Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔNG DU HÀN QUỐC #5

Hình ảnh ĐGH Phanxicô thăm Hàn Quố
ngày thứ nhất

10341657_10152219823910723_71896008682963554_n 

Vào lúc 10 sáng (giờ địa phương) ngày 14.08.2014, ĐGH Phanxicô đã chính thức đặt chân đến đất nước Hàn Quốc trong sự chào đón nồng nhiệt của chính quyền và người dân xứ sở Kim Chi. Đích thân Tổng thống Hàn Quốc đã ra sân bay đón ĐTC.

Giao-hoang-Francis-toi-Han-Quoc001-1408010577_660x0



2 em bé Hàn Quốc trong trang phục truyền thống dâng hoa lên ĐTC

Giao-hoang-Francis-toi-Han-Quoc008-1408010577_660x0

Vị cha chung của Giáo hội hoàn vũ đã bắt tay 4 thân nhân của vụ chìm phà từng làm thiệt mạng hơn 300 người và 2 hậu duệ của các vị tử đạo Hàn Quốc, những người đã thà chết chứ không chối bỏ đức tin. Một số người Công giáo cao tuổi không cầm được nước mắt, cúi đầu thật sâu để chào Đức Giáo Hoàng

10523140_851352048209168_35355154137018718_n

ĐGH đã đề nghị sử dụng loại xe do Hàn Quốc sản xuất và được giới bình dân nước này thường sử dụng. Như thường lệ, ngài luôn dành một sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em bằng cách chúc lành cho chúng.

10547488_851351984875841_5422607560814243829_n

10472609_851338324877207_5837793998788983044_n

10615431_10152219824205723_4432208450845843795_n

Giao-hoang-Francis-toi-Han-Quoc007-1408010579_660x0

Nghi lễ chào mừng của nước chủ nhà

Giao-hoang-Francis-toi-Han-Quoc006-1408010579_660x0 

ĐTC hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc tại Dinh Tổng thống (còn được gọi là Nhà Xanh). ĐTC phát biểu rằng: “Thật là niềm vinh hạnh lớn lao đối với bản thân tôi khi được ghé thăm đất nước Hàn Quốc [...] để trải nghiệm không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên của Hàn Quốc, nhưng trên hết là nét đẹp của người dân nơi đây và nền lịch sử, văn hóa phong phú của đất nước này.” 

10353117_851343704876669_7189456362123363065_n 

Chiều ngày 14-8-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các Giám mục Hàn Quốc và nhắc nhở các vị về hai khía cạnh trong Sứ vụ Giám Mục: bảo tồn ký ức và bảo tồn hy vọng. Đức Thánh Cha đã từ phủ tổng thống Hàn Quốc đến trụ sở HĐGM cách đó 12 cây số vào lúc quá 5 giờ chiều. Tại đây ngài đã được 2 Hồng Y và 33 GM thuộc 16 giáo phận toàn quốc đón tiếp.

10534082_10152219824040723_3718263382382698209_n 

 10603209_851344024876637_4173012724478598924_n 

 10614186_851343541543352_2477240773654870585_n  

thumb1_20140814224137_53ecbc91c6960

ĐTC viết lưu bút kỷ niệm chuyến thăm mục vụ Hàn Quốc 2014

thumb2_20140814224137_53ecbc91c6dda

10615481_851343868209986_347070642522099145_n

(dongten.net)

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM A 17-8-2014

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XX thường niên năm A
05g30 Chúa Nhật ngày 17-8-2014.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A (Mt 15,21-28)


ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔNG DU HÀN QUỐC #4

Ngày thứ hai 
chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Hãy trở nên những thừa sai loan báo Tin Mừng”

WHĐ (16.8.2014) – Ngày thứ hai của chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô được đánh dấu bởi hai sự kiện lớn: Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lên Trời được cử hành vào buổi sáng tại Sân vận động “Cúp Bóng đá Thế giới” ở Daejeon, và cuộc gặp gỡ giới trẻ Á châu tại Đền Solmoe vào buổi chiều.

Những mô hình kinh tế phi nhân

Khoảng 50.000 người tụ hội tại sân vận động đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha tiến vào sân vận động trên một chiếc xe dành riêng cho Giáo hoàng, được báo chí giới thiệu là “made in Korea”. Bầu khí đã được hâm nóng trước đó bởi giọng ca của các ca sĩ nổi tiếng nhất Hàn Quốc.

Đây là thánh lễ đầu tiên Đức Thánh Cha cử hành cùng với cộng đoàn tại Hàn Quốc trong chuyến tông du này. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi “các Kitô hữu của dân tộc này” hãy là “một sức mạnh quảng đại của sự canh tân tinh thần ở mọi môi trường của xã hội”. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời cảnh báo ngài đã đưa ra hôm trước đó khi gặp gỡ các giám mục Hàn Quốc về mối nguy cơ có thể bị chết chìm trong một xã hội thế tục hóa và duy vật, và ngài kêu gọi các tín đồ phải cương quyết chống lại “sự lôi cuốn của chủ nghĩa duy vật đang bóp nghẹt các giá trị tinh thần và văn hóa, cũng như chống lại óc cạnh tranh không gì kềm hãm được đang làm nảy sinh sự ích kỷ và các mâu thuẫn”.


Trở về với chủ đề ngài tha thiết, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng mong ước được thấy người Hàn Quốc “tránh xa các mô hình kinh tế phi nhân vốn đang tạo ra những hình thức mới của sự nghèo khổ và đang đẩy người lao động ra ngoài lề xã hội, tránh xa nền văn hóa sự chết đang hạ giá hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa của sự sống, và vi phạm phẩm giá của từng con người, nam, nữ và trẻ em”.

Nỗi cô đơn của các xã hội hiện đại

Trong một đất nước đi đầu trong phong trào toàn cầu hóa với những sản phẩm được gần như mọi người tại Tây cũng như Đông phương biết đến, Đức Thánh Cha không ngần ngại lên án một hệ thống tư bản vốn là thủ phạm của những sự thái quá. Ngài cũng mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ giá trị của sự sống. Và để đáp lại lời kêu gọi này của Đức Thánh Cha, “mỗi người phải trở lại lần nữa với lời của Chúa, với mối quan tâm đối với người nghèo, những người đang ở trong cảnh thiếu thốn và dễ bị tổn thương giữa chúng ta”.

Đức Thánh Cha đã nói đến ý nghĩa của sự tự do đích thực Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, “sự tự do nằm trong việc chúng ta tiếp đón với lòng yêu thương ý định của Cha. Từ Đức Mẹ Maria, đầy ơn phúc, chúng ta học được rằng sự tự do Kitô giáo không chỉ đơn thuần là sự giải phóng khỏi tội lỗi. Đó là sự tự do mở ra cho một cách thức mới nhìn các thực tại trần thế, sự tự do yêu mến Thiên Chúa cũng như anh chị em của mình với một con tim trong sáng, và sống với niềm hy vọng trong vui mừng trước việc Nước Đức Kitô đang đến”.

Hy vọng quả không thể thiếu trong xã hội phát triển của chúng ta. “Nó đi ngược lại với sự tuyệt vọng xem ra ngày càng tăng, như một căn bệnh ung thư trong xã hội với cái vẻ bề ngoài xem ra chẳng thiếu thứ gì, nhưng nhiều khi bên trong đang phải trải qua buồn phiền và trống trải”. Và Đức Thánh Cha đặc biệt nghĩ đến các người trẻ, nhất là trong một đất nước nơi trẻ em và thiếu niên đang phải chịu sức ép nặng nề của xã hội. Có biết bao người trẻ của chúng ta phải trả giá cho sự tuyệt vọng này, chớ gì những người trẻ này không bị mất đi niềm hy vọng.

Solmoe, trái tim sống động của Công giáo Hàn Quốc

Điểm nhấn của buổi chiều ngày thứ hai của chuyến tông du này là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô với giới trẻ công giáo châu Á tại Solmoe.

