Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

NHỮNG CHÔNG GAI TRONG CHUYẾN TÔNG DU SRI LANKA VÀ PHI LUẬT TÂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Lúc 19 giờ tối thứ Hai 12 tháng Giêng, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Colombo, thủ đô của Sri Lanka bắt đầu chuyến tông du Á Châu lần thứ hai của ngài, đúng 20 năm sau chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại hai nước có dân số Công Giáo cực kỳ khác nhau.

Tại Sri Lanka, Đức Thánh Cha sẽ được đón tiếp bởi một vị tổng thống mới lên ngôi được 3 ngày và 4 đêm, ông Maithripala Sirisena, người được xem là có “thành ý” hòa giải với người Tamil nhiều hơn một chút so với cựu tổng thống mới vừa bị đánh bại là Mahinda Rajapaksa.

Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, xin giúp chúng tôi đi tìm công lý

Hầu như chắc chắn là Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đưa ra một thông điệp khích lệ hòa giải giữa người Tích Lan và người Tamil; giữa khối Phật Giáo đa số với các cộng đồng tôn giáo thiểu số Hồi Giáo và Kitô Giáo.

Ông Mahinda Rajapaksa đã từ chối hợp tác với Liên Hợp Quốc để thực hiện một cuộc điều tra tội ác chiến tranh trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến kéo dài gần 26 năm từ 22/07/1983 đến 18/05/2009. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc đưa ra năm 2011 cho biết có tới 40,000 thường dân Tamil vô tội đã bị giết chủ yếu là trong năm 2009.

Liệu Đức Thánh Cha có đặt vấn đề này với tổng thống mới toanh Maithripala Sirisena hay không là một câu hỏi của nhiều người, nhưng trong những vùng phía Bắc Colombo, trên các vỉa hè đường phố người Tamil bày la liệt ảnh của người thân kế bên một tấm chân dung to gần bằng người thật của Đức Thánh Cha Phanxicô với một tấm bảng “Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, xin giúp chúng tôi đi tìm công lý cho những người thân yêu đã bị mất tích”.


Hành hương đến vùng “Hổ Tamil”

Trong một cử chỉ đầy biểu tượng, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đáp trực thăng lên phía Bắc đến vùng chiến khu xưa của “Hổ Tamil”, vùng mà người lính Sri Lanka nghe đến phải lạnh tóc gáy, để cầu nguyện tại đền thờ Đức Mẹ Madhu.

Đền thờ này được tôn kính bởi cả người Tamil và người Tích Lan; cả người Công Giáo lẫn người Phật Giáo và Hồi Giáo; cung cấp một bối cảnh hoàn hảo cho Đức Thánh Cha khuyến khích hòa giải trong một phần đất hết bị tàn phá bởi chiến tranh lại rơi vào xung đột tôn giáo.

"Đó là một cử chỉ rất mạnh mẽ," Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews nói: "Ngài sẽ đi đến khu vực nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không thể đến được vì chiến tranh."

Giáo Hội Công Giáo coi mình là một động lực độc đáo cho sự hiệp nhất tại Sri Lanka “bởi vì Giáo Hội có cả các tín hữu Tích Lan lẫn các tín hữu Tamil. Họ thờ phượng chung với nhau, và đa số các nghi lễ thường xen kẽ giữa hai ngôn ngữ,” linh mục tiến sĩ Prasad Harshan, người Sri Lanka, dạy tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Rôma nói.

Cha Prasad nói thêm: "Ngài đã thực hiện một nỗ lực phi thường để đến khu vực này, và để gặp gỡ những nạn nhân. Đó sẽ là một dấu hiệu tuyệt vời của tinh thần đoàn kết."

Sáng ngày thứ Tư trên bãi biển lộng gió Galle Face Green, Đức Thánh Cha sẽ tuyên thánh cho vị Thánh đầu tiên của xứ sở này là cha Joseph Vaz, một biểu tượng hiệp nhất của quốc gia này. Nhà truyền giáo sống ở thế kỷ 17 này được coi là người đã làm sống lại đức tin Công Giáo trong bối cảnh đàn áp dã man của nhà cầm quyền thuộc địa Hà Lan. Ngài hình thành các cộng đoàn gồm cả các tín hữu Tích Lan lẫn các giáo dân Tamil.


Phật Giáo cực đoan

Khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Sri Lanka vào năm 1995, ngài cũng đã cố gắng mang lại một thông điệp của lòng khoan dung, nhưng gặp phải sự tẩy chay quyết liệt của các nhà lãnh đạo Phật giáo tại đảo quốc này, nơi người Phật tử chiếm 70 phần trăm dân số.

Các đại diện Phật giáo đã được dự kiến sẽ tham dự một cuộc họp liên tôn, nhưng không ai xuất hiện để phản đối sự chỉ trích các học thuyết của Phật giáo về sự cứu rỗi của Đức Gioan Phaolô II.

Trào lưu Phật giáo cực đoan bây giờ còn lớn hồi 20 năm trước nữa, với một chủ trương sẵn sàng dùng bạo lực để “bảo vệ Phật Pháp”, thể hiện nơi hàng loạt những cuộc biểu tình và một chiến dịch bạo lực chống lại người Hồi giáo.

