MẦU NHIỆM PHỤC SINH & GIÁ TRỊ CỦA THÂN XÁC
Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm
WGPMT (10.04.2023) - Trong những tuần qua, nhiều Hội đồng giám mục đã lên tiếng về giá trị của thân xác con người, liên quan đến phong trào LGBTQ (Lesbian-Gay-Bisexual-Transgender-Queer). Cụ thể là Ủy ban Giáo Lý Đức Tin của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ công bố tài liệu Doctrinal Note on the Moral Limits to Technological Manipulation of the Human Body (20/03/2023); các Giám mục Bắc Âu (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Iceland, Phần Lan) công bố Pastoral Letter on Human Sexulaity.
Các Giám mục Hoa Kỳ cảnh báo các tín hữu về sự thao túng kỹ thuật đối với thân xác con người, và hướng dẫn họ để có những chọn lựa phù hợp: “Một tiêu chuẩn cần thiết để đưa ra những quyết định là trật tự nền tảng của thế giới thụ tạo. Việc sử dụng kỹ thuật của chúng ta phải tôn trọng trật tự đó. Chắc chắn là nhiều người chân thành tìm kiếm các phương thế để giải quyết những vấn đề và đau khổ có thật. Một vài cách tiếp cận xem ra cống hiến những giải pháp nhưng lại không tôn trọng trật tự nền tảng. Dựa vào những cách tiếp cận ấy để giải quyết vấn đề là một sai lầm. Cách tiếp cận nào không tôn trọng trật tự nền tảng sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề; cuối cùng, nó lại sinh ra nhiều vấn đề hơn. Bất cứ giải quyết kỹ thuật nào không phù hợp với trật tự nền tảng của nhân vị xét như sự duy nhất xác-hồn, kể cả những khác biệt về giới tính nơi thân xác, thì cuối cùng đều không trợ giúp nhưng đúng hơn là làm hại con người”.
Các Giám mục Bắc Âu nhắc đến cầu vồng, dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa và Nôê sau lụt hồng thủy (x. St 9,13-16), và các ngài nói tiếp về phong trào LGBTQ: “Trong thời đại chúng ta, cầu vồng lại được coi là biểu tượng của một phong trào mang cả tính chính trị lẫn văn hóa. Chúng tôi nhìn nhận tất cả những gì là cao đẹp trong những khát vọng của phong trào. Chúng tôi chia sẻ khi những phong trào này nói về phẩm giá của mọi người và những mong muốn được nhìn nhận. Giáo Hội kết án sự phân biệt đối xử bất công dưới mọi hình thức, kể cả phân biệt giới tính. Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý khi phong trào này thúc đẩy một tầm nhìn về bản tính con người nhưng không nhìn nhận tính toàn diện (xác hồn) của nhân vị, cứ như thể sự khác biệt thể lý về giới (gender) chỉ là phụ thuộc. Và chúng tôi phản đối khi tầm nhìn đó được áp đặt lên các trẻ em, như thể đây là một chân lý được chứng minh chứ không chỉ là một giả thuyết táo bạo, sự áp đặt đó trở thành gánh nặng trên các trẻ nhỏ khi chúng chưa sẵn sàng”.
Những cảnh báo trên của các ngài được đặt nền trên giáo huấn vững vàng của Kinh Thánh và truyền thống Giáo Hội.
Các Giám mục Hoa Kỳ nhấn mạnh tính duy nhất xác-hồn nơi con người: “Là những nhân vị, để triển nở trọn vẹn và tìm được hạnh phúc, chúng ta phải tôn trọng trật tự tự nhiên. Chúng ta không tạo nên bản tính con người, đây là quà tặng từ Đấng Tạo Hóa nhân lành. Chúng ta không “sở hữu” nhân tính như thể ta tự do muốn sử dụng nó thế nào tùy ý. Do đó, sự tôn trọng thực sự đối với phẩm giá con người đòi hỏi những quyết định về việc sử dụng kỹ thuật phải được hướng dẫn bới sự tôn trọng trật tự tự nhiên”.
Các Giám mục Bắc Âu nhắc đến cầu vồng, dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa và Nôê sau lụt hồng thủy (x. St 9,13-16), và các ngài nói tiếp về phong trào LGBTQ: “Trong thời đại chúng ta, cầu vồng lại được coi là biểu tượng của một phong trào mang cả tính chính trị lẫn văn hóa. Chúng tôi nhìn nhận tất cả những gì là cao đẹp trong những khát vọng của phong trào. Chúng tôi chia sẻ khi những phong trào này nói về phẩm giá của mọi người và những mong muốn được nhìn nhận. Giáo Hội kết án sự phân biệt đối xử bất công dưới mọi hình thức, kể cả phân biệt giới tính. Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý khi phong trào này thúc đẩy một tầm nhìn về bản tính con người nhưng không nhìn nhận tính toàn diện (xác hồn) của nhân vị, cứ như thể sự khác biệt thể lý về giới (gender) chỉ là phụ thuộc. Và chúng tôi phản đối khi tầm nhìn đó được áp đặt lên các trẻ em, như thể đây là một chân lý được chứng minh chứ không chỉ là một giả thuyết táo bạo, sự áp đặt đó trở thành gánh nặng trên các trẻ nhỏ khi chúng chưa sẵn sàng”.
Những cảnh báo trên của các ngài được đặt nền trên giáo huấn vững vàng của Kinh Thánh và truyền thống Giáo Hội.
