Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXII thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
CA HÁT TRONG PHỤNG VỤ
BÀN VỀ VIỆC CA HÁT NGỢI KHEN THIÊN CHÚA
Khánh Linh
Có lẽ ai cũng công nhận việc thờ lạy, ngợi khen Thiên Chúa qua lời ca tiếng hát là một điều cần thiết và rất đáng nên làm, nhất là trong các Thánh Lễ và nghi thức Phụng Vụ. Chúng ta vẫn thường nghe trích dẫn câu của Thánh Augustinô, “Hát là cầu nguyện hai lần.” Tuy nhiên, chúng ta cũng thường nghe than phiền về việc ca hát trong thánh đường: có khi là ca đoàn hát quá nhiều, hay quá yếu, không làm cho người ta cầm lòng cầm trí cầu nguyện, có khi thì ca đoàn than phiền không được sự hưởng ứng của cộng đoàn trong việc cùng nhau ngợi khen Thiên Chúa. Ở đây, chỉ xin đưa ra một vài nhận xét và mong các bậc thức giả, các ca trưởng, nhạc sĩ và những người thích hát ca, chúng ta chia sẻ và trình bày để có những nhận định để giúp cho việc thực hành trong lãnh vực ca hát của người Công Giáo Việt Nam càng lúc càng được nâng cao, và để việc thờ lạy Thiên Chúa của chúng ta tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Trước hết, phải nói ngay là việc trích dẫn câu của Thánh Augustinô thường không chính xác lắm, thánh nhân có ý nhắc nhở người ca hát Chúa phải cẩn trọng, vì “Hát hay mới là cầu nguyện hai lần” (Bene cantare, bis orare). Nếu hiểu đúng như trên, không phải lúc nào hát cũng là cầu nguyện hai lần đâu. Ở đây có người sẽ thắc mắc ngay, thế nào là hát hay, có phải cứ như ca sĩ chuyên nghiệp mới được? Nếu thế thì tôi đi nhà thờ xin cứ ngậm miệng là chắc ăn, vì giọng nói của tôi còn chưa dám nói là nghe được, huống chi đòi hát hay, lọt tai người khác. Nếu đúng như thế thì chắc đa số giáo hữu nên yên lặng, vì khi mở miệng ca hát thì sẽ mang tội kiêu ngạo, dám nghĩ mình hát hay. Nghệ thuật và thẩm mỹ âm nhạc hẳn còn nhiều điều để học hỏi và bàn thêm, nhưng thiển nghĩ việc hát hay trong nhà thờ không nhất thiết đòi hỏi chúng ta có chất giọng như các ca sĩ chuyên nghiệp.
Điều cần thiết và luôn được Giáo Hội khuyến khích là việc hát cộng đồng. Việc này cần một tinh thần chung: trước hết là mọi người trong cộng đồng dân Chúa cần được ý thức việc ca hát ngợi khen Thiên Chúa là bổn phận của mỗi tín hữu và cũng là lúc cộng đoàn đồng tâm nhất trí nâng tâm hồn lên cùng Chúa trong lời ca tiếng nhạc. Việc hát cộng đồng giúp chúng ta ý thức tinh thần hiệp nhất và tôn trọng nhau. Mọi người sẽ cùng yêu thích hát và nghe người khác hát, sao cho tiếng hát của chúng ta hòa quyện chung với nhau để các giọng hát đừng quá chênh lệch, lạc điệu, chạy tông. Nếu giọng ca của ta quá to, át tiếng người khác, hoặc ngược lại, quá nhỏ chỉ để như nhấp nháy đôi môi thì rõ ràng chúng ta chưa hát cộng đồng. Hơn nữa, việc hát này nhằm mục đích thờ lạy và ca tụng Thiên Chúa, tức là cầu nguyện, thì tâm hồn chúng ta trước tiên phải có một tinh thần cầu nguyện thưa cùng Thiên Chúa. Mà muốn được như thế, để có thói quen chuẩn bị chu đáo dâng thánh lễ sốt sắng, rất nên dành ra ít phút trước thánh lễ tập dợt lại các bài ca, đáp ca sẽ hát trong thánh lễ. Một số nhà thờ có thói quen rất tốt là dành ra chừng 5-10 phút trước thánh lễ để tập cho cộng đoàn hát chung, có nơi lại còn chuẩn bị các bài hát in sẵn, có khi có cả nốt nhạc đi kèm, hoặc chiếu trên màn hình, đặt bài hát trên giá cao để cộng đoàn đều nhìn rõ và hát theo. Rõ ràng bên cạnh việc chuẩn bị ca hát cho xứng đáng, linh mục quản xứ và ban Phụng Vụ đang giúp nâng cao trình độ của người giáo dân trong việc hiểu thêm về Phụng Vụ, ý thức trách nhiệm và bổn phận của người tín hữu trong việc cùng hiệp lòng thờ lạy ngợi khen Thiên Chúa qua lời ca tiếng hát, một việc làm rất quan trọng và đáng được cổ võ.
