Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lễ Thiếu nhi.
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 31.10.2021
tại Nhà thờ Tân Phước
Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: HƯỚNG DẪN MỤC VỤ THÁNG 11/2021
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
HƯỚNG DẪN
V/v lãnh ơn Toàn xá và cầu nguyện cho các linh hồn
V/v lãnh ơn Toàn xá và cầu nguyện cho các linh hồn
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ,
cùng anh chị em giáo dân trong Tổng giáo phận,
Do tình trạng dịch bệnh, Toà Ân giải Tối cao đã công bố việc lãnh nhận ơn Toàn xá để nhường lại cho các linh hồn trong năm nay được mở rộng suốt tháng 11 như sau:
Các linh mục, trong năng quyền của mình cùng với các biện pháp an toàn cho bản thân và người khác, được mời gọi quảng đại cử hành bí tích Giải Tội và trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em bệnh nhân và người già yếu trong dịp này.
Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho những người qua đời trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh được tùy nghi cử hành vào một ngày phù hợp tại mỗi giáo xứ.
Vì năm nay không thể tổ chức thánh lễ chung cầu nguyện cho anh em linh mục trong giáo phận đã qua đời, xin quý cha dâng lễ cầu cho các ngài ngay tại cộng đoàn.
cùng anh chị em giáo dân trong Tổng giáo phận,
Do tình trạng dịch bệnh, Toà Ân giải Tối cao đã công bố việc lãnh nhận ơn Toàn xá để nhường lại cho các linh hồn trong năm nay được mở rộng suốt tháng 11 như sau:
- Những ai viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời vào bất cứ ngày nào trong tháng 11 được hưởng một ơn Toàn xá, nhưng phải nhường cho các linh hồn.
- Khi viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện vào một ngày của tháng 11, đọc một Kinh Lạy Cha và một Kinh Tin Kính, các tín hữu cũng được lãnh nhận một ơn Toàn xá để nhường cho các linh hồn.
- Đối với những người già yếu, bệnh tật hoặc những ai vì hoàn cảnh đặc biệt mà không thể ra khỏi nhà, cũng có thể lãnh nhận ơn Toàn xá, miễn là muốn hiệp thông với các tín hữu khác khi cầu nguyện cho những người đã qua đời trước ảnh tượng Chúa Giêsu hay Đức Mẹ, và có ý hướng thực hành ba điều kiện thông thường: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
Các linh mục, trong năng quyền của mình cùng với các biện pháp an toàn cho bản thân và người khác, được mời gọi quảng đại cử hành bí tích Giải Tội và trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em bệnh nhân và người già yếu trong dịp này.
Thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho những người qua đời trong thời gian giãn cách vì dịch bệnh được tùy nghi cử hành vào một ngày phù hợp tại mỗi giáo xứ.
Vì năm nay không thể tổ chức thánh lễ chung cầu nguyện cho anh em linh mục trong giáo phận đã qua đời, xin quý cha dâng lễ cầu cho các ngài ngay tại cộng đoàn.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B
Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 31.10.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: LINH MỤC GIUSE ĐỖ QUANG KHANG ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN BẮC NINH
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
THÔNG BÁO
Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang
được bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh
Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang
được bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh
Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và Chủng sinh,
cùng anh chị em giáo dân trong Tổng giáo phận
cùng anh chị em giáo dân trong Tổng giáo phận
Theo thông báo từ Phòng báo chí Toà Thánh và Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam chiều ngày 30/10/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang, thuộc Linh mục đoàn Tổng giáo phận và đang đảm trách chức vụ Phó Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, làm Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh.
Tòa Tổng giám mục trân trọng kính báo. Xin quý cha và các thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận hiệp thông tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cùng với Giáo hội Việt Nam, cách riêng Giáo phận Bắc Ninh, và cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giám mục tân cử Giuse trong sứ vụ mới.
Tòa Tổng giám mục trân trọng kính báo. Xin quý cha và các thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận hiệp thông tâm tình tạ ơn Thiên Chúa cùng với Giáo hội Việt Nam, cách riêng Giáo phận Bắc Ninh, và cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giám mục tân cử Giuse trong sứ vụ mới.
