Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 09.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÔNG BÁO V/v HẠN CHẾ SINH HOẠT MỤC VỤ TRONG TÌNH TRẠNG DỊCH BỆNH, NGÀY 09.02.2021


 TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail : tgmsaigon@gmail.com

Số: 231.4_210209_01



THÔNG BÁO
V/v hạn chế sinh hoạt mục vụ trong tình trạng dịch bệnh

Kính thưa quý Cha và các Cộng đoàn,

Dịch Covid đã bùng phát tại thành phố chúng ta với hàng chục ca nhiễm trong cộng đồng. Chính quyền thành phố đã quyết định từ 12 giờ ngày 9/2/2021 phải tạm dừng một số dịch vụ không thiết yếu và hạn chế các hoạt động công cộng có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm cả các nghi lễ tôn giáo.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng và cộng tác tích cực với mọi thành phần xã hội trong cuộc chiến chống dịch bệnh, Tòa Tổng giám mục đề nghị quý Cha, các Cộng đoàn giáo xứ và dòng tu chấp hành triệt để quyết định và tuân thủ nguyên tắc 5K của ngành y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.

Trong thời gian hạn chế cử hành phụng vụ tập trung, các tín hữu được miễn chuẩn bổn phận tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật. Tuy nhiên, mọi người được khuyến khích tham dự thánh lễ trực tuyến hằng ngày tại Nhà thờ Chính tòa để hiệp thông với toàn thể Hội Thánh không ngừng cầu nguyện cho thế giới trong cơn đại dịch. Các tín hữu cần tham dự một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn bằng việc chuẩn bị tâm hồn và y phục xứng hợp, có tư thế cử chỉ nghiêm trang, cùng với tâm tình yêu mến và ước ao kết hợp với Chúa qua việc rước lễ thiêng liêng, hiệp ý cầu nguyện với chủ tế.

Về việc thực hiện thánh lễ trực tuyến, xin lưu ý quý Cha là chỉ nơi nào có phép của Giám mục mới được cử hành, như Ủy ban Phụng tự đã hướng dẫn: “Giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ” (x. Ủy ban Phụng tự: Những lưu ý về trực tuyến Thánh lễ, số 2 - xem tại đây).

Trong bối cảnh cả đất nước chào đón Năm mới Tân Sửu và Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh năm 2021, mọi thành phần dân Chúa trong Tổng Giáo phận chúng ta cùng dâng những khó khăn hiện tại và hy sinh của từng cá nhân hay cộng đoàn lên Thiên Chúa, xin Người chúc lành và giúp chúng ta biết sám hối và sống thánh thiện như lòng Chúa mong ước.

Tòa Tổng Giám mục, ngày 9 tháng 2 năm 2021
TL. Đức Tổng Giám mục
(đã ký)
Lm. Phêrô Kiều Công Tùng
Chưởng Ấn
 

(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 09.02.2021


BƯỚC TỪNG BƯỚC - SỐ 2: TÌM HẠNH PHÚC NƠI THIÊN CHÚA


Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN 5 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 08.02.2021


NHỮNG LỢI ÍCH DÂNG MÌNH CHO THÁNH GIUSE VÀ SỰ BẢO TRỢ CẦN THIẾT CỦA NGÀI

 
NHỮNG LỢI ÍCH DÂNG MÌNH CHO THÁNH GIUSE 
VÀ SỰ BẢO TRỢ CẦN THIẾT CỦA NGÀI

Tác giả: Vladimir Mauricio-Perez
Chuyển ngữ: Gia Thi, SDB
Từ: denvercatholic.org

thegioisaledieng (05.02.2021) - Thánh Giuse được Thiên Chúa trao phó sứ mệnh bảo vệ, hướng dẫn và lo liệu cho hai người được thụ thai mà không phạm tội là Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nghĩa là bản thân Ngài phải là một người rất nhân đức. Và ngài thực sự là như thế. Các Giáo phụ của Giáo hội và nhiều vị thánh khác nhau trong suốt lịch sử đã tôn kính Thánh Giuse là “vị thánh vĩ đại nhất” – tất nhiên, ngoại trừ Đức Maria, người luôn được xếp vào một hạng khác với những người còn lại. Ngài chiếm một hạng độc nhất trong số các thánh vì vai trò quan trọng của mình trong lịch sử cứu độ, vì đã được tiền định trở thành cha của Chúa Giêsu trên trần gian.

Vì lý do này, và sau khi được các giám mục từ khắp nơi trên thế giới bày tỏ mong muốn, Giáo Hoàng Piô IX đã tuyên bố Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ vào năm 1870.

