Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
LINH MỤC VÀ CỦA CẢI TRẦN GIAN
Gần đây, trên mạng và báo chí có những bài như “Nghề đi tu” hay “Đời
sống xa hoa của một giám mục” v.v… Những bài này nhằm phản ánh dư luận
của dân chúng về phong thái của những người đi tu, để nhắc nhở cho giới
tu hành rằng phải xem xét lại lối sống của mình sao cho đích đáng. Vì
thế, thiết tưởng đây là lúc nên đặt lại vấn đề “Linh mục và của cải trần
gian” theo các chỉ dẫn của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm họp tại Roma
năm 1971. Thời gian tài liệu đó ra đời tính đến nay đã hơn 40 năm, nhưng
giá trị và tính thời sự của nó vẫn không thay đổi, vì đó là đề tài cần
thiết và lâu lâu cần phải được nhắc lại.
Thật vậy, trong các đòi hỏi phải từ bỏ của Chúa Giê-su đưa ra cho các Tông Đồ, có một đòi hỏi về vật chất, đặc biệt là tiền của (Mc 10,21; Lc, 18,22}. Đó cũng là một đòi hỏi được gửi đến mọi Ki-tô hữu theo tinh thần nghèo khó, nghĩa là gỡ lòng mình cho khỏi dính bén của cải để có thể thanh thản phụng thờ Chúa và quảng đại phục vụ tha nhân. Nghèo khó là một hình thức cam kết dựa vào lòng tin vào Chúa Giê-su và lòng mến dành cho Người. Hình thức này đòi phải có sự thực tập, một sự từ bỏ của cải tương ứng với đời sống và bậc đời của mỗi người theo ơn gọi ki-tô hữu, với tư cách riêng của mỗi cá nhân hay chung của một cộng đoàn thánh hiến. Tinh thần nghèo khó có giá trị đối với mọi người. Mỗi người phải thực hiện theo cách nào đó cho phù hợp với Tin Mừng.
Đức nghèo khó mà Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ thực hành là một mạch suối tu đức không vơi cạn. Đức này không dành cho những nhóm đặc biệt mà thôi, vì tinh thần nghèo khó cần cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi thời. Thiếu sót trong vấn đề này là đi ngược lại với giáo huấn của Tin Mừng. Tuy nhiên, trung thành với tinh thần này không có nghĩa là phải từ bỏ mọi sở hữu hay bãi bỏ quyển sở hữu cải vật chất đối với các Ki-tô hữu hay các linh mục. Nhiều lần Huấn Quyền đã kết án những ai chủ trương như thế và tìm cách hướng dẫn tư tưởng và hành động theo đường lối thích hợp. Trong nhiều trường hợp phải đứng trước những tình trạng khó khăn, Hội Thánh đã tìm cách vượt qua bằng nhiều hình thức, nhất là bằng cách kêu gọi lòng hảo tâm của các tín hữu để có phương tiện lo việc thờ phượng, hoạt động bác ái, nuôi dưỡng linh mục, làm việc truyền giáo v.v…
Đúc nghèo khó theo Tin Mừng không hề khinh chê của cải trần gian vì những thứ này được ban cho con người là để sống và hợp tác với chương trình sáng tạo của hiên Chúa. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, linh mục cũng như mọi Ki-tô hữu, vì có nhiệm vụ ca tụng và tạ ơn, nên phải nhìn nhận và tán dương lòng quảng đại của Cha trên Trời được biểu lộ trong các của cải trần gian (PO 17). Nhưng Công Đồng còn nói thêm là các linh mục đang khi sống ở giữa thế gian phải luôn luôn nhớ rằng mình không thuộc về thế gian này (Ga 17,14-16) và phải gỡ mình ra cho khỏi mọi ràng buộc quá đáng, hầu đạt được một tư thế thiêng liêng thích hợp và quân bình với thế gian và những sự đời (Pastores do vobis 30).