Trên đây nói về vai trò của cộng đoàn, bên cạnh đó chúng ta phải chú ý nhiều đến vai trò của ca đoàn, ban nhạc và người ca trưởng. Nếu ca đoàn tự phụ, nghĩ rằng chỉ có ta mới hát và phục vụ cộng đoàn (thì cũng là đúng chứ không sai), nhưng không mời gọi hoặc khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đoàn cùng ca hát thì vô hình chung, chính mình thì đang đi ngược lại hoặc thiếu sót với tinh thần phụng vụ của Giáo hội. Ban nhạc hay nhạc công chơi phong cầm, organ cũng cần chú ý vì không khéo thì việc đệm nhạc của chúng ta sẽ làm ngáng trở việc ca hát hơn là đệm để nâng cao tiếng hát. Cũng công nhận có nhiều nhạc công, ban nhạc sử dụng các nhạc khí, đệm đàn rất nhuần nhuyễn, và nếu như ca đoàn hay cộng đồng hát quá yếu thì chúng ta dễ bị cám dỗ, “thà nghe nhạc còn hơn”, nhưng nói là cám dỗ, vì nếu chiều theo ý thích cá nhân, thì vô tình chúng ta đã quên mất là mọi người chúng ta cùng đồng thanh để thờ lạy ca tụng Chúa, không chỉ nhạc công hay ban nhạc. Hiểu như thế thì chúng ta mới thấy việc thờ lạy Thiên Chúa bằng ca hát cộng đồng là quan trọng, nếu không thì cha sở chỉ cần thuê một ban nhạc hay một one-man band giúp trong thánh lễ, như là giúp vui cho tiệc cưới là được rồi. Ca trưởng cũng giữ một vai trò quan trọng. Nếu như linh mục phải chuẩn bị bài giảng, và tâm hồn dâng Thánh lễ cho xứng đáng và sốt sắng, thì người ca trưởng cũng phải chuẩn bị chu đáo để mang trong tâm hồn mình tinh thần cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa khi làm công việc của mình. Đây không phải chỉ là một việc làm thuần tuý có tính nghề nghiệp chuyên môn. Người ca trưởng cần phải là một người tín hữu chân thành, nếu không nói là còn phải ý thức sâu xa hơn những tín hữu chỉ đến nhà thờ dâng thánh lễ hàng tuần. Vì có trách nhiệm hướng dẫn và phục vụ cộng đồng dân Chúa trong lãnh vực thánh nhạc, y như là linh mục trong vai trò thiêng liêng và thay mặt Chúa Giêsu và cộng đồng dân Chúa để tế lễ. Việc ca hát hoà âm nhiều bè cũng phải chú ý sao cho đạt hiệu quả, và công việc này là của người ca trưởng. Tiếng Việt có dấu thanh, và việc đặt dấu thanh rất quan trọng trong việc giữ cho các bè được cân đối và hòa điệu. Lấy ví dụ như chữ “Thiên” trong Thiên Chúa, nếu phải hát nhiều bè, mà ca trưởng để cho một giọng nào trổi vượt không đúng chỗ thì thay vì “Thiên”, chúng ta có khi phải nghe “Thiền, Thiện, Thiển” hoặc tệ hơn là “Thiến.” Là người Việt, nghe quen nên đôi khi chúng ta không để ý, nhưng ai đã học ngoại ngữ, thường chú ý về thanh điệu, hay nghe người ngoại quốc phát âm như thế thì không thể phì cười. Mà trong tâm tình thờ lạy Thiên Chúa thì việc cười cợt như thế thật không nên có, nếu không nói là bất xứng.
Nói đến cộng đoàn, ca đoàn, ca trưởng, nhạc công mà không nói đến nhạc sĩ sáng tác thì cũng có vẻ bất công, nên xin đóng góp vài nhận xét. Các nhạc sĩ Việt Nam chúng ta, ngoại trừ những vị có hiểu biết Thánh Kinh và được đào tạo đúng cách, phần lớn soạn nhạc theo ngẫu hứng, ít ai sử dụng Thánh Vịnh, Lời Chúa vào việc sáng tác âm nhạc. Đây là một điều đáng tiếc. Đành rằng không thiếu những bài hát ngẫu hứng không dựa vào Thánh Kinh cũng rất hay, nhưng phần lớn các bài này rơi vào những tình cảm ủy mị, ướt át hay lên gân, và thậm chí sai cả tín lý, đi ngược lại Lời Chúa. Có nhạc sĩ cho rằng lời Thánh Kinh quá quen thuộc, nhàm chán nên không có “hứng” sáng tác. Nói như vậy thật ra chỉ vì họ chưa thật sự dành thời gian để tiếp xúc với nội dung Thánh Kinh mà thôi. Ai có dịp đi nước ngoài, hay học hỏi âm nhạc của các Giáo Hội ngoại quốc, cộng đoàn như Taizé, thì đều thấy phần lớn những tác phẩm âm nhạc đều dựa vào Lời Chúa nhưng rất độc đáo, và khi hát lên thì sự rung cảm và tinh thần hiệp nhất của Giáo Hội được nâng cao rất nhiều. Bạn cứ nghĩ, câu, lời tôi đang hát đây đã được toàn Giáo Hội, dù là Công Giáo hay Tin Lành, hay Chính Thống Giáo đã, đang, và sẽ cùng tôi hát ca tụng, thờ lạy, cầu nguyện cả ngàn năm rồi, mà bây giờ tôi cũng hát, dĩ nhiên bằng ngôn ngữ nước tôi, với cung điệu rất riêng biệt. Chỉ riêng nghĩ đến điều này cũng làm cho chúng tôi xúc động và chỉ biết dâng lời tạ ơn.
