Trích sách Lẽ Sống12 Tháng Mười Một
Tình Yêu Mạnh Hơn Thời Gian
Một hôm, vua Ai Cập đang đứng chiêm ngưỡng những bia tháp mà ông đã cho dựng lên tại thành phố Eliopolis. Bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu đến, đã cười ngạo nghễ và thách thức với nhà vua như sau: Hãy bỏ tất cả và cút đi...
Nhà vua giận tím gan, thế nhưng ông ta đã tự chủ và trả lời: "Hỡi người già, ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta một cách hỗn láo như thế... Không lẽ ngươi có nhiều quyền thế hơn ta?".
Lão ông tự giới thiệu: "Ðúng thế, bởi vì ta là Thời Gian...".
Nghe đến tên Thời Gian, vua Ai Cập tái mặt và té khỏi ngai vàng... Cùng với ông, cả đế quốc Ai Cập cũng sụp đổ.
Lão già Thời Gian cũng rảo qua khắp các đế quốc trên thế giới. Lão đi đến đâu, thì các đế quốc rơi rụng như sung: Hôm nay tại Babylone, ngày mai tại Athène, ngày mốt tại Ninive, tại Carthage...
Nhưng ngày kia, người ta bỗng thấy xuất hiện tại đồi Vatican một cụ già khác. Cụ tuyên bố nghênh chiến với lão già Thời Gian. Lão già Thời Gian tưởng mình có thể phá vỡ tất cả mọi công trình của con người trên trần gian này. Cũng một giọng điệu vô cùng hách dịch, lão ta cũng đến trước cửa Vatican và dõng dạc tuyên bố: "Ta là Thời Gian đây". Tiếng gầm thét đó đã làm rung chuyển trái đất, thế nhưng đã không làm cho bô lão trên ngọn đồi Vatican mảy may lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp lại: "Còn ta, ta chính là Vĩnh Cửu!... Xuyên qua các thế hệ, ta phải đại diện cho lòng chung thủy của Thiên Chúa đối với loài người...".
Thời gian là liều thuốc chữa được mọi khổ đau... Thời gian giúp chúng ta quên được dĩ vãng u buồn... Ðó là những câu nói mà chúng ta thường dùng để tự an ủi mình hoặc người khác khi đứng trước thất bại, hay bất cứ một nỗi bất hạnh nào...
Mà quả thật, thời gian không những giúp chúng ta chữa lành được nhiều vết thương trong cuộc sống, thời gian còn là một kẻ phá hoại tàn nhẫn. Cái chết xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta là một chiến thắng của thời gian. Sự sụp đổ của không biết bao nhiêu đế quốc trên cõi trần này cũng là một chiến thắng của thời gian...
Chỉ có một sức mạnh thời gian phải nhượng bộ: đó là sức mạnh của Tình Yêu. Chúng ta thường nói: Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Ðúng hơn, chúng ta phải nói: Tình Yêu mạnh hơn Thời Gian, bởi lẽ thời gian không bao giờ có thể xóa mờ được tình yêu.
Bất cứ một nghĩa cử yêu thương nào mà con người làm cho tha nhân, đều trở thành bất diệt. Những nghĩa cử yêu thương trở thành bất diệt là bởi vì nó tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa. Người sống cho kẻ khác là người sống cho Chúa. Và ai sống cho Chúa tức là sống mãi trong Tình Yêu.
Chúng ta đang cầu nguyện cho các đẳng linh hồn trong tháng 11 này. Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta tin rằng thời gian đã không đưa họ đi vào quên lãng. Trong tình yêu của Chúa mà chúng ta đang san sẻ cho những người xung quanh, những người quá cố cũng sẽ được sống mãi. Còn lời kinh nào hữu hiệu hơn cho những người quá cố cho bằng những nghĩa cử yêu thương của chúng ta...
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 12.11
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO
Hiện nay tỷ lệ 6 triệu người công giáo, so với trên dưới 80 triệu dân, một sự cách biệt quá lớn. Chính vì thế, việc kết hôn khác niềm tin Công Giáo là điều không thể tránh khỏi, đây cũng là nỗi ưu tư của Giáo Hội và của các bậc làm cha làm mẹ trong Giáo Hội Công Giáo.
Vừa qua, trên diễn đàn nhacthanh.net, một bạn trẻ đã đưa ra những câu hỏi của người anh em khác tôn giáo nội dung sau:
- Em có 2 câu hỏi được một người ngoại giáo đặt ra, nhưng chưa đủ trình độ để trả lời có ai có thể giúp em không?
Câu 1 : theo người bạn em nói :"tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người " vậy điều đó đúng hay sai và tại sao ?
Câu 2 : khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau thì bạn em nghĩ tôn giáo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo ? xin ai biết chỉ dùm em càng sớm càng tốt.
Bạn thân mến! Với chút kiến thức hạn hẹp, mình mạo muội đôi chút suy tư về 2 câu hỏi trên, những mong cùng giúp nhau tìm hiểu, đào sâu thêm.
1/ “Tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người ”. Đúng hay sai?
Nói một cách nào đó, điều này đúng chứ không sai so với cái yếu đuối của thân phận con người, nhưng nếu ta chỉ dừng lại một cách người và rất người, thì quả là một sai lầm rất lớn. Vì không chỉ có đạo mới xoa dịu nỗi đau nơi con người, nhưng trong cuộc sống còn có nhiều cách và nhiều hình thức thực tế hơn ví dụ: Ta đang mang trong mình nỗi tuyệt vọng của bệnh tật thì những liệu của pháp tây y, đông y có thể phần nào đó giúp ta; khi ta đang gặp những thách đố, khó khăn và tuyệt vọng trong cuộc sống, chung quanh ta còn có người thân, bè bạn, hỗ trợ hay an ủi đông viên….
Có thể nói đạo chính là chiếc phao cứu hộ cho con người khi hành trình của cuộc sống gặp những lúc sóng to gió lớn trên biển đời, nhưng đạo còn có một ý nghĩa lớn hơn. Đó là, đạo giúp cho con người có một hướng đi, một cách sống cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn; đạo là đường, giúp cho con người tìm và hướng về “Chân Thiện, Mỹ”, là lá chắn giúp cho con người khỏi sự quấy phá của ác thần; đặc biệt nhất, đạo giúp cho con người nhận ra căn nguyên của đời mình, được khởi đi từ đâu và kết cục sẽ về đâu… Cuối cùng Đạo là niềm tin mà con người hướng về một Đấng thần linh nào đó, đã có trước họ và ở trên họ, để từ đó họ gởi gắm những ước mơ, hoài bão, những toan tính, chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống, khi cuộc đời nhìn lại chung quanh chỉ mình ta với ta, khởi đi từ niềm tin đó, giúp họ có niềm hy vọng khi gặp nghịch cảnh, động lực cho họ sống thanh cao với mình và với mọi người.
2/ Khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau, thì bạn em nghĩ đạo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo?
Trong ca dao tục ngữ có câu: “ Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn ”. Thuận từ tình yêu, thuận trong tư tưởng, thuận trong hành động, ngôn ngữ, trong mưu kế sinh nhai và thuẫn trong cách giáo dục con cái.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam ta nói riêng đạo cũng lắm mà thần thì cũng nhiều, khi nói về lĩnh vực đạo thì rất nhiều người suy nghĩ, đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, đạo tại tâm…. Ở đây mình xin chia sẻ sự khác biệt giữa đạo Thiên Chúa, nói rõ hơn là đạo Công Giáo, với những tôn giáo đang song hành.
Sự khác biệt thứ 1:
Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Sự khác biệt thứ 2:
Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà. Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ phạm trù luân lý hay sống đạo làm người.
Riêng đối với đạo Công Giáo, ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa là Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.
Sự khác biệt thứ 3:
Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường "Xuất Thế" như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh "Đời Là Bể Khổ". Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.
Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường "Nhập Thế" Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là "Ông Trời" nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa.
Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương, Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.