Địa điểm được chọn làm nơi gặp gỡ mang tính biểu tượng bởi vì chính đây là cửa ngõ đạo Công giáo đi vào xã hội Hàn Quốc. Theo tiếng Hàn Quốc, Solmoe có nghĩa là “quả đồi nhỏ với rừng thông”. Chính tại nơi đây Thánh Anrê Kim Taegon, linh mục đầu tiên người Nam Hàn Quốc, đã ra đời vào năm 1820 và đây cũng là nơi gia đình ngài sinh sống. Anrê Kim Taegon đã được chịu phép rửa tội vào năm 1836, lúc 16 tuổi, do tay linh mục người Pháp Pierre Philibert Maubant. Ngài đã thực hiện một cuộc đi bộ kéo dài sáu tháng tới Macao bên Trung Quốc để học đạo Công giáo, và khi về lại nước năm 1846, ngài đã dấn thân trong hoạt động truyền giáo.


Sự nhiệt thành truyền giáo của những người Công giáo tiên khởi Hàn Quốc đã bị nhà nước ra sức dập tắt. Anrê Kim Taegon bị giải tới Seoul và bị tống giam, trước khi bị treo cổ ngày 16/9/1846. Lúc ấy, ngài mới vừa 25 tuổi và mới được phong chức linh mục 13 tháng trước đó. Trước khi mất, cha Anrê Kim đã để lại một di chúc trong đó ngài ghi: “Tôi chết vì Chúa, nhưng đó lại là khởi đầu của một cuộc sống đời đời”. Máu của ngài và của các vị tử đạo của Giáo hội Hàn Quốc đã đổ ra là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của đạo Công giáo tại nước này.

Những người trẻ châu Á đặt câu hỏi với Đức Thánh Cha

Cuộc gặp gỡ giữa Đức giáo hoàng Phanxicô với những người tham dự Ngày Giới Trẻ châu Á đã bắt đầu với chứng từ của ba người trẻ, đại diện cho các thực tại khác nhau của châu Á: một thiếu nữ người Hàn Quốc, một người Hoa sinh sống tại Hồng Kông và một thiếu nữ người Campuchia.

Thiếu nữ người Campuchia chia sẻ tâm tình bị giằng xé giữa ơn gọi làm tu sĩ và nhu cầu tiếp tục việc học để giúp gia đình và những người nghèo khổ nhất.

Chứng từ thứ hai là của Giovanni, một người Hoa, 24 tuổi, sống tại Hongkong, nói đến tình cảnh của Giáo hội tại lục địa Trung Hoa luôn bị kiểm soát một cách gắt gao nhưng vẫn trung thành với đức tin Công giáo. Đồng thời, Gioavanni cũng bày tỏ ý muốn của đông đảo người trẻ tại Hongkong được tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế giới tại thành phố của họ.

Marina Park Giseon, người Hàn Quốc, cũng đưa ra những câu hỏi tế nhị về tình cảnh đất nước Hàn Quốc bị chia hai: “Nếu chúng con đã phải sống 60 năm trong hận thù lẫn nhau với miền Bắc, con nghĩ rằng lỗi không chỉ ở một phía”. Cô cũng nhấn mạnh đến ý tưởng cho rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa duy vật của xã hội Hàn Quốc đôi khi đã dẫn đến chỗ đánh mất các giá trị. “Xem ra chủ nghĩa tư bản tại Hàn Quốc không mấy đặt trọng tâm vào sự an ninh và hạnh phúc của con người”, cô nhận định.

Đức Thánh Cha đã chăm chỉ lắng nghe, ghi chép và nồng nhiệt cám ơn chứng từ của mỗi người, và trả lời ứng khẩu bằng tiếng Ý, sau khi đọc bài diễn văn của ngài với các người trẻ bằng tiếng Anh.

Với chứng từ thứ nhất, Đức Thánh Cha khuyên nên đi theo con đường Chúa đã chọn cho cô chứ không phải chọn một trong hai con đường mình tính chọn.

Với người Hàn Quốc, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em nói cùng một ngôn ngữ, hãy nghĩ tới anh chị em của mình ở miền Bắc, và khi trong gia đình, người ta nói cùng một ngôn ngữ, ở đó cũng có một niềm hy vọng của con người”.

Với các người trẻ, Đức Thánh Cha nói: “Thần Khí Đức Giêsu có thể đem lại một sự sống mới cho con tim của mỗi người và có thể biến đổi từng hoàn cảnh, cho dù bề ngoài xem ra tuyệt vọng nhất”.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi các người trẻ tập họp tại Solmoe hãy là những thừa sai loan báo Tin Mừng, “Tin Mừng về niềm hy vọng, tại trường học, nơi làm việc, trong gia đình, tại đại học và trong các cộng đoàn”.
 
(WHĐ)

ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30 NĂM 2014 #3

Thánh Lễ trọng thể kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời
và bế mạc Đại hội La Vang lần thứ 30

Sau hai ngày diễn tiến với các Thánh lễ, rước kiệu và chầu Thánh Thể, đón nhận ơn tha thứ qua bí tích Hoà giải, thuyết trình và chia sẻ… Đại hội La Vang lần thứ 30 với chủ đề “Phúc-Âm-hoá đời sống Gia đình” đã bế mạc với Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Lên trời vào lúc 7 giờ ngày 15.8.2014. 
 
 
Thánh Lễ do Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng giám mục Huế, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục chủ tế. Đồng tế với ngài có Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Hà Nội; Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục; Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội; Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, Đức cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Qui Nhơn, Chủ tịch Uỷ ban Nghệ thuật thánh; Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ; Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long,- Giám mục Phụ tá Hưng Hoá, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng; Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình, Chủ tịch Uỷ ban Tu sĩ; Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ di dân, và Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Bà Rịa. Ngoài ra còn có hơn 300 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng với sự tham dự của khoảng 150.000 tín hữu. 


Bài ca nhập lễ “Kính Mừng Nữ Vương” giúp cộng đoàn hướng lòng lên Mẹ và cùng với Mẹ dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã tuyển chọn Mẹ, ban cho Mẹ những ơn trọng đại và đón Mẹ về trời cả hồn lẫn xác.

Đầu lễ, Đức cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hoà chung tâm tình người con thảo của Mẹ trong năm Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình: 
 
 
“Hôm nay chúng ta về với Linh Địa La Vang trong dịp Đại hội hành hương ba năm một lần, lần thứ 30. Về với Mẹ trong những ngày hè oi bức, khí hậu nghiệt ngã, thiếu mọi tiện nghi, ăn chay nằm đất, nhưng chúng ta muốn thưa lên với Mẹ rằng không gì có thể cản trở con cái Mẹ trở về La Vang, mặc dầu phải chấp nhận hy sinh, gian khó vì tình Mẹ yêu con và tình con mến Mẹ … Về với Mẹ La Vang hôm nay, trong năm Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình, chúng ta khẩn cầu Mẹ cho tất cả mỗi gia đình biết lắng nghe lời Chúa, để Lời Chúa sinh hoa kết trái trong cuộc sống hằng ngày và biết ra đi chia sẻ niềm vui Tin Mừng cho mọi người anh chị em …”

Sau bài Phúc Âm, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chia sẻ Lời Chúa:

Chúa có một chương trình kỳ diệu đối với Đức Mẹ và vì Mẹ đã tin, nên được chúc phúc. Khi Đức Giêsu rao giảng thì có người lên tiếng nói: Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy muốn gặp Thầy. Nhưng Đức Giêsu trả lời: Mẹ và anh em tôi, đó là những ai tin và thi hành ý Cha tôi, Đấng ngự trên trời.

Mỗi gia đình chúng ta được Chúa tiên liệu trong một chương trình kỳ diệu, đó là bảo vệ sự sống. … Ai tin và đón nhận sự sống như là quyền năng của Thiên Chúa, người đó là mẹ và anh chị em với Chúa.

