Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 18.02.2021
Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM SAU LỄ TRO 2021.
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Năm, ngày 18.02.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ NĂM SAU LỄ TRO 2021.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Năm, ngày 18.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
/>
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
(Suy tư Chúa Nhật 1 Mùa Chay B)
Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
WHĐ (17.2.2021) – Để chiến thắng trên đấu trường khốc liệt, người chiến sĩ cần thao luyện và trui rèn ý chí. Thao trường càng đổ mồ hôi, chiến trường càng bớt đổ máu. Đó là quy luật áp dụng cho mọi thời, mọi nơi và mọi người, nếu người ta muốn thành công. Trong đạo Công giáo cũng thế, hằng năm Giáo hội dành một Mùa Chay[1] Thánh 40 mươi đêm ngày, để giúp con cái mình khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần và tăng sức đề kháng cho tâm hồn. Bởi đó, ăn chay hoặc sống Mùa Chay không chỉ giữ luật lệ, nhưng trên hết là thể hiện tình yêu dành cho chính mình, cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Khi đó, người ta mới thực sự đủ sức chạy nhanh, vươn xa đến đời sống tốt lành, quân bình và thánh thiện.
Bài Tin Mừng Chúa Nhật đầu Mùa Chay hôm nay[2], chúng ta thấy Đức Giêsu cũng đi vào con đường chay tịnh. Hơn ai hết, chính Ngài biết chặng đường sứ vụ công khai cơ man nào là gian nan thử thách phía trước. Để chuẩn bị hành trang lên đường, Đức Giêsu, Chúa của chúng ta bước vào những ngày chiến đấu thiêng liêng trong hoang mạc. Dĩ nhiên nơi ấy Ngài không cô độc trước những lần cám dỗ của Ma quỷ[3]. Ngài có Chúa Thánh Thần hằng nâng đỡ, các thiên sứ phục vụ. Ngài sống trong hoang mạc, giữa loài dã thú. Đó là những dấu hiệu cho thấy Đức Giêsu luôn chiến thắng Xa-tan, thắng cơn thử thách và cám dỗ.
Nhiều khi tôi nghĩ Đức Giêsu là Chúa, Ngài mới vượt qua mọi thử thách, và làm được mọi thứ. Ngược lại, là phận con người, làm sao tôi thắng được cơn cám dỗ, làm sao tôi sống sót trong cuộc chiến với Ma quỷ, hoặc làm sao tôi sống tốt trong Mùa Chay được? Lúc đầu tôi tưởng những câu hỏi ấy chính đáng, hợp lý, hợp tình. Có khi tôi muốn rút lui, bỏ cuộc.
Nhưng đúng là tôi đã lầm, lầm to! Bởi chính khi đó tôi đã thất bại, Ma quỷ đã chiến thắng ngay trong lúc đó. Thực vậy, các nhà thiêng liêng chỉ cho chúng ta rằng: trong khi đang muốn sống tốt, đang tiến lên trên đà nhân đức, thì Ma quỷ bày ra những mưu hèn, kế bẩn để làm nhụt chí anh hùng của người ta. Thực tế nó thường thành công với chiêu thức này. Mùa Chay năm nay, Chúa muốn tôi đừng đi vào đường mòn hèn hạ ấy. Hèn hạ vì chưa chiến đấu tôi đã bỏ cuộc!
Chúa hứa với những ai bước vào mùa chiến đấu thiêng liêng: “Con sẽ chiến thắng được ma quỷ!” Lý do là vì trong Mùa Chay, trong trận chiến thiêng liêng này, con người đứng giữa Thiên Chúa và Ma quỷ. Quỷ ma ra sức thuyết phục, lôi kéo và xúi ta chiều theo những lời mật ngọt của hắn. Nếu ta làm theo những chiêu trò tầm phào của nó, chúng ta sẽ xa Thiên Chúa và sẽ rơi vào bẫy. Thất bại là điều không tránh khỏi cho những ai bắt tay với kẻ thù là Ma quỷ. Ngược lại, Thiên Chúa và các thiên thần của Ngài hằng đến nâng đỡ, hướng dẫn và ban ơn để chúng ta chiến thắng được Ma quỷ. Người nào càng gần Chúa, càng để tâm đến những vũ khí thiêng liêng, người ấy càng mau chiến thắng. Dẫu sao trong trận chiến này, có khi chân rã, tay rời, nhưng Thiên Chúa luôn chờ ta phía trước.
