THÁNG TƯ, TUẦN THÁNH, ĐẠI DỊCH & BỆNH ĐẶC HỮU
TGPSG -- Bây giờ là tháng Tư. Chúng ta sắp bước vào Tam Nhật Thánh 2022 để cùng cử hành và tham dự vào cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, sau đó mừng Chúa sống lại trong mùa Phục Sinh. Điều này khiến ta không khỏi xúc động xao xuyến khi nhớ về tháng Tư năm ngoái, vào cuối tháng, khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát cách khủng khiếp, tương tự như một cuộc khổ nạn kéo dài…
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư (bắt đầu từ 27.4.2021) -
bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam - đã diễn biến hết sức phức
tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tác động sâu sắc
trên mọi mặt đời sống của dân chúng.
Vì thế, từ ngày 31.5 đến ngày 30.9.2021, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ “Ai ở đâu ở yên đấy” để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân TP, ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế.
Đợt dịch này đã làm cho TP hết sức khó khăn, đặc biệt là ngành y tế gần như là quá tải khi phải căng mình đối mặt với đại dịch Covid-19. Có thể nói chưa bao giờ TP đối diện với một thực tế khốc liệt trong hơn 5 tháng này.
Số người nhiễm bệnh và qua đời mỗi ngày một tăng nhanh.
LINH MỤC, TU SĨ RA TUYẾN ĐẦU
Trước những khó khăn to lớn đó, lãnh đạo TP đã vận động các tôn giáo trên địa bàn TP kêu gọi các vị chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tự nguyện đăng ký tham gia hỗ trợ, phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức Covid-19 nhằm chia sẻ, giảm áp lực trên lực lượng y tế.
Hưởng ứng những vận động này, Đức Tổng Giám mục Giuse
Nguyễn Năng đã kêu gọi các linh mục triều và dòng, các tu sĩ nam nữ
thuộc các hội dòng, tu hội qua văn phòng tu sĩ để lên đường đi vào tâm
dịch để dấn thân phục vụ các bệnh nhân covid, tại những nơi đang đối
diện với sự sống còn của con người, trong cuộc chiến với đại dịch
Covid-19.
Từ ngày 22.7.2021 đến tháng 2.2022, đã có 719 tình nguyện linh mục tu sĩ đi đến các bệnh viện dã chiến để phục vụ bệnh nhân nhiễm Covid. Họ đã phục vụ tại các bệnh viện sau đây:
Từ ngày 03.12.2021 đến 24.01.2022, có 184 TNV, trong đó có 4 linh mục dòng và 1 phó tế dòng phục vụ 5 Bệnh viện
Đặc biệt, Cha Giuse Nguyễn Anh Tuấn - Dòng Anh Em Hèn Mọn - giúp từ ngày 20.8 đến 19.11.2021 (3 tháng); đến ngày 13.12.2021 lại tiếp tục quay lại bệnh viện Hồi sức Covid-19 giúp vì “thương bệnh nhân”.
Cách riêng trong dịp Tết cổ truyền của Dân tộc, 64 tu sĩ tình nguyện đón Xuân cùng bệnh nhân trong 4 bệnh viện điều trị Covid (Hồi sức Covid-19; Tân Bình; Số 16 và Chợ Rẫy).
Trong 64 tu sĩ có một linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn là Cha Phêrô Dương Văn Thiên; Cha đã từng giúp Bệnh viện dã chiến điều trị Covid Quận 7 từ ngày 16.08.2021 đến 22.10.2021 (2 tháng), nay Cha lại đến Bệnh viện Hồi sức Covid để giúp các bệnh nhân trong dịp Tết.
Chúng ta cùng xem lại video clip “Religious volunteers in Saigon during the Covid-19 pandemic - Các tình nguyện viên tu sĩ Sài Gòn trong đại dịch Covid-19” để thấy Chúa đã hướng dẫn con người cách kỳ diệu như thế nào trong thời gian cực kỳ khó khăn này.
- Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 10 (TP.Thủ Đức)
- Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12 (TP.Thủ Đức)
- Bệnh viện Hồi Sức chuyên sâu Covid-19 (Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2)
- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
- Bệnh viện dã chiến số 16 - Trung tâm hồi sức Trung Ương Bạch Mai, Quận 7
- Bệnh viện dã chiến Quận 7
- Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 đa tầng Tân Bình
- Bệnh viện Trưng Vương
- Bệnh viện Chợ Rẫy.
Từ ngày 03.12.2021 đến 24.01.2022, có 184 TNV, trong đó có 4 linh mục dòng và 1 phó tế dòng phục vụ 5 Bệnh viện
Đặc biệt, Cha Giuse Nguyễn Anh Tuấn - Dòng Anh Em Hèn Mọn - giúp từ ngày 20.8 đến 19.11.2021 (3 tháng); đến ngày 13.12.2021 lại tiếp tục quay lại bệnh viện Hồi sức Covid-19 giúp vì “thương bệnh nhân”.
Cách riêng trong dịp Tết cổ truyền của Dân tộc, 64 tu sĩ tình nguyện đón Xuân cùng bệnh nhân trong 4 bệnh viện điều trị Covid (Hồi sức Covid-19; Tân Bình; Số 16 và Chợ Rẫy).
Trong 64 tu sĩ có một linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn là Cha Phêrô Dương Văn Thiên; Cha đã từng giúp Bệnh viện dã chiến điều trị Covid Quận 7 từ ngày 16.08.2021 đến 22.10.2021 (2 tháng), nay Cha lại đến Bệnh viện Hồi sức Covid để giúp các bệnh nhân trong dịp Tết.
Chúng ta cùng xem lại video clip “Religious volunteers in Saigon during the Covid-19 pandemic - Các tình nguyện viên tu sĩ Sài Gòn trong đại dịch Covid-19” để thấy Chúa đã hướng dẫn con người cách kỳ diệu như thế nào trong thời gian cực kỳ khó khăn này.
Sau thời gian phục vụ tại các bệnh viện, các tình nguyện viên được đưa về nơi nghỉ ngơi và cách ly. Sau một tuần, họ được xét nghiệm covid lại một lần nữa; khi có kết quả âm tính, họ trở về nhà dòng của mình. Họ đã nhìn lại quãng thời gian ở tuyến đầu để tạ ơn Chúa. Ngoài video trên đây, còn có nhiều video, audio và hơn 100 bài chia sẻ của họ được đăng trên web giáo phận, trong các đề mục: Sinh hoạt Giáo phận, Dòng Tu, Hãy đến mà xem, Suy tư & Cầu nguyện…
Nhìn lại những dấn thân của các tình nguyện viên tu sĩ, ta có thể nhớ tới lời phát biểu của Đức Tổng trong buổi Đối thoại liên tôn ngày 27.10.2021:
Nhìn lại những dấn thân của các tình nguyện viên tu sĩ, ta có thể nhớ tới lời phát biểu của Đức Tổng trong buổi Đối thoại liên tôn ngày 27.10.2021:
“Giờ đây chúng ta nhìn lại 6 tháng vừa qua, Người ta nhận ra một thông điệp lớn từ đại dịch. Đó là nhân loại tồn tại được là nhờ tình liên đới. Nhân loại chỉ có thể vượt qua đại dịch nếu liên đới với nhau. Hiệp lực với nhau, sự hiệp lực giữa các tôn giáo tạo nên sức mạnh có thể giải thoát nhân sinh khỏi những đau khổ thể xác cũng như tinh thần.”