Chương trình kỳ diệu thứ hai của Thiên Chúa là trao ban Đấng Cứu Độ, ơn cứu rỗi cho quý cha mẹ. Cha mẹ không chỉ sinh những người con, nhưng là cộng tác viên để trao ban Đấng Cứu Độ cho con cái, cho mọi người… Cha mẹ là những người đầu tiên thánh hóa, giáo dục con cái của mình. Đức Mẹ và Thánh Giuse đã ý thức dâng lại con mình cho Thiên Chúa. Những người con không còn là của riêng của cha mẹ, mà còn là của Chúa, nên cha mẹ có nhiệm vụ phải giáo dục, thánh hóa con mình, dâng lại cho Chúa. …

Ai tin và thực hành chương trình yêu thương của Thiên Chúa, đó mới thật là mẹ và anh chị em của Chúa. Mỗi gia đình là một Giáo hội thu nhỏ. Trụ cột của Giáo hội hôm nay là mỗi người làm cha mẹ. Cha mẹ phải ý thức vai trò quan trọng của mình trong Giáo hội, từ đó, mới giúp các chương trình khác hoàn thành như chương trình thánh hiến tu trì.

Ngày nay, Giáo hội thiếu vắng ơn gọi truyền giáo. Ơn gọi tại các chủng viện, dòng tu... chỉ nhờ từ gia đình. Gia đình là thiên đàng, là Nước Trời. Cha mẹ là yếu tố xây dựng kiến tạo Nước Trời này. Những người con được mời gọi dâng mình để phục vụ chương trình của Thiên Chúa qua nhu cầu của Giáo hội, phục vụ bác ái... Phúc cho gia đình nào các cha mẹ đã tin và thực hành ý Cha trên trời.”

Sau bài chia sẻ Lời Chúa của Đức cha Phêrô, cộng đoàn phụng vụ hiệp dâng lên Chúa những lời nguyện xin tha thiết nhân ngày mừng Mẹ Maria được Thiên Chúa tôn vinh trên trời. Cầu cho mọi Kitô có niềm tin vững mạnh để thi hành Thánh ý Chúa trong cuộc đời mình. Cầu cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới khi vui hưởng thành quả của trí tuệ, của lao động, biết hướng về Thiên Chúa và tôn vinh Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự. Cầu cho những người đang đau khổ, luôn cảm nhận tình mẫu tử nâng đỡ và đầy thương yêu của Mẹ. Cầu cho cộng đoàn hành hương về La Vang trong dịp Đại hội lần thứ 30 này biết chiêm ngưỡng những hồng ân của Mẹ, noi gương Mẹ và được ban tràn muôn ơn phúc để mai ngày cũng được vui hưởng hạnh phúc trên thiên quốc cùng với Mẹ.

Trong phần dâng lễ vật, một gia tộc “tứ đại đồng đường” đã thay mặt cộng đoàn phụng vụ kính dâng lên Chúa bánh rượu hoa nến, tượng trưng cho thành quả lao động của con người, dâng lên Chúa những vui buồn của cuộc sống hôn nhân gia đình, dâng cả gia tài cha ông để lại...

Sau lời nguyện hiệp lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli ngỏ lời với cộng đoàn:

“Tôi xin đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, mang đến phép lành và lời chúc phúc của ngài cho anh chị em hành hương Đại hội lần thứ 30 này. Đức Thánh Cha Phanxicô không chỉ là Giám mục của Rôma, của Châu Âu, mà của cả toàn cầu và của cả Châu Á nữa. Hôm nay ngài đang ở tại Hàn Quốc và chắc chắn chúng ta không quên cầu nguyện cho ngài. Xin cộng đoàn lặp lại với tôi: Xin Đức Mẹ La vang cầu cho chúng con. Lạy Đức Mẹ La Vang, xin cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô…”

Sau đó, cha Quản nhiệm La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền, thay mặt toàn thể cộng đoàn hành hương, dâng lời cảm tạ quý Đức Tổng giám mục, quý Đức Giám mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và và toàn thể cộng đồng Dân Chúa. 

 
Cuối cùng, sau khi long trọng ban phép lành cuối lễ và trước khi cộng đoàn hành hương ra về, Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê tuyên bố bế mạc Đại hội: “Chúng ta có ba ngày Đại hội tốt đẹp là nhờ ơn Chúa và Mẹ La Vang ban cho chúng ta. Trong tâm tình đó, tôi xin gởi lời cám ơn đến quý Đức cha, đặc biệt Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả mọi người. Tôi xin tuyên bố bế mạc Đại hội La Vang lần thứ 30 và hẹn gặp lại trong dịp Đại hội lần sau, lớn hơn nữa. Chúc anh chị em ra về bình an! Xin Chúa và Mẹ tiếp tục đồng hành với anh chị em!
 
WHĐ

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30 NĂM 2014 #2

ĐẠI HỘI LAVANG LẦN THỨ 30 
VỚI CHỦ ĐỀ 
“PHÚC ÂM HOÁ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH”


Ngày 13/8:

Thời tiết tháng 8 ở vùng đất gió Lào Quảng Trị thật khắc nghiệt, đường sá lại đang làm nham nhở suốt cả quốc lộ 1A từ Nam chí Bắc, nên dọc đường xe cộ đi lại hết sức vất vả, bụi bặm.

Trưa ngày 13/8, có mặt tại La vang, lúc này đã có khá nhiều đoàn xe đổ dọc đường vào Thánh địa và trong các vườn nhà dân. Lượng người hành hương lúc này vẫn còn thưa thớt, theo ước lượng của chúng tôi thì chỉ mới khoảng 50 ngàn người.


 Đúng 2 giờ chiều, Ban Tổ chức Đại hội long trọng đón đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam về dự Đại hội. Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền và Cha G.B. Lê Quang Quý Hạt trưởng hạt Quảng Trị tươi cười chào đón các vị Tổng Giám mục và Giám mục, Cha Quản nhiệm trân trọng trao logo Đại hội cho Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Sài Gòn; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Mỹ Tho; Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch UB Truyền thông HĐGM Việt Nam, Giám mục Phú Cường; Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch UB Loan báo Tin mừng, Giám mục Phụ tá Hưng Hoá; Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân Tổng Đại diện Sài Gòn; Cha Antôn Dương Quỳnh Tổng Đại diện Huế và quí Cha tháp tùng. Tiếp đó, quí Đức Cha cùng tiến lên Linh đài dâng lên Mẹ những lẵng hoa tươi thắm.

Chương trình Khai mạc Đại hội lúc 17 giờ, từ Lễ đài vang vọng tiếng MC của Cha Micae Hy Lê Ngọc Bữu nhắc nhỡ cộng đoàn về việc HĐGM Việt Nam chọn năm 2014 là năm “Phúc âm hoá đời sống Gia đình”, đồng thời nhấn mạnh đây cũng là chủ đề của Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30 này. Suốt trong năm 2014 này và mãi mãi, đặc biệt trong 3 ngày Đại hội tất cả mọi thành phần con cái Mẹ cùng nhau Phúc âm hoá Đời sống gia đình: Cha - Mẹ - Con cái tham gia tích cực vào đời sống cầu nguyện – loan báo Tin mừng, yêu thương – chung thuye và bảo vệ sự sống.

Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cùng quí Giám mục dâng Hoa lên Mẹ La vang, Mẹ chí thánh. Đức Tổng Giám mục Huế xướng kinh Lạy Thánh mẫu La Vang, cộng đoàn sốt sắng dâng lời kinh lên Mẹ cầu xin Mẹ luôn đồng hành với Giáo Hội Việt Nam để trở thành những chứng nhân Tin mừng, nhất là trong năm Phúc âm hoá đời sống gia đình này.

Hai Đức Tổng Giám mục tiến đến cắt dây thả 3 khinh khí cầu tượng trưng cho 3 Tổng Giáo phận Hà Nội – Huế - Sài Gòn, mang theo biểu tượng của Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30.

Những màn trống vũ do Hội dòng Mến Thánh giá Huế kết thúc phần khai mạc Đại hội.

Mở đầu Thánh lễ khai mạc, Cha Tổng Đại diện Tổng Giáo phận Huế Antôn Dương Quỳnh thay mặt Ban Tổ chức giới thiệu với cộng đoàn hành hương: Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Sài Gòn chủ tế Thánh lễ; Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Huế; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Mỹ tho; Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Bà Rịa; Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường; Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng; Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Hưng Hoá, quí Cha Tổng Đại diện và quí Cha đồng tế.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục Phaolô chia sẻ: Cuộc đời của Mẹ luôn tìm kiếm Chúa, mang Chúa đến cho người khác. Mẹ cũng đã mang tình yêu thương đến La vang này, Mẹ dạy chúng ta tin tưởng và tín thác vào Thiên Chúa, Thiên Chúa luôn ban Chúa Thánh thần xuống cho chúng ta.