Một nhận xét nữa dành cho các nhạc sĩ sáng tác. Không biết các bạn có quá Tây, Mỹ khi viết những câu nhạc như, “Này Chúa hỡi, sao Ngài không đến viếng thăm con.” Những chữ như “hỡi”, “hãy” và “viếng thăm” theo thiển ý, chúng ta không thể dùng trong ngôn ngữ Việt Nam để nói với người lớn hơn. Cứ thử thay chữ “Chúa” trong câu trên bằng chữ “Cha, Mẹ, Anh, Chị” thì đều không nghe ổn, huống chi là nói với Chúa. Rất nhiều bài hát ca tụng Chúa, Đức Mẹ đầy những chữ “hãy” thật chẳng ra làm sao cả. Tôi thích bài hát “Đây là Chiên Thiên Chúa” trong bộ lễ Vào Đời của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm, nhưng phần đông một số ca đoàn không hát đúng điệu nhạc; thêm vào đó, khi nghe “Xin Ngài hãy thương chúng con” thì không khỏi tiêng tiếc thế nào ấy. Nếu có thể bỏ toàn bộ những chữ “hãy” trong bài, giữ nguyên điệu nhạc, thấy có lẽ “hay hơn”. Riêng cá nhân người viết, mỗi lần hát đến đó, là tự động im không hát những chữ “hãy”…bài hát vẫn chuyển tải được trong cùng điệu nhạc tâm tình khiêm tốn của người tín hữu cầu nguyện cùng Thiên Chúa.
Trình bày những thao thức và suy nghĩ trên đây xin nhằm mục đích chia sẻ, mong có thêm những bài viết đóng góp về việc liên quan đến các nghi thức cử hành phụng vụ, đặc biệt là trong nghệ thuật thánh nhạc, để cùng nhau đóng góp vào ngôn ngữ và âm nhạc nhà đạo cho mỗi ngày thêm phong phú, và nâng người tín hữu chúng ta lên trong tâm tình thờ lạy, ngợi ca và cảm tạ Thiên Chúa. Mong nhận được nhiều đóng góp, chỉ giáo, chia sẻ●
(nguồn : Maranatha VN)
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXI TN NĂM A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXI thường niên năm A.
Cha giáo G.Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha giáo G.Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN A (Mt 16, 13-20)
PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CƠ THỂ
Có một người mẹ trẻ thường hay đố đứa con gái rằng: “Phần nào trong cơ thể quan trọng nhất?”. Em trả lời âm thanh là quan trọng nhất nên đôi tai là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Thế nhưng người mẹ lắc đầu bảo rằng: “Có rất nhiều người điếc, họ không cần âm thanh”. Một thời gian sau, người mẹ lại hỏi và lúc này đứa bé đã lớn hơn một chút nên nó nhận xét: hình ảnh là quan trọng nhất trong cuộc sống nên đôi mắt là phần quan trọng nhất. Người mẹ âu yếm nói với con: “Nhiều người mù họ không cần hình ảnh. Đôi mắt vẫn chưa phải là cần thiết nhất. Con hãy tiếp tục suy nghĩ”. Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Sự kiện được tiệp tục nhiều năm tháng trôi qua, cho tôi hôm ông nội của đứa trẻ qua đời. Người mẹ dẫn con lại chào ông nội lần cuối và nói rằng: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Đứa con ngạc nhiên vì câu hỏi của mẹ trong lúc này, nó tưởng rằng đây chỉ là trò đùa giữa hai mẹ con, nhưng người mẹ trịnh trọng nói: “Phần quan trọng nhất trên cơ thể con người chính là đôi vai. Vì đó là nơi người thân có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một đôi vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai để con có thể ngả đầu vào. Hôm nay gia đình chúng ta đã mất đi đôi vai của người cha, người ông. Một con người mà cả gia đình đã nương tựa nay đã không còn”.
Vâng, phần quan trọng nhất của con người không phải là phần để cho mình mà là để cho tha nhân. Vì thế, một con người quan trọng trong xã hội là một con người có ích cho người khác. Một người được yêu mến và quý trọng không phải vì địa vị hay chức quyền mà là vì sự đóng góp của họ với cộng đồng nhân loại.
Hôm nay, sau lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô, Chúa đã đặt Phê-rô làm đá tảng của Giáo hội. Chúa không bảo Phê-rô trở thành một cục đá vô hồn mà là một viên đá sống động, một chỗ dựa cho các tông đồ và cho toàn thể giáo hội. Phê-rô phải là một tảng đá có một đức tin vững chắc đến nỗi không có gì lay chuyển nổi mới có thể bảo vệ và gìn giữ Giáo hội. Chúa cũng biết con người Phê-rô còn đầy bất toàn, yếu đuối, nhưng Chúa cũng nhận thấy Phê-rô có một tấm lòng nhiệt thành theo Chúa. Ông mến Chúa. Ông luôn mong muốn hoàn thiện đời mình. Ông đã từng vấp ngã, nhưng ông mau làm lại cuộc đời. Chúa chọn ông không vì tài năng đức độ, nhưng vì lòng chân thành của ông. Chúa dùng ông, một con người đã từng vấp ngã để có thể nâng đỡ đức tin còn yếu kém nơi anh em. Chính Chúa đã từng nói với Phê-rô: “khi nào con trở về, con hãy củng cố đức tin anh em con”.