Đối với những người tin, yêu, giữ đạo và sống đạo theo sự hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo. Tuy Giáo Hội không áp đặt niềm tin cho một cá nhân nào, hoặc ép buộc một ai phải theo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân. Nhưng với những chân lý đã được soi dẫn từ Thiên Chúa, một cách nào đó, Giáo Hội nhắc nhở và mời gọi mọi người tìm về chân lý trong đời sống đạo và đời sống đức tin, để mọi người cùng được hưởng một nguồn ơn cứu độ do Thiên Chúa ban tặng ngay cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống mai hậu. Đối với các gia đình Công Giáo, Giáo hội nhắc nhở và mời gọi họ trở thành những tiếng nói, những cánh tay nối dài, giới thiệu Chúa cho mọi người, trong mối tương qua hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân khác tôn giáo.
Vì thế, các gia đình Công Giáo luôn duy trì và bảo vệ chân lý, đã được soi dẫn từ Thiên Chúa qua Giáo Hội, luôn có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn, và đồng thời có trách nhiệm truyền lại cho hậu thế. Nhất là vai trò loan báo chân lý đó cho mọi người. Đặc biệt người Công Giáo tin nhận Thiên Chúa là khởi thủy của tình yêu, vì thế, tình yêu đôi lứa, tình yêu hôn nhân, gia đình đều do Ngài ban tặng, chúc phúc và nuôi dưỡng.
Với những ân sủng cao vời đó, các bậc làm cha, làm mẹ luôn đặt tầm quan trọng đố với con cái trong đời sống đức tin và đời sống đạo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân của con cái, luôn mong ước con cái tìm và kết hôn với những ai cùng niềm tin, hoặc tuy khác niềm tin nhưng mong ước người bạn đó nhận ra tầm quan trọng mà hướng theo, để có được một đời sống gia đình luôn an vui và hạnh phúc trong sự bảo bọc của Đấng là tình yêu.
Đôi dòng tâm sự cùng bạn, Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng bạn, nhờ ơn của Ngài, bạn sẽ là tiếng nói là lời mời gọi mọi người nhận ra Thiên Chúa là tình Yêu.
Thân chào
Antôn Lương Văn Liêm
Saigon ngày 9/11/2010
(nguồn : thanhlinh.net)
Vừa qua, trên diễn đàn nhacthanh.net, một bạn trẻ đã đưa ra những câu hỏi của người anh em khác tôn giáo nội dung sau:
- Em có 2 câu hỏi được một người ngoại giáo đặt ra, nhưng chưa đủ trình độ để trả lời có ai có thể giúp em không?
Câu 1 : theo người bạn em nói :"tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người " vậy điều đó đúng hay sai và tại sao ?
Câu 2 : khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau thì bạn em nghĩ tôn giáo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo ? xin ai biết chỉ dùm em càng sớm càng tốt.
Bạn thân mến! Với chút kiến thức hạn hẹp, mình mạo muội đôi chút suy tư về 2 câu hỏi trên, những mong cùng giúp nhau tìm hiểu, đào sâu thêm.
1/ “Tôn giáo là một hình thức xoa dịu nỗi đau của con người ”. Đúng hay sai?
Nói một cách nào đó, điều này đúng chứ không sai so với cái yếu đuối của thân phận con người, nhưng nếu ta chỉ dừng lại một cách người và rất người, thì quả là một sai lầm rất lớn. Vì không chỉ có đạo mới xoa dịu nỗi đau nơi con người, nhưng trong cuộc sống còn có nhiều cách và nhiều hình thức thực tế hơn ví dụ: Ta đang mang trong mình nỗi tuyệt vọng của bệnh tật thì những liệu của pháp tây y, đông y có thể phần nào đó giúp ta; khi ta đang gặp những thách đố, khó khăn và tuyệt vọng trong cuộc sống, chung quanh ta còn có người thân, bè bạn, hỗ trợ hay an ủi đông viên….
Có thể nói đạo chính là chiếc phao cứu hộ cho con người khi hành trình của cuộc sống gặp những lúc sóng to gió lớn trên biển đời, nhưng đạo còn có một ý nghĩa lớn hơn. Đó là, đạo giúp cho con người có một hướng đi, một cách sống cao đẹp hơn, ý nghĩa hơn; đạo là đường, giúp cho con người tìm và hướng về “Chân Thiện, Mỹ”, là lá chắn giúp cho con người khỏi sự quấy phá của ác thần; đặc biệt nhất, đạo giúp cho con người nhận ra căn nguyên của đời mình, được khởi đi từ đâu và kết cục sẽ về đâu… Cuối cùng Đạo là niềm tin mà con người hướng về một Đấng thần linh nào đó, đã có trước họ và ở trên họ, để từ đó họ gởi gắm những ước mơ, hoài bão, những toan tính, chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống, khi cuộc đời nhìn lại chung quanh chỉ mình ta với ta, khởi đi từ niềm tin đó, giúp họ có niềm hy vọng khi gặp nghịch cảnh, động lực cho họ sống thanh cao với mình và với mọi người.
2/ Khi 2 người khác tôn giáo lấy nhau, thì bạn em nghĩ đạo nào cũng tốt. Vậy tại sao phải theo đạo Thiên Chúa giáo?
Trong ca dao tục ngữ có câu: “ Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn ”. Thuận từ tình yêu, thuận trong tư tưởng, thuận trong hành động, ngôn ngữ, trong mưu kế sinh nhai và thuẫn trong cách giáo dục con cái.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam ta nói riêng đạo cũng lắm mà thần thì cũng nhiều, khi nói về lĩnh vực đạo thì rất nhiều người suy nghĩ, đạo nào cũng là đạo, đạo nào cũng dạy người ta ăn ngay ở lành, đạo tại tâm…. Ở đây mình xin chia sẻ sự khác biệt giữa đạo Thiên Chúa, nói rõ hơn là đạo Công Giáo, với những tôn giáo đang song hành.
Sự khác biệt thứ 1:
Tất cả các tôn giáo đều do con người sáng lập, còn đạo Công Giáo do chính Thiên Chúa sáng lập, qua Đức Giêsu Kitô con một Thiên Chúa, Ngài đã nhập thể và nhập thế trở thành con người thực sự để ở giữa nhân loại và chính Ngài mạc khải cho nhân loại hình ảnh rõ nét của Thiên Chúa, Ngài là chủ của vương quốc tình yêu. Điều này đã được lịch sử minh chứng qua Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước.
Sự khác biệt thứ 2:
Hiện tại song hành với đạo Công Giáo tại Việt Nam có những Tôn Giáo như: Phật Giáo, Hoà hảo, Cao Đài, Đạo Ông Bà. Tất cả những tôn giáo kể trên đều dạy tín đồ của mình ăn ngay ở lành, nói đúng hơn là dạy tín đồ phạm trù luân lý hay sống đạo làm người.
Riêng đối với đạo Công Giáo, ngoài việc dạy mọi tín hữu về luân lý, thì điều khác biệt rất lớn đó là hướng dẫn và giúp cho mọi tín hữu nhận ra một chân lý tối thượng. Đó là nhận ra mình là con Thiên Chúa và được mang hình ảnh của Ngài, dù người đó là ai, sống bậc sống nào, lớn hay nhỏ, già hay trẻ, không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tất cả đều là anh em với nhau, cùng gọi Thiên Chúa là Cha, và được mời gọi sống chan hoà trong yêu thương, phục vụ, công bằng và bác ái. Điều quan trọng nhất sẽ được ở trong mái nhà của Thiên Chúa trong hạnh phúc, bình an, không vành khăn xô, không tiếng khóc ly biệt, không còn khổ đau và hận thù sau khi từ giã cõi đời này.
Sự khác biệt thứ 3:
Đối với giáo lý nhà Phật dạy tín đồ đi vào con đường "Xuất Thế" như: Diệt khổ, diệt dục, diệt tham sân si, cố gắng thoát khỏi cảnh "Đời Là Bể Khổ". Tự mình đi tìm con đường cứu lấy chính mình thoát khỏi nghiệp báo, nghiệp chướng, ách khổ bằng những hình thức: ăn chay trường, đi lễ chùa vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch, cả những việc bác ái, thực hiện để trả nợ đời.
