Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022
KHÔNG BIẾT KINH THÁNH LÀ KHÔNG BIẾT ĐỨC KITÔ
KHÔNG BIẾT KINH THÁNH LÀ KHÔNG BIẾT ĐỨC KITÔ
Nữ tu Maria Trần Thị Diệu Huyền,
Dòng Mến Thánh Giá Vinh
Dòng Mến Thánh Giá Vinh
WHĐ (30.9.2022) - Dưới ánh sáng của Thánh Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội đã luôn tôn kính Thánh Kinh như đã tôn kính chính Thánh Thể Chúa vì Lời Chúa được xem như “Sức mạnh cho đức tin và lương thực cho linh hồn” (Dei Verbum 21)[1]. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo cũng khẳng định rằng toàn bộ Thánh Kinh là một cuốn sách duy nhất, và cuốn sách duy nhất ấy chính là Chúa Ki-tô, “bởi vì toàn bộ Thánh Kinh nói về Chúa Kitô và toàn bộ Thánh Kinh được hoàn tất trong Chúa Ki-tô”[2]. Quả vậy, nếu phải tóm tắt toàn bộ Thánh Kinh bằng một từ ngữ duy nhất thì từ đó phải là “Đức Giêsu Kitô” – Ngôi Lời của Thiên Chúa. Đức tin Kitô Giáo không phải từ một “tôn giáo của một Cuốn Sách” nhưng là tôn giáo của Lời Thiên Chúa, lời ấy không phải là lời được viết ra và câm lặng nhưng là Lời nhập thể và sống động. Lời Chúa tồn tại dưới dạng văn tự chỉ với một mục đích duy nhất là để hướng con người đến Lời Hằng Sống là Đức Kitô mà thôi.”[3]. Do đó, để gặp được Lời Hằng Sống thì chúng ta phải khởi đi từ những văn tự được viết ra trong Thánh Kinh. Hay nói cách khác, muốn hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô thì cần phải đọc và nghiên cứu Thánh Kinh, như lời thánh Giêrônimô trong lời tựa sách ngôn sứ Isaia đã xác tín rằng: “Nếu Đức Kitô là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã nói, thì không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”[4]. Ở phạm vi bài viết ngắn gọn này, người viết sẽ làm sáng tỏ nhận định trên của Thánh Giêrônimô bằng việc đi sâu tìm hiểu ngữ cảnh phát xuất lời nhận định vĩ đại này, từ đó định nghĩa Thánh Kinh là gì, Đức Kitô là ai, rồi sẽ chứng minh luận đề “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.
Trước tiên, thật quan trọng để biết rằng lời khẳng định đáng tin cậy trên được Thiên Chúa đặt nơi môi miệng của một vị thánh vĩ đại – người được thưởng thức hương vị của Thánh Kinh và sống tinh thần Kinh Thánh một cách mãnh liệt. Thánh Giêrônimô hay “Eusebius Hieronimus Sophronius” đã dành trọn 22 năm cuộc đời để thực hiện một công trình lớn - là công trình chuyển ngữ Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh, được gọi là bản Vulgata, bản dịch Kinh Thánh chính thức của Giáo Hội. Ngài là một nhà bút chiến dữ dội và đáng gờm đối với các lạc giáo, và là người giải thích Kinh Thánh rất sâu sắc cho các Kitô hữu. Trong lời tựa sách Ngôn sứ Isaia, ngài đã táo bạo gọi Ngôn sứ Isaia là một “Tông Đồ và Tác Giả Tin Mừng”[5] bởi vì ngôn sứ ấy đã tiên báo rất nhiều điều về Đức Kitô – Đấng Cứu Thế. Khi bàn về hình ảnh Đức Kitô trong sách Isaia, ngài đã đề cập đến tư tưởng của thánh Phaolô về “Đức Kitô là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”. Lúc thánh Phaolô đến loan báo Tin Mừng cho dân thành Athena tại Hy Lạp, ngài phát hiện rằng dân Hy lạp thường dâng tặng các bàn thờ cho các thần vô danh vì sợ sự trừng phạt của các vị thần mà họ không biết và dân này cũng luôn khao khát tìm kiếm lẽ khôn ngoan (1Cr 1,22). Thánh Phaolô đã biến điều này thành một lợi thế: Vị Thần mà Phaolô rao giảng chính là Vị thần mà họ tôn thờ mà không biết. Thánh Phaolô kêu gọi sự sám hối và nhận biết Thiên Chúa qua Đức Kitô – Đấng là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã chịu chết và Phục Sinh để cứu độ con người (Cv 17,16-32). Thế nhưng, dân Hy Lạp đã mỉa mai và từ chối vì cho đó là một sự điên rồ: “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy” (Cv 17,32). Chính vì thế, trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã chân nhận: Đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Dothái hay Hylạp, Đấng mà họ cần tôn thờ chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cr 1,24). Nhưng làm sao để các Kitô hữu, kể cả dân ngoại có thể nhận biết Đức Kitô? Thánh Giêrônimô đã đi đến kết luận rằng Kinh Thánh chính là cửa ngõ dẫn đến với Đức Kitô và không biết Kinh Thánh thì không thể biết Đức Kitô.
Vậy, Kinh Thánh là gì? Về mặt từ nguyên, thuật ngữ Kinh Thánh có xuất xứ từ tiếng Hy Lạp “βιβλίοv” (Biblia) nghĩa là những cuốn sách[6], tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “điều được viết ra, bản thảo”; tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển[7]. Hiến Chế Mặc Khải của công đồng Vaticano II đã khẳng định rằng: “Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với loài người để mặc khải cho họ về chính Thiên Chúa, về tình thương, ý định và chương trình cứu độ của Người, nhờ đó con người có thể nhận biết Thiên Chúa và thông phần bản tính của Người (DV 25). Như vậy, chương trình cứu độ yêu thương ấy được biên soạn ra bởi tác giả duy nhất là Thiên Chúa, trở thành quy chuẩn cho đức tin và sống đạo. Giáo Hội coi những sách này là thánh và thuộc Thư quy vì được Chúa Thánh Thần linh hứng và hành động trong các tác giả phàm nhân (DV 16); đồng thời, những điều Kinh Thánh dạy ta là chắc chắn, trung thành và không sai lầm (2 Tm 3,16-17; Ga 20,31; 2 Pr 1,21; 2 Pr 3,15-16). Chính vì Kinh Thánh được “linh hứng” bởi Chúa Thánh Thần nên cũng phải được đọc và chú giải trong Chúa Thánh Thần (Haffner 2006, 91)[8].