Đó là một vấn đề tế nhị, vì Hội Thánh thi hành sứ vụ giữa thế gian và của cải vật chất là hoàn toàn cần thiết cho con người để được phát triển. Chúa Giê-su đã không cấm các Tông Đồ nhận các thứ cần thiết cho đời sống ở trần gian. Người cũng xác nhận quyền của các ông khi sai các ông đi rao giảng : “Người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10,7; x. Mt 10,10). Thánh Phao-lô cũng nhắc cho tín hữu Co-rin-tô : “Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng (1 Cr 9,14) ; Người được học lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình.” (Gl 6,6)
Vì thế, các linh mục có của cải vật chất để sử dụng là điều chính đáng, theo lệnh truyền của Chúa và giáo huấn của Hội Thánh (PO 17). Về điểm này, Công Đồng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể sau đây :
Trước hết, việc quản trị tài sản chính thức của Hội Thánh phải được bảo dảm theo các luật lệ hiện hành, với sự trợ giúp của các giáo dân thành thạo. Những của cải này phải luôn luôn được sử dụng để lo công việc thờ phượng, bảo đảm cho linh mục một mức sống vừa đủ, yểm trợ các công việc tông đồ, bác ái, đặc biệt giúp người nghèo. Những nguồn lợi do công việc đạo đức hay chức vụ linh mục mang lại phải được dùng, trước hết để bảo đảm đời sống và hoàn thành những bổn phận của đấng bậc mình. Phần còn lại phải dùng để phục vụ Hội Thánh và những công việc bác ái. Phải đặc biệt nhấn mạnh đến điều này là bất cứ một chức vụ nào trong Hội Thánh được trao cho các linh mục và cả các giám mục nữa, không bao giờ được coi đó là một cơ hội để làm giầu cho cá nhân hay gia đình mình. Vì thế, các linh mục chẳng những không được dính bén của cải mà lại còn phải tránh mọi dáng dấp ham muốn và cẩn thận loại bỏ mọi hình thức buôn bán. Tựu trung, nên nhớ rằng trong việc dùng của cải, mọi sự đều phải dựa vào và diễn ra theo ánh sáng của Tin Mừng.
Khi linh mục làm hay quản trị những công việc đời không thuộc phạm vi thiêng thánh hay tôn giáo cũng phải tuân theo nguyên tắc nói trên. Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1971 tuyên bố rằng bình thường linh mục phải dành toàn thời giờ cho công việc theo chức vụ. Vậy tuyệt đối không được tham gia vào các việc đời và coi đó như mục đích chính. Những công việc này không thể diễn tả cách thỏa đáng trách nhiệm riêng biệt của linh mục. Thượng Hội Đồng cũng đã bày tỏ thái độ và lập trường trước khuynh hướng muốn tục hóa hoạt động của linh mục, muốn linh mục làm một nghề như những người khác ở đời.
Quả thật, có những trường hợp và ở những nơi người ta không biết Chúa Ki-tô, nên cách hữu hiệu nhất để đưa Hội Thánh đến với họ là có những linh mục cùng làm việc, sinh sống như họ và ở giữa họ như Các Linh Mục Thợ chẳng hạn. Lòng quảng đại của những linh mục này thật đánh hoan nghênh. Tuy nhiên, vẫn phải coi chừng vì làm như vậy, linh mục có thể đưa xuống hàng thứ yếu hay loại bỏ thừa tác vụ của mình. Vì mối nguy cơ này như kinh nghiệm chứng tỏ, Công Đồng đòi linh mục nào muốn làm việc lao động như những công nhân, phải được giám mục của mình ưng thuận và cho phép (PO 8). Thượng Hội Đồng 1971 đã đặt ra qui tắc là linh mục làm việc đời phải tùy thuộc giám mục và linh mục đoàn và nếu cần phải xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục (Ench. Vat. IV, 1190).
Đôi khi cũng có những trường hợp như đã xẩy ra trong quá khứ là có những linh mục có năng khiếu và được huấn luyện kỹ, hoạt động trong lãnh vực lao động hay văn hóa nghệ thuật không ăn nhằm gì với công việc đạo. Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt và phải theo tiêu chuẩn Thượng Hội Đồng 1971 đã đề ra như mới nói ở trên, nếu muốn trung thành với Tin Mừng và Hội Thánh.