Với niềm tin Kitô Giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, luôn mời gọi và dạy Tín Hữu học theo Đức Kitô đi vào con đường "Nhập Thế" Ngài là Thiên Chúa tối cao, theo ngôn ngữ dân gian vẫn gọi Ngài là "Ông Trời" nhưng Ngài đã từ bỏ cõi trời vinh quang, hạnh phúc, xuống mặc lấy thân phận con người sống giữa con người cùng đồng cam cộng khổ với con người, ngoại trừ tội lỗi và giúp cho con người vượt khổ, giúp cho con người sống đúng với phẩm giá của mình là con Thiên Chúa.
Để rồi nhờ ơn của Ngài mà mọi tín hữu dẫu đang sống trong khổ đau, lầm lỗi, yếu đuối, biết noi gương của Ngài mà cùng giúp nhau vượt khổ qua tình liên đới bác ái và yêu thương, Sống giữa thế gian nhưng không lệ thuộc vào thế gian, không né tránh đau khổ, nhưng biết dùng tất cả như khổ dau, đói nghèo, bệnh hoạn, tình yêu, tình dục để được cộng tác vào chương trình sáng tạo, cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu và qua Đức Giêsu.
Đối với những người tin, yêu, giữ đạo và sống đạo theo sự hướng dẫn của Giáo Hội Công Giáo. Tuy Giáo Hội không áp đặt niềm tin cho một cá nhân nào, hoặc ép buộc một ai phải theo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân. Nhưng với những chân lý đã được soi dẫn từ Thiên Chúa, một cách nào đó, Giáo Hội nhắc nhở và mời gọi mọi người tìm về chân lý trong đời sống đạo và đời sống đức tin, để mọi người cùng được hưởng một nguồn ơn cứu độ do Thiên Chúa ban tặng ngay cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống mai hậu. Đối với các gia đình Công Giáo, Giáo hội nhắc nhở và mời gọi họ trở thành những tiếng nói, những cánh tay nối dài, giới thiệu Chúa cho mọi người, trong mối tương qua hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân khác tôn giáo.
Vì thế, các gia đình Công Giáo luôn duy trì và bảo vệ chân lý, đã được soi dẫn từ Thiên Chúa qua Giáo Hội, luôn có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn, và đồng thời có trách nhiệm truyền lại cho hậu thế. Nhất là vai trò loan báo chân lý đó cho mọi người. Đặc biệt người Công Giáo tin nhận Thiên Chúa là khởi thủy của tình yêu, vì thế, tình yêu đôi lứa, tình yêu hôn nhân, gia đình đều do Ngài ban tặng, chúc phúc và nuôi dưỡng.
Với những ân sủng cao vời đó, các bậc làm cha, làm mẹ luôn đặt tầm quan trọng đố với con cái trong đời sống đức tin và đời sống đạo, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân của con cái, luôn mong ước con cái tìm và kết hôn với những ai cùng niềm tin, hoặc tuy khác niềm tin nhưng mong ước người bạn đó nhận ra tầm quan trọng mà hướng theo, để có được một đời sống gia đình luôn an vui và hạnh phúc trong sự bảo bọc của Đấng là tình yêu.
Đôi dòng tâm sự cùng bạn, Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng bạn, nhờ ơn của Ngài, bạn sẽ là tiếng nói là lời mời gọi mọi người nhận ra Thiên Chúa là tình Yêu.
Thân chào
Antôn Lương Văn Liêm
Saigon ngày 9/11/2010
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 11.11
Trích sách Lẽ Sống11 Tháng Mười Một
Xẻ Áo
Trong một ngày đông giá lạnh, Martinô, lúc ấy đang còn phục vụ trong quân ngũ và chưa lãnh nhận niềm tin Kitô, gặp một ông ăn mày nghèo khổ đến độ không có lấy một mảnh vải che thân, đang ngồi tựa lưng vào bức tường giơ bàn tay khẳng khiu van xin từng đồng xu nhỏ của những người qua lại. Không sẵn tiền trong túi và cũng không có lương thực để cho, Martinô nhanh nhẹn leo xuống ngựa, tuốt gươm cắt phân nửa áo choàng của mình và quàng lên tấm thân gầy guộc của người ăn xin đang run rẩy vì cái lạnh buốt xương. Kẻ qua đường đồng thanh cười nhạo cử chỉ khác lạ của người thanh niên.
Ðêm hôm đó, Martinô nằm mơ thấy chính Chúa Giêsu bận nửa áo choàng mà chàng đã trao tặng cho người ăn mày và Chúa nói: "Martinô, tuy chưa lãnh nhận Phép Rửa Tội, đã đắp lên tôi chiếc áo này".
Ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện truyền khẩu trên về hành động bác ái của thánh Martinô, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Chào đời vào khoảng thế kỷ thứ 4 tại Sabaria, nay thuộc nước Hungari, năm 20 tuổi, Martinô được gửi theo học tại Italia. Tuy là người không theo đạo Kitô, nhưng vì sống giữa các sinh viên Công Giáo, nên chàng đã suy nghĩ nhiều khi nghe bạn bè nói đến Ðức Giêsu. Chàng nhất định tìm hiểu xem Giêsu là ai?
Nhưng chẳng bao lâu chàng bị động viên. Khoảng năm 350, rời khỏi quân ngũ, Martinô xin làm đồ đệ thánh Hilariô, giám mục thành Potiers. Nhận thấy Martinô là người đầy nhân đức và có học thức, giám mục Hilariô đã phong cho chàng các chức thánh.
Năm 350, bè rối Ariô bắt thánh Hilariô đem đi đày vì ngài chống lại họ. Martinô cũng bị giám mục thành Milan là người bệnh vực bè rối trục xuất khỏi giáo phận và sống trên một hòn đảo cùng với một linh mục khác. Sau khi thánh Hilariô được tha, Martinô trở lại Poachi và lập một dòng tu tại Luguygé. Năm 370, khi đến Cadet để hòa giải một bất bình giữa một số linh mục và tu sĩ, ngài đã ngã bệnh và từ trần tại đó.
Mỗi năm gần đến ngày lễ thánh Martinô thành Tôrinô, các trẻ em vùng nói tiếng Ðức cũng náo nức như các trẻ em Việt Nam nôn nao đếm từng ngày trước lễ Trung Thu. Vì đây cũng là ngày các em rước đèn đi đến khoảng sân rộng để xem diễn tuồng thánh Martinô, với những bài hát ca ngợi tình yêu thương cụ thể của chàng sĩ quan trẻ tuổi, với vở tuồng được trình diễn bằng người ngựa thật và nhất là với những quà bánh thơm ngon được trưng bày bán chung quanh chỗ diễn tuồng.
Chủ đích của cuộc lễ này vẫn là khắc ghi đậm nét vào lòng các trẻ em mẫu gương "xẻ áo" của thánh Martinô để giúp các em hiểu rõ lời Chúa Giêsu tuyên bố trong ngày phán xét: "Ta bảo thật: mỗi lần anh chị em làm những điều ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì là làm cho chính Ta vậy".
Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 10.11
Trích sách Lẽ Sống10 Tháng Mười Một
Hôm Nay Là Ngày Của Chúa
Khi Ðức Gioan 23 lâm bệnh lần cuối, không biết vì lý do gì mà các bác sĩ muốn dấu nhẹm sự nguy kịch của căn bệnh, họ bảo ngài chỉ bị chứng lở bao tử. Nhưng Ðức Gioan 23 biết rõ bệnh tình của mình hơn ai hết, vì thế ngài nói: "Tôi đã dọn sẵn hành trang".
Ông Giacômô Manzu, một nhà điêu khắc nổi tiếng người ý viết hồi ký về những giây phút sau hết của cuộc đời Ðức Gioan 23 như sau: Vào ngày cuối cùng của chuỗi ngày đau đớn kéo dài, linh mục Capovilla, bí thư riêng của Ðức Thánh Cha đến bên giường bệnh, hôn tay bệnh nhân và hỏi xem ngài thấy thế nào. Ðức Gioan 23 trả lời: "Tôi cảm thấy trong mình khỏe khoắn và an bình như thể tôi đang ở trong Chúa. Nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy hơi lo".
