Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 27 MÙA THƯỜNG NIÊN 2022

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 05.10.2022 
tại Trung tâm Mục vụ TGP.Saigon
 

BƯỚC TỪNG BƯỚC - SỐ 87: TỔ ẤM


ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 05.10.2022


THÁNG 10, LỜI MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

THÁNG 10
LỜI MỜI GỌI CẦU NGUYỆN VỚI KINH MÂN CÔI

Lm. Jeffrey F. Kirby

WHĐ (04.10.2022) - Theo lịch Phụng vụ tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, và nhắc nhớ về việc lần Chuỗi Mân côi như là cách thế để các tín hữu cầu nguyện và tưởng niệm các biến cố trong cuộc đời của Đức Giêsu và Mẹ Maria.

Tuy nhiên, có 2 câu hỏi chúng ta có thể nghĩ đến:

- Tại sao tháng 10 được chọn là tháng Mân Côi?

- Tại sao việc lần hạt Mân Côi lại được Giáo hội cổ võ đặc biệt như vậy?

Trước hết, tại sao tháng 10 được chọn là tháng Mân Côi?

Việc chỉ định tháng 10 là tháng Mân Côi liên quan tới việc tôn vinh chiến thắng của hải quân châu Âu vào thế kỷ XVI chống lại sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Thánh Cha Piô V, xuất thân từ Dòng Đaminh, cho rằng chiến thắng này là nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, là Đấng đã được cầu khẩn vào ngày trận chiến xảy ra, qua chiến dịch cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi trên khắp Châu Âu.

Vào ngày 7.10.1571 quân đội Kitô giáo đã chiến thắng ngoài sự mong đợi tại vịnh Lepanto. Đức Piô V đã chọn ngày này là ngày lễ mừng Đức Trinh Nữ Toàn Thắng.

Sau Công đồng Vatican II, trong cuộc cải tổ Phụng Vụ do Đức giáo hoàng Phaolô VI thực hiện, lễ này được đổi tên thành Lễ Đức Mẹ Mân Côi, và được cử hành vào chính ngày hoặc vào Chúa Nhật gần ngày 07.10 nhất. Kể từ đó, ngày lễ này mang một ý nghĩa mới đó là tôn vinh Đức Maria, người đã cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Chiến Thắng tội lỗi và tử thần. Dần dần cả tháng 10 được dành để lần chuỗi Mân côi và việc sùng kính này đi vào trái tim của Giáo Hội.

Trong lịch sử, kinh Mân Côi có tổng số 150 kinh Kính Mừng, được đọc với nhịp điệu đơn giản và nhịp nhàng. Đây là một phương thế giúp những tín hữu, đặc biệt là những người không biết chữ, nông dân, hoặc lao động chân tay có thể hòa mình vào việc cầu nguyện giống như các tu sĩ, cầu nguyện với 150 Thánh vịnh của Cựu ước.

Một cách cụ thể, kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Giêsu và của Đức Maria, được chia làm ba nhóm: Mầu nhiệm năm Sự vui, Mầu nhiệm năm Sự thương, và Mầu nhiệm năm Sự mừng. Đến năm 2002, Đức Gioan Phaolô II bổ sung thêm mầu nhiệm mới, đó là Mầu nhiệm năm Sự sáng. Như vậy, Kinh Mân Côi ngày nay có 20 Mầu nhiệm.

Thứ đến, tại sao Giáo hội cổ võ việc lần hạt Mân Côi?

Trong dòng chảy thăng trầm của cuộc sống, tràng chuỗi rất hữu ích khi tạo ra một trật tự nhất định và liên quan đến thể xác và tâm hồn qua việc chúng ta lần từng hạt. Đồng thời, việc lần hạt nhắc nhở chúng ta tập trung tâm trí và trái tim vào việc cầu nguyện. Ngay cả khi chúng ta bận rộn trong cuộc sống hoặc bị phân tâm, các hạt vẫn gọi chúng ta trở lại với lời kinh. Có thể nói, với tràng chuỗi Mân Côi chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc một cách thuận tiện, và đơn giản.

Vào thời điểm kinh Mân Côi bị nghi ngờ và việc lần hạt Mân Côi bị suy yếu, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhắc nhở Giáo Hội về tầm quan trọng và ích lợi của kinh Mân Côi:

Như một lời kinh Phúc âm, khi tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện với một định hướng Kitô học rõ ràng. Trên thực tế, yếu tố đặc trưng nhất của việc lần hạt Mân Côi là sự liên tiếp giống như kinh cầu của Kinh Kính Mừng, đã trở thành lời ngợi khen liên lỉ dành cho Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự dễ dàng của việc cầu nguyện với kinh Mân Côi, và mời gọi các tín hữu mang theo tràng chuỗi:

Tôi mời anh chị em đọc kinh Mân Côi, và hãy mang theo tràng chuỗi trong tay hoặc trong túi của anh chị em. Việc đọc kinh Mân Côi là lời cầu nguyện đẹp nhất mà chúng ta có thể dâng lên Đức Trinh Nữ Maria; đó là sự chiêm ngưỡng về các giai đoạn và biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế cùng với Đức Maria, Mẹ của Người. Hơn nữa kinh Mân Côi là vũ khí bảo vệ chúng ta khỏi những điều xấu xa và chước cám dỗ.

