Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM ĐỨC TIN 2012 - 2013

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2012 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (3)

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 
Hội đồng Giám mục Việt Nam (8–12/10/2012) [3]

WHĐ (11.10.2012) – Để tiếp đón khoảng 120 vị khách quan trọng mà phần lớn là các giám mục đại diện các HĐGM trong vùng đến dự Hội nghị Khoáng đại của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (LHĐGMAC), giáo phận Xuân Lộc và Sài Gòn đã chuẩn bị tất bật trong nhiều tháng qua. Trong ngày thứ hai của Hội nghị, thứ Tư 10-10, HĐGM dành nhiều thời giờ vào buổi sáng để xem lại việc tổ chức Hội nghị Khoáng đại này: đưa đón, tiếp tân, nơi ăn, ở, hội họp, cầu nguyện, lễ khai mạc và bế mạc. Các Đức cha chủ nhà đón tiếp thay mặt HĐGMVN mong muốn tổ chức chuẩn bị thật chu đáo để bày tỏ lòng quý trọng khách, nhưng sao cho không quá sang trọng. Hội nghị cũng nghe và góp ý về các dự thảo tham luận của các Đức cha đại diện HĐGMVN tham dự Hội nghị.

Kế đến, Hội nghị thảo luận và góp ý ban đầu về phác thảo Thư Mục Vụ cho Năm Đức Tin.

Buổi chiều, vấn đề tổ chức Hội nghị Khoáng đại của LHĐGMAC được Hội nghị bàn các chi tiết cuối cùng và đúc kết.

Đề tài thảo luận kế tiếp là việc loan báo Tin mừng bằng những phương tiện truyền thông hiện đại. LHĐGMAC mời gọi các HĐGM trong khu vực cộng tác với Văn phòng Truyền thông của LHĐGMAC trong công tác này. HĐGM ủy thác cho Đức cha chủ tịch UB Truyền thông Xã hội tìm hiểu sâu sát hơn để có những quyết định hợp lý.

Trở lại với đề tài Năm Đức Tin, nhận thấy cần thiết có một Kinh Năm Đức Tin để đọc chung trong toàn thể Giáo hội Việt Nam, Hội nghị đã giao cho Đức cha Phêrô, chủ tịch UB Phụng tự phác thảo và các Đức cha góp ý. Ngoài ra, hội nghị cũng bàn luận vài đề tài mục vụ thời sự nhưng ít cấp bách hơn do Đức cha Stêphanô giáo phận Cần Thơ và Đức cha Giuse giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng trình bày.

Buổi tối, các Đức cha họp theo giáo tỉnh với những vấn đề riêng.
 WHĐ

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2012 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (2)

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 
Hội đồng Giám mục Việt Nam (8–12/10/2012) [2]


WHĐ (10.10.2012) – Khởi đầu ngày hội nghị thứ nhất, thứ Ba 9/10, Đức cha Tổng thư ký thông báo nội dung làm việc của Hội nghị trong ngày: Đức TGM Girelli đại diện Tòa Thánh chia sẻ đôi lời; vấn đề xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang; và Quy chế HĐGMVN.

Hội nghị lắng nghe Đức Tổng giám mục đại diện Đức Thánh Cha chia sẻ. Thay cho bài đã được soạn sẵn, ngài nói tự nhiên những suy tư được gợi từ hình Logo của HĐGMVN: Con thuyền buồm đang lướt trên biển đầy sóng to và hình thánh giá trên bầu trời như chiếc la bàn định hướng. Ngài nói, con thuyền như Giáo hội lữ hành, trên đó là cộng đoàn gồm Phêrô và các tông đồ và dân Chúa, đang đi trên biển không thiếu sóng bập bềnh làm thuyền chông chênh. Hai cột buồm, một to một nhỏ. Cột buồm to như biểu tượng cho ngọn gió đức tin làm no đầy cánh buồm, điều Hội Thánh cử hành và sống năm sắp tới đây. Phúc âm hóa trước hết là sống mối tương quan thân tình với Chúa Giêsu Kitô thể hiện qua đời sống cầu nguyện và phụng vụ trong Hội Thánh. Giáo hội Việt Nam, theo lời Đức TGM Girelli, có truyền thống cầu nguyện và lòng đạo bình dân tốt đẹp hơn nhiều Giáo hội khác, giáo dân còn tham dự các bí tích đông đảo và sốt sắng, vì thế mà có sức mạnh để sống tinh thần Công đồng Vatican II. Trong khi các Giáo hội Tây phương tái khám phá lại cội nguồn của Kitô giáo mình, Giáo hội Việt Nam cần đào sâu nội dung giáo lý đức tin để có chiều sâu hơn, và để loan báo Tin mừng cho dân tộc mình. Cánh buồm nhỏ hơn, đối với ngài, là biểu tượng, như được no đầy bởi ngọn gió tình thương nhân bản (lòng từ ái) muốn xả thân phục vụ giá trị bác ái và công lý - hòa bình nhất là qua việc giáo dục và bác ái xã hội. Cánh buồm thứ nhất, đức tin, là nguồn năng lượng chủ yếu và phúc âm hóa, là mục đích và là bản chất của Hội Thánh. Cánh buồm thứ hai, nhân ái, là biểu hiện ra ngoài không thể thiếu được, nhờ nguồn năng lượng thứ nhất. Đức tin và đức bác ái không thể tách rời được.

