CÁCH DẠY TRẺ NHỎ NHỮNG QUY TẮC LỊCH SỰ ĐẦU TIÊN
Tác giả: Inès de Franclieu
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (30/12/2020)
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
Từ: aleteia.org (30/12/2020)
WHĐ (22.1.2021) – Biết nói “Chào buổi sáng, cảm ơn, tạm biệt” là một phần quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em.
Đôi khi, ta bắt gặp một đứa trẻ rất lễ phép, chúng ta tự nhủ rằng cha mẹ của chúng thật may mắn, cứ như thể lịch sự là chuyện may mắn. Tuy nhiên, lịch sự không phải là chuyện may rủi. Nó không xuất hiện một cách diệu kỳ với hầu hết mọi người, nhưng có thể — và tôi dám nói là phải — có được. Đó là kết quả của sự kiên nhẫn và nhất quán của các bậc cha mẹ quan tâm đến ích lợi của con mình.
Đôi khi, ta bắt gặp một đứa trẻ rất lễ phép, chúng ta tự nhủ rằng cha mẹ của chúng thật may mắn, cứ như thể lịch sự là chuyện may mắn. Tuy nhiên, lịch sự không phải là chuyện may rủi. Nó không xuất hiện một cách diệu kỳ với hầu hết mọi người, nhưng có thể — và tôi dám nói là phải — có được. Đó là kết quả của sự kiên nhẫn và nhất quán của các bậc cha mẹ quan tâm đến ích lợi của con mình.
Lịch sự làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên dễ chịu hơn vô cùng, và các mối tương quan giữa con người với nhau dễ dàng hơn rất nhiều. Nó giống như dầu trong một cỗ máy. Lịch sự là điều dễ chịu đối với người đón nhận, nhưng trước hết và quan trọng nhất là đối với người ứng xử lịch sự. Thử nhìn xem đứa trẻ cảm thấy thoải mái hơn với người lớn khi chúng biết cách chào buổi sáng. Theo cách tương tự, người nhận được hành động lịch sự biết rằng mình đang là đối tượng chú ý của người khác. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải dạy con cái chúng ta, từ khi chúng còn rất nhỏ, những quy tắc lịch sự này.
Cứ lặp đi lặp lại là được.
Việc truyền dạy kỹ năng sống này bị cản trở khi phép lịch sự được coi là một loạt các quy tắc và quy ước xã hội mà chúng ta nên bỏ qua. Việc không tôn trọng uy quyền và tôn trọng người lớn tuổi chắc chắn đã góp phần vào điều đó. Việc ứng xử lịch sự cần có mối tương quan tôn trọng, giữa người cho và người nhận, giữa người dạy và người được dạy.
Cứ lặp đi lặp lại là được.
Việc truyền dạy kỹ năng sống này bị cản trở khi phép lịch sự được coi là một loạt các quy tắc và quy ước xã hội mà chúng ta nên bỏ qua. Việc không tôn trọng uy quyền và tôn trọng người lớn tuổi chắc chắn đã góp phần vào điều đó. Việc ứng xử lịch sự cần có mối tương quan tôn trọng, giữa người cho và người nhận, giữa người dạy và người được dạy.
Chúng ta cần áp dụng vào chính mình nhiệm vụ này với tư cách là cha mẹ vì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi con cái chúng ta bắt đầu có được cách cư xử phù hợp. Từ 18 tháng trở đi, trẻ có thể nói lời cảm ơn. Bé vẫn không nói, nhưng không sao cả, bé sẽ bắt chước cử chỉ của bố mẹ đưa bánh quy cho bé bằng cách mở tay mẹ ra và khép tay mẹ lại: đó là cử chỉ đầu tiên cho ta nhận biết bé muốn nói lời cảm ơn. Sau đó, chúng ta có thể nhanh chóng chuyển sang dạy chúng biết chờ nhường cho người lớn đi trước, yêu cầu chúng lặp lại “Tôi xin lỗi” khi chúng băng qua trước mặt ai đó. Và một đứa trẻ có thể hiểu khi nào nói “chào buổi sáng” và “chúc ngủ ngon”.
Dạy lễ phép cần sự kiên trì và lặp đi lặp lại. Nó sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn kiên trì và nếu bạn làm gương trong cách cư xử trong cuộc sống của chính mình.
(WHĐ)