Bắt đầu lúc 19g30 Thứ Tư, ngày 13.10.2021
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021
ĐỪNG LÌA BỎ NIỀM HY VỌNG
ĐỪNG LÌA BỎ NIỀM HY VỌNG
TGPSG -- Trên chuyến xe chở tình nguyện viên chúng tôi đi làm về từ bệnh viện tới khách sạn, tôi tình cờ nghe được bài hát “im lặng thở dài” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những ca từ “im lặng thở dài, tôi đã lắng nghe, im lặng mặt người, nghe bao nỗi đau...” khiến tôi lặng nghĩ về nơi tôi đang phục vụ - ICU 2A của Bệnh Viện Hồi Sức Covid 19.
ICU là tên viết tắt của cụm từ Intensive Care Unit, có nghĩa là Chăm Sóc Hồi Sức Tích Cực. Với đầy đủ tính chất và các phương pháp trị liệu trong y khoa, Khoa ICU tại bệnh viện Hồi Sức Covid 19 được đánh giá là cứu cánh trong liệu trình cứu chữa những bệnh nhân nguy kịch vì mắc Covid. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng phải túc trực, chăm sóc và theo dõi trong sự căng thẳng và tỉnh táo 24g hằng ngày đối với từng bệnh nhân. Tại Khoa ICU 2A chúng tôi có 30 phòng, số bệnh nhân dao động từ 50-60 người. Nói là dao động bởi lẽ trận chiến giành giật sự sống ở nơi đây được cho là khốc liệt nhất. Người tới vội vàng, người lui lẳng lặng.
Im lặng của ngày, im lặng của đêm...
Ngày cũng như đêm, bệnh nhân nằm im lìm với dây nhựa chằng chịt khắp người. Chị điều dưỡng bảo với tôi nếu tỉnh dậy họ sẽ đau đớn và bứt khỏi mình các dây máy đang gắn trên người. Vào đây, vào chính cái nơi người ta đang mong manh giữa cửa sinh tử, cái nơi mà các y bác sĩ đang nỗ lực hết mình để vớt vát sự sống còn, người ta có thể thấy được nỗ lực níu kéo sự sống của con người chỉ có giới hạn nhưng những trái tim và cố gắng của đội ngũ tuyến đầu phải đáng khâm phục và tri ân đặc biệt.
Im lặng của ngày, im lặng của đêm...
Ngày cũng như đêm, bệnh nhân nằm im lìm với dây nhựa chằng chịt khắp người. Chị điều dưỡng bảo với tôi nếu tỉnh dậy họ sẽ đau đớn và bứt khỏi mình các dây máy đang gắn trên người. Vào đây, vào chính cái nơi người ta đang mong manh giữa cửa sinh tử, cái nơi mà các y bác sĩ đang nỗ lực hết mình để vớt vát sự sống còn, người ta có thể thấy được nỗ lực níu kéo sự sống của con người chỉ có giới hạn nhưng những trái tim và cố gắng của đội ngũ tuyến đầu phải đáng khâm phục và tri ân đặc biệt.
Tôi đang lắng nghe
Trong không gian im ắng, tôi lắng nghe những tiếng máy vang khắp các phòng. Tôi nghe những nhịp tim, tiếng mạch, tiếng thở của những bệnh nhân. Có tiếng đều đều, có tiếng yếu dần. Và có tiếng hoà vào thinh không. Có những lúc cả khoa trở nên căng thẳng vì tiếng tri hô bác sĩ khi bệnh nhân ngưng tim. Có cả tiếng thở mừng vui vì tim bệnh nhân đập lại. Cũng có cả tiếng thở thẫn thờ vì bệnh nhân đã ra đi. Những lần lau nhà, lau giường hay đi gom rác từng phòng, tôi nhìn vào các bệnh nhân và thầm thì lời kinh Kính Mừng. Những giây phút ấy, tôi muốn Mẹ lắng nghe cùng.