Như đã đề cập ở trên, dù được chia làm hai phần là Cựu Ước (46 cuốn) và Tân Ước (27 cuốn), nhưng hai phần ấy lại làm nên một cuốn sách duy nhất và một dòng chảy lịch sử cứu độ duy nhất. Cuốn sách duy nhất ấy và dòng chảy xuyên suốt ấy chính là Đức Giêsu Kitô - Đấng Mêsia đã được Thiên Chúa hứa ban cho dân Ít-ra-en và được các Ngôn Sứ loan báo qua nhiều thế hệ trong Cựu Ước (x. Mk 5,1-5; Xp 3,11-13; Br 21,30-37; Ov 15-21). Thiên Chúa đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được Tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước[9]. Cựu Ước “chuẩn bị và báo trước ngày xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế”, còn Tân Ước trao cho chúng ta chính Chúa Kitô - Ngôi Lời (Logos), là “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha”, qua Ngài, Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại. Kinh Thánh mặc khải cho ta biết rằng, từ khởi nguyên, Lời (Logos) đã tham dự vào quyền năng của Thiên Chúa và mọi sự được tạo thành nhờ quyền năng của Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” (Ga 1,1-3); “Từ lời của Đức Chúa các tầng trời được dựng nên” (Tv 9,1); và “Thiên Chúa của các tổ phụ, Người tạo dựng nên tất cả với lời Người” (Kn 9,1). Do đó, không bao giờ có một thời gian nào Thiên Chúa hiện hữu mà không có Logos (Verbum Domini 6)[10]. Như vậy, Ngôi Lời là Đức Giêsu, đã hiện hữu ngay từ đầu nơi Thiên Chúa và suốt chiều dài Cựu Ước, chính Ngài đã tự biểu lộ cách kín đáo dưới các dáng vẻ của Lời tác động và mạc khải[11]. Toàn bộ Cựu Ước đã đến với chúng ta như là lịch sử trong đó Thiên Chúa thông ban Lời của Ngài. Sau khi đã ký giao ước với Ábraham (x. St 15,18), và với Dân Israel qua Môsê (x. Xh 24,8), Ngài đã dùng lời nói và việc làm để mạc khải cho Dân mà Ngài đã chọn để họ nhận biết Ngài là Thiên Chúa độc nhất, hằng sống và chân thật, để Israel nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa qua Lề Luật, và đâu là ý muốn mà Ngài phán dạy qua miệng các ngôn sứ, mà đạt đến ơn cứu độ và rồi đem phổ biến rộng rãi tới các dân tộc” (x. Tv 21,28-29; 95,1-3; Is 2,1-4; Gr 3,17). Bước sang Tân Ước, “Thiên Chúa đã rút ngắn Lời của Người” (Is 10,23; Rm 9,28) và Lời không còn được bày tỏ qua các ý niệm và quy tắc nữa (VD 11); Lời cũng không chỉ nghe được, không chỉ có một tiếng nói, nhưng giờ đây, Lời đời đời bền vững đã đi vào thời gian và không gian hữu hạn. Lời có một diện mạo, Lời đã trở nên một con người để chúng ta có thể nhìn thấy “Ngôi Lời đã trở nên người phàm[12] và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14) và “được sinh bởi một người nữ” (Gl 4,4) – Đó chính là Đức Giêsu Kitô (DV 12). Từ tình yêu viên mãn của Ba Ngôi Thiên Chúa, chính Chúa Con là Lời của Thiên Chúa, Lời Hằng Hữu đã trở nên nhỏ bé – bé nhỏ đến nỗi có thể nằm gọn trong một máng cỏ. Người trở thành bé thơ, ngõ hầu Lời trở nên có thể nắm bắt được đối với chúng ta”. Đây chính là Tin Mừng trọng đại (VD 1). Chính vì thế, ai đón nhận và tin vào Đức Giêsu Kitô – Ngôi Lời của Thiên Chúa, thì Người ban cho họ một cuộc hạ sinh mới, họ bước vào một nguồn cội đích thực và mới mẻ, và “Ai đón tiếp Người là đón tiếp Đấng đã sai Người“ (x.Ga 13,20b), vì Đức Giêsu và Chúa Cha là một (Ga 10,30).
Như đã đề cập ở trên, dù được chia làm hai phần là Cựu Ước (46 cuốn) và Tân Ước (27 cuốn), nhưng hai phần ấy lại làm nên một cuốn sách duy nhất và một dòng chảy lịch sử cứu độ duy nhất. Cuốn sách duy nhất ấy và dòng chảy xuyên suốt ấy chính là Đức Giêsu Kitô - Đấng Mêsia đã được Thiên Chúa hứa ban cho dân Ít-ra-en và được các Ngôn Sứ loan báo qua nhiều thế hệ trong Cựu Ước (x. Mk 5,1-5; Xp 3,11-13; Br 21,30-37; Ov 15-21). Thiên Chúa đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được Tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước[9]. Cựu Ước “chuẩn bị và báo trước ngày xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế”, còn Tân Ước trao cho chúng ta chính Chúa Kitô - Ngôi Lời (Logos), là “Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha”, qua Ngài, Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại. Kinh Thánh mặc khải cho ta biết rằng, từ khởi nguyên, Lời (Logos) đã tham dự vào quyền năng của Thiên Chúa và mọi sự được tạo thành nhờ quyền năng của Lời: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” (Ga 1,1-3); “Từ lời của Đức Chúa các tầng trời được dựng nên” (Tv 9,1); và “Thiên Chúa của các tổ phụ, Người tạo dựng nên tất cả với lời Người” (Kn 9,1). Do đó, không bao giờ có một thời gian nào Thiên Chúa hiện hữu mà không có Logos (Verbum Domini 6)[10]. Như vậy, Ngôi Lời là Đức Giêsu, đã hiện hữu ngay từ đầu nơi Thiên Chúa và suốt chiều dài Cựu Ước, chính Ngài đã tự biểu lộ cách kín đáo dưới các dáng vẻ của Lời tác động và mạc khải[11]. Toàn bộ Cựu Ước đã đến với chúng ta như là lịch sử trong đó Thiên Chúa thông ban Lời của Ngài. Sau khi đã ký giao ước với Ábraham (x. St 15,18), và với Dân Israel qua Môsê (x. Xh 24,8), Ngài đã dùng lời nói và việc làm để mạc khải cho Dân mà Ngài đã chọn để họ nhận biết Ngài là Thiên Chúa độc nhất, hằng sống và chân thật, để Israel nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa qua Lề Luật, và đâu là ý muốn mà Ngài phán dạy qua miệng các ngôn sứ, mà đạt đến ơn cứu độ và rồi đem phổ biến rộng rãi tới các dân tộc” (x. Tv 21,28-29; 95,1-3; Is 2,1-4; Gr 3,17). Bước sang Tân Ước, “Thiên Chúa đã rút ngắn Lời của Người” (Is 10,23; Rm 9,28) và Lời không còn được bày tỏ qua các ý niệm và quy tắc nữa (VD 11); Lời cũng không chỉ nghe được, không chỉ có một tiếng nói, nhưng giờ đây, Lời đời đời bền vững đã đi vào thời gian và không gian hữu hạn. Lời có một diện mạo, Lời đã trở nên một con người để chúng ta có thể nhìn thấy “Ngôi Lời đã trở nên người phàm[12] và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1, 14) và “được sinh bởi một người nữ” (Gl 4,4) – Đó chính là Đức Giêsu Kitô (DV 12). Từ tình yêu viên mãn của Ba Ngôi Thiên Chúa, chính Chúa Con là Lời của Thiên Chúa, Lời Hằng Hữu đã trở nên nhỏ bé – bé nhỏ đến nỗi có thể nằm gọn trong một máng cỏ. Người trở thành bé thơ, ngõ hầu Lời trở nên có thể nắm bắt được đối với chúng ta”. Đây chính là Tin Mừng trọng đại (VD 1). Chính vì thế, ai đón nhận và tin vào Đức Giêsu Kitô – Ngôi Lời của Thiên Chúa, thì Người ban cho họ một cuộc hạ sinh mới, họ bước vào một nguồn cội đích thực và mới mẻ, và “Ai đón tiếp Người là đón tiếp Đấng đã sai Người“ (x.Ga 13,20b), vì Đức Giêsu và Chúa Cha là một (Ga 10,30).
