8h sáng ngày 09/04/2010, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã trở về Tổng Giáo Phận Hà Nội bình an. Đón Ngài tại sân bay quốc tế Nội Bài có đông đảo các cha trong Tòa Tổng Giám Mục, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, và giáo hạt Chính Tòa. Mọi người ngập tràn niềm vui gặp lại Người Cha Chung sau gần một tháng xa cách.
TGM Hà Nội
TGM Hà Nội
LẼ SỐNG 09.4
09 Tháng TưMỗi năm có đến hàng trăm con cá voi bơi vào bờ biển và bị mắc cạn. Nếu được kéo ra biển, chúng lại tự ý bơi trở vào bờ nữa mà không ai hay biết lý do tại sao... Hiện tượng này đã xảy ra từ nhiều thế kỷ và bao nhiêu giả thuyết đã được đưa ra.
Lạc Hướng
Mới đây, trong tạp chí New Scientist, một nữ bác sĩ thuộc trường đại học Cambridge bên Anh Quốc đã nghiên cứu trên 3,000 hồ sơ ở bảo tàng viện Anh Quốc và đưa ra kết luận rằng: tất cả các giống vật sống ở đại dương như cá heo, cá voi đều tự ý làm cho mình mắc cạn trên khắp thế giới. Có thể nói đây là một loại tự sát của thú vật.
Nữ bác sĩ nói trên cho rằng cá voi bơi vào bờ vì chúng đã sử dụng địa từ trường của trái đất như một thứ bản đồ. Bà giải thích rằng cá voi không sử dụng sự chỉ hướng rộng rãi trên mặt đất như ta sử dụng điạ bàn, nhưng chúng chỉ dùng những sự khác biệt tương đối nhỏ trong từng vùng hoàn toàn địa phương. Chúng bơi vào bờ vì không phải chúng đi tìm bờ biển hay muốn tự sát, nhưng cũng giống như người đọc sai hải đồ, nhắm hướng này nhưng lại ra hướng khác.
Những chú cá voi mắc cạn hằng năm trong bờ chắc chắn không phải là những con thú đã quyết chí đi tìm cái chết. Bản năng sinh tồn, ước muốn sinh tồn có nơi con người cũng như súc vật. Chúng đi tìm sự sống nhưng đã lạc hướng.
Cũng thế, không có người nào tự tử vì chính cái chết cả. Qua cái chết ấy, người ta vẫn còn ước muốn được giải thoát. Do đó, tìm giải thoát cũng là ước muốn được sống.
Tất cả chúng ta ai cũng khao khát sự sống. Thế nhưng, lắm khi chúng ta lầm đường lạc lối. Cũng như người thủy thủ đọc sai hải bàn, cũng như người phi công đọc sai bản đồ, chúng ta đọc sai những bản chỉ dẫn đi tìm sự sống của chúng ta. Những ảo ảnh và phù phiếm của cuộc sống lôi kéo chúng ta đến những bóng mờ của chết chóc mà chúng ta không hay biết. Khi chợt tỉnh, thấy mình mắc cạn như những chú cá voi thì đã quá muộn. Chúa Giêsu chính là Ðường Ði của chúng ta. Chỉ có Ngài mới dẫn đưa chúng ta đến Sự Sống đích thực.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 08.4
08 Tháng TưHai hiền nhân đã chung sống với nhau dưới một mái nhà trải qua nhiều năm tháng, nhưng không bao giờ họ lớn tiếng cãi vã nhau. Một hôm kia, một người có ý nghĩ ngộ nghĩnh. Ông bảo bạn:
Cái Này Của Tôi
"Ít ra là một lần, tôi muốn chúng ta phải cãi vã nhau, như chúng ta thấy thiên hạ thường làm".