Hôm nay, Chúa vẫn mời gọi chúng ta hãy trở nên những viên đá sống động để xây dựng Giáo hội. Tuy nhiên, mỗi người một khả năng, mỗi người một hoàn cảnh, Chúa mời gọi chúng ta hãy biết tự xây dựng đời mình bằng những vật liệu mà chúng ta đang có để trở thành những viên đá hữu ích cho tha nhân. Đặc biệt là cho gia đình chúng ta đang sống. Có nhiều người nghĩ rằng : mình phải làm ông này bà nọ mới có thể cống hiến cho tha nhân. Đó là chuyện của tương lai, nhưng ngay hôm nay, chúng ta hãy biết vận dụng những khả năng, hoàn cảnh Chúa ban để giúp đời, để cứu đời, để xoa dịu nỗi đau cho những người chung quanh, để trở nên điểm tựa cho anh chị em chúng ta.
Nếu chúng ta là người chồng hay người vợ: hãy đưa vai gánh lấy cuộc đời nhau. Hãy là điểm tựa để nâng đỡ chia sẻ buồn vui và cùng dìu nhau qua những thăng trần của dòng đời.
Nếu chúng ta là người cha, người mẹ: hãy là điểm tựa cho con cái. Hãy sống vì gia đình, vì con cái mà quên đi những niềm vui riêng của mình. Hãy chu toàn bổn phận của mình để xứng đáng là núi thái sơn, là biển rộng bao la cho con cái hưởng nhờ sự ấm áp, sự chở che của tình cha nghĩa mẹ.
Nếu chúng ta là con cái trong gia đình: hãy gánh vác trách nhiệm với gia đình. Hãy quan tâm tới gia đình, đừng vì sự lười biếng, cẩu thả của mình mà trở thành gánh nặng cho gia đình.
Nếu chúng ta là thành viên trong cộng đoàn nhân loại: hãy chung vai góp sức xây dựng hoà bình. Hãy hỏi với lòng mình: “Tôi đã làm gì cho thế giới này được tốt đẹp hơn?”. Hãy biết dùng cuộc đời nhỏ bé của mình để trở nên những viên gạch xây dựng thế giới này mỗi ngày hạnh phúc và an khang hơn.
Trong cuộc sống không có việc gì là việc tầm thường đến nỗi không đáng cho chúng ta làm mà chỉ có những con người tầm thường khi thiếu trách nhiệm với gia đình và xã hội. Có thể công việc của chúng ta thật bé nhỏ, thật âm thầm nhưng nó lại thật cần thiết cho gia đình và xã hội. Tựa như viên đá góc tường nhỏ bé nhưng không thể thiếu khi muốn xây dựng ngôi nhà cao rộng hơn.
Tuy nhiên, muốn trở thành chỗ dựa cho tha nhân, chúng ta cần phải biết xây dựng đời mình trở nên những viên đá vững chắc, nghĩa là mỗi người cần biết rèn luyện đức hạnh đời mình trên nền móng Lời Chúa và phải được tôi luyện hằng ngày qua việc tìm kiếm và thực thi thánh ý Chúa. Đó chính là người khôn ngoan. Vì kẻ khôn ngoan là người biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa, cho dù có gặp thử thách, gian truân, tựa như nước lũ ngập tràn cũng không lay chuyển. Còn kẻ thiếu đức hạnh, thiếu nền tảng Lời Chúa, không chỉ làm hỏng đời mình mà còn gây tai hoạ cho biết bao người khác, vì “mù dắt mù cả hai sẽ rơi xuống lỗ”.
Xin Chúa giúp chúng ta biết uốn nắn đời mình trở thành những viên đá sống động và hữu ích cho gia đình và những người chung quanh. Amen
(nguồn : tinmung.net)
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI VÀ CA ĐOÀN ĐỨC MẸ 15-8-2011
;
Vào lúc 17g20 ngày 15-8-2011 Giáo xứ Thuận Phát đã tổ chức Cuộc Rước Tượng Đức Mẹ chung quanh nhà thờ trước khi cử hành Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Sau khi Cha Chánh Xứ xông hương Tượng Đức Mẹ, mặc dù trời vẫn còn mưa nhỏ nhưng cộng đoàn với lòng Kính Mến Đức Mẹ, đã tham gia cuộc Rước một cách sốt sắng dưới mưa.
Cha giáo G.Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Giáo họ Đức Mẹ Lên Trời đã tổ chức Dâng Lễ Vật trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa và Kính Đức Mẹ nhân ngày cử hành Năm Thánh và Mừng Lễ Bổn Mạng giáo họ.
Ca đoàn Đức Mẹ hát Lễ.
19g30 cùng ngày, giáo họ Đức Mẹ Lên Trời đã tổ chức giờ Kinh tối Kính Đức Mẹ theo truyền thống hằng năm tại nhà Bà Catarina Trần Thị Hồng Đào, Trùm phó giáo họ. Cha Chánh xứ, HĐMVGX, ca đoàn Đức Mẹ và cộng đoàn đã đến tham dự giờ Kinh thật sốt sắng.
Sau giờ Kinh ông Antôn Phạm Quang Hùng, trưởng giáo họ nói lời cám ơn Cha Chánh xứ, HĐMVGX, và cộng đoàn đã đến tham dự Thánh Lễ mừng Bổn Mạng giáo họ và không ngại trời mưa đã đến tham dự giờ Kinh Kính Đức Mẹ, cầu nguyện cho các gia đình trong giáo họ, và các vị đã qua đời. Và ông mời mọi người dùng bánh nước chung vui với giáo họ nhân ngày vui mừng bổn mạng.
HÌNH GIỜ KINH TỐI
LỜI CÁM ƠN CỦA ÔNG TRƯỞNG GIÁO HỌ.