Điểm lại chương trình mặc khải của Thiên Chúa nơi Biến Cố Đức Giêsu Kitô – Ngôi Lời của Thiên Chúa qua những trang Kinh Thánh, chúng ta mới nhận ra “Người là ai?” qua bảy hình thức hiện diện đặc biệt của Người[13]:
- Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa (Mt 16,16; Mt 27,40.43; Mc 1,34; Mc 9,9; Mc 15,39; Lc 8,24; Lc 7,36-50; Ga 1,1-14; Ga 13,13; x.Gl 1,15-16; Cv 2,36; Cv 9,20),
- Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người và là người thật (Mt 1,1-17; x.Lc 1,26-38; Lc 2,1-7; x.Mt 1,1-23; Lc 3,23-38; x.Mc 1,35; Pl 2,6-8),
- Đức Giêsu Kitô chịu thương khó (Mt 26-27; Mc 14-15; Lc 22-23; Ga 18-19),
- Đức Giêsu Kitô chịu chết (Mt 27,45-50; Mc 15,33 -41; Lc 23,44 -49; Ga 19,28 -30),
- Đức Giêsu Kitô Phục Sinh (Mt 28,1-8; Mc 16,1-8; Lc 24,1-11; Ga 20,1-9; 1Cr 15,14.19),
- Đức Giêsu Kitô Thánh Thể (x. Mt 26,26; Mc 14,22-23; Ga 6,51; Lc 22,19-22; 1Cr 11,24-25; x. 1Pr18-20),
- Đức Giêsu Kitô Thân Thể Mầu Nhiệm - Giáo Hội: (; x. Mt 22; Ga 11,26; Ga 15,1-11; Ep 5, 23.31-32; x. Rm 5,12-19; 1Cr 15,2; x. Kh 19,7-8;21,2-9).
Như vậy, Lời Chúa được tỏ bày trong suốt lịch sử cứu độ và đạt tới mức viên mãn trong mầu nhiệm Nhập Thể, Thương Khó và Phục Sinh của Con Thiên Chúa (VD 7) và tất cả những điều đã được chép ở trong Kinh Thánh là để chúng ta tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để chúng ta tin mà được sự sống nhờ danh Người (x. Ga 20,31). Chính vì thế, theo lệnh truyền của Đức Giêsu Phục Sinh, các Tông Đồ đã sống chết để rao giảng Lời của Thiên Chúa: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).
Giáo Hội từ thời các Tông Đồ cho đến hôm nay được sinh ra từ Lời Chúa, được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa và sống bởi Lời Chúa. Giáo Hội đang lớn lên từng ngày nhờ lắng nghe, cử hành và học hỏi Lời Chúa (VD 3). Qua Nhiệm Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội, Thiên Chúa đã ủy thác việc rao truyền Lời ban sự sống, những nguồn ân sủng, con đường cứu độ cho muôn dân. Chính vì thế, sứ mạng loan báo Lời Chúa là sứ mạng tiên phong và sống còn của Giáo Hội như khi xưa Ngôi Lời đã trút bỏ hết vinh quang, trở thành xác phàm để đến với con người (x.Pl 2,6-8). Như vậy, việc mang Kinh Thánh đến với con người cũng có nghĩa là mang Đức Kitô đến với con người. Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình hãy ý thức với sứ mạng ấy với khẩu hiệu “Được rửa tội và được sai đi” bởi Lời Chúa sẽ chẳng vang vọng lên được nếu không có người rao giảng như Thánh Phaolô đã nói: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14-15). Thế nhưng, dù công cuộc Rao giảng Lời Chúa cho những người chưa nghe, chưa biết là rất quan trọng; nhưng một việc quan trọng không kém là phải tiếp tục “vun trồng” và tưới bón cho những người đã nghe, đã một lần tin nhận Chúa Kitô, bởi ngày nay có quá nhiều Kitô hữu quá thờ ơ với Lời Chúa, quá khinh thường cuốn Kinh Thánh và quá xa vời với ơn cứu độ. Vậy làm sao con người mò mẫn bước đến với Thiên Chúa mà không qua Đức Kitô và làm sao mà con người biết được Đức Kitô nếu không tiếp cận với Kinh Thánh?