Tôi đang lắng nghe
Ngoài kia có vẻ như đã lạc quan hơn, xã hội mở cửa sau thời gian giãn cách đầy cơ cực. Số ca F0 giảm, số người được tiêm vắc xin ngày thêm đông. Xã hội đang sống chung với dịch và mong muốn đạt được trạng thái bình thường mới dẫu vẫn nơm nớp lo sợ những biến thể mới và những đợt bùng dịch mới. Những điều ấy lại để tôi lặng lòng mình hơn để phần nào đặt mình vào những bệnh nhân nguy kịch đang nằm trong khoa ICU. Tôi lắng nghe nỗi đau đớn mà bệnh nhân đang phải chịu. Lắng nghe những thiệt thòi của họ khi chưa có vắc-xin để tiêm. Lắng nghe những tâm tư mà họ còn vương nặng trong lòng. Lắng nghe nỗi sợ hãi, sự cô đơn của họ trong giây phút khủng khiếp mà họ đang trải qua. Tôi lắng nghe tất cả như chỉ là chút an ủi tôi muốn dành cho họ cố gắng để chống chọi với cơn bạo bệnh này. Và lắng nghe như chỉ là mong chờ họ khỏe lên và được xuất viện.
Trong không gian im ắng, tôi lắng nghe những tiếng máy vang khắp các phòng. Tôi nghe những nhịp tim, tiếng mạch, tiếng thở của những bệnh nhân. Có tiếng đều đều, có tiếng yếu dần. Và có tiếng hoà vào thinh không. Có những lúc cả khoa trở nên căng thẳng vì tiếng tri hô bác sĩ khi bệnh nhân ngưng tim. Có cả tiếng thở mừng vui vì tim bệnh nhân đập lại. Cũng có cả tiếng thở thẫn thờ vì bệnh nhân đã ra đi. Những lần lau nhà, lau giường hay đi gom rác từng phòng, tôi nhìn vào các bệnh nhân và thầm thì lời kinh Kính Mừng. Những giây phút ấy, tôi muốn Mẹ lắng nghe cùng.
Tôi đang lắng nghe
Ngoài kia có vẻ như đã lạc quan hơn, xã hội mở cửa sau thời gian giãn cách đầy cơ cực. Số ca F0 giảm, số người được tiêm vắc xin ngày thêm đông. Xã hội đang sống chung với dịch và mong muốn đạt được trạng thái bình thường mới dẫu vẫn nơm nớp lo sợ những biến thể mới và những đợt bùng dịch mới. Những điều ấy lại để tôi lặng lòng mình hơn để phần nào đặt mình vào những bệnh nhân nguy kịch đang nằm trong khoa ICU. Tôi lắng nghe nỗi đau đớn mà bệnh nhân đang phải chịu. Lắng nghe những thiệt thòi của họ khi chưa có vắc-xin để tiêm. Lắng nghe những tâm tư mà họ còn vương nặng trong lòng. Lắng nghe nỗi sợ hãi, sự cô đơn của họ trong giây phút khủng khiếp mà họ đang trải qua. Tôi lắng nghe tất cả như chỉ là chút an ủi tôi muốn dành cho họ cố gắng để chống chọi với cơn bạo bệnh này. Và lắng nghe như chỉ là mong chờ họ khỏe lên và được xuất viện.
Im lặng thở dài
Tiếng thở dài tôi nghe từ tình hình bệnh nhân không có tiến triển hay trở nặng thêm. Tiếng thở dài khi số lượng bệnh nhân nguy kịch vẫn còn nhiều. Tiếng thở dài khi con số tử vong vẫn cao. Mỗi khi có bệnh nhân mất, khi bác sĩ làm xong hồ sơ, chúng tôi lau tắm cho bệnh nhân lần cuối và lượm thi hài vào ”túi”. Chẳng có thuốc thơm để xức, cũng chẳng có khăn sạch để bọc, cũng chẳng táng vào huyệt mộ. Cùng lời kinh, lời cầu đọc chung kêu lên Chúa, chúng tôi gửi vào họ sự hiện diện của người thân, của những nghi thức cuối cùng và của chút nghĩa tử là nghĩa tận. Sau khi người mất được mang đi, chúng tôi phun khử khuẩn, lau giường và phòng bệnh, bầu không khí lại im lặng trong những tiếng thở dài nhưng chúng tôi tin rằng niềm hy vọng âm thầm nơi cánh cửa bên kia sẽ giúp cho người quá cố được Thiên Chúa đón nhận hưởng phúc thiên đàng.