Khi chúng ta kỷ niệm 150 năm sắc lệnh này, hầu hết các vị Giám mục trong Giáo hội đều ủng hộ các mục tử, giáo xứ và các tín hữu xem xét việc dâng mình hoặc cộng đoàn của họ cho Thánh Giuse trong Năm đặc biệt này.

Sự thánh hiến này sẽ không vô ích, như Thánh Gioan Phaolô II đã viết: “Sự bảo trợ này của Thánh Giuse phải được cầu khẩn khi cần thiết cho Giáo hội, không chỉ như một sự bảo vệ chống lại mọi nguy hiểm, mà còn, và thực sự thiết yếu, như một động lực thúc đẩy sự cam kết mới của Giáo hội đối với việc truyền giáo trên thế giới và tái truyền bá phúc âm hóa ở những vùng đất và quốc gia nơi tôn giáo và đời sống Kitô hữu trước đây rất hưng thịnh và nay đang bị thử thách khó khăn”.

Nếu bạn đang tự hỏi sự dâng hiến cụ thể đòi hỏi điều gì, thì thánh hiến là một hành động mà một cái gì đó hoặc một người nào đó được tách ra cho một mục đích thiêng liêng. Trong đức tin Công giáo của chúng ta, một số vật phẩm được thánh hiến cho mục đích phụng vụ, chẳng hạn như nhà thờ, bàn thờ, chén thánh, v.v… Con người cũng được thánh hiến cuộc sống của họ cho Thiên Chúa bằng những lời khấn hứa trong đời sống tu trì.

Sự dâng mình “cho một vị thánh,” như Đức Maria hay Thánh Giuse, thực sự là sự dâng mình cho chính Chúa Giêsu qua vị thánh đó, qua Đức Maria hoặc Thánh Giuse. Đó là một cam kết nghiêm túc để đáp lại ân sủng của Thiên Chúa, dưới sự hướng dẫn của các ngài.

Cha Donald Calloway viết trong cuốn sách Tận hiến cho Thánh Giuse: “Người dâng mình cho Thánh Giuse muốn càng gần gũi với người cha thiêng liêng của họ, đến độ giống Người về những nhân đức thánh thiện”. Đổi lại, Thánh Giuse dành cho người đó “sự quan tâm yêu thương, sự che chở và sự hướng dẫn của Ngài”.

Đức Maria thành Agreda đáng kính đã đặt ra 7 đặc ân tôn sùng Thánh Giuse: đạt được nhân đức trong sạch; cầu xin sự cầu thay nguyện giúp cách mạnh mẽ để thoát khỏi tội lỗi; gia tăng tình yêu và lòng sùng kính Đức Maria; bảo đảm ân sủng trong việc chết lành; chống lại ma quỷ khi kêu thánh danh của ngài; được khỏe mạnh về thể xác và giúp đỡ những khó khăn; an toàn cho con cái trong gia đình.

Thánh Giuse giữ một vị trí đặc biệt

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII giải thích rằng không ai đến gần sự thánh thiện của Đức Trinh Nữ Maria như Thánh Giuse. “Tự bản chất của nó, [sự kết hợp vợ chồng] đi kèm với sự trao đổi qua lại của sự tốt lành của vợ chồng. Nếu khi ấy, Thiên Chúa ban Thánh Cả Giuse cho Đức Maria làm người phối ngẫu của Mẹ, thì chắc chắn Ngài không ban cho Ngài chỉ như một người bạn đồng hành trong cuộc đời, một nhân chứng cho sự trinh trắng của Mẹ, một người bảo vệ danh dự của Mẹ, nhưng Ngài đã cho Ngài tham dự vào tình cảm vợ chồng trong phẩm giá lỗi lạc của Mẹ.”

Vì lý do này, người ta cũng nói rằng sự gần gũi của Thánh Giuse với Thiên Chúa vượt quá tất cả các thiên thần thánh thiện.

Nhưng câu trả lời cuối cùng, tất nhiên, là Thiên Chúa. Như Cha Calloway viết, “Thánh Giuse là vị thánh vĩ đại nhất trong Vương quốc Thiên đàng bởi vì Thiên Chúa đã tiền định cho ngài vị trí đó”. Cuối cùng, không có thiên thần nào, bất kể thứ hạng của mình, có đặc quyền và trách nhiệm được Con Thiên Chúa gọi là “cha” trên trần gian. Quyền hạn đó được dành cho Thánh Giuse – yêu thương, hướng dẫn và giáo dục một Thiên Chúa làm người.