Ông kia không khỏi ngạc nhiên về ý nghĩ kỳ lạ này, nhưng chiều bạn, ông ta hỡm hờ hỏi: "Cãi vã thế nào được, ít ra chúng ta phải tìm ra một việc gì chính đáng để cãi nhau chứ". Người có ý kiến phải cãi nhau đề nghị: "Này nhé, dễ lắm! Tôi để một viên đá ra giữa sân và quả quyết viên đá này là của tôi. Ông phải phùng mang trợn mắt, đỏ mặt tía tai và lớn tiếng cãi lại: làm gì có chuyện đó, viên gạch là của tôi. Rồi sau đó chúng ta cãi nhau".
Nói xong ông ta bèn ra đường và tìm một viên đá to, khệ nệ khiêng ra đặt ở giữa sân. Ông bạn kia bắt đầu ngay, ông ta lớn tiếng:
"Viên đá đó của tôi mà mắc mớ gì ông lại mang ra giữa sân". Ông kia cãi lại: "Viên đá này là của tôi. Tôi vừa tìm được ở ven đường. Bộ ông mù rồi sao mà không thấy?". Nghe nói thế, ông kia đáp:
"À phải rồi, viên đá đó ông tìm được thì đúng là của ông rồi. Vả lại tôi cũng không cần có đá để làm gì".
Nói xong, ông ta bỏ đi làm việc khác. Thế là ý định cãi nhau của hai người không được thành tựu như ý muốn.
Ngay từ thuở bập bẹ nói được, con người đã học câu "Cái này là của tôi" để thể hiện quyền làm chủ của mình. Quan sát các cuộc cãi nhau của trẻ con, chúng ta nghe thấy câu nói đó được lặp đi lặp lại nhiều nhất. Rồi trong xã hội của những người lớn, dù có những cách nói hoa mỹ hay những lý luận có vẻ hợp lý hơn, nhưng chung quy phần lớn những mối bất hòa vẫn xoay xung quanh câu xác quyết "Cái này là của tôi".
Trẻ con tranh nhau hòn bi, trái banh. Người lớn giành nhau địa vị, lợi lộc. Quốc gia tranh nhau đất đai, hòn đảo, vùng ảnh hưởng, môi trường tiêu thụ.
Trẻ con dùng lời vã cãi nhau, dùng thoi đánh đấm nhau. Người lớn dùng bạo lực, thủ đoạn thanh toán nhau. Quốc gia dùng khí giới, bom đạn giết hại, tàn phá nhau.
Ngược lại bẩm tính thích tranh nhau chiếm hữu này, sứ điệp của Giáo Hội luôn vang lên hai tiếng: Chia sẻ.
Ở Hoa Kỳ, mỗi gia đình công giáo được phân phát một hộp giấy, để trong suốt Mùa Chay, mỗi phần tử trong gia đình bỏ vào đấy những đồng tiền tiết kiệm do bớt ăn, bớt uống, bớt chi tiền vào những việc giải trí. Cuối Mùa Chay, những số tiền dành dụm đó được đóng góp vào quỹ dành cho việc tài trợ những chương trình cứu tế xã hội trong và ngoài nước.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 07.4
07 Tháng TưPurna, một môn đệ của Ðức Thích Ca, xin thầy được phép đi đến Sronapa-Ranta, một vùng còn bán khai để tiếp tục tu luyện và truyền đạo. Nhân lời xin này, người ta ghi lại cuộc đối thoại giữa hai thầy trò như sau: Ðức Thích Ca cho biết ý kiến: "Nhân dân vùng Sronapa-Ranta còn rất man di. Họ nổi tiếng thô bạo và tàn ác. Bẩm tính của họ là hiếu chiến, thích gây sự, thích cãi vã, đánh nhau và làm hại kẻ khác. Lúc đến đó, nếu họ nghi kỵ con, dùng những lời thô bạo để nói xấu, mắng chửi và vu khống con, con sẽ nghĩ thế nào?". Purna thưa: "Nếu thật sự xảy ra như vậy, thì con nghĩ là: dân chúng tại đây thật tốt lành và thân thiện, vì họ chỉ lăng mạ con chứ không dùng vũ lực, không đánh đập hay ném đá con". Ðức Thích Ca tiếp lời: "Nhưng nếu họ hành hung và dùng đá ném con, thì con sẽ nghĩ thế nào?". Purna thưa: "Trong trường hợp đó, con vẫn nghĩ dân chúng vùng Sronapa-Ranta thật tốt lành và thân thiện, vì họ không cột con vào cột để đánh đòn và không dùng khí giới sắc bén để sát hại con".
