Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 21.02.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 20.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 20.02.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


HÃY HỐI CẢI (21.02.2021 – Chúa Nhật I Mùa Chay, Năm B)

Lời Chúa: Mc 1, 12-15

Sau khi Ðức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

Sau khi ông Gioan bị nộp, Ðức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.


Suy niệm
:

Giáo Hội bước vào Mùa Chay cùng với cả thế giới. Cả thế giới đã sống Mùa Chay của mình từ hơn một năm qua. Đến nay đã có hơn 110 triệu người bị nhiễm, và 2,4 triệu người chết vì dịch bệnh Covid. Cơn dịch bệnh kinh hoàng đã tác động đến toàn bộ cuộc sống của hầu hết mọi người trên thế giới. Đời sống tôn giáo cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhà thờ đóng cửa, Thánh lễ Chúa nhật và các bí tích bị ngừng. Nghi thức tiễn biệt người qua đời cũng làm trong vội vã. Lo âu, buồn thảm, hoang mang, thất vọng. Cả người có đức tin mạnh cũng thấy mình bị dao động. Chúng ta đã và đang sống trong một Mùa Chay dài. Mùa Chay của năm phụng vụ đi với Mùa Chay cuộc đời. Điều đó làm cho Mùa Chay năm nay mang nét rất riêng.

Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay thật ngắn, kể lại chuyện Đức Giêsu bị Xatan cám dỗ, thử thách. Nơi thử thách là hoang địa, vắng người ở, ít sự sống. Đức Giêsu không tự ý đi vào hoang địa, Ngài được Thần Khí dẫn vào, đẩy vào nơi vắng vẻ đó. Có thể nói Thần Khí đưa Đức Giêsu vào một cuộc tĩnh tâm, kéo dài nhiều ngày, trước khi bắt đầu thi hành sứ vụ. Hoang địa vừa là nơi gần gũi thân tình với Thiên Chúa, vừa là nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt với Xatan. Hoang địa là nơi Đức Giêsu chìm sâu trong cầu nguyện, nhưng cũng là nơi Ngài nghe những mời mọc của Xatan, trước khi quyết định hướng đi sắp tới của mình. Khi chịu phép rửa, Đức Giêsu là Người Con mà Cha hài lòng. Ngài cũng là Đấng Mêsia được Thần Khí ngự xuống. Còn nơi hoang địa, Xatan cám dỗ Ngài không sống theo ý Cha, không sống theo Thần Khí, không đi vào con đường hẹp. Đây là một thử thách thật sự khó khăn. Đức Giêsu đã vượt qua được cơn thử thách này.

Thế giới hôm nay cũng đang ở trong một cơn thử thách lớn. Thiên Chúa cho phép những thử thách đau khổ xảy ra trong đời các Kitô hữu (1 Pr 1,6; 4,12; 1 Cr 10,13; Gc 1,13-15), đời từng người, và trong cả dòng lịch sử nhân loại. Chúng ta không hiểu, và cũng khó chấp nhận thử thách, vì nó quá tàn nhẫn, khiến ta nghĩ đến một Thiên Chúa độc ác, vì nó đầy ngạo nghễ, khiến ta nghĩ đến một Thiên Chúa bất lực. Nhưng thử thách dạy chúng ta nhiều điều. Bất chấp mọi tiến bộ khoa học, kỹ thuật, một con vi-rút nhỏ bằng một phần bảy mươi ngàn sợi tóc đã làm náo loạn cả thế giới, và cho thấy con người mong manh. Nhẫn nại và khiêm tốn cầu xin trong cơn thử thách là điều phải làm song song với nỗ lực dập tắt dịch bệnh.