Tháng Hai năm 2004, các nhà sư Phật Giáo hình thành và trực tiếp lãnh đạo đảng “Jathika Hela Urumaya - JHU”, nghĩa là “Di sản quốc gia” coi Phật Giáo là quốc giáo và những tôn giáo khác là ngoại lai, đe dọa đến di sản dân tộc.

Đầu năm 2012, hai nhà sư là Kirama Wimalajothi và Galagoda Aththe Gnanasaara tách ra khỏi đảng JHU vì chê JHU không đủ cứng rắn để bảo vệ Phật Pháp – và cũng là di sản quốc gia.

Hội nghị đầu tiên diễn ra vào ngày 28 tháng 7 năm 2012 đã đưa những quyết định rất bạo lực. Tờ Times của Hoa Kỳ nhận xét BBS là thế lực Phật Giáo mạnh nhất tại Sri Lanka được chế độ của cựu tổng thống Rajapaksa ngầm ủng hộ.

Tuy BBS ra mặt tẩy chay chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, hai đại diện ôn hoà hơn của Phật giáo có thể sẽ chào đón ngài trong một cuộc họp liên tôn lúc 18:15 ngày thứ Ba 13 tháng Giêng, tức là ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm.

"Tôi không biết là sẽ có những tiếng nói chống đối nơi này nơi khác, lúc này, lúc khác hay không" phát ngôn viên Vatican, cha Federico Lombardi nói "Chúng ta sẽ phải chờ xem."

Trong dịp gặp gỡ với cựu tổng thống Rajapaksa hôm 3 tháng 10 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng lên án sự gia tăng của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan tại Sri Lanka nhằm thúc đẩy "một cảm giác sai lầm về đoàn kết dân tộc dựa trên một bản sắc tôn giáo duy nhất. "

Trước đó, trong một cuộc họp với các giám mục Sri Lanka hồi tháng Năm, Đức Thánh Cha cho biết Giáo Hội địa phương phải tiếp tục tìm kiếm "những đối tác trong hòa bình và những người biết lắng nghe trong đối thoại" bất chấp bạo lực và đe dọa từ những kẻ cực đoan tôn giáo.


An ninh của Đức Thánh Cha

Như với bất kỳ chuyến tông du nào của Đức Giáo Hoàng, an ninh sẽ được thắt chặt ở cả Sri Lanka và Philippines, ngay cả đối với một vị giáo hoàng sẵn sàng lao vào đám đông và lái xe xung quanh họ trên một chiếc xe mui trần không có kính chống đạn.

Liệu một tổng thống mới lên ngôi được 3 ngày và 4 đêm có bảo đảm được an ninh cho chính mình hay không đã là một vấn đề. Cho nên, kết quả bầu cử tổng thống hôm thứ Sáu 9 tháng Giêng đã làm bùng lên một sự dè dặt về an ninh cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong mấy ngày tông du tại Sri Lanka.

Mối quan tâm tại Phi Luật Tân, quốc gia đa số là người Công Giáo, cũng không thể xem thường. Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến Manila vào năm 1970, ngay lập tức ngài đã bị một tên sát thủ ăn mặc như một linh mục đâm vào bụng và cổ. Các vết thương chỉ ở ngoài da, và kẻ tấn công bị vật ngay xuống đất, nhưng máu Đức Giáo Hoàng đã đổ ra.

Tháng Mười vừa qua, chiếc áo vấy máu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã mặc hôm đó đã được chọn làm di tích trong lễ phong chân phước cho ngài tại Vatican.

Một tuần trước khi Tháng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 1995, nhà chức trách phát hiện ra một âm mưu của những kẻ cực đoan Hồi giáo muốn giết Đức Giáo Hoàng sau khi một đám cháy nhà tình cờ đã giúp họ phát hiện ra nơi ẩn náu của một bọn khủng bố trong một căn hộ tại Manila, nơi họ tìm thấy những hóa chất chế tạo bom, hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, các bản đồ cho thấy các tuyến đường, nơi ngài sẽ vượt qua và cả một biên nhận của một tiệm may áo linh mục.


Việc kiểm soát đám đông

Chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1995 đã hình thành một kỷ lục chưa có vị Giáo Hoàng nào qua mặt được: đó là thánh lễ với khoảng 5 triệu người đứng chật công viên Rizal Manila và lan rộng ra hàng dặm về mọi hướng.

Các đại lộ đã quá kẹt đến mức Đức Giáo Hoàng phải dùng trực thăng để đến lễ đài trễ hơn một giờ bởi vì đoàn xe của ngài đơn giản là không thể tới gần bàn thờ được.

Hôm thứ Tư 7 tháng Giêng, hơn một triệu người Phi Luật Tân đã đi chân đất tham gia cuộc rước tượng Chúa Giêsu vác thánh giá. Đây là một truyền thống đã có từ hơn một thế kỷ qua tại Manila.

Diễn biến này xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy một tuần trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm quốc gia này. Thể hiện lòng sùng kính nhiệt thành, đám đông vĩ đại gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã hô vang "Viva!" (Vạn tuế!) khi họ diễn hành qua các đường phố trong cuộc rước hàng năm tượng El Nazareno Negro dưới mưa nhẹ.

