Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN II MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 26.4.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon.
 

GIÁO PHẬN THÁI BÌNH: TRỰC TUYẾN CHƯƠNG TRÌNH CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN TÒA THÁNH VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Lúc 18g00, ngày 25.4.2022 tại Tòa Giám Mục Thái Bình
 
 
(WHĐ) 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN II MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 25.4.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon.
 

NGĂN CHẶN THẾ CHIẾN III CÙNG VỚI ĐỨC MẸ FATIMA

NGĂN CHẶN THẾ CHIẾN III CÙNG VỚI ĐỨC MẸ FATIMA

TGPSG / Aleteia -- Phần thứ ba của bí mật Fatima tiết lộ rằng một Thế chiến III tiềm tàng có thể bị ngăn chặn nhờ Đức Mẹ.

Những bí mật Fatima tỏ lộ cho Lucia có thể gây khó chịu cho một số người, vì nhiều người tin rằng một số thông điệp của Lucia đã qua rồi, trong khi có người lại cho rằng các thông điệp ấy dường như dự báo một cuộc thế chiến khác.

Thánh Gioan Phaolô II đã giải tỏa những lo lắng này khi ngài công bố phần thứ ba của bí mật Fatima vào năm 2000. Trong tài liệu này, Sơ Lucia đã mô tả về mặc khải tư này như sau:

Chúng tôi thấy một thiên thần với thanh kiếm rực lửa trên tay trái; nó chói sáng và phát ra những ngọn lửa trông như thể chúng sẽ thiêu rụi thế giới; nhưng nó tắt ngúm đi khi tiếp xúc với ánh hào quang tỏa ra từ bàn tay phải của Đức Mẹ: Mẹ đưa tay phải chỉ xuống trái đất, Thiên thần kêu lên: ‘Hãy sám hối, hãy sám hối, hãy sám hối!’

Thế chiến thứ III có thể được ngăn chặn như thế nào?

Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 - khi ấy là Hồng y Joseph Ratzinger - đã viết một bài bình luận về “thanh gươm rực lửa” và cách Đức Mẹ Fatima xuất hiện để nói về một thế chiến mới và thảm họa tiềm tàng này có thể được ngăn chặn nhờ Đức Mẹ và lời kêu gọi sám hối của Mẹ:

“Bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ hơn các hình ảnh đơn lẻ. Thiên thần với thanh gươm rực lửa bên trái của Mẹ Thiên Chúa gợi nhớ lại những hình ảnh tương tự trong Sách Khải Huyền. Điều này thể hiện mối đe dọa của cuộc phán xét đang xuất hiện trên toàn thế giới. Ngày nay, viễn cảnh thế giới có thể biến thành tro tàn bởi biển lửa dường như không còn chỉ là chuyện tưởng tượng đơn thuần nữa: chính con người, với những phát minh của mình, đã rèn ra thanh gươm rực lửa. Tiếp theo, khải tượng này cho thấy sức mạnh đối lập với sức mạnh hủy diệt chính là ‘ánh hào quang của Mẹ Thiên Chúa’ kèm theo lời kêu gọi sám hối.”

Đức Hồng y Ratzinger tiếp tục giải thích cách thế ngăn chặn cuộc thế chiến tiềm tàng này:

“Như vậy, tầm quan trọng của quyền tự do của con người đã được nhấn mạnh: Quả thực, không phải là không thể thay đổi được tương lai, và hình ảnh mà các trẻ ở Fatima nhìn thấy không phải là những thước phim xem trước của một tương lai không thể thay đổi. Thật vậy, toàn bộ mục đích của bí mật Fatima là nói về tự do của con người và mong cho tự do ấy đi về hướng tích cực. Mục đích của khải tượng Fatima không phải để chiếu một bộ phim về một tương lai cố định không thể thay đổi. Ý nghĩa của nó hoàn toàn ngược lại: nó nhằm huy động các lực lượng thay đổi theo đúng hướng."

Điều cốt yếu, theo những tiết lộ riêng tư này tại Fatima, là làm theo lời Đức Mẹ và nỗ lực hoán cải cá nhân và cộng đồng, thực hành sám hối tội lỗi và hướng lòng về Chúa.