Linh mục Capovilla thưa: "Xin cha đừng lo. Những người phải lo là chính chúng con, vì con đã nói chuyện với bác sĩ...". Ðức Gioan 23 ngắt lời hỏi: "Họ đã nói với con những gì?".
Nghẹn ngào, linh mục bí thư của ngài nói: "Thưa Ðức Thánh Cha, con muốn nói với cha sự thật: hôm nay là ngày của Chúa. Hôm nay cha sẽ được về Thiên Ðàng".
Nói xong, linh mục bí thư quỳ xuống bên giường, hai tay bưng mặt khóc. Vài phút nặng nề trôi qua, bỗng cha cảm thấy một bàn tay âu yếm xoa đầu mình và nghe một giọng ôn tồn nói: "Hãy ngước mắt nhìn lên. Bình thường, người bí thư của tôi rất mạnh mẽ, can đảm, nhưng bây giờ phải trở nên mềm nhũn. Cha đã nói với người bề trên của cha những lời hay đẹp nhất mà con người có thể nghe từ miệng của một linh mục: Hôm nay cha sẽ được vào Thiên Ðàng".
Chúng ta đang sống trong tháng 11:
- Ðây là tháng Giáo Hội dành riêng để tưởng nhớ đến những người quá cố.
- Ðây là tháng chúng ta đặc biệt có dịp để báo hiếu cho ông bà, tổ tiên, tháng để trả nghĩa cho cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc đã qua đời bằng những kinh nguyện, bằng những chuỗi lần hạt sốt sắng, nhất là bằng cách siêng năng tham dự tích cực và cố gắng sống thánh lễ để thực hành những công việc bác ái như thánh lễ đòi hỏi.
Nhưng, vào tháng 11 hằng năm, Giáo Hội cũng muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ bến bờ chúng ta phải tới, nhắc nhở khúc quẹo ngoặt nhất trong đời chúng ta sẽ phải đi.
- Ðó là từ giã cõi đời.
- Ðó là nhắm mắt xuôi tay.
- Ðó là sự thật: ai trong chúng ta cũng phải chết.
Ước gì chúng ta có được sự bình thản trong giờ lâm tử như Ðức Gioan 23 . Ước gì, như ngài, chúng ta có được sự bình an trong tâm hồn và có niềm hy vọng để tin tưởng rằng: lời Chúa Giêsu phán với người trộm lành cũng được áp dụng cho chúng ta: "Hôm nay con sẽ được cùng Ta về Thiên Ðàng".
Nhưng, nếu Thiên Ðàng là bến bờ, là Ðức Mến, thì cuộc sống của chúng ta phải định hướng theo đó.
Nếu Thiên Chúa là cùng đích của giây phút cuối cùng, thì trong những chuỗi ngày sống, chúng ta cũng phải hướng mục và xây dựng theo tiêu chuẩn đó.
Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010
LỄ CÁC LINH HỒN 02.11.2010
Vào lúc 05g00 sáng Thứ Ba ngày 02-11-2010 Giáo Xứ Thuận Phát đã tổ chức Thánh Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời trước Nhà Hài Cốt của Giáo Xứ.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
HÌNH ẢNH THÁNH LỄ.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 09.11
Trích sách Lẽ Sống09 Tháng Mười Một
Dấu Chỉ Của Hòa Bình
Một trong những biểu tượng sống động nhất trên thế giới là khát vọng hòa bình của con người, có lẽ là bảo tàng viện và đài kỷ niệm những nạn nhân đầu tiên của bom hạt nhân tại thành phố Hiroshima bên Nhật Bản...
Bước vào tháng 8, kỷ niệm bom nguyên tử được dội xuống Hiroshima, hàng trăm ngàn người Nhật Bản đã tập trung trước đài kỷ niệm tại thành phố này để tưởng niệm những người đã chết. Từ 4 giờ sáng, chuông các chùa chiền và giáo đường trên toàn quốc đổ hồi để nhắc nhở người Nhật về biến cố đau thương này.
Hiroshima tưởng niệm những người quá cố, nhưng nó không là biểu trưng của hận thù, trái lại, trong những giây phút mặc niệm trước những nạn nhân của bom hạt nhân, tất cả mọi người Nhật đều được mời gọi để tha thứ và xây dựng hòa bình.
Ông Akihiro Takahashi, một nạn nhân còn sống sót của biến cố, nay đã được bầu làm giám đốc của bảo tàng viện hòa bình Hiroshima và đồng thời điều khiển tổ chức văn hóa phụng sự hòa bình của thành phố, đã nói lên tâm tình của ông như sau:
"Tôi đã không bao giờ quên ngày đó... Qua bao nhiêu năm, tôi đã thù ghét chế độ quân phiệt của Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ. Lúc đó, tôi là đứa bé khỏe mạnh, ngày nay tôi đã trở thành một người bệnh hoạn... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi đã gặp gỡ với rất nhiều người có tín ngưỡng, nhất là các bạn trẻ. Họ đã mời gọi tôi tha thứ... Qua những cuộc gặp gỡ này, tôi đã lướt thắng được hận thù. Tôi cũng đã nói chuyện với viên trung úy phi công ném bom và tôi đã có thể nói với ông rằng tôi không kết án ông nữa".
Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận. Người chết không còn hận thù nhau nữa. Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữa... có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang. Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.
Cái chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Ðó là điều mà chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Ðức Kitô trên thập giá. Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngài. Và để thực hiện điều đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ đang hành hạ Ngài.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng ta... Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsu... Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong suốt tháng 11 này cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: Xin Cha tha cho chúng.
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 11.2010
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
Thành phố HCM
03.11.2010
Lời Chủ Chăn
Chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Con Thiên Chúa mang phận người ở giữa chúng ta, nhằm làm chứng cho sự thật căn bản số một này là: Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu, và đã trao tặng cho gia đình nhân loại hai món quà cao quý nhất là sự sống và tình yêu thương. Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, và mời gọi mọi người thiện tâm hãy chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người.
2. Trong thư gửi dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGM.VN mời gọi người công giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp mối hiệp thông hiếu trung đối với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người công giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, cũng nhằm mục đích phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của xã hội loài người hôm nay.
3. Mười hai năm sống trong thành phố này, tôi nhận thấy, bên cạnh sự phát triển rất nhanh về mặt kinh tế xã hội, có những dấu ấn văn hoá sự chết ngày càng lan rộng, như nạn phá thai hủy diệt sự sống, nạn xì ke ma tuý đưa nhiều bạn trẻ đến cái chết trắng, để lại nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ sống với HIV, nạn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, nạn bạo hành và phân hoá trong gia đình, cùng những tệ nạn khác hủy hoại sự sống và phẩm giá con người...
4. Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển lối sống văn hoá sự chết này? Khoa học xã hội xác định có ba nhân tố chung phần vào sự hình thành nhân cách của mỗi con người: (1) di truyền, (2) môi trường xã hội gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức trong xã hội, đạo đời, truyền thống văn hoá cùng những nét văn hoá du nhập từ thế giới toàn cầu hoá hôm nay, (3) ý thức và ý chí của các đương sự.
5. Kỳ thực, một số tổ chức đạo đời trong thành phố đã có những biện pháp tình thế nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề và không ngừng gia tăng của lối sống văn hoá sự chết. Tuy nhiên, muốn giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau từng bước vượt qua lối sống văn hoá sự chết trong xã hội hôm nay, thiển nghĩ cần có những giải pháp căn cơ hơn. Một đàng, chúng ta không thể thay đổi những yếu tố về di truyền; đàng khác, chúng ta có thể góp phần xây dựng và cải tạo môi trường sống cho tốt đẹp hơn, cũng như góp phần huấn luyện và củng cố ý chí nơi mỗi con người.
Để đạt mục đích trên, ưu tiên là ba giải pháp như sau:
6. Nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương là nếp sống mang những nét văn hoá căn bản như sau:
Và điều mỗi người có thể làm trong đời thường là thực hành giáo huấn của Đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđitô XVI, mời gọi mọi người tín hữu hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu qua việc cầu nguyện với 20 Mầu Nhiệm Mân Côi, và bước theo Người trên con đường yêu thương cứu nhân độ thế đối với gia đình nhân loại hôm nay.
