Trích sách Lẽ Sống16 Tháng Tám
Anh Ấy Chưa Bao Giờ Trưởng Thành
Ngày 16/8 kỷ niệm ngày qua đời của Elvis Presley, ca sĩ được xem như là thần tượng của nhạc Rock tại Hoa Kỳ trong thập niên 70.
Xuất thân từ một gia đình nghèo, lại mang tính nhút nhát, Elvis thường trở thành trò cười cho bạn bè trong lớp. Nhưng luôn ôm ấp trong mình giấc mơ trở thành ca sĩ, Elvis đã thắng được tính nhút nhát của mình để trở thành một ngôi sao sáng chói trong nền âm nhạc Mỹ quốc...
Danh vọng và tiền bạc đến quá nhanh khiến Elvis không kịp chuẩn bị cho mình một triết lý sống vững chắc. Anh mua cho người mẹ một ngôi biệt thự lộng lẫy xa hoa. Cá nhân anh thì lại vung vãi tiền bạc trong không biết bao nhiêu thú vui phù phiếm. Cuộc hôn nhân đầu tiên đã đổ vỡ, chỉ để lại cho anh cay đắng buồn phiền...
Sự ái mộ của dân chúng dường như không đủ để lấp đầy khoảng trống vắng quá lớn trong tâm hồn anh. Ma túy và các thứ thuốc an thần cũng không đủ hiệu lực để xoa dịu bao nỗi khắc khoải trong anh...
Buổi sáng ngày 16/8/1977, sau một đêm thức trắng để đọc sách, Elvis đã được tìm thấy trong phòng tắm của anh, mặt úp xuống sàn nhà, sau một cơn chống trả mãnh liệt với tử thần... Anh đã tắt thở ngay sau khi được chở vào bệnh viện.
Priscilla, người vợ đầu tiên của Elvis đã thốt lên như sau: "Cái chết của Elvis khiến tôi nghĩ nhiều về chính cái chết của tôi... Tôi chợt nhận ra rằng tôi cần phải chia sẻ với người khác nhiều hơn. Khi trở thành một ngôi sao trong nền âm nhạc, Elvis còn quá trẻ để có thể biết cách sử dụng tiền tài, danh vọng đang đến với anh. Anh chỉ là một nạn nhân. Anh bị hủy diệt bởi chính những người ái mộ anh. Anh cũng là nạn nhân của chính hình ảnh mà anh đã tự tạo ra. Anh chưa bao giờ sống như một người thực sự, anh chưa bao giờ trưởng thành, anh chưa bao giờ ra khỏi cái vỏ ốc ấm áp của anh để cảm nghiệm được thế giới bên ngoài".
Bảo rằng tiền bạc, danh vọng không làm cho con người hạnh phúc có lẽ cũng bằng thừa. Biết bao nhiêu người đã đi tìm hạnh phúc trong của cải chóng qua ở đời này, rốt cục, họ chỉ gặp thất vọng, chán nản ê chề... Thánh Augustinô đã được coi như là một hiện thân của một cuộc tìm kiếm không ngừng. Tìm kiếm hạnh phúc trong hiểu biết, tìm kiếm hạnh phúc trong khoái lạc v.v..., tất cả chỉ để lại trong tâm hồn ngài nỗi trống vắng ê chề. Cuối cùng ngài đã tìm ra chân lý: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên con cho chính Chúa, tâm hồn con chỉ ngơi nghỉ khi được yên nghỉ trong Chúa...".
Phải, chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy nỗi khao khát hạnh phúc trong lòng người... Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để tìm kiếm Chúa trong những cái chóng qua ở đời này. Giá trị cao cả nhất để chúng ta đeo đuổi không phải là tiền của, danh vọng, nhưng chính là Chúa và những giá trị của Nước Trời.
Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 16.8
Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010
THÁNH LỄ MỪNG BỔN MẠNG GIÁO KHU 3 VÀ CA ĐOÀN ĐỨC MẸ
* Thánh Lễ 17g00 Chúa Nhật XX thường niên - Đức Mẹ Lên Trời 15-8-2010. Giáo Xứ Thuận Phát đã cử hành Thánh Lễ Mừng Bổn Mạng Giáo Khu 3 (Đức Mẹ Lên Trời) và Ca đoàn Đức Mẹ. Đầu Lễ Cha Chánh Xứ mời gọi cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Quý Soeurs, Quý Bà, Quý Cô, chị em nhận Đức Mẹ Maria làm Bổn Mạng, đặc biệt cầu nguyện cho cộng đoàn giáo khu 3 và ca đoàn Đức Mẹ. Giáo khu 3 đã tổ chức nghi thức Dâng Lễ vật trong Thánh Lễ để tỏ lòng Tri Ân Cảm Tạ Thiên Chúa Tình Yêu đã đoái thương, chăm sóc và Ban nhiều Ơn Lành Hồn Xác xuống cho cộng đoàn giáo khu 3 trong năm qua. Ca đoàn Đức Mẹ hát Lễ.