Chúa Giê-su đã sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó. Thánh Phao-lô nhắc bảo chúng ta : “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em.”(2 Cr 8,9). Chính Chúa cũng nói với chàng thanh niên muốn theo mình : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,57) Những lời này cho thấy một cảnh trơ trụi hoàn toàn, không có chút gì là tiện nghi vật chất. Nhưng không nên vì thế mà vội kết luận Chúa sống trong cảnh bần cùng. Có những đoạn trong Tin Mừng nói Chúa được mời và nhận lời tới nhà những người giầu có (Mt 9,10-11 ; Mc 2,15-16 ; Lc 5,29. 7,36. 19,5-6) cũng như được nhóm phụ nữ trợ giúp về các nhu cầu vật chất. (Lc 8,2-3 ; Mt 27, 55 ; Mc 15,40-41)
Một tinh thần nghèo khó như thế phải được ghi dấu ấn lên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của linh mục là mục tử và người của Chúa. Điều ấy có thể diễn ra bằng một thái độ vô vị lợi, một sự dứt bỏ đối với tiền bạc, một sự từ chối mọi thứ ham muốn trong việc chiếm hữu của cải vật chất, một lối sống đơn sơ, một nơi ở bình thường ai cũng tới được, không có gì xa hoa, đài các.
Kết luận
Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo hèn bé nhỏ. Linh mục và giám mục phải tránh hết sức những gì có thể đưa mình ra xa người nghèo (PO 17). Ngược lại, nếu tập được cho mình tinh thần nghèo khó theo Tin Mừng, các vị sẽ đi đến với họ và tim cách chia sẻ giúp đỡ họ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là bằng chứng về Chúa Giê-su nghèo khó của những linh mục nghèo và bạn của những người nghèo. Đó là ngọn lửa tình yêu bập bùng cháy lên trong đời sống của hàng giáo sĩ và Hội Thánh. Nó sẽ có sức chiếu giãi và thu phục nhân tâm hơn những gì khác. Nguyên việc linh mục sống đơn sơ bình dị, không ham tiền đã là một bằng chứng quí giá cho việc rao giảng Tin Mừng rồi.
Thật vậy, trong các đòi hỏi phải từ bỏ của Chúa Giê-su đưa ra cho các Tông Đồ, có một đòi hỏi về vật chất, đặc biệt là tiền của (Mc 10,21; Lc, 18,22}. Đó cũng là một đòi hỏi được gửi đến mọi Ki-tô hữu theo tinh thần nghèo khó, nghĩa là gỡ lòng mình cho khỏi dính bén của cải để có thể thanh thản phụng thờ Chúa và quảng đại phục vụ tha nhân. Nghèo khó là một hình thức cam kết dựa vào lòng tin vào Chúa Giê-su và lòng mến dành cho Người. Hình thức này đòi phải có sự thực tập, một sự từ bỏ của cải tương ứng với đời sống và bậc đời của mỗi người theo ơn gọi ki-tô hữu, với tư cách riêng của mỗi cá nhân hay chung của một cộng đoàn thánh hiến. Tinh thần nghèo khó có giá trị đối với mọi người. Mỗi người phải thực hiện theo cách nào đó cho phù hợp với Tin Mừng.
