Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

BẠN CÓ BIẾT VIỆC TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU BAO GỒM NHỮNG GÌ KHÔNG?

BẠN CÓ BIẾT VIỆC TẬN HIẾN CHO THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU 
BAO GỒM NHỮNG GÌ KHÔNG?

Tác giả: Mauricio Montoya
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng

WGPQN (20.6.2021)Tháng 6 này là thời điểm để chúng ta đặc biệt tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Lòng tôn sùng này được phổ biến rộng rãi bởi các thánh của mọi thời đại kể từ khi Chúa biểu lộ trái tim của Ngài như nguồn ân sủng và phúc lành dồi dào cho thánh Margarita de Alacoque.

Hôm nay chúng tôi muốn nói cách ngắn gọn về một thực hành đáng quý khi tận hiến cho Trái Tim Chúa Giêsu. Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn trong 3 điểm đơn giản.

1. Tại sao chúng ta tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu?

Tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu nghĩa là kết hiệp cách đặc biệt vào cuộc khổ nạn của Chúa, ngoài ra còn gắn kết những cảm xúc của Ngài với lòng nhiệt thành, bằng cách chia sẻ tình thương vô biên của Thiên Chúa.

Để tôn thờ Chúa Giêsu, cần phải nhìn nhận rằng trái tim được nhiều tác giả khác nhau xem như ngai tòa của ý chí linh hồn. Vì thế, Thánh Tâm Chúa Kitô được hiểu như một địa điểm qua đó ta tìm thấy được ý muốn của Chúa Cha.

Vì vậy, khi chúng ta tự hỏi đâu là ý muốn của Chúa Cha đối với cuộc sống của chúng ta hoặc cách Thiên Chúa muốn chúng ta hành động khi đối mặt với một thực tại cụ thể, chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời bằng cách nhìn ngắm và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu và trái tim đầy nhân hậu của Ngài.

Chúa Giêsu muốn tỏ ra cho chúng ta thấy con người sâu thẳm nhất của Ngài. Ngài muốn cho chúng ta biết rằng Trái tim Ngài là trung tâm của tình yêu Ngài dành cho con người.

Nhưng Ngài cũng muốn chúng ta lưu nhớ rằng nơi tình yêu thuần khiết rực nóng nhất sẽ bùng lên một vết thương thật lớn và thật sâu do sự vô ơn của chúng ta gây ra. Tôn thờ Trái tim Chúa là nhận ra rằng Thánh Tâm của Chúa Giêsu là của chính Chúa Kitô chứ không phải của người nào khác. Trái tim của Thiên Chúa làm người. Trái tim của Đấng đã hiến mạng sống mình trên thánh giá vì chúng ta và để cứu rỗi chúng ta. Sự hy sinh này không có gì có thể so sánh được.

2. Dâng hiến nghĩa là gì?


Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, trong Kim Chỉ Nam về lòng đạo đức bình dân và phụng vụ năm 2002, đã đề cập đến sự dâng hiến.

Ngoài việc coi đây là một thực hành thật đáng khen ngợi, nó còn mời gọi những người thực hiện lối đi này trong cuộc sống hãy thực thi nó với sự tự do và trưởng thành hoàn toàn, bằng cách nắm bắt được tầm quan trọng của hành động này và trách nhiệm phát xuất từ nó.

Ở số 204 cho thấy rõ rằng thuật ngữ “dâng hiến” được sử dùng với một phạm trù rộng lớn và không thích đáng: “chẳng hạn, người ta nói ‘dâng hiến con cái cho Đức Mẹ’, trong khi thực tế nó chỉ nhằm mục đích đặt những đứa trẻ dưới sự che chở của Đức Trinh nữ và xin Mẹ chúc lành cho chúng”. Nó cũng được xem như đề xuất của khá nhiều người để thay thế thuật từ “dâng hiến” bằng những từ khác, ví dụ như “phó dâng” hoặc “hiến tặng”.

Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng hành vi dâng hiến này là phương tiện để dâng mình cho Thiên Chúa cách tin tưởng và từ bỏ hơn, với lưu ý rằng chúng bao hàm một lối sống và còn là bằng chứng đích thực cho những gì ta tin tưởng.

