Z
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 4 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Thánh Gioan Boscô, linh mục. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 31.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN 4 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 30.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 27.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Thánh Timôthêô và Thánh Titô. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 26.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 3 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ, TRỞ LẠI. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 25.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỒNG BA TẾT NHÂM DẦN 2023. THÁNH HOÁ CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 24.01.2023
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
SỢ TẾT
SỢ TẾT
TGPSG - Nhiều người vẫn cảm thấy Tết là nỗi ám ảnh với gia đình họ; nhưng có lẽ đúng hơn là họ sợ về các khoản chi cho mùa Tết.
Dần dần cuộc sống thay đổi đã làm con người biến mọi giá trị của cuộc sống phải lệ thuộc vào thước đo vật chất. Chẳng hạn chúng ta vẫn than thở Tết phải nghĩ tới tiền thưởng, lì xì, quà cáp… Chắc chắn rằng những thứ đó cũng mang lại nhiều niềm vui trong ngày Tết. Thế nhưng, nếu chỉ chăm chú đến điều đó thì đúng quả là một nỗi sợ.
Ý nghĩa của Tết vẫn còn lớn hơn nhiều so với những điều đó. Nếu chúng ta khám phá ra điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình yêu thương thì có lẽ mỗi lần Tết về sẽ không là gánh nặng hay sợ hãi nữa cho bằng là dịp để con người chúng ta trở về với nguồn cội của mình và cũng là dịp để nối kết lại tình người.
Người ta kiếm tiền là để xây hạnh phúc, nhưng thật là nực cười khi người ta có tiền thì lại quên đi hạnh phúc là mục đích đời mình.
Nếu có thể đặt một tên khác cho Tết thì xin được chọn là Tết Tình Yêu. Đó là cái Tết để chúng ta cảm nếm được hương vị mùa xuân ấm áp, sự hài hoà của thiên nhiên, sự nối kết giữa đất trời và sự chan hoà giữa người và người. Cái Tết để chúng ta nhận ra cái Tình thật đẹp thật quý trong gia đình chúng ta; giữa các thế hệ; giữa ba mẹ và con cái; giữa vợ và chồng; giữa bản thân và bạn bè lối xóm… Cái Tết để mọi người dành thời gian cho nhau để nhìn được nhau, ăn bữa cơm với nhau, vui đùa với nhau, nói chuyện “offline” với nhau chứ không phải ở trên smartphone nữa.
Ý nghĩa của Tết là tình yêu, là hạnh phúc nhưng có lẽ nhiều người đã lãng quên rồi. Nếu mọi người có thể nói “Có thực mới vực được đạo” thì cũng phải nói thêm rằng “có thực thì đừng quên đạo”.
Nếu có sợ Tết thì hãy lo sợ về những gì đang xảy ra làm chia rẽ, bất an trong gia đình; hãy tạm gác lại cái sợ của vật chất tiền của để tìm về với gia đình với bình an hạnh phúc, để quảng đại trao tặng cho nhau món quà mang tên tình người; mà nếu có lo có sợ đi nữa thì cũng đừng quên cái đạo nghĩa của cái Tết Tình Yêu.
Ý nghĩa của Tết vẫn còn lớn hơn nhiều so với những điều đó. Nếu chúng ta khám phá ra điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là tình yêu thương thì có lẽ mỗi lần Tết về sẽ không là gánh nặng hay sợ hãi nữa cho bằng là dịp để con người chúng ta trở về với nguồn cội của mình và cũng là dịp để nối kết lại tình người.
Người ta kiếm tiền là để xây hạnh phúc, nhưng thật là nực cười khi người ta có tiền thì lại quên đi hạnh phúc là mục đích đời mình.
Nếu có thể đặt một tên khác cho Tết thì xin được chọn là Tết Tình Yêu. Đó là cái Tết để chúng ta cảm nếm được hương vị mùa xuân ấm áp, sự hài hoà của thiên nhiên, sự nối kết giữa đất trời và sự chan hoà giữa người và người. Cái Tết để chúng ta nhận ra cái Tình thật đẹp thật quý trong gia đình chúng ta; giữa các thế hệ; giữa ba mẹ và con cái; giữa vợ và chồng; giữa bản thân và bạn bè lối xóm… Cái Tết để mọi người dành thời gian cho nhau để nhìn được nhau, ăn bữa cơm với nhau, vui đùa với nhau, nói chuyện “offline” với nhau chứ không phải ở trên smartphone nữa.
Ý nghĩa của Tết là tình yêu, là hạnh phúc nhưng có lẽ nhiều người đã lãng quên rồi. Nếu mọi người có thể nói “Có thực mới vực được đạo” thì cũng phải nói thêm rằng “có thực thì đừng quên đạo”.
Nếu có sợ Tết thì hãy lo sợ về những gì đang xảy ra làm chia rẽ, bất an trong gia đình; hãy tạm gác lại cái sợ của vật chất tiền của để tìm về với gia đình với bình an hạnh phúc, để quảng đại trao tặng cho nhau món quà mang tên tình người; mà nếu có lo có sợ đi nữa thì cũng đừng quên cái đạo nghĩa của cái Tết Tình Yêu.
Đaminh Trường Sơn, SDB (TGPSG)
(WGPSG)
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023
GỐC MAI QUÊ NHÀ
GỐC MAI QUÊ NHÀ
Gió đưa khí se lạnh của mùa đông đi để nhường cho những tia nắng ấm áp của mùa xuân lại về với quê hương. Chỉ khi nhắm mắt để lòng mình một chút lặng, để cảm nhận sự nhung nhớ mái ấm nơi mình xuất phát, nơi mà chỉ có thể gọi bằng một tiếng “Quê”.
Làm ấm lòng bao người con xa quê, là cả một ký ức với bà con lối xóm, với những đứa bạn thân nhau như anh em của mình. Quê ấy còn là cả một lối sống ân tình nhào nặn nên con người hiện tại của mỗi người nữa.