Xin mọi thành viên trong gia đình giáo phận cầu nguyện đặc biệt, trong tuần lễ từ ngày 14.11-21.11 cũng như trong suốt thời gian Đại Hội, xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thương ban cho Đại Hội Dân Chúa trung thành bước theo Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng sự sống và tình thương, cùng phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
03.11.2010
Lời Chủ Chăn
Chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
Anh chị em rất thân mến,
1. Con Thiên Chúa mang phận người ở giữa chúng ta, nhằm làm chứng cho sự thật căn bản số một này là: Thiên Chúa là Sự Sống, là Tình Yêu, và đã trao tặng cho gia đình nhân loại hai món quà cao quý nhất là sự sống và tình yêu thương. Tin Mừng cứu độ mà Đức Giêsu loan báo cho loài người là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Tình Thương, và mời gọi mọi người thiện tâm hãy chung sức kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người.
2. Trong thư gửi dân Chúa Việt Nam ngày 7.10.2010, HĐGM.VN mời gọi người công giáo Việt Nam hãy chung sức xây đắp mối hiệp thông hiếu trung đối với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông huynh đệ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại, nhằm chung sức vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương trên quê hương đất nước hôm nay.
Trong sứ điệp nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo 24.10.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI cũng kêu gọi người công giáo xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội là chìa khoá loan Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, cũng nhằm mục đích phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của xã hội loài người hôm nay.
3. Mười hai năm sống trong thành phố này, tôi nhận thấy, bên cạnh sự phát triển rất nhanh về mặt kinh tế xã hội, có những dấu ấn văn hoá sự chết ngày càng lan rộng, như nạn phá thai hủy diệt sự sống, nạn xì ke ma tuý đưa nhiều bạn trẻ đến cái chết trắng, để lại nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ sống với HIV, nạn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, nạn bạo hành và phân hoá trong gia đình, cùng những tệ nạn khác hủy hoại sự sống và phẩm giá con người...
4. Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển lối sống văn hoá sự chết này? Khoa học xã hội xác định có ba nhân tố chung phần vào sự hình thành nhân cách của mỗi con người: (1) di truyền, (2) môi trường xã hội gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức trong xã hội, đạo đời, truyền thống văn hoá cùng những nét văn hoá du nhập từ thế giới toàn cầu hoá hôm nay, (3) ý thức và ý chí của các đương sự.
5. Kỳ thực, một số tổ chức đạo đời trong thành phố đã có những biện pháp tình thế nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề và không ngừng gia tăng của lối sống văn hoá sự chết. Tuy nhiên, muốn giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau từng bước vượt qua lối sống văn hoá sự chết trong xã hội hôm nay, thiển nghĩ cần có những giải pháp căn cơ hơn. Một đàng, chúng ta không thể thay đổi những yếu tố về di truyền; đàng khác, chúng ta có thể góp phần xây dựng và cải tạo môi trường sống cho tốt đẹp hơn, cũng như góp phần huấn luyện và củng cố ý chí nơi mỗi con người.
Để đạt mục đích trên, ưu tiên là ba giải pháp như sau:
- Một là đổi mới cơ chế luật lệ hiện hành, mở ra cho mọi tổ chức đạo đời đồng trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và điều hành công cuộc phục vụ cho sự sống cùng nhân phẩm và nhân quyền, trước tiên là quyền sống và quyền được phát triển, của mọi người trong cộng đồng dân tộc hôm nay, đặc biệt người nghèo khổ, kém may mắn, bị bỏ rơi...
- Hai là liên kết mọi thành phần xã hội trong nỗ lực chung : gia đình, nhà trường và nhà giáo, nhà báo và nhà khoa học, nhà thờ và nhà chùa, nhà kinh tế và nhà chính trị, với ý thức trách nhiệm liên đới, quan tâm liên kết, chung sức xác lập định hướng cho nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ trong xã hội hôm nay.
- Ba là nêu gương sáng cho giới trẻ : gia đình, nhà trường cùng giới lãnh đạo các tổ chức đạo đời trong xã hội thể hiện ý thức trách nhiệm nêu gương sáng thuyết phục, và truyền đạt kỹ năng sống nếp sống mới cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
6. Nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương là nếp sống mang những nét văn hoá căn bản như sau:
- Thể hiện ý thức tôn trọng con người là mục đích tối cao của sự phát triển đất nước, không coi họ chỉ là phương tiện sản xuất, là công cụ cho sự phát triển...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự sống, nhân phẩm, nhân quyền, theo truyền thống văn hoá dân tộc, không chỉ dùng luật, lệnh, vũ lực đối xử với con người, hay dùng tiền bạc để mua chuộc họ...
- Thể hiện ý thức tôn trọng lòng nhân và lòng tự trọng theo truyền thống đạo lý của dân tộc, không để mình bị cuốn hút chạy theo tiền tài, quyền lực, danh vọng, thời trang, hưởng thụ vật chất...
- Thể hiện ý thức tôn trọng sự thật cùng tính trung thực và sự trong sáng đáng tin cậy, không chỉ coi là sự thật những gì mang tính thực dụng, đem lại lợi lộc...
Và điều mỗi người có thể làm trong đời thường là thực hành giáo huấn của Đức cố Gioan Phaolô II và Đức Bênêđitô XVI, mời gọi mọi người tín hữu hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu qua việc cầu nguyện với 20 Mầu Nhiệm Mân Côi, và bước theo Người trên con đường yêu thương cứu nhân độ thế đối với gia đình nhân loại hôm nay.
Xin mọi thành viên trong gia đình giáo phận cầu nguyện đặc biệt, trong tuần lễ từ ngày 14.11-21.11 cũng như trong suốt thời gian Đại Hội, xin Ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thương ban cho Đại Hội Dân Chúa trung thành bước theo Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng sự sống và tình thương, cùng phục vụ cho sự sống và phẩm giá của mọi người.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn - Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
Giám mục của anh chị em
(nguồn : tgpsaigon.net)
LẼ SỐNG 08.11
Trích sách Lẽ Sống08 Tháng Mười Một
Tôi Là Người Hạnh Phúc Nhất Trần Gian
Một ông vua giàu có nọ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, bởi vì tất cả tài sản mà ông có đều do sự miễn cưỡng đóng góp của thần dân. Ông tự so sánh mình với những người hành khất: người hành khất nhận được tiền của do lòng thương của người khác, còn ông, ông nhận được tiền do sự cưỡng bách.
Ngày nọ, ông vua giàu có đã quyết định làm một việc táo bạo: đó là cải trang thành người hành khất để cảm nghiệm được những đồng tiền bố thí... Thế là mỗi ngày Chúa Nhật, ông biến mình thành một người ăn xin lê lết trước cửa giáo đường. Ông cho tất cả những tiền ăn xin được vào một chiếc hộp nhỏ. Tuy không là bao so với cả kho tàng của ông, nhưng có lẽ nó vẫn có giá trị hơn... Ông tự nghĩ: bây giờ ta nới thực sự là người giàu có nhất trên đời, bởi vì tiền của ta nhận được là do lòng thương xót của con người, chứ không do một sự cưỡng bách nào.
Khi đã gom góp được một số tiền khá lớn sau những năm tháng ăn xin trước cửa các giáo đường, ông đã xin từ chức khỏi ngai vàng và đi đến một phương xa, nơi không ai có thể nhận ra ông. Ông mua một mảnh đất, và tự tay cất được một ngôi nhà tranh đơn sơ. Không mấy chốc, do sự hòa nhã, vui tươi của ông, mọi người trong lối xóm đều mến thương ông, nhất là các em bé. Ông kể chuyện cho chúng nghe, ông đem chúng đi câu cá, ông dạy chúng ca hát.
Trong đám trẻ nhỏ, có một cậu bé gia đình còn nghèo hơn cả ông nữa. Cậu bé chỉ có vỏn vẹn một con chim họa mi. Nghe tin ông đau nặng, cậu bé đã vội vàng mang con chim đến tặng ông, với hy vọng rằng con chim sẽ hót cho ông được khuây khỏa.