Nói tóm lại, Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa ngỏ với thế giới trong mọi thời, với Giáo Hội và với riêng từng người qua trung gian là Đức Kitô (VD 47). Dù nhân loại có hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau, dù Kinh Thánh đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ ấy; thế nhưng, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nói với con người qua một ngôn ngữ duy nhất là Đức Giêsu Kitô – Lời Tình Yêu của Thiên Chúa. Trong ánh sáng đức tin, mọi tâm hồn và muôn trái tim đều hiểu và cảm thấu được ngôn ngữ Tình Yêu ấy. “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu Kitô” là điều hiển nhiên, nhưng còn một điều hiển nhiên khác, cũng rất quan trọng, là “Không biết Thánh Kinh là không biết chính bản thân mình nữa”. Con người là một huyền nhiệm, mỗi con người là độc nhất trước mắt Thiên Chúa, có giá trị vô cùng cao quý trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Chính nhờ ánh sáng của Mạc Khải do Ngôi Lời Thiên Chúa thực hiện mà mọi bí ẩn trong thân phận con người được sáng tỏ trọn vẹn (VD 6). Kinh Thánh chính là cuốn sách nói về Thiên Chúa hay nhất, cũng chính là cuốn sách nói về mỗi người chúng ta hay nhất và chắc chắn rằng “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.
Giáo Hội từ thời các Tông Đồ cho đến hôm nay được sinh ra từ Lời Chúa, được xây dựng trên nền tảng Lời Chúa và sống bởi Lời Chúa. Giáo Hội đang lớn lên từng ngày nhờ lắng nghe, cử hành và học hỏi Lời Chúa (VD 3). Qua Nhiệm Thể của Chúa Kitô là Giáo Hội, Thiên Chúa đã ủy thác việc rao truyền Lời ban sự sống, những nguồn ân sủng, con đường cứu độ cho muôn dân. Chính vì thế, sứ mạng loan báo Lời Chúa là sứ mạng tiên phong và sống còn của Giáo Hội như khi xưa Ngôi Lời đã trút bỏ hết vinh quang, trở thành xác phàm để đến với con người (x.Pl 2,6-8). Như vậy, việc mang Kinh Thánh đến với con người cũng có nghĩa là mang Đức Kitô đến với con người. Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình hãy ý thức với sứ mạng ấy với khẩu hiệu “Được rửa tội và được sai đi” bởi Lời Chúa sẽ chẳng vang vọng lên được nếu không có người rao giảng như Thánh Phaolô đã nói: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14-15). Thế nhưng, dù công cuộc Rao giảng Lời Chúa cho những người chưa nghe, chưa biết là rất quan trọng; nhưng một việc quan trọng không kém là phải tiếp tục “vun trồng” và tưới bón cho những người đã nghe, đã một lần tin nhận Chúa Kitô, bởi ngày nay có quá nhiều Kitô hữu quá thờ ơ với Lời Chúa, quá khinh thường cuốn Kinh Thánh và quá xa vời với ơn cứu độ. Vậy làm sao con người mò mẫn bước đến với Thiên Chúa mà không qua Đức Kitô và làm sao mà con người biết được Đức Kitô nếu không tiếp cận với Kinh Thánh?
Nói tóm lại, Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa ngỏ với thế giới trong mọi thời, với Giáo Hội và với riêng từng người qua trung gian là Đức Kitô (VD 47). Dù nhân loại có hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau, dù Kinh Thánh đã được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ ấy; thế nhưng, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất nói với con người qua một ngôn ngữ duy nhất là Đức Giêsu Kitô – Lời Tình Yêu của Thiên Chúa. Trong ánh sáng đức tin, mọi tâm hồn và muôn trái tim đều hiểu và cảm thấu được ngôn ngữ Tình Yêu ấy. “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu Kitô” là điều hiển nhiên, nhưng còn một điều hiển nhiên khác, cũng rất quan trọng, là “Không biết Thánh Kinh là không biết chính bản thân mình nữa”. Con người là một huyền nhiệm, mỗi con người là độc nhất trước mắt Thiên Chúa, có giá trị vô cùng cao quý trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Chính nhờ ánh sáng của Mạc Khải do Ngôi Lời Thiên Chúa thực hiện mà mọi bí ẩn trong thân phận con người được sáng tỏ trọn vẹn (VD 6). Kinh Thánh chính là cuốn sách nói về Thiên Chúa hay nhất, cũng chính là cuốn sách nói về mỗi người chúng ta hay nhất và chắc chắn rằng “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý Dei Verbum.
Công Đồng Vatican II, Tông Huấn về Lời Chúa Verbum Domini.
Điển ngữ thần học Thánh kinh, A-L 1973, bản dịch của Phân khoa thần học giáo hoàng học viện thánh Pio X, Đà Lạt - Việt Nam, tr. 404.
Jerome's Commentary on Isaiah (Nn 1.2: CCL 72 1 3), 1974, Office of Readings for the Feast of St Jerome on September 30, The Divine Office, The Liturgy of the Hours according to the Roman Rite, Talbot, Dublin.
Haffner, P., 2006, New Testament theology: An introduction, Millstream Production, Rome.
Học Viện Đa Minh, Thuật Ngữ Thần Học, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2014, 50.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2018, số 134.
Kelly, John ND. Jerome: his life, writings, and controversies. Duckworth, 1975.
Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, lưu hành nội bộ, 31.
St. Bernard Clairvaux, S. missus est hom. 4, 11: PL 183, 86.
Slater, Jennifer. "Theological reflection, divorced from the incarnational nature of the Christian faith, invalidates the Bible." HTS Theological Studies 77.4 (2021): 1-10.
MacKenzie, Iain M., and J. Armitage Robinson. Irenaeus’s Demonstration of the Apostolic Preaching: A theological commentary and translation. Routledge, 2017.
Nguyễn Khắc Bá, giáo trình Thần Học Can Bản, 2021 – 2022, tr 43
T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17. – X. Bênêđíchtô XV, Tđ. Spiritus Paraclitus: EB 475-480. – Piô XII, Tđ. Divino Afflante Spiritu: EB 544
The Catechism of the Catholic Church (CCC), 1994, Libreria Editrice, Paulines Publications, Vatican City.
Tobin, E., 2016, Sacred scripture, sacred tradition and the church - Fr. Eamon Tobin © Ascension Catholic Church Melbourne, FL, tobin2@live.com, viewed n.d., from http://www.ascensioncatholic.net/.
Verbaal, W. (2003). Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II). Collectanea cisterciensia, 65(3), 193-221.
Verbaal, Wim. "Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II)." Collectanea cisterciensia 65.3 (2003): 193-221.
VERBAAL, Wim. Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II). Collectanea cisterciensia, 2003, 65.3: 193-221.
Công Đồng Vatican II, Tông Huấn về Lời Chúa Verbum Domini.
Điển ngữ thần học Thánh kinh, A-L 1973, bản dịch của Phân khoa thần học giáo hoàng học viện thánh Pio X, Đà Lạt - Việt Nam, tr. 404.