* 19g30 cùng ngày theo thông lệ hàng năm, Giáo khu 3 đã tổ chức buổi đọc Kinh tối Kính Đức Mẹ tại nhà Bà Trùm Phó Catarina Trần Thị Hồng Đào. Cha Chánh Xứ, các vị trong HĐMVGX, các thành viên ca đoàn Đức Mẹ và cộng đoàn giáo xứ đã sốt sắng dâng giờ Kinh Cảm Tạ Đức Mẹ đã luôn đồng hành và chuyển cầu những tâm tình, những lời nguyện cầu của cộng đoàn lên cùng Thiên Chúa, và mọi người cũng không quên cầu nguyện cho các Vị trong giáo khu đã qua đời.
* Sau giờ Kinh tối Ông Trưởng giáo khu Antôn Phạm Quang Hùng đã nói lời cám ơn Cha Chánh Xứ, cộng đoàn đã bớt thời gian đến tham dự giờ Kinh và mời mọi người cùng ngồi dùng bánh trà chung vui.
Mời xem HÌNH ẢNH.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 15.8
15 Tháng Tám
Marilyn, Chúng Tôi Thông Cảm Với Cô
"Marilyn, chúng tôi thông cảm với cô": đó là hàng chữ mà hiện nay hàng ngàn du khách đều lâm râm đọc mỗi khi đứng mặc niệm trước mộ của nữ minh tinh Marilyn Monroe tại nghĩa trang Westwood, nằm ở phía Tây thành phố Los Angeles.
Hiện nay, từng giây, từng phút, hàng ngàn cánh hoa được du khách mang đến, phủ kín nơi an nghỉ của người nữ minh tinh xấu số này. Ngày 15/8/1962, người nữ minh tinh với mái tóc bạch kim óng ả lặng lẽ ra đi không một lời giã biệt. Cuộc quên sinh của cô, cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Giữa lúc danh vọng đang lên, giữa lúc tiền bạc đang vào ngút ngàn, Marilyn đã chọn lấy cái chết...
Randall Reise, tác giả viết lại cuộc đời của Marilyn Monroe, đã nhận định như sau: "Marilyn không còn là một con người nữa. Cô đã trở thành một huyền thoại. Cô không còn là một nhân vật của Holywood nữa. Cô đã trở thành một yếu tố trong nền văn hóa của nước Mỹ".
Marilyn đã trở thành lý tưởng của rất nhiều ca sĩ và minh tinh điện ảnh hiện nay. Nhưng mãi mãi, cô đã trở thành một câu hỏi lớn cho con người của thời đại: Con người bởi đâu mà ra? Con người sinh ra để làm gì? Ðâu là ý nghĩa của cuộc sống? Tiền bạc, danh vọng có làm cho con người được hạnh phúc không? Marilyn Monroe là hiện thân của những câu hỏi ngàn đời ấy...
"Marilyn, chúng tôi thông cảm với cô", bởi vì cô đã không ngừng bị dằn vặt bởi những khắc khoải quá lớn về cuộc sống. Chúng tôi thông cảm với cô, bởi vì thiếu một niềm tin vào cuộc sống, thì không còn chọn lựa nào hơn là cái chết...
Hôm nay, chúng ta mừng kính Đức Mẹ hồn xác lên trời...
Ngày 22/7/1973, thành phố Giêrusalem đột nhiên biến thành nhộn nhịp khác thường, từng đoàn người tuôn đến vườn Giêtêmani... Có tin cho biết các nhà khảo cổ đã tìm thấy tảng đá trong mồ nơi đặt xác Ðức Mẹ. Ðức Mẹ đã chết. Ðó có lẽ phải là khẳng định đầu tiên mà các nhà khảo cổ có thể đưa ra khi tìm thấy tảng đá...
Chết là số phận tất yếu của thân phận con người. Chúa Giêsu đã chết. Có ai thoát khỏi sự chết! Nhưng có nhiều cái chết. Chúa Giêsu đã chết để phục sinh. Ðức Mẹ đã chết để được cất nhắc cả hồn xác về trời. Với Chúa Giêsu và Ðức Mẹ, cái chết là khởi đầu của hy vọng. Cái chết là ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì có chết mới được sống đời đời...
Nếu cái chết của Marilyn Monroe là một dấu hỏi được đặt ra về ý nghĩa của cuộc sống, thì cái chết của Mẹ Maria chính là câu trả lời. Qua cái chết để được cất nhắc về trời, Mẹ Maria đã cho chúng ta thấy được ý nghĩa của cuộc sống, của cái chết và như vậy Mẹ trở thành chính niềm hy vọng của chúng ta.
Trong một cuộc sống không dư tiền dư của như Marilyn đã từng sống, chúng ta vẫn nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống. Trong ý nghĩa đó, cái chết đã trở thành khởi điểm cho một sự biến đổi mà chính Ðức Maria đã là dấu hiệu báo trước cho chúng ta... Xin cho niềm tin này củng cố chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Xin cho chúng ta luôn biết hướng nhìn về Mẹ Maria, như là đèn pha cho chúng ta giữa những u tối và cuồng phong của cuộc sống.