Nơi Ngài con đặt hy vọng
“Dâng vui buồn sẽ đến, dâng sướng khổ qua rồi, dâng lên Ngài trót một kiếp con người. Dâng lên Chúa trái tim ai mồ côi, dâng lên Ngài kiếp sống ai lẻ loi. Mong con thuyền ghé bến, vui đến mở ân tình, dâng lên Ngài ước nguyện sẽ vô ngần."
Mượn lời bài hát Dâng lên Ngài của nhạc sĩ Phanxicô, xin dâng lên Chúa như một niềm hy vọng vào sự nâng đỡ và cứu chữa của Người Cha nhân lành. Cả người đang khỏe mạnh, người đang chạy chữa bệnh, người đang mưu sinh, người đang còn sống, người đã ra đi... xin gói trọn trong lời cầu nguyện xin ơn bình an và chữa lành. Niềm hy vọng vẫn nóng cháy dù bao đau khổ và bi thương. Và tự hỏi rằng sau cơn đại dịch, người ta sẽ nhận ra điều gì? Chỉ nơi Lòng Thương Xót của Chúa, con người mới có thể náu nương và hướng đến. Chỉ nơi Ngài, nhân loại mới tìm được bình an đích thực và sự sống vĩnh cửu.
Mượn lời bài hát Dâng lên Ngài của nhạc sĩ Phanxicô, xin dâng lên Chúa như một niềm hy vọng vào sự nâng đỡ và cứu chữa của Người Cha nhân lành. Cả người đang khỏe mạnh, người đang chạy chữa bệnh, người đang mưu sinh, người đang còn sống, người đã ra đi... xin gói trọn trong lời cầu nguyện xin ơn bình an và chữa lành. Niềm hy vọng vẫn nóng cháy dù bao đau khổ và bi thương. Và tự hỏi rằng sau cơn đại dịch, người ta sẽ nhận ra điều gì? Chỉ nơi Lòng Thương Xót của Chúa, con người mới có thể náu nương và hướng đến. Chỉ nơi Ngài, nhân loại mới tìm được bình an đích thực và sự sống vĩnh cửu.
Kết thúc chút cảm nhận, xin lấy lời của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Cô-lô-xê như tự nhắn nhủ bản thân để biết kiên tâm và nỗ lực trong đời sống hằng ngày:
“Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng.” (Cl 1,23a)
“Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng.” (Cl 1,23a)
Huệ Đồng
(WGPSG)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 28 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 13.10.2021
tại nhà thờ Tân Phước
Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN 28 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Tư, ngày 13.10.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN 2021
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM:
HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN 2021
WHĐ (12.10.2021) - Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM) đã tổ chức Hội nghị thường niên kỳ II năm nay vào sáng ngày 12 tháng 10 năm 2021. Ủy ban Truyền thông trực thuộc HĐGM đã chuẩn bị các chi tiết kỹ thuật để Hội nghị tổ chức trực tuyến lần đầu tiên diễn ra tốt đẹp.
Theo chương trình đã được ấn định, giáo phận Thái Bình đã chuẩn bị tiếp đón và tổ chức Hội nghị lần này nhưng tình trạng dịch bệnh COVID-19 hiện nay đã ngăn trở các dự định trước đây. Trong hoàn cảnh đó, qua phương tiện và kỹ thuật trực tuyến, các mục tử của Hội Thánh đã hiện diện đầy đủ và cùng chia sẻ các sinh hoạt phong phú của cộng đồng Dân Chúa trong giáo phận của mình.