Tòa Tổng giám mục, ngày 30 tháng 10 năm 2021
Linh mục Chưởng ấn
(đã ký)
Phêrô Kiều Công Tùng
Linh mục Chưởng ấn
(đã ký)
Phêrô Kiều Công Tùng
(WGPSG)
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THÔNG BÁO BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN BẮC NINH
THÔNG BÁO
BỔ NHIỆM GIÁM MỤC PHÓ GIÁO PHẬN BẮC NINH
Lúc 17 giờ hôm nay, ngày 30 tháng 10 năm 2021, Đức Tổng giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Đỗ Quang Khang, thuộc linh mục đoàn Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh.
Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang đang đảm trách chức vụ Phó Giám đốc kiêm Giám học của Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
–––––––
Tiểu sử linh mục Giuse Đỗ Quang Khang
- Sinh ngày 07 tháng 11 năm 1965 tại Thủ Đức, Sài Gòn, là con thứ 8 trong gia đình có 10 người con gồm 3 trai 7 gái tại giáo xứ Từ Đức, Thủ Đức, Tổng giáo phận Sài Gòn
- Ông cố: Giuse Đỗ Văn Cao (đã qua đời); Bà cố: Maria Nguyễn Thị Tuyết
- Rửa tội: ngày 12 tháng 11 năm 1965 tại nhà thờ Từ Đức, Thủ Đức
- Thêm sức: ngày 1 tháng 5 năm 1973 tại nhà thờ Từ Đức, Thủ Đức
- 1981-1983: Học phổ thông Trung học Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức
- 1984-1987: Học Cao đẳng Sư phạm Tp.HCM
- 1988: Giáo viên Trường Hưng Bình, Thủ Đức
- 1989-1991: Thanh niên Xung phong Nông trường Nhị Xuân, Hóc Môn
- 10/1993-6/1999: Học Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
- 30/06/1999: Thụ phong linh mục do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
- 8/1999-3/2001: Linh mục Phụ tá giáo xứ Chợ Đũi, Hạt Sài Gòn
- 3/2001-6/2006: Học tại Học viện Công giáo Toulouse, Pháp, Tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học Kinh thánh
- 6/2006-8/2010: Học tại Học viện Kinh thánh Giáo hoàng, Rôma, Tốt nghiệp Cử nhân Kinh Thánh
- 8/2010-10/2021: Linh mục nội trú Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Tham gia giảng dạy các môn Tin Mừng Nhất lãm, Công vụ Tông đồ và Hy Lạp Kinh Thánh tại Đại Chủng viện Sài Gòn, Đại Chủng viện Hà Nội, Học viện Công giáo Việt Nam, và một số học viện dòng tu…
- 10/2011-10/2021: Giám học Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
- 8/2020-10/2021: Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
- Ngày 30/10/2021: Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh.
( WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN LẦN CHUỖI MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B
Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 30.10.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
CHUỖI HẠT CUỘC SỐNG TRONG ĐẠI DỊCH
CHUỖI HẠT CUỘC SỐNG TRONG ĐẠI DỊCH
TGPSG -- Cuộc đời của Chúa Giêsu vẫn đang tiếp diễn trong thế giới hôm nay, qua những tràng chuỗi Mân Côi được thể hiện cách sống động nơi cuộc đời phục vụ của từng Kitô hữu trong đại dịch...
Tháng Mười đang khép lại, nhưng lại mở ra bao hy vọng, khi các chốt được tháo gỡ khỏi những tuyến đường. Nhiều nơi được mở cửa để buôn bán, và nhà thờ có thánh lễ trở lại như báo hiệu niềm hy vọng mới đang trở lại với Sài Gòn thân thương này.
Tháng Mười cũng là tháng của vòng chuỗi Mân Côi, hay của vòng Lịch sử Cứu Độ, khi lần chuỗi Mân Côi mà suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu: Giáng sinh - Rao giảng - Tử nạn - Phục sinh.
Cầm chuỗi trong tay để cùng với Đức Maria đưa cuộc đời của Chúa Giêsu vào trong cuộc đời của từng người. Sống những mầu nhiệm Mân Côi để tháng Mân Côi tiếp tục nối dài trong ngày sống của mỗi Kitô hữu với những mùa Vui, Sáng, Thương và Mừng.