Thật thế, Kinh Mân côi là một sự trợ giúp thiêng liêng tuy đơn sơ, nhưng rất mạnh mẽ đối với các tín hữu. Nhiều vị Thánh trong Giáo hội gọi đây là chuỗi hạt dẫn lên trời, vì chuỗi hạt này giúp chúng ta liên kết với lời cầu nguyện, với Mẹ Maria, và với Chúa Giêsu.

Bước vào tháng 10, chúng ta hãy xem đây như là một cơ hội để quay lại việc thực hành việc lần hạt Mân Côi, như là cách thế để cầu nguyện với tình con thảo, một cách thường xuyên hơn, chân thành hơn, và sâu sắc hơn.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: cruxnow.com (02. 10. 2022)
(WHĐ) 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC KHAI MẠC ĐẠI HỘI LẦN THỨ XV


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC KHAI MẠC ĐẠI HỘI LẦN THỨ XV

TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI CHÀO ĐÓN ĐẠI HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM LẦN THỨ XV


TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI CHÀO ĐÓN 
ĐẠI HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM 
LẦN THỨ XV

Ban Truyền thông TGP Hà Nội

WGPHN (03.10.2022) - Thứ Hai ngày 03/10/2022, Tổng Giáo Phận (TGP) Hà Nội hân hoan chào đón quý Đức Tổng Giám Mục (TGM), quý Đức cha thuộc 26 Giáo phận trên cả nước về tham dự Đại hội Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam lần thứ XV. Cách riêng, Đại hội cũng hân hoan chào đón sự hiện diện của Đức TGM Marek Zalewski, Đại diện Toà thánh không thường trú tại Việt Nam.

Đại hội HĐGM Việt Nam được tổ chức 3 năm một lần để bầu chọn các Giám mục đứng đầu HĐGM Việt Nam và các Ủy ban trực thuộc nhiệm kỳ tiếp theo. Đồng thời, đây là dịp để các vị chủ chăn của Giáo hội Việt Nam đưa ra định hướng mục vụ cho 3 năm kế tiếp, hướng dẫn dân Chúa một cách cụ thể và có hiệu quả hơn. Năm nay TGP Hà Nội vinh dự là nơi tổ chức kỳ Đại hội lần thứ XV.

 
Tại tiền sảnh của Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội, cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng vui mừng chào đón quý Đức TGM. Ngay sau đó, tại phòng khách tầng I của Trung tâm, Đức TGM Giuse đã đón tiếp quý Đức cha trong bầu khí thân mật.


Trong giờ tiếp đón buổi chiều, các vị lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đến chúc mừng quý Đức cha trong kỳ Đại hội HĐGM VN.


Vào lúc 18h30, tại phòng tiệc, Đức TGM Giuse cùng đại diện các thành phần dân Chúa của TGP Hà Nội chào đón Đức Hồng Y, quý Đức cha, quý Cha trong tiếng hát hân hoan.


Mở lời, Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng gửi lời chào và lời cảm ơn đến Đức Hồng Y, quý Đức cha và quý Cha. Ngài bày tỏ niềm vui khi công trình Trung tâm Mục vụ đã được hoàn thiện và có thể phục vụ Đại hội. Kết lời, Cha Antôn hy vọng Đại hội HĐGM Việt Nam lần thứ XV sẽ thành công tốt đẹp.


Đáp lời, Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam Giuse Nguyễn Chí Linh chia sẻ tâm tình khi được trở về Giáo phận thủ đô. Ngài khẳng định Hà Nội vẫn là trung tâm hành hương với nhiều kỷ niệm linh thiêng của Giáo hội. Đức cha cũng dành lời chúc mừng Đức TGM Giuse đã hoàn thành công trình Trung tâm Mục vụ TGP Hà Nội.


Vào lúc 20h00 cùng ngày, quý Đức cha sẽ chính thức bước vào giờ chầu khai mạc Đại hội HĐGM Việt Nam lần thứ XV.

Chúng ta cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện cho Đại hội HĐGM Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần.

Mọi thông tin về Đại hội HĐGM Việt Nam lần thứ XV sẽ được Truyền thông HĐGM Việt Nam (https://www.hdgmvietnam.com)
và Truyền thông TGP Hà Nội (https://www.tonggiaophanhanoi.org) liên tục cập nhật.

(WHĐ)