Ai cũng biết ăn chay là giữ gìn thân xác trong sạch bằng cách tuân giữ các luật lệ và giảm bớt ăn uống, chi tiêu. Đó là lối sống đi ngược lại với thế gian, chỉ dành cho những ai muốn nên thánh, muốn gần Chúa và muốn được hạnh phúc đích thực. Để sống Mùa Chay thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta ba việc làm cần thiết: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Đó là ba bảo bối để ta chống lại kẻ thù là Ma quỷ.
Cầu nguyện để liên lạc mật thiết với Thiên Chúa, nghe Ngài chỉ dẫn và nhận được ơn thiêng. Ăn chay để thấy mình yếu đuối, nhỏ bé và cần tựa nép bên lòng Chúa. Bố thí để liên lạc với tha thân, những người thân cận với chính mình. Người khác chính là món quà để chúng ta thể hiện tình yêu con người. Khi đó, các luật lệ trong Mùa Chay thánh không còn nặng nề nữa, nhưng người ta sẽ chu toàn nó với rất nhiều tình yêu.
Bốn mươi ngày chiến đấu thiêng liêng của Đức Giêsu được thánh Máccô thuật lại chỉ vỏn vẹn trong hai câu. Chúng ta chỉ đọc trong chớp mắt là xong 2 câu ngắn ngủi này. Tuy nhiên, thực tế đó là thời gian rất dài, nhất là khi Đức Giêsu gặp thử thách. Thánh Mátthêu mô tả biến cố này chi tiết hơn. Thực ra trong cuộc chiến thiêng liêng, ít ai để ý đến ngày giờ. Được ở gần Thiên Chúa, được sức mạnh để vượt thắng những cám dỗ thì quan trọng hơn. Khi đó, mọi thời gian đều là ân sủng, là món quà để người ta thao luyện chính mình, tập tành để có sức đề kháng chống lại Ma quỷ. Tại sao?
Lý do là vì Thiên Chúa không mời tôi sống Mùa Chay mà thôi. Chẳng lẽ chỉ hãm mình đền tội trong 40 ngày, rồi sau đó, trở lại nếp sống buông thả. Như thế nào ích gì! Mùa Chay là thời gian đặc biệt để mình tập luyện, và khi có kinh nghiệm, có thói quen, người ta tiếp tục sống những ngày tiếp theo. Điều này chúng ta có thể thấy trong lời mời gọi của Đức Giêsu, sau khi Ngài ra khỏi hoang địa: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1,15).
- Thời kỳ đã mãn: Nghĩa là thời đại mới đã đến, thời cuối cùng, cánh chung đã đến. Đây là thời kỳ Thiên Chúa thực hiện lời hứa ơn cứu độ mà Ngài đã hứa từ ngàn xưa. Tôi thử tính tuổi thọ: “Trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng ta đã khuất rồi.” (x. Tv 90). Khi ấy tôi phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Bởi thế hôm nay Chúa cho tôi nhiều cơ hội để chuẩn bị hành trang cho ngày về với Chúa.
- Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần: Đó chính là Đức Giêsu Kitô mà toàn dân mong chờ. Ngài đã và đang hiện diện để mời gọi người ta nhận ra Ngài, nhận ra uy quyền của Thiên Chúa đang tỏ cho muôn người.
- Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Đây là câu chúng ta được nghe khi nhận tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro. Tôi được nhắc nhở sám hối, nghĩa là suy nghĩ khác trước, đổi ý, đổi tâm tình, đổi não trạng, hối tiếc, hối hận về những lầm lỗi của mình. Hoặc theo ngôn sứ Giê-rê-mi-a, sám hối là thay đổi hướng đi, triệt để quay về với Thiên Chúa, dấn bước vào cuộc sống mới. Đức Giêsu còn mời gọi thêm: lấy đức tin mà bước đi trên hành trình này. Mở ngoặc nơi đây, dĩ nhiên ai đang bước đi trên đường nhân đức, gần với Chúa, thì cứ tiếp tục, xin đừng “thay đổi hướng”, nhưng cứ để Chúa dẫn đưa.