Bình An Trong Tâm Hồn
Nghe môn đệ xác quyết như thế, Ðức Phật không khỏi ngạc nhiên; Ngài hỏi tiếp: "Nhưng nếu họ thật sự ra tay giết con, con nghĩ thế nào trước khi nhắm mắt lìa đời?". Không cần suy nghĩ lâu, Purna đáp: "Nếu họ hại đến tính mạng con, con vẫn nghĩ họ là những người tốt lành và thân thiện, vì họ muốn giải thoát con khỏi thân xác hay hư nát này". Nghe đến đây, Ðức Thích Ca bảo: "Purna, con đã tu tâm dưỡng tính đến nơi đến chốn để có được sự ôn hòa, kiên nhẫn hơn người. Thầy nghĩ con có thể sinh sống và truyền đạo cho dân Sronapa-Ranta. Hãy ra đi và giúp họ dần dần giải thoát khỏi bẩm tính hiếu chiến và bất nhân như chính con đã tự giải thoát mình khỏi những thiên kiến và những ý nghĩ hận thù, ghen ghét".
Thiết nghĩ tự tạo cho mình sự bình an trong tâm hồn là bổn phận của Kitô hữu chúng ta. Và theo kinh nghiệm của tu sĩ Purna trong câu chuyện trên, để tạo cho mình nền hòa bình này, chúng ta phải cố gắng tự giải thoát mình khỏi mọi thiên kiến, nghi kỵ cũng như hằng ngày phải thanh luyện tâm hồn khỏi những ý nghĩ hận thù, ghen ghét.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Ba, 6 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 06.4
06 Tháng TưMẹ Têrêxa thuật lại một câu chuyện như sau: "Một hôm kia, có một cặp vợ chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền lớn, bảo là để đóng góp vào việc chi phí mua thức ăn cho những người nghèo".
Món Quà Cưới Ðẹp Nhất
Ở Calcutta, mọi người đều biết là: mỗi ngày, tất cả các cơ sở của dòng Nữ Tử Bác Ái truyền giáo chúng tôi phải cung cấp thực phẩm cho khoảng 9 ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền họ trao tặng vào mục tiêu trên.
Sau khi giải thích, Mẹ Têrêxa kể tiếp: thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: "Hai con có thể cho Mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?". Họ trả lời: "Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã suy nghĩ nhiều và quyết định không may quần áo cưới, cũng không tổ chức yến tiệc linh đình. Thay vào đó, chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí đám cưới đó để trao tặng cho những người không được may mắn như chúng con".
Mẹ Têrêxa cắt nghĩa: "Ở Ấn Ðộ, đối với một người Hindu thuộc giai cấp thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là điều nhục nhã. Vì thế chắc chắn mọi người, nhất là những kẻ có họ hàng với cặp vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là một việc tủi hổ cho cả hai gia đình đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Trong sứ điệp Mùa Chay gửi toàn thể Giáo Hội, công bố vào ngày 09.02.1988, Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy đặc biệt quan tâm đến tình trạng mỗi ngày có hàng chục ngàn trẻ em trên thế giới bị chết yểu.
Ðức Thánh Cha nói: "Có những trẻ em chết trước khi chào đời. Nhiều em khác chỉ sống một thời gian ngắn vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng và nhiều khi thiếu cả tình thương nữa... Các em là nạn nhân của nghèo đói, của những bất công xã hội làm cho gia đình các em không đủ phương tiện cần thiết để nuôi dưỡng con cái".