Mẹ La Vang dạy chúng ta cầu xin Chúa, gần gủi Chúa, Mẹ La Vang chính là Mẹ đầy ơn phúc, chính nhờ vào sự gần gũi của Mẹ đối với Giáo Hội Việt Nam nên Mẹ được gọi là “Mẹ phù hộ các giáo hữu”.

Cuộc rước kiệu Thánh Thể long trọng vào lúc 20 giờ do Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long chia sẻ và suy niệm, Thánh Thể là Bí tích tình yêu do chính Chúa Giêsu lập ra để cho trần gian những ai tin thì được sống và sống dồi dào. Ngài đã truyền cho Hội Thánh của Ngài phải cử hành Bí tích Thánh thể để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Ngài và sự sống lại vinh hiển. Đức Cha Anphong mời gọi mọi người hãy noi gương Mẹ Maria luôn yêu mến và tôn sung Thánh Thể để được hưởng dồi dào ân sủng của Thiên Chúa.

Ngày 14/8:

Thánh lễ sáng vào lúc 6 giờ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Mỹ Tho chủ tế.



Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha chủ tế nói: Ngay từ sang sớm, chúng ta tụ họp nơi đây để cùng Mẹ La Vang dâng lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng ta và mỗi một gia đình chúng ta.

Trong bài giảng lễ, Ngài chia sẻ: Mới sang ra, Mẹ đã mời chúng đi dự tiệc cưới. Mở đầu Tin mừng của Thánh Gioan, Ngài thuật lại phep lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu đã làm là tại tiệc cưới, điều này cho chúng ta thấy hôn nhân và gia đình rất là quan trọng. Mẹ Maria và Chúa Giêsu đã cảm thong và chia sẻ nổi lo lắng của gia đình chủ tiệc vì hết rượu. Chúa Giêsu và Mẹ cũng quan tâm đến mỗi gia đình chúng ta như vậy, để nâng đỡ, ủi an và cứu chữa cho chúng ta.

Vào lúc 14 giờ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cùng toàn thể cộng đoàn hành hương hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri, Đại diện Đức Thánh Cha đến tham dự Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30, cùng đi với Ngài có Đức Tổng Giám mục Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn; Đức Giám Mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Bắc Ninh; Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Qui Nhơn; Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn.

Sau khi cha Quản nhiệm trao logo đại hội cho các Ngài, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri cùng phái đoàn tiến về Linh đài dâng hoa lên Đức Mẹ La Vang. Xin Mẹ ban muôn phúc lành cho cộng đoàn hành hương.

Ngài cũng đã đến thăm công trường xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.

Buổi tối, vào lúc 17giờ, lễ Vọng Kính Đức Mẹ hòn xác lên trời do Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha chủ tế cùng với 15 Giám mục đồng tế.


 

Lúc này, giòng người hành hương càng lúc càng rất đông, trên các nẽo đường vào Linh địa hầu như đã nêm chặt xe cộ, từng đoàn người nườm nượp tiến vào. Trên cả quảng trường và chung quanh Lễ đài rộng chừng 5 hecta đã không còn chổ chen chân, Ban Trật tự phải dốc hết khả năng để ổn định trật tự cho buổi lễ. Theo nhận định của chúng tôi, lúc này khách hành hương đã lên đến chừng 200 ngàn người.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha chào mừng Đại hội và gởi lời chúc của Đức Thánh Cha đến HĐGM Việt Nam và Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 30.

Trong bài chia sẻ, Ngài trước hết gởi lời chào than ái đến Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê và Giám mục, linh mục và cộng đoàn. Ngài nói: Với tư cách Đại diện Đức Thánh Cha, tôi mang phép lành của Đức Thánh Cha đến với anh chị em. Hôm nay là ngày đầu tiên Đức Thánh Cha tong du đến Hàn quốc, chúng ta tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho Ngài.

Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha bày tỏ niềm cảm xúc sâu sắc với HĐGM Việt Nam khi quyết tâm xây dựng một ngôi Thánh đường bề thế nơi đây để Kính Đức Mẹ La Vang. Hôm nay dân Chúa xây dựng ngôi đền để Đức Maria là “Hòm Bia mới”, nơi Thiên Chúa ngự trị. Xin anh chị em cầu nguyện để chúng ta có được ngôi đền thờ toàn quốc nơi đây.

Trong bài huấn từ, Ngài mời gọi mọi người hãy chiêm ngắm Gia đình Thánh gia, các Ngài đã hoàn tất ý định của Thiên Chúa. Các gia đình Kitô hữu phải có khả năng thưa lên như Đức Maria: “Không phải vì tôi, nhưng để cho ý định của Thiên Chúa được thành sự”. Chúng ta chiêm ngắm đời sống cầu nguyện rất sâu của Mẹ cũng do ảnh hưởng từ cha mẹ mình. Vì thế, tôi muốn kêu gọi anh chị em, các bậc cha mẹ, hãy trao cho con cái mình Đức Tin, một đời sống cầu nguyện.

Sau Thánh lễ, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, đặc trách tài chính công trình xây dựng Vương Cung Thánh đường chia sẻ với cộng đoàn về việc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang. Kinh phí dự trù là trên 500 tỷ, một con số không nhỏ nên rất cần đến sự cộng tác của anh chị em là con cái Mẹ ở khắp nơi, vì con cái Việt Nam rất yêu mến Mẹ La Vang. Ngài mời gọi toàn thể cộng đoàn Dân Chúa, với khoảng 2 triệu gia đình Công Giáo tại Việt Nam, mỗi gia đình hãy dành một con heo đất để góp phần vào công trình xây dựng Vương cung Thánh đường.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Đại diện Đức Thánh Cha ban Phép lành Toà Thánh cho toàn thể cộng đoàn hiện diện.

Ngày 15/8:

Suốt cả đêm qua cho đến tờ mờ sang, nhiều đoàn xe vẫn tiếp tục tiến về Linh địa La Vang. Vào khoảng 12 giờ đêm, tại Quảng Trị trời đổ mưa giông rất to, sấm chớp sang trời, vậy mà như một phép lạ của Mẹ che chở: Chỉ cách nhau 1km theo đường chim bay, vậy mà tại Linh địa không có một giọt mưa nào. Vì chỉ cần mưa lớn là mọi người sẽ giẫm đạp lên nhau tìm nơi trú ẩn, tại Linh địa giờ này không còn một chổ nào trống.



Đúng 6 giờ sang, khi mặt trời còn chưa lên, cuộc rước Kiệu Đức Mẹ trọng thể được bắt đầu dứoi sự hướng dẫn suy niệm của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Trí, Giám mục Đà Nẵng. Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế dâng hương trước bàn kiệu Đức Mẹ.

Đức Cha Giuse mở đầu: Chúng ta về đây vì yêu mến Mẹ, chime ngắm Mẹ, tôn vinh Mẹ, quyết bước theo Mẹ để được gặp gỡ Chúa Giêsu. Xin Mẹ cho chúng ta theo Mẹ, Mẹ đến đâu chúng ta đến đó. Để gặp được Chúa Giêsu, nguồn Ơn Cứu độ của chúng ta.

Đoàn kiệu chỉ do các vị Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và một số đại diện các hội đoàn, cùng anh chị em dân tộc thiểu số, vậy mà Thánh giá dẫn đầu về đến Linh đài nhưng bàn kiệu cũng chỉ mới đi được ½ quảng đường. Mỗi chục kinh Mân côi, Đức Cha Giuse lại hướng cộng đoàn suy niệm về cuộc đời của Mẹ.

Từ xưa đến nay, người dân địa phương ít biết đến 2 từ hành hương mà họ chỉ gọi một cách rất đơn sơ là “Kiệu La vang” để chỉ về việc hành hương La Vang. Kỳ hành hương thường niên người ta gọi nôm na là “Kiệu nhỏ” và Đại hội hành hương 3 năm một lần là “Kiệu lớn” để nói lên sự long trọng của Đại hội.