Tượng El Nazareno Negro là theo tiếng Tây Ban Nha, được biết trong các bản tin Anh Ngữ là Black Nazarene, là một bức tượng to bằng người thật Chúa Giêsu đang vác thánh giá lên đồi Canvê. Đám rước đã tiến hành suôn sẻ vào buổi trưa sau khi ban tổ chức đã phải mất gần hai giờ đồng hồ để kiểm soát đám đông khổng lồ lao vào phía bức tượng cố gắng lau khăn tay của mình vào thánh giá. Nhiều thanh niên còn cố lao mình đu vào thánh giá được đặt trên một chiếc xe. Hai người đã phải thiệt mạng, có lẽ là vì bịnh tim trong lúc chen lấn.

Trước những chông gai đang chờ đón Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du Á Châu lần thứ hai, ta hãy nguyện xin cho Đức Giáo Hoàng, Chúa gìn giữ người tăng gấp sinh lực và ban cho người đời nay hạnh phúc và đừng trao người cho ác tâm quân thù.  


Đặng Tự Do
(VietCatholic News)

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

AUDIO THÁNH LỄ CN CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 11-01-2015

Audio Thánh Lễ CN Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
05g30 Chúa Nhật ngày 11-01-2015.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 11.01.2015

Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 11.01.2015

VIDEO TRỰC TIẾP THÁNH LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA DO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỦ SỰ VÀ RỬA TỘI MỘT SỐ TRẺ NHỎ

Bắt đầu lúc 09g30 giờ Vatican (15g30 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 11.01.2015


VIDEO TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO SÁNG 13.12.2014

LINH MỤC, NGƯỜI LÀ GÌ ?

LINH MỤC, NGƯỜI LÀ GÌ ?

Linh Mục, người Cha tinh thần hay cha linh hồn, người sinh cho Chúa nhiều con cái qua bí tích Rửa Tội, nhưng nhiều khi được gọi CHA làm tôi dễ thấy mình cao cả và quên đi vai trò hy sinh, dang tay cứu độ mà Đức Kitô, Linh Mục Thượng phẩm đã chọn gọi tơi để thi hành.

Một sáng sớm mùa Đông Canada, tuyết vẫn còn phủ trắng, cao đến mắt cá chân trên các lối đi. Bà Catherine, bà bếp Cha Sở bước chầm chậm và cẩn thận quay về nhà xứ sau Thánh Lễ ban sáng. Vừa đặt chân trên bậc thềm nhà xứ, thấy tôi đang quét tuyết, bà vui vẻ chào tôi và bảo: "Peter, mang cây chổi quét tuyết tới đây !" Tôi tươi cười tiến tới gần bà với cây chổi quét tuyết đu đưa trên tay, chưa đón ra ý bà muốn nhờ tôi chuyện gì. Bà Catherine tự nhiên kéo váy đầm cao lên một chút và chìa đôi giày bám đầy tuyết, thản nhiên bảo tôi: "Lấy chổi phủi dùm tuyết bám giày, để tôi đi vào không làm dơ thảm nhà xứ !"

Nụ cười vụt tắt trên môi. Tôi không nghĩ là mình không hiểu tiếng Anh. Rõ ràng quá mà: Lấy chổi phủi sạch tuyết bám giày bà đầm Catherine. Tôi cúi mặt chần chừ. Bà Catherine vẫn giữ cao váy đầm, giơ đôi giày bám đầy tuyết, thúc giục: "Phủi dùm mau đi để tôi còn kịp vào chuẩn bị cà phê sáng cho Đức Ông Robert !" Im lặng và cẩn thận, tôi cầm chổi, nhẹ nhàng phủi tuyết bám giày bà Catherine, từng chếc một. Bà cười mãn nguyện, cám ơn tôi và nhanh nhẹn đẩy cửa bước vào nhà xứ.

Cửa chánh nhà xứ đóng ‘rầm’ một tiếng chận đứng ánh mắt buồn của tôi đang dõi theo bà Catherine. Tôi xấu hỗ cúi xuống đưa mắt nhìn lại chính mình, lần dò xuống tận bàn chân. Dù khoát chiếc áo Mùa Đông để ra ngoài trời quét tuyết, nhưng bên trong tôi vẫn đàng hoàn nghiêm túc với tu phục Linh Mục: áo sơ mi dài tay màu đen, cổ côn trắng hẳn hoi, quần đen ủi thẳng nếp, giày da mùa Đông loại đắt tiền cổ cao, đế dày. Tôi học và chịu chức Linh Mục ở Canada, dáng vẻ phong thái lịch lãm không kém người da trắng. Nếu hoàn cảnh đất nước cho phép, tôi về lại quê nhà, chắc sẽ được đánh giá cao, không thua các Linh Mục được du học ngày xưa. Tôi nghĩ vậy.