Trích sách Lẽ Sống
MỪNG BỔN MẠNG GIÁO KHU 3
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XX TN - ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XX thường niên năm C - Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CN20TNC - ĐỨC MẸ LÊN TRỜI (Lc 1, 39-56)
CHIÊM NGƯỠNG MẸ LÊN TRỜI
Mẹ Lên Trời cả Linh hồn thể xác
Vờn mây bay theo Mẹ lên Cung Hằng
Trời bừng sáng muôn vạn ánh hào quang
Lên không gian bóng hình Mẹ tỏ rạng
Ôi hoan vui vạn lời ca tiếng hát
Bao nguồn sống từ xuất thế tình yêu
Đẹp tuyệt trần Chúc tụng Mẹ mỹ miều
Con dệt Thơ vờn mây bay vạn tuế
Hồn Thơ ơi ! Thiên cung hay trần thế
Say miên man thân châu lẫn linh hồn
Bút mực nào tả cơn xoáy càn khôn
Lời khát vọng lên hồn Thơ bóng nguyệt
Bao ý thơ bao nồi niềm tha thiết
Từ tâm tư với nhiệt huyết lưng trời
Đâu thân châu nơi cỏi mộng chơi vơi
Trời ngủ sắc lời thơ bay lả tả
Bởi bóng Mẹ trong Ngôi Lời cao cả
Hồn Thơ dâng hướng trông Mẹ Lên Trời
Con nuốt ực bao ý Thơ ngọt ơi ..!
Con ôm ngực nén bầu Thơ ngất lịm
Tiếng hát ca! Mẹ Thiên Triều ngàn phím
Nghe tơ lòng rung nhẹ ngọt bờ môi
Con quay cuồng trong mầu nhiệm tuyệt vời
Như cao bay xa cuộc đời trần thế
Mẹ Mẹ ơi ! Mẹ kiêu sa cao qúy
Con đang ngợp trong ý nguyện lời Thơ
Ôi ngọt ngào bên Mẹ giửa Trời mơ
Nơi Thiên Quốc ở bên Mẹ Hạnh phúc ..!
Cao Trí Dũng
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 14.8
14 Tháng Tám
Còn Tình Nào Cao Quý Hơn
Vào khoảng cuối tháng 7/1941, một tù nhân đã trốn khỏi trại tập trung Auschwitz. Theo quy định của những người Ðức quốc xã đang điều khiển trại, cứ một tù nhân đào thoát, thì 10 người khác phải thế mạng.
Duyệt qua khu biệt giam, viên chỉ huy Fritsch trỏ tay vào hàng rào các tù nhân và ông đếm từ 1 đến 10. Mười người bị tử thần chiếu cố đã lần lượt tiến đến trước mặt người đồ tể. Người thứ mười đứng cạnh cha Maximiliano Kobel chợt la lên thảm thiết: "Vợ tôi, con tôi, trời ơi! Tôi sẽ không bao giờ gặp được vợ con tôi". Cha Maximiliano Kobel đã kéo người tử tội thứ mười đó lại và ngài tiến ra đứng thế chỗ cho anh...
Sau này, Francis Gajownizcek, người đàn ông đã được cha Maximiliano Kobel chết thế đã kể lại: Tinh thần trong trại thay đổi hẳn. Sự kiện này đã tạo ra một ấn tượng cao đẹp và sâu xa... Vị linh mục dòng Fanxico đó không những chỉ chia sẻ cho các bạn tù một mẩu bánh, vài muỗng xúp, nhưng là chính mạng sống của mình để chuộc mạng cho người khác...
Liên tiếp trong hai tuần, cha Maximiliano Kobel đã phải nhịn đói, nhịn khát để chờ chết. Cơn hấp hối kéo dài quá lâu khiến những người Ðức quốc xã không thể chờ đợi được. Sau cùng, viên lý hình đã kết thúc cuộc đời của cha bằng một mũi thuốc độc.
Thân xác của cha đã được hỏa táng và tro tàn đã được rắc trên đồng lúa như phân bón. Nguyện ước lúc thiếu thời của cha đã được thành tựu: "Tôi ước ao được hóa thành tro bụi vì Ðức Trinh Nữ Vô Nhiễm nguyên tội. Ước gì tro đó được reo rắc khắp nơi trên thế giới để không còn một mảnh thi hài nào còn sót lại...".
Nhà tù nào cũng có thể là một hỏa ngục: hỏa ngục của hận thù, của ích kỷ, của phản bội. Có lẽ nhiều người đã và đang trải qua những hành hạ dã man gấp bội phần những gì đã diễn ra trong các trại tập trung thời Ðức quốc xã...
Nhà tù có thể là hỏa ngục, nhưng cũng có thể là Thiên Ðàng: Thiên Ðàng của hy sinh, nhẫn nhục, yêu thương, tha thứ, quảng đại... Biết bao nhiêu hoa thơm đã chớm nở trong cảnh khốn cùng ấy. Khốn khổ càng nhiều, hy sinh càng cao.