Sau phát biểu của Đức TGM Girelli, các Đức cha Việt Nam trao đổi với ngài về đề tài vừa nói để đào sâu và để hiểu cách cụ thể hơn; đặc biệt các Đức cha quan tâm nhiều đến vấn đề Hội nhập Văn hóa và Đối thoại.

Kế đến, Hội nghị bàn đến đề tài xây dựng Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu La Vang, vấn đề quan trọng là gây quỹ và đồ án của Vương cung thánh đường. HĐGM sẽ tiếp tục kêu gọi toàn dân Chúa tại Việt Nam và đồng bào hải ngoại cộng tác vào xây dựng công trình chung của Hội Thánh Việt Nam. Sau cùng, các Đức giám mục nhất trí với nhau về cấu trúc ban tổ chức công trình xây dựng La Vang của HĐGM mà đứng đầu là Đức Tổng giám mục Huế, và phó là Đức cha phó chủ tịch HĐGMVN phụ trách tài chánh.

Buổi chiều, các Đức cha còn tiếp tục đề tài về Trung Tâm La Vang rồi sang đề tài khác. Đó là về một điểm cần thêm vào Quy chế HĐGMVN liên quan đến các giám mục hưu còn khả năng làm việc chuyên môn hay phụ trách một Ủy ban trực thuộc HĐGM. Các Đức cha đa số tuyệt đối đồng thuận về phía tích cực.

Kế đến, Đức cha chủ tịch Ủy ban Truyền thông Xã hội giới thiệu với Hội nghị trang web mới của HĐGMVN bản Anh ngữ: http://www.cbcvietnam.org

Thời giờ còn lại, các Đức cha bàn thảo về đề tài “Năm Đức Tin” và Lá Thư Mục Vụ cho Năm Đức Tin. Đề tài quan trọng này còn phải được tiếp tục bàn thảo những ngày hôm sau.
 
WHĐ

GIÁO PHẬN THANH HOÁ CHÀO MỪNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ HỌP THƯỜNG NIÊN KỲ II NĂM 2012 (2)

Giáo phận Thanh Hóa chào đón Hội đồng Giám mục Việt Nam 
về họp thường niên kỳ II – 2012 

Từ ngày 08.10.2012 đến ngày 12.10.2012, giáo phận Thanh Hóa vui mừng chào đón Hội đồng giám mục (HĐGM) Việt Nam về họp thường niên kì II – 2012. Đây là lần đầu tiên giáo phận Thanh Hóa được các bậc Hiền phụ trong cả nước ghé thăm. Đó vừa là niềm hạnh phúc, vừa là sự tự hào, vừa là nguồn động viên để giáo phận cố gắng tiếp nối con đường yêu thương mà Thiên Chúa trao ban. Đặc biệt bế mạc kỳ họp, HĐGM Việt Nam sẽ tuyên bố khai mạc Năm Đức Tin tại Thanh Hóa. Hơn thế nữa HĐGM Việt Nam cử hành nghi thức khánh thành trung tâm mục vụ và thánh lễ cao điểm Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập giáo phận tại giáo xứ mẹ Chính Tòa vào ngày 12.10.2012. Đối với mọi thành phần dân Chúa xứ Thanh, đây chính là tuần hồng ân, một bước ngoặt lịch sử cho giáo phận vừa bước sang tuổi 80.