Thiên Chúa nói với con người qua những thử thách. Thái độ của chúng ta là khiêm tốn lắng nghe. Thử thách đưa đến những hậu quả khủng khiếp, nhưng chúng ta tin “Thiên Chúa làm cho mọi sự sinh ích lợi cho những ai yêu mến Ngài” (Rm 8,28). Thử thách là lời mời gọi khẩn thiết của Thiên Chúa. Ngài mời chúng ta liên đới với nhau hơn, cùng nhau chống lại những bệnh dịch mới đe dọa sự sống hơn là chạy đua vũ trang và gây chiến tranh khắp nơi. Ngài mời chúng ta lo cho nhau hơn, coi nhau như người nhà, phá đi những bức tường ngăn cách giữa các quốc gia. Ngài mời chúng ta sống nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn, bớt mua sắm, bớt giờ cho internet, thêm giờ cho Chúa. Ngài mời chúng ta phong tỏa cái xấu, giãn cách với tội lỗi,
tránh xa mọi lây nhiễm bằng thứ khẩu trang nhiều lớp, và cẩn thận rửa tay mình cho sạch mọi ô nhơ.

Nạn đại dịch là một lời mời, một nhắc nhở của Người Cha đầy yêu thương dành cho con cái. Nếu chúng ta đáp lại lời mời đó bằng hoán cải, canh tân, thì đại họa có thể trở thành cơ hội tuôn trào ân phúc. Và Mùa Chay này thành thời gian tuyệt vời dẫn đến Phục Sinh.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu là vị Thượng Tế nhân từ, chắc Chúa buồn và thương khi thấy chúng con đang vật vã với cơn thử thách. Chúa cảm thông với những gì chúng con đang trải qua, vì chính Chúa đã nếm nỗi đau của cuộc Khổ nạn. Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu, đã khẩn khoản nài xin Cha cất chén đắng, và cảm thấy bị Cha bỏ rơi khi hấp hối trên thập giá. Chúa đã chịu thử thách về mọi mặt như chúng con, nhưng vẫn giữ một niềm trung tín.

Lạy Chúa Giêsu là cây nho thật, xin cho chúng con chấp nhận sự cắt tỉa của Chúa Cha, để cành nho chúng con thêm trĩu quả. Xin cho chúng con đừng mất niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng không để chúng con bị thử thách vượt quá sức mình. Xin cho chúng con trưởng thành hơn, cứng cáp hơn qua những thử thách đau thương, để trở nên như lưỡi gươm thép được tôi luyện cho cuộc chiến chống lại quyền lực của ác thần. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 20.02.2021


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B (Mc 1,12-15)


 

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY SAU LỄ TRO 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 20.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TRẮC NGHIỆM XEM BẠN CÓ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

TRẮC NGHIỆM XEM BẠN CÓ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI KHÔNG?

TGPSG / Aleteia - Vào Mùa Chay này, hãy bớt thời gian sử dụng điện thoại để tái khám phá giá trị của sự thinh lặng và dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu.

Ngày nay, việc để quên điện thoại ở nhà cũng giống như bạn để quên chìa khóa vậy. Một số người không thể tưởng tượng được một cuộc sống mà không có điện thoại bên mình. Vậy bạn cảm thấy thế nào về chiếc điện thoại của mình? Bạn có thể tắt nó trong nửa ngày hoặc trong một khoảng thời gian vào buổi tối không? Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây một cách trung thực hết sức có thể nhé!

1. Bạn vẫn đang sử dụng điện thoại của mình:

a) Thường xuyên
b) Đôi khi
c) Hiếm khi

2. Bạn đi làm muộn và không thể tìm thấy điện thoại của mình. Có lẽ nó vẫn ở nhà, nên…

a) Bạn hoảng sợ và vội vã quay về: bạn cần phải tìm thấy nó ngay!
b) Bạn quyết định sẽ về nhà vào bữa trưa để tìm kiếm nó.
c) Bạn xác định rằng bạn có thể tồn tại mà không cần có điện thoại trong ngày.

3. Khi ở nhà thờ, điện thoại của bạn…

a) Vẫn bật
b) Đã bật nhưng ở chế độ im lặng
c) Đã tắt

4. Khi bước ra khỏi nhà thờ…

a) Bạn ngay lập tức bị cuốn vào điện thoại của mình.
b) Bạn kiểm tra các tin nhắn đã nhận được rồi cất điện thoại đi.
c) Bạn chào bạn bè rồi mới nhìn vào điện thoại sau khi rời khỏi nhà thờ.

5. Đang giữa cuộc họp thì nhận được cuộc gọi…

a) Bạn trả lời điện thoại.
b) Bạn chỉ trả lời nếu nó khẩn cấp.
c) Bạn tắt điện thoại.