Cái nhục phủi tuyết bám giày bà đầm len vào máu, bốc cao tận đỉnh đầu. Ném chổi quét tuyết trả lại góc tường nhà xứ. Lặng lẽ, tôi trở lại phòng làm việc, đóng cửa khá mạnh tay, để toàn thân rơi phịch nặng nề trên chiếc ghế bành làm việc. Tại sao bà Catherine không gọi tôi là CHA ? Vì tôi mới làm Linh Mục và còn làm phó cho Đức Ông Robert chăng ? Tại sao bà Catherine dám bảo một Linh Mục phủi tuyết bám giày bà ? Bà là bà đầm da trắng, còn tôi là tên tóc đen, da vàng đến từ một nước nghèo chăng ? Da màu phải phục vụ da trắng hay người nghèo phải phủi tuyết bám giày người giàu chăng ? Nhiều câu hỏi tương tự quanh đi quẩn lại trong tôi.

Cái nhục của một Linh Mục đã phủi tuyết bám giày bà đầm được tô đậm nét. Lòng tự ái dân tộc, niềm tự hào nòi giống rực lửa trong tôi. Tôi mạnh dạn, hung hăng đứng lên, định đi tìm bà Catherine và Đức Ông Robert để làm lớn chuyện, làm cho ra lẽ. Bà Catherine phải xin lỗi tôi về chuyện đã không gọi tôi là Cha và vì đã dám bảo một ông Cha phủi tuyết bám giày bà. Gọi một Linh Mục bằng tên, thiếu lòng đạo đức rõ ràng. Bảo một Linh Mục phủi tuyết bám giày, thiếu lòng kính trọng chức thánh không thể chối cãi.

Cái đứng dậy quyết liệt, cái vung tay tức giận làm văng cây Thánh Giá trên bàn làm việc xuống sàn nhà. Ảnh Chúa Chuộc tội từ lâu vẫn đứng vô tri trên bàn làm việc, ngay trước mặt tôi, rất kề cận, nhưng nhiều khi tôi đã không thấy, hay thấy như một thứ trang trí tôn giáo cần thiết trong phòng làm việc của một Linh Mục. Tôi bước đến, chậm rãi cúi nhặt ảnh Thánh Giá lên. Chúa nằm úp mặt trên sàn thảm, một cánh tay gảy lìa thân. Chúa trông thảm hại hơn bình thường. Cánh tay gảy lìa còn tòong teng nhờ đinh đóng chặt. Im lặng nhìn Thánh Giá, cố ráp cánh tay gảy của tượng Chúa vào thân, đặt trở lại trên bàn làm việc. Tôi quay lại ghế ngồi, ánh mắt vẫn không rời Thánh Giá. Tủi nhục và thảm hại của Thánh Giá làm cái tủi nhục phủi tuyết bám giày bà đầm lắng xuống dần. Ý nghĩa về chức Linh Mục của Chúa Giêsu dâng cao, lấn chiếm tôi.

Ánh mắt vẫn không rời tượng Chúa Giêsu chết treo trên Thánh Giá. Ngài là Linh Mục Thượng Tế, đang giang tay tế lễ trên Thánh Giá. Chính Ngài lập Bí Tích Truyền Chức Thánh để thông ban cho tôi chức Linh Mục của Ngài. Không ai gọi Ngài là CHA cả, nhưng gọi là Chúa và là Thầy (x. Ga 13, 13). Vậy tiếng CHA dùng để gọi các Linh Mục, tiếng ĐỨC CHA dành để gọi các Giám Mục, tiếng ĐỨC THÁNH CHA dùng để gọi Giáo Hoàng La Mã đến từ đâu ? Không đến trực tiếp từ Chúa. Chính Chúa đã có lần dạy các Tông Đồ là ‘đừng tôn xưng ai dưới đất là Cha, vì chúng con chỉ một Cha duy nhất trên trời" (Mt 23, 9). Nói thế, Chúa không có ý chỉ thị rõ ràng rằng ‘đừng gọi các Linh Mục Công Giáo là Cha’ như người Tin Lành suy diễn nhằm chỉ trích Linh Mục Công Giáo. Chúa đã khiển trách môn đệ mình vì chuyện ‘tranh chức’ đòi làm lớn, ngồi chỗ nhất giống như người Biệt Phái và dạy họ rằng: "Ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ anh em mình." (Mt 20, 24-27), cũng như dừng bao giờ tự tôn mình lên ngang hàng với Chúa, vì chúng ta chỉ có một Chúa, người Cha duy nhất trên Trời. 

Tiếng gọi CHA dành cho Linh Mục, ĐỨC CHA dành cho Giám Mục hay ĐỨC THÁNH CHA, dành cho Giáo Hoàng được sử dụng trên toàn thế giới, đến từ truyền thống của Giáo Hội nhằm tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ những người có Chức Thánh Linh Mục. Từ việc tin Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, là Linh Mục Thượng Tế, Kitô hữu đem lòng mộ mến, kính trọng Linh Mục, Giám Mục và Giáo Hoàng. Họ được coi như những người thông phần với chức Linh Mục của Chúa Kitô, như những người hy sinh và hiến tế đời mình cho phần rỗi nhân loại.

Phaolô nói khá nhiều về chức Linh Mục thượng phẩm của Chúa Kitô (Thư Do Thái 4, 14 - 5, 1-10) cũng như về vai trò trung gian giữa Trời và Đất đã ảnh hưởng sâu đậm nơi những kẻ tin. Người tin Chúa Kitô được dạy để đồng hoá Linh Mục với Chúa Kitô. Linh Mục là hiện thân của Chúa Kitô, là một Chúa Kitô khác, là người CHA tinh thần, người CHA chăm sóc phần hồn cho các tín hữu, người tái sinh chúng ta qua bí tích rửa tội. 