Jerome's Commentary on Isaiah (Nn 1.2: CCL 72 1 3), 1974, Office of Readings for the Feast of St Jerome on September 30, The Divine Office, The Liturgy of the Hours according to the Roman Rite, Talbot, Dublin.
Haffner, P., 2006, New Testament theology: An introduction, Millstream Production, Rome.
Học Viện Đa Minh, Thuật Ngữ Thần Học, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2014, 50.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2018, số 134.
Kelly, John ND. Jerome: his life, writings, and controversies. Duckworth, 1975.
Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, lưu hành nội bộ, 31.
St. Bernard Clairvaux, S. missus est hom. 4, 11: PL 183, 86.
Slater, Jennifer. "Theological reflection, divorced from the incarnational nature of the Christian faith, invalidates the Bible." HTS Theological Studies 77.4 (2021): 1-10.
MacKenzie, Iain M., and J. Armitage Robinson. Irenaeus’s Demonstration of the Apostolic Preaching: A theological commentary and translation. Routledge, 2017.
Nguyễn Khắc Bá, giáo trình Thần Học Can Bản, 2021 – 2022, tr 43
T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17. – X. Bênêđíchtô XV, Tđ. Spiritus Paraclitus: EB 475-480. – Piô XII, Tđ. Divino Afflante Spiritu: EB 544
The Catechism of the Catholic Church (CCC), 1994, Libreria Editrice, Paulines Publications, Vatican City.
Tobin, E., 2016, Sacred scripture, sacred tradition and the church - Fr. Eamon Tobin © Ascension Catholic Church Melbourne, FL, tobin2@live.com, viewed n.d., from http://www.ascensioncatholic.net/.
Verbaal, W. (2003). Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II). Collectanea cisterciensia, 65(3), 193-221.
Verbaal, Wim. "Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II)." Collectanea cisterciensia 65.3 (2003): 193-221.
VERBAAL, Wim. Annoncer le Verbe: Les homélies de Saint Bernard sur le Missus est.(II). Collectanea cisterciensia, 2003, 65.3: 193-221.
(WHĐ}
[1] Công đồng Vaticano II, Hiến chế tín lý Dei Verbum, số 21.
[2] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2018, số 134.
[3] St. Bernard Clairvaux, S. missus est hom. 4, 11: PL 183, 86.
“The Christian faith is not a ‘religion of the book’. Christianity is the religion of the ‘Word’ of God, a word which is not a written and mute word, but the Word is ‘incarnate and living’. The purpose of the written Word is to point to people the Living Word.”
[4] T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17.
[5] T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17.
“In this way permit me to explain Isaiah, showing that he was not only a prophet, but an evangelist and an apostle as well.”
[6] X. Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, 31.
[7] Học Viện Đa Minh, Thuật Ngữ Thần Học, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2014, 50.
[8] Haffner, P., 2006, New Testament theology: An introduction, Millstream Production, Rome, 90.
In Greek, theopneustos [inspiration] can be translated to 'God-breathed' and hence the understanding of scripture should be the product of the ‘breath of God’.
[9] X. Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, 45.
[10] X. Công Đồng Vatican II, Tông Huấn về Lời Chúa Verbum Domini, số 9.
[11] Điển ngữ thần học Thánh kinh, A-L 1973, bản dịch của Phân khoa thần học giáo hoàng học viện thánh Pio X, Đà Lạt - Việt Nam, tr. 404.
[12] The Catechism of the Catholic Church (CCC, 108), 1994, Libreria Editrice, Paulines Publications, Vatican City. Ý nghĩa này được biểu lộ trọn vẹn hơn trong Anh Ngữ “the Word made flesh in the person of Christ” và Pháp ngữ “le Verbe fait chair dans la personne du Christ” [13] X. Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức Giêsu Kitô Đường xuống với con người, Chương trình Mục vụ Giới trẻ tháng 2/2020, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-giesu-kito-duong-xuong-voi-con-nguoi-39001
[2] Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2018, số 134.
[3] St. Bernard Clairvaux, S. missus est hom. 4, 11: PL 183, 86.
“The Christian faith is not a ‘religion of the book’. Christianity is the religion of the ‘Word’ of God, a word which is not a written and mute word, but the Word is ‘incarnate and living’. The purpose of the written Word is to point to people the Living Word.”
[4] T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17.
[5] T. Giêrônimô, Comm. in Is., Prol.: PL 24, 17.
“In this way permit me to explain Isaiah, showing that he was not only a prophet, but an evangelist and an apostle as well.”
[6] X. Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, 31.
[7] Học Viện Đa Minh, Thuật Ngữ Thần Học, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội 2014, 50.
[8] Haffner, P., 2006, New Testament theology: An introduction, Millstream Production, Rome, 90.
In Greek, theopneustos [inspiration] can be translated to 'God-breathed' and hence the understanding of scripture should be the product of the ‘breath of God’.
[9] X. Phao lô Nguyễn Thiện Tạo, Dẫn Nhập Kinh Thánh, 45.
[10] X. Công Đồng Vatican II, Tông Huấn về Lời Chúa Verbum Domini, số 9.
[11] Điển ngữ thần học Thánh kinh, A-L 1973, bản dịch của Phân khoa thần học giáo hoàng học viện thánh Pio X, Đà Lạt - Việt Nam, tr. 404.
[12] The Catechism of the Catholic Church (CCC, 108), 1994, Libreria Editrice, Paulines Publications, Vatican City. Ý nghĩa này được biểu lộ trọn vẹn hơn trong Anh Ngữ “the Word made flesh in the person of Christ” và Pháp ngữ “le Verbe fait chair dans la personne du Christ” [13] X. Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức Giêsu Kitô Đường xuống với con người, Chương trình Mục vụ Giới trẻ tháng 2/2020, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/duc-giesu-kito-duong-xuong-voi-con-nguoi-39001
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 30.9.2022
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 30.9.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 26 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. Thánh Giêrônimô. linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 30.9.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
ĐỘNG LỰC SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA ĐƠN ĐỘC
ĐỘNG LỰC SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI CHA ĐƠN ĐỘC
TGPSG -- Anh được sinh ra trong một gia đình Công giáo miền quê nghèo, có ba anh em trai và anh là người con giữa. Từ nhỏ, ba mẹ anh phải đi cắt lúa thuê cho người ta để nuôi sống gia đình. Đến năm lớp Sáu, anh quyết định nghỉ học để đi làm thuê cho một tiệm bánh tiêu, kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Với ước mơ đổi đời, năm 20 tuổi, anh lên Bình Dương làm việc tại một công ty. Tại đây, anh gặp được người con gái mình thương yêu và tiến tới hôn nhân, mơ rằng sẽ có được một cuộc sống hôn nhân viên mãn yên bình với ngôi nhà ấm cúng và những đứa con ngoan.