3. Ai được kêu gọi dâng hiến và làm như thế nào?


Tất cả chúng ta đều được mời gọi để sống đời sống thánh hiến cho Thiên Chúa, dựa trên thực tại của mỗi chúng ta, khi biết sống phù hợp với Tin Mừng, không ngừng tìm cách áp dụng ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của mình và làm việc chăm chỉ để đạt được sự thánh thiện.

Mặc dù việc dâng hiến cho Thiên Chúa ngụ ý một sự chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ, nó cũng làm gia tăng đức tin, cho phép mọi người luôn tuân giữ cách nghiêm túc và vững chắc vào con người của Chúa Giêsu, là con đường duy nhất để đến với Cha.

Đây là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ một nguồn tài liệu tuyệt vời để tăng cường lòng sùng kính này trong bạn, cũng như chỉ dẫn cho các bạn sâu hơn về thực tế này.

Đó là cộng đoàn Dòng Tận Hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu nằm ở Hozana.

Ở đó, bạn có thể tiếp cận một loạt các bài suy niệm hằng ngày dựa trên những suy tư của Thánh Gioan Phaolô II, như một lộ trình chuẩn bị thực sự cho việc dâng hiến bản thân cho Trái Tim Chúa Giêsu.

Đề xuất cho lộ trình này :

- Suy niệm về kinh cầu Thánh Tâm Chúa hằng ngày

- Thực hành một ý lực sống hằng ngày trong đời sống Kitô hữu.

- Thường xuyên cầu nguyện sẽ giúp đào sâu hơn những mầu nhiệm tình yêu chứa đựng nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Đây là thời điểm đặc biệt để trò chuyện với Chúa Giêsu. Bạn tham gia được không?

Nguồn: gpquinhon.org  
(WHĐ)

 

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 20.6.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN CHÚA NHẬT 20.6.2021


Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. LA MESSE DU 12E DIMANCHE DU TEMPS ORDINAIRE – ANNÉE B

Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon. 
le 20 juin 2021 à 10h30, 
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon 
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Twelfth Sunday of Ordinary Time - English Mass (Live-streamed)

Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021 
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
at 9:30 AM on Sunday, June 20th, 2021, 
at Notre Dame Cathedral of Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.

Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 20.6.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

12 ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁNH GIUSE MÀ MỖI NGƯỜI CHA NÊN NOI GƯƠNG

12 ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁNH GIUSE 
MÀ MỖI NGƯỜI CHA NÊN NOI GƯƠNG

Tác giả: Dolors Massot
Chuyển ngữ: Viết Thanh
Từ: aleteia.org (10.4.2021)


WHĐ (19.6.2021)Hãy chiêm ngắm người cha trần thế của Chúa Giêsu để nhận ra vài lời khuyên cho các bậc làm cha.

Năm Kính Thánh Giuse mang đến một đại dương ân sủng của Chúa, bao gồm cả những bài học mà cánh đàn ông có thể học để trở nên một người cha tốt.

"Với trái tim người cha"

Đây là một năm hoàn hảo để đọc Tông thư được Đức Giáo Hoàng Phanxicô soạn thảo nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày công bố chọn Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ. Tông thư được đặt tên là “Patris corde,” trong Tiếng Việt là: “Với trái tim người cha” (đây là cụm từ mở đầu tông thư).

Năm Kính Thánh Giuse kéo dài đến ngày 8 tháng 12 năm 2021, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy khá ít tường thuật về Thánh Giuse. Tuy vậy, những tường thuật đó đủ để cho chúng ta thấy những nhân đức và những nét đặc trưng trong mối tương quan của ngài với Thiên Chúa, với Đức Trinh Nữ Maria và với Chúa Giê-su.