(gpthanhhoa.org)

NHẬT KÝ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ II.2012 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM (1)

Nhật ký Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 
Hội đồng Giám mục Việt Nam (8–12/10/2012) [1]

WHĐ (09.10.2012) – Chiều thứ hai 08 tháng 10 năm 2012, thời tiết Thanh Hóa đã tạnh khô sau những cơn mưa do ảnh hưởng của bão miền Trung, các Đức giám mục từ 24 giáo phận ở Việt Nam đã đến Tòa Giám mục Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 200 km, để dự Hội nghị thường niên kỳ II năm 2012. Trước giờ cơm tối, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh và linh mục đoàn giáo phận cùng các tu sĩ và giáo dân đã đón tiếp long trọng HĐGMVN cùng Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Tòa Thánh, tại Nhà Hội. Sau cơm tối, tất cả các Đức cha cùng với Đức Tổng giám mục Girelli vào nhà nguyện Chầu Thánh Thể để cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần xuống cách riêng trong những ngày hội nghị sắp tới. Đúng 8g30 Hội nghị khai mạc tại phòng hội mới tiện nghi và khang trang. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN đọc diễn văn khai mạc và chào mừng Đức TGM Girelli. Một lần nữa ngài bày tỏ niềm vui và hạnh phúc của Dân Chúa tại Việt Nam được Đức Thánh Cha quan tâm bổ nhiệm vị đại diện đến hiện diện và đồng hành với Giáo hội ở Việt Nam, hôm nay lại đến hiện diện với hội nghị trong ngày đầu tiên. Đức cha chủ tịch HĐGM ngỏ lời chân thành cám ơn đối với quý Đức Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể - Tổng giáo phận Huế, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn - giáo phận Qui Nhơn, và Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ - giáo phận Phú Cường, đã được Đức Thánh Cha chấp thuận nguyện vọng xin nghỉ hưu vì lí do tuổi tác.

 

Kế tiếp, Đức cha chủ tịch nhường lời cho Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư Ký HĐGMVN, đọc qua chương trình nghị sự trong các ngày tới. Hội nghị sẽ tập trung chủ yếu vào thảo luận đề tài kế hoạch mục vụ trong các giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn sống và cử hành “Năm Đức Tin” sắp đến kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vaticanô II (1962 – 2012); về sự đón tiếp và tổ chức Hội nghị Khoáng đại lần X của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu ngày (từ 19 đến 25-11-2012) sắp tới tại Xuân Lộc và Sài Gòn. Ngoài ra hội nghị cũng sẽ nghe những chia sẻ của các giáo phận và các Ủy ban trực thuộc HĐGMVN và vài vấn đề khác như tiến trình nghiên cứu thiết lập Học viện thần học cao cấp, xây dựng Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu La Vang, xây dựng Văn phòng Tổng thư ký và các Ủy ban, Quy chế và Nội quy của HĐGMVN...

Đức TGM Girelli, với đôi lời vắn tắt, cũng đáp từ cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của các Đức cha, và của anh chị em tu sĩ giáo dân khắp nơi cũng như ở Thanh Hóa, và hẹn đến buổi làm việc đầu tiên vào sáng hôm sau.

Buổi khai mạc kết thúc với tâm tình vui vẻ, đơn sơ, và mọi người về phòng nghỉ đêm. 


WHĐ

GIÁO PHẬN THANH HOÁ CHÀO MỪNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ HỌP THƯỜNG NIÊN KỲ II NĂM 2012

Giáo phận Thanh Hóa chào mừng HĐGM Việt Nam 

Đức TGM Đại Diện Toà Thánh, Đức Hồng Y và Quý Đức Cha tiến vào hội trường
Giáo phận Thanh Hóa đang hoan hỷ mừng Năm Thánh kỷ niệm 80 năm thành lập, chỉ còn ít ngày nữa (12.10.2012) sẽ diễn ra Đại lễ cao điểm. Niềm vui đó đã và sẽ nhân lên gấp bội khi không chỉ có mọi thành phần dân Chúa giáo phận Thanh Hóa, mà có khắp mọi nơi về tham dự đại lễ mừng 80 năm hồng ân này. Đặc biệt, lần đầu tiên giáo phận Thanh Hóa được chào đón HĐGM Việt Nam về họp thường niên kỳ II–2012, và sẽ tham dự Đại lễ 12.10 của giáo phận.

Hôm nay 8.10, ngày đầu tiên kỳ họp của HĐGM Việt Nam, vào lúc 17h30 giáo phận Thanh Hóa đã có nghi thức chào mừng Đức khâm sứ Tòa Thánh, Đức Hồng Y, quý Đức cha tại Tòa giám mục. Tham dự có Đức cha Giuse, linh mục đoàn, quý thầy, quý soeur Dòng MTG Thanh Hóa, quý chú ứng sinh, gia đình Mattheu và đông đảo giáo dân giáo xứ Chính Tòa cùng quý ân nhân giáo phận Thanh Hóa. 