Ngoài ra, sứ điệp Mùa Chay của Ðức Thánh Cha còn nhắc lại tình thương đặc biệt của Chúa Giêsu đối với các trẻ em và Ngài mời gọi mọi tín hữu trong Mùa Chay hãy bẻ gãy xiềng xích của tính ích kỷ và tội lỗi, đồng thời thực thi tình liên đới, bằng cách chia sẻ với những người túng thiếu. Hãy cho người nghèo không phải những thứ mình dư thừa, nhưng cả những gì mình cần thiết nữa.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010
LẼ SỐNG 05.4
05 Tháng Tư
Chiếc Bong Bóng Bay
Câu chuyện được thuật lại xảy ra tại vùng Nam Italia, nơi dân chúng không được sung túc cho lắm, so với những vùng khác. Câu chuyện trên mang tựa đề là : "Chiếc bong bóng bay màu hồng".
Chiếc bong bóng này là kết quả của sự góp nhặt và tiết kiệm từng xu của Beppo, một em bé lên tám. Hôm ấy, trong lúc các trẻ đồng tuổi cắp sách đến trường, Beppo trốn học, chạy nhanh lên ngọn đồi để thả chiếc bong bóng màu hồng bay lên không trung. Cùng với chiếc bong bóng, Beppo cẩn thận cột bức thư nó đã nắn nót viết từng chữ như sau: "Chúa ơi, vài tuần nữa con sẽ có một đứa em. Gia đình con đã có sáu anh em, nhưng cha mẹ con nghèo lắm. Nhà cửa chật chội và không có đủ giường chiếu, nên chúng con phải ngủ chung ba đứa một giường. Lần này con không xin gì cho con, nhưng con xin Chúa cho đứa em sắp sinh của chúng con một ít quần áo và tã, quần áo xài rồi cũng được. Nhà con ở làng Arcol miền Nam nước Italia. Con tên là Beppo Sala".
Sau khi thả chiếc bong bóng hồng mang bức tâm thư lên trời, Beppo đứng ngước mắt nhìn lên trời mãi đến khi chiếc bong bóng mất hút trong đám mây, nó mới thơ thẩn đi về nhà.
Những ngày sau đó là những ngày tháng hồi hộp nhất đời của Beppo. Nhưng nó vẫn tiếp tục hy vọng và cầu nghuyện. Sáu ngày nặng nề trôi qua, nhưng một buổi kia, lúc đang chơi với các trẻ khác cùng xóm, Beppo thấy người giao bưu phẩm mang vào nhà một thùng quà. Nó hồ hởi chạy nhanh về và nghe cha nó đang lớn tiếng cãi vã với nhân viên bưu điện: "Chắc anh lầm rồi, tôi đâu có quen ai ở thành Rovigo. vả lại chúng tôi đào đâu ra tiền để mua quà cáp". Người giao bưu phẩm phân trần: "Món hàng đề tên và địa chỉ nhà ông, nếu không phải gửi cho ông thì còn gửi cho ai nữa? Ông nhận nhanh lên, tôi còn phải đi giao nhiều món hàng nữa chứ có phải chỉ có thùng này thôi đâu". Cha của Beppo trả lời: "Thôi đi ông ơi, nhận hàng không phải của mình để rồi sau đó mang họa, làm gì có tiền mà bồi thường".
Thấy câu chuyện dai dẳng, Beppo bạo phổi nói xen vào: "Thì cha cứ mở ra xem thử, nếu không phải là của mình thì mình gói trả lại".
Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh. Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn. Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên. Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Tuổi trẻ thường được gọi là tuổi thơ, mà nói đến thơ là nói đến mộng. Trẻ thơ thường có những mơ ước đơn sơ: mong bắt được nhiều dế, mơ con diều mình đang thả được bay cao, mong cho mình khéo tay ăn được nhiều đạn trong cuộc chơi bi, mơ đội banh mình được thắng trong cuộc đá bóng sắp tới. Nhưng đã có những mái đầu xanh đã bắt đầu lo lắng cho cha mẹ, cho anh chị em như trong trường hợp của em bé mới lên tám tuổi Beppo.
Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật Bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ em vì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Cũng theo cha Bonnet, đã đến lúc các tín hữu phải đọc dòng Phúc Âm mà mọi người đều thuộc nằm lòng, nhưng với cái nhìn khác: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta, chớ ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống như chúng".
Và cha Bonnet đề nghị: câu Phúc Âm trên tạo dịp cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trong những trẻ con bị cưỡng bách phải làm việc nặng nhọc. Qua các em, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: "Hãy đến và theo Ta".
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010
ĐỌC ĐỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN
Một vài nhận định về tình hình Giáo Hội
VietCatholic News (03 Apr 2010 15:41)
Tuần Thánh năm nay, tư tưởng đầu tiên đến với tôi là “niềm hy vọng ”. Mặc dù, qua theo dõi tin tức hằng ngày, tôi biết khá rõ tinh hình Giáo hội Công giáo trên thế giới càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đức Thánh Cha Bênêđictô gặp rất nhiều đau khổ, vì đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ những giá trị căn bản cho thế giới con người như là “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”. Ngài cũng đã quyết tâm canh tân Giáo Hội bằng cách canh tân hàng giáo sĩ. Năm linh mục được lập ra cũng vì mục đích đó.
Chính vì Giáo Hội quyết chí canh tân, kẻ thù quan trọng hơn cả của Giáo Hội là “thần dữ” nhất quyết chống lại Giáo Hội và tìm cách phá Giáo Hội. Thần dữ áp dụng “chiến lược gậy ông đập lưng ông” để đánh phá Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nản chí, không còn quyết tâm bảo vệ các giá trị truyền thống của mình nữa. Thần dữ lợi dụng những lỗi lầm của các giáo sĩ trong Giáo Hội về phương diện lạm dụng tình dục, có khi đã xảy ra cách đây 60 năm, để thúc đẩy các thế lực thù địch tấn công Giáo Hội, làm mất uy tín của Giáo Hội, đặc biệt của hàng Giáo phẩm, và ngay cả uy tín của Đức Thánh Cha.
Nếu công bằng mà phân tích tình hình đạo đức trên thế giới, nhiều người đều phải công nhận là thế giới chúng ta đang xuống dốc cách trầm trọng về nhiều phương diện, đặc biệt về phương diện luân lý tính dục. Bệnh “Aids” đang lan tràn khắp nơi trên thế giới chẳng phải là hậu quả rõ rệt của một sự sa đoạ trầm trọng về phương diện luân lý đó sao? Tình trạng nhiều gia đình tan rã vì nạn ly dị kéo theo nhiều hậu quả bi thảm cho hạnh phúc gia đình cũng không thể chối cải được ! Nạn phá thai và giết người bừa bãi khắp nơi đã tới mức không thể chấp nhận được nữa ! Máu của những người vô tội đã kêu lên tới thấu trời! Hằng ngày các toà án trên thế giới phải giải quyết không biết bao nhiêu các vụ loạn luân trong gia đình. Những trường hợp lạm dụng tình dục nhan nhản khắp nơi trong các cơ quan và xí nghiệp, thậm chí trong cả các trường học.
Xét về việc lạm dụng tình dục, phải công nhận rằng so với ngoài xã hội, tỷ lệ phạm pháp trong Giáo Hội rất thấp. Ấy vậy mà các thế lực trần gian, thù địch với Giáo Hội, bao gồm nhiều báo chí và các phương tiện truyền thông, các tập đoàn luật sư… tập trung chỉa mũi dùi vào Giáo Hội. Họ muốn làm gì đây? Phải chăng họ muốn làm sụp đổ uy tín tinh thần của Giáo Hội, để Giáo Hội không còn dám lên tiếng nói về những điều mà họ không ưa thích. Dĩ nhiên việc trừng trị những tội ác thực sự đã xảy ra là điều phải lẽ, các nạn nhân của lạm dụng tình dục thật đáng thương và phải được đền bù xứng đáng. Nhưng không phải vì thế mà bôi nhọ cả một Tập thể, và gán ghép trách nhiệm một cách bừa bãi.