Mùa Vui
Mùa Vui: là niềm vui thúc đẩy tôi hăng say dấn thân đến với các bệnh nhân nhiễm Covid 19, khao khát lan tỏa yêu thương như chút muối giữa lòng biển của tình người trong đại dịch này, như biết bao các bác sỹ y tá, tình nguyện viên và các tu sĩ đang dấn thân nơi tuyến đầu tại các bệnh viện điều trị Covid.
Niềm vui ấy làm tôi hiểu hơn giá trị của ơn gọi dâng hiến vẫn đang âm thầm tỏa hương yêu thương nơi những đau đớn của các bệnh nhân.
Mùa Sáng
Mùa Sáng là ánh sáng mà tôi thấy được giữa những âm u đau đớn tại các phòng bệnh. Vâng, nơi các bệnh nhân đang chiến đấu đến kiệt sức với căn bệnh toàn cầu này, vẫn sáng lên niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống. Khi tôi chăm sóc các bệnh nhân thì chính họ đã dạy tôi niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Lời kể của cô Bình nghẹn ngào như người từ cõi chết trở về: “Sơ biết không, lúc nhập viện con phải thở máy đau đớn lắm, tưởng mình sẽ chết; lúc đó con chỉ biết giơ tay nhìn chuỗi hạt đang đeo ở tay mà gọi Đức Mẹ thương con, và xin Chúa cứu con; cuối cùng Chúa đã thương cho con khỏe lại.” Lời cô Bình khiến tôi thấy rõ hơn: sự sống - mà Thiên Chúa đã ban cho con người - thật là quý giá. Và rồi lúc nào vào phòng bệnh thăm cô, tôi cũng đều thấy cô đang mân mê chuỗi hạt Mân Côi như một vật quý giá.
Tháng Mười cũng là tháng của vòng chuỗi Mân Côi, hay của vòng Lịch sử Cứu Độ, khi lần chuỗi Mân Côi mà suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu: Giáng sinh - Rao giảng - Tử nạn - Phục sinh.
Cầm chuỗi trong tay để cùng với Đức Maria đưa cuộc đời của Chúa Giêsu vào trong cuộc đời của từng người. Sống những mầu nhiệm Mân Côi để tháng Mân Côi tiếp tục nối dài trong ngày sống của mỗi Kitô hữu với những mùa Vui, Sáng, Thương và Mừng.
Mùa Vui
Mùa Vui: là niềm vui thúc đẩy tôi hăng say dấn thân đến với các bệnh nhân nhiễm Covid 19, khao khát lan tỏa yêu thương như chút muối giữa lòng biển của tình người trong đại dịch này, như biết bao các bác sỹ y tá, tình nguyện viên và các tu sĩ đang dấn thân nơi tuyến đầu tại các bệnh viện điều trị Covid.
Niềm vui ấy làm tôi hiểu hơn giá trị của ơn gọi dâng hiến vẫn đang âm thầm tỏa hương yêu thương nơi những đau đớn của các bệnh nhân.
Mùa Sáng
Mùa Sáng là ánh sáng mà tôi thấy được giữa những âm u đau đớn tại các phòng bệnh. Vâng, nơi các bệnh nhân đang chiến đấu đến kiệt sức với căn bệnh toàn cầu này, vẫn sáng lên niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống. Khi tôi chăm sóc các bệnh nhân thì chính họ đã dạy tôi niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Lời kể của cô Bình nghẹn ngào như người từ cõi chết trở về: “Sơ biết không, lúc nhập viện con phải thở máy đau đớn lắm, tưởng mình sẽ chết; lúc đó con chỉ biết giơ tay nhìn chuỗi hạt đang đeo ở tay mà gọi Đức Mẹ thương con, và xin Chúa cứu con; cuối cùng Chúa đã thương cho con khỏe lại.” Lời cô Bình khiến tôi thấy rõ hơn: sự sống - mà Thiên Chúa đã ban cho con người - thật là quý giá. Và rồi lúc nào vào phòng bệnh thăm cô, tôi cũng đều thấy cô đang mân mê chuỗi hạt Mân Côi như một vật quý giá.
Tôi còn thấy ánh sáng của bầu trời thật là quý giá biết bao, khi tôi đẩy chiếc xe lăn đưa ông Hà Nguyên đi tắm nắng. Ông cười thật tươi với câu nói “hôm nay trời thật đẹp phải không?” Giọng nói của ông hòa vào tiếng cười của anh chị em tu sĩ tình nguyện chúng tôi, vì đã hơn một tháng, ông nằm trong phòng và lại còn bị mù nữa nên không thể tự mình đi ra ngoài được. Ông bị khiếm thị, nên phải chăng bầu trời mà ông nhìn thấy đó là tình người ấm áp mà ông cảm nhận được?