Trở nên một người cha tốt nhờ hiểu biết từ Thánh Giuse

Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để trở nên một người cha tốt nhờ vào gương sáng của Thánh Giuse? Trong bảng tóm tắt dưới đây, bạn sẽ tìm thấy 12 phẩm chất của Thánh cả Giuse có thể áp dụng vào cuộc sống của mỗi người cha:

1. NGƯỜI “CÔNG CHÍNH”


Đối với người Do Thái, thành ngữ "người công chính" ít nhiều tương đương với việc gọi ai đó là thánh. Thánh sử Matthêu dùng nó để mô tả Thánh cả Giuse (Mt 1,19). Ngài là một người luôn tìm kiếm để thấu hiểu và sẵn sàng thực thi Thánh ý Thiên Chúa, thậm chí phải trả giá bằng sự đau khổ và hy sinh. Chẳng hạn, chúng ta thấy Người luôn tuân giữ Luật Môsê trong Lễ Tiến Dâng Chúa Hài Đồng tại Đền thờ (Lc 2: 22,27,39). Ngài cũng vâng lời với cách đáp trả bốn thị kiến trong những giấc mơ mà Ngài đã được mặc khải (x. Mt 1,20; 2: 13,19,22).

2. NGƯỜI CHE CHỞ VÀ BẢO VỆ

Để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi vua Hêrôđê, kẻ muốn giết Chúa Giêsu vì tin rằng Người sẽ chiếm đoạt ngai vàng của ông ta. Thánh Giuse quyết định chịu cảnh tha hương cùng Đức Maria và Chúa Hài đồng ở Ai Cập. Tại đó, ngài sẵn sàng sống như một người ngoại quốc trong khi là một người Do Thái (x. Mt 2,13-18) cho đến khi có điều kiện trở về quê hương Israel.

3. BÌNH DỊ


Khi trở về từ Ai Cập, Thánh Giuse không hoàn toàn tin vào những gì vua Hêrôđê con có thể làm với Hài Nhi Giêsu. Vì thế, Ngài chọn một cuộc sống bình dị và không gây chú ý tại Nazareth - một ngôi làng nhỏ. Đối với người Do Thái, Galilê không phải là một nơi có thế giá: họ cho rằng “không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả” (Ga 7:52). Và chính Nathanael đã hỏi Chúa Giêsu, "Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được?" (Ga 1,46) Thánh Cả Giuse chọn cuộc sống bình dị để tập trung vào một điều quan trọng: đó là Đấng Mêsia có thể hoàn tất sứ mệnh cứu chuộc của Người.

4. CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG


Thánh Giuse – một người thực tế, quyết đoán và giàu nghị lực. Ngài luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn và quan trọng, chẳng hạn như, phải làm gì trong mối liên hệ giữa Ngài với Đức Trinh Nữ Maria khi phát hiện ra rằng Maria sắp sinh một con trai (Người là Con Thiên Chúa). Ngài phải lên kế hoạch cho chuyến đi Bêlem để đăng ký điều tra dân số trong khi Đức Maria đang mang thai. Và chúng ta có thể tưởng tượng Thánh Giuse đã phải thiết lập và tháo dỡ xưởng mộc của mình ở bất cứ nơi nào ngài đến để nuôi sống gia đình mình. Lòng nhiệt thành và quan điểm thiêng liêng của Thánh Giuse không mâu thuẫn với việc ngài là một con người hành động.

5. KHIÊM NHƯỜNG


Thánh Cả Giuse chắc chắn đã cố gắng làm những gì có thể để chuẩn bị thật chu đáo cho sự giáng sinh của Hài nhi Giêsu, nhưng vì sự việc lại diễn ra tại Bêlem, nên thánh nhân phải chấp nhận rằng Đấng Messia đã phải sinh ra trong máng cỏ vì “không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc. 2: 7). Ngài thích nghi và cố gắng làm những gì tốt nhất cho Con Thiên Chúa trong cảnh huống này.

6. YÊU THƯƠNG


Ở bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria, một người đàn ông có thể cư xử như thế nào khi hiểu hết được sự cao cả trong sứ mệnh của mình? Thánh nhân biết ngài đang chăm sóc Đức Mẹ một cách đặc biệt, Mẹ là mẹ của Chúa Giêsu – Đấng là Thiên Chúa thật và người thật. Ngài cũng ý thức rằng ngài mang trọng trách là cha nuôi của Đấng Messia. Chúng ta có thể thừa nhận Thánh Giuse là một người cha yêu thương, dịu dàng, gần gũi, ân cần, nhân hậu, vui vẻ, nhưng không làm giảm đi sức mạnh và quyền thế của mình.