"Không có tình yêu nào cao quý bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu". Chúa Giêsu đã tuyên bố như thế và Ngài đã đi đến cùng cam kết của Ngài. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không những là sự thể hiện của sự độc ác dã man của con người, nó còn là dấu chỉ của mối tình của một người đã yêu và yêu cho đến cùng...
Cái chết hy sinh vì người khác, Chúa Giêsu muốn luôn được tiếp tục qua cuộc sống của người Kitô. Ðã có rất nhiều người đã lập lại cái chết đó qua suốt lịch sử của Giáo Hội và hiện nay, còn biết bao nhiêu người vẫn còn tái diễn cái chết đó qua những hy sinh hằng ngày của mình...
Hôm nay, chúng ta kính nhớ thánh Maximiliano Kobel, ngươòi đã chết thay cho một người bạn tù. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ngài ngày 10/10/1982 và đặt ngài làm quan thầy của thời đại khó khăn. Kinh nghiệm của ngài chắc chắn đang tái diễn hằng ngày trong xã hội chúng ta, trong đó người Kitô không ngừng được mời gọi để quên mình và sống cho người khác.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 13.8
13 Tháng Tám
Bức Tường Ô Nhục
Ngày 13/8/1961, sau nhiều cuộc thương thảo vô ích giữa Washington và Mascơva nhằm giải quyết cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Ðông và Tây, Kruschev, chủ tịch nhà nước Liên Xô, đã ra lệnh cho xây cất một bức tường ngăn cách Ðông và Tây Bá Linh. Bức tường này được dựng lên không những để đánh dấu sự đọan tuyệt giữa Ðông và Tây, nhưng còn để ngăn chặn làn sóng những người Ðông Ðức ồ ạt chạy sang tỵ nạn tại Tây Bá Linh. Khối Ðông Âu thì giải thích rằng bức tường này được dựng lên là để ngăn chặn những người Tây Phương có thể đến Ðông Ðức để làm gián điệp. Còn phía Tây Phương thì lại gọi bức tường đó là bức tường ô nhục... Nhưng dù được gọi dưới danh hiệu nào, dù được xây dựng dưới mục đích nào, bức tường ngăn cách giữa Ðông và Tây Bá Linh vẫn mãi mãi là biểu trưng của những chia cách giữa con người mà chính con người đã tạo nên...
Có những bức tường ngăn cách về kinh tế, chính trị, chủng tộc, văn hóa do con người dựng lên... Nhưng cũng có những bức tường vô hình mà mỗi người chúng ta có thể xây lên để tự ngăn cách với người khác.
Bức tường vô hình đó trước tiên là bức tường của nghi kỵ. Người ta thường xây kín khu vực của mình ở bằng kín cửa cao tường là bởi vì người ta sợ con mắt dòm ngó của những người xung quanh. Sự nghi kỵ không những ngăn ngừa người khác đến với mình, nhưng còn giam hãm chính mình trong cô đơn...
Bức tường vô hình cũng là bức tường của ích kỷ. Người ích kỷ chỉ biết đến thế giới của mình và khép mắt, bịt tai trước những gì đang xảy ra cho người khác...
Bức tường đó cũng có thể là bức tường của sự bất cảm thông. Kẻ xây tường để bao bọc mình sẽ không muốn nhìn thấy và thông cảm với những người xung quanh...
Nhưng bức tường nào cũng là một nấm mồ chôn kín mình trong sự cô đơn. Càng bảo vệ chính mình, con người càng mất mát trong sự hao mòn. Trái lại, càng cởi mở, càng đến với tha nhân càng triển nở trong nhân cách...
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 12.8
Trích sách Lẽ Sống12 Tháng Tám
Món Quà Vô Giá
Một người đàn bà giàu có đang hấp hối trên giường bệnh. Trong tờ chúc thư để lại, bà kể tên của tất cả mọi người thân thuộc và xa gần sẽ hưởng gia tài của bà. Tuyệt nhiên, bà không hề đá động đến cô gái nghèo và trung thành hầu hạ bà từng giây từng phút. Quà tặng duy nhất mà bà tặng cho cô đó là một thánh giá được bọc thạch cao.
Cô gái nhận lấy món quà nhưng lòng cô đầy cay đắng buồn phiền. Cô tự nghĩ: mình đã trung thành phục vụ, hầu hạ sớm hôm để rồi chỉ được món quà không ra gì.
Không còn đủ bình tĩnh để nuốt lấy từng giọt cay đắng, cô đã kéo thập giá xuống khỏi tường và ném tung trên nền nhà. Cây thập giá vỡ tung và kìa, trước sự ngạc nhiên của cô, tất cả những mảnh vụn thoát ra khỏi lớp vỏ thạch cao đều là những viên kim cương óng ánh...
Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 11.8
11 Tháng Tám
Cô Bạn Của Thánh Phanxicô Assisi
Một trong những cuốn phim có giá trị diễn tả về cuộc đời của thánh Phanxicô thành Assisi mới được thực hiện cách đây vài năm đa thi vị hóa vai trò của Clara, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay. Ðạo diễn của cuốn phim đã giới thiệu Clara qua hình ảnh một nữ tài tử trẻ đẹp với mái tóc vàng óng ả, thích tung tăng chạy nhảy giữa cánh đồng hoa hướng dương chạy dài mút mắt.Trích sách Lẽ Sống
Trong thực tế, quãng đời thanh xuân của Clara đã cống hiến nhiều chi tiết có thể được sử dụng làm chất liệu để quay phim. Vào tuổi trăng tròn 15, Clara đã từ chối kết hôn vì tâm hồn của nàng bị xúc động mãnh liệt qua lời rao giảng có chiều sâu của Phanxicô. Từ đó cho đến lúc Clara trút hơi thở cuối cùng, Phanxicô là một người bạn tinh thần, một cha linh hướng của nàng.
Lúc lên 18 tuổi, Clara thoát ly gia đình và trong một buổi lễ đơn sơ cử hành vào đêm, nàng đã cởi bỏ những xiêm y đắt tiền để mặc lấy một chiếc áo dòng bằng vải thô, đã thay chiếc dây nịt quý giá bằng một sợi dây thắt lưng đơn sơ và đã để cho Phanxicô cắt mái tóc óng ả của mình tượng trưng cho tinh thần từ bỏ.
Khi một số thiếu nữ khác cùng một chí hướng, kể cả Agnes, em gái của Clara, theo chân nàng vào tu viện, họ đã bắt đầu một cuộc sống nghèo nàn, khổ hạnh và ẩn dật, cắt đứt mọi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Họ đi chân không, ngủ trên nền nhà, không ăn thịt và giữ thinh lặng hầu như hoàn toàn. Ðó là những dấu hiệu bên ngoài biểu lộ ý hướng bên trong của họ muốn sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm như Ðức Giêsu đã dạy.
Ðế sống cuộc đời từ bỏ, các nữ tu dòng thánh Clara khước từ quyền sở hữu của bất cứ của cải nào, kể cả với tính cách là của chung.
Nhu cầu lương thực hằng ngày được giải quyết bằng của bố thí. Khi Ðức Thánh Cha khuyên họ giảm bớt cách thực hành sống nghèo cách tuyệt đối như vậy, Clara đã khẳng khái trả lời: "Thưa Ðức Thánh Cha, chúng con cần cha tha tội, chứ chúng con không mong ước cha tha chúng con khỏi những bổn phận phải giữ để trung tín dõi theo chân Chúa Giêsu".
Trong bốn bức tường tu viện tại San Ðamianô gần Assisi, Clara ân cần chăm sóc các bệnh nhân, khiêm nhượng hầu bàn và rửa chân cho các nữ tu sau khi họ đi cầu thực trở về và dành nhiều thời giờ để tâm hồn chìm sâu trong kinh nguyện. Các nữ tu đồng thời thuật lại rằng: Khi Clara cầu nguyện xong, mặt chị chiếu sáng làm chói mắt mọi người.
Trong 27 năm cuối đời, Clara bị đau ốm luôn, nhưng chị đã thu hút được nhiều Giám Mục, Hồng Y, kể cả các giáo chủ đến để tham khảo ý kiến của chị.
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 10.8
Trích sách Lẽ Sống10 Tháng Tám
Tài Sản Của Giáo Hội
Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh được tôn kính rất nhiều trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo: đó là thánh Lôrenxô. Thật ra, người ta biết rất ít về vị thánh này...
Theo tương truyền, thì Lôrenxô là một vị phó tế người Roma phục vụ Giáo Hội dưới thời Ðức Giáo Hoàng Sixtô II, và có lẽ cũng đã chịu tử đạo trong thời kỳ bách hại của Hoàng đế Velerianô vào thế kỷ thứ 3.
Chuyện kể lại rằng, cũng như các phó tế trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Lôrenxô được giao phó trách nhiệm quản lý tài sản của Giáo Hội và trợ giúp người nghèo. Ngày nay chúng ta gọi là hoạt động xã hội của Giáo Hội.
Sau khi Ðức Sixtô II bị bắt giữ, phó tế Lôrenxô cũng đã nghĩ ngay đến số phận chờ đợi mình mà Giáo Hội phải trải qua. Ngài tập trung lại tất cả những người nghèo, các bà góa và các em cô nhi tại Roma. Tất cả tài sản của Giáo Hội, ngài phân phát cho họ. Ðể cung cấp đủ cho số người túng thiếu quá đông, ngài đã cho bán cả các chén thánh dùng trong phụng tự...
Hoạt động bác ái quá rầm rộ này không mấy chốc đến tai viên thị trưởng Roma. Ông cho rằng, Giáo Hội phải có rất nhiều kho tàng. Thế là Lôrenxô đã bị điệu đến để cung khai về tất cả tài sản của Giáo Hội. Vị phó tế khôn ngoan này đã xin hoãn lại một thời gian để xếp đặt mọi sự và lập danh sách của cải của Giáo Hội. Trong suốt ba ngày, ngài cho triệu tập những người tàn tật, đui mù, góa bụa, cô nhi... và cho họ xếp hàng đứng trước dinh viên thị trưởng. Rồi ngài dõng dạc tuyên bố: "Ðây là tất cả tài sản của Giáo Hội".