Mùa Thương
Mùa Thương vẫn có đó khi những ca bệnh trở nặng vẫn là nỗi trăn trở của các nhân viên y tế. Họ đang hết mình với từng bệnh nhân, theo dõi từng nhịp tim nhịp thở của các bệnh nhân đang nằm bất động trên giường: đau đớn hằn trên khuôn mặt với ống thở và ống nuôi ăn cùng các thiết bị y tế trên cơ thể; đôi mắt muốn mở ra nhưng nặng trĩu mệt mỏi…
Tôi bước tới bên từng bệnh nhân ở phòng ICU, cầm siết đôi tay tưởng chừng chẳng còn chút sức lực của họ để tiếp sức cho họ với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, đau đớn của anh chị em con trong đại dịch này, xin được hợp với đau đớn của Chúa Giêsu trên đồi Canvê; xin thương xót chúng con!”
Tôi bước tới bên từng bệnh nhân ở phòng ICU, cầm siết đôi tay tưởng chừng chẳng còn chút sức lực của họ để tiếp sức cho họ với lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, đau đớn của anh chị em con trong đại dịch này, xin được hợp với đau đớn của Chúa Giêsu trên đồi Canvê; xin thương xót chúng con!”
Và rồi cái chết vẫn lặng lẽ diễn ra thật cô đơn nơi bệnh viện không hoa nến, không kèn trống, không người thân. Đâu đó có tiếng nghẹn ngào không thành lời. Khi đứng trước cái chết, tự nhiên thấy lòng mình se lại trong một nỗi niềm không thể diễn tả được.
Mùa Mừng
Mỗi ca trực, tôi đến với bệnh nhân trong bộ áo bảo hộ nên có thể chẳng ai nhận ra mình là nữ tu cả. Nhưng tôi luôn muốn phục vụ bệnh nhân với tình yêu của một người dâng hiến trọn vẹn cho Chúa.
Mùa Mừng
Mỗi ca trực, tôi đến với bệnh nhân trong bộ áo bảo hộ nên có thể chẳng ai nhận ra mình là nữ tu cả. Nhưng tôi luôn muốn phục vụ bệnh nhân với tình yêu của một người dâng hiến trọn vẹn cho Chúa.
Ca trực đêm nay có người Công giáo xin xức dầu vì bệnh đang trở nặng. Tôi liên hệ để mời được một linh mục trong nhóm đến xức dầu cho anh. Nụ cười thanh thản của bệnh nhân - vui chịu đau đớn sau khi lãnh nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân - làm tôi thấy cái chết thật thật nhẹ nhõm: một cái chết đẹp sẽ dẫn vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ra khỏi phòng bệnh, tôi hỏi vị linh mục: “Cha ơi, nếu bệnh viện chỉ còn một người nhiễm Covid đang cần đến cha, cha có đi làm tình nguyện viên không?” Vị linh mục trẻ mỉm cười qua ánh mắt đầy niềm tin: “Có chứ sơ, vì phần rỗi của một linh hồn thôi, tôi cũng sẽ đi. Nhưng ở đây thì có tới… hơn một bệnh nhân mà!”
Ra khỏi phòng bệnh, tôi hỏi vị linh mục: “Cha ơi, nếu bệnh viện chỉ còn một người nhiễm Covid đang cần đến cha, cha có đi làm tình nguyện viên không?” Vị linh mục trẻ mỉm cười qua ánh mắt đầy niềm tin: “Có chứ sơ, vì phần rỗi của một linh hồn thôi, tôi cũng sẽ đi. Nhưng ở đây thì có tới… hơn một bệnh nhân mà!”
Để kết
Thật là đẹp khi tôi cảm nghiệm được cách sâu sắc những mùa Vui, Sáng, Thương hay Mừng trong cuộc sống quanh mình, ngay giữa đại dịch Covid này.
Tôi đã cảm nghiệm được điều ấy từ niềm tin đơn sơ mộc mạc của chính các bệnh nhân Covid, từ sự nhiệt tâm của các nhân viên y tế, và từ các linh mục tu sĩ đang âm thầm phục vụ.