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ THÁNH VINHSƠN VÀ CỘNG ĐOÀN MỸ PHƯỚC

HÌNH ẢNH THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG GIÁO HỌ VINH SƠN
VÀ TU HỘI NỮ TỬ BÁC ÁI VINH SƠN - CỘNG ĐOÀN MỸ PHƯỚC.


Thánh lễ đồng tế mừng bổn mạng giáo họ Vinh Sơn và Tu Hội Bác Ái Vinh Sơn, cộng đoàn Mỹ Phước
Sau đó giáo họ Vinh Sơn đọc kinh nhà bà Trùm Maria Bùi Ngọc Mỹ.

XEM THÊM HÌNH

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ THUẬN PHÁT

Hình ảnh công trình xây dựng nhà thờ Thuận Phát tính đến ngày Chúa Nhật 07-10-2012.


Hữu Toàn.

KHAI GIẢNG LỚP GIÁO LÝ NIÊN KHOÁ 2012 - 2013

Sáng Chúa Nhật 07-10-2012 trước Thánh Lễ Thiếu Nhi, giáo xứ Thuận Phát đã có buổi lễ khai giảng lớp giáo lý niên khoá 2012 - 2013.
Ban tổ chức giới thiệu chương trình và các đại biểu tham dự buổi lễ.
Đại diện các em thiếu nhi phát biểu.
Đại diện phụ huynh phát biểu.
Cha Chánh Xứ Thánh Hóa khăn Choàng.
Cha Chánh Xứ đánh hồi trống khai giảng năm học mới.
Chào Cờ Thiếu Nhi Thánh Thể...sau đó mọi người bước vào Thánh Lễ Kính Trọng Thể Đức Mẹ Mân Côi.


Hữu Toàn.

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXVII TN NĂM B - KÍNH TRỌNG THỂ LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI 07-10-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXVII thường niên năm B - Kính Trọng Thể Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Cha Khách dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI



CẦU NGUYỆN VÀ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Lễ Đức Mẹ Mân Côi mà chúng ta mừng hôm nay liên hệ đến một biến cố trong lịch sử Giáo Hội. Ngày 7-10-1571, vua Hồi Giáo mang đại quân hướng về La Mã và thề hứa sẽ biến đền thờ Thánh Phêrô thành một “chuồng ngựa”. Đạo binh Công giáo đã ra nghênh chiến trong khi ở hậu phương giáo dân lần chuỗi Mân Côi cầu xin với Đức Mẹ . Người Công giáo đã chiến thắng tại vịnh Lepant, chặn được sức tiến vũ bão của Hồi giáo. Để ghi ơn Đức Mẹ, Đức Giáo Hoàng Piô V đã thiết lập lễ kính Đức Mẹ Mân Côi.

Thế giới hôm nay ngày càng tục hoá. Ma quỷ cũng đang biến thế giới này thành nơi hưởng lạc, hưởng thụ và sa đoạ. Đặc biệt là Việt Nam hôm nay có rất nhiều cái nhất:
  • Tai nạn giao thông nhất thế giới mỗi ngày trung bình 31 người chết. Đa số là coi thường tính mạng của mình và của tha nhân nên chảy ẩu, chạy thiếu nhường nhịn nhau . . .
  • Tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới mỗi năm khoảng 2 triệu thai nhi bị giết.
  • Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.
  • Theo thống kê năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cho thấy, tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15. Điều đáng nói là những cái chết tức tưởi của trẻ em hầu hết đều xuất phát từ… người lớn.
Xem ra xã hội ngày hôm nay cũng đáng báo động. Báo động về một làn sóng hưởng thụ bất chấp tính mạng của mình và của người khác. Con người ngày nay đáng báo động như thời ông Noe đóng tàu, còn nhân loại thì vẫn say sưa, vẫn chè chén, vẫn truỵ lạc . . . Phải chăng đây cũng là thời kỳ mà Mẹ Maria đang mời gọi con cái mình không chỉ sám hối mà còn gia tăng cầu nguyện cho các tội nhân.

Trong cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi, Thánh Luy Maria Mongpho thuật lại sự tích Kinh Mân Côi như sau:

Vào cuối thế kỷ 12, bè rối Albigensê đang lan tràn và đời sống các tín hữu bị sa sút trầm trọng. Một lần Cha Thánh Đaminh đến một khu rừng gần thành phố Toulouse để ăn chay, đánh tội, than khóc và cầu nguyện liên lỉ trong ba ngày để xin Chúa cho các tội nhân ơn sám hối và cho những người theo bè rối Albigensê trở lại với đức tin chân thật. Thánh nhân đã bị ngất đi vì kiệt sức. Lúc ấy Đức Mẹ cùng với ba thiên thần đã hiện ra với ngài và nói:

- Đaminh yêu dấu, con có biết Chúa Ba Ngôi Chí Thánh muốn dùng khí giới nào để canh tân thế giới không?