Để kết thúc, chúng ta ao ước Mùa Chay năm nay có nhiều điều thú vị chờ ta phía trước. Niềm vui của ngày Tết Tân Sửu cũng cho ta nhiều hân hoan để làm mới lại đời sống đức tin. Một Tân niên an lành, một khởi đầu Mùa Chay thánh đức, một hành trình mở ra nhiều hứa hẹn; và cùng với Đức Giêsu, chúng ta cùng canh tân chính mình.
[1] Mùa Chay (Tiếng Anh: Lent, tiếng Latin: Quadragesima – tuần chay giới) bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và kéo dài 40 ngày cho đến trước lễ Tiệc Ly vào thứ Năm Tuần Thánh.
[2] Mc 1,12-15.
[3] Ma quỷ theo truyền thống Công giáo là một thiên thần sa ngã. Thánh Kinh mô tả Ma quỷ là tên sát nhân, cha sự gian dối, kẻ chống lại Thiên Chúa và Đức Kitô. (x. Từ Điển Công Giáo). Chúng ta cũng thường gọi Ma quỷ với vài tên khác nhau: kẻ thù của bản tính loài người, Luxiphe, thần dữ.
(WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ LỄ TRO 2021. Ash Wednesday 2021 Mass in English.
Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 7:00 PM on Wednesday, Feb 17th, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ TỐI THỨ TƯ LỄ TRO 2021.
Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
/>
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ LỄ TRO 2021.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
/>
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ LỄ TRO 2021.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
/>
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021
VIỆC ĂN CHAY CÓ KHÓ ĐỐI VỚI BẠN KHÔNG? HÃY NHÌN CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ
VIỆC ĂN CHAY CÓ KHÓ ĐỐI VỚI BẠN KHÔNG?
HÃY NHÌN CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ
TGPSG / Aleteia -- Thánh Claude de la Colombiere so sánh những đau khổ nhỏ bé mà chúng ta thực hiện mỗi Mùa Chay với những thương khó mà Chúa Giêsu đã trải qua trên thánh giá.
Trong Mùa Chay, Giáo hội dành ra những ngày cụ thể để khuyến khích các Kitô hữu ăn chay và kiêng thịt: Chỉ ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ kiêng thịt vào các ngày thứ Sáu.
Vậy mà chúng ta vẫn phàn nàn!
Giáo Hội đã hạ bớt các luật buộc qua nhiều thế kỷ và nới lỏng các hạn chế đến mức tương đối dễ dàng hoàn thành các việc hãm mình cơ bản này. Nhưng bất chấp những sửa đổi ấy, chúng ta vẫn là những con người yếu đuối và khó chịu trước bất kỳ hình thức đền tội nào.
Thánh Claude de la Colombiere đã suy tư về chủ đề này trong cuốn sách: “Những thương khó của Chúa Giêsu Kitô”, và khuyến khích chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu để xem sự đau khổ của chúng ta nhỏ bé như thế nào so với sự thương khó của Ngài.
Trong Mùa Chay, Giáo hội dành ra những ngày cụ thể để khuyến khích các Kitô hữu ăn chay và kiêng thịt: Chỉ ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ kiêng thịt vào các ngày thứ Sáu.
Vậy mà chúng ta vẫn phàn nàn!
Giáo Hội đã hạ bớt các luật buộc qua nhiều thế kỷ và nới lỏng các hạn chế đến mức tương đối dễ dàng hoàn thành các việc hãm mình cơ bản này. Nhưng bất chấp những sửa đổi ấy, chúng ta vẫn là những con người yếu đuối và khó chịu trước bất kỳ hình thức đền tội nào.
Thánh Claude de la Colombiere đã suy tư về chủ đề này trong cuốn sách: “Những thương khó của Chúa Giêsu Kitô”, và khuyến khích chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu để xem sự đau khổ của chúng ta nhỏ bé như thế nào so với sự thương khó của Ngài.