Bàn kiệu Đức Mẹ ổn định trang trọng trước Linh đài, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê long trọng xông hương kính Mẹ kết thúc buổi rước kiệu để bước vào Thánh lễ trọng thể Kính Đức Mẹ hồn xác lên trời.

Đoàn đồng tế do Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế từ Linh đài Đức Mẹ long trọng tiến về Lễ đài. Cùng đồng tế có 15 vị Giám mục và Tổng Giám mục, trong đó có Đức Cha Stêphanô Tri Bữu Thiên, Giám mục Cần Thơ, trên 300 linh mục từ khắp nơi trong nước và hải ngoại. Lúc này cộng đoàn hành hương đã lên đến gần 300 ngàn. (Cách ước tính của chúng tôi dựa trên cơ sở: khu vực cộng đoàn tham dự Thánh lễ rộng chừng 7 hecta, theo mật độ 4người/1m2 thì đã 280 ngàn người. Chưa tính số người đứng rãi rác chung quanh.)

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê nói: Về với Mẹ La Vang trong những ngày Hè oi bức, khí hậu nghiệt ngã, thiếu mọi tiện nghi, ăn chay nằm đất, nhưng chúng ta muốn thưa lên với Mẹ rằng: không gì có thể ngăn cản được con cái Mẹ trở về La Vang, dù phải chấp nhận gian khổ, vì Mẹ yêu con và tình con mến Mẹ. Về với Mẹ trong những ngày này, khi công trình xây dựng Vương cung Thánh đường dâng kính Mẹ còn đang xây dựng. Chúng con biết Mẹ vui khi nhìn thấy rất đông con cái Mẹ rộng long quảng đại đóng góp, để công trình nhà Mẹ sớm hoàn thành tốt đẹp như Hội đồng Giám mục đã kêu gọi.



Về với Mẹ La Vang hôm nay, trong năm mục vụ Phúc âm hoá Gia đình, chúng con khẩn cầu Mẹ cho tất cả mỗi gia đình chúng con biết lắng nghe Lời Chúa, để Lời Chúa sinh hoa kết trái trong cuộc sống hàng ngày và biết ra đi chia sẻ Tin mừng với tất cả mọi người.

Về với Mẹ La Vang hôm nay, khi nhiều vùng đất trên thế giới đang còn chiến tranh hận thù, nhiều người vô tội đang bị tàn sát. Chúng con nài xin Mẹ là Nữ vương hoà bình thương ban cho thế giới được bình an, xoá bỏ hận thù và biết yêu thương nhau…

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái bình chia sẻ: Mỗi gia đình chúng ta được Chúa tiên liệu trong một chương trình kỳ diệu, đó là bảo vệ sự sống. Nhiều cha mẹ và nhiều bạn trẻ hiện nay đã không còn tin, không còn đón nhận và bảo vệ sự sống nữa. Họ dễ dàng giết chết con trẻ, thậm chí không còn bảo về sức khoẻ thai nhi.

Thiên Chúa đã trao ban Đấng Cứu độ cho các bậc làm cha mẹ, cha mẹ là những cộng tác viên để trao ban Đấng Cứu độ cho con cái.

Phần dâng lễ vật với chủ đề: “Tứ Đại đồng đường” do những gia đình và con cái thuộc Giáo xứ Chính toà Phủ Cam, những gia đình gương mẫu trong việc giáo dục con cái, sống Đức Tin và rao giảng Tin mừng qua những hoạt động năng nổ trong giáo xứ. Dâng lên Thiên Chúa những lễ vật tượng trưng cho hoa màu ruộng đất là công sức của con người làm nên, là những ưu tư vui buồn trong cuộc sống của mỗi một gia đình.

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri, Đại diện Đức Thánh Cha phát biểu: Tôi xin đại diện Đức Thánh Cha mang đến phép lành của Ngài và lời chúc phúc của Ngài cho tất cả mọi người hiện diện nơi đây. Hôm qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Trưởng ban tài chính của công trình kiến thiết La Vang đã kêu gọi anh chị em, không chỉ những người giàu có mà tất anh chị em từ khắp muôn phương. Hiện nay kinh phí còn thiếu rất nhiều, vậy lấy ở đâu ra, Thưa rằng ở tấm lòng của anh chị em, vậy anh chị em hãy đầu tư để được phần thưởng đời đời trên nước Trời.

Cha Quản nhiệm trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Giacôbê Lê Sĩ Hiền đọc lời cảm ơn, Ngaì tỏ bày lòng tri ân đối với HĐGM Việt Nam, đặc biệt Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gilleri đại diện Đức Thánh Cha. Quí cha và toàn thể cộng đoàn. Ngài cũng cảm ơn các ban nghành đoàn thể đã tích cực cộng tác góp phần cho thành công của Đại hội. Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp tỉnh Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là về an ninh trật và giao thông, nhất là đã quan tâm hoàn thành 2 con đường từ quốc lộ 1 vào La Vang, tạo cho việc đi lại dễ dàng. Ngài tuyên bố bế mạc Đại hội và hẹn gặp lại trong những kỳ đại hội sau sẽ lớn hơn nữa. Xin Mẹ La Vang luôn đồng hành cùng anh chị em.
 


 Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê thả bong bong mang theo biểu tưởng của Đại hội. Ngài mời tất cả các vị Tổng Giám mục và Gáim mcụ cùng ban phép lành cho toàn thể cộng đoàn hành hương.

 


Tạm biệt Mẹ La Vang để trở về với cuộc sống với biết bao vui buồn, nhưng luôn tin rằng Mẹ sẽ đồng hành với chúng ta, phù trợ chúng ta những lúc khốn khó.

Trương Trí 

(VietCatholic News)

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO THÁNG 8.2014

Tháng 8, hành hương Đức Mẹ TàPao
 
 
Bước vào tháng 8, Giáo hội hướng về Đức Maria – Mẹ diễm phúc được đặc ân Hồn Xác Lên Trời. Mẹ Maria đã được Thiên Chúa tuyển chọn và trang điểm cho muôn vẻ đẹp và ơn phước. Mẹ là “Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Mẹ!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria. Tên gọi tuyệt đẹp Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ luôn được yêu thương.Thiên Chúa còn ban tặng hồng ân cao cả. Mẹ về trời, sống trong hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành để tặng ban cho tất cả những ai thuộc về Chúa nhờ cả một đời sống thánh thiện nơi gian trần.Trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, người Kitô hữu tin rằng có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở. Trong niềm hy vọng sẽ được về trời với Mẹ, người tín hữu nhìn lên Mẹ như mẫu gương của lòng cậy trông, kiên nhẫn với tin yêu để chia sẻ với người, với đời tình yêu mà mình đã nhận được.
 
 
Tối 12.8, núi rừng TàPao thật dịu mát, trong lành. Hàng ngàn khách hành hương cùng đồng hành về bên Mẹ và cùng tham dự cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đoàn kiệu rước thánh tượng Mẹ Tàpao lên lễ đài, dưới bầu trời đêm, lung linh ánh nến thêm phần uy nhiêm và trang trọng. Cộng đoàn sốt sắng hoà chung lời kinh chuỗi hạt Mân Côi dâng kính Mẹ. Sau đó, Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể chung quanh quảng trường, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Đức Cha cầm hào quang Mình Thánh Chúa đi sau đoàn rước nghiêm trang của các Gia trưởng. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể, mọi người tiếp tục lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.

 
Sáng ngày 13.8, đại ngàn TàPao mượt mà thẫm một màu ngát xanh. Trời trong vắt, gió dịu mát. Hàng chục ngàn khách hành hương rộn rã về TàPao.

6g30 nghi thức khấn Đức Mẹ.Mọi người dâng những ý nguyện, dâng lời tạ ơn và cầu xin theo ý riêng của mình.

 
7g30, đoàn rước bắt đầu tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Bản cùng 60 linh mục hiệp thông thánh lễ.
 