Chính vì lý do này mà ngài có thể là người bảo trợ của Giáo hội và là người cha thiêng liêng của chúng ta.

Từ “người bảo trợ” bắt nguồn từ tiếng Latinh “pater ”, có nghĩa là “father – cha”. Mặc dù Thánh Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu, nhưng ngài chắc chắn là “một người cha thực sự đối với Chúa Giêsu vì ngài đã thực thi tình phụ tử đối với Chúa Giêsu một cách uy quyền, tình cảm và trung thành. Và nếu Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô, thì Thánh Cả Giuse cũng là cha của Giáo Hội.

Điều này có ý nghĩa cá nhân đối với tất cả chúng ta. Chúng ta là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô qua phép rửa của chúng ta, có nghĩa là, nếu Thánh Giuse là cha của Giáo Hội, thì ngài cũng là cha thiêng liêng của chúng ta. Tất nhiên, ngài không phải để thay thế cha đẻ của chúng ta, nhưng ở đó để “nuôi dưỡng, che chở, bảo ban, giáo dục, bảo vệ và sửa chữa chúng ta về mặt tinh thần”.

Chúng ta hãy cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa qua sự chuyển cầu vĩ đại thực sự của ngài, như Thánh Têrêxa Avila đã đề nghị: “Tôi muốn thuyết phục mọi người tôn kính Thánh Giuse với lòng sùng kính đặc biệt. Tôi luôn thấy những người tôn vinh ngài một cách đặc biệt tiến bộ về nhân đức, vì Đấng bảo vệ thiên đàng này phù trợ một cách đặc biệt sự thăng tiến tâm linh của những linh hồn tự khen ngợi ngài”.

(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 08.02.2021


Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

GIỜ LỄ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 2021


 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ AN TÁNG LM. PHANXICÔ ASSISI LÊ QUANG ĐĂNG

Bắt đầu lúc 08g30 Thứ Hai, ngày 08.02.2021
 tại Nhà thờ Giáo xứ Tân Hương.
 

8 NỖI SỢ MÀ KINH THÁNH CÓ THỂ GIÚP BẠN VƯỢT QUA



8 NỖI SỢ MÀ KINH THÁNH CÓ THỂ GIÚP BẠN VƯỢT QUA

Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng
Từ: aleteia.org (04.02.2021)


WGPQN (05.02.2021) - Nỗi sợ thất bại, những vết thương trong quá khứ, tương lai ... Kinh thánh nói về những điều chúng ta thường sợ nhất.

Nỗi sợ có thể trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chúng ta khi nó xâm nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, một khi đã được nhận diện, nó có thể bị Lời Chúa đánh bại. Như thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta trong thư thứ hai gửi cho Timôtê: “Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2Tm 1, 7). Dưới đây là 8 nỗi sợ có thể ám ảnh chúng ta mỗi ngày và phương thức mà Kinh thánh đưa ra để chống lại chúng.

1. SỢ THIÊN CHÚA

Nếu bạn sợ rằng bạn không đủ tư cách trong mắt Chúa; sợ rằng bạn không có khả năng bước vào trong mối tương quan sâu xa với Chúa Giêsu; sợ rằng Thiên Chúa không ban cho bạn các ơn thiêng liêng; sợ rằng Thiên Chúa sẽ không nói với bạn hoặc không nghe bạn; sợ rằng Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho bạn, hãy đọc thư thứ nhất của thánh Gioan:

“Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo” (1 Ga 4,18)

2. SỢ NGƯỜI KHÁC

Nếu bạn sợ ánh mắt và ý kiến của người khác; sợ bị từ chối bởi những người thân; sợ chính quyền; sợ thua kém, đối đầu hay sợ thất bại, hãy mở sách của tiên tri Isaia:

“Hãy nghe Ta, hỡi những ai biết sống đời công chính, hỡi dân hằng tâm niệm luật pháp của Ta, đừng sợ chi miệng đời nhạo báng, chớ vì lời sỉ nhục của ai mà khiếp đảm” (Is 51, 7).

3. SỢ BẤT AN


Nếu bạn sợ không hiểu được ý Chúa và không đáp lại lời mời gọi của Ngài, hay sợ phải dấn thân; ngại vì rộng rãi với tiền bạc của mình; sợ rằng Thiên Chúa đòi hỏi bạn quá nhiều hay sợ cầu nguyện nơi công cộng, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong sách Đệ Nhị luật:

“Mạng sống anh (em) sẽ treo lơ lửng trước mặt anh (em); đêm ngày anh (em) sẽ khiếp sợ, anh (em) sẽ không tin mình còn được sống. Ban sáng anh (em) sẽ nói: "Bao giờ mới đến chiều? "; ban chiều anh (em) sẽ nói: "Bao giờ mới đến sáng? ", vì nỗi khiếp sợ tràn ngập tâm hồn anh (em) và vì cảnh tượng mắt anh (em) chứng kiến” (Đnl 28, 66-67).