Cũng rất có thể nó đến từ cách xưng hô kính trọng dành cho những bô lão, những bậc đứng tuổi, đáng kính trong Giáo Hội sơ khai. Từ Presbyteroi, nguyên ngữ Hy Lạp có nghĩa là người đứng tuổi, bậc đáng kính, được dùng để chỉ Linh Mục ngay từ buổi đầu. 

Bà Catherine thiếu lòng kính trọng thánh chức Linh Mục vì đã không gọi tôi, một Linh Mục là CHA. Tôi thấy mình thiếu lý chứng để kết án bà. Người Tây Phương đặt tên để gọi. Họ thích được gọi đích danh. Một Linh Mục biết nhiều tên của nhiều người và gọi đúng tên, bất luận già trẻ lớn bé, sẽ được Giáo Dân quý mến đặc biệt. Khi được gọi đúng tên, người Tây Phương cảm thấy mình thực sự được quan tâm.

Người Á Đông, đặc biệt Việt Nam mình, đặt tên để tránh gọi tên hay đặt tên để giấu tên. Gọi tên ‘cúng cơm’ một người lớn, chuyện bất kính, không thể chấp nhận được. Người mình thường xưng hô bằng ngôi thứ: Bác Ba, Cô Chín, Cậu Út thay cho tên. Trong những Xứ Đạo người Bắc, chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ được gọi là Ông Chánh hay Chánh Trương. Giáo lý viên dạy kinh bổn được gọi là Bà Quản hay Quản Giáo. Người xướng kinh trong Nhà Thờ được gọi là Ông Trùm. Người chăm sóc việc nhà thờ, nhà Cha được gọi là Ông Bõ. Việc tránh gọi tên đi đến kết quả: không còn ai biết tên thật của nhau. Cách nào đó đã thiếu quan tâm đến cá nhân, đến hữu thể mà chỉ chú trọng đến ngôi thứ, chức vụ hay địa vị là cái tùy thể, tháp gắn vào hữu thể.

Năm 1974, tôi biết rõ một thiếu tá quận trưởng mất chức vì dám gọi vị Giám Mục Công Giáo là "Ông Đạo". Ai cũng cho là đáng đời, vì làm tới quận trưởng mà không biết gọi Giám Mục là Đức Cha. Cũng là những kết án không hợp lý và bất lợi: Một quận trưởng không Công Giáo, làm sao biết được cách xưng hô kiểu Công Giáo ? Người ngoài Công Giáo và nếu chịu ảnh hưởng Khổng Giáo chút ít, khó có thể gọi một ai khác ngoài cha đẻ của họ ở nhà là cha. Vị quận trưởng bị cất chức nầy có nhận ra lỗi "ăn nói vô đạo" của mình không ? Không ! Ông ta đâu có lỗi để nhận ra. Nhưng trên thực tế, ông ta đã nhận một bất công.

Gánh chịu bất công dễ đưa lòng người tới oán hận. Phải thú nhận rằng trong quá khứ, chúng ta, do hoàn cảnh đưa đẩy, đã sống theo kiểu "làm cha thiên hạ" hay "lấy thịt đè người". Chúng ta đòi người khác cho cái mà họ không có và không buộc phải cho. Chúng ta nghĩ thế nào, dễ hay khó, tự nhiên hay bất thường khi nghe một cụ già bảy mươi tuổi, trong tiếp xúc xã giao thường ngày, gọi một Linh Mục trẻ mới ba mươi tuổi là cha và xưng là con?

Bà Catherine đã gần bảy mươi tuổi, sấp xỉ tuổi mẹ tôi ở quê nhà. Chưa một lần xác định bằng lời, nhưng xem chừng bà thay Mẹ tôi chăm sóc cho tôi trong mấy tháng qua: Bà nấu cơm cho tôi, giặt giũ cho tôi, bà pha chế những món ăn hoà hợp giữa khẩu vị Tây-Ta cho tôi vừa miệng. Bà hay dò hỏi xem Mẹ tôi làm gì cho tôi khi tôi đau ốm hay khi tôi buồn. Bà nhắc tôi đi ngủ sớm và dâng thánh lễ chậm rải, sốt sắng. Bà thương chỉ bảo cho tôi phát âm từng chữ tiếng Anh cho đúng giọng và chính xác. Bà cũng hay nhờ tôi khuân vác hay di chuyển những vật nặng trong nhà xứ giống như Mẹ tôi ở nhà vậy. Chuyện bà gọi tôi bằng tên cũng là chuyện tự nhiên như Mẹ gọi con. Có bà mẹ nào, trong sinh hoạt thường nhật, gọi con mình làm Linh Mục là cha bao giờ ? Chuyện bà nhờ tôi phủi tuyết bám giày sáng nay, trong trí bà, có thể không như chuyện Giáo Dân nhờ Linh Mục, nhưng là chuyện mẹ nhờ con. Thật đơn giản !