Nhớ về thời gian bùng phát đại dịch này ở Sài Gòn, người ta không thể quên lời kêu gọi ‘Thương quá Sài Gòn ơi’ của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam vào ngày 9-7-2021:
“Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Nhớ về thời gian bùng phát đại dịch này ở Sài Gòn, người ta không thể quên lời kêu gọi ‘Thương quá Sài Gòn ơi’ của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam vào ngày 9-7-2021:
“Chưa bao giờ, kể cả thời chiến tranh, thành phố đã trải qua những ngày thử thách bức bách như hôm nay. Muôn vàn thảm kịch đang diễn ra mỗi lúc một nghiêm trọng: lây nhiễm cộng đồng, bệnh viện quá tải, y sỹ, nhân viên y tế kiệt lực, đội phòng chống căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, lưu thông hạn chế, vật giá leo thang… Thành phố đã từng mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, là “đầu tầu kinh tế” đang lâm nguy, đang thiếu nhân sự, đang thiếu gạo, thiếu rau, thiếu tiền, thiếu thuốc và thiếu cả tương lai… Hàng vạn cụ già và trẻ em bán vé số, trà đá, hàng rong, taxi, xe ôm sẽ lấy gì ăn nếu không được ra đường trong những ngày tới đây? Công nhân xí nghiệp đào đâu ra tiền nếu một mai nhà máy giảm biên chế hoặc đóng cửa?
Anh chị em hãy nhớ lại: chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh miền trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngỏ hẻm. Trái tim Việt Nam lúc nào cũng thì thào: một miếng khi đói bằng một gói khi no; nhiễu điều phủ lấy giá gương; người trong một nước hãy thương nhau cùng. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều...
Tôi kêu gọi tín hữu Công giáo, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy…”
Tôi kêu gọi tín hữu Công giáo, mọi thành phần Dân Chúa, các giáo phận, dòng tu, giáo xứ, tổ chức từ thiện, Bác ái – Caritas, đoàn thể, ngành giới, nhóm thân hữu hãy coi đây là cơ hội thực thi bác ái theo Lời Chúa dạy…”
Ngoài tuyến đầu, các thiện nguyện viên linh mục tu sĩ, và có cả giáo dân nữa, đã cùng giới y tế dấn thân để cứu giúp các bệnh nhân Covid, thánh hóa bản thân trong dịch bệnh.
Tại giáo xứ, trong các cộng đoàn dòng tu và nơi các hộ
gia đình trong thời cách ly, các chủ chăn, tu sĩ và các tín hữu cũng đã
thánh hóa những khó khăn, những bệnh tật của mình, thể hiện tình yêu
thương đặc biệt với những người thân trong gia đình, và cứu trợ những
gia đình gặp khó khăn.
Họ cũng đã chia sẻ trải nghiệm của mình qua những video, audio và hơn 60 bài viết được đăng trên trang web này, trong các đề mục Sinh hoạt Giáo xứ, Đoàn thể & Nhóm hội, Mục vụ, Sứ mạng Truyền Thông…
TỪ ĐẠI DỊCH TỚI BỆNH ĐẶC HỮU
Như vậy, từ tháng 1/2020 đến nay Việt Nam đã phải chống chọi với 4 đợt dịch Covid-19 và hiện tại đang hướng tới chung sống an toàn với Sars-CoV-2. Điều này dựa vào những kết quả phòng, chống dịch đạt được trên thực tế trong hơn hai năm qua.
Linh hoạt thay đổi chiến lược chống dịch
Tính theo từng thời điểm bùng phát SAR-CoV-2 thì nước ta trải qua 4 đợt dịch.
- Đợt dịch thứ nhất, từ ngày 23/1/2020, khi Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên, đến hết tháng 4/2020.
- Đợt dịch thứ hai, trong các tháng 7 và 8/2020.
- Đợt dịch thứ ba, trong tháng 1 và 2/2021.
- Đợt dịch thứ tư, từ ngày 27/4/2021 đến nay.
Tùy theo diễn biến thực tế của dịch Covid-19 mà Chính phủ Việt Nam đề ra những chiến lược phòng, chống dịch khác nhau, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi.
Chiến lược chống dịch ở Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ khi vaccine ngừa COVID-19 được coi vũ khí chủ lực trong chiến lược “5K cộng”.