Viên thị trưởng đã cho lời tuyên bố này là một thách thức ngạo mạn. Ông truyền lệnh cho thiêu sống Lôrenxô trên một chiếc giường sắt được nung đỏ. Các lý hình thay phiên nhau để quay trở thân xác của thánh nhân như một con thú...
Câu chuyện trên đây có thể chỉ là sản phẩm của một lòng tôn kính cao độ mà các tín hữu thời sơ khai dành cho một vị thánh. Nhưng, dù không biết nhiều về vị thánh này, chúng ta vẫn có thể xác quyết một điều: ngài đã chết vì Ðức Kitô. Sự thánh thiện ở thời đại nào cũng được định nghĩa như một sự đáp trả hoàn toàn đối với lời mời gọi bước theo Ðức Kitô.
Sống và chết cho Ðức Kitô: đó là ơn gọi từng ngày của người Kitô. Có nhiều hình thức bắt đạo khác nhau: từ những sắc lệnh cấm đạo công khai cho đến những hạn chế tự do tín ngưỡng một cách tinh vi.
Có nhiều hình thức tử đạo khác nhau: từ cảnh đầu rơi, máu đổ cho đến những cái chết dần mòn trong nơi lao tù, cũng như những khước từ hy sinh từng ngày mà mỗi người Kitô đang phải trải qua.
Sống trọn vẹn ơn gọi của người Kitô cũng là một hình thức tử đạo từng ngày. Quyết chí trung thành lắng nghe tiếng nói của lương tâm để không chạy theo những cám dỗ của quyền lực, của tiền bạc, của gian dối, của lường gạt: đó cũng là một cuộc tử đạo dai dẳng.
Quyết chí trung thành với Giáo Hội dù phải chịu những phân biệt đối xử, dù phải bị tước đoạt quyền lợi: đó cũng là một cuộc tử đạo dai dẳng.
Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 09.8
Trích sách Lẽ Sống09 Tháng Tám
Xin Hãy Dùng Con Như Khí Cụ Bình An!
Ngày 09/8 hàng năm, hàng ngàn người Nhật Bản và nhiều du khách tập trung về Ðài Hòa Bình tại Nagasaki để tưởng niệm quả bom nguyên tử đầu tiên được ném xuống Nhật Bản.
Ðúng 11 giờ 03 phút, giờ định mệnh của thành phố Nagasaki, từng đám đông dừng lại trong thinh lặng, trong khi đó từ các tháp chuông trên khắp nước, từng hồi chuông ngân vang để tưởng niệm giây phút đau thương của Nagasaki.
Ngày 09/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên đã giết hại khoảng 70 ngàn người và tiêu hủy gần như trọn vẹn thành phố Nagasaki. Ba ngày sau đó, quả bom thứ hai cũng được trút xuống trên Hiroshima nâng tổng số những người thiệt mạng lên đến gần 140,000 người. Và gần đây, hơn hai người còn sống sót từ dạo đó cũng vừa qua đời vì ảnh hưởng của phóng xạ.
Lên tiếng trong một tuần lễ tưởng niệm, ông Motoshima, thị trưởng Nagasaki đã phát biểu như sau: "Qua kinh nghiệm đau thương này, những người công dân của thành phố Nagasaki đều nhận thấy rằng: bom nguyên tử có thể hủy diệt toàn thể nhân loại. Do đó, chúng tôi đã không ngừng kêu gọi hủy bỏ các vũ khí hạt nhân". Bài diễn văn trên đây của ông thị trưởng Nagasaki đã được sao gửi đến các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Cũng trong bài diễn văn này, ông Motoshima đã tha thiết kêu gọi Liên Xô và Hoa Kỳ hãy ngồi vào bàn hội nghị với nhau và hãy quyết tâm cam kết thực hiện sự chung sống hòa bình giữa Ðông và Tây cũng như làm mọi cố gắng để giải trừ vũ khí hạt nhân...
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. Có một lần trải qua đau thương như người Nhật Bản, cách riêng những người Nagasaki và Hiroshima, con người mới thấy được thế nào là sự tàn phá của bom nguyên tử và sự khao khát hòa bình.
Lời kêu gọi trên đây của ông thị trưởng thành phố Nagasaki có lẽ không chỉ được ngỏ với các vị nguyên thủ quốc gia, hoặc hai cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô. Lời kêu gọi đó cũng phải được truyền đến tận tai của từng người. Bởi vì hòa bình không phải chỉ là vấn đề của một số người, hoặc của một số quốc gia. Hòa bình là vấn đề của từng người. Nó là cố gắng xây dựng của từng ngày và của từng người.