Nơi ấy có mái nhà không chỉ che nắng mưa nhưng còn là nơi có sự che chở của Ba và Mẹ. Nơi quê nhà ấy có người đang đợi những đứa con trở về. Đó là tấm lòng người Ba, người Mẹ đang chăm chỉ dệt đời mình trong năm tháng, mà mỗi tháng năm trôi đi, lại hằn thêm nếp nhăn trên trán ba, vết chân chim cũng đậm thêm trên mắt Mẹ. Bên hiên nhà, gốc mai đang chờ tay ai đó hái lá để chuẩn bị cho cái tết đoàn viên của gia đình.
Ngoài trời cơn mưa phùn nhòe qua cửa sổ, Hưng nhìn dòng người đang mải miết trở về quê, ca trực tối nay ở bệnh viện làm Hưng không thể ngừng nhớ về những kỷ niệm như vừa mới xảy ra
Nhớ cái Tết năm nào về nhà được nghe tiếng nhắc nhở của Má: “Học gì thì học phải nhớ mình là người có đạo, là con của Chúa nữa nha con!”
Con lao đầu vào học ngành Y miệt mài với bài vở và những tuần thực tập lay lất tại các bệnh viện. Những ca trực đêm mệt mỏi đối với con không có ngày Chúa nhật nữa! Con không nhớ gần chỗ con ở và đi học có Nhà thờ nào nữa vì từ ngày nhập học đến giờ con đã chưa tìm đến Nhà thờ để đi lễ, những địa chỉ con tìm kiếm là thư viện, là bệnh viện, là chỗ học nhóm, là quán ăn, là chỗ giải trí ….. mà Nhà thờ thì không một lần con tìm kiếm.
Nhớ năm Y4 về quê ăn tết, Ba vừa nhặt lá cây mai vừa nhắc nhở: “Làm bác sĩ thì tốt thật đó, nhưng có tin vào Chúa thì mới chữa bệnh cho người ta được, con nhé!”
Con làu bàu: “Khoa học tiến bộ, những gì trong Thánh Kinh dường như đang được giải thích bởi khoa học; các bệnh tật Chúa Giêsu chữa trong Kinh Thánh hiện nay y học cũng đã làm được như bị sốt, bị phong cùi, tê bại… Kinh Thánh còn đáng tin hay không? Sao Ba Mẹ vẫn cứ tin vậy
Nhớ năm cuối đại học y về quê nghỉ tết có 3 ngày thế mà Mẹ vẫn nhắc nhở: “Phải biết tự chăm sóc bản thân mình, ba mẹ cho con một thân xác nhưng Thiên Chúa mới ban cho con sự sống phần còn lại là con phải biết duy trì sự sống ấy cho tốt, nhớ chưa”
Con đã ăn không biết bao nhiêu gói mì nữa vì nó tiện lợi và con cũng lười biếng nữa ăn vội cho hết đói, đã không ít lần con bị đau dạ dày, con nhớ những bữa cơm của mẹ miếng cà giòn, khúc cá mặn và tô canh rau đay.
Nơi quê nhà ấy điều con nhớ nhất là đôi tay của Ba, Mẹ. Đôi tay nhỏ nhắn của Mẹ ẵm bế con từ thuở nhỏ, nắm lấy tay con khi đến trường, ôm lấy con khi đêm về, chăm sóc con những bữa ăn; khi con bị đau ốm tay mẹ không rời con, đôi tay mẹ vỗ về con khi con thất bại, và cũng đôi tay Mẹ dạy con bài học đức Tin đầu tiên với dấu Thánh Giá, và cùng cầm lấy tay con lần chuỗi Mân côi. Đôi tay lớn của Ba nắm lấy bàn tay con dắt con đi trên bờ ruộng trơn trượt, bàn tay lớn của Ba nắm chặt con không cho con khóc nhè để trở nên một đứa con trai mạnh mẽ…
***
Với con, hai đôi tay ấy như khiên thuẫn bảo vệ con cả về thể lý lẫn tinh thần. Ngày con tốt nghiệp Đại học con thấy niềm vui và tự hào trong mắt Ba Mẹ nhưng cũng đượm nét lắng lo cho con chiếc áo blouse trắng tinh để con tuyên lời thề Hippocrates. Mẹ gạt đi giọt nước mắt hạnh phúc nhìn con. Con trở thành bác sĩ nhưng chưa một lần tự tay lấy thuốc cho Mẹ, khám bệnh hay chăm sóc cho Ba được vì đại dịch ập đến con lên đường vào bệnh viện dã chiến.
Nơi đây công việc nhiều gấp năm lần so với ở bệnh viện bình thường. Con lao vào công việc trong bộ áo bảo hộ nóng nực, bức bối. Con cố gắng hết sức với mỗi bệnh nhân để chờ đợi điều kỳ diệu của sự sống mỉm cười với bệnh nhân nhưng rồi dường như ngày nào con cũng phải lặng lẽ tiễn chân một số bệnh nhân không thể vượt qua được.
Và rồi… Mẹ, người bệnh nhân làm con thổn thức khi chính mẹ cũng nhiễm bệnh Covid. Con cầm tay mẹ, con chao đảo, đầu óc trống rỗng hoang mang khi nhìn mẹ nằm trên chiếc băng ca, nước mắt con lăn dài, trong chiếc áo bảo hộ kín mít, mẹ có nhận ra con không? Tất cả các thủ thuật làm cho Mẹ, con run rẩy không làm nổi, một đồng nghiệp biết đó là Mẹ của con, anh đặt tay lên vai con và kéo con ra khỏi phòng bệnh, con gào thét:
- Bỏ ra… mẹ ơi!... mẹ!
Cậu phải bình tĩnh mới có thể cứu được bác gái! Tiếng đồng nghiệp thở dài
Con lao vào phòng bệnh:
- Mẹ ơi, tỉnh lại đi!
- Mẹ ơi, mở mắt ra nhìn con đi!