Hơn bao giờ hết, tôi thấy mình thật cận kề với Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang đặt trước mặt tôi, trên bàn làm việc. Chúa Kitô, Linh Mục thượng phẩm, đang dang tay, hiến tế chính thân mình trên Thánh Giá. Tôi, một Linh Mục, một Chúa Kitô khác, tôi dang tay dâng lễ hàng ngày trên bàn thờ. Tay dang, nhưng không dâng hiến, không ban phát, không cho đi, nhưng đòi hỏi: đòi được kính trọng đặc biệt, đòi được gọi bằng CHA mới thoả lòng. Tôi làm Linh Mục, một Chúa Kitô khác, nhưng đôi khi tôi thật khác Đức Kitô: Chúa Kitô, đến để phục vụ, còn tôi, tôi sôi máu tức giận khi phải phục vụ. 

Tôi đứng lên, tìm bà Catherine trò chuyện. Bà đang ở nhà bếp chuẩn bị cơm trưa. Tôi vui vẻ đến gần hỏi xem bà có cần tôi giúp chuyện chi không. Bà Catherine vui vẻ nhờ tôi chuẩn bị salad và cà chua. Tôi vừa làm giúp bà vừa hát nho nhỏ trong miệng. Bà Catherine đến gần, ngọt giọng bảo tôi: "Peter, you look so happy today !" Lại cũng Peter suông ! Nhưng tôi lại yêu nó. Tôi mỉm cười đắc ý trả lời: "Yes, Mom, I deeply realize that I am a priest forever !" Chữ "Linh Mục" tôi nhấn mạnh và kéo dài. Suốt năm tháng qua, từ ngày chịu chức, tôi đã làm CHA và buồn vì không được gọi là Cha. Hôm nay, tôi mới thực sự làm Linh Mục, làm người được chia sẻ chức Linh Mục với Chúa Kitô, Đấng đến dang tay tế chính thân mình cho phần rỗi của những người con. 

Bà Catherine ơi ! Cám ơn bà thật nhiều ! Bà đã không kêu tôi bằng Cha, nhưng bằng tên và đã nhờ tôi phủi tuyết bám giày bà. Bà không thật sự thiếu lòng kính trọng tôi, hay coi thường chức Linh Mục trong tôi. Nhưng bà cho tôi cơ hội nếm và sống ý nghĩa chức Linh Mục. Linh Mục, kẻ dang tay để tế lễ, để dâng hiến, để cho đi, để ban phát và phục vụ như một Đức Kitô khác. Bà thật sự giúp tôi khước từ ước vọng làm CHA hay thích được gọi là CHA theo ý nghĩa muốn được nâng cấp, mang tính ích kỷ thu gom của mình. Linh Mục, người Cha tinh thần hay cha linh hồn, người sinh cho Chúa nhiều con cái qua bí tích Rửa Tội, nhưng nhiều khi được gọi CHA làm tôi dễ thấy mình cao cả và quên đi vai trò hy sinh, dang tay cứu độ mà Đức Kitô, Linh Mục Thượng phẩm đã chọn gọi tôi để thi hành.

Lm. TRẦN TUYÊN, Canada.
(gpphanthiet.com)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM B (Mc 1, 7-11)


Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

HIỆP THÔNG - ÔNG CỐ MATTHÊU MARIA VŨ VĂN HIỂN

HIỆP THÔNG

Kính thưa Quý Cha,Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :

 

Ông Cố
MATTHÊU MARIA VŨ VĂN HIỂN
sinh ngày 11.02.1942 tại Nam Định

là thân phụ Cha Phaolô Vũ Đỗ Anh Khoa 
đặc trách Lớp Chủng Sinh Dự Bị 
Tổng Giáo Phận Saigon.
Cha Phaolô thường xuyên đến giúp Mục Vụ 
tại Giáo xứ Thuận Phát.

đã an nghỉ trong Chúa 
vào lúc 08g00 Thứ Sáu ngày 09.01.2015
tại tư gia: số 1 đường Nguyễn Văn Tố, 
phường Tân Thành, Quận Tân Phú, 
Tp. Hồ Chí Minh 
thuộc Giáo xứ Tân Phú, Giáo hạt Tân Sơn Nhì, 
Tổng Giáo Phận Saigon.

Hưởng thọ 73 tuổi.

  • Nghi thức Tẩn liệm đã cử hành
    lúc 19g00 Thứ Sáu ngày 09.01.2015.
  • Thánh lễ cầu hồn tại tư gia sẽ được cử hành
    lúc 16g00 Thứ Bảy ngày 10.01.2015.
  • Thánh lễ An táng sẽ được cử hành
    lúc 08g30 Thứ Hai ngày 12.01.2015
    tại Nhà thờ Giáo xứ Tân Phú, số 90 Nguyễn Hậu,
    Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
Sau đó di quan đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn Ông Cố MATTHÊU MARIA sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.