Chúa Giêsu đã chịu hành hạ và sỉ nhục như thế nào? – Cho dù Ngài đã phải chịu đau đớn nhục nhã nơi mọi phần thân thể, nơi mọi giác quan và trong mọi cách thức có thể… điều lạ lùng là sau đó người ta vẫn cứ la lối khi phải hãm mình phạt xác…
Sự đền tội đích thực cũng bao gồm cả sự sỉ nhục về thể xác. Sự sỉ nhục Chúa Giêsu phải chịu là vô tận, không chỉ vì tất cả những đau đớn Ngài chịu đều đi kèm với những sỉ nhục và lăng mạ - đặc biệt là bị tát vào mặt, chịu đánh đòn và đóng đinh - mà còn bởi vì Ngài đã bị nhổ vào mặt, bị lôi trong bùn, bị buộc mặc áo như người điên tự xưng mình là vua bị trừng phạt vì sự xa hoa phù phiếm và để cho thấy tỏ tường nỗi đau đớn mà Ngài đã chịu đựng vì họ.
Nếu bạn chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tình trạng ấy, chắc chắn bạn sẽ vô cùng xúc động, và nếu bạn tự xét lại mình, có lẽ bạn sẽ xấu hổ khi thấy rằng mình có quá ít điểm giống với những tội nhân đã ăn năn.
Sự đền tội đích thực cũng bao gồm cả sự sỉ nhục về thể xác. Sự sỉ nhục Chúa Giêsu phải chịu là vô tận, không chỉ vì tất cả những đau đớn Ngài chịu đều đi kèm với những sỉ nhục và lăng mạ - đặc biệt là bị tát vào mặt, chịu đánh đòn và đóng đinh - mà còn bởi vì Ngài đã bị nhổ vào mặt, bị lôi trong bùn, bị buộc mặc áo như người điên tự xưng mình là vua bị trừng phạt vì sự xa hoa phù phiếm và để cho thấy tỏ tường nỗi đau đớn mà Ngài đã chịu đựng vì họ.
Nếu bạn chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tình trạng ấy, chắc chắn bạn sẽ vô cùng xúc động, và nếu bạn tự xét lại mình, có lẽ bạn sẽ xấu hổ khi thấy rằng mình có quá ít điểm giống với những tội nhân đã ăn năn.
Hơn nữa, khi chúng ta lưu giữ hình ảnh đau thương này của Chúa Giêsu trong tâm trí của mình, ta sẽ thấy việc ăn chay mà Giáo hội yêu cầu chúng ta thật là quá nhỏ bé.
Hãy bắt đầu với việc ăn chay, một việc cần thiết. Việc này cho thấy rõ ràng là chúng ta thực sự ít sám hối, hơn là đã không tuân giữ luật buộc. Than ôi! Chúng ta đã phạm những tội lỗi mà cho dù bốn mươi năm ăn chay cũng không đền hết tội được, thế mà Giáo Hội, người mẹ tốt lành của chúng ta, đã giảm xuống chỉ còn phải chay tịnh bốn mươi ngày thôi! Mà chay kiêng những gì nào? Thật quá nhẹ nhàng và quá dễ dàng trong thời đại của chúng ta, thế mà chúng ta cũng không thể quyết tâm làm được điều đó.
Chắc chắn có nhiều lý do về sức khỏe khiến ai đó không thể nhịn ăn và kiêng khem. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều không thực hành được như vậy.
Nếu bạn từng nghĩ các hướng dẫn của Giáo hội về việc ăn chay và kiêng khem là quá nghiêm ngặt và khó có thể chịu đựng được, hãy suy ngẫm về sự thương khó của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Nếu bạn từng nghĩ các hướng dẫn của Giáo hội về việc ăn chay và kiêng khem là quá nghiêm ngặt và khó có thể chịu đựng được, hãy suy ngẫm về sự thương khó của Chúa Giêsu trên thánh giá.
(WGPSG)
Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 6 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 16.02.2021
/>
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 6 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 16.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
/>
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)