Và như thế, chính trong đại dịch này, cuộc đời của Chúa Giêsu vẫn đang tiếp diễn trong thế giới hôm nay, qua những tràng chuỗi Mân Côi được thể hiện cách sống động trong cuộc đời phục vụ của từng Kitô hữu.
Tôi đã cảm nghiệm được điều ấy từ niềm tin đơn sơ mộc mạc của chính các bệnh nhân Covid, từ sự nhiệt tâm của các nhân viên y tế, và từ các linh mục tu sĩ đang âm thầm phục vụ.
Và như thế, chính trong đại dịch này, cuộc đời của Chúa Giêsu vẫn đang tiếp diễn trong thế giới hôm nay, qua những tràng chuỗi Mân Côi được thể hiện cách sống động trong cuộc đời phục vụ của từng Kitô hữu.
Maria Hồng Hà CMR (TGPSG)
Ngày 30.10.2021 - Bv Dã chiến Thu Dung 16
Ngày 30.10.2021 - Bv Dã chiến Thu Dung 16
(WGPSG)
HỌC YÊU NHƯ THẦY GIÊSU
HỌC YÊU NHƯ THẦY GIÊSU
TGPSG -- Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống suối nước, bèn quyết tâm cứu vớt nó. Không ngờ khi vị ấy vừa chạm vào thì đã bị nó chích ngay tay. Vị thiền sư không sợ hãi, nén cơn đau nhức nhối, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người đi đường bèn nói: "Nó lúc nào chẳng chích người ta, hà tất ngài phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích độc là bản năng của con bọ cạp, còn yêu thương là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của bọ cạp mà vứt bỏ bản năng của con người?”
Lời Thầy Giêsu hỏi những người Pharisêu và chúng ta hôm nay: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày Sa-bát?” (Lc 14,5). Quả thật, ai yêu thương thì không chần chừ, không e ngại, không sợ hãi nhưng mau mắn và dám chấp nhận tất cả vì sự sống, hạnh phúc của tha nhân. Chính Chúa Giêsu đã dạy và đã sống trọn vẹn giới răn yêu thương đến tận cùng. Vì thế, tình yêu mà Kitô hữu dành cho nhau bắt nguồn từ kinh nghiệm thiết thân được Đức Giê-su yêu thương đến cùng, và tình yêu chúng ta dành cho nhau khắc họa tình yêu Thiên Chúa và tương quan thuộc về Đức Ki-tô của chúng ta.
Điều đáng buồn trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu là chúng ta nói rất nhiều và rất hay về tình yêu thương nhưng có lẽ, chúng ta đã sống rất ít và rất yếu trong việc thực hành tình yêu thương đối với người thân cận. Chúng ta sẵn sàng cô lập những người có quan điểm khác biệt, hăng hái loại trừ người khác vì những sai lỗi của họ, và dửng dưng vô cảm trước những đau khổ, đói khát của anh chị em mình. Như thế, chúng ta đã “chích độc” vào người khác thay vì yêu thương như Chúa đã dạy và đã nêu gương trên thánh giá.
ĐTC. Phanxicô nhắc nhở rằng: “Chúng ta được dựng nên để sống sung mãn, là điều chỉ đạt được trong tình yêu. Dửng dưng trước đau khổ của người khác không thể là một chọn lựa; không thể để ai đó cứ ở mãi ‘bên lề cuộc đời’. Lẽ ra điều này phải khiến chúng ta phẫn nộ đến nỗi không còn thanh thản, bởi lẽ ta phải trăn trở trước nỗi đau của con người… Được tạo dựng cho tình yêu, mỗi người chúng ta đều cần mang trong mình một phép ‘xuất thần': đi ra khỏi chính mình để tìm gặp nơi người khác chính bản thân mình cách tròn đầy hơn” (Thông điệp Fratelli Tutti, số 68 & 88). Lời Chúa hôm nay chất vấn trái tim chúng ta và như tiếp tục mời gọi chúng ta: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Bệnh viện dã chiến số 12, ngày 29 tháng 10 năm 2021
Jos. Lương Tùng, CSsR
Jos. Lương Tùng, CSsR
(WGPSG)
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BẢY TUẦN 30 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 30.10.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, 29.10.2021
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Sáu, ngày 29.10.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)