Cứ thế, đôi mắt Mẹ nhắm nghiền suốt ba ngày và con ở bên mẹ con quên cái đói, cái mệt. Đồng nghiệp kéo con ra khỏi khoa bệnh, con chợt bừng tỉnh: mình phải bình tĩnh để sống để ở bên Mẹ. Ly sữa con uống với con lúc ấy không có mùi vị gì cả, hộp cơm con ăn cho xong cho qua bữa để đủ sức ở bên Mẹ.
Nhưng rồi căn bệnh Covid đã cướp Mẹ khỏi cuộc đời con. Con ôm mẹ lần cuối trước khi mẹ ngừng thở, bao nhiêu máy móc như chẳng có tác dụng gì nữa… Mẹ như nhận ra con Mẹ mỉm cười khẽ nói “Mẹ về với Chúa” và rồi chuỗi hạt trên tay Mẹ rơi xuống…
Con gạt dòng nước mắt, quỳ xuống. Tiếng khóc không thành lời nữa, con chợt nhận ra mình vừa mất một điều quý giá nhất trong cuộc đời: con mồ côi Mẹ.
Con ngưng công việc để đón Mẹ về nhà. Ôm chặt hài cốt mẹ trong tay về nhà dù chẳng phải ngày tết nhưng cây mai đâu đó chùm hoa vàng đong đưa buồn thả những cánh mai rơi xuống đất. Ngôi nhà như lạnh lẽo hơn vì không còn Mẹ nữa, giọt nước mắt lăn dài từ hốc mắt khô khốc của Ba.
***
Thời gian khéo xua tan những nỗi buồn của phận người. Quê nhà ấy giờ đây chỉ có Ba sáng tối ra vào. Mấy anh chị em thay phiên nhau về thăm Ba… Con, đứa con út mỗi tuần nghỉ làm lại về cuộn tròn mình trên chiếc chõng tre mà Mẹ hay ngồi ngoài mái hiên như cố níu kéo hơi ấm của tình Mẹ vào ngôi nhà thân thương này. Ba vẫn ra vào nhắn nhủ con làm người tốt, cứu người thương người.
- Ba à sắp tết rồi hai ba con mình đi hái lá cây mai bên hiên nhà đi.
Ba nheo mắt nhìn lịch khẽ tính toán gì đó:
- Ừ, cũng đến ngày hái lá mai rồi ông Táo chầu trời hái là vừa.
- Con thay mẹ nhặt lá mai với ba nè!
- Mẹ bây nhặt nhanh mà gọn còn bây hái khéo kẻo rơi hết nụ đó nghe!
Gió đưa câu chuyện thủ thỉ của hai cha con đến tận chỗ Mẹ…
Gốc mai già đã chứng kiến bao cái Tết của gia đình, bao buồn vui của những con người trong ngôi nhà này. Nhắc nhớ từng thành viên trong gia đình về những kỷ niệm bên nhau. Quy luật của phận người hay quy luật của đất trời có đủ bốn mùa xuân hạ thu đông. Đời người có hợp thì cũng có tan, có vui có buồn như cánh mai vàng kia cố gắng nở cho kịp độ tết về.
Maria Hồng Hà, CMR. (TGPSG)
(WGPSG)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỒNG HAI TẾT NHÂM DẦN 2023.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 23.01.2023
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa 22/1/2023, Mồng Một Tết Quý Mão, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng Năm Mới như sau:
“Hôm nay, tôi muốn cầu chúc bình an và mọi điều tốt lành đến với tất cả những người ở Viễn Đông, và ở nhiều nơi trên thế giới, đang mừng Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, trong dịp vui mừng này, tôi không thể không nói đến sự gần gũi thiêng liêng của tôi đối với những người đang trải qua thời kỳ khó khăn do đại dịch coronavirus, với hy vọng rằng những khó khăn hiện tại sẽ sớm được vượt qua. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng lòng tử tế, sự nhạy cảm, tình liên đới và sự hòa hợp đang được trải nghiệm nơi các gia đình đoàn tụ trong những ngày này theo phong tục, có thể ngày càng thấm nhuần và đặc trưng cho các mối quan hệ gia đình và xã hội của chúng ta để sống một cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Chúc Mừng Năm Mới!”.
Tý Linh
Chuyển ngữ từ: vatican.va (22.01.2023)
(WHĐ)
Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ MỒNG MỘT TẾT NHÂM DẦN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 22.01.2023
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
KHOẢNG LẶNG PHÚT GIAO THỪA
KHOẢNG LẶNG PHÚT GIAO THỪA
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
WHĐ (21.01.2023) - Nhịp sống của chiều ngày cuối năm, ai cũng như hối hả chạy đua với hai chiếc kim đồng hồ, chỉ sợ không kịp vào lúc chúng gặp nhau ở con số 12: Giây phút tạo ra một khoảng lặng: Khép lại một năm cũ, đồng thời, mở ra một năm mới.
Cho dù đó là một năm tuyệt vời với những ngày tốt đẹp hay một năm cực kỳ khó khăn với những ngày tồi tệ nhất, ai cũng mong khép lại những gì là bất hạnh, bất an, bất toàn của năm Nhâm Dần 2022 để hướng tới năm Quý Mão 2023 với mong muốn có được sự bình an, bình thản, bình lặng, bất kể những chông chênh của dòng đời.