Hữu Toàn.
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX TN NĂM A
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XX thường niên năm A.
Cha Phêrô Đinh Sơn Hùng, Chánh xứ giáo xứ Chợ Bưng, Giáo phận Mỹ Tho dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Phêrô Đinh Sơn Hùng, Chánh xứ giáo xứ Chợ Bưng, Giáo phận Mỹ Tho dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN A (Mt 15, 21-18)
CHỨNG NHÂN BẰNG CUỘC SỐNG
Lm. Đinh Quang Vinh
Sau buổi cơm chiều, vị linh mục già với tràng chuỗi trên tay đang gõ đều những nhịp chân trên dãy hành lang của nhà xứ. Bỗng một loạt chuông dài từ phía cổng vang lên, không chút đắn đo, vị linh mục tiến về cổng chính. Cánh cửa bật mở, một khuôn mặt thật tiều tụy xuất hiện, kèm theo lời kêu cứu: "Linh mục ơi! Xin cứu gia đình con với"; với giọng ôn tồn ngài nói: "Mời chị vào phòng khách, có điều chi hãy từ từ giải bày". Đón lấy ly nước mát lạnh từ tay ngài, người phụ nữ chỉ nhấp đôi chút và vội vàng cất tiếng với giọng nói thật thống thiết: "thưa linh mục, xin ngài cứu gia đình con với, xin cứu người chồng đáng thương của con. Anh ấy ngã bệnh đã hai năm nay, con đã cố gắng hết sức mình, ngay cả gia tư vốn liếng con cũng chẳng tiếc chi. Nhưng cho đến nay, mọi chuyện như muối đổ bể: bệnh tình của nhà con chẳng đỡ chút nào, còn gia đình con thì lại rơi vào khánh kiệt". "Vậy giờ đây chị muốn tôi giúp gì cho chị? Chị cứ nói, trong khả năng của tôi, tôi xin sẵn sàng giúp chị", vị linh mục cất tiếng nói. Xúc động bởi sự chân tình của vị linh mục trong tiếng nghẹn ngào chị ta bộc bạch: "thưa linh mục, gia đình con là gia đình cách mạng, chúng con là những đảng viên, tuy chúng con không biết về Chúa, cũng chẳng quen biết linh mục, nhưng nhờ những người hàng xóm Công Giáo gần nhà giới thiệu, cho nên con mạnh dạn đến đây để nhờ linh mục cầu nguyện cho nhà con qua khỏi cơn nguy biến này". Vẫn với giọng nói thật chân tình, vị linh mục hỏi: "Chị tin vào lời cầu nguyện của tôi ư?" chị đáp lời: "Thưa linh mục, giờ con biết làm gì hơn ngoài điều này; vả lại có tin con mới đến đây để cậy nhờ linh mục". "Thế thì chị hãy an tâm, tôi hứa ngay từ chiều hôm nay sẽ cầu nguyện cho chồng của chị". Cảm động bởi tấm lòng cao thượng của vị linh mục, chị ta còn chỉ biết tạ ơn và cáo biệt ngài ra về cho kịp chuyến xe chiều. Hai tháng sau, người phụ nữ ấy trở lại với người chồng của mình để tạ ơn vị linh mục. Và cũng từ đó khơi mào cho hành trình niềm tin của hai vợ chồng.
Câu chuyện trên đây cũng phần nào diễn tả Lời Chúa ngày hôm nay: Niềm tin của người phụ nữ xứ Ca-na-an. Người phụ nữ ấy đã tin vào Đức Giêsu Kitô: Lạy Ngài là Con Vua Đa-vít (Mt 15, 22); dẫu chỉ nghe nói về Ngài qua những người chung quanh. Niềm tin ấy được diễn tả ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi Đức Kitô nói với chị ta: "không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con" (c.26). Đáp lời Ngài, chị ta nói: "thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống". Đây phải chăng là lời vặn vẹo hay tranh luận với Chúa Giêsu? Thưa không, lời nói của chị đượm nét khẩn cầu của một kẻ đầy lòng khiêm nhường, cúi mình trước Đấng Tối Cao; chính câu trả lời của chị như thêm một lần nữa xác tín niềm tin của mình vào Con Vua Đavít, vì chị tin rằng Ngài luôn thương đến những kẻ mọn hèn, dẫu cho là những chú "chó con" (ngôn từ mà người Do Thái thời xưa dùng để ám chỉ dân ngoại). Đọc được những tâm tình sâu thẳm ấy, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương và chữa lành cho con gái chị.
Lời Chúa hôm nay còn muốn diễn tả sứ vụ của Đức Kitô: Được sai đến với những chiên lạc nhà Ít-ra-en (c.24). Thực vậy, có những con chiên mà đôi lúc do những hiểu lầm hoặc chưa được nghe Lời Chúa đã không ở trong một đàn. Trong và qua Tình Yêu Thập Tự Đức Kitô đã muốn quy tụ tất cả về trong một đàn chiên duy nhất, sống sự hiệp thông, tình yêu, bình an; Ngài muốn dẫn đưa tất cả chúng ta lên Núi Thánh Ngài (Is 56, 7). Sứ vụ ấy được ủy thác lại cho các Tông Đồ khi Ngài về trời, và cho chính mỗi người chúng ta, những thành phần của Hội Thánh (Đến với muôn dân, 2).