Thánh Đaminh đáp:

- Thưa Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì liền sau Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi chúng con.

Đức Mẹ bấy giờ dạy Thánh Đaminh:

- Mẹ muốn cho con biết rằng trong cuộc chiến này, khí giới phải dùng đến là Ca Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng của Tân Ước. Vì vậy, nếu con muốn thuyết giảng cho các linh hồn cứng lòng để đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Ca Vịnh này của Mẹ.

Thánh nhân vui mừng chỗi dậy lòng đầy nhiệt thành muốn hoán cải dân chúng vùng ấy. Ngài liền đi thẳng đến Vương Cung Thánh Đường. Ngay lúc ấy, các thiên thần vô hình đã đổ chuông nhà thờ mời gọi dân chúng đến để nghe thánh nhân giảng.

Khi thánh nhân vừa lên tiếng giảng dạy, một cơn bão lớn xảy ra, đất chuyển rung, trời tối lại, sấm chớp nổ ầm ầm làm kinh thiên động địa. Dân chúng thấy bức ảnh Đức Mẹ treo ở một nơi tôn nghiêm giơ tay lên trời ba lần như kêu mời Chúa báo oán nếu họ không biết hối cải và tìm đến nương tựa nơi Mẹ Thiên Chúa. Thánh Mongpho cho rằng Chúa đã cho những hiện tượng này xảy ra khi Thánh Đaminh bắt đầu rao giảng về Kinh Mân Côi tương tự như khi Chúa ban Thập Điều cho Môisen năm xưa, để chứng thực tính cách quan trọng của Kinh Mân Côi trong chương trình cứu độ nhân loại.

Dân chúng thành Toulouse đã yêu chuộng Kinh Mân Côi và từ bỏ bè rối để trở về với đức tin chân thật. Từ ấy, việc sùng kính Phép Lần Hạt Mân Côi được gắn liền với sự thánh thiện của người tín hữu. Vậy nên, mỗi khi thấy một tín hữu bắt đầu sống sa đọa, người ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng: một là người ấy đã bỏ đọc Kinh Mân Côi; hai là người ấy chỉ đọc Kinh Mân Côi cách cẩu thả.

Trong tháng Mân côi, giáo hội mời gọi chúng ta hãy siêng năng cầm lấy Tràng chuỗi Mân Côi là khí giới, là thuẫn đỡ trong đời sống. Khi đọc kinh Mân côi chúng ta cậy nhờ lời bầu cử của Mẹ, xin Chúa ban cho những kẻ tội lỗi được ơn trở lại, xin cho chúng ta ơn can đảm để chống lại những cám dỗ của ma quỉ, và theo gương Mẹ sống gắn bó và tuân hành thánh ý Chúa.

Vì thế trong tháng Mân Côi và Tháng Các linh hồn, xin mỗi gia đình hãy dâng chuỗi Mân Côi hằng ngày của gia đình mình cầu nguyện cho một gia đình đang bất hòa, đang rối đạo hay nguội lạnh được ơn trở về. Xin mỗi một cá nhân hãy chọn lấy một người bạn để cầu nguyện cho họ sớm ăn năn sám hối và tin phục Thiên Chúa. Ước gì mỗi người trong giáo xứ chúng ta biết dâng những hy sinh, những lời kinh Mân côi để đền bù lại những tội lỗi của con người hôm nay. Amen.

(tinmung.net)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 10, 2-16)



CÓ CHÚA TRONG ĐỜI NHAU 

Chuyện tình yêu đôi lứa ngày mới xây mơ dệt mộng biết bao là sắc màu xinh đẹp. Những hẹn hò trước lễ thành hôn, những nũng nịu hồn nhiên, những chiều chuộng rất nhân từ, những cho nhau không hề giữ lại, không hề tiếc nuối…tưởng như là hạnh phúc! Đôi tim hồng rạng rỡ. Mạch sống căng tràn sức xuân. Tưởng như thế là thời gian chuẩn bị đã xong, đã đủ. Rồi cuối cùng, quyết định đến với nhau nên nghĩa vợ chồng. Hôn nhân tự nhiên đẹp theo một khuôn định tự nhiên của Đấng Tạo Hóa, mà đôi khi con người không khám phá ra nổi. Đã vậy, còn mơ hồ định nghĩa tình yêu như một chuyện tự nhiên mà không cần đến sự can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa. Vì thế, chuyện đến với nhau và để bỏ nhau cũng bỗng dưng cho là chuyện tự nhiên bình thường.