Ðón nhận món quà, con người đã từng là vua của một nước mới thốt lên: "Từ trước đến nay, tất cả những gì tôi có, tôi đều lãnh nhận do lòng thương xót của người khác. Người ta cho tôi, nhưng không phải là cho tôi mà là cho một người hành khất. Giờ đây, với món quà tặng là con chim này, người ta tặng cho tôi với tất cả tấm lòng yêu thương... Chắc chắn, tôi là người hạnh phúc nhất trên trần gian".
Một thời gian sau đó, trong vùng, có một người tá điền nghèo bị người chủ đe dọa lấy nhà và trục xuất ra khỏi mảnh vườn đang canh tác. Nghĩ đến cảnh hai vợ chồng và 7 đứa con dại bị đuổi ra khỏi nhà, ông vua không thể nào ăn ngủ được... Cuối cùng, ông quyết định tặng chính mảnh vườn và ngôi nhà của mình cho gia đình người tá điền nghèo... Và một lần nữa, không một đồng xu dính túi, ông lên đường trẩy đi một nơi khác.
Bùi ngùi vì phải chia tay với những người quen biết trong vùng, nhưng ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng, bởi vì lần đầu tiên ông cảm nghiệm được niềm vui của sự ban tặng. Ông hiểu được rằng cho thì có phúc hơn là nhận lãnh... Lần này, ông thốt lên với tất cả xác tín: "Tôi là người hạnh phúc nhất trên trần gian này".
Câu chuyện của ông vua đi tìm hạnh phúc trên đây có thể gợi lên cho chúng ta về hình ảnh của chuyến đi cuộc đời của chúng ta... Người Kitô là một người lữ hành đi tìm hạnh phúc. Và hạnh phúc đích thực của chúng ta là gì nếu không phải là trao tặng, trao tặng cho đến lúc trống rỗng, nhưng bù lại, chúng ta được lấp đầy bằng chính Chúa.
Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM C
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXII thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C (Lc 20, 27-38)
THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công Giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại.
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra. Đâu cần đến cả thảy bảy anh em trai cùng cưới một phụ nữ theo tập tục vốn đã thành luật của người Do Thái thời bấy giờ, ngay hôm nay vẫn có đó nhiều người tái hôn cách hợp pháp khi người phối ngẫu trước đã qua đời. Thế thì đến ngày sau giải quyết tình trạng hôn nhân của họ ra sao đây? Không lẽ ngày sau thì được phép sống cảnh chồng chung vợ chạ hay sao? Dĩ nhiên theo giáo lý Công Giáo, khi chuyện đã là phi pháp ngay ở đời này thì sẽ không có chuyện ấy ở đời sau.
Xét về mặt luận lý thì chúng ta không thể phủ nhận một điều gì đó khi trí khôn chưa rõ hoặc hầu như khó mà hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn khi chưa hiểu rõ cấu trúc vận hành của một thiên thể nào đó hay một loại virus nào đó thì không thể tiên thiên khẳng định là chúng không hiện hữu. Một số người chủ trương rằng cái gì hợp lý hay hữu lý mới hiện hữu, thì chỉ có thể hiểu sự hữu lý theo khía cạnh nội tại của chính hữu thể chứ không phải theo lôgich của luận lý con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần chân nhận một thực tế này: Nhiều người phủ nhận một sự thật nào đó không phải vì chính sự thật ấy xem ra không hữu lý nhưng vì sự thật ấy đụng chạm đến lối sống của mình, và rất nhiều khi sự thật ấy một cách nào đó tố cáo lối sống chưa chính đáng và phải đạo của mình.
Nhóm Sađốc vốn là những người thuộc hàng tư tế chủ trương thoả hiệp với chính quyền thời bấy giờ. Thời nào cũng thế, khi thoả hiệp, thân thiện với chính quyền thì sẽ hưởng được nhiều danh vị, lợi lộc mà có khi là bất minh và bất chính. Một khi lòng đã dính bén với của tiền, danh vọng đời này thì ít có ai dám nghĩ đến ngày phải xa, phải mất chúng. Không tin vào sự sống lại, không tin vào sự sống ngày sau, thực ra nhiều khi chỉ là một cách biện bạch cho lối sống tham danh, hám lợi cách bất chính mà thôi. Nếu chết là hết, nếu không có đời sau thì cớ sao chúng ta không tìm mọi cách vơ vét của tiền, danh vị để hưởng thụ ở đời nầy?
Thế nhưng, những người chủ trương rằng không có đời sau thì dường như lòng họ vẫn mãi không yên. Ngay sự kiện họ cố tìm cách biện minh cũng đủ minh chứng cho sự thật này. Và đặc biệt những khi họ đối diện với sự dữ, nhất là với nấm mộ gần kề thì sư băn khoăn ấy càng mãnh liệt bội phần. Không, không một ai có thể dập tắt khát vọng sống mãi nơi lòng mình. Ngay cả những người tìm đến cái chết bằng sự tự vẫn thì cũng là một hình thái của khát vọng được sống tốt đẹp và vĩnh tồn mà không có lối thoát.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Một câu khẳng định rõ ràng về các hiện hữu, nhất là về sự hiện hữu của con người. Công cuộc của Đấng hằng sống phải là những gì mãi tồn tại. Dĩ nhiên hình thức tồn tại có thay đổi theo thời gian và theo quy luật Thiên Chúa đặt định. Ánh sáng đức tin qua Lời mạc khải cho chúng ta thấy sự chết chỉ là cánh cửa để bước qua một cõi sống khác mà chúng ta gọi là sự sống đời sau. Đã có sự sống đời sau thì hẳn có sự sống lại, không phải là lấy lại sự sống như ở đời này nhưng được biến đổi và theo một quy luật khác. Chúa Kitô dùng kiểu nói “như các Thiên Thần” để ám chỉ hình thái hiện hữu này. Khi đã tin có đời sau thì chắc hẳn phải tin có sự xét xử và thưởng phạt công minh.
Giữa cuộc sống, cách sống và niềm tin có mối tương quan hữu cơ và cách nào đó có thể gọi là tương quan biện chứng. Vì tôi tin chỉ có đời này mà thôi nên tôi phải tìm cách để tận hưởng các thiện hảo đời này bất chấp mọi phương thế, cho dù nhiều khi là bất chính. Trái lại khi quá dính bén với những thiện hảo đời này và sẵn sàng chiếm hữu chúng cách phi pháp thì tôi sẽ chủ trương rằng không có đời sau. Vì nếu có đời sau thì hệ luỵ tất yếu đó là tôi phải trả lẽ về những gì tôi đã làm ở đời này.
Kitô hữu vẫn hằng tuyên xưng trong các thánh lễ Chúa Nhật và Lễ trọng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”(Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ) hay “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”(Kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli). Giữa lời tuyên xưng đức tin và cuộc sống chúng ta đã có sự tương hợp thống nhất như thế nào? Cuộc đời các thánh, cách riêng các vị tử đạo là một lời tuyên xưng đức tin khả tín. Cả bảy anh em thời Macabêô và người mẹ đã anh dũng tuyên xưng đức tin về sự sống đời sau, khi chấp nhận trả giá bằng mạng sống của mình để trung thành với Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật (x.2 Mcb 7). (Bài đọc thứ nhất).
Có thể nói rằng một dấu chỉ không thể thiếu của niềm tin về sự sống đời sau đó là can đảm đón nhận mọi gian khổ, sống tự do với những thiện hảo đời này, sẵn sàng từ bỏ chúng khi sự thật, công lý và tình yêu đòi hỏi.
Môt cuộc sống mà ngôn hành bất nhất thì chắc chắn thiếu sự khả tín và dĩ nhiên là không đáng kính mà nhiều khi còn bị dè bĩu, không trước mặt thì cũng sau lưng. Phải thú nhận rằng đang tồn tại hiện tượng nghịch lý và nghịch thường trong xã hội chúng ta: Những người chủ trương “duy vật” thì sống rất duy ý chí và cả “duy tâm” trong nhiều hình thái mê tín lầm lạc, còn người tuyên xưng có linh hồn bất tử, thân xác sẽ sống lại, tuyên xưng có sự sống đời sau thì lại sợ khó, ngại khổ, không dám mạnh mẽ rao truyền chân lý, chưa can đảm bảo vệ công lý, chưa sẵn sàng từ bỏ chút danh vị hay quyền lợi để sống giới luật mới, giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đã truyền (x.Ga 13,34-35).