Trăn trở trước sứ vụ thật cao cả ấy, đôi lúc chúng ta cũng tự đặt câu hỏi cho mình: "Đâu là cách thế để loan báo Tin Mừng cho thế giới ngày nay?". Tôi muốn mượn lời của ĐGH Gioan Phaolô VI để trả lời cho vấn nạn này: "Người đương thời sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy", thế nên "Tin Mừng trước tiên phải được công bố bằng cách làm chứng, một đời sống làm chứng bao hàm sự hiện diện, chia sẻ, liên đới" (Loan báo Tin Mừng, 21;41).
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta những bài học quý giá. Qua hình ảnh người phụ nữ xứ Ca-na-an ta học được bài học về sống niềm tin. Chính niềm tin hun đúc và giúp chúng ta bước đi cách vững chắc trong hành trình hướng về quê trời, dẫu cho hành trình đó còn vương đầy sỏi đá; chính lối sống tín thác vào Đức Kitô, khiến ta trở thành những chứng nhân sống động của Tin Mừng, của tình yêu: rao giảng không những bằng lời nói, nhưng còn bằng chính đời sống. Thiết nghĩ khi thực thi được những điều đó ta đã thực thi phần nào sứ mạng mà Chúa uỷ thác cho mỗi người chúng ta.
(nguồn : tinmung.net)
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
KHAI GIẢNG LỚP NHẠC LÝ - XƯỚNG ÂM CĂN BẢN
Trước tình hình giáo xứ ngày càng phát triển, sinh hoạt mục vụ ngày càng nhiều, đặc biệt là các sinh hoạt cần đến yếu tố ca hát như các cử hành phụng vụ, dạy giáo lý, sinh hoạt của các đoàn thể... đòi hỏi người phụ trách, người tham gia phải có sự hiểu biết nhất định về âm nhạc để có thể giúp cho cộng đoàn ngày càng tốt hơn, giáo xứ Thuận Phát đã mở lớp dạy Nhạc Lý và Xướng Âm căn bản, khai giảng vào lúc 19g30 ngày Thứ Sáu 12.8.2011.
Cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ, đã đến tham dự Nghi Thức Khai Giảng và nói chuyện với các học viên. Cha hoan nghênh các học viên đã rất nhiệt thành trong các công việc của giáo xứ, đã hy sinh thời giờ để tham gia các Ca Đoàn, tham gia Ban Giáo Lý, Huynh Trưởng, theo học lớp Đệm Đàn Nhà Thờ... và giờ đây lại hy sinh thêm thời giờ để theo học lớp Nhạc Lý Xướng Âm này. Cha nhắn nhủ các học viên hãy cố gắng theo học đầy đủ các tiết học để trước nhất là giúp cho bản thân mình có được một kiến thức căn bản về âm nhạc để từ đó giúp cho cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Chúa, như lời thánh Augustinô "Hát hay là cầu nguyện hai lần".
Kết thúc phần nói chuyện với học viên, Cha kể câu chuyện về thánh Augustinô, khi thánh nhân còn đang trong thời kỳ ăn chơi sa đọa, một hôm đi ngang qua nhà thờ tình cờ nghe được bài hát mà cộng đoàn trong nhà thờ đang hát... Từ đó đánh động tâm hồn thánh nhân, Ngài quyết định ăn năn hối cải trở về với Chúa và sau này đã trở thành vị thánh vĩ đại.
Được biết, học viên của lớp là ca viên các ca đoàn, các giáo lý viên, các huynh trưởng, các học viên đang học Đệm Đàn Nhà Thờ, số lượng trên 40 người, sẽ học 17 tuần, mỗi tuần 1 buổi vào tối Thứ Sáu. Cuối khoá học viên sẽ được làm Bài Kiểm Tra để xét cấp Giấy Chứng Nhận.
Hữu Toàn & Anh Tuấn
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011
THƯƠNG TIẾC LINH MỤC GIUSE ĐINH HUY HƯỞNG
Nhớ một buổi chiều bất ngờ, cha Giuse về đến xóm tôi ở miền quê nghèo, ghé thăm một gia đình nghèo. Tôi cũng không hiểu do đâu mà cha biết gia đình này đông con, lao động vất vả, con hiếu học, và nghèo. Cha vào nhà, xin ăn một bữa cơm dưa muối. Bà N vừa lạ lùng vừa bỡ ngỡ: “Thưa Cha, nhà con có gì ăn đâu”. “Tôi xin ăn một bữa dưa muối mà. Cứ cho đi”. Cha dùng cơm tối với gia đình, thật đơn giản: một đĩa trứng, một đĩa rau, một chén cà, một chén mắm nêm. Dùng cơm xong, Cha nói là về nhà xứ thăm cha Phêrô. Tối hôm ấy cha nghỉ ở nhà xứ. Sáng hôm sau, Cha đi đâu không biết, chỉ biết là có người chở đến cho Bà N một bao gạo. Chúa nhật, đi lễ, tôi nghe Cha sở Phêrô có lời cảm ơn Cha Giuse về khoản trợ giúp cho những người nghèo trong xứ.
Tôi gọi Cha Giuse là Bạn Của Người Nghèo, vì được biết, suốt đời Cha quan tâm cách đặc biệt đến người nghèo - những người nghèo ngay trong thành phố sang trọng, những người nghèo ở các giáo phận xa xôi, những người nghèo cần sự quan tâm và sự chia sẻ nơi những trại cùi, viện mồ côi, nhà tình thương, nhà dưỡng lão… cả những học sinh sinh viên nghèo thiếu tiền ăn học, cả những chủng sinh nữ tu nghèo và cả những tổ chức văn học, y tế nghèo cha đều quan tâm và tìm cách trợ giúp.