Nhưng không được bao lâu, khi con trai anh chỉ mới gần 2 tuổi, sau khi đi xăm hình trên tay về được vài tuần, anh bị lên cơn sốt. Anh kiểm tra mới phát hiện là mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV do những mũi kim xăm trên người. Thêm vào đó, từ nhỏ vốn dĩ anh đã từng mất một quả thận vì bẩm sinh, thường hay bị mệt mỏi và lên cơn sốt khi làm việc trong công ty.
Vốn đã rất hoang mang đau khổ vì bệnh bẩm sinh và bệnh thế kỷ, anh lại vô tình đọc được những dòng tin nhắn ngoại tình của vợ mình với một người đàn ông khác. Anh gục ngã trong tuyệt vọng và đã nhiều lúc nghĩ đến quyên sinh. Trước mắt, việc vợ chồng ly thân là cách giải quyết tạm thời, giúp anh lấy lại sự bình tĩnh. Vợ bế con trai khăn gói trở về quê ngoại sống, còn anh sống với cha mẹ ruột tại Bình Dương.
Ngày tháng bế tắc trôi qua trong đau khổ, tăm tối và dằn vặt ấy cũng dần dần lóe lên một ít tia sáng hy vọng. Ngay chính lúc cô đơn và đau khổ ấy, Chúa đã gửi tới những người đồng hành với anh. Theo như lời anh chia sẻ, nhờ lời khuyên của một nữ tu và một thầy dòng, cùng quý cha thân quen mà anh đã sống tích cực hơn.
Anh mạnh dạn tham gia sinh hoạt trong Giới trẻ của một giáo xứ nọ và anh tự tin đón nhận tránh nhiệm làm trưởng Nhóm Yêu Mến Các Linh Hồn. Mỗi khi trong giáo xứ có người nào qua đời, gia đình nào có nhu cầu cần Giới Trẻ đọc kinh cầu lễ, anh đứng ra quy tụ các bạn trẻ lại tham gia đọc kinh. Việc làm ý nghĩa ấy vừa giúp anh suy niệm về sự chết, can đảm đối diện với tương lai của mình, vừa giúp anh bắt đầu biết nghĩ cho tương lai của con trai mình, biết sử dụng quỹ thời gian còn lại để cầu nguyện và làm những gì trong khả năng hạn hẹp của mình cho con trai được hạnh phúc, với hy vọng con sẽ hiểu và sẽ thông cảm cho cha mẹ.
Ơn Chúa đang là sức mạnh của anh, và hình ảnh đứa con trai ở nơi xa đang trở thành động lực thúc đẩy anh sống đẹp thêm mỗi ngày…
Marco Phạm Văn Hả
(WGPSG)
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 29.9.2022
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 29.9.2022
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 26 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022. CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICHAEL, GABRIEL, RAPHAEL. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 29.9.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon.
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CHÚA
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CHÚA
TGPSG – Trước đây tôi là người ngoại đạo, cũng chưa từng nghĩ mình sẽ theo đạo gì, chỉ có một quan điểm sống: Muốn nhận từ ai đó điều gì thì hãy cho điều đó đi.
Một ngày kia, tôi quen với một cô gái gia đình Công giáo. Cô ấy luôn đi lễ ở nhà thờ vào cuối tuần ngày Chúa nhật và tôi cũng đi theo. Từ đó tôi biết đến Chúa và nghe nhiều lời Chúa mỗi tuần. Tôi hiểu thêm nhiều về cuộc sống của người Công giáo thông qua gia đình của bạn tôi.
Sau hơn một năm đi lễ và nghe lời các linh mục giảng, tôi xin đi học giáo lý dự tòng tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để chính thức là con chiên của Chúa. Một năm sau tôi và cô gái ấy đã kết hôn với nhau.
Từ ngày là con chiên của Chúa, tôi luôn cảm nhận được Chúa ở bên tôi. Trước khi làm việc gì tôi cũng đọc kinh cầu nguyện, dâng công việc của mình cho Chúa, cầu mong cho sự thuận lợi và bình an. Công việc của tôi cũng thuận lợi nhiều hơn.
Trong hai năm qua được là con chiên của Chúa, tôi đã tham gia vào các công việc của giáo xứ như thư ký hội gia trưởng, thành viên của ban kèn giáo xứ, học viên của lớp truyền thông giáo phận... Tôi muốn mình đóng góp một phần sức của mình vào việc lan tỏa tình yêu thương giữa con người với nhau và một niềm tin vào Thiên Chúa.
Giuse Nguyễn Văn Thiện (TGPSG)
(WGPSG)
BẬC CHA MẸ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
BẬC CHA MẸ VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
Nt. Nancy Usselmann[1]
WHĐ (28.9.2022) - Tôi được nghe ý kiến của nhiều bậc cha mẹ về những thách đố khi nuôi dạy con cái trong nền văn hóa kỹ thuật số.
Đôi khi, việc đưa cho một đứa trẻ 3 tuổi chiếc điện thoại thông minh với một video ca nhạc dành cho trẻ em sẽ dễ dàng hơn so với việc đối phó với một đứa trẻ chạy nhặng xị tại cửa hàng.
Hoặc khi những đứa con tuổi thanh thiếu niên khăng khăng rằng chúng cần một chiếc điện thoại thông minh vì tất cả bạn bè của chúng đều có một chiếc, bạn cảm thấy bị áp lực phải nhượng bộ, để con mình không cảm thấy lạc lõng. Việc để đứa con thanh thiếu niên ủ rũ dành hàng giờ để chơi trò chơi điện tử MMORPG[2] có thể là cách để bậc cha mẹ đối phó với những đứa trẻ đang có tâm trạng thất thường. Đây không phải là thực tế cách đây 10 và 15 năm trước. Các phương pháp nuôi dạy con cái phải thay đổi theo những cách chẳng thể hình dung được trong thời kỹ thuật số này. Chúng ta có thể giúp những người trẻ tham gia một cách nghiêm túc vào văn hóa kỹ thuật số bằng việc quan tâm đến phương tiện truyền thông, đó là hiểu biết về nó từ góc độ những nguyên lý đức tin.
