WHĐ (18.11.2013) – Trong mười ngày qua, kể từ khi siêu bão Haiyan tàn phá miền Trung Philippines, cả thế giới đã hướng về quốc gia này và nhanh chóng bày tỏ tình liên đới và ra tay cứu trợ các nạn nhân thiên tai. Như đã biết, siêu bão Haiyan đổ bộ vào đảo Samar, cách thủ đô Manila (Philippines) 600 km về phía đông nam, lúc 4g40 ngày 08-11, rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. Tính đến nay (18-11), số nạn nhân tử vong, theo ước đoán, đã lên đến hơn 3.600 người. Còn các thiệt hại khác vẫn chưa có con số thống kê chính thức.
Giáo hội Công giáo Philippines đã có mặt rất sớm tại nơi xảy ra thiên tai để cứu giúp, an ủi các nạn nhân. Trang web của Đài VOA (Hoa Kỳ) ngày 17-11 đăng tải bài viết, nhan đề “Giáo hội, tổ chức từ thiện giữ vai trọng yếu để hồi phục Philippines”, nêu bật hình ảnh Giáo hội là chỗ dựa tinh thần và cuộc sống con người trong và sau thảm họa. VOA dẫn lời bà Martha Skretteberg của Tổ chức Caritas Na Uy, như một dẫn chứng khẳng định cho nhan đề bài viết: “Dân chúng chạy đến nhà thờ đầu tiên để tìm sự che chở, để tìm thức ăn, tìm sự trợ giúp”.
Theo trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Philippines (cbcpnews.com) ngày 14-11, Đức hồng y Luis Antonio Cardinal Tagle, Tổng giám mục Manila (đã từng sang Việt Nam tham dự Đại hội FABC năm ngoái), đã gửi Thư Mục vụ cho cộng đoàn dân Chúa trong Tổng giáo phận, kêu gọi các tín hữu Manila dành trọn ngày thứ Bảy 16-11 để thống hối, tĩnh tâm và ăn chay để bày tỏ tình hiệp thông và liên kết với đồng bào đang sống trong “đau khổ, hoảng loạn vì những tai họa liên tiếp tàn phá đất nước”.
Giáo hội Công giáo Philippines đã có mặt rất sớm tại nơi xảy ra thiên tai để cứu giúp, an ủi các nạn nhân. Trang web của Đài VOA (Hoa Kỳ) ngày 17-11 đăng tải bài viết, nhan đề “Giáo hội, tổ chức từ thiện giữ vai trọng yếu để hồi phục Philippines”, nêu bật hình ảnh Giáo hội là chỗ dựa tinh thần và cuộc sống con người trong và sau thảm họa. VOA dẫn lời bà Martha Skretteberg của Tổ chức Caritas Na Uy, như một dẫn chứng khẳng định cho nhan đề bài viết: “Dân chúng chạy đến nhà thờ đầu tiên để tìm sự che chở, để tìm thức ăn, tìm sự trợ giúp”.
Theo trang tin điện tử của Hội đồng Giám mục Philippines (cbcpnews.com) ngày 14-11, Đức hồng y Luis Antonio Cardinal Tagle, Tổng giám mục Manila (đã từng sang Việt Nam tham dự Đại hội FABC năm ngoái), đã gửi Thư Mục vụ cho cộng đoàn dân Chúa trong Tổng giáo phận, kêu gọi các tín hữu Manila dành trọn ngày thứ Bảy 16-11 để thống hối, tĩnh tâm và ăn chay để bày tỏ tình hiệp thông và liên kết với đồng bào đang sống trong “đau khổ, hoảng loạn vì những tai họa liên tiếp tàn phá đất nước”.
Đức hồng y Tagle gọi ngày thứ Bảy 16-11-2013 là “Ngày Than khóc và Hy vọng: liên kết trong cầu nguyện”.
Đức hồng y đã chủ sự buổi cầu nguyện và làm Giờ Thánh lúc 08g tối tại nhà thờ giáo xứ San Fernando de Dilao (Paco, Manila).
Trước đó, ngay sau khi được tin bão Haiyan (người Philippines gọi là bão Yolanda), Đức hồng y Tagle đã yêu cầu hàng giáo sĩ trong Tổng giáo phận tổ chức cuộc quyên góp khẩn cấp để nhanh chóng cứu trợ các nạn nhân, đồng thời huy động mọi nguồn lực trong Tổng giáo phận để chia sẻ với các đồng bào đang lâm cảnh mất hết nhà cửa, phương tiện sinh sống và hiện thiếu thốn trăm bề, từ thức ăn, nước uống đến thuốc men, quần áo…
Đức hồng y viết trong Thư Mục vụ: “Đây là lúc chúng ta phải an ủi và đón nhận mọi anh chị em hàng xóm láng giềng của mình. Đây là lúc chứng tỏ tình yêu thương thì mạnh hơn thiên tai động đất hay bão tố. Với tình yêu này, sự sống con người sẽ được phục hồi và đất nước sẽ được tái thiết”.
Đức hồng y đã chủ sự buổi cầu nguyện và làm Giờ Thánh lúc 08g tối tại nhà thờ giáo xứ San Fernando de Dilao (Paco, Manila).
Trước đó, ngay sau khi được tin bão Haiyan (người Philippines gọi là bão Yolanda), Đức hồng y Tagle đã yêu cầu hàng giáo sĩ trong Tổng giáo phận tổ chức cuộc quyên góp khẩn cấp để nhanh chóng cứu trợ các nạn nhân, đồng thời huy động mọi nguồn lực trong Tổng giáo phận để chia sẻ với các đồng bào đang lâm cảnh mất hết nhà cửa, phương tiện sinh sống và hiện thiếu thốn trăm bề, từ thức ăn, nước uống đến thuốc men, quần áo…
Đức hồng y viết trong Thư Mục vụ: “Đây là lúc chúng ta phải an ủi và đón nhận mọi anh chị em hàng xóm láng giềng của mình. Đây là lúc chứng tỏ tình yêu thương thì mạnh hơn thiên tai động đất hay bão tố. Với tình yêu này, sự sống con người sẽ được phục hồi và đất nước sẽ được tái thiết”.
Thành Thi
(WHĐ)