 
Cha GB Trần Văn Thuyết thay mặt cộng đoàn chúc mừng Đức Cha Giuse nhân dịp kỷ niệm 13 năm Giám Mục (ngài chịu chức giám mục vào ngày 17.8.2001, tại Nhà thờ Chính toà Sài gòn, khẩu hiệu “tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi”). Cha GB cũng nhắc với cộng đoàn cầu nguyện đặc biệt cho 2 Đức Cha Nicôla và Phaolô nhân kỷ niệm ngày tấn phong Giám mục 11.8. Ngài chào mừng Đức cha Vincentê, Giám mục Giáo phận Ban mê thuộc đã đến thăm và dâng lễ tại TTTM Tàpao. Hai lẵng hoa tươi dâng lên hai Đức Cha với lòng tri ân và chúc mừng. 


 
 (gpphanthiet.com)

CUNG HIẾN NHÀ THỜ ĐẢO LÝ SƠN - QUẢNG NGÃI

MỘT “THIÊN ĐÀNG NÓNG” 
(Hot paradise)


Trong những ngày vừa qua, đặc biệt trong 2 ngày 12, 13 của tháng 8 năm 2014, không khí của các tỉnh duyên hải miền Trung chợt nóng lên quá chừng !

Đặc biệt, tại một vùng xa xôi biển đảo, đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi, bầu không khí càng “nóng” hơn. Không chỉ “nóng” vì vùng biển đảo xa xôi nầy, trong suốt một năm qua được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông quốc nội cũng như quốc tế với lý do là có liên quan đến Biển Đông, đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhất là từ tháng 5 vừa qua, khi giàn khoan 981 của Trung Quốc hạ đặt trên thềm lục địa của Việt Nam chỉ cách huyện đảo Lý Sơn 119 hải lý.
 
 
Nhưng cái “nóng” đặc biệt mà bài viêt nầy nhắm đến, chính là cái nóng của hàng trăm con tim giáo dân giáo xứ Lý Sơn, đang rạo rực đón chờ một biến cố mục vụ trọng đại có một không hai tại vùng biển đảo nầy: ĐÓN TIẾP ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI, VỊ ĐẠI DIỆN CỦA Đức Thánh Cha PHANXICO, CÙNG VỚI Đức Cha MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN QUI NHƠN VỀ CHỦ LỄ KHÁNH THÀNH VÀ CUNG HIẾN NHÀ THỜ MỚI LÝ SƠN.

- Làm sao không “nóng” lên được, khi “đoàn chiên nhỏ” xa xôi nơi biển đảo heo hút của miền Trung “dân gầy thiếu đói” nầy đã có được một ngôi thánh đường không lớn nhưng thật nguy nga đẹp đẽ, duyên dáng soi mình bên bờ biển xanh !

- Làm sao không “nóng” lên được khi những người giáo dân chân quê nghèo khó ở tận ngoài đảo hút heo lại được dịp đón mừng và gặp gỡ chính vị đại diện của Đức Giáo Hoàng !

 
Vâng, đúng như lời của vị linh mục chủ chăn giáo xứ Lý Sơn, cha Giuse Nguyễn Quốc Việt, chỉ có thể cắt nghĩa và hiểu trọn những sự kiện diễn ra trong hai ngày nầy bằng hai từ “PHÉP LẠ”. Phép lạ của của sự hiệp thông trong Hội Thánh Công Giáo, phép lạ của tình bác ái huynh đệ sẻ chia của các anh chị em khắp nơi dành cho cộng đoàn dân Chúa Lý Sơn, phép lạ của những giọt mồ hôi lẫn nước mắt của bao công khó, hy sinh và lời cầu nguyện của linh mục chủ chăn, của anh chị em giáo dân Lý Sơn, của các công nhân xây dựng, của sự động viên hỗ trợ tinh thần của các Vị Chủ chăn trong giáo phận, của Hội dòng Chúa Cứu Thế, của các anh em linh mục…và nhất là, phép lạ của lòng ưu ái, quan tâm mục tử của Đức Thánh Cha Phanxicô khi gởi vị đại diện của Ngài đến – Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli - viếng thăm đoàn chiên nhỏ Lý Sơn xa xôi nầy.
 
 
Đây đúng là “phép lạ 5 chiếc bánh và hai con cá” mà Đức Ki-tô đã một lần nữa thực hiện tại vùng đảo Lý Sơn nầy khi biến tất cả những “đóng góp đó” làm nên Ngôi Thánh Đường nguy nga đẹp đẽ và cuộc tập họp long trọng đông vui có một không hai nầy. Có lẽ chính trong ý nghĩa nầy mà Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli trong bài giảng đã khéo ví von nơi đây chính là một thiên đàng:

(Xin trích) “Vùng đảo xinh đẹp của anh chị em, với màu nước biển xanh lam, bờ biển trắng, những cánh đồng tỏi xanh và những hồ nước trên đỉnh núi, cũng như thiên nhiên trong sạch và yên bình, là một hình ảnh hoàn hảo của Thiên đàng.”

Thế nhưng, cũng chính Đức Tổng, trong câu chuyện vui bên lề, khi phải chịu đựng cái nóng oi bức tại nơi đây, đã hóm hỉnh: “Đây là một thiên đàng nóng” (Hot paradise).

Thiên đàng thì làm chi có lửa như hỏa ngục để mà “nóng”. Thế nhưng với Lý Sơn, trong những ngày nầy, quả thật là một “thiên đàng nóng”. Nóng vì tình yêu thương của mục tử và đoàn chiên, nóng vì tình hiệp thông của Dân Chúa khắp nơi quy tụ về để chung chia niềm vui của ngày “hội của các viên đá” trong ngôi thánh đường mới tinh được cung hiến.
 
 
Qua sự hiện diện của Đức Đại Diện Đức Thánh Cha tại vùng biển đảo xa xôi nầy, chắc chắn có một sứ điệp đặc biệt đã được loan báo cho không chỉ Hội Thánh Công Giáo mà còn cho mọi người trên thế giới: Hội Thánh Công Giáo, Vatican, Đức Giáo Hoàng luôn luôn đồng hành và đứng về phía của những người nghèo, những người nhỏ bé, những dân tộc bị áp chế, những cộng đoàn bị bỏ rơi.

Bởi vì, trong niềm tin của người Kitô hữu muôn nơi và muôn thuở, Đức Ki-tô không chỉ phán một lần với Phêrô cách đây 2000 năm trong đêm biển động ở Galilê mà còn vang lên mãi với thời gian cho đến ngày tận thế: “Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14,27).
 
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
 
(VietCatholic News)

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 08 - 14.8.2014

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔNG DU HÀN QUỐC #3

Ngày thứ nhất 
chuyến tông du Hàn Quốc của Đức Thánh Cha Phanxicô

“Một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại 
không chỉ trân trọng truyền thống của tổ tiên 
mà còn biết quý trọng người trẻ”

 
WHĐ (15.8.2014) – Khởi hành từ Sân bay Fiumicino, Roma lúc 16g thứ Tư 13-08, Đức Thánh Cha đã đến Seoul vào lúc gần 10g30 sáng thứ Năm 14-08 theo giờ địa phương. Sau nghi lễ tiếp đón tại Căn cứ không quân Seoul, Đức Thánh Cha đã lên xe về Tòa Sứ thần Tòa Thánh để cử hành Thánh lễ riêng, sau đó dùng bữa và nghỉ trưa.

Lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã đến Dinh Tổng thống, gọi là “Nhà Xanh”, và được bà Tổng thống Park Geun-hye đón tiếp. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội kiến riêng ngắn gọn và trao đổi quà tặng.

Gặp giới chức chính quyền

Sau đó Đức Thánh Cha gặp gỡ giới chức chính quyền dân sự, gồm các nhà lãnh đạo chính trị Hàn Quốc, một đại diện của phái đoàn ngoại giao và các nhà lãnh đạo khác.

Đức Thánh Cha ngỏ lời: “Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi khi được đến Hàn Quốc, đất nước của buổi sáng yên bình, và cảm nghiệm không chỉ cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước này, nhưng trên hết là nét đẹp của con người cũng như lịch sử và nền văn hóa phong phú của Hàn Quốc”.