Việc gán ghép trách nhiệm cho Đức Thánh Cha rõ ràng phát xuất từ “ý đồ làm hại” ngài mà thôi. Chúng ta thử suy nghĩ về một con người mà hơn phân nữa cuộc đời miệt mài trong công tác nghiên cứu và suy tư thần học, và sau đó chỉ làm Giám Mục giáo phận Munich một thời gian rất ngắn, chưa đủ để sắp xếp và ổn định công việc trong giáo phận mình, thì đã được chuyển về Rôma lãnh trách nhiệm “bảo vệ đức tin”, và đã hết mình trong công việc này đến nỗi chấp nhận mang tiếng là “khắt khe”, là “xe tăng”. Bây giờ thì lại bị gán cho cái tội là “không nghiêm khắc đủ”. “Miệng đời” quả thật là “điêu ngoa”. Sư điêu ngoa này chỉ có thể hiểu được, nếu nó phát xuất từ “thần dữ”. Theo lời Kinh Thánh, Satan nói dối và điêu ngoa ngay từ thưở ban đầu (x. St 3,4-5).
Tôi nghĩ đã đến lúc phải mạnh mẽ lên tiếng thức tĩnh lương tâm các nhà báo, các người làm công tác truyền thông xã hội, những luật sư thường chỉ chú trọng tới tiền bạc, những con người “đầu cơ chính trị”, về sự công bằng trong nhận định và phê phán về người khác, về lịch sự và văn minh trong ngôn từ khi viết hay phát biểu những điều có liên quan tới những con người lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, đặc biệt là Đức Thánh Cha. Hãy nhìn xem phản ứng của những tín đồ Hồi giáo khắp năm châu, khi có những lời mà họ cho là xúc phạm tới tôn giáo của họ hay các lãnh đạo tinh thần của họ.
Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người trí thức trong các xã hội dân chủ và văn minh, lại không chịu làm một bài tính so sánh thái độ hiền hoà nhịn nhục của những người công giáo, mà nhất là của các lãnh đạo tinh thần của họ, với thái dộ hằn học và thô tục của những người không ngừng lên tiếng chỉ trích những vị hữu trách đạo cũng như đời. Thái độ quá ư vô trách nhiệm của một số những người trí thức thời đại quả thực không còn chấp nhận được nữa.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thực là một con người hiền hoà, bình tĩnh, trái tim dào dạt yêu thương, đầu óc rộng mở lắng nghe, đối thoại, đón nhận với lòng kính trọng những lời nói thẳng, nói thật. Đức Thánh Cha là một “con người của chân lý”, luôn luôn phục vụ chân lý, luôn dùng những lời lẽ tế nhị để nói lên sự thật, đang bị “những thế lực dối trá” toa rập với nhau để tấn công và làm hại. Trong lịch sử Kitô giáo, từ lúc ban đầu những thế lực xấu đã toa rập với nhau mà chống lại “Tôi Tớ thánh của Thiên Chúa là Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã xức dầu” (Cv 4, 27).
Tôi ước mong tất cả mọi thành phần Dân Chúa trên thế giới hãy đoàn kết với nhau, trước hết để ý thức cái “hiểm hoạ” của những lời vu oan và phỉ báng của những thế lực chống đối Giáo Hội đang toa rập nhau tìm cách làm sụp đổ uy tín của Đức Thánh Cha, của Hàng Giáo Phẩm thế giới, gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng tinh thần và đạo đức của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai là các giáo sĩ, trong “Năm linh mục” này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo Hội và cả Chúa Giêsu nữa.
Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cở nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: đừng sợ ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta ! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
VietCatholic News (03 Apr 2010 15:41)
Tuần Thánh năm nay, tư tưởng đầu tiên đến với tôi là “niềm hy vọng ”. Mặc dù, qua theo dõi tin tức hằng ngày, tôi biết khá rõ tinh hình Giáo hội Công giáo trên thế giới càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đức Thánh Cha Bênêđictô gặp rất nhiều đau khổ, vì đã mạnh dạn lên tiếng bảo vệ những giá trị căn bản cho thế giới con người như là “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”. Ngài cũng đã quyết tâm canh tân Giáo Hội bằng cách canh tân hàng giáo sĩ. Năm linh mục được lập ra cũng vì mục đích đó.
Chính vì Giáo Hội quyết chí canh tân, kẻ thù quan trọng hơn cả của Giáo Hội là “thần dữ” nhất quyết chống lại Giáo Hội và tìm cách phá Giáo Hội. Thần dữ áp dụng “chiến lược gậy ông đập lưng ông” để đánh phá Giáo Hội, làm cho Giáo Hội nản chí, không còn quyết tâm bảo vệ các giá trị truyền thống của mình nữa. Thần dữ lợi dụng những lỗi lầm của các giáo sĩ trong Giáo Hội về phương diện lạm dụng tình dục, có khi đã xảy ra cách đây 60 năm, để thúc đẩy các thế lực thù địch tấn công Giáo Hội, làm mất uy tín của Giáo Hội, đặc biệt của hàng Giáo phẩm, và ngay cả uy tín của Đức Thánh Cha.
Nếu công bằng mà phân tích tình hình đạo đức trên thế giới, nhiều người đều phải công nhận là thế giới chúng ta đang xuống dốc cách trầm trọng về nhiều phương diện, đặc biệt về phương diện luân lý tính dục. Bệnh “Aids” đang lan tràn khắp nơi trên thế giới chẳng phải là hậu quả rõ rệt của một sự sa đoạ trầm trọng về phương diện luân lý đó sao? Tình trạng nhiều gia đình tan rã vì nạn ly dị kéo theo nhiều hậu quả bi thảm cho hạnh phúc gia đình cũng không thể chối cải được ! Nạn phá thai và giết người bừa bãi khắp nơi đã tới mức không thể chấp nhận được nữa ! Máu của những người vô tội đã kêu lên tới thấu trời! Hằng ngày các toà án trên thế giới phải giải quyết không biết bao nhiêu các vụ loạn luân trong gia đình. Những trường hợp lạm dụng tình dục nhan nhản khắp nơi trong các cơ quan và xí nghiệp, thậm chí trong cả các trường học.
Xét về việc lạm dụng tình dục, phải công nhận rằng so với ngoài xã hội, tỷ lệ phạm pháp trong Giáo Hội rất thấp. Ấy vậy mà các thế lực trần gian, thù địch với Giáo Hội, bao gồm nhiều báo chí và các phương tiện truyền thông, các tập đoàn luật sư… tập trung chỉa mũi dùi vào Giáo Hội. Họ muốn làm gì đây? Phải chăng họ muốn làm sụp đổ uy tín tinh thần của Giáo Hội, để Giáo Hội không còn dám lên tiếng nói về những điều mà họ không ưa thích. Dĩ nhiên việc trừng trị những tội ác thực sự đã xảy ra là điều phải lẽ, các nạn nhân của lạm dụng tình dục thật đáng thương và phải được đền bù xứng đáng. Nhưng không phải vì thế mà bôi nhọ cả một Tập thể, và gán ghép trách nhiệm một cách bừa bãi.