7. CAN ĐẢM


Khi biết Đức Maria sẽ là Mẹ Thiên Chúa, Thánh Cả Giuse đã nhận lấy tư cách làm cha hợp pháp của Chúa Giêsu và làm theo lời sứ thần phán: “Ngươi phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính người sẽ cứu dân người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1:21).

8. KHIẾT TỊNH


Thánh Giuse là người thuộc dòng dõi hoàng tộc trong dân Do Thái. Lẽ ra, ngài có thể có một cuộc hôn nhân đơm hoa kết trái và có những đứa con ruột. Nhưng Thiên Chúa có một dự định khác, và Thánh Giuse được chọn làm cha "nuôi" của Chúa Giê-su. Ngài sẽ giữ khiết tịnh, sẽ bảo vệ và cư xử với Đức Maria và Chúa Giêsu với lòng tôn trọng tuyệt đối. Và Thánh nhân sẽ hiến chính bản thân mình cho sứ mệnh này với tất cả trái tim của ngài. Đó là lý do tại sao Giáo hội đã đặt Thánh Giuse làm bổn mạng của các gia đình: bởi vì ngài biết không điều gì ngoài tình yêu đích thực nên ngự trị trong một gia đình.

9. THỰC HIỆN QUYỀN THẾ


Tin Mừng Thánh Luca cho chúng ta biết rằng, sau sự kiện tại Đền Thờ ở Giêrusalem (con trẻ bị thất lạc và cuối cùng được tìm thấy), Thánh Gia trở về nhà và Chúa Giêsu “sống cùng cha mẹ Người” (Lc 2:51). Thánh Giuse thi hành quyền thế trong khi biết rằng ngài đang trong vai trò làm cha của Đấng là Thiên Chúa của ngài. Và sau đó kết quả được trưng dẫn trong chính Tin Mừng: "Đức Giêsu ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến." (Lc 2:52).

10. ĐỜI SỐNG NỘI TÂM


Thánh Giuse phải làm việc, đi lại, nuôi sống gia đình hàng ngày, quan tâm khách hàng trong công việc làm mộc. Nhưng ngài không bao giờ sao lãng những giờ tương giao với Thiên Chúa: thánh nhân đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời và cách giải quyết, rồi ngài vâng theo. Ngài biết rằng trong ba người (Ngài, Đức Maria, Chúa Giêsu ), ngài là người cần Chúa nhất, và ngài không ngừng cầu nguyện. Trong cuộc sống hàng ngày, ngài tương giao trực tiếp với Chúa Giêsu và Mẹ Maria! Đó là lý do tại sao Thánh nhân là bậc thầy về đời sống nội tâm: Ngài có thể hướng dẫn chúng ta trong tình yêu thương.

11. CON NGƯỜI LAO ĐỘNG

Qua Tin Mừng, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là con của một bác thợ mộc (xem Mt 13:55). Thánh Giuse thuộc dòng dõi vua Đa-vít, nhưng ngài không giàu có và không sống cuộc sống như một người thừa kế: ngài đã làm việc bằng chính đôi tay của ngài để nuôi sống gia đình Nazareth. Ngài được biết đến như một người lao động tuyệt vời.

12. ĐÔI MẮT HƯỚNG VỀ THIÊN QUỐC


Thánh Giuse dâng mình cho những kế hoạch của Thiên Chúa, vì biết rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là thi hành Thánh ý Thiên Chúa. Đó là tất cả những gì sẽ đưa ngài về thiên quốc. Ngài đã dẫn đưa gia đình mình lên đường và là người đầu tiên trong 3 người hoàn tất cuộc hành trình đời mình. Thật hợp lý khi nghĩ rằng khi ngài qua đời, Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã ở cùng ngài. Đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta có ngài là vị thánh bảo trợ cho một một cái chết lành; chúng ta cũng mong ước rời khỏi thế giới này như vậy, được bao quanh bởi Thánh Gia.

(WHĐ)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Bảy, ngày 19.6.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 19.6.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 4, 35-40)


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BẢY 19.6.2021


Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021