Đức Giáo Hoàng cũng nói về hai sự kiện chính trong chuyến tông du của ngài: Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu, và tôn phong chân phước 124 vị tử đạo Hàn Quốc. “Hai cử hành này bổ sung cho nhau. Văn hóa Hàn Quốc hiểu rõ chân giá trị nội tại và sự khôn ngoan của những người cao niên của chúng ta và kính trọng vai trò của họ trong xã hội. Những người Công giáo chúng ta tôn vinh những người cao niên của chúng ta đã chịu tử đạo vì đức tin bởi vì các ngài sẵn sàng hiến dâng mạng sống cho sự thật mà các ngài đã tin tưởng và nhờ đó các ngài cố gắng sống cuộc sống của mình”.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tuy nhiên, một dân tộc khôn ngoan và vĩ đại không chỉ trân trọng truyền thống của tổ tiên của họ; họ cũng biết quý trọng người trẻ, tìm cách chuyển giao di sản của quá khứ và áp dụng vào những thách đố của hiện tại. Mỗi khi người trẻ quy tụ với nhau, như dịp này, đó là một cơ hội quý giá cho tất cả chúng ta lắng nghe những gì họ hy vọng và quan tâm”.

Về những thách thức và những cơ hội mà thế giới ngày nay phải đối mặt, Đức Thánh Cha nói đến “tầm quan trọng đặc biệt của việc suy tư về nhu cầu trao tặng món quà của bình an cho người trẻ” – một lời kêu gọi gây âm vang mạnh mẽ tại Hàn Quốc, “một đất nước chịu đau khổ lâu dài vì thiếu vắng hòa bình”. Việc tìm kiếm hòa bình đặc biệt là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo chính trị, những người phải nhận ra rằng “hòa bình có thể đạt được qua việc bình tâm lắng nghe và đối thoại, chứ không phải bằng việc tố cáo lẫn nhau, bằng những lời công kích vô dụng và biểu dương sức mạnh”. Các nhà lãnh đạo chính trị phải hướng những nỗ lực của mình vào mục tiêu xây dựng một thế giới hòa bình hơn, tốt đẹp hơn và thịnh vượng cho con cái của chúng ta. 


Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để cho “tiếng nói của mọi thành viên trong xã hội được lắng nghe”, khi Hàn Quốc đang phải đấu tranh để đối phó với các vấn đề quan trọng hiện nay. Và một lần nữa, ngài kêu gọi “quan tâm đặc biệt đến người nghèo, người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói”.

Kết thúc bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhắc đến Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng cuối cùng đến thăm Hàn Quốc và đã tin rằng “tương lai của Hàn Quốc tuỳ thuộc vào sự hiện diện của nhiều người nam nữ khôn ngoan, đạo đức và có đời sống tâm linh sâu sắc”. Lặp lại những lời trên, Đức Thánh Cha Phanxicô đoan chắc với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc rằng “cộng đồng Công giáo Hàn Quốc luôn mong muốn tham gia trọn vẹn vào đời sống của đất nước”.

Gặp các giám mục Hàn Quốc

Khoảng 17g30, Đức Thánh Cha đã đến trụ sở Hội đồng Giám mục Hàn Quốc để gặp gỡ các giám mục Hàn Quốc. Đây là dịp để ngài trao đổi với một trong những Giáo hội năng động nhất ở châu Á và trên thế giới.

Trong bài huấn từ, Đức Thánh Cha ca ngợi “sức sống mạnh mẽ” này, nhưng cũng không ngần ngại cảnh báo các giám mục Hàn Quốc trước một “tinh thần thế tục về phương diện thiêng liêng và mục vụ, bóp nghẹt tinh thần, thay vì hoán cải lại tự mãn và rốt cuộc dập tắt nhiệt tình truyền giáo”.

Nhận mình là “người anh em trong hàng Giám mục”, Đức Thánh Cha chia sẻ với các giám mục Hàn Quốc suy tư về “hai khía cạnh chính của việc chăm sóc Dân Chúa tại đất nước này: là những người gìn giữ ký ức và gìn giữ niềm hy vọng”.

Những người gìn giữ ký ức

Các giám mục Hàn Quốc là những người thừa kế “một truyền thống mạnh mẽ đã khởi đầu và lớn mạnh nhờ lòng trung tín, sự kiên trì và công lao của các thế hệ giáo dân”. Công lao này đã mang lại hoa trái và hiện nay, “Giáo hội tại Hàn Quốc được đề cao vì vai trò của mình trong đời sống tinh thần và văn hóa của dân tộc và động lực truyền giáo mạnh mẽ. Từ một miền đất được truyền giáo, Hàn Quốc đã trở thành miền đất của các nhà truyền giáo”.

Xét cho cùng, “đời sống và sứ vụ của Giáo hội tại Hàn Quốc không thể đo lường bằng những gì ở bên ngoài, bằng những con số và cơ cấu; Giáo hội ấy phải được đánh giá trong ánh sáng tỏ tường của Phúc Âm và lời mời gọi hoán cải trở về với Chúa Giêsu Kitô”. Một giáo hội không được đánh mất viễn tượng chiều kích tâm linh của sứ mạng của mình. Một giáo hội cũng không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế và chỉ dựa vào ký ức của các vị tử đạo. “Nhìn về quá khứ mà không lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi hoán cải trong hiện tại sẽ không giúp chúng ta tiến bước; trái lại, sẽ cản bước tiến của chúng ta và thậm chí còn chặn đứng sự thăng tiến về mặt thiêng liêng của chúng ta”. 


Những người gìn giữ niềm hy vọng

Ở một đất nước được xem là một trong những nước có công nghệ tiên tiến nhất, các giám mục phải giúp xã hội “tìm kiếm điều gì đó lớn lao hơn, xác đáng và phát triển hơn”. Các giám mục gìn giữ “ngọn lửa này của sự thánh thiện, của tình bác ái huynh đệ và nhiệt tâm truyền giáo trong sự hiệp thông với Giáo hội”. Trong nhãn quan này, các giám mục phải gần gũi các linh mục của mình.

Và một chủ đề ưa thích của Đức Thánh Cha Phanxicô: Giáo hội truyền giáo. “Một Giáo hội luôn bước ra với thế giới, nhất là đến các vùng ngoại vi của xã hội hiện nay”. Vì thế Đức Thánh Cha khích lệ các giám mục hãy “chăm sóc đặc biệt” các trẻ em và người già. Ngài nhấn mạnh việc giáo dục người trẻ, “bằng cách trợ giúp không chỉ các trường đại học mà cả các trường học Công giáo các cấp trong sứ vụ giáo dục, bắt đầu từ trường tiểu học nơi những trí óc và con tim non nớt được đào luyện theo tình yêu Thiên Chúa và Giáo hội của Người, theo điều chân thiện mỹ, để trở thành những Kitô hữu tốt và công dân lương thiện”. Một mục tiêu khác cũng phải được ưu tiên là người tị nạn và người di dân cũng như những người sống bên lề xã hội.

Nhưng nếu Giáo hội Hàn Quốc được ca ngợi vì những hoạt động xã hội, thì rất có nguy cơ, theo Đức Thánh Cha, “giảm thiểu sự dấn thân phục vụ những người nghèo chỉ vào chiều kích trợ giúp, mà quên đi nhu cầu của từng cá nhân phải được phát triển như là một nhân vị và thể hiện một cách xứng với phẩm giá, sự sáng tạo và văn hóa của mình”. Đức Thánh Cha nói, “lý tưởng tông đồ của một Giáo hội của người nghèo và cho người nghèo được diễn tả rõ ràng nơi các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên của đất nước anh em. Và lý tưởng này, phải tiếp tục “định hình con đường của Giáo hội tại Hàn Quốc trong hành trình hướng đến tương lai”.