Kính Báo
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát

VIDEO TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO TỐI 12.12.2014

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 02 - 08.01.2015

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHƠN ĐƯỢC ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VINH THĂNG HỒNG Y

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y

VATICAN (04.01.2015) – Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa nay Chúa nhật 04-01-2015, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã công bố danh tính mười lăm Tổng giám mục và Giám mục sẽ được ngài nâng lên hàng Hồng y vào ngày 14 tháng 2 sắp tới, trong đó có Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng công bố rằng, năm vị Tổng giám mục và giám muc đã nghỉ hưu “có lòng bác ái mục vụ trổi vượt trong việc phục vụ Toà Thánh và Giáo hội” cũng sẽ được đặt làm Hồng y.

Sau đây là toàn văn công bố của Đức Thánh Cha, cùng với danh tính của các vị Tân Hồng y:

“Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai sắp tới, tôi sẽ vui mừng triệu tập Công nghị Hồng y, và sẽ đặt 15 Hồng y mới; các vị này thuộc 14 quốc gia của tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo hội Rôma và các Giáo hội địa phương trên thế giới.

Chúa nhật 15 tháng Hai, tôi sẽ chủ tế Thánh lễ trọng thể với các Tân Hồng y, trước đó, ngày 12 và 13 tôi sẽ chủ toạ Công nghị Hồng y cùng với tất cả các Hồng y để suy tư về những định hướng và các đề nghị cải tổ Giáo triều Rôma.

Các vị Tân Hồng y là:
  1. Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Toà Thánh
  2. Đức Tổng giám mục Manuel José Macario do Nascimento Clemente, Thượng phụ Lisbon (Bồ Đào Nha)
  3. Đức Tổng giám mục Berhaneyesus Demerew Souraphiel, C.M., Tổng giáo phận Addis Abeba (Ethiopia)
  4. Đức Tổng giám mục John Dew Atcherley, Tổng giáo phận Wellington (New Zealand)
  5. Đức Tổng giám mục Edoardo Menichelli, Tổng giáo phận Ancona-Osimo (Italia)
  6. Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội (Việt Nam)
  7. Đức Tổng giám mục Alberto Suarez Inda, Tổng giáo phận Morelia (Mexico)
  8. Đức Tổng giám mục Charles Maung Bo, S.D.B., Tổng giáo phận Yangon (Myanmar)
  9. Đức Tổng giám mục Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, Tổng giáo phận Bangkok (Thái Lan)
  10. Đức Tổng giám mục Francesco Montenegro, Tổng giáo phận Agrigento (Italia)
  11. Đức Tổng giám mục Fernando Daniel Sturla Berhouet, S.D.B., Tổng giáo phận Montevideo (Uruguay)
  12. Đức Tổng giám mục Ricardo Blázquez Pérez, Tổng giáo phận Vallodolid (Tây Ban Nha)
  13. Đức Giám mục José Luis Lacunza Maestrojuán, O.A.R., giáo phận David (Panama)
  14. Đức Giám mục Arlindo Gomes Furtado, giáo phận Santiago de Cabo Verde (quần đảo Cape Verde)
  15. Đức Giám mục Soane Patita Paini Mafi, giáo phận Tonga (đảo Tonga)
Ngoài ra, tôi sẽ đưa thêm vào Hồng y đoàn năm Tổng Giám mục và Giám mục đã nghỉ hưu, các vị này trổi vượt về lòng bác ái mục vụ trong việc phục vụ Tòa Thánh và Giáo hội. Các ngài đại diện cho nhiều Giám mục, với lòng quan tâm mục vụ tương tự, đã làm chứng cho lòng yêu mến Chúa Kitô và yêu thương dân Chúa nơi các Giáo hội địa phương, ở giáo triều Roma, và trong ngành ngoại giao của Toà Thánh.

Đó là:
  1. Đức Tổng Giám mục José de Jesús Pimiento Rodriguez, nguyên Tổng Giám mục Manizales (Colombia)
  2. Đức Tổng Giám mục Luigi De Magistris, nguyên Chánh án Toà Ân giải Tối cao
  3. Đức Tổng Giám mục Joseph Karl-Rauber, nguyên Sứ thần Tòa Thánh
  4. Đức Tổng Giám mục Luis Héctor Villaba, nguyên Tổng Giám mục Tucumán (Argentina)
  5. Đức Giám mục Júlio Duarte Langa, nguyên Giám mục Xai-Xai (Mozambique).
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Đức Tân Hồng y, để, nhờ được đổi mới trong tình yêu mến với Chúa Kitô, các ngài có thể làm chứng cho Phúc Âm của Người ở thành phố Roma và trên thế giới, và với kinh nghiệm mục vụ, các ngài có thể trợ giúp tôi nhiều hơn trong sứ vụ tông đồ của tôi”.

Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, 
thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, 
được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, 
và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. 
Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, 
và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Trong số 19 Hồng y tân cử, vị trẻ nhất là Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga 54 tuổi. Giáo phận của ngài là một quần đảo trong Thái Bình Dương, rộng 103 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có 13.300 tín hữu Công Giáo với 14 giáo xứ, 29 linh mục giáo phận và 9 linh mục dòng, 40 nữ tu, 15 tu huynh và 9 chủng sinh.

Vị cao niên nhất trong số các tiến chức Hồng Y là José de Jesus Pimiento Rodríguez Manizales, 96 tuổi (1919) cai quản tổng giáo phận Manizales (Colombia) từ 1975 đến khi về hưu năm 1996.