Nhưng hòa bình không chỉ là thành quả của những cố gắng. Nó còn là một ân ban mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể trao tặng cho con người... Ngày 27/10/1986, cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình của các vị đại diện các tôn giáo trên thế giới đã nói lên được chiều kích đích thực của hòa bình: hòa bình phải xuất phát từ tâm hồn con người.
Con người cần phải cầu nguyện cho hòa bình. Chính trong cuộc gặp gỡ thâm sâu trong tâm hồn giữa con người và Thiên Chúa mà hòa bình đích thực mới phát sinh. Cho dù có hủy bỏ mọi vũ khí hạt nhân, cho dù có ký mọi hòa ước, nếu con người chưa dẹp bỏ mọi thứ vũ khí khác trong tâm hồn, mầm mống của chiến tranh vẫn còn đó...
Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010
LẼ SỐNG 08.8
08 tháng Tám
Vị Thánh Của Kinh Mân Côi
Vị Thánh Của Kinh Mân Côi
Ðaminh, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay, mở mắt chào đời năm 1170 bên Tây Ban Nha trong một gia đình quý tộc, nhưng ngay từ nhỏ, Ðaminh đã tập quen sống hãm mình. Ngoài ra, Ðaminh có tính khẳng khái, thích làm việc có hệ thống và chú ý đến việc trau dồi kiến thức.
Khi làm linh mục, rồi kinh sĩ, Ðaminh nổi bật về lòng ngay thẳng, hăng hái và tinh thần hy sinh. Ngài cảm thấy như được Chúa gọi đi để loan báo Tin Mừng cho các bộ lạc bên nước Nga, nhưng Ðức Innocentê thứ 3 lại cử ngài đến hoạt động tại Toulouse bên Pháp, nơi những làn sóng lạc giáo đang làm lung lạc niềm tin của nhiều người.
Ðaminh xác tín rằng: Lời giảng dạy phải đi đôi với cuộc sống. Vì thế, ngài đã lập một hội dòng, quy tụ các tu sĩ sống khó nghèo theo tinh thần Phúc Âm để có thể rao giảng, không chỉ bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống của mình. Chính Ðaminh đã là người đầu tiên làm gương về nếp sống ấy bằng cách đi chân không, ngủ dưới đất, ăn chay và sống bằng của bố thí.
Vào năm 1216, Ðức Hônôriô thứ 3 đã phê chuẩn dòng do cha Ðaminh sámg lập mang tên "Dòng anh em giảng thuyết" theo quy luật của thánh Augustinô, tức là dòng Ðaminh ngày nay. Thiên Chúa chỉ dành cho cha Ðaminh 5 năm vắn vỏi để chu toàn sứ mệnh của người gieo giống. Suốt thời gian này ngài đã rảo qua các nước Pháp, Italia và Tây Ban Nha để rao giảng và đã đưa nhiều người ly giáo trở về với Giáo Hội.
Trong suốt cuộc sống, Ðaminh đã nêu cao gương hy sinh và cầu nguyện. Ngoài ra, ngài còn truyền bá lòng sùng kính Ðức Maria và kinh Mân Côi, vì thế, ngài đã thành lập một dòng nữ để giúp chị em sống theo tinh thần này.
Cha Ðaminh qua đời tại Bologna bên Italia ngày 06/8/1221 và chỉ 13 năm sau, vào năm 1234, Ðức Gregoriô thứ 9 tôn phong ngài lên bậc hiển thánh.
Có một câu chuyện thuật lại giấc mơ của thánh Ðaminh: Ngài thấy thế gian sắp bị án công thẳng của Thiên Chúa luận phạt, nhưng được cứu thoát nhờ lời cầu bàu của Ðức Maria. Ðức Mẹ chỉ cho Chúa Giêsu hai hình ảnh: một hình ảnh là chính Ðaminh và hình ảnh kia là một người ăn mày quần áo rách tả tơi.
Ngày hôm sau, trong lúc cầu nguyện trong nhà thờ, Ðaminh thấy người ăn mày trong mộng xuất hiện, tiến đến gần, ôm chầm Ðaminh và nói: "Anh là người đồng hành với tôi. Nếu chúng ta cùng sánh vai tiến bước, thì không quyền lực nào có thể thắng chúng ta". Nhìn kỹ, Ðaminh nhận ra người ăn mày đó chính là Phanxicô thành Assisi.
Cuộc gặp gỡ này của hai vị sáng lập dòng vẫn được các tu sĩ Ðaminh và Phanxicô mừng mỗi năm. Vào ngày lễ kính hai thánh nhân, họ cùng nhau dâng Thánh Lễ và sau đó ngồi vào bàn để chia sẻ với nhau những tấm bánh và những lý tưởng đã làm cho Giáo Hội trở nên phong phú trong việc sống theo tinh thần Phúc Âm trải qua 7 thế kỷ nay.