Ki-tô hữu Công Giáo khi bước vào đời sống hôn nhân cũng không thiếu những ước mơ hạnh phúc lãng mạn của thuở ban đầu yêu nhau say đắm. Nhưng hẳn phải khác hơn người không tin Thiên Chúa ở nhiều điểm:

-thứ nhất là tin mọi biến cố trong đời đều có sự can thiệp của Thiên Chúa,

-thứ hai là phải học hiểu thấu đáo về ý nghĩa của Hôn Nhân Công Giáo, đặc biệt là ý nghĩa Đơn Hôn và Vĩnh Hôn: một vợ một chồng và suốt đời trung tín. Bởi Chúa Giê-su đã nâng hôn nhân tự nhiên lên hàng Bí Tích khi Ngài nói rõ: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết loài người không được phân ly”.

-Và thứ ba: phải sống niềm tin ấy trong đời hôn nhân bằng sự chung thủy sâu xa và chân thành.

Thiên Chúa đã Liên Kết:

Khi chuẩn bị bước vào hôn nhân, Kitô Hữu hẳn phải biết kết hiệp với Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần soi dẫn để tình yêu đôi lứa được thánh hóa nên tình yêu vợ chồng trong cuộc hôn nhân thánh thiện. Nhờ ơn Bí tích, đôi vợ chồng dần dần khám phá ra những chiều kích kỳ diệu mới mẻ trong hôn nhân.

Có người chưa hiểu thấu ý Chúa khi mới thành hôn, nhưng qua thời gian, họ đã ngộ ra: “Ngày ấy tôi tưởng tôi chọn em. Nhưng bây giờ tôi mới hiểu: Chúa đã can thiệp vào con người, vào ý muốn tôi, không phải tự sức riêng tôi. Và tôi cảm tạ Chúa vì tôi đã lấy em, không phải người khác. Nếu là một người khác, chắc gì họ đã chịu đựng được tôi cho đến hôm nay”. Và ngược lại, người vợ cũng phải hiểu được thấu đáo điều đó và đừng đứng núi này mà trông núi nọ.

Sự ràng buộc của Hôn Nhân Công Giáo, của Bí tích hệ tại ở việc Thiên Chúa muốn thi thố tình thương của Ngài qua việc kết hiệp ấy. Đã có không ít người tuyên bố: “Nếu cho phép tôi chọn lần thứ hai, tôi sẽ không chọn anh ấy nữa. Nhưng vì chỉ được chọn có một lần và muôn đời không đổi, nên tôi mới hiểu ra tôi “phải làm thế nào” “phải cộng tác với ơn Chúa thế nào” để người ấy chính là người tuyệt vời nhất của đời tôi, và để tôi nhìn nhận”.

Con người vẫn là loài kiêu ngạo trên đời, và cả trong tình yêu cũng không thiếu cốt cách kiêu ngạo ấy. Không biết thế nào là tình yêu mà vẫn cho rằng mình yêu người ta nhất, và vì yêu ngạo, không nhận ra tình yêu của người khác dành cho mình. Sự ngu đần về tình yêu không phải nơi người ngu chữ ít học, mà là nơi người ngu vì coi cái tôi của mình to lớn hơn cả trời cả đất.

Vậy thì, việc “tôi phải làm thế nào”, “phải cộng tác thế nào” ấy là tôi phải học bài tình yêu hiền lành và khiêm nhượng. Chỉ khi tôi hiền lành và khiêm nhượng, thì:

-một là tôi mới thấy người ấy đáng yêu,

-hai là mới có sức làm cho người ấy thay đổi con người từ đáng ghét đến đáng yêu,

-và ba là, mới chứng minh cho người ấy rằng tôi yêu người ấy.

Công việc của người tin, hiểu điều “Thiên Chúa đã liên kết” là cộng tác với ơn Chúa làm cho điều đã liên kết trở nên thành toàn, bền vững.

“Không được phân ly”

Vậy, khi xác nhận được điều “Thiên Chúa đã liên kết”, hẳn phải giữ điều Chúa dạy “không được phân ly”.