Với niềm tin rằng, Thiên Chúa luôn hiện diện và đồng hành với chúng ta đi qua một chặng đường nữa trên hành trình cuộc đời. Có lẽ, sẽ thật xứng hợp khi chúng ta dừng lại, như một lời cầu nguyện, ngay tại khoảng lặng này để:
Với niềm tin rằng, Thiên Chúa luôn hiện diện và đồng hành với chúng ta đi qua một chặng đường nữa trên hành trình cuộc đời. Có lẽ, sẽ thật xứng hợp khi chúng ta dừng lại, như một lời cầu nguyện, ngay tại khoảng lặng này để:
Khép lại một năm cũ với tâm tình tạ ơn:
- Vì chúng con hít một hơi thật sâu và chợt nhớ ra là mình còn sống. Điều này cho phép chúng con biết ơn những gì đang diễn ra, và trân trọng những giây phút hiện tại này;
- Vì chúng con vẫn được trải nghiệm tình yêu thương, dưới nhiều hình thức, từ gia đình, người thân, bạn bè, cộng đoàn, Giáo hội,…
- Vì chúng con vẫn được hưởng lợi từ công sức lao động của người khác: những nhà thám hiểm, nhà phát minh, nhân viên y tế, giáo viên, những chuỗi cung ứng, bảo trì đường phố, xe chở rác, cơ quan thực thi pháp luật, và cả từ những người tưởng như vô danh nhất…
Khép lại một năm cũ với tâm tình tạ lỗi:
- Vì chúng con đã không sống kết hiệp với Chúa, đánh mất những cơ hội lựa chọn để sống trong ân sủng, khi cho rằng lời cầu nguyện của chúng con không được nhận lời; chúng con đã không nghe thấy tiếng Ngài đôi khi được cất lên trong chiều sâu, trong những kẽ hở ẩn giấu của con tim; và chúng con đã không muốn tin rằng chúng con có thể phạm sai lầm, nên không cảm nhận được sự tha thứ, và cũng chẳng muốn tha thứ;
- Vì chúng con đã không lưu tâm đến người khác, không yêu thương họ theo cách họ cần ngay bây giờ, dù đó là người thân, người xa lạ, có khi đó chỉ là hành vi lịch sự, một lời đề nghị giúp đỡ, một câu nói tử tế, nụ cười,…;
- Vì chúng con đã không làm những gì mình cần phải làm hoặc chỉ làm lưng chừng, dửng dưng để bảo vệ môi trường và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
- Vì chúng con đã không cho phép mình được hạnh phúc hơn khi kiên nhẫn dừng lại nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, nhưng lại điên cuồng tìm kiếm sự hài lòng ngay lập tức, và để con tim mình bị dao động bởi chuyện người khác nghĩ gì, nói gì về mình;
- Một năm nữa trôi qua mang đến cho chúng con những cơ hội mới để tiếp tục phát triển, để cảm thấy rằng những gì mình đang làm có mục đích và ý nghĩa quan trọng để cùng nhau tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống. Từ đó, chúng con biết thay thế những lời độc thoại tiêu cực về những lỗi phạm sai sót của mình, của người khác bằng sự khiêm tốn để học những bài học về cách tiến lên phía trước, vì biết rằng cuộc sống là một hành trình, chứ không phải đích đến;
- Một năm nữa trôi qua giúp chúng con nhận thức rõ hơn rằng cuộc sống là một ân ban, chúng con chỉ là người quản lý chứ không phải chủ nhân cuộc đời mình. Sống một cuộc đời tốt lành, ý nghĩa, và đúng ý Chúa là hiểu rằng chúng con được dựng nên cho tình yêu chứ không phải cho hiệu quả. Do đó, cuộc sống không chỉ bao gồm sự sung túc, thành công, may mắn nhưng luôn có đó những bất ngờ, nên chúng con phải mở lòng để chấp nhận khó khăn, thử thách, ngay cả trong những tình huống bất hạnh nhất để yêu thương nhiều hơn;
- Và, một năm nữa trôi qua nhắc nhở chúng con về mầu nhiệm rằng, đối với Thiên Chúa, - quá khứ, hiện tại và tương lai - chỉ là một. Thiên Chúa đã, đang và luôn tuôn đổ phúc lành trên cuộc đời chúng con, và trên thế giới này - hôm qua, hôm nay, mãi mãi - không hề thay đổi, vì Ngài là Đấng Vô thuỷ Vô chung, và trên tất cả, Ngài là Tình Yêu Vô biên.
Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ TẤT NIÊN NHÂM DẦN 2023.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bày, ngày 21.01.2023
tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ SÁU TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Sáu, ngày 20.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
CÁC SỰ KIỆN LỚN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TRONG NĂM 2023
CÁC SỰ KIỆN LỚN CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
TRONG NĂM 2023
Ngọc Yến - Vatican News
Vatican News (19.01.2023) – Giới truyền thông Công giáo đưa ra những sự kiện lớn của Giáo hội Công giáo trong năm 2023, như Ngày Quốc tế Giới trẻ, chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến châu Phi, Thượng Hội đồng Giám mục, kỷ niệm 10 năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn làm Giáo hoàng.
Ngày 25/01: Tổng hội đặc biệt của Hội Hiệp sĩ Malta
Đầu tiên là Tổng hội đặc biệt của Hội Hiệp sĩ Malta. Việc Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành hiến pháp mới của Hội Hiệp sĩ Malta vào tháng 9/2022 chấm dứt 5 năm cải tổ nhưng không thành công. Đức Thánh Cha muốn Hội trung thành với đoàn sủng nguyên thuỷ. Để đảm bảo sự thành công của cuộc cải tổ, ngài đã không ngần ngại bãi chức bốn vị lãnh đạo và giải tán Hội đồng lãnh đạo tối cao và thành lập Hội đồng tối cao lâm thời.
Giai đoạn cải tổ của Hội sẽ bắt đầu với Tổng hội đặc biệt vào ngày 25/01. Hội đồng tối cao sẽ có nhiệm vụ bổ nhiệm Thủ lãnh tiếp theo của Hội, và nhóm cố vấn. Ban lãnh đạo mới này sẽ có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của Hội và mối quan hệ của Hội với Tòa Thánh.
Hội Hiệp sĩ Malta là một tổ chức có quy chế của một thực thể quốc tế, có từ gần 1.000 năm nay, có chủ quyền như một quốc gia, có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với 106 nước trên thế giới. Về phương diện tinh thần và tu đức, hội có quy chế như một dòng tu Công giáo và dưới khía cạnh này Hội tùy thuộc Đức Giáo Hoàng.