Quỹ Bác Ái Du Sinh gần như rất âm thầm đồng hành và lớn lên trong suốt cuộc đời Cha Giuse. Âm thầm cả cách nhận và cả cách cho. Thế mà từ Nam chí Bắc, đâu đâu cũng đậm dấu ấn “bữa cơm của người nghèo” - những bữa cơm có thịt có cá, thay cho những bữa cơm dưa muối, cà mắm nêm mặn điếng. Cha vẫn đi và đến đúng địa chỉ của những người nghèo, bạn chí thiết của Chúa Giêsu, và phân phát lương thực phần xác, niềm ủi an phần hồn cho họ. Sau những chuyến đi của Ngài về Phan Thiết, lên Lâm Đồng, xuống tận Long An, ra mãi tới Lạng Sơn Phát Diệm… không nghe thấy ai nói gì, cũng không rêu rao thông truyền việc của tay phải làm.
Mãi đến những năm sau này, khi căn bệnh của Ngài không cho phép Ngài lưu diễn tình bác ái khắp nơi, Ngài đành rút về Trụ Sở Phát Diệm để tổ chức “quán cơm phục vụ miễn phí” cho người nghèo mỗi tuần ba bữa cơm trưa, mỗi bữa khoảng 250 xuất cơm ngon lành hơn bữa cơm thường nhật. Và nếu trước đây, Ngài âm thầm đến với người nghèo thế nào, thì hôm nay, bên cạnh Ngài có đến hơn 20 anh chị em được Ngài nhận làm môn sinh của lòng bác ái, cũng âm thầm chuyên lo cơm nước cho những người nghèo trong tinh thần phục vụ cách nhưng không, nhưng rất nhiệt thành vì tình yêu mến. Trong bếp của Quán Cơm Phục Vụ Miễn Phí , có những câu Lời Chúa thật sống động: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9, 12); “Đức Tin không có việc làm là Đức tin chết” (Gc 2, 17), “Thiên Chúa hằng thương và nhận lời kẻ khốn khổ nài van, và ban cho người đói khát được no đầy” (lời cầu kinh chiều thứ 6, tuần I); “Thứ nhất cho kẻ đói ăn, thứ hai cho kẻ khát uống” (Kinh Thương Xác Bảy Mối)
Những câu Lời Chúa này hẳn đã là linh đạo của đời Cha, và cũng là linh đạo cho tất cả những anh chị em phục vụ. Thật đáng quí thay!
Người nghèo cần có cái ăn. Nhưng người nghèo còn cần cái mặc, cần cái thuốc để chữa bệnh. Ý tưởng ấy khai sinh “phòng khám bệnh phát thuốc miễn phí” cũng ngay trong Trụ Sở Phát Diệm, tại Gò Vấp. Mỗi tháng một lần, Ngài mời nhiều Bác Sĩ giỏi về khám bệnh và cấp thuốc cho bệnh nhân. Các Bác Sĩ không phân biệt tôn giáo, có cơ hội làm việc Bác ái theo cách Bác Ái Kitô Giáo: nhiệt tình cho đi mà không đòi nhận lại, cả chút lương bổng đến lời chúc khen ca tụng.
Mấy ngày cuối cùng ở Bệnh viện 175, chống chọi với những cơn đau khủng khiếp, thế mà, Ngài vẫn mãi nghĩ đến những người nghèo, thăm hỏi việc lo cho người nghèo, đôn đốc thúc giục anh chị em chu toàn bổn phận của Đức Ái, và nhất là trong Di chúc, có để lại một điều lạ lùng: “Xin tổ chức đám tang Cha thật đơn giản, dành tiền lo cho người nghèo”.
Đó là ý của Cha Giuse, di chúc của Cha Giuse. Nhưng ai có thể cấm cản nỗi tình mến thương, lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn, và nhất là lời ca tụng Thiên Chúa đã ban cho cuộc đời một linh mục không chỉ làm lễ trên bàn thờ, mà còn tế lễ mình mọi lúc mọi nơi để trở nên của nuôi sống phần xác phần hồn cho đoàn dân Chúa.
Vì thế, hai ngày 9 và 10-8-2011, Trụ Sở Phát Diệm đã trở thành một điểm đến của muôn lòng biết ơn: biết ơn Cha Giuse và biết ơn Thiên Chúa. Đến kính viếng xác Ngài, đã có Đức Hồng Y, nhiều Giám Mục, có những GM ở tận Giáo Tỉnh Hà Nội, các Hội Dòng, các linh mục tu sĩ, giáo dân… và không thiếu những người nghèo của Thiên Chúa, những người được cha quan tâm từng bữa ăn đã đến dâng lên Cha những bông hoa, những lẵng hoa, những tâm tình quí mến, ngưỡng mộ, biết ơn Cha Giuse: Bạn Của Người Nghèo.
Thiết tưởng, những thánh lễ sốt sắng ngay trước thi hài của Cha, những tình cảm quí mến của nhiều thành phần Dân Chúa dành cho Cha, những vòng hoa kính viếng, những giọt lệ tiếc thương, những hy sinh cho cuộc tang lễ…. là phần thưởng cho Cha Giuse một đời vì yêu người nghèo. Nhưng, phần thưởng lớn nhất mà chúng con tin tưởng do lòng thương vô biên của Chúa, chính là lời của Chúa Giêsu mời gọi Cha vào hưởng niềm vui Thiên quốc: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Lc 25, 34-36).