Có thể nói các trường hợp ly dị đều bắt nguồn từ chỗ không những chối bỏ việc “Thiên Chúa liên kết” mà còn cho rằng việc liên kết với nhau là do chính mình. Vì thế họ nghĩ đơn giản rằng đã yêu nhau được thì cũng có quyền bỏ nhau khi không còn yêu nhau nữa. Đó là cách yêu và cách bỏ của những người không tin có Thiên Chúa. Những người Công Giáo thời nay cũng bắt chước như vậy. Họ cũng đang chối bỏ Thiên Chúa.

Người Do Thái ngày xưa có hai chủ trương: một là không sống với nhau được nữa thì cứ ly dị, hai là nếu người vợ ngoại tình thì người chồng được ly dị. Nhưng Chúa Giê-su đã khẳng định “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết loài người không được phân ly”.

Thời nay, nạn ly dị tràn lan. Ai dám đổ thừa cho người không tin Thiên Chúa làm gương xấu cho người tin Thiên Chúa, nhưng thiết tưởng các Ki-tô hữu phải tự đấm ngực mình về tội bất trung với người bạn đời, cũng đồng nghĩa với tội bất trung với Thiên Chúa. Ly dị thì chỉ có hai người mà hậu quả của ly dị thì ảnh hưởng tới không biết bao nhiêu người! Trước hết là con cái mồ côi cha mẹ khi cha mẹ hãy còn sống, rồi đến những chuyện tình lần thứ hai, thứ ba, thứ năm thứ bảy của người đã ly dị, kể cả chuyện tái hôn bất hợp pháp, lần này sang lần nọ. Cuộc sống không phút bình yên cho ai cả!

May mắn thay, khi đã ly dị, còn có người biết sám hối và ngộ ra mình đã thưa nhau ra tòa vì nhiều lý do vặt vãnh, nhưng còn nhiều lý do sâu xa hơn:

-Ngày chưa cưới nhau thì “Con quỳ lạy Chúa trên trời, sao cho con lấy được người con yêu”. Cưới được rồi, chẳng thấy có phút kinh nguyện mà thưa với Chúa ‘Con quỳ lạy Chúa trên trời, sao cho con yêu được người con đã lấy”.

-Nhớ xưa, khi còn là con nít, được nhận nhiều hơn cho đi. Nay lớn rồi, phải cho đi nhiều hơn nhận lại, mới chứng minh được là mình đã trưởng thành, đã lớn. Lòng ích kỷ của mình chỉ thích nhận hơn là cho đi.

Hai người lấy nhau nên vợ thành chồng không còn là con nít với nhau nữa. Họ cùng là người lớn. Nhưng trong tình yêu, bỗng dưng cả hai sẽ có khi là con nít để nhận, là người lớn để trao. Lẽ công bằng trao và nhận. Con nít của lòng đơn sơ khiêm nhượng, và người lớn của lòng quảng đại bao dung.

-Sách Talmud Do Thái có đoạn : “Xin đừng làm phụ nữ khóc, vì Thượng Đế đang đếm từng giọt lệ của nàng. Hãy nhớ, nàng không đi ra từ đôi chân hay từ cái đầu của chàng. Nàng đã đi ra từ cạnh sườn của Chàng. Bởi thế, nàng được bình an dưới cánh tay ấp ủ của chàng và nàng hạnh phúc gối lên ngực chàng bên trái tim nồng ấm”.

À thì ra, tình yêu của chúng tôi đã thiếu sự “tôn trọng nhau suốt đời” như lời đã hứa.

Và còn bao nhiêu lý do sâu xa nữa…, nhưng một lý do cốt lõi của nạn ly dị vẫn là: Từ chối sự hiện của Chúa trong đời mình và trong đời nhau.

Lạy Chúa, chỉ vì chúng con không mời Chúa đến và ở lại trong lòng chúng con, trong nhà chúng con, nên gia đình chúng con trở nên một địa ngục trần gian quá kinh khủng. Từ nay, xin cho chúng con biết giữ Chúa ở trong lòng mỗi chúng con, trong nhà chúng con, để sự hiện diện của Chúa kiện toàn hạnh phúc hôn nhân và hạnh phúc trong mái ấm gia đình của chúng con. A men.

PM. Cao Huy Hoàng, 05-10-2012 

(tinmung.net)

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

ƠN TOÀN XÁ TRONG NĂM ĐỨC TIN

Ơn toàn xá trong Năm Đức Tin

WHĐ (06.10.2012) / VIS – Theo một nghị định công bố hôm qua, 05-10, với chữ ký của Đức hồng y Manuel Monteiro de Castro, Chánh án Tòa Ân giải tối cao và Đức giám mục Krzysztof Nykiel, Chánh lục sự, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ ban ơn toàn xá nhân dịp Năm Đức Tin. Ân xá có hiệu lực từ ngày khai mạc đến khi bế mạc Năm Đức Tin (từ 11 tháng Mười 2012 đến 24 tháng Mười Một 2013).