4. SỢ SỐNG THEO TIN MỪNG


Bạn sợ bị bách hại phải không? Sợ cái giá phải trả vì theo Chúa Giêsu? Sợ hoạt động của Chúa Thánh Thần hay sợ cuộc chiến đấu thiêng liêng? Có lẽ đó là nỗi sợ về thực tại của ma quỷ đang ám ảnh bạn? Hay bạn sợ Bí tích Hòa giải, sợ những lời hứa của Thiên Chúa sẽ không được thực hiện? Hãy đọc Thánh vịnh 23:

“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”
(TV 23,4).

5. SỢ THẤT BẠI

Nếu bạn sợ lại ngã vào tội lỗi hay những cám dỗ của mình; nếu bạn sợ không bao giờ kết hôn, hay ngược lại, sợ trải qua một cuộc khủng hoảng hôn nhân và ly hôn; nếu bạn sợ rằng con cái của bạn sẽ không thành công, sợ thất bại về chuyên môn, sợ làm cha mẹ của bạn hay người khác thất vọng, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong sách Isaia:

“Đừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi. Đừng nhớn nhác: Ta là Thiên Chúa của ngươi. Ta cho ngươi vững mạnh, Ta lại còn trợ giúp với tay hữu toàn thắng của Ta. Quả vậy, hết thảy những ai giận ghét ngươi sẽ thẹn thùng xấu hổ, và mọi kẻ gây hấn với ngươi đều kể như không có và bị tiêu diệt.

Thù địch ngươi, ngươi sẽ tìm mà không thấy. Những kẻ giao chiến với ngươi sẽ kể như không có, như hết sạch cả rồi. Vì Ta, ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa của ngươi, Đấng cầm lấy tay phải ngươi và phán bảo: "Đừng sợ, chính Ta phù trợ ngươi” (Is 41, 10-13).

6. SỢ CÁC SỰ KIỆN

Bạn sợ xung đột hoặc nhận tin xấu? Bạn sợ những thời điểm khó khăn hay một thành viên trong gia đình bị thương hoặc bị thiệt mạng? Bạn sợ rằng tình hình tài chính của bạn bấp bênh và điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra? Hãy đọc Thánh vịnh 112:

“Họ sẽ không bao giờ lay chuyển,
thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.


Họ không lo phải nghe tin dữ,
hằng an tâm và tin cậy CHÚA,
luôn vững lòng không sợ hãi chi
và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù.

Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc,
đức công chính của họ tồn tại muôn đời, 
uy thế họ vươn cao rực rỡ.

Thấy cảnh này ác nhân tức giận,
nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon,
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn”
(Tv 112, 6-8).

7. SỢ QUÁ KHỨ

Quá khứ có đang ám ảnh bạn không? Bạn có sợ phải thú nhận những tội lỗi trong quá khứ không? Bạn có hổ thẹn về quá khứ hoặc điều đó đang ngăn cản công việc của Thiên Chúa trong đời sống của bạn không? Bạn có sợ rằng Thiên Chúa sẽ trừng phạt vì những gì bạn đã làm trong nhiều năm trước không? Hãy mở chương 54 sách Isaia:

“Đừng sợ chi: ngươi sẽ không phải xấu hổ, chớ e thẹn: ngươi sẽ không phải nhục nhằn. Thật vậy, ngươi sẽ quên hết nỗi hổ thẹn tuổi thanh xuân và không còn nhớ bao nhục nhằn thời goá bụa” (Is 54, 4).

8. SỢ TƯƠNG LAI

Nếu tương lai khiến bạn phải toát mồ hôi – sợ cô đơn, tuyệt vọng, chết chóc, bệnh tật, cái chết của một người thân, sợ vì thiếu thốn điều gì đó – hãy đọc sách Châm ngôn:

“Khi ngả lưng, con không khiếp sợ. Nằm xuống rồi là an giấc thảnh thơi. Đừng sợ chi khi kinh hãi bất thần ập xuống, hay kẻ ác xông vào tấn công. Vì ĐỨC CHÚA sẽ ở bên con, giữ chân con khỏi sa vào cạm bẫy” (Cn 3, 24-26).

Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 07.02.2021