Với tư cách là một nhà giáo dục có kiến thức về truyền thông, tôi cố gắng cung cấp cho các bậc cha mẹ một số phương thế hữu dụng từ góc độ thần học, giáo dục, và tu đức để hướng dẫn con cái họ sống phong phú với phương tiện truyền thông. Điều này cần cha mẹ thực hành và hành động không chỉ đối với con cái mà còn đối với cả phương tiện truyền thông nữa. Điều này cũng đòi hỏi sự thẩm định của chính mỗi bậc cha mẹ về việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cha mẹ có thể là một tấm gương cho con cái trong việc sử dụng những công cụ công nghệ tuyệt vời này một cách lành mạnh và quân bình. Điều này cũng cần nơi cha mẹ sự phân định cá nhân để có thể hướng dẫn con cái sống một cách ngay thẳng khi sử dụng các phương tiện truyền thông. Tất cả bắt đầu với những gì chúng ta coi trọng.
Với tư cách là một nhà giáo dục có kiến thức về truyền thông, tôi cố gắng cung cấp cho các bậc cha mẹ một số phương thế hữu dụng từ góc độ thần học, giáo dục, và tu đức để hướng dẫn con cái họ sống phong phú với phương tiện truyền thông. Điều này cần cha mẹ thực hành và hành động không chỉ đối với con cái mà còn đối với cả phương tiện truyền thông nữa. Điều này cũng đòi hỏi sự thẩm định của chính mỗi bậc cha mẹ về việc sử dụng phương tiện truyền thông. Cha mẹ có thể là một tấm gương cho con cái trong việc sử dụng những công cụ công nghệ tuyệt vời này một cách lành mạnh và quân bình. Điều này cũng cần nơi cha mẹ sự phân định cá nhân để có thể hướng dẫn con cái sống một cách ngay thẳng khi sử dụng các phương tiện truyền thông. Tất cả bắt đầu với những gì chúng ta coi trọng.
Nếu chúng ta coi trọng gia đình, chúng ta có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho từng thành viên trong gia đình như thế nào? Nếu sự trung thực là một giá trị, liệu chúng ta có trách nhiệm với nhau như thế nào để trung thực về việc sử dụng phương tiện truyền thông? Sự giấu giếm luôn dẫn đến hành vi có vấn đề. Sự giao tiếp là một giá trị được mong muốn trong các mối tương quan; làm sao chúng ta có thể lớn lên trong sự giao tiếp trực diện với sự tôn trọng như một gia đình? Chúa Giêsu dạy chúng ta những giá trị nào trong các sách Phúc âm? Sự tha thứ, tình yêu thương, và sự phục vụ được thể hiện như thế nào trong gia đình và qua trải nghiệm phương tiện truyền thông?
Việc nhận ra những giá trị của chúng ta là chìa khóa để hiểu làm sao để sống tốt đẹp với phương tiện truyền thông. Đây là cơ sở để lập “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”. Chúng ta cần thể hiện những gì chúng ta coi trọng để có thể giúp nhau có trách nhiệm đối với những giá trị đó.
Việc nhận ra những giá trị của chúng ta là chìa khóa để hiểu làm sao để sống tốt đẹp với phương tiện truyền thông. Đây là cơ sở để lập “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”. Chúng ta cần thể hiện những gì chúng ta coi trọng để có thể giúp nhau có trách nhiệm đối với những giá trị đó.
Dưới đây là một số câu hỏi hữu ích để bắt đầu áp dụng Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình:
- Tôi đưa ra mẫu gương nào về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số?
- Tôi có sử dụng điện thoại trong khi ăn tối với gia đình, ngay cả khi vì công việc không?
- Tôi dành thời gian cho con cái như thế nào?
- Tôi có thấy mình luôn luôn có mặt trên mạng xã hội không?
- Chúng tôi có cùng nhau xem TV hoặc xem phim như một gia đình và nói về những gì chúng tôi đã xem không?
- Những công nghệ truyền thông có được đặt ở một khu vực trung tâm và dễ nhìn thấy trong nhà không?
- Tôi nói chuyện với các con về việc sử dụng phương tiện truyền thông và những vấn đề về phương tiện truyền thông mà chúng có thể gặp phải như thế nào?
- Làm cách nào để tôi đề cập đến nội dung khiêu dâm và tại sao nó lại có vấn đề?
- Tôi có đặt ra các quy tắc nhất định về việc sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp với lứa tuổi không?
- Nếu trẻ không tuân theo các quy tắc về phương tiện truyền thông thì sẽ có những hậu quả gì?
Việc cùng nhau trao đổi về những câu hỏi này là điều rất quan trọng. Nó đem lai cho những người trẻ sự tự do để chia sẻ về những áp lực của văn hóa kỹ thuật số. Sau khi thảo luận về những câu hỏi này và nêu rõ các nguyên tắc, bạn có thể lập một kế hoạch và cam kết đối với phương tiện truyền thông dành cho gia đình.
Điều bạn sẽ thực hiện như là một gia đình để phát triển trong sự quan tâm đến phương tiện truyền thông là gì? Hãy viết điều này ra như một cam kết, và dán nó trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở về “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”.
Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.
Điều bạn sẽ thực hiện như là một gia đình để phát triển trong sự quan tâm đến phương tiện truyền thông là gì? Hãy viết điều này ra như một cam kết, và dán nó trên cửa tủ lạnh như một lời nhắc nhở về “Kế hoạch kỹ thuật số dành cho gia đình”.
Càng trao đổi về trải nghiệm phương tiện truyền thông với nhau như một gia đình, chúng ta càng phát triển thêm nhiều phương cách giúp cho việc phân định, vốn kéo dài suốt cuộc đời.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: osvnews.com (27. 9. 2022)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: osvnews.com (27. 9. 2022)
[1] Nt. Nancy Usselmann, FSP, giám đốc của Trung tâm Pauline về Nghiên cứu Truyền thông ở Los Angeles, Hoa Kỳ. Sơ là một nhà sư phạm về kỹ năng truyền thông, nhà văn, nhà điểm phim, diễn giả, và tác giả của cuốn sách A Sacred Look: Becoming Cultural Mystics: Theology of Popular Culture.
[2] MMORPG (Massively Multiplayer Online Role-Playing Game): Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi là sự kết hợp giữa các trò chơi video nhập vai và các trò chơi trực tuyến nhiều người tham gia, trong đó một số lượng rất lớn người chơi tương tác với nhau trong một thế giới ảo.
(WHĐ)
Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022
CHUYỆN CỦA ĐỚT
CHUYỆN CỦA ĐỚT
TGPSG - Đớt mở mắt chào đời vào một đêm trời tối đen như mực nhưng gia đình nó lại bừng lên ánh sáng của niềm vui. Ba má nó mừng rỡ vì sinh được con trai sau khi đã có bốn đứa con gái.