Nghị định viết: “Vào ngày kỷ niệm năm mươi năm khai mạc trọng thể Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã quyết định mở một Năm đặc biệt dành để tuyên xưng đức tin chân thật và giải thích đức tin đúng đắn, bằng việc đọc –hoặc tốt hơn nữa, suy niệm các văn kiện của Công đồng và các điều trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo”.

“Ân xá sẽ mang lại lợi ích lớn lao, để trước hết, cuộc sống đạt đến sự thánh thiện ở mức cao nhất qua việc thanh tẩy tâm hồn nên trong sạch. Nhờ quyền năng Chúa Kitô trao cho, Giáo Hội ban ân xá cho tất cả những ai tuân theo các quy định đã được đề ra”.

“Trong Năm Đức Tin, sẽ kéo dài từ ngày 11 tháng Mười 2012 đến 24 tháng Mười Một 2013, ơn Toàn xá tha các hình phạt tạm vì tội, được ban do lòng Chúa thương xót và có thể chỉ cho các linh hồn các tín hữu đã qua đời, có thể được ban cho mọi tín hữu thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng”.

– (A) Mỗi ​​khi tham dự ít nhất ba bài giảng về truyền giáo, hoặc ít nhất là ba bài học về các văn kiện của Công đồng hoặc các điều của Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, tại nhà thờ hay bất kỳ nơi nào khác thích hợp.

– (B) Mỗi khi hành hương thăm viếng một Vương cung thánh đường của giáo hoàng, một hầm mộ, một nhà thờ chính tòa hay một nơi thánh mà Vị bản quyền địa phương chỉ định trong Năm Đức Tin (chẳng hạn: các Tiểu Vương cung thánh đường và các Đền thánh kính Đức Trinh Nữ Maria, các thánh tông đồ hoặc vị thánh bổn mạng), và tham dự một cử hành phụng vụ tại nơi ấy, hoặc ít là ở lại một thời gian thích hợp để cầu nguyện và suy niệm đạo đức, kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin kính bằng bất kỳ bản kinh hợp pháp nào, và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria, và tùy hoàn cảnh, các thánh Tông đồ và các thánh bổn mạng.

– (C) Mỗi ​​khi, vào những ngày trong Năm Đức Tin do Vị bản quyền địa phương ấn định, ... ở bất kỳ nơi thánh nào, tham gia Thánh lễ trọng thể hay Phụng vụ Các giờ kinh, đồng thời đọc Tin kính bằng bất kỳ bản kinh hợp pháp nào.

– (D) Vào một ngày tùy chọn trong Năm Đức Tin, nếu lấy tinh thần đạo đức đến thăm Giếng Rửa tội, hoặc nơi mình đã chịu phép Rửa Tội, và tuyên xưng lại lời hứa rửa tội bằng bất kỳ hình thức hợp pháp nào.

“Giám mục giáo phận hoặc giáo khu (thuộc Giáo hội Đông phương), và những vị có cùng quy chế giáo luật, vào ngày thích hợp nhất trong thời gian ấy hoặc vào những dịp lễ chính, ... có thể ban phép lành của Đức Thánh Cha với ơn Toàn xá”.

Trong phần kết luận, văn kiện cũng nhắc lại rằng các tín hữu, vì bệnh tật hoặc những lý do hợp pháp khác, không thể ra khỏi nơi cư trú (các tu sĩ tại các đan viện kín, tù nhân bị giam giữ, người đang chữa bệnh, người phải túc trực chăm sóc bệnh nhân), vẫn có thể được hưởng ơn toàn xá “nếu, hiệp thông trong tinh thần và tư tưởng với tín hữu khác, và nhất là vào những lúc các phát biểu của Đức Thánh Cha và các giám mục giáo phận được phát qua truyền hình hoặc truyền thanh, họ đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin kính bằng bất kỳ bản kinh hợp pháp nào, và những kinh nguyện khác phù hợp với các ý hướng của Năm Đức Tin, và dâng lên những đau khổ và âu lo trong cuộc sống của mình”.
 
Minh Đức
(WHĐ)

PHIÊN TOÀ CUỐI CÙNG XÉT XỬ PAOLO GABRIELE