4 CÁCH GIÚP THANH THIẾU NIÊN
HỨNG THÚ VỚI KINH THÁNH
HỨNG THÚ VỚI KINH THÁNH
Theresa Civantos Barber
WHĐ (22.5.2022) – Là một giáo lý viên kỳ cựu và cũng là một người “say mê Kinh Thánh”, Mark Hart đã dành gần 3 thập kỷ để dạy giáo lý cho thanh thiếu niên, và đã nhận ra rằng các em có thể quan tâm đến Kinh thánh nhiều hơn những gì mà người lớn có thể nhận ra.
Trong một cuộc phỏng vấn với Trang báo điện tử Aleteia, Hart chia sẻ 4 gợi ý rất thiết thực trong việc làm sao để giới thiệu Kinh thánh cho thanh thiếu niên.
1. Khuyến khích thanh thiếu niên đặt ra những câu hỏi
Bước đầu tiên là để cho thanh thiếu niên đi vào trạng thái suy tư sâu sắc. Để được như vậy, điều quan trọng là phải tạo điều kiện giúp các em đặt câu hỏi trước khi chúng ta bắt đầu chia sẻ về kiến thức. Ví dụ, có thể khởi đi bằng việc đặt câu hỏi Tại sao:
1. Khuyến khích thanh thiếu niên đặt ra những câu hỏi
Bước đầu tiên là để cho thanh thiếu niên đi vào trạng thái suy tư sâu sắc. Để được như vậy, điều quan trọng là phải tạo điều kiện giúp các em đặt câu hỏi trước khi chúng ta bắt đầu chia sẻ về kiến thức. Ví dụ, có thể khởi đi bằng việc đặt câu hỏi Tại sao:
- Tại sao các em nghĩ rằng mình đang hiện diện ở đây?
- Tại sao mình được sinh ra?
- Tại sao Thiên Chúa dựng nên mình?
2. Giải thích rằng các em là một phần của một câu chuyện rộng lớn hơn
Để học biết về Thiên Chúa, Đấng là “tác giả của câu chuyện”, thanh thiếu niên cần “lưu tâm đến thực tế là họ đang ở trong câu chuyện”.
Do đó, bước tiếp theo là giúp các em nhận ra rằng những câu hỏi mang tính cốt lõi của mình có câu trả lời trong câu chuyện về ơn cứu độ.
Mark khuyên nên giải thích cho các thiếu niên hiểu rằng: “Cuộc đời của các em là một câu chuyện và mỗi người là một nhân vật trong câu chuyện. Mọi thứ thực sự bắt đầu từ đây, rằng có một câu chuyện mà Thiên Chúa đang cố gắng kể cho chúng ta và về chúng ta”.
Để học biết về Thiên Chúa, Đấng là “tác giả của câu chuyện”, thanh thiếu niên cần “lưu tâm đến thực tế là họ đang ở trong câu chuyện”.
Do đó, bước tiếp theo là giúp các em nhận ra rằng những câu hỏi mang tính cốt lõi của mình có câu trả lời trong câu chuyện về ơn cứu độ.
Mark khuyên nên giải thích cho các thiếu niên hiểu rằng: “Cuộc đời của các em là một câu chuyện và mỗi người là một nhân vật trong câu chuyện. Mọi thứ thực sự bắt đầu từ đây, rằng có một câu chuyện mà Thiên Chúa đang cố gắng kể cho chúng ta và về chúng ta”.
3. Biết bắt đầu từ đâu trong Kinh Thánh
Kinh thánh không phải là một cuốn sách mà là một bộ sưu tập khổng lồ. Nên việc đọc tuần tự hết bộ Kinh thánh có thể là một công việc quá sức của các em. Chính vì thế, Hart đã lập ra chương trình Venture: The Bible Timeline for High School, có nghĩa là dùng những Mốc thời gian trong Sách thánh để trình bày “bức tranh lớn hơn” về lịch sử cứu độ theo cách đơn giản dễ trình bày và cũng dễ tiếp thu.
Một cách cụ thể, chúng ta có thể cùng nhau đọc qua Kinh thánh một cách chậm rãi. Tôi có thể giúp các em nhận thức về những thử thách, khó khăn, chướng ngại vật mà các em luôn trải nghiệm trong cuộc sống. Và, với sự kiên trì, các em sẽ dần hiểu rằng Kinh thánh là một trong những cách thế mà Thiên Chúa luôn cố gắng không chỉ giao tiếp với chúng ta mà còn truyền đạt về chúng ta.
Việc hiểu biết về bối cảnh của các sách trong Kinh thánh sẽ tạo nên sự khác biệt. Nhờ đó, “khi mở Kinh thánh ra, thì chính bàn tay, tâm trí và trái tim của các em cũng mở ra để đón nhận điều Thiên Chúa muốn nói với các em qua Kinh Thánh”.
Kinh thánh không phải là một cuốn sách mà là một bộ sưu tập khổng lồ. Nên việc đọc tuần tự hết bộ Kinh thánh có thể là một công việc quá sức của các em. Chính vì thế, Hart đã lập ra chương trình Venture: The Bible Timeline for High School, có nghĩa là dùng những Mốc thời gian trong Sách thánh để trình bày “bức tranh lớn hơn” về lịch sử cứu độ theo cách đơn giản dễ trình bày và cũng dễ tiếp thu.