Chưa đầy một tháng sau khi Hội nghị thường niên kỳ I năm 2021 kết thúc ngày 16 tháng 4 tại Nha Trang, đại dịch COVID-19 tái phát khiến các sinh hoạt mục vụ và cử hành tại hầu hết các giáo phận bị ngưng trệ do giãn cách xã hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện Toà Thánh ghi nhận trong bài phát biểu trực tuyến từ Singapore: … “kể cả trong thời điểm khó khăn, [Giáo Hội] vẫn gia tăng nhiều hoạt động sáng tạo và bác ái, như dấu chỉ liên đới với người nghèo…” Tất cả các chia sẻ về sinh hoạt của 27 giáo phận đều nói lên những khó khăn và thách đố mục vụ trong thời gian vừa qua vì những giới hạn sinh hoạt cộng đoàn, nhưng, trong chính giai đoạn này, Thiên Chúa đã ban tặng cho Dân Chúa tại Việt Nam những cơ hội lịch sử để cùng dấn thân cho anh chị em mình trong mọi hoàn cảnh: cứu trợ lương thực và thực phẩm, chung tay với HĐGM thực hiện chương trình Thương quá Sài Gòn ơi, chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại khu cách ly tập trung, bệnh viện điều trị COVID-19, bếp ăn hằng ngày cho tuyến đầu và người nghèo, phát thuốc và nhu yếu phẩm tại nhà và trên các nẻo đường.
Hội nghị ghi nhận chứng từ đức ái sống động của Dân Chúa trong thời gian qua, đồng thời cũng chia sẻ những thách đố trong đời sống đức tin suốt thời gian giãn cách xã hội vừa qua và hành trình khó khăn phía trước. HĐGM gửi đến cộng đồng Dân Chúa những tâm tình mục tử và hướng dẫn đức tin trong Thư Mục vụ sẽ được phổ biến.
Cụ thể, HĐGM đã chọn:
- Chúa nhật, ngày 17 tháng 10 năm nay để Giáo Hội Việt Nam cùng nhau cử hành Ngày cầu nguyện xin ơn chữa lành trong thời gian đại dịch, các chương trình cử hành ở giáo phận sẽ được quý Đức cha giáo phận hướng dẫn cụ thể.
- Tiếp đến, ngày Thứ sáu 22 tháng 10 cũng được chọn làm ngày giữ chay theo tinh thần của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, qua đó mời gọi các Kitô hữu thực thi một việc bác ái giúp nạn nhân đại dịch. Đây là dịp để toàn thể Hội Thánh tại Việt Nam hiệp thông và hợp nhất trong cầu nguyện, khẩn khoản nài xin cho đại dịch chóng qua và mọi người được tiếp tục vui hưởng cuộc sống an lành.
Hội nghị cũng trao đổi về tiến trình và những ưu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục đang mời gọi các Giáo Hội địa phương cùng hướng đến một Hội Thánh mang tính “hiệp hành”.
Hội nghị trực tuyến lần đầu tiên của HĐGM Việt Nam đã mang lại cuộc gặp gỡ và chia sẻ vượt trên những giới hạn của đại dịch và giãn cách. Và cho dù chương trình nghị sự trực tuyến giới hạn những tiếp cận thông thường vốn có tại các Hội nghị thường niên, quý Đức cha đã gặp gỡ Dân Chúa qua những chứng từ sống động từ các mục tử của 27 giáo phận.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
(WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 28 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 12.10.2021
tại nhà thờ Tân Phước
HỒI HƯƠNG
HỒI HƯƠNG
Chúa mến yêu!
Vừa tỉnh giấc sau giấc ngủ ngắn, bàn tay con với chiếc điện thoại lướt màn hình để tìm đọc tin tức. Con muốn biết tình hình dịch bệnh hôm nay sao rồi! Nhưng một vài hình ảnh kia bỗng khiến con khựng lại và rồi mọi thứ bỗng nhòa đi trước mắt con…Những người đang đổ tràn ra đường với mọi thứ lỉnh kỉnh chất chồng sau xe… Họ đi đâu thế nhỉ?