Xin thử hỏi rằng chúng ta đã can đảm đón nhận mọi gian khổ để rao truyền chân lý, để bảo vệ công lý chưa? Xin thử hỏi rằng chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi, danh vị của mình để sống yêu thương phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh, bị áp bức, bị bỏ rơi… trong xã hội và trong giáo hội như thế nào? Thành thực trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết mức độ của lòng tin chúng ta vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống như thế nào và sẽ biết niềm tin của chúng ta về sự sống ngày sau ra sao.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
LẼ SỐNG 07.11
Trích sách Lẽ Sống07 Tháng Mười Một
Nỗi Khao Khát Của Hạt Muối
Khao khát duy nhất của hạt muối là được xem thấy biển. Bằng mọi giá, nó muốn khám phá thế nào là biển... Ngày kia, nó ra đi... Vừa đến bờ biển, nó khám phá ra một cái gì mênh mông, xanh ngắt và sống động. Nó thốt lên:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng trả lời:
- Hãy chạm đến ta, rồi ngươi sẽ hiểu.
Hạt muối trườn mình xuống nước. Ô kìa, nó cảm thấy ngây ngất, niềm vui tột cùng làm nó cảm thấy như không còn đứng vững được nữa. Nó cảm thấy như đang hòa lẫn từ từ trong nước. Niềm vui dâng trào. Nó lại hỏi một lần nữa:
- Biển ơi, hãy nói đi, ngươi là ai?
Một đợt sóng cuối cùng ôm ghì lấy nó và nó từ từ tan biến trong nước. Nó chợt reo vui lần cuối cùng:
- Bây giờ ta mới hiểu thế nào là biển: biển là một phần của chính ta.
Hạt muối chỉ có thể hiểu được thế nào là biển khi nó được hòa tan trong nước. Có chìm ngập trong biển, có đi vào biển mới hiểu được thế nào là biển... Thiên Chúa cao cả hơn lý trí của con người. Chúng ta không thể chỉ biết Thiên Chúa bằng lý trí... Hãy để cho Thiên Chúa chiếm ngự, hãy để cho Thiên Chúa ôm chầm lấy ta, ta mới có thể biết được Ngài là ai. Tình tri giao giữa Thiên Chúa và con người chỉ có thể nảy nở bằng thinh lặng, hòa nhập trong cảm mến, tri ân.
Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 06.11
06 Tháng Mười Một
Ðồng Bạc Nhân Nghĩa
Ðồng Bạc Nhân Nghĩa
Một câu chuyện ngụ ngôn của Nga kể rằng: Có một nhà phú hộ kia khi gần chết lòng trí vẫn chỉ nghĩ đến tiền của là động lực đã thúc đẩy ông lao lực không biết mệt mỏi suốt cả cuộc đời. Dùng chút sức tàn, ông cố gỡ chiếc bao nhỏ đeo ở cổ, lấy ra chiếc chìa khóa trao cho người đầy tớ trung tín nhất của ông. Ông phú hộ ra dấu chỉ chiếc rương nằm trong góc nhà và ra lệnh cho cô ta lấy những túi tiền vàng ở trong đó bỏ vào quan tài. Khi chết xong, ông bắt đầu sống cuộc đời mới.
Ðứng trước chiếc bàn dài trưng bày đủ thứ cao lương mỹ vị, ông ta hỏi: "Món này giá bao nhiêu vậy?". Người bán hàng trả lời: "Một xu". Ông phú hộ chỉ một món khác kém giá trị hơn và hỏi: "Còn hộp cá mòi kia giá bao nhiêu?". "Cũng một xu", người bán hàng nhã nhặn trả lời.
Thấy người bán hàng vui tính ông phú hộ tiếp tục hỏi: Còn miếng bánh này?". "Tất cả các vật trưng bày ở đây đều được bán với giá một xu", người bán hàng cho biết.
Ông phú hộ mỉm cười thỏa mãn. Rẻ thật, ông nghĩ thầm. Rồi sau một hồi ngắm nghía, ông chọn một đĩa thức ăn lớn. Nhưng khi ông lấy một đồng tiền vàng mang theo lúc từ giã cõi đời ra trả, cô thu tiền không nhận. Cô ta vừa lắc đầu vừa nói: "Ông đã học được quá ít trong cuộc sống". Nghe nói thế ông phú hộ không khỏi ngạc nhiên, gặn hỏi: "Thế nghĩa là gì? Ðồng tiền vàng của tôi không đủ để trả cho đĩa thức ăn này sao?".
Bấy giờ người thu tiền mới cho ông biết: "Ở đây chúng tôi chỉ nhận những đồng tiền mà trong cuộc sống trước đây ông đã dùng để giúp đỡ cho những người nghèo túng, đói khổ".
Tại những vùng chịu ảnh hưởng của Phật Giáo đến từ Trung Hoa, vào những ngày giỗ hay ngày tư, ngày tết, các phật tử có thói quen đốt những giấy tiền vàng bạc với niềm tin là qua đó họ có thể gửi tiền ấy cho ông bà, cha mẹ đã quá cố để họ có thể tiêu xài nơi chốn suối vàng.
Những người Công Giáo cũng thể hiện lòng hiếu thảo của mình đối với những thân nhân đã qua đời bằng cách dâng những hy sinh và kinh nguyện đặc biệt trong tháng 11 mỗi năm. Cộng vào đấy, là những hành động bác ái, chia sẻ, làm thay cho những người đã từ biệt cõi đời.
Lúc rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nêu bật thật rõ ràng ý nghĩa của biến cố "Nhập Thể" của Ngài: Ngài không những "làm người" trong một thân xác duy nhất, ngài còn đồng hóa mình với tất cả mọi người để nếu chúng ta yêu thương bất kỳ ai, đó là chúng ta cũng yêu mến Ngài.
Ðể sống trọn ý nghĩa của tháng 11, tháng các đẳng linh hồn, chúng ta không chỉ dâng lời cầu nguyện cho những người đã khuất bóng, nhưng cũng hãy gia tăng những việc từ thiện bác ái, chia cơm sẻ áo với những anh chị em thiếu thốn đang sống bên cạnh, để dâng các công đức ấy cho các đẳng, đồng thời cũng để thâu nhập cho chính chúng ta những công nghiệp có giá trị vĩnh cửu trong cuộc sống mai hậu.
Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 05.11
Trích sách Lẽ Sống5 Tháng Mười Một
Chiếc Quan Tài Con
Tại chùa Tô Châu bên Tàu có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung, nổi tiếng là tu hành đắc đạo.
Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ 3 tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy thường tò mò tra hỏi, nhà sư trả lời: "Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Tôi thực lấy làm lạ, người đời ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì... Mỗi khi có việc không được như ý, tôi cầm lấy cái quan tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy được yên ổn trong tâm hồn ngay".
Con người sở dĩ chạy theo tiền tài danh vọng đến độ chà đạp trên người khác là bởi vì con người không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hiện, thì con người không kịp mang theo bất cứ một tài sản nào. Cái chết chỉ trở thành đáng sợ khi con người còn quá nhiều dính bén đối với trần thế này. Trái lại, được ôm ấp suy gẫm mỗi ngày, cái chết sẽ trở thành một người bạn đồng hành giúp con người vượt qua được mọi chán chường, bận tâm thái quá... Trong tất cả mọi sự, người không ngoan đích thực luôn nghĩ đến cùng đích.
Thứ Năm, 4 tháng 11, 2010
LẼ SỐNG 04.11
Trích sách Lẽ Sống04 Tháng Mười Một
Quo Vadis, Domine?