Các Giám mục Hoa Kỳ nhấn mạnh tính duy nhất xác-hồn nơi con người: “Là những nhân vị, để triển nở trọn vẹn và tìm được hạnh phúc, chúng ta phải tôn trọng trật tự tự nhiên. Chúng ta không tạo nên bản tính con người, đây là quà tặng từ Đấng Tạo Hóa nhân lành. Chúng ta không “sở hữu” nhân tính như thể ta tự do muốn sử dụng nó thế nào tùy ý. Do đó, sự tôn trọng thực sự đối với phẩm giá con người đòi hỏi những quyết định về việc sử dụng kỹ thuật phải được hướng dẫn bới sự tôn trọng trật tự tự nhiên”.
Trong trật tự tự nhiên ấy, có sự duy nhất xác-hồn nơi con người: “Một khía cạnh tối quan trọng trong trật tự tự nhiên do Thiên Chúa tạo dựng là sự duy nhất xác-hồn nơi mỗi con người. Trong suốt lịch sử, Giáo Hội luôn chống lại những quan niệm nhị nguyên về con người, vốn không nhìn nhận thân xác là thành phần nội tại của nhân vị, cứ như thể linh hồn tự nó là đầy đủ rồi và thân xác chỉ là công cụ được linh hồn sử dụng. Chống lại chủ trương nhị nguyên xưa kia cũng như ngày nay, Giáo Hội luôn giữ vững lập trường rằng có sự phân biệt giữa linh hồn và thân xác, nhưng cả hai đều là yếu tố cấu thành con người, bởi vì nơi con người, ‘tinh thần và vật chất không phải là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp của chúng tạo thành một bản tính duy nhất’…
Từ đó chúng ta thấy được ý nghĩa của khác biệt về giới tính: “Thân xác con người kết nối cách nội tại với sự khác biệt về giới tính. Cũng như mọi người đều có thân xác thì thân xác cũng được phân biệt về giới tính là nam hay nữ: “Là nam và nữ, Chúa đã tạo dựng chúng” (St 1,27)… Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định: ‘Người nam và người nữ đã được tạo dựng, nghĩa là họ hiện hữu do ý muốn của Thiên Chúa: một đàng, họ hoàn toàn bình đẳng với tư cách là những nhân vị; đàng khác, họ là nam và nữ theo cách hiện hữu riêng. “Là người nam hay “là người nữ” đều là thực tại tốt lành do ý muốn của Thiên Chúa” (số 369).
Từ đó chúng ta thấy được ý nghĩa của khác biệt về giới tính: “Thân xác con người kết nối cách nội tại với sự khác biệt về giới tính. Cũng như mọi người đều có thân xác thì thân xác cũng được phân biệt về giới tính là nam hay nữ: “Là nam và nữ, Chúa đã tạo dựng chúng” (St 1,27)… Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định: ‘Người nam và người nữ đã được tạo dựng, nghĩa là họ hiện hữu do ý muốn của Thiên Chúa: một đàng, họ hoàn toàn bình đẳng với tư cách là những nhân vị; đàng khác, họ là nam và nữ theo cách hiện hữu riêng. “Là người nam hay “là người nữ” đều là thực tại tốt lành do ý muốn của Thiên Chúa” (số 369).
Các Giám mục Bắc Âu cũng nhắc lại giáo huấn căn bản của Kinh Thánh về con người duy nhất xác-hồn và là nam hay nữ, tuy nhiên các ngài còn nhấn mạnh đến mầu nhiệm phục sinh thân xác: “Khi chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài, thì hình ảnh ấy không chỉ nói đến linh hồn. Linh hồn cư ngụ cách mầu nhiệm trong thân xác. Đối với chúng ta là Kitô hữu, thân xác nội tại nơi nhân vị. Chúng ta tin vào sự phục sinh thân xác. Về mặt tự nhiên, “tất cả chúng ta sẽ được biến đổi” (1 Cr 15,10). Thân xác chúng ta sẽ ra sao trong vĩnh cửu, điều ấy chúng ta chưa hình dung nổi, nhưng dựa vào thẩm quyền Kinh Thánh và đặt nền vững vàng trong truyền thống, chúng ta tin rằng sự duy nhất của tâm trí, linh hồn và thân xác sẽ bền vững muôn đời. Trong vĩnh cửu, chúng ta sẽ được nhìn nhận như chúng ta đang là hiện nay, và những xung đột vốn vẫn ngăn cản sự hài hòa trọn vẹn nơi con người chúng ta sẽ được hóa giải”.
Các Hội đồng giám mục lên tiếng vì phong trào LGBTQ phát triển nhanh và lan rộng khắp nơi, nhiều khi còn bị áp đặt như điều kiện để viện trợ các nước nghèo, phải chăng củng là một thứ chủ nghĩa thực dân mới? Trong tình hình đó, sớm muộn gì phong trào này cũng sẽ lan sang Việt Nam và các mục tử cần hiểu biết để hướng dẫn tín hữu của mình.
Các Hội đồng giám mục lên tiếng vì phong trào LGBTQ phát triển nhanh và lan rộng khắp nơi, nhiều khi còn bị áp đặt như điều kiện để viện trợ các nước nghèo, phải chăng củng là một thứ chủ nghĩa thực dân mới? Trong tình hình đó, sớm muộn gì phong trào này cũng sẽ lan sang Việt Nam và các mục tử cần hiểu biết để hướng dẫn tín hữu của mình.
(WHĐ)