Hội Hiệp sĩ này hiện có 13.500 thành viên nam nữ trên thế giới, trong đó chỉ có gần 40 thành viên có ba lời khấn như tu sĩ. Ngoài ra, hội có 80.000 tình nguyện viên trên thế giới, trong đó có nhiều bác sĩ và nhân viên y tế. Phần lớn các hoạt động của hội thuộc lãnh vực bác ái và y tế.
Ngày 31/01: Chuyến tông du ngoài Ý lần thứ 40 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến tông du ngoài nước Ý lần thứ 40 trong triều Giáo hoàng. Ngài sẽ viếng thăm châu Phi từ ngày 31/01 đến 05/02. Gần 10 năm qua, Đức Thánh Cha đã đi đến 50 quốc gia, và trung bình mỗi năm thực hiện 4 chuyến đi. Ở châu Phi, ngài sẽ dành ba ngày viếng thăm Cộng hoà Dân chủ Congo, tại Kinshasa, ngài sẽ gặp các nạn nhân của cuộc xung đột ở phía đông đất nước. Một trong những sự kiện lớn của những ngày ở Congo là Thánh lễ tại sân bay Kinshasa, dự kiến có hàng trăm ngàn tín hữu tham dự.
Ngày 03/02, Đức Thánh cha sẽ đến Nam Sudan cùng với Tổng Giám Mục Anh giáo của Canterbury, Justin Welby, và vị điều hành Tổng công nghị của Giáo hội Scotland, Jim Wallace, để tham gia cuộc hành hương đại kết vì hoà bình tại đất nước non trẻ nhưng bị đánh dấu bởi bạo lực.
Chuyến tông du đầu tiên của một Giáo hoàng đến Nam Sudan có một chiều kích ngoại giao rất quan trọng, Toà Thánh cùng với hai Giáo hội Kitô khác có một vai trò trung gian quan trọng đem lại hoà bình cho quốc gia này.
Ngày 03/02, Đức Thánh cha sẽ đến Nam Sudan cùng với Tổng Giám Mục Anh giáo của Canterbury, Justin Welby, và vị điều hành Tổng công nghị của Giáo hội Scotland, Jim Wallace, để tham gia cuộc hành hương đại kết vì hoà bình tại đất nước non trẻ nhưng bị đánh dấu bởi bạo lực.
Chuyến tông du đầu tiên của một Giáo hoàng đến Nam Sudan có một chiều kích ngoại giao rất quan trọng, Toà Thánh cùng với hai Giáo hội Kitô khác có một vai trò trung gian quan trọng đem lại hoà bình cho quốc gia này.
Ngày 11/02: Mười năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ nhiệm
Ngày 11/02 ghi dấu 10 năm Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI từ nhiệm. Vào ngày 11/02/2013, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, sau Đức Giáo Hoàng Celestine V từ nhiệm vào năm 1294, ngài là Giáo hoàng thứ hai tuyên bố từ nhiệm.
Đức Biển Đức đã thông báo tin này tại công nghị Hồng y phong thánh. Bằng tiếng Latinh ngài tuyên bố: “Sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi đến chỗ chắc chắn rằng sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô nữa. Tôi ý thức rõ rằng thừa tác vụ này, do bản chất thiêng liêng thiết yếu của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn bằng lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trong thế giới hôm nay, trước biết bao thay đổi nhanh chóng và bị lung lay bởi những vấn đề liên quan sâu xa đến đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, thì sức mạnh tinh thần và thể xác đều cần thiết, sức mạnh mà trong vài tháng qua, đã sa sút trong tôi đến mức tôi phải nhận ra mình không có khả năng chu toàn thánh chức được giao phó một cách thích đáng. Vì lý do này, và ý thức rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của hành động này, tôi hoàn toàn tự do tuyên bố rằng tôi từ nhiệm chức vụ Giám mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô”.
Đức Biển Đức đã thông báo tin này tại công nghị Hồng y phong thánh. Bằng tiếng Latinh ngài tuyên bố: “Sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi đến chỗ chắc chắn rằng sức lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để thi hành thừa tác vụ của thánh Phêrô nữa. Tôi ý thức rõ rằng thừa tác vụ này, do bản chất thiêng liêng thiết yếu của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, mà còn bằng lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trong thế giới hôm nay, trước biết bao thay đổi nhanh chóng và bị lung lay bởi những vấn đề liên quan sâu xa đến đời sống đức tin, để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, thì sức mạnh tinh thần và thể xác đều cần thiết, sức mạnh mà trong vài tháng qua, đã sa sút trong tôi đến mức tôi phải nhận ra mình không có khả năng chu toàn thánh chức được giao phó một cách thích đáng. Vì lý do này, và ý thức rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của hành động này, tôi hoàn toàn tự do tuyên bố rằng tôi từ nhiệm chức vụ Giám mục Rôma, người kế vị Thánh Phêrô”.
Gần 10 năm sau khi từ nhiệm, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI qua đời ngày 31/12/2022 tại Vatican. Tang lễ của ngài đã được cử hành tại quảng trường thánh Phêrô, ngày 05/01/2023.
Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội do Đức Thánh Cha khai mạc vào tháng 10/2021 sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay. Sau giai đoạn cấp Giáo phận, trong đó 112 Hội đồng Giám mục đã gởi bản đúc kết và được tổng hợp tại Roma, giờ đây đến giai đoạn cấp châu lục sẽ kéo dài đến tháng Ba.
Tháng 02-03: Thượng Hội đồng Giám mục cấp châu lục
Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội do Đức Thánh Cha khai mạc vào tháng 10/2021 sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay. Sau giai đoạn cấp Giáo phận, trong đó 112 Hội đồng Giám mục đã gởi bản đúc kết và được tổng hợp tại Roma, giờ đây đến giai đoạn cấp châu lục sẽ kéo dài đến tháng Ba.