Việc bổ nhiệm Hồng Y lần trước cũng như lần này cho thấy chủ trương của ĐTC Phanxicô giảm bớt số Hồng Y tại giáo triều Roma và không nhất thiết theo truyền thống bổ nhiệm Hồng Y cho các giáo phận lớn. Ngài cũng bổ nhiệm Hồng Y cho các nước chưa hề có Hồng Y, hoặc những giáo phận nhỏ bé.

(Theo VietVatican & WHĐ)

(WGPSG)

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

AUDIO THÁNH LỄ CN CHÚA HIỂN LINH NĂM B 04-01-2015

Audio Thánh Lễ CN Chúa Hiển Linh năm B 
05g30 Chúa Nhật ngày 04-01-2015
Cha khách dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa (CN đầu tháng).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.




Hữu Toàn.

VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 04.01.2015

Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 04.01.2015
 

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH (Mt 2, 1-12)


ĐÊM GIAO THỪA 2014 - 2015 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO

Đêm giao thừa tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao


Đến hẹn lại lên, đêm Giao thừa năm nay với trên 50 ngàn người từ muôn nơi hành hương về với Mẹ Tà Pao. Sau một năm học hỏi gia đình Thánh gia để Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình. Nay lại nguyện cầu cùng Mẹ, xin Mẹ dạy cho chúng con biết mang những lời dạy của Chúa trong Tin mừng để Canh tân đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn Thánh hiến. 


Đặc biệt năm nay, cộng đoàn hành hương vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc: Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ sự Đêm Canh thức và chủ tế Thánh lễ Mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu nguyện cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới; Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.

Về phía chính quyền, có sự hiện diện của ông Phạm Dũng: Thứ trưởng bộ Nội Vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Đỗ Hữu Bá, phó Trưởng ban Tôn giáo giáo tỉnh Bình Thuận.

Tượng Đức Mẹ Tà Pao được cung nghinh và rước trọng thể lên Lễ đài. Mở đầu buổi rước kiệu, Đức Tổng Giám mục xông hương trước bàn Kiệu.


Khai mạc đêm Canh thức, Cha Giuse Trần Văn Thuyết, Hạt trưởng Hạt Đức Tánh thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục Phaolô, quí linh mục, nữ tu và toàn thể cộng đoàn từ khắp nơi hành hương về bên Mẹ Tà Pao. Chào mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và quí vị đại diện lãnh đạo chính quyền trung ương và tỉnh Bình Thuận cũng đã đến tham dự. Sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận sẽ cảm nhận được đức tin của cộng đoàn tín hữu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách riêng cho sự phát triễn của Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này.

Chương trình Canh thức năm nay gồm có 3 phần: Diễn nguyện, Cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi và Lòng Chúa Thương xót, Thánh lễ Giao thừa mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới. Toàn bộ Quảng trường Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao hầu như không còn chỗ chen chân.

Mở đầu Canh thức với phần Diễn nguyện do các em thanh thiếu nhi dân tộc thuộc Giáo xứ Mađagui thể hiện. Tiếp theo là các tiết mục do quí xơ và thanh thiếu niên các giáo xứ thuộc các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt thể hiện.


Kết thúc diễn nguyện, ông Phạm Dũng, Thứ trưởng bộ Nội vụ thay mặt lãnh đao chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và cộng đoàn hành hương. Ông đánh giá cao sự về tinh thần trách nhiệm của HĐGM Việt Nam trong việc hướng dẫn và khích lệ tín hữu góp phần xây dựng đất nước, nhất là về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa và bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người Công Giáo Việt Nam phải là người yêu nước, đồng hành cùng dân tộc xay dựng đất nước ấm no hạnh phúc”.

Buổi cầu nguyện cùng Mẹ thật sốt sắng do cộng đoàn Lòng Chúa thương xót thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn phụ trách.

Thánh lễ trọng thể mừng kính Mẹ Thiên Chúa do Đức Tổng Giám mục Phaolô, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng gIám mục Giáo phận Sài Gòn chủ tế.


Sau Thánh lễ, Hiệp sĩ Đại Thánh giá thay mặt cộng đoàn hành hương nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã cùng cộng đoàn tham dự đêm canh thức và chủ tế Thánh lễ mừng kính Mẹ Thiên Chúa trong đêm Giáo thừa tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này. Cảm ơn các quan chức chính quyền đã không quản ngại đêm khuya, cùng cộng đoàn tín hữu trải nghiệm đời sống đức tin.

Các thiếu nữ thay mặt cộng đoàn hành hương lên tặng hoa Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế, quan chức chính quyền và Hiệp sĩ Đại Thánh giá.

Đức Tổng Giám mục cũng đã trao Phép lành Tòa Thánh cho Cha Quản nhiệm Trung tâm hành hương và các ân nhân đã tích cực góp phần vào việc phát triễn Trung tâm hành hương Đức Mẹ.


Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban Phép lành cho cộng đoàn, đoàn đồng tế hướng về ảnh tượng Đức Mẹ Tà Pao cùng tạ ơn Mẹ đã dìu dắt con cái Mẹ trên đường lữ thứ trần gian này.
Trương Trí
(gpphanthiet.com)