Hồi hương!
Có lẽ lâu lắm rồi hai từ này mới lại trở nên sống động như thế, đặc biệt sau khi nới lỏng giãn cách xã hội vì dịch bệnh. Hình như thường khi nói tới hồi hương thường gợi cho người ta cảm giác rất xa xôi, mang sắc màu của quá khứ… phải không Người!
Vì trước khi có có sự kiện hồi hương thì hẳn đã phải có những chuyến di dân!
Từ trong Cựu ước, dân Người cũng đã từng di dân qua vùng đất Ai Cập…; Đất nước con đã từng có cuộc di dân rất lớn trong những sau năm 1975 người dân tìm cách vượt biên, vượt biển băng qua các nước phát triển ở Châu Âu…; và những cuộc di dân ào ạt tràn từ miền Bắc vào miền Nam… Và gia đình con cũng từng trải qua những tháng ngày gọi là di dân ấy, cũng từng hiểu cái cuộc sống bấp bênh, chênh vênh, đổi thay liên tục…
Nhưng tất cả những cuộc di dân ấy nhắm đến mục đích gì? Tại sao phải rời hay muốn bỏ nơi gọi là quê hương ấy để đi đến những vùng đất khác? Tại sao phải bỏ chốn quen thuộc để đến với những vùng đất xa lạ? Tại sao phải lên đường, phải ra đi…?
Từ trong Cựu ước, dân Người cũng đã từng di dân qua vùng đất Ai Cập…; Đất nước con đã từng có cuộc di dân rất lớn trong những sau năm 1975 người dân tìm cách vượt biên, vượt biển băng qua các nước phát triển ở Châu Âu…; và những cuộc di dân ào ạt tràn từ miền Bắc vào miền Nam… Và gia đình con cũng từng trải qua những tháng ngày gọi là di dân ấy, cũng từng hiểu cái cuộc sống bấp bênh, chênh vênh, đổi thay liên tục…
Nhưng tất cả những cuộc di dân ấy nhắm đến mục đích gì? Tại sao phải rời hay muốn bỏ nơi gọi là quê hương ấy để đi đến những vùng đất khác? Tại sao phải bỏ chốn quen thuộc để đến với những vùng đất xa lạ? Tại sao phải lên đường, phải ra đi…?
Có lẽ không khó để trả lời cho những câu hỏi ấy, Người à!
Phần lớn là vì kế sinh nhai!
Đã có những cuộc di cư không bao giờ có chuyến hồi hương, khi cuộc sống an bình, ổn định… Và khi hồi hương thì cũng có bao hoàn cảnh, lý do khác nhau… Nhưng dù là gì thì đều là đi tìm hạnh phúc, bình yên, an toàn… cho cuộc sống!
Con nhìn đoàn người hồi hương: có người đi bộ, có người đi xe đạp và phần lớn di chuyển bằng xe Honđa. Những phương tiện giản đơn, nghèo khó… và chắc chắn sẽ đầy những khó khăn, vất vả và nguy hiểm trên quãng đường mấy trăm cây số hay dài gần 2000 cây số để trở về nơi gọi là quê hương -là nhà - nơi có chùm khế ngọt, có gốc đa già, có lũy tre xanh, có dòng sông hiền hòa, có nhiều màu xanh của núi rừng và những cánh đồng lúa bát ngát… nơi được gọi là Đất Mẹ!
Phần lớn là vì kế sinh nhai!
Đã có những cuộc di cư không bao giờ có chuyến hồi hương, khi cuộc sống an bình, ổn định… Và khi hồi hương thì cũng có bao hoàn cảnh, lý do khác nhau… Nhưng dù là gì thì đều là đi tìm hạnh phúc, bình yên, an toàn… cho cuộc sống!