Đức nghèo khó mà Chúa Giê-su yêu cầu các Tông Đồ thực hành là một mạch suối tu đức không vơi cạn. Đức này không dành cho những nhóm đặc biệt mà thôi, vì tinh thần nghèo khó cần cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi thời. Thiếu sót trong vấn đề này là đi ngược lại với giáo huấn của Tin Mừng. Tuy nhiên, trung thành với tinh thần này không có nghĩa là phải từ bỏ mọi sở hữu hay bãi bỏ quyển sở hữu cải vật chất đối với các Ki-tô hữu hay các linh mục. Nhiều lần Huấn Quyền đã kết án những ai chủ trương như thế và tìm cách hướng dẫn tư tưởng và hành động theo đường lối thích hợp. Trong nhiều trường hợp phải đứng trước những tình trạng khó khăn, Hội Thánh đã tìm cách vượt qua bằng nhiều hình thức, nhất là bằng cách kêu gọi lòng hảo tâm của các tín hữu để có phương tiện lo việc thờ phượng, hoạt động bác ái, nuôi dưỡng linh mục, làm việc truyền giáo v.v…
Đúc nghèo khó theo Tin Mừng không hề khinh chê của cải trần gian vì những thứ này được ban cho con người là để sống và hợp tác với chương trình sáng tạo của hiên Chúa. Theo Công Đồng Va-ti-ca-nô II, linh mục cũng như mọi Ki-tô hữu, vì có nhiệm vụ ca tụng và tạ ơn, nên phải nhìn nhận và tán dương lòng quảng đại của Cha trên Trời được biểu lộ trong các của cải trần gian (PO 17). Nhưng Công Đồng còn nói thêm là các linh mục đang khi sống ở giữa thế gian phải luôn luôn nhớ rằng mình không thuộc về thế gian này (Ga 17,14-16) và phải gỡ mình ra cho khỏi mọi ràng buộc quá đáng, hầu đạt được một tư thế thiêng liêng thích hợp và quân bình với thế gian và những sự đời (Pastores do vobis 30).
Đó là một vấn đề tế nhị, vì Hội Thánh thi hành sứ vụ giữa thế gian và của cải vật chất là hoàn toàn cần thiết cho con người để được phát triển. Chúa Giê-su đã không cấm các Tông Đồ nhận các thứ cần thiết cho đời sống ở trần gian. Người cũng xác nhận quyền của các ông khi sai các ông đi rao giảng : “Người ta cho ăn uống thức gì thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công.” (Lc 10,7; x. Mt 10,10). Thánh Phao-lô cũng nhắc cho tín hữu Co-rin-tô : “Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng (1 Cr 9,14) ; Người được học lời Chúa, hãy chia sẻ mọi của cải với người dạy dỗ mình.” (Gl 6,6)
Vì thế, các linh mục có của cải vật chất để sử dụng là điều chính đáng, theo lệnh truyền của Chúa và giáo huấn của Hội Thánh (PO 17). Về điểm này, Công Đồng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể sau đây :
Trước hết, việc quản trị tài sản chính thức của Hội Thánh phải được bảo dảm theo các luật lệ hiện hành, với sự trợ giúp của các giáo dân thành thạo. Những của cải này phải luôn luôn được sử dụng để lo công việc thờ phượng, bảo đảm cho linh mục một mức sống vừa đủ, yểm trợ các công việc tông đồ, bác ái, đặc biệt giúp người nghèo. Những nguồn lợi do công việc đạo đức hay chức vụ linh mục mang lại phải được dùng, trước hết để bảo đảm đời sống và hoàn thành những bổn phận của đấng bậc mình. Phần còn lại phải dùng để phục vụ Hội Thánh và những công việc bác ái. Phải đặc biệt nhấn mạnh đến điều này là bất cứ một chức vụ nào trong Hội Thánh được trao cho các linh mục và cả các giám mục nữa, không bao giờ được coi đó là một cơ hội để làm giầu cho cá nhân hay gia đình mình. Vì thế, các linh mục chẳng những không được dính bén của cải mà lại còn phải tránh mọi dáng dấp ham muốn và cẩn thận loại bỏ mọi hình thức buôn bán. Tựu trung, nên nhớ rằng trong việc dùng của cải, mọi sự đều phải dựa vào và diễn ra theo ánh sáng của Tin Mừng.