Xin Chúa lòng lành tha thứ cho Cha những lỗi phạm, những thiếu sót, và ban thưởng cho Cha trên Nước Trời.
PM. Cao Huy Hoàng, 10-8-2011
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
HIỆP THÔNG
HIỆP THÔNG
Kính thưa Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng Đoàn,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Thuận Phát vừa được tin :
Cha Giuse ĐINH HUY HƯỞNG
Giám đốc Trụ sở Phát Diệm
Sinh ngày 06.5.1940 tại Trì Chính, Phát Diệm
(những năm đầu khi Cha Cố Antôn mới thành lập Giáo xứ,
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 01h40' ngày 09.8.2011
Hưởng thọ 71 tuổi với 42 năm Linh mục.
(những năm đầu khi Cha Cố Antôn mới thành lập Giáo xứ,
lúc đó Cha Giuse đang là thầy,
học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Saigon
đã nhiều lần đến giúp Cha Cố Antôn trong công việc mục vụ của giáo xứ)
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 01h40' ngày 09.8.2011
Hưởng thọ 71 tuổi với 42 năm Linh mục.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thánh lễ nhập quan lúc 16h00,
Thứ Ba 09.8.2011 do ĐGM Phát Diệm chủ sự.
Linh cửu quàn tại Trụ sở Phát Diệm,
212 Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, Tp.HCM.
Thánh Lễ An Táng đồng tế lúc 09h00
Linh cửu quàn tại Trụ sở Phát Diệm,
212 Lê Đức Thọ, P.15, Q.Gò Vấp, Tp.HCM.
Thánh Lễ An Táng đồng tế lúc 09h00
Thứ Năm 11.8.2011
Sau đó mai táng tại Đất Thánh Trụ Sở Phát Diệm.
Xin Quý Cha, Quý Tu Sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Giuse sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
Kính Báo
TIỂU SỬ CHA GIUSE ĐINH HUY HƯỞNG
Sinh ngày 06.5.1940 tại Trì Chính, Phát Diệm, Ninh Bình.
1955 - 1962 : Học tại Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô, Phú Nhuận.
1962 - 1969 : Học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Saigon.
29.4.1969 : Thụ phong Linh Mục tại Saigon
(Linh mục gốc Phát Diệm, nhập Giáo Phận Mỹ Tho và Saigon)
1969 - 1972 : Phụ tá Giáo xứ Rạch Cầu, Mỹ Tho.
1972 - 1975 : Tuyên Úy tại Hậu Nghĩa.
1975 - 1985 : Lao động.
1985 - 1994 : Nghỉ ngơi.
1994 - 2009 : Chánh xứ Giáo Xứ Đức Tin, Giáo hạt Gò Vấp, Saigon.
2009 - 2011: Giám Đốc Trụ Sở Phát Diệm, Xóm Mới, Gò Vấp.
Đôi Nét Về Linh Mục Giuse Đinh Huy Hưởng
(theo Cha Giuse Phạm Bá Lãm)
Ngài có tài ngoại giao, được nhiều tổ chức bác ái xã hội thế giới tín nhiệm, ngài giới thiệu và giúp cho nhiều công trình của các giáo phận, các nhà thờ và các cộng đoàn. Ngài tham gia cứu trợ khắp nơi, chăm lo người nghèo, người khuyết tật, người cơ nhỡ, người bị HIV... Ngài được đề cử làm Trưởng Ban Bác Ái Xã Hội Saigon, mở nhiều khoá học huấn luyện, mở nhiều thí điểm, hỗ trợ các công trình công ích...
Về mục vụ giáo xứ, ngài hết sức tận tâm và tận lực. Một giai thoại : vào năm 1994 Gx. Đức Tin kể như bỏ trống với một hiện tượng lạ : một cha 'bỏ Đức Tin' (đi xứ khác), một cha được bài sai mà không chịu nhận, nên được gọi là cha 'chối Đức Tin', Đức Cha Huỳnh Văn Nghi lúc đó làm Giám Quản Saigon đã mời gọi và cha Hưởng vâng lời, nên được tiếng là 'nhận Đức Tin' ! Ngài xây dựng cộng đoàn và xây dựng nhà thờ, nhà xứ... phát triển giáo xứ, nhất là về mặt bác ái từ thiện...
Dù đau yếu, nhưng đáp lời mời gọi của ĐGM Phát Diệm, ngài đã hy sinh nhận chức Giám Đốc Trụ Sở Phát Diệm từ ngày 29.4.2010 đến nay chỉ có 15 tháng mà làm việc 'trối chết'. Ngoài việc phục vụ các cha hưu, ngài tổ chức lễ cầu cho các vị an nghỉ trong đất thánh của Trụ Sở (27.11.2010), tổ chức Quán ăn miễn phí cho người nghèo, xây đài thánh Giuse, mới đây (01.6.2011) khánh thành Hoa viên Mân Côi và thang máy, đang xây dở dang dẫy nhà mặt tiền... Có cảm tưởng như ngài đoán trước thời gian như co rút lại, nên phải tận dụng làm được càng nhiều càng tốt. Nay Chúa đã cho Ngài được nghỉ ngơi. Tên là Hưởng nhưng chưa hưởng gì, nay mới thực sự được hưởng, hưởng thọ và hưởng phúc, lộc trên thiên đàng.
(nguồn : WGPS)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)