Con nhìn đoàn người hồi hương: có người đi bộ, có người đi xe đạp và phần lớn di chuyển bằng xe Honđa. Những phương tiện giản đơn, nghèo khó… và chắc chắn sẽ đầy những khó khăn, vất vả và nguy hiểm trên quãng đường mấy trăm cây số hay dài gần 2000 cây số để trở về nơi gọi là quê hương -là nhà - nơi có chùm khế ngọt, có gốc đa già, có lũy tre xanh, có dòng sông hiền hòa, có nhiều màu xanh của núi rừng và những cánh đồng lúa bát ngát… nơi được gọi là Đất Mẹ!
Những phương tiện ấy thường chỉ có những người thích thảm hiếm, những vận động viên trong những cuộc thi thử sức… mới thực hiện những chuyến đi dài và mạo hiểm như thế. Và họ luôn được mọi người thán phục, ngưỡng mộ trước sự mạo hiểm, can đảm và sự khỏe mạnh của họ. Vậy mà giờ đây mọi người: khỏe yếu, già trẻ, giàu nghèo… đều như đang trở thành những người hùng trước mắt con! Ngưỡng mộ, thán phục họ thôi có lẽ cũng vẫn chưa đủ, có cái gì đó khiến trái tim con rất thổn thức, nó khiến khóe mắt con cứ nhạt nhòa...!
Thương lắm hình ảnh những gia đình nhỏ mẹ bồng, bố địu con; những người anh em thay nhau chở; những người bạn đồng lao cộng khổ… Thương lắm hình ảnh khi đêm đến trải những tấm bạt nhỏ, áo mưa hay mảnh chiếu con làm nơi cả gia đình đặt lưng nằm nghỉ mệt sau ngày dài và dưỡng sức cho đoạn đường phía trước… Thương lắm hình ảnh những em nhỏ phải cùng bôn ba, phải hòa chung cảm nhận của sự vất vả với ba mẹ và với dòng người xa lạ nhưng đang trở nên những người thân cận lúc này - những người đang có chung một ý hướng, một con đường, một ước mong…!!!
Thương lắm hình ảnh những gia đình nhỏ mẹ bồng, bố địu con; những người anh em thay nhau chở; những người bạn đồng lao cộng khổ… Thương lắm hình ảnh khi đêm đến trải những tấm bạt nhỏ, áo mưa hay mảnh chiếu con làm nơi cả gia đình đặt lưng nằm nghỉ mệt sau ngày dài và dưỡng sức cho đoạn đường phía trước… Thương lắm hình ảnh những em nhỏ phải cùng bôn ba, phải hòa chung cảm nhận của sự vất vả với ba mẹ và với dòng người xa lạ nhưng đang trở nên những người thân cận lúc này - những người đang có chung một ý hướng, một con đường, một ước mong…!!!
… Thương lắm và thương quá, phải không Người!
Và con cảm thấy tim mình nhói đau! Con làm được gì cho họ không Người nhỉ? Khi dịch bệnh bùng phát, con đã ước ao được hiện diện giữa tâm dịch để cộng tác với các y, bác sĩ…trong việc điều trị bệnh nhân! Và Người đã “chiều” con - đã để con được đến giúp Người một tay trong 2 tháng nơi Bệnh viện Hồi sức Covid ấy... Nhưng giờ nhìn khung cảnh này con không biết mình ao ước chi đây! Con muốn hiện diện trên những chặng đường dài với họ sao? Con sẽ đi bằng cách nào, đi được với bao nhiêu người và trong bao lâu?
Con biết mình không thể hiện diện và chia sẻ với họ như trong tâm dịch được. Con thấy mình bé nhỏ, nghèo nàn và bất lực quá! Con không thể và không biết phải làm gì cho họ cả!
Và con cảm thấy tim mình nhói đau! Con làm được gì cho họ không Người nhỉ? Khi dịch bệnh bùng phát, con đã ước ao được hiện diện giữa tâm dịch để cộng tác với các y, bác sĩ…trong việc điều trị bệnh nhân! Và Người đã “chiều” con - đã để con được đến giúp Người một tay trong 2 tháng nơi Bệnh viện Hồi sức Covid ấy... Nhưng giờ nhìn khung cảnh này con không biết mình ao ước chi đây! Con muốn hiện diện trên những chặng đường dài với họ sao? Con sẽ đi bằng cách nào, đi được với bao nhiêu người và trong bao lâu?
