Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 22.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 21.6.2021
tại nhà thờ Tân Phước
 

HÌNH ẢNH CỦA BẢN THÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

HÌNH ẢNH CỦA BẢN THÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI

TGPSG / SIGNIS -- Cô nàng Geetha nhận lời kết hôn với Kumar. Ngày cưới đã chuẩn bị sẵn sàng. Kumar có thói quen post mọi thứ hình ảnh lên trang Facebook của mình. Khi Geetha vào Facebook và tình cờ trông thấy hình Kumar “vui vẻ” với các cô gái, cô nàng nổi giận và không muốn gặp Kumar nữa. Lời qua tiếng lại giữa hai người và hai gia đình, cuối cùng đám cưới đã bị hủy bỏ. Quá đau khổ, Kumar rơi vào trầm cảm…
 
1. Hình ảnh đẹp trên internet

Câu chuyện trên đây cho thấy những hình ảnh của chúng ta trên internet có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đời của ta. Vào thời hiện đại, trước khi gặp gỡ diện-đối-diện với ai đó, người ta thường nghiên cứu và tìm hiểu về người này bằng cách tìm hình ảnh và những nội dung nói về đối tượng ấy trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+, YouTube, Instagram, Pinterest, Flickr, Reddit, Tumblr…. Có khoảng 40% chủ doanh nghiệp trên thế giới hiện nay dùng mạng xã hội để tuyển nhân viên.

Vì thế, ta cần phải “quản lý” được hình ảnh và sự hiện diện của mình trên internet sao cho thật tốt đẹp. Việc quản lý như thế đòi hỏi phải có 2 bước: huỷ bỏ những nội dung tiêu cực và tạo những nội dung tích cực trình bày về mình trên mạng xã hội.
 
2. Nội dung tiêu cực 
  • Cần huỷ bỏ ngay những hình ảnh tiêu cực của ta trên internet. Thỉnh thoảng, bạn bè ta đã post lên mạng xã hội những hình ảnh và những nội dung không hay về ta? Hãy nói chuyện với họ và yêu cầu gỡ xuống.
  • Khi bàn luận trên internet, hãy tránh những lời nói xúc phạm và những ngôn từ thiếu văn minh. Ngay cả khi những lời đó của mình nằm trên trang của người khác, cũng cần phải tìm cách huỷ bỏ.
  • Khi muốn đưa những chỉ trích khắc nghiệt công khai trên internet về một ai đó, ta phải cân nhắc: Có cần phải làm như thế không? Hậu quả sẽ như thế nào? Có phải là một sự bôi xấu bất công dành cho người đó mãi mãi trên mạng toàn cầu, và sẽ không còn cách nào xoá đi được, ngay cả khi sau đó mình hối hận và tháo bài xuống? Như vậy có phải là lỗi công bằng lâu dài và thiếu tình thương cách nặng nề không? Và như thế, có phải ta cũng đang tự bôi xấu chính mình trên internet? Phải chăng, muốn chỉ trích ai, tốt nhất ta nên tiếp xúc, trao đổi riêng tư với họ, qua tin nhắn (messages) cá nhân chẳng hạn…?
  • Tránh nói xấu ông chủ cũ, hoặc nói xấu về việc làm trước đây của mình. Mạng xã hội không phải là nơi để ta trút giận. Những ông chủ tương lai của ta sẽ không thích điều này. Và những ông chủ hiện tại có thể cũng sẽ không bỏ qua… Ta đã tự bôi nhọ mình trên internet, và hậu quả sẽ không nhẹ nhàng chút nào!
3. Nội dung tích cực
  • Các ông chủ thường vào mạng xã hội để lướt qua hình ảnh các nhân viên của họ trên đó.
  • Facebook thường cung cấp hình ảnh cách tổng quát, còn LinkedIn thì cung cấp hình ảnh tiêu biểu về một cá nhân cho những người chuyên nghiệp muốn tìm kiếm lý lịch của ai đó.
  • Những hình ảnh tham gia các công tác xã hội, các việc bác ái thường tạo ra những hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè và các ông chủ tương lai.
4. Phơi bày cơ thể

Có những người thích dùng những phương cách kỳ dị để lôi kéo và gây ảnh hưởng trên người khác. Phơi bày cơ thể là một trong những phương cách đó: phơi ra cho công chúng thấy những phần thân thể lẽ ra cần phải được giữ kín đáo của mình!

Việc phơi bày cơ thể này phát xuất từ ước muốn hay từ sự thúc bách muốn vui đùa, muốn thoả mãn thú tính hay muốn gây sốc cho kẻ khác. Điều này được gọi là “công súc tu sỉ”, vi phạm luật pháp. Người thích phơi bày thân thể (exhibitionists) được coi là người bệnh hoạn. 