Việc gán ghép trách nhiệm cho Đức Thánh Cha rõ ràng phát xuất từ “ý đồ làm hại” ngài mà thôi. Chúng ta thử suy nghĩ về một con người mà hơn phân nữa cuộc đời miệt mài trong công tác nghiên cứu và suy tư thần học, và sau đó chỉ làm Giám Mục giáo phận Munich một thời gian rất ngắn, chưa đủ để sắp xếp và ổn định công việc trong giáo phận mình, thì đã được chuyển về Rôma lãnh trách nhiệm “bảo vệ đức tin”, và đã hết mình trong công việc này đến nỗi chấp nhận mang tiếng là “khắt khe”, là “xe tăng”. Bây giờ thì lại bị gán cho cái tội là “không nghiêm khắc đủ”. “Miệng đời” quả thật là “điêu ngoa”. Sư điêu ngoa này chỉ có thể hiểu được, nếu nó phát xuất từ “thần dữ”. Theo lời Kinh Thánh, Satan nói dối và điêu ngoa ngay từ thưở ban đầu (x. St 3,4-5).
Tôi nghĩ đã đến lúc phải mạnh mẽ lên tiếng thức tĩnh lương tâm các nhà báo, các người làm công tác truyền thông xã hội, những luật sư thường chỉ chú trọng tới tiền bạc, những con người “đầu cơ chính trị”, về sự công bằng trong nhận định và phê phán về người khác, về lịch sự và văn minh trong ngôn từ khi viết hay phát biểu những điều có liên quan tới những con người lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, đặc biệt là Đức Thánh Cha. Hãy nhìn xem phản ứng của những tín đồ Hồi giáo khắp năm châu, khi có những lời mà họ cho là xúc phạm tới tôn giáo của họ hay các lãnh đạo tinh thần của họ.
Tôi rất ngạc nhiên là nhiều người trí thức trong các xã hội dân chủ và văn minh, lại không chịu làm một bài tính so sánh thái độ hiền hoà nhịn nhục của những người công giáo, mà nhất là của các lãnh đạo tinh thần của họ, với thái dộ hằn học và thô tục của những người không ngừng lên tiếng chỉ trích những vị hữu trách đạo cũng như đời. Thái độ quá ư vô trách nhiệm của một số những người trí thức thời đại quả thực không còn chấp nhận được nữa.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đích thực là một con người hiền hoà, bình tĩnh, trái tim dào dạt yêu thương, đầu óc rộng mở lắng nghe, đối thoại, đón nhận với lòng kính trọng những lời nói thẳng, nói thật. Đức Thánh Cha là một “con người của chân lý”, luôn luôn phục vụ chân lý, luôn dùng những lời lẽ tế nhị để nói lên sự thật, đang bị “những thế lực dối trá” toa rập với nhau để tấn công và làm hại. Trong lịch sử Kitô giáo, từ lúc ban đầu những thế lực xấu đã toa rập với nhau mà chống lại “Tôi Tớ thánh của Thiên Chúa là Đức Giêsu, Đấng Thiên Chúa đã xức dầu” (Cv 4, 27).
Tôi ước mong tất cả mọi thành phần Dân Chúa trên thế giới hãy đoàn kết với nhau, trước hết để ý thức cái “hiểm hoạ” của những lời vu oan và phỉ báng của những thế lực chống đối Giáo Hội đang toa rập nhau tìm cách làm sụp đổ uy tín của Đức Thánh Cha, của Hàng Giáo Phẩm thế giới, gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng tinh thần và đạo đức của Giáo Hội Công Giáo. Thứ hai là các giáo sĩ, trong “Năm linh mục” này hãy cố gắng tối đa để canh tân bản thân và đời sống, tránh làm cớ cho thế gian to tiếng sỉ nhục Giáo Hội và cả Chúa Giêsu nữa.
Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cở nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: đừng sợ ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta ! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta ! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
+ Phaolô BÙI VĂN ĐỌC
Giám mục Đặc trách Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGM Việt Nam
AUDIO & HÌNH ẢNH TAM NHẬT VƯỢT QUA VÀ THÁNH LỄ CN PHỤC SINH 2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)