Ở châu Âu, phiên họp đầu khoảng 200 người tham dự trực tiếp và 400 người tham dự trực tuyến sẽ gặp nhau tại Praha, Cộng hòa Séc, từ ngày 05 đến 09/02 để suy nghĩ về Giáo hội của ngày mai. Các chủ đề sẽ được thảo luận gồm: Vị trí của phụ nữ và giới trẻ trong Giáo hội, sự đau khổ của các linh mục, các cuộc tranh luận xung quanh phụng vụ hoặc các hoàn cảnh nhạy cảm trong đời sống các Giáo hội địa phương: ly dị tái hôn, đa thê, LGBT, lạm dụng. Trong giai đoạn hai này từ ngày 10 đến 12/02, các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục sẽ nhóm họp để suy tư về các đúc kết của các buổi gặp gỡ của giáo dân, giáo sĩ và tu sĩ.
Theo mô hình tương tự, giai đoạn lục địa châu Á sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 26/02, ở châu Phi sẽ được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 06/3, ở châu Đại Dương được lên kế hoạch từ ngày 5 đến 9/02, và ở Trung Đông từ ngày 12-18/02.
Theo mô hình tương tự, giai đoạn lục địa châu Á sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 26/02, ở châu Phi sẽ được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 06/3, ở châu Đại Dương được lên kế hoạch từ ngày 5 đến 9/02, và ở Trung Đông từ ngày 12-18/02.
Tất cả các châu lục sẽ phải gửi bản tổng hợp trước ngày 31/3. Trên cơ sở các tài liệu lục địa này, Ban Thư ký của Thượng Hội đồng, tại Roma, sẽ soạn thảo Tài liệu Làm việc (Instrumentum laboris) trước tháng 6/2023. Tài liệu này sẽ là cơ sở cho các cuộc họp của Giáo hội hoàn vũ, sẽ diễn ra vào năm 2023, tại Roma, trong hai giai đoạn: từ ngày 4 đến 29/10/2023, sau đó vào tháng 10/2024.
Giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên trong lịch sử, tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đeo nhẫn ngư phủ, giám mục đầu tiên của Roma chọn tên là Phanxicô... Vào ngày 13/3 tới đây, thế giới sẽ nhớ lại cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Phanxicô.
Được bầu giáo hoàng sau Đức Biển Đức XVI, người mà các hồng y đã “đi tìm tận cùng thế giới” ngạc nhiên trước phong cách mục tử mới của ngài muốn đưa Giáo hội ra các vùng ngoại vi.
Ngày 13/3: Kỷ niệm 10 năm Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu chọn
Giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên trong lịch sử, tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đeo nhẫn ngư phủ, giám mục đầu tiên của Roma chọn tên là Phanxicô... Vào ngày 13/3 tới đây, thế giới sẽ nhớ lại cuộc bầu chọn Đức Thánh Cha Phanxicô.
Được bầu giáo hoàng sau Đức Biển Đức XVI, người mà các hồng y đã “đi tìm tận cùng thế giới” ngạc nhiên trước phong cách mục tử mới của ngài muốn đưa Giáo hội ra các vùng ngoại vi.
Cải cách Giáo triều, chống lạm dụng, tinh thần giáo sĩ trị, trao quyền cho giáo dân và phụ nữ, sinh thái học, phụng vụ, đối thoại với Hồi giáo… Rất nhiều dự án do Đức Thánh Cha Phanxicô đứng đầu kể từ năm 2013.
Ban đầu được lên kế hoạch vào mùa hè năm 2022, Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon đã bị hoãn lại một năm do đại dịch. Sau Rio de Janeiro năm 2013, Krakow năm 2016 và Panama năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 4 từ khi trở thành người kế vị thánh Phêrô. Ngài đã chính thức đăng ký tham dự vào ngày 23/10/2022.
Ngày 01/8: bắt đầu Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Lisbon
Ban đầu được lên kế hoạch vào mùa hè năm 2022, Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon đã bị hoãn lại một năm do đại dịch. Sau Rio de Janeiro năm 2013, Krakow năm 2016 và Panama năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 4 từ khi trở thành người kế vị thánh Phêrô. Ngài đã chính thức đăng ký tham dự vào ngày 23/10/2022.
Ở tuổi 86, ngài đang chuẩn bị trở lại Bồ Đào Nha, sáu năm sau chuyến tông du đến Fatima, vào tháng 5/2017. Tại Vatican và ở Lisbon, các công tác chuẩn bị đang được tiếp tục cho việc tổ chức thích hợp sự kiện với chủ đề từ một câu trong Tin Mừng Luca: “Đức Maria trỗi dậy và vội vã lên đường” (Lc 1, 39).
Về số tham dự viên, vẫn khó ước tính số lượng người tham gia trong những ngày đầu tiên sau đại dịch này, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang tấn công nhiều khu vực trên thế giới và quá trình thế tục hóa gia tăng ở châu Âu. Sự kiện được tổ chức ở lục địa già, các nhà tổ chức có thể lấy ví dụ về Đại hội Giới trẻ Thế giới châu Âu cuối cùng ở Krakow vào năm 2016. Khi đó đã có 700.000 người đăng ký và gần 2,6 triệu người trong Thánh lễ bế mạc.
Về số tham dự viên, vẫn khó ước tính số lượng người tham gia trong những ngày đầu tiên sau đại dịch này, đặc biệt là khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang tấn công nhiều khu vực trên thế giới và quá trình thế tục hóa gia tăng ở châu Âu. Sự kiện được tổ chức ở lục địa già, các nhà tổ chức có thể lấy ví dụ về Đại hội Giới trẻ Thế giới châu Âu cuối cùng ở Krakow vào năm 2016. Khi đó đã có 700.000 người đăng ký và gần 2,6 triệu người trong Thánh lễ bế mạc.
Ngày 04/10: Bắt đầu phiên họp chung của Thượng Hội đồng về Hiệp hành
Bắt đầu vào tháng 10/2021, Thượng Hội đồng về tương lai Giáo hội, về hình thức chưa từng có trước đây, diễn ra theo ba giai đoạn: cấp giáo phận, cấp lục địa và cuối cùng là cấp hoàn vũ. Giai đoạn cuối cùng này sẽ diễn ra tại Roma.