Sau gần hai năm chống chọi với dịch bệnh, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới lần lượt từ bỏ mục tiêu "Zero Covid-19" không khả thi và phải trả giá rất cao về kinh tế - xã hội, kể từ khi các biến thể Delta và Omicron xuất hiện.
Cơ sở quan trọng để Việt Nam từ bỏ chiến lược "Zero Covid-19" (không còn áp dụng các biện pháp truy vết triệt để, phong tỏa chặt, cách ly tập trung) là nguồn lực vaccine.
Chiến lược chống dịch ở Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ khi vaccine ngừa COVID-19 được coi vũ khí chủ lực trong chiến lược “5K cộng”.
Sau gần hai năm chống chọi với dịch bệnh, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới lần lượt từ bỏ mục tiêu "Zero Covid-19" không khả thi và phải trả giá rất cao về kinh tế - xã hội, kể từ khi các biến thể Delta và Omicron xuất hiện.
Cơ sở quan trọng để Việt Nam từ bỏ chiến lược "Zero Covid-19" (không còn áp dụng các biện pháp truy vết triệt để, phong tỏa chặt, cách ly tập trung) là nguồn lực vaccine.
Hướng tới “bệnh đặc hữu”
Trình bày tại phiên họp vào sáng 5/3/2022 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo Bộ Y Tế có nói đến “Bệnh lưu hành”, tiếng Anh là Endemic diseases, mà một số chuyên gia còn gọi là “bệnh đặc hữu".
Khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu, thì có nghĩa là sẽ không xem Covid-19 là đại dịch nữa mà coi như một bệnh lý chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh chuyên khoa thông thường. Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tập trung chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả, giảm biến chứng, giảm tử vong. Việc thanh toán, chi trả tiền khám, chữa bệnh Covid-19 cũng cần ứng xử như với các bệnh lý khác, nghĩa là có thể do Bảo hiểm y tế chi trả hoặc khám dịch vụ do người dân tự chi trả.
Bộ Y tế của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác để theo dõi tình hình dịch Covid-19, cập nhật sự biến đổi của Sars-Cov-2 nhằm coi Covid-19 là bệnh đặc hữu - bệnh lưu hành vào thời điểm thích hợp với một số điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là tỷ lệ người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngày càng cao. Điều kiện thứ hai, biến thể Omicron đang giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam. Khả năng lây nhiễm của biến thể này cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng số bệnh nhân chuyển nặng và tử vong không cao.
Bộ Y tế của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác để theo dõi tình hình dịch Covid-19, cập nhật sự biến đổi của Sars-Cov-2 nhằm coi Covid-19 là bệnh đặc hữu - bệnh lưu hành vào thời điểm thích hợp với một số điều kiện.
Điều kiện thứ nhất là tỷ lệ người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngày càng cao. Điều kiện thứ hai, biến thể Omicron đang giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam. Khả năng lây nhiễm của biến thể này cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta, nhưng số bệnh nhân chuyển nặng và tử vong không cao.
Tuy nhiên, vì đại dịch Covid-19 vẫn có thể có những diễn biến phức tạp nên cần có thêm thời gian, xem xét nhiều yếu tố về dịch tễ và điều trị, mới có thể công bố chính thức đây là bệnh đặc hữu được. Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng cường năng lực phòng, chống dịch cho các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở, sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới.
TUẦN THÁNH 2022
Trong Tuần Thánh 2022, chúng ta đặc biệt cầu xin cho đại dịch Covid-19 và các loại chiến tranh, đặc biệt cuộc chiến tại Ukraina được chấm dứt.
TUẦN THÁNH 2022
Trong Tuần Thánh 2022, chúng ta đặc biệt cầu xin cho đại dịch Covid-19 và các loại chiến tranh, đặc biệt cuộc chiến tại Ukraina được chấm dứt.
Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng xin Chúa cho ta được trở nên của lễ hy sinh với Chúa trên thập giá, để mang lại ơn phục sinh cho ta và mọi người.
Ban Biên tập Web TGPSG
(WGPSG)