Ðêm trước ngày vào cơ mật viện để bầu Giáo Hoàng, Hồng Y Karol Wojtyla đã chuẩn bị hành lý để trở về Krakow, tổng giáo phận của ngài. Thế nhưng, ngài đã không trở lại Krakow nữa? Ngày thứ hai, 16 tháng 10 năm 1978, vị Hồng Y 58 tuổi này đã được bầu làm Giáo Hoàng và lấy tên là Gioan Phaolô II. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Ba Lan, là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Italia kể từ 450 năm qua, và tính từ 150 năm trở lại, thì ngài là vị Giáo Hoàng trẻ nhất.
Trong khi chuẩn bị cho bài giảng Chúa Nhật đầu tiên kể từ lúc được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan Phaolô II đã nghĩ đến tác giả của quyển tiểu thuyết giả sử nổi tiếng "Quo vadis, Domine?" là ông Henryk Sienkiewicz, một văn sĩ và đồng thời cũng là một nhà ái quốc Ba Lan? Qua tác phẩm này, vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã so sánh tâm tình của mình với vị Giáo Hoàng đầu tiên là thánh Phêrô như được ghi lại trong tác phẩm "Quo vadis, Domine?", "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?". Theo tác giả quyển tiểu thuyết giả sử, thì có lẽ thánh Phêrô thích ở lại quanh quẩn bên bờ hồ Genezareth hơn là đến giữa trung tâm của đế quốc La Mã để gặp không biết bao nhiêu chống đối và bách hại. Giữa lúc vị Giáo Hoàng đầu tiên toan tính trốn khỏi La Mã để trở về quê hương mình, thì ngài gặp lại Chúa Giêsu hiện ra đang đi ngược chiều với ngài. Ngạc nhiên về sự xuất hiện của Chúa, thánh Phêrô đã hỏi: "Quo vadis, Domine?" nghĩa là "Lạy Chúa, Chúa đang đi đâu?". Và Chúa Giêsu đã trả lời như sau: "Ta đang đi đến La Mã để chịu đóng đinh một lần nữa". Hiểu được ý Chúa, Phêrô đã quay trở lại La Mã và ngài ở lại đó cho đến khi chịu đóng đinh.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Carolô Borremêô và mừng bổn mạng một cách đặc biệt của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Mãi mãi tên Carolô gắn liền với tên tuổi và vận mệnh của Ðức Thánh Cha. Hơn ai hết, ngài phải là người kính nhớ và ghi ơn vị thánh bổn mạng nhiều nhất.
Tên thánh được đặt cho chúng ta trong ngày chịu Phép Rửa đánh dấu sự đổi đời quan trọng của chúng ta. Từ cái chết trong tội lỗi, chúng ta được tái sinh trong sự sống của Chúa. Hướng đi của chúng ta phải là hướng đi tới Chúa, không thể là bước thụt lùi.
Mang lấy tên thánh Carolô, Wojtyla đã quyết tâm hướng cuộc đời của mình tiến tới trong phục vụ và hy sinh như chính thánh giám mục Carolô Borremêô. Và khi chọn lấy danh hiệu mới là Gioan Phaolô, vị Giáo Hoàng người Ba Lan cũng quyết tâm tiến tới trên con đường mà hai vị tiền nhiệm của mình đã vạch ra... Là người Kitô, chúng ta cũng luôn được mời gọi tiến tới không ngừng trên đường theo chân Chúa Giêsu. Tên thánh mà chúng ta mang lấy trong ngày Rửa Tội, danh hiệu Kitô mà chúng ta được đặt cho phải luôn luôn là một nhắc nhở chúng ta về con đường tiến lên ấy. Chắc chắn con đường ấy không là một con đường rộng thênh thang. Sự tiến lên ấy không là một đà tiến dễ dàng. Phêrô đã quay trở lại La Mã để chịu đóng đinh... Thập giá có lẽ đang chờ đợi chúng ta, chúng ta hãy hiên ngang tiến bước vì đó chính là hướng đi của tất cả những ai mang danh hiệu Kitô.
LẼ SỐNG 03.11
03 Tháng Mười Một
Con Chỉ Là Một Tên Mọi Ðen
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Martinô Porres.
Nhắc đến thánh nhân, người ta thường liên tưởng đến những ơn lạ lùng như xuất thần ngất trí trong khi cầu nguyện, như hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, hoặc như có thể trò chuyện và điều khiển cả thú vật.
Vị thánh có lòng bác ái cao độ này lại xuất thân từ một hoàn cảnh vô cùng bi đát và đắng cay. Là con của một thiếu nữ da đen đã từng bị đem bán làm nô lệ vào một nhà quý tộc người Tây Ban Nha, Martinô đã được vị linh mục Rửa Tội ghi trong sổ bộ của giáo xứ là "con không cha". Quả thật, con không cha như nhà không nóc. Martinô đã lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình cha mãi cho đến năm 8 tuổi. Nhưng sau khi được chính thức thừa nhận không bao lâu, thì người cha lại bỏ rơi gia đình. Một lần nữa, cậu bé Martinô lại rơi vào cảnh khốn khổ như đa số các em bé nghèo của thành phố Lima, Pêru vào giữa thế kỷ thứ 16.
Nhưng cảnh nghèo ấy đã không gieo vào lòng cậu bé mang hai dòng máu này chút đắng cay nào. Trái lại, cậu tiếp nhận mọi biến cố xảy đến trong cuộc sống như một thách đố, như một ân sủng.
Năm 12 tuổi, Martinô đã được học nghề hớt tóc và đôi chút xảo thuật của ngành giải phẫu. Vừa hành nghề như một người thợ hớt tóc, vừa như một y tá, Martinô đã đem hết sự hăng say và tận tụy của mình để phục vụ những người nghèo đồng cảnh ngộ.
Nhưng nhận thấy chỉ có thể sống trọn Ðức Ái trong một tu viện, Martinô đã đến gõ cửa một nhà dòng Ðaminh để xin được làm trợ sĩ trong nhà. Bí quyết nên thánh của thầy Martinô là sám hối cầu nguyện và phục vụ, nhất là phục vụ trong những công việc vô danh nhất. Lần kia, nhà dòng mang nợ đến độ không thể bảo đảm được các nhu cầu của các tu sĩ, thầy Martinô đã đến thưa với Bề trên như sau: "Thưa cha, con chỉ là tên mọi đen. Xin hãy bán con đi".
Sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho người khác, thầy Martinô cũng luôn nhận tất cả phần lỗi về mình.
Ôn lại gương hy sinh, cầu nguyện và bác ái của thánh Martinô, không những chúng ta chỉ chạy đến xin ngài bầu cử trong những lúc gặp gian nan thử thách, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là lòng tín thác vào Chúa quan phòng của thánh nhân mà chúng ta cần học hỏi, nhất là trong giai đoạn gặp khó khăn.
Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người. Ðó phải là niềm xác tín của chúng ta. Một Thiên Chúa quan phòng là Ðấng có thể biến tất cả những đắng cay, buồn phiền, thất bại, khổ đau trong cuộc sống con người thành khởi đầu của một nguồn ơn cao quí hơn. Cũng như loài ong chỉ rút mật ngọt từ bao nhiêu vị đắng cay của cánh hoa, cũng thế, người có niềm tin luôn có thể rút tỉa được những sức đẩy mới từ những thất bại rủi ro trong cuộc sống. Thánh Martinô đã không hận đời đen bạc vì bị người cha bỏ rơi, mà trái lại xem đó như một dịp may để cảm thông, để học hỏi và để phục vụ người khác hữu hiệu hơn. "Hạt lúa rơi xuống đất có mục nát đi mới trổ sinh được nhiều bông hạt". Ðó là định luật của cuộc sống. Thập giá trong cuộc sống thường là khởi đầu và cơ may cho một vươn lên cao hơn.
Chúng ta thường chạy đến khẩn cầu với thánh Martinô trong cơn hoạn nạn thử thách, chúng ta cũng hãy noi gương ngài để phó thác cho Tình Yêu quan phòng của Chúa, và nhất là xin Ngài cũng giúp chúng ta luôn biết lấy Tình Thương để thắng vượt những ngược đãi của người đời, cũng luôn biết sẵn sàng phục vụ và phục vụ bằng chính mạng sống của mình.
Trích sách Lẽ Sống
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)