Luôn luôn có hy vọng. Đức Hồng y Ratzinger kết thúc bài bình luận của mình bằng những lời sau đây của Chúa Giêsu:

“Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,33)

Philip Kosloski (Aleteia)
Minh Tập (TGPSG) chuyển ngữ 
(WGPSG) 

GIÁO PHẬN THÁI BÌNH CHUẨN BỊ CHO KỲ HỌP THƯỜNG NIÊN LẦN I NĂM 2022 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

GIÁO PHẬN THÁI BÌNH 
CHUẨN BỊ CHO KỲ HỌP THƯỜNG NIÊN LẦN I NĂM 2022
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

WGPTB (24.4.2022) - Trong những ngày 25-29.4.2022, Hội nghị thường niên lần I năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ diễn ra tại Tòa Giám mục Thái Bình. Dưới đây là video giới thiệu một số công tác chuẩn bị cho sự kiện này.


(WHĐ)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 25.4.2022


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

HOẠT HÌNH EM VÀ GIÊSU - TẬP 11: PHỤC SINH VÀ CUỘC SỐNG VĨNH CỬU

LỜI & ĐẤT HỨA: CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH NĂM C - CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT


THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II PHỤC SINH VÀ CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN TÒA THÁNH - 18h00, ngày 23/4/2022

TOÀ THÁNH VÀ VIỆT NAM CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VÀ HIỆU QUẢ

 

 TOÀ THÁNH VÀ VIỆT NAM 
CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VÀ HIỆU QUẢ

Ngọc Yến - Vatican News

Vatican News (22.4.2022) - Theo thông cáo thứ Sáu ngày 22/4/2022 của Phòng Báo chí Tòa Thánh, cuộc họp của Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Tòa Thánh đã diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 21 và 22/4/2022. Phòng Báo chí cũng cho biết qua hai ngày gặp gỡ, Toà Thánh và Việt Nam đã củng cố mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường đối thoại hiệu quả và tin cậy lẫn nhau.

Phiên họp do Đức ông Miroslaw Wachowski, Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, và ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, kiêm Trưởng phái đoàn Việt Nam đồng chủ trì.

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết hai bên đã có những chia sẻ sâu rộng và đầy đủ về quan hệ Việt Nam - Toà Thánh, trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên nhìn nhận mối quan hệ gần đây giữa Việt Nam và Tòa thánh đã có những bước phát triển tích cực, và mặc dù có những khó khăn do Covid-19, nhưng vẫn luôn trao đổi quan điểm thường xuyên và mang tính xây dựng.

Cuộc gặp gỡ phái toàn Toà Thánh và Việt Nam

Thông cáo viết: “Hai bên nhất trí rằng quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh phải tiếp tục được duy trì dựa trên các nguyên tắc chung và đối thoại hiệu quả, với mục tiêu củng cố lòng tin lẫn nhau và tăng cường quan hệ vì lợi ích chung của hai bên và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam”.

Cuối cùng, hai bên đã đạt được một thoả thuận về “các vấn đề liên quan” để trong tương lai gần, nâng mức độ quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh từ Đại diện không thường trú thành thường trú. Hai bên nhất trí về các bước trong tương lai sẽ được thực hiện để thành lập văn phòng Đại diện thường trú tại Hà Nội.

Thông cáo viết: “Tòa Thánh quan tâm đến đời sống sâu rộng và năng động của cộng đoàn Công giáo trong nước và khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp vào công ích và thịnh vượng của Việt Nam, như Cộng đoàn Công giáo đã thể hiện cụ thể trong những giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch, qua các hoạt động tình nguyện trong các bệnh viện và hỗ trợ những người khó khăn”.

Trong cuộc họp, hai bên cũng đã quyết định Nhóm làm việc chung thứ 10 tại Vatican sẽ diễn ra vào một ngày sẽ được hai bên thống nhất.

Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, phái đoàn Tòa Thánh cũng đã chào xã giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và thăm một số cơ quan chức năng khác, đồng thời dự kiến gặp các thành viên của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại phiên họp toàn thể tại Thái Bình trong những ngày tới.


(WHĐ)

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỔI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 23.4.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.


LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH NĂM C (Ga 20, 19-31)