6. Bạn gửi bao nhiêu tin nhắn mỗi ngày?

a) Hơn 10
b) Khoảng từ 5 đến 10
c) Ít hơn 3

7. Bạn đang mong đợi một cuộc gọi…

a) Bạn giữ điện thoại trong túi hoặc cầm trên tay.
b) Bạn để điện thoại ở nơi có thể nhìn thấy và thỉnh thoảng kiểm tra.
c) Bạn tiếp tục công việc đang làm - nếu bạn bỏ lỡ cuộc gọi, người đó luôn có thể gọi lại hoặc để lại tin nhắn.

8. Khi đang sử dụng phương tiện di chuyển công cộng…

a) Bạn xem phim hoặc chơi game trên điện thoại.
b) Bạn cố gắng tránh lấy điện thoại ra, nhưng có thể dùng điện thoại khi cần.
c) Bạn không bao giờ lấy nó ra và chỉ đọc sách hay cầu nguyện.

9. Nếu không quen nhiều người trong một bữa tiệc, bạn…

a) Chơi game trên điện thoại của bạn.
b) Thỉnh thoảng kiểm tra tin nhắn của bạn.
c) Tận hưởng bữa tiệc và không hề nghĩ về điện thoại của bạn.

10. Một chiếc điện thoại bắt đầu đổ chuông vào giữa Thánh lễ…

a) Bạn nhăn mặt nhìn người mà bạn nghĩ là chủ nhân của điện thoại, trước khi nhận ra đó là của bạn.
b) Bạn nghĩ, “Cảm ơn Chúa, đó không phải là của tôi!”… rồi giật mình, lặng lẽ chuyển điện thoại sang chế độ im lặng.
c) Điều này sẽ không xảy ra, vì bạn luôn tắt điện thoại di động hoặc để nó ở nhà.

11. Bạn thay đổi điện thoại của mình…

a) Ngay sau khi một kiểu mẫu mới ra mắt.
b) Khi có ưu đãi đặc biệt.
c) Không bao giờ. Quan tâm làm gì? Bạn hài lòng với cái bạn có miễn là nó vẫn hoạt động tốt.

12. Khi nói đến việc tắt điện thoại của bạn vào buổi tối hoặc cuối tuần…

a) Bạn đã thử nó một lần – thật đau khổ!
b) Đó là một ý tưởng thú vị. Bạn không hoàn toàn phản đối điều này.
c) Điều đó thật dễ dàng - bạn vẫn làm như vậy.

Nhận định:

Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là a: Bạn rất lệ thuộc vào điện thoại. Bạn nên sử dụng nó ít hơn một chút trong Mùa Chay.

Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là b: Bạn khá phụ thuộc vào điện thoại của mình, nhưng bạn không ngại tắt điện thoại trong vài giờ hoặc khi tình huống đòi hỏi. Mùa Chay có thể là thời gian để bạn tập sống có kỷ luật hơn trong việc sử dụng điện thoại.

Nếu các câu trả lời của bạn phần lớn là c: Bạn quả là có sự siêu thoát phi thường đối với điện thoại và có thể là bạn chưa bao giờ sử dụng điện thoại! Bạn đã từng có điện thoại bao giờ chưa? Có lẽ nên chọn một hy sinh nào khác trong Mùa Chay này!

Anna Ashkova (Aleteia)
Tóc Ngắn & Biên Tú chuyển ngữ (TGPSG)
(WGPSG)

 

BẢY SỰ VUI CỦA THÁNH GIUSE

Hình: Renata Sedmakova | Shutterstock

BẢY SỰ VUI CỦA THÁNH GIUSE

Tác giả: Becky Roach
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng

WGPQN (12.2.2021) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố, bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2020 đến ngày 8 tháng 12 năm 2021 sẽ là Năm Thánh Giuse. Đức Thánh Cha đã giải thích lý do tại sao ngài đưa ra quyết định này trong Tông thư Patris Corde:

“Sau khi Chân phước Piô IX công bố Thánh Giuse là Bổn mạng Hội Thánh (ngày 8 tháng 12 năm 1870), tôi muốn chia sẻ một vài suy tư cá nhân về dung mạo phi thường này, thật gần gũi với kinh nghiệm của con người chúng ta. Vì, như Chúa Giêsu đã nói, “lòng đầy miệng mới nói ra” (Mt 12,34). Mong muốn ấy của tôi càng thêm mãnh liệt trong những tháng đại dịch này, khi chúng ta cảm nghiệm, giữa cuộc khủng hoảng, rằng “cuộc sống của chúng ta được đan dệt với nhau và được nâng đỡ nhờ những con người bình thường - những người thường bị quên lãng, - họ không xuất hiện trên báo chí, hay trong những chương trình truyền hình mới nhất, nhưng ngay trong những ngày này, chắc chắn họ đang làm nên những biến cố quan trọng của lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các chủ cửa hiệu và nhân viên siêu thị, nhân viên vệ sinh, người chăm sóc người già và bệnh nhân, công nhân vận chuyển, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu và an ninh công cộng, các tình nguyện viên, các linh mục, nam nữ tu sĩ, và rất nhiều người khác. Họ hiểu rằng không ai được cứu một mình... Có biết bao người hằng ngày vẫn kiên nhẫn gieo niềm hy vọng, lo sao để không gieo rắc hoảng loạn nhưng gieo vãi tinh thần đồng trách nhiệm. Có biết bao người cha, người mẹ, ông bà, thầy cô, chỉ cho con cái chúng ta – qua những cách thức nhỏ bé hằng ngày – cách thức đón nhận và đương đầu với khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và khích lệ cầu nguyện. Có biết bao người cầu nguyện, dâng những hy sinh và chuyển cầu cho thiện ích của tất cả mọi người”. Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá rằng Thánh Giuse – một người chẳng được để ý – vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn. Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng những ai ẩn mình hay sống trong bóng tối có thể đóng một vai trò không thể sánh được trong lịch sử cứu độ. Tất cả những người ấy đều đáng được nhìn nhận và biết ơn”.[1]

Suy gẫm về 7 Sự Vui của Thánh Giuse là tiếp tục lại lòng sùng mến tuyệt vời trong năm đặc biệt này.

Dưới đây là Bảy Sự Vui của Thánh Giuse:

1. Sứ điệp hân hoan của sứ thần

“Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1, 20).

2. Cuộc giáng sinh của Đấng Cứu thế

“Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lc 2, 10-11).

3. Vinh dự được đặt tên cho Chúa Giêsu

“Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1, 25)

4. Nhận biết được những tác động trong công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu

“Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem” (Lc 2, 38).

5. Các thần tượng Ai Cập sụp đổ dưới chân Chúa Giêsu

“Này, ĐỨC CHÚA ngự trên đám mây bay, Người đến Ai Cập. Các tà thần Ai Cập rúng động trước nhan Người, và tự đáy lòng Ai Cập rụng rời kinh khiếp” (Is 19,1).

6. Đời sống thánh thiện với Chúa Giêsu và Mẹ Maria

“Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nadarét, miền Galilê” (Lc 2, 39).

7. Tìm thấy Chúa Giêsu trong đền thờ sau ba ngày

“Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi” (Lc 2, 46).

Nguồn: gpquinhon.org  
 
[1] GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Tông thư Patris Corde, Bản dịch của HĐGM Việt Nam, tại https://www.hdgmvietnam.com/chi-tiet/tong-thu-patris-corde-nhan-ky-niem-150-nam-ton-vinh-thanh-giuse-la-bon-mang-hoi-thanh-41101
 
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ SÁU 19.02.2021


Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 19.02.2021

Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 19.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU SAU LỄ TRO 2021

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 19.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ SÁU SAU LỄ TRO 2021.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Sáu, ngày 19.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA THÁNH GIUSE LÀ GÌ?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhMl9VlIzrkIvmax__6EY8_3wUc7meo74Sk4IJF7Qepg3DiJqDBBLkzS3zbyEh6jMI5grX5o0ZYEeddfoPETE1cvsB_TJouZ13xSp30N1WULn8vQPtPBeu8AMgfFh2SmlqQjrqa8um7bgc/s640/WEB3-SAINT-JOSEPH-wiki.jpg

BẢY SỰ THƯƠNG KHÓ CỦA THÁNH GIUSE LÀ GÌ?

Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
Từ: aleteia.org (05.02.2021)

WGPQN (09.02.2021) - Lòng tôn sùng này ghi nhận bảy sự kiện trong cuộc đời của thánh Giuse mà ngài đã chịu đựng trong khó khăn.

Nhiều người công giáo đã quen với bảy sự thương khó của Đức Maria, một lòng sùng kính tôn vinh các biến cố cụ thể đã gây ra những thương đau trong cuộc đời của Mẹ, nhưng ít ai biết về lòng sùng kính tương tự đối với thánh Giuse.

Truyền thống bắt nguồn từ câu chuyện rất phổ biến về hai cha dòng Phanxicô bị mắc kẹt trong một cơn bão, được thuật lại trong cuốn sách Biên niên sử về Thánh Giuse, thế kỷ 19.

Hai linh mục dòng Phanxicô trên con tàu đi dọc bờ biển Flanders, bất chợt một cơn bão khủng khiếp nổi lên đánh chìm con tàu cùng với ba trăm hành khách trên đó. Hai cha đủ bình tĩnh đu bám trên một tấm ván, đong đưa, dìu dặt trên đầu ngọn sóng suốt ba ngày đêm. Trong cơn nguy khốn, tất cả những gì các cha làm là cầu xin Thánh Giuse nâng đỡ trong hoàn cảnh đau thương của mình.

Thánh Giuse đã hiện ra và đã đưa các cha vào bờ an toàn. Sau đó, thánh nhân khuyên các ngài "mỗi ngày đọc bảy lần Kinh Lạy Cha và Kinh Kính mừng, để tưởng nhớ bảy sự thương khó và bảy sự vui của ngài. Nói xong Thánh Giuse biến mất”

Dưới đây là bảy sự thương khó của Thánh Giuse, dựa trên các biến cố khác nhau trong Kinh thánh, được ghi lại trong cuốn “Các vinh quang của Giáo hội Công giáo”, thế kỷ 19.

Thứ nhất, khi phát hiện ra người thiếu nữ đáng kính và là người bạn đời đáng yêu của mình đã thụ thai, và vì ý tưởng phải từ bỏ thiếu nữ ấy theo luật buộc” (Mt 1, 18.19).

Thứ hai, vì không thể tìm được chỗ trọ trong thành Bêlem cho vị Vua và Hoàng hậu thiên quốc; khi nhìn thấy hài nhi Giêsu nằm run rẩy trên một nhúm rơm trong máng cỏ, giữa hai con vật – nơi trú ẩn khỏi cơn lạnh duy nhất của Ngài, vì không có chỗ nào cho Ngài trọ” (Lc 2,7).

Thứ ba, khi chứng kiến con Thiên Chúa đau khổ và đổ máu châu báu của mình trong nghi lễ cắt bì đau đớn của Ngài, lúc bấy giờ Chúa mới được tám ngày tuổi” (Lc 2,21).

Thứ tư, vào ngày lễ thanh tẩy, khi nghe lời tiên tri của ông Simêon rằng, con trẻ là duyên cớ cho những mâu thuẫn và bắt bớ, và một thanh gươm sẽ đâm thâu trái tim của Đức Maria” (Lc 2, 34-35).

Thứ năm, cuộc trốn chạy sang Ai cập cùng với hài nhi và mẹ của Ngài, trong bóng đêm ngấm lạnh của mùa đông, để thoát khỏi sự ngược đãi của Hêrôđê đối với hài nhi đáng yêu” (Mt 2, 13).

Thứ sáu, khi trở về từ Aicập, nghe tin Archelaus, còn độc ác hơn, cai trị ở Giuđê trong miền đất của vua cha là Hêrôđê, thánh nhân sợ không dám về đó, và được cảnh báo trong giấc mộng ngài đã lui về Galilê” (Mt 2, 22).

Thứ bảy, trong chuyến hành hương lên Giêrusalem, không tìm thấy trẻ Giêsu, niềm an ủi duy nhất của mình, giữa những người thân, thánh Giuse đã gặp được trẻ Giêsu, sau ba ngày tìm kiếm trong đau buồn vì mất mát” (Lc 1, 45.46.48).

Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ NĂM 18.02.2021