Các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám mục ban đầu được dự kiến chỉ diễn ra vào tháng 10/2023, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định thêm phiên thứ hai vào tháng 10/2024, bởi vì theo ngài, tiến trình hiệp hành đang diễn ra đã có nhiều thành quả, nhưng cần thêm thời gian cho việc phân định.
Đức Thánh Cha cho biết ngài hy vọng quyết định này sẽ “giúp cho việc hiểu biết về tính hiệp hành như một yếu tố cấu thành của Giáo hội, và giúp mọi người sống như một hành trình của những anh chị em làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng”.
Các cuộc họp của Thượng Hội đồng Giám mục ban đầu được dự kiến chỉ diễn ra vào tháng 10/2023, nhưng Đức Thánh Cha đã quyết định thêm phiên thứ hai vào tháng 10/2024, bởi vì theo ngài, tiến trình hiệp hành đang diễn ra đã có nhiều thành quả, nhưng cần thêm thời gian cho việc phân định.
Đức Thánh Cha cho biết ngài hy vọng quyết định này sẽ “giúp cho việc hiểu biết về tính hiệp hành như một yếu tố cấu thành của Giáo hội, và giúp mọi người sống như một hành trình của những anh chị em làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng”.
Ở giai đoạn hoàn vũ này, câu hỏi liệu các đề xuất từ cấp giáo phận và lục địa có được đưa ra bỏ phiếu hay không vẫn chưa được giải quyết. Thông thường, chỉ có các nghị phụ bỏ phiếu trong các cuộc họp này, nhưng thượng hội đồng này có thể đổi mới, khi sơ Nathalie Becquart được bổ nhiệm làm phó thư ký của thượng hội đồng vào năm 2021, có thể nữ tu này là phụ nữ đầu tiên có quyền tham gia bỏ phiếu.
Trong năm 2023, 11 hồng y cử tri, trong đó có 5 vị người Ý sẽ đến tuổi 80 và do đó sẽ mất quyền tham gia mật nghị. Việc giảm từ 125 xuống còn 114 hồng y cử tri – không tính các trường hợp có thể qua đời hoặc bị loại khỏi Hồng y đoàn – có thể mở đường cho một công nghị, có khả năng vào mùa thu năm 2023.
Trong năm 2023 có thể sẽ có công nghị tấn phong Hồng y
Trong năm 2023, 11 hồng y cử tri, trong đó có 5 vị người Ý sẽ đến tuổi 80 và do đó sẽ mất quyền tham gia mật nghị. Việc giảm từ 125 xuống còn 114 hồng y cử tri – không tính các trường hợp có thể qua đời hoặc bị loại khỏi Hồng y đoàn – có thể mở đường cho một công nghị, có khả năng vào mùa thu năm 2023.
Trong Giáo triều Roma, Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, tân Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương có thể được tấn phong hồng y. Trong số các Giáo hội địa phương, Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna của Malta, hoặc Đức Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye của Dakar, cũng nằm trong số dự đoán là những hồng y tương lai. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã có thói quen phá vỡ các dự đoán bằng cách đi tìm các vị hồng y mới, hồng y ở “vùng ngoại biên”. Về lý thuyết số hồng y cử tri được ấn định là 120 thành viên, nhưng trong lịch sử gần đây các giáo hoàng đã nhiều lần vượt quá ngưỡng này.
Nguồn: vaticannews.va/vi
(WHĐ)
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ NĂM TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Năm, ngày 19.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Bắt đầu tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 18.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon
LÀM PHÉP NHÀ LÀ MỘT VIỆC QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
LÀM PHÉP NHÀ LÀ MỘT VIỆC QUAN TRỌNG
CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
TGPSG - Hội Thánh có khá nhiều á bí tích về việc chúc lành, bao gồm chúc lành công sở làm việc, cửa hàng, phương tiện di chuyển. Trong đó chúc lành không gian sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Người Công giáo thường quy tụ mọi người trong gia đình và mời Linh mục tới làm phép cho nhà đó. Một phần là xin Chúa chúc lành cho gia đình và giữ gìn ngôi nhà. Quan trọng hơn hết là chúng ta “mời Chúa đến” trong nhà mình; nói cách khác là chúng ta mời Chúa vào trong cuộc đời của chúng ta, thánh hóa mỗi người trong gia đình chúng ta. Đó cũng là truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Kitô hữu.
Khi làm phép nhà mới, vị linh mục chúc lành, đi từng phòng và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đến cùng các tôi tớ Chúa đây là những người đang khiêm nhường cầu xin phép lành của Chúa, qua việc dâng lên Chúa ngôi nhà của họ hôm nay.”Nghi thức này đi kèm với việc rảy nước thánh.
Điều quan trọng, chúng ta hãy đặt các ảnh, tượng, sách kinh nguyện, Kinh Thánh ở chỗ dễ thấy trong nhà, để nhắc nhở sự hiện diện của Chúa ở trong gia đình. Đó là dấu hiệu làm chứng rằng mỗi ngôi nhà Công giáo là một “tế bào sống” của Giáo hội.
Điều quan trọng, chúng ta hãy đặt các ảnh, tượng, sách kinh nguyện, Kinh Thánh ở chỗ dễ thấy trong nhà, để nhắc nhở sự hiện diện của Chúa ở trong gia đình. Đó là dấu hiệu làm chứng rằng mỗi ngôi nhà Công giáo là một “tế bào sống” của Giáo hội.
Hạnh phúc của gia đình không nằm ở nhà cao cửa rộng, đầy đủ tiện nghi. Hạnh phúc là khi tâm hồn có Chúa ở cùng, tâm hồn con người là nơi mà Chúa muốn được mời vào và cư ngụ vĩnh viễn.
Xin Chúa cai trị lòng mỗi người trong gia đình, để mỗi gia đình được hưởng thiên đàng ngay tại trần gian này. Amen.