Khi linh mục làm hay quản trị những công việc đời không thuộc phạm vi thiêng thánh hay tôn giáo cũng phải tuân theo nguyên tắc nói trên. Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1971 tuyên bố rằng bình thường linh mục phải dành toàn thời giờ cho công việc theo chức vụ. Vậy tuyệt đối không được tham gia vào các việc đời và coi đó như mục đích chính. Những công việc này không thể diễn tả cách thỏa đáng trách nhiệm riêng biệt của linh mục. Thượng Hội Đồng cũng đã bày tỏ thái độ và lập trường trước khuynh hướng muốn tục hóa hoạt động của linh mục, muốn linh mục làm một nghề như những người khác ở đời.
Quả thật, có những trường hợp và ở những nơi người ta không biết Chúa Ki-tô, nên cách hữu hiệu nhất để đưa Hội Thánh đến với họ là có những linh mục cùng làm việc, sinh sống như họ và ở giữa họ như Các Linh Mục Thợ chẳng hạn. Lòng quảng đại của những linh mục này thật đánh hoan nghênh. Tuy nhiên, vẫn phải coi chừng vì làm như vậy, linh mục có thể đưa xuống hàng thứ yếu hay loại bỏ thừa tác vụ của mình. Vì mối nguy cơ này như kinh nghiệm chứng tỏ, Công Đồng đòi linh mục nào muốn làm việc lao động như những công nhân, phải được giám mục của mình ưng thuận và cho phép (PO 8). Thượng Hội Đồng 1971 đã đặt ra qui tắc là linh mục làm việc đời phải tùy thuộc giám mục và linh mục đoàn và nếu cần phải xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục (Ench. Vat. IV, 1190).
Đôi khi cũng có những trường hợp như đã xẩy ra trong quá khứ là có những linh mục có năng khiếu và được huấn luyện kỹ, hoạt động trong lãnh vực lao động hay văn hóa nghệ thuật không ăn nhằm gì với công việc đạo. Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt và phải theo tiêu chuẩn Thượng Hội Đồng 1971 đã đề ra như mới nói ở trên, nếu muốn trung thành với Tin Mừng và Hội Thánh.
Chúa Giê-su đã sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó. Thánh Phao-lô nhắc bảo chúng ta : “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em.”(2 Cr 8,9). Chính Chúa cũng nói với chàng thanh niên muốn theo mình : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Lc 9,57) Những lời này cho thấy một cảnh trơ trụi hoàn toàn, không có chút gì là tiện nghi vật chất. Nhưng không nên vì thế mà vội kết luận Chúa sống trong cảnh bần cùng. Có những đoạn trong Tin Mừng nói Chúa được mời và nhận lời tới nhà những người giầu có (Mt 9,10-11 ; Mc 2,15-16 ; Lc 5,29. 7,36. 19,5-6) cũng như được nhóm phụ nữ trợ giúp về các nhu cầu vật chất. (Lc 8,2-3 ; Mt 27, 55 ; Mc 15,40-41)
Một tinh thần nghèo khó như thế phải được ghi dấu ấn lên cách ăn ở, thái độ, cử chỉ, đời sống và bộ mặt của linh mục là mục tử và người của Chúa. Điều ấy có thể diễn ra bằng một thái độ vô vị lợi, một sự dứt bỏ đối với tiền bạc, một sự từ chối mọi thứ ham muốn trong việc chiếm hữu của cải vật chất, một lối sống đơn sơ, một nơi ở bình thường ai cũng tới được, không có gì xa hoa, đài các.
Kết luận
Chúa Giê-su đã đến rao giảng Tin Mừng cho những người nghèo hèn bé nhỏ. Linh mục và giám mục phải tránh hết sức những gì có thể đưa mình ra xa người nghèo (PO 17). Ngược lại, nếu tập được cho mình tinh thần nghèo khó theo Tin Mừng, các vị sẽ đi đến với họ và tim cách chia sẻ giúp đỡ họ về vật chất cũng như tinh thần. Đó là bằng chứng về Chúa Giê-su nghèo khó của những linh mục nghèo và bạn của những người nghèo. Đó là ngọn lửa tình yêu bập bùng cháy lên trong đời sống của hàng giáo sĩ và Hội Thánh. Nó sẽ có sức chiếu giãi và thu phục nhân tâm hơn những gì khác. Nguyên việc linh mục sống đơn sơ bình dị, không ham tiền đã là một bằng chứng quí giá cho việc rao giảng Tin Mừng rồi.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM A 11-5-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật IV Phục Sinh năm A
19g00 Chúa Nhật ngày 11-5-2014.