Con biết mình không thể hiện diện và chia sẻ với họ như trong tâm dịch được. Con thấy mình bé nhỏ, nghèo nàn và bất lực quá! Con không thể và không biết phải làm gì cho họ cả!
Nhưng con cũng chợt nhận ra con đang ngốc kìa!
Con không nhớ sao?
Con tưởng Người chỉ ở giữa tâm dịch thôi à? Người không hiện diện trên chặng đường hồi hương của mọi và mỗi người sao?
Con không nhớ sao?
Con tưởng Người chỉ ở giữa tâm dịch thôi à? Người không hiện diện trên chặng đường hồi hương của mọi và mỗi người sao?
Con quên Người luôn thành tín trong điều Người hứa. Người đã luôn hứa “ở cùng chúng con cho đến tận thế”; con quên Người luôn chan chứa yêu thương trong việc Người làm sao? “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các con như vậy… nâng niu trên đầu gối, bồng ẵm bên hông…”. Hãy tin để con được thấy, được nghe, được cảm… Người mãi thành tín và tràn yêu thương!
Người à,
Hẳn là tâm trạng mọi người khi hồi hương có đó sự thất vọng, mỏi mệt… như 2 môn đệ trên đường về Emmau. Có thể nói đó là một sự thất bại khi muốn ra đi để đổi đời nhưng giờ lại phải trở về trở về với hai bàn tay trắng…
Con cầu mong mọi người sẽ cảm nhận được sự hiện diện - đồng hành của Người - Đấng Phục Sinh: con mong họ sẽ gặp được Người nơi những người cùng đi trên đường hay những trạm dừng chân để cảm thấy mình không cô độc trên hành trình trở về ấy. Và rồi đôi mắt con bắt gặp được những “thiên thần bản mệnh” trên các chặng đường ấy, đặc biệt nơi mảnh đất Đà Nẵng và Quảng Bình: những tiệm cơm không đồng, tiệm sửa xe, những gói quà dành đợi sẵn trên các nẻo đường… Và những chuyến xe không đồng cũng xuất hiện ngày càng nhiều!
Con cầu mong mọi người sẽ cảm nhận được sự hiện diện - đồng hành của Người - Đấng Phục Sinh: con mong họ sẽ gặp được Người nơi những người cùng đi trên đường hay những trạm dừng chân để cảm thấy mình không cô độc trên hành trình trở về ấy. Và rồi đôi mắt con bắt gặp được những “thiên thần bản mệnh” trên các chặng đường ấy, đặc biệt nơi mảnh đất Đà Nẵng và Quảng Bình: những tiệm cơm không đồng, tiệm sửa xe, những gói quà dành đợi sẵn trên các nẻo đường… Và những chuyến xe không đồng cũng xuất hiện ngày càng nhiều!
Cảm ơn Người thật nhiều! Tình Người hiện diện trong tình người đó!
Con mong trong những khoảng lặng của cuộc hành trình dài ấy họ ngắm được thiên nhiên tươi đẹp trên con đường họ đi qua, để tiếp cho họ nghị lực sống như hoa cỏ ấy nay còn mai mất nhưng vẫn sống trọn vẹn với sắc hương của mình dành cho cuộc đời, dù ai biết đến hay không… Con mong khi mà đêm buông xuống “màn trời chiếu đất” nhưng vẫn cảm nhận được sự nâng đỡ của Mẹ Đất và sự bao bọc của Ông Trời…
Con mong trong khoảnh khắc thiêng liêng nào đó trên chuyến hành trình họ sẽ cảm nhận được cái may mắn và hạnh phúc vì còn sống và còn nơi để trở về…
Con mong họ cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc và đầy đủ nơi quê nhà với cuộc sống giản đơn, bình dị và khó nghèo nhưng đổi lại sẽ là nơi giàu tình làng nghĩa xóm; nơi được thở bầu không khí trong lành, có thiên nhiên là người bạn tốt cho sức khỏe thể xác và tinh thần; đặc biệt là nơi cho các trẻ thơ có không gian để vui chơi, vẫy vùng, khám phá thế giới tự nhiên và tình người…!!!
