Làm truyền thông “trong tình yêu và chân lý”
Trao đổi với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm,
thành viên của Quốc vụ viện Truyền thông
Trao đổi với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm,
thành viên của Quốc vụ viện Truyền thông
WHĐ (16.07.2015) – Được tin Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho, vào Quốc vụ viện Truyền thông (x. WHĐ), phóng viên của trang tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gặp Đức cha Phêrô để tìm hiểu và được ngài dành cho cuộc trao đổi ngắn sau đây:
PV: Trọng kính Đức cha, ngày 13-07-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các thành viên cho Quốc vụ viện Truyền Thông - được ngài thành lập ngày 27-06-2015. Xin Đức cha cho vui lòng cho chúng con biết thêm về Quốc vụ viện Truyền Thông của Giáo triều Rôma?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Theo Tự sắc (motu proprio) của Đức Giáo hoàng Phanxicô về việc thiết lập Quốc vụ viện Truyền thông, thì Quốc vụ viện có nhiệm vụ tái cấu trúc, tái tổ chức và liên kết tất cả những cơ quan Toà Thánh có liên hệ với lĩnh vực truyền thông, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu truyền giáo của Hội Thánh trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.
Như thế, Quốc vụ viện sẽ bao gồm những cơ quan sau: (1) Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông xã hội; (2) Văn phòng báo chí Toà Thánh; (3) Dịch vụ Internet Vatican; (4) Radio Vatican; (5) Trung tâm truyền hình Vatican; (6) Nhà xuất bản Vatican; (7) Nhật báo Osservatore Romano; (8) Nhà in Vatican; (9) Dịch vụ hình ảnh.
Ngoài ra, cùng với Quốc vụ khanh Toà Thánh, Quốc vụ viện cũng đảm nhận trách nhiệm về những trang tin điện tử (websites) của Toà Thánh như: www.vatican.va, và địa chỉ Twitter của Đức Giáo hoàng: @pontifex.
PV: Đức cha được chọn là thành viên của Quốc vụ viện Truyền Thông.Như vậy công việc của thành viên Quốc vụ viện Truyền Thông là gì?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Toà Thánh mới công bố danh sách các thành viên, chưa có cuộc họp nào của các thành viên nên tôi cũng không biết rõ nội dung công việc. Tuy nhiên có thể hình dung một vài nét căn bản.
– Trong danh sách, tôi thấy các thành viên là các hồng y, giám mục, chuyên viên thuộc khắp các châu lục. Qua đó, tôi nghĩ rằng Quốc vụ viện muốn có sự tham gia và lắng nghe tiếng nói từ các nơi trên thế giới, để định hướng cho công việc của mình cách hữu hiệu nhất.
– Theo sự phân công, có bốn lĩnh vực được quan tâm là: (1) Thần học-mục vụ; (2) Điều hành tổng quát; (3) Kỹ thuật; (4) Truyền thông chính thức. Về việc điều hành trực tiếp, đã có các chuyên viên. Ngoài hướng đi tổng quát, có lẽ các hồng y và giám mục thành viên sẽ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực thần học và mục vụ.
PV: Trong nhiệm vụ mới này, Đức cha có những lời nhắn nhủ gì cho các tín hữu trong nỗ lực chu toàn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng bằng các phương tiện truyền thông của thế giới hôm nay?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Cách đây ít tháng, tôi nhận được điện thoại từ Rôma hỏi về việc tham gia vào Quốc vụ viện Truyền thông. Mặc dù rất dốt về kỹ thuật truyền thông, tôi đã nhận lời vì ý thức trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của Giáo Hội Việt Nam phải tham gia vào sứ vụ chung của Giáo Hội toàn cầu. Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi theo tâm nguyện này.
Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, cách riêng trong lĩnh vực truyền thông, mỗi chúng ta không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là chủ thể truyền thông. Không chỉ khi viết bài nghiên cứu hoặc quay một cuốn phim, nhưng ngay cả khi viết một bản tin, đăng một dòng comment, đăng tải một bức hình… là bạn đang làm truyền thông rồi. Nếu ta làm những việc đó “trong tình yêu và chân lý” thì đã trở thành người loan báo Tin Mừng. Thiết nghĩ đó là điều chúng ta nên nhắn nhủ nhau. ■
WHĐ
PV: Trọng kính Đức cha, ngày 13-07-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm các thành viên cho Quốc vụ viện Truyền Thông - được ngài thành lập ngày 27-06-2015. Xin Đức cha cho vui lòng cho chúng con biết thêm về Quốc vụ viện Truyền Thông của Giáo triều Rôma?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Theo Tự sắc (motu proprio) của Đức Giáo hoàng Phanxicô về việc thiết lập Quốc vụ viện Truyền thông, thì Quốc vụ viện có nhiệm vụ tái cấu trúc, tái tổ chức và liên kết tất cả những cơ quan Toà Thánh có liên hệ với lĩnh vực truyền thông, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu truyền giáo của Hội Thánh trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.
Như thế, Quốc vụ viện sẽ bao gồm những cơ quan sau: (1) Hội đồng giáo hoàng về Truyền thông xã hội; (2) Văn phòng báo chí Toà Thánh; (3) Dịch vụ Internet Vatican; (4) Radio Vatican; (5) Trung tâm truyền hình Vatican; (6) Nhà xuất bản Vatican; (7) Nhật báo Osservatore Romano; (8) Nhà in Vatican; (9) Dịch vụ hình ảnh.
Ngoài ra, cùng với Quốc vụ khanh Toà Thánh, Quốc vụ viện cũng đảm nhận trách nhiệm về những trang tin điện tử (websites) của Toà Thánh như: www.vatican.va, và địa chỉ Twitter của Đức Giáo hoàng: @pontifex.
PV: Đức cha được chọn là thành viên của Quốc vụ viện Truyền Thông.Như vậy công việc của thành viên Quốc vụ viện Truyền Thông là gì?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Toà Thánh mới công bố danh sách các thành viên, chưa có cuộc họp nào của các thành viên nên tôi cũng không biết rõ nội dung công việc. Tuy nhiên có thể hình dung một vài nét căn bản.
– Trong danh sách, tôi thấy các thành viên là các hồng y, giám mục, chuyên viên thuộc khắp các châu lục. Qua đó, tôi nghĩ rằng Quốc vụ viện muốn có sự tham gia và lắng nghe tiếng nói từ các nơi trên thế giới, để định hướng cho công việc của mình cách hữu hiệu nhất.
– Theo sự phân công, có bốn lĩnh vực được quan tâm là: (1) Thần học-mục vụ; (2) Điều hành tổng quát; (3) Kỹ thuật; (4) Truyền thông chính thức. Về việc điều hành trực tiếp, đã có các chuyên viên. Ngoài hướng đi tổng quát, có lẽ các hồng y và giám mục thành viên sẽ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực thần học và mục vụ.
PV: Trong nhiệm vụ mới này, Đức cha có những lời nhắn nhủ gì cho các tín hữu trong nỗ lực chu toàn nhiệm vụ loan báo Tin Mừng bằng các phương tiện truyền thông của thế giới hôm nay?
Đức cha Phêrô Nguyễn văn Khảm: Cách đây ít tháng, tôi nhận được điện thoại từ Rôma hỏi về việc tham gia vào Quốc vụ viện Truyền thông. Mặc dù rất dốt về kỹ thuật truyền thông, tôi đã nhận lời vì ý thức trách nhiệm cá nhân cũng như trách nhiệm của Giáo Hội Việt Nam phải tham gia vào sứ vụ chung của Giáo Hội toàn cầu. Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi theo tâm nguyện này.
Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, cách riêng trong lĩnh vực truyền thông, mỗi chúng ta không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là chủ thể truyền thông. Không chỉ khi viết bài nghiên cứu hoặc quay một cuốn phim, nhưng ngay cả khi viết một bản tin, đăng một dòng comment, đăng tải một bức hình… là bạn đang làm truyền thông rồi. Nếu ta làm những việc đó “trong tình yêu và chân lý” thì đã trở thành người loan báo Tin Mừng. Thiết nghĩ đó là điều chúng ta nên nhắn nhủ nhau. ■
WHĐ