Một cách cụ thể, chúng ta có thể cùng nhau đọc qua Kinh thánh một cách chậm rãi. Tôi có thể giúp các em nhận thức về những thử thách, khó khăn, chướng ngại vật mà các em luôn trải nghiệm trong cuộc sống. Và, với sự kiên trì, các em sẽ dần hiểu rằng Kinh thánh là một trong những cách thế mà Thiên Chúa luôn cố gắng không chỉ giao tiếp với chúng ta mà còn truyền đạt về chúng ta.
Việc hiểu biết về bối cảnh của các sách trong Kinh thánh sẽ tạo nên sự khác biệt. Nhờ đó, “khi mở Kinh thánh ra, thì chính bàn tay, tâm trí và trái tim của các em cũng mở ra để đón nhận điều Thiên Chúa muốn nói với các em qua Kinh Thánh”.
4. Chỉ ra những cách thế Kinh thánh giúp các em hiểu cuộc sống của chính mình như thế nào
Bất cứ điều gì mà một thanh thiếu niên đang gặp phải, thì một nhân vật nào đó trong Kinh thánh cũng đã từng trải nghiệm và đương đầu. Việc rút ra được những chủ đề này sẽ giúp các em hiểu tại sao Kinh thánh có liên quan đến cuộc sống của họ.
Với những vấn nạn mà các em có thể có như: Tôi được mời gọi dấn thân cho điều gì? Tài năng của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì?… Chúng ta có thể giúp các em hiểu rằng những chủ đề này cũng được tìm thấy trong Kinh thánh, và từ đó chúng ta có thể giải thích Kinh thánh cho các em.
Ví dụ, bất kể tuổi tác và hoàn cảnh, ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt với những sợ hãi, lo lắng về tương lai. Trong Tin mừng Matthêu 6, Chúa Giêsu nói về sự lo lắng và băn khoăn về của ăn, áo mặc, bị bắt bớ… và một lời trấn an rất phổ biến trong Kinh thánh là “Đừng sợ”. Nên, chúng ta cần phải có lòng can đảm và đặt niềm tin vào Chúa. Tới đây, các em có thể nhận ra Kinh thánh đề cập đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thực của các em.
Trên tất cả, Kinh thánh giúp thanh thiếu niên, và tất cả chúng ta, thực sự hiểu được mục đích của cuộc đời, nhận ra căn tính của mình, và lý do tại sao mỗi người có mặt trên trái đất này.
Vào cuối cuộc đời, khi chúng ta đã sống hết mình cho Chúa, thì Kinh thánh là lời giải đáp sau cùng: Thiên Chúa là Đấng trung thành, và Kinh thánh không bao giờ đánh lừa chúng ta.
Kinh thánh thực sự là ân ban của Thiên Chúa, như một người bạn đồng hành, một người mục tử. Thật thế, trong khi các em “chẳng thể mang Thánh Thể đi khắp mọi nơi, nhưng các em có thể mang Thánh Kinh bên cạnh mình đi tới bất kỳ nơi nào. Và, các em có thể bắt đầu và kết thúc một ngày với Thiên Chúa”.
Bất cứ điều gì mà một thanh thiếu niên đang gặp phải, thì một nhân vật nào đó trong Kinh thánh cũng đã từng trải nghiệm và đương đầu. Việc rút ra được những chủ đề này sẽ giúp các em hiểu tại sao Kinh thánh có liên quan đến cuộc sống của họ.
Với những vấn nạn mà các em có thể có như: Tôi được mời gọi dấn thân cho điều gì? Tài năng của tôi là gì? Điểm yếu của tôi là gì?… Chúng ta có thể giúp các em hiểu rằng những chủ đề này cũng được tìm thấy trong Kinh thánh, và từ đó chúng ta có thể giải thích Kinh thánh cho các em.
Ví dụ, bất kể tuổi tác và hoàn cảnh, ai trong chúng ta cũng đều phải đối mặt với những sợ hãi, lo lắng về tương lai. Trong Tin mừng Matthêu 6, Chúa Giêsu nói về sự lo lắng và băn khoăn về của ăn, áo mặc, bị bắt bớ… và một lời trấn an rất phổ biến trong Kinh thánh là “Đừng sợ”. Nên, chúng ta cần phải có lòng can đảm và đặt niềm tin vào Chúa. Tới đây, các em có thể nhận ra Kinh thánh đề cập đến những vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thực của các em.
Trên tất cả, Kinh thánh giúp thanh thiếu niên, và tất cả chúng ta, thực sự hiểu được mục đích của cuộc đời, nhận ra căn tính của mình, và lý do tại sao mỗi người có mặt trên trái đất này.
Vào cuối cuộc đời, khi chúng ta đã sống hết mình cho Chúa, thì Kinh thánh là lời giải đáp sau cùng: Thiên Chúa là Đấng trung thành, và Kinh thánh không bao giờ đánh lừa chúng ta.
Kinh thánh thực sự là ân ban của Thiên Chúa, như một người bạn đồng hành, một người mục tử. Thật thế, trong khi các em “chẳng thể mang Thánh Thể đi khắp mọi nơi, nhưng các em có thể mang Thánh Kinh bên cạnh mình đi tới bất kỳ nơi nào. Và, các em có thể bắt đầu và kết thúc một ngày với Thiên Chúa”.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (18. 5. 2022)
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (18. 5. 2022)
(WHĐ)