Thời nào cũng có một số người vẫn còn giữ quan niệm trọng nam khinh nữ ‘một con trai thì có nhưng mười con gái vẫn coi như không’. Bà nội nó không theo quan niệm cổ hủ, nhưng nghe tin có quý tử thì liền tạ ơn Chúa đã cho bà đứa cháu trai mà bà hằng khấn xin. Bà đặt tên cháu là Đạt để ghi nhớ ngày đạt được mong ước có cháu trai và cũng mong nó sẽ thành đạt trong cuộc sống.
Thằng bé ra đời khi chưa đủ ngày tháng nên nhỏ xíu chỉ nặng được 2 ký 1, làn da bụng mỏng đến nỗi thấy cả những mạch máu xanh đỏ nhỏ li ti, may là nó không phải nằm lồng kiếng. Khi hai mẹ con nó rời nhà thương về nhà, bà nội nó nấu những thức ăn bổ dưỡng để má nó có nhiều sữa cho con bú. Khổ một cái là má nó có nhiều sữa nhưng nó bú được một chút rồi lại ọc ra, nên phải vắt bớt sữa cho con các bà mẹ không có sữa ở trong xóm.
Một tuổi, thằng Đạt tuy vẫn còn còi cọc nhưng có cái miệng hay cười nên bà nội nó càng cưng hơn và chăm sóc nó suốt ngày để ba má nó lo buôn bán. Khi Đạt biết đi, được bà cưng chiều nên càng ngày càng phá phách, leo trèo khắp nơi, khiến cho đồ đạc, ly tách… rớt loảng xoảng. Hơn hai tuổi vẫn chưa biết nói, thích gì chỉ cần đưa tay chỉ là bà lấy cho liền, nên càng không thèm nói. Mới ba tuổi mà chỉ tay bắt bà vặn tivi coi suốt ngày. Cho tới một ngày, khi đang coi tivi, Đạt nghe tiếng Radio của ông Chín mới dọn về sát bên nhà phát ra bài hát “Những đồi hoa sim” tự nhiên nó bỏ tivi ra đứng sát vách nghe say mê. Cứ như vậy, mỗi lần Đạt nghe tiếng Radio là chạy ra nghe chỉ mỗi một bài đó thôi.
Rồi một buổi trưa nắng nhẹ, bà nội nó đang thiu thiu ngủ, bỗng nghe tiếng thằng Đạt hát đớt đát: “Những đồi hoa ‘khim’ ôi những đồi hoa ‘khim kím’”, bà mừng rỡ ôm nó hun chùn chụt vì bà sợ nó sẽ không bao giờ nói được. Từ đó, Đạt biết nói luôn nhưng không bao giờ phát âm đúng hai từ s t, hàng xóm kêu nó là Đạt Đớt, riết rồi làm biếng nên kêu nó chết tên là Đớt luôn.
Tới tuổi đi học, cứ học được vài bữa là Đớt về đòi nghỉ học vì bị bạn trong lớp chọc ghẹo hoài cái tật nói đớt làm Đớt quạu lên vật lộn với bạn, nên về nhà quần áo lúc nào cũng lấm lem. Đổi mấy trường rồi cũng không giúp thay đổi được tình hình, nên bà nội Đớt cho nó nghỉ học để bà dạy ở nhà. Ba má nó can thiệp, thì bà nói “Bây cứ để tao nuôi dạy nó.”
Nội nó có hai dãy nhà cho mướn, không thiếu thốn chi, nên bà toàn tâm toàn ý lo cho cháu. Bà dạy nó biết đọc, biết viết, biết làm toán, nhưng cũng chỉ tới mức đó thôi. Điều bà thương nhứt là cháu bà dù không học giỏi nhưng thích theo bà đi dự lễ hàng ngày. Tối bà lần chuỗi nó cũng lần chuỗi với bà. Đớt cũng yêu quý bà nội, cứ quanh quẩn bên bà, không ham chơi như những trẻ khác.
Đớt không giỏi học chữ nhưng rất khéo tay. Lúc Đớt 14 tuổi, thấy người ta làm chong chóng bán trước cửa trường Mầm Non đắt quá, nó bắt chước làm và bán cũng được. Lần lần Đớt chế ra đủ kiểu chong chóng từ hình tam giác, tới hình tròn, hình bông hoa… các em bé rất ưa thích. Vậy là Đớt theo nghề bán chong chóng luôn tới tuổi trưởng thành.
Rồi Đớt cũng lấy vợ là cô gái bán trái cây ghim bên cạnh xe đạp bán chong chóng của Đớt trước trường học. Vợ của Đớt mắc bệnh câm điếc nên phải ghi bảng giá, và chỉ ra dấu mỗi khi bán hàng thôi. Thấy cô gái khuyết tật mà biết chăm chỉ làm ăn nên Đớt trả lời dùm mỗi khi khách hàng muốn mua nhiều hơn, hoặc muốn đặt hàng. Nội nó đồng ý cho hai đứa kết hôn với nhau, không màng đến khuyết tật của hai cháu, không cần con cháu phải làm ông này bà nọ, miễn hai đứa biết tự làm ăn và giữ đạo tốt là được. Hai vợ chồng Đớt biết sống tiết kiệm, nên khi có đứa con thứ hai, họ đã mua được chiếc xe gắn máy cũ để Chúa nhựt chở con đi dự lễ, và chở nhau đi chơi những lúc rảnh.
Các chị của Đớt học giỏi, ra trường đi làm rồi lập gia đình nhưng không ai dành dụm được gì nhiều trong thời buổi khó khăn. Tất cả vẫn ở chung trong căn nhà nội. Bà nội Đớt trước khi mất chia cho mỗi người chị của Đớt một căn nhà trong dãy nhà bốn căn cho mướn. Nhà đang ở bà cho ba má Đớt và hai vợ chồng Đớt. Còn một dãy nhà đang có khách mướn bà cho Đớt coi sóc để có thêm tiền lo cho con cái ăn học.
Bà luôn tạ ơn Chúa vì đã cho con cháu bà dù sống cảnh thanh bần nhưng biết giữ đạo và sống hòa thuận bên nhau. Trước lúc qua đời, bà căn dặn con cháu giữ tâm lương thiện và biết sống đức tin để làm gương cho con cái. Đớt luôn làm như lời bà đã dặn. Nhớ thương bà, tháng nào Đớt cũng xin lễ cầu nguyện cho bà mau hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.
Tóc Ngắn (TGPSG)
(WGPSG)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 26 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 28.9.2022
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)