Kết thúc bài huấn từ, Đức Thánh Cha đưa ra lời phê phán cứng rắn. Ngài thừa nhận rằng Giáo Hội tại Hàn Quốc “sống và hoạt động trong một xã hội thịnh vượng, nhưng ngày càng tục hoá và duy vật”. Nhưng “trong những hoàn cảnh ấy, cám dỗ của những người làm mục vụ không chỉ là việc áp dụng những mô hình hiệu quả trong quản lý, lập kế hoạch và tổ chức của giới kinh doanh, mà còn là một lối sống và suy nghĩ được hướng dẫn theo các tiêu chuẩn thành công của thế gian, kể cả quyền lực, hơn là các tiêu chuẩn được Chúa Giêsu trình bày trong Phúc Âm”. Vì thế, Đức Thánh Cha khích lệ tất cả các giám mục: “Ước gì chúng ta thoát khỏi tinh thần thế tục về phương diện thiêng liêng và mục vụ; nó bóp nghẹt tinh thần, thay vì hoán cải lại tự mãn và rốt cuộc dập tắt nhiệt tình truyền giáo”.
 
Vũ Bình
(WHĐ)

ĐẠI HỘI LA VANG LẦN THỨ 30 NĂM 2014

Thánh Lễ khai mạc 
Đại hội La Vang lần thứ 30 (năm 2014)

Chiều thứ Tư 13-08-2014, Đại hội La Vang lần thứ 30 với chủ đề “Phúc-Âm-hoá đời sống Gia đình” đã long trọng khai mạc tại Trung tâm Hành hương toàn quốc Đức Mẹ La Vang.

Tham dự Đại hội có các Đức giám mục: Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Tổng giáo phận Tp. HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám mục; Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Tổng giám mục Huế, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Mỹ Tho, Phó Tổng thư ký Hội đồng Giám mục; Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Bà Rịa; Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Đà Nẵng, Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Gia đình; Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ; Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông xã hội; Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Hưng Hoá, Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng; Đức cha Têphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ; Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Hà Nội; cùng với khoảng 150 linh mục và gần 50.000 giáo dân.
 
 
Trước Thánh lễ, cha Micae Hy Lê Ngọc Bửu lược thuật lịch sử Linh địa Mẹ La Vang để nhắc nhớ mọi người ý thức về tình yêu thương bao bọc, che chở của Mẹ hiền La Vang. Ngày xưa Mẹ đã cứu giúp đoàn con trong cơn khốn khó gian nan, ngày nay Mẹ cũng luôn ra tay phù trợ đỡ nâng những ai đến nơi đây cầu xin Mẹ. 

 
Chủ đề của Đại hội “Phúc-Âm-hoá đời sống Gia đình” cũng là chủ đề Hội đồng Giám mục mời gọi toàn thể Giáo hội Việt Nam thực hiện trong năm 2014. Mọi tín hữu Việt Nam, con cái của Chúa, con cái của Đức Mẹ, được mời gọi cùng nhau Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình, sống yêu thương chung thủy, hiệp dâng tấm lòng cùng với những cánh hoa dâng Mẹ, nguyện cầu cho các giám mục, linh mục và nhất là cho các gia đình tích cực sống loan báo Tin Mừng.
 
 
Đúng 17 giờ, lễ khai mạc Đại hội bắt đầu với nghi thức dâng hoa cho Đức Mẹ. Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng cùng đến trước thánh tượng Mẹ La Vang dâng hoa cho Đức Mẹ.
 
Sau khi toàn thể Đại hội cùng đọc kinh Lạy Đức Mẹ La Vang, hai Đức cha đã thả những chùm bóng bay ba màu lên trời cao, tượng trưng cho ba miền giáo tỉnh: màu đỏ tượng trưng cho Hà Nội với dòng sông Hồng chở nặng phù sa; màu xanh tượng trưng cho Huế với dòng sông Hương êm đềm thơ mộng; và màu vàng tượng trưng cho Sài Gòn với những cánh đồng lúa mênh mông...

Tiếp đến, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Huế dâng vũ khúc hoan ca, cùng với những tiếng trống rộn rã hân hoan, diễn tả tình huynh đệ yêu thương hiệp nhất của toàn thể con cái Mẹ thuộc 26 giáo phận sống trên khắp ba miền đất nước Việt Nam và cả hải ngoại.

Từ 2000 năm qua, Chúa đặt Mẹ làm hiền mẫu phù hộ cho mọi người. Mẹ tỏa bóng trên trần gian, an ủi dân Chúa giữa những thử thách ở đời này. Theo lời Mẹ đã hứa “các con hãy cam lòng chịu khổ, từ đây Mẹ sẽ nhận lời các con kêu xin”, chúng ta dõi theo Mẹ và sẽ không lạc đường, có Mẹ chở che, chúng ta không lo sợ gì; nhờ ơn Mẹ phù hộ, chúng ta sẽ đạt đến quê trời. Mẹ thật là “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu”. Với tâm tình ấy, cộng đoàn cùng bước vào Thánh lễ do Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế.

Dứt lời ca nhập lễ, cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng đại diện giáo phận Huế, đã giới thiệu và chào mừng quý Đức cha, quý cha và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa.
 
 
 Sau bài Tin Mừng tường thuật việc Đức Mẹ và Thánh Giuse tìm kiếm Chúa Giêsu trong Đền thờ (Luca 2,41-52), Đức cha chủ tế chia sẻ:

Cuộc đời của Mẹ luôn tìm kiếm Chúa, mang Chúa cho người khác, như ngày Mẹ Maria viếng thăm người chị họ cao niên Êlisabeth. Mẹ mang tràn đầy tình thương đến cho gia đình họ. Mẹ Maria loan báo Tin Mừng hữu hiệu bằng tinh thần phục vụ, yêu thương, thật lạ lùng, kỳ diệu. Do tác động của Chúa Thánh Thần, bà Êlisabeth đã thốt lên Mẹ đầy ơn phúc.

Mẹ Maria cũng đang yêu thương đến La Vang và muốn an ủi chúng ta. Mẹ dạy chúng ta tin vào Thiên Chúa, tin vào những gì Thiên Chúa đã làm và sẽ thực hiện. Thiên Chúa không ngừng tiếp tục ban Chúa Thánh Thần xuống cho chúng ta.

Mẹ là Đức Bà phù hộ các giáo hữu vì Mẹ đầy tràn ân sủng. Mẹ dạy chúng ta tin vào điều Thiên Chúa sẽ thực hiện cho chúng ta là chúng ta sẽ được thông phần vinh quang với Người. Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích lợi cho những ai cầu xin Người. Tình yêu Chúa giúp chúng ta đồng hình đồng dạng, nên một với Người. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa hiện thân, đã gọi chúng ta là bạn hữu.

Mẹ La Vang dạy chúng ta gần gũi Chúa, cầu xin Chúa. Mẹ La Vang chính là Mẹ Đầy Ân Phúc. Chính vì sức phù hộ gần gũi của Mẹ đối với Giáo hội Việt Nam mà danh xưng của Mẹ được gọi là Mẹ phù hộ các tín hữu.

Mỗi người được mời gọi yêu mến Mẹ, cầu nguyện với Mẹ. Mẹ dạy chúng ta gắn bó với Chúa Giêsu, cảm ơn Thiên Chúa Cha.

Trong phần lời nguyện tín hữu, cộng đoàn dâng lời cầu nguyện cho các vị mục tử trong Hội Thánh, cho những người đang gặp thử thách, cho hoà bình trên thế giới và cho mỗi người biết sống yêu thương và bác ái thật sự với hết mọi người.

Thánh lễ kết thúc với phép lành trọng thể của Đức Tổng giám mục chủ tế trong tâm tình hân hoan lắng đọng của đoàn con cái Mẹ. 
 

Tâm tình ấy còn được tiếp nối trong phần kiệu và chầu Thánh Thể vào lúc 20 giờ và Thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót vào đêm khuya do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giảng lễ.

Đại hội La Vang lần thứ 30 còn kéo dài trong hai ngày tiếp theo. Ngày 14 với Thánh lễ kính Đức Mẹ vào buổi sáng và Thánh lễ Vọng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời vào buổi chiều, ngoài ra sẽ có 2 buổi thuyết trình và chia sẻ, và Đêm canh thức tại Linh đài Đức Mẹ. Ngày 15 với Thánh lễ đại triều mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời, trước đó là phần rước kiệu Đức Mẹ La Vang.
 
WHĐ

VIDEO TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO SÁNG 13.7.2014