Cha khách dâng lễ.
Ca đoàn Alix hát lễ.
19g00 Chúa Nhật ngày 11-5-2014.
Cha khách dâng lễ.
Ca đoàn Alix hát lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A 04-5-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật III Phục Sinh năm A
05g30 Chúa Nhật ngày 04-5-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
05g30 Chúa Nhật ngày 04-5-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II PHỤC SINH LTX CHÚA 27-4-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật II Phục Sinh
Kính Lòng Thương Xót của Chúa
05g30 Chúa Nhật ngày 27-4-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Kính Lòng Thương Xót của Chúa
05g30 Chúa Nhật ngày 27-4-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
VIDEO TRỰC TIẾP ĐẠI LỄ PHONG THÁNH - GIOAN XXIII VÀ GIOAN PHAOLÔ II
VIDEO TRỰC TIẾP ĐẠI LỄ PHONG THÁNH
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
TẠI ROMA
(từ 14g30 Chúa Nhật ngày 27.4.2014, giờ Việt Nam)
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
TẠI ROMA
(từ 14g30 Chúa Nhật ngày 27.4.2014, giờ Việt Nam)
BIÊN BÀN HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM THƯỜNG KỲ I.2014
1. Hội đồng Giám mục Việt Nam đã họp Hội nghị thường niên kỳ I/2014 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, từ chiều thứ Hai ngày 21/04/2014 đến thứ Sáu ngày 25/04/2014.
2. Về tham dự Hội nghị, có sự hiện diện đông đủ của các vị chủ chăn thuộc 25 giáo phận: Các Đức Tổng giám mục và các giám mục. Linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long vắng mặt vì lý do sức khỏe.
3. Hội đồng Giám mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; đồng thời chào đón Đức cha tân cử Giuse Trần Văn Toản được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên.
4. Hội nghị dành nhiều thời gian bàn thảo về việc thực hiện Dự án Học viện Công giáo Việt Nam và việc xây dựng Vương Cung Thánh Đường tại Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang.
5. Hội nghị lắng nghe các Ủy ban như Ủy ban Kinh Thánh, Ủy ban Công lý - Hòa bình, Ủy ban Thánh nhạc, Ủy ban Loan báo Tin Mừng và Ủy ban Mục vụ Gia đình, trình bày các hoạt động trong thời gian qua.
6. Hội đồng Giám mục thống nhất tên gọi Văn phòng Hội đồng Giám mục thay cho Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng Giám mục và vui mừng khánh thành nhân dịp Hội nghị lần này.
7. Ngoài ra, Hội đồng Giám mục cũng trao đổi về Nội quy của Uỷ ban Tu sĩ, chức vụ Chánh văn phòng của Văn phòng Hội đồng Giám mục, mục vụ về hôn nhân gia đình và vấn đề đối thoại liên tôn.
8. Hội nghị bế mạc trong niềm vui cùng với Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh mừng lễ nhậm chức của Đức tân Tổng Giám mục Phaolô tại nhà thờ Chính toà Sài Gòn và cùng với giáo phận Phú Cường mừng lễ Cung hiến Nhà thờ Chính toà.
9. Hội đồng Giám mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2014 sẽ được tổ chức tại Toà Giám mục Nha Trang, từ ngày 27/10/2014 đến 30/10/2014.
Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. HCM, ngày 25/04/2014
Chủ tịch
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)
+ Phaolô Bùi Văn Đọc
Tổng Giám mục Tổng giáo phận TP.HCM
Tổng thư ký
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục giáo phận Bắc Ninh
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(đã ký)
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục giáo phận Bắc Ninh
Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)