5. Nghiện cảnh dâm ô
  • Có những người dùng máy quay phim kết nối với một máy vi tính, một modem và đường truyền internet - đêm ngày quay những cảnh trong gia đình hoặc bàn giấy của mình để đưa lên mạng. Những người này được gọi là “cewebrities: ham nổi tiếng trên mạng”.
  • Vào thiên niên kỷ thứ ba, đã phát sinh và phổ biến một thói xấu đổ đốn: nghiện xem những hình ảnh khiêu dâm (voyeurism) trên internet được cung cấp bởi những “máy quay lén” mà lại mang tính toàn cầu! Có những trang web khiêu dâm với hằng nửa triệu người trên thế giới vào xem, đăng ký và trả tiền theo từng loại clip, giúp cho những kẻ kinh doanh sex web và những người thích phơi thân thể trở thành triệu phú đôla, nhưng đồng thời cũng làm cho họ trở thành thú vật, thành những con quỷ dâm ô, huỷ hoại tâm hồn bao nhiêu con người trên thế giới, phá hoại nền móng các gia đình và xã hội. Danh dự, nhân phẩm cũng như thân thể của họ sẽ đi đến tăm tối, tàn tạ, nếu không sớm sám hối.
  • Khi lên mạng internet, mỗi máy vi tính đều có một căn cước, một IP nhất định. Người ta có thể theo dõi để biết được máy nào đang được người sử dụng vào xem và gửi đi những nội dung gì. Khi bạn thường vào xem phim sex trên YouTube chẳng hạn, YouTube sẽ biết ngay được khuynh hướng này của bạn, để mỗi khi mở YouTube ra, những clip sex sẽ hiện ra trước tiên! Một người lạ vô tình mở máy của bạn ra và vào xem YouTube, họ sẽ biết ngay được khuynh hướng này của bạn. Bạn đang tự bôi đen hình ảnh của mình khi vào xem những trang mạng không tốt và gửi đi những điều không hay trên internet.
6. Ra vùng ngoại vi

Đức Giáo hoàng Phanxicô thường xuyên kêu gọi các tín hữu hãy đi ra vùng ngoại vi để loan báo Tin Mừng. Sẽ là bệnh hoạn nếu cứ “cu rú mãi ở trong nhà” không dám đi đến đâu! Đi ra ngoài mà lỡ có có vấp ngã, trầy trụa, lấm lem, cũng không sao! Chỉ cần đứng dậy ngay, cấp tốc lau chùi, xức thuốc rồi nhanh chân đi tiếp. Lương dân chỉ có thể có cơ may đón nhận được Tin Mừng từ những con người dám dấn thân đi ra vùng ngoại vi mà chia sẻ Lời Chúa với tất cả niềm hăng say như thế.

Internet và mạng xã hội là một vùng ngoại vi mênh mông dành cho các tín hữu. Đẹp xinh thay bước chân của những người rao giảng Tin Mừng ở vùng ngoại vi này! Hình ảnh của ta trên internet trong dáng dấp của một sứ giả Tin Mừng sẽ là hình ảnh đẹp tuyệt vời, mang lại những hoa trái thiêng liêng tồn tại mãi mãi!

Vi Hữu viết phỏng theo Magimai Pragasam
Signis Asia - Social Media Education Trainer’s Manual 
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 21.6.2021


Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN 12 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021. Thánh Luy Gônzaga, tu sĩ. Lễ nhớ.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Hai, ngày 21.6.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
 

TÂM HỒN ĐƯỢC BÌNH AN NHỜ LỜI KINH NÀY

 
TÂM HỒN ĐƯỢC BÌNH AN NHỜ LỜI KINH NÀY

TGPSG / Aleteia -- Lời kinh này sẽ giúp bạn tìm được sự bình an lâu dài trong tâm hồn.

Hãy cầu xin Chúa dẫn bạn đi trên nẻo đường bình an, tìm được sự yên hàn và thanh thản trong Chúa Giêsu Kitô.


Người ta thường rất khó đạt được sự bình an nội tâm, đặc biệt là khi phải sống trong một thế giới bị phân hóa cao độ.

Ai cũng muốn có sự yên hàn, nhưng rất có thể là người ta sẽ không bao giờ tìm được nó.

Nhưng luôn có một cách giúp người ta đi vào sự bình an lâu dài, đó là tha thiết cầu xin Chúa dìu dắt ta đi trên con đường an bình: Chúa sẽ chuẩn bị tâm hồn ta đón nhận được sự bình an luôn mãi.

Và đây là một lời cầu nguyện như thế, phỏng theo một lời trong Phụng vụ Giờ Kinh, nhấn mạnh đến niềm ao ước an bình của con tim chúng ta:

Lạy Chúa là Đấng phát sinh mọi ước muốn thánh thiện, mọi lời khuyên nhủ tốt lành và mọi việc làm công chính; xin ban cho các tôi tớ Chúa sự bình an mà thế gian không thể ban tặng, để trái tim chúng con vâng theo các điều răn Chúa dạy, nhờ Chúa mà khỏi phải sợ hãi mọi địch thù, và được thanh thản yên hàn. Amen.

Philip Kosloski (Aleteia)
Mạnh Tú (TGPSG) chuyển ngữ 
(WGPSG)