Xin Chúa cai trị lòng mỗi người trong gia đình, để mỗi gia đình được hưởng thiên đàng ngay tại trần gian này. Amen.
Agnes Thanh Xuân (TGPSG)
(WGPSG)
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 2 MÙA THƯỜNG NIÊN 2023. Thánh Antôn, viện phụ. Lễ nhớ.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 17.01.2023
tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Saigon.
CHÀO NĂM MỚI 2023
CHÀO NĂM MỚI 2023
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
WGPMT (16.01.2023) - Hội Thánh Công giáo chọn ngày đầu năm dương lịch là Ngày Thế Giới Hòa Bình và trong dịp này, các vị Giáo hoàng công bố Sứ điệp hòa bình. Hội Thánh Công giáo tại Việt Nam cũng lấy ngày đầu năm âm lịch, ngày mồng 1 Tết, là Ngày cầu bình an cho Năm Mới. Như thế, đây là dịp lắng nghe Sứ điệp hòa bình 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô để cầu nguyện, suy nghĩ và sống trong Năm Mới.
Bối cảnh
Năm Mới 2023 không xuất hiện bất ngờ nhưng đặt nền trên năm cũ 2022. Vậy đâu là những dấu ấn của năm cũ 2022?
Dấu ấn rõ nét nhất là đại dịch Covid-19 và tác động của nó trên toàn thế giới: “Covid-19 nhận chìm chúng ta trong đêm tối. Nó làm xáo trộn đời sống hằng ngày của chúng ta, đảo lộn những dự tính và thói quen của ta, phá vỡ sự êm ả của cả những xã hội giàu có nhất. Nó làm cho chúng ta phải đau khổ và bị mất phương hướng, khiến biết bao anh chị em chúng ta phải chết”.
Dấu ấn rõ nét nhất là đại dịch Covid-19 và tác động của nó trên toàn thế giới: “Covid-19 nhận chìm chúng ta trong đêm tối. Nó làm xáo trộn đời sống hằng ngày của chúng ta, đảo lộn những dự tính và thói quen của ta, phá vỡ sự êm ả của cả những xã hội giàu có nhất. Nó làm cho chúng ta phải đau khổ và bị mất phương hướng, khiến biết bao anh chị em chúng ta phải chết”.
Thêm vào đó, đang khi nhân loại chưa hoàn toàn khống chế được Covid-19, thì một tai họa khác lại đổ xuống, là cuộc chiến giữa Nga và Ukraina: “Chiến tranh tại Ukraina cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội và gieo rắc bất ổn, không những nơi những người bị ảnh hưởng trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi người, kể cả những người ở cách xa cuộc chiến đó hàng ngàn cây số cũng phải chịu hậu quả, chẳng hạn vấn đề thiếu thực phẩm và giá nhiên liệu tăng cao”.
Bài học
Nhìn lại năm 2022, đâu là những bài học lớn cho chúng ta?
Bài học lớn nhất từ đại dịch Covid-19 là bài học về tình liên đới. Tất cả chúng ta cùng ở trên một con thuyền và chúng ta cần đến nhau: “Kho tàng lớn nhất nhưng cũng mong manh nhất là tình nhân loại được chia sẻ với nhau như những người anh chị em, con cái Thiên Chúa. Không ai trong chúng ta có thể tự cứu mình, do đó chúng ta cần phải liên kết với nhau trong việc tìm kiếm và thúc đẩy những giá trị phổ quát có thể hướng dẫn chúng ta phát triển tình huynh đệ nhân loại”.
Bài học thứ hai không kém phần quan trọng là sự khiêm tốn. Thế giới ngày nay tự hào về những tiến bộ kỹ thuật và tiến trình toàn cầu hóa, nghĩ rằng có thể giải quyết mọi sự, nhưng thực tế là nó lại dẫn đến lối sống nặng chủ nghĩa cá nhân và tiêu thụ, đe dọa sự hài hòa trong đời sống nhân loại: “Trong thế giới của chúng ta, những vấn đề phổ biến về bất bình đẳng, bất công, nghèo đói và loại trừ nhau tiếp tục làm gia tăng sự bất ổn và xung đột cũng như bạo lực, kể cả chiến tranh”.
Bài học thứ ba là ý thức về tội lỗi: “Trong khi nhân loại đã tìm ra vaccine chống lại Covid-19, thì chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp để chấm dứt chiến tranh. Chắc chắn là thứ virus chiến tranh này khó chế ngự hơn vì nó không chỉ đến từ bên ngoài nhưng từ trong tâm hồn con người bị tội lỗi làm băng hoại” (x. Mc 7,17-23).
Định hướng
Lắng nghe những bài học từ năm 2022 cũng mời gọi chúng ta định hướng lại cuộc sống trong Năm Mới 2023.
Trước hết là phải thay đổi cách nhìn. Không thể chỉ nhìn vào lợi ích của cá nhân, gia đình, kể cả đất nước mình, nhưng cần nhìn đến ích chung của cả gia đình nhân loại: “Chúng ta không thể cứ tiếp tục chỉ tập trung vào việc bảo vệ cho mình, nhưng đã đến lúc tất cả phải cùng nhau chữa lành xã hội và hành tinh của chúng ta, đặt nền móng cho một thế giới công bằng và hòa bình hơn, và cam kết theo đuổi công ích”.
Để làm được điều đó, phải phát huy tinh thần trách nhiệm và sự thấu cảm vì “những khủng hoảng về đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế đều có liên hệ với nhau, và những gì chúng ta nhìn như những vấn đề riêng rẽ thực ra đều có liên hệ với nhau”. Chỉ như thế mới có thể xây dựng một thế giới mới và góp phần mở rộng Vương quốc Thiên Chúa là Vương quốc của tình yêu, công chính và hòa bình.
Thiết nghĩ những gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô là những chỉ dẫn cần thiết cho đời sống Hội Thánh tại Việt Nam, để cùng với mọi người xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống.
Nguồn: giaophanmytho.net
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)