Con mong trong những khoảng lặng của cuộc hành trình dài ấy họ ngắm được thiên nhiên tươi đẹp trên con đường họ đi qua, để tiếp cho họ nghị lực sống như hoa cỏ ấy nay còn mai mất nhưng vẫn sống trọn vẹn với sắc hương của mình dành cho cuộc đời, dù ai biết đến hay không… Con mong khi mà đêm buông xuống “màn trời chiếu đất” nhưng vẫn cảm nhận được sự nâng đỡ của Mẹ Đất và sự bao bọc của Ông Trời…
Con mong trong khoảnh khắc thiêng liêng nào đó trên chuyến hành trình họ sẽ cảm nhận được cái may mắn và hạnh phúc vì còn sống và còn nơi để trở về…
Con mong họ cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc và đầy đủ nơi quê nhà với cuộc sống giản đơn, bình dị và khó nghèo nhưng đổi lại sẽ là nơi giàu tình làng nghĩa xóm; nơi được thở bầu không khí trong lành, có thiên nhiên là người bạn tốt cho sức khỏe thể xác và tinh thần; đặc biệt là nơi cho các trẻ thơ có không gian để vui chơi, vẫy vùng, khám phá thế giới tự nhiên và tình người…!!!
….
Con đồng hành cùng họ trong lời kinh nguyện mỗi sáng, mỗi chiều, mỗi tối và trong mỗi khoảnh khắc con nhớ đến của ngày sống!
Cầu mong sự hiện diện Phục sinh của Người xưa đã làm cho hai môn đệ của Người được hồi sinh cũng lặp lại điều ấy cho đoàn dân đang hồi hương kia. Xin đừng để những gian nan, vất vả; những thất bại, mất mát… che khuất tầm nhìn và làm nhàu nát cảm thức của chúng con!
Và xin Người đón nhận, ôm ấp những tấm thân tan nát vì tai nạn trên hành trình hồi hương ấy…!
Cầu mong sự hiện diện Phục sinh của Người xưa đã làm cho hai môn đệ của Người được hồi sinh cũng lặp lại điều ấy cho đoàn dân đang hồi hương kia. Xin đừng để những gian nan, vất vả; những thất bại, mất mát… che khuất tầm nhìn và làm nhàu nát cảm thức của chúng con!
Và xin Người đón nhận, ôm ấp những tấm thân tan nát vì tai nạn trên hành trình hồi hương ấy…!
….
Và sau hết, con mong mọi người sẽ nhận ra trong cuộc đời này, mình có nhiều nơi để đến nhưng chỉ có một chốn để đi về; từ đó sẽ nhớ đến một cuộc Hồi Hương lớn nhất của cuộc đời - khi rời bỏ trần gian xinh đẹp này… Con mong chúng con sẽ luôn hồi hương với niềm hi vọng tươi sáng trong cuộc đời và với niềm vui ấm áp trong tâm hồn, vì biết rằng Quê Hương ấy là vòng tay dang rộng và nụ cười rạng rỡ niềm vui vĩnh cửu Người dành luôn đón đợi chúng con!
Xin trái tim ấm áp của Người tiếp tục ôm lấy thế giới của chúng con trong cơn đại dịch để tất cả được chữa lành và thánh hóa!
Xin trái tim ấm áp của Người tiếp tục ôm lấy thế giới của chúng con trong cơn đại dịch để tất cả được chữa lành và thánh hóa!
Huệ An
(Dòng Đaminh Gò Vấp)
(Dòng Đaminh Gò Vấp)
(WGPSG)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)