Lý tưởng mà dòng Ðaminh cũng như của các dòng khác không phải chỉ để chúng ta kính phục, nhưng cũng là để chúng ta noi gương. Các tu sĩ là những người tự nguyện sống trọn những lời khuyên của Phúc Âm qua ba lời khấn: khó nghèo, thanh tịnh, vâng lời. Ðó cũng là ba nhân đức mà mỗi người Kitô cũng phải thực hành tùy sức, tùy hoàn cảnh và địa vị của mình.
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CN XIX THƯỜNG NIÊN NĂM C
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XIX thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
ĐTGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT ĐÃ VỀ
Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về cư ngụ tại Dòng Châu Sơn
VietCatholic News (07 Aug 2010 10:23)
HÀ NỘI - Sau một thời gian gần 3 tháng sang Hoa Kỳ dưỡng bệnh và nghỉ ngơi, nay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về lại Hà Nội chiều ngày 6/8 (giờ Hà nội) và Ngài đã tự thuê một chiếc taxi đưa Ngài trực tiếp về tới Đan viện Châu Sơn vào lúc 16:30 chiều. (Đan viện Châu Sơn là một Dòng Ẩn Tu Chiêm Niệm tại giáo phận Phát Diệm). Chính Đức Tổng đã chọn lựa nơi này và trước đây trong khoảng thời gian từ năm 2008 đã từng đến đây tĩnh dưỡng ở đây.
Ý của Ngài không muốn cho ai biết sự trở lại này, vì Ngài muốn mọi chuyện sớm yên ổn và không quá xáo trộn vì sự có mặt của Ngài ở Viet Nam. Tuy nhiên, khi ngài về tới nhà dòng, xuống xe thì gặp phải một nhóm các anh em làm thợ mộc đang đóng cửa cho khu nhà mới của Đan viện, họ nhận ngay ra ngài, và mau chóng điện báo cho chú Đoàn là cháu của ngài, cũng là chủ của nhóm thợ đó. Tin này mau chóng được đồn ra. Mặc dù ngài và nhà dòng hết sức giữ kín.
Sáng hôm nay 7/8 đã có một số nhóm giáo dân Hà nội và giáo dân ở Châu sơn muốn chào thăm ngài. Dân chúng hết sức vui mừng vì sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và tránh những phiền phức không lường có thể xẩy ra, thay vì ở ngoài khu nhà khách trước đây, Đức Tổng đã được Nhà Dòng chuyển vào trong nội vi của đan viện.
Đức Tổng cho biết Ngài: "cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều, đã ngủ được sâu giấc, tăng được 5 kí và tinh thần dịu lại, không còn thấy căng thẳng như xưa vì bị mất ngủ...."
Như chúng tôi được biết quyết định rời Hà Nội sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày 12/5/2010 là hoàn toàn do ý muốn riêng của Ngài. Khi đó chính Đúc Cha phụ tá Chu Văn Minh ngỏ ý và xin Đức Tổng hoãn lại chuyến đi ít ngày để có cho linh mục và giáo dân giáo phận Hà Nội có cuộc từ giã chính thức và tỏ lòng biết ơn với Ngài, kẻo ra đi mà không có nghi lễ từ giã như thế này sẽ gây hoang mang và khó lòng giải thích... Thế nhưng Ngài nói là đã có Lá thư từ giã giải thích rõ ràng rồi và Ngài nghĩ việc ra đi âm thầm là muốn không gây thêm những khó khăn trong tình trạng vốn đã có những hiểu lầm mâu thuẫn vì việc Ngài xin từ chức, và hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại sự chữa lành và an bình cho giáo phận... đàng khác vé máy bay cũng đã được Ngàicho mua sẵn từ hai tuần trước.
Trong thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng bên Hoa Kỳ nhiều người ngỏ ý muốn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn... nhưng Ngài đều từ chối vì cho rằng có giải thích gì chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng thỏa mãn hay giải tỏa trọn vẹn được hết những thắc mắc và nghi vấn của nhiều người trong hoàn cảnh phức tạp với nhiều diễn biến tại Quê hương và trong Giáo hội.
Để hiểu rõ hơn về tâm tư và ước muốn của Ngài chi bằng chúng ta hãy bình tĩnh và một lần nữa đọc lại Bức thư của Ngài ngày 13.5.2010: Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội
Trong lời từ biệt Ngài diễn tả một số những tâm tình đáng ghi nhớ như sau:
"Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi..."
"Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp dơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta".
"Tôi hạnh phúc khi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu hay làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội".
"Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân... không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bênh vực công lý, sẵn sáng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội....".
Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng qúi giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong yêu thhương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức Cha Phêrô như yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi..."
"... Vì thế xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính tôi. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
VietCatholic News (07 Aug 2010 10:23)
HÀ NỘI - Sau một thời gian gần 3 tháng sang Hoa Kỳ dưỡng bệnh và nghỉ ngơi, nay Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã về lại Hà Nội chiều ngày 6/8 (giờ Hà nội) và Ngài đã tự thuê một chiếc taxi đưa Ngài trực tiếp về tới Đan viện Châu Sơn vào lúc 16:30 chiều. (Đan viện Châu Sơn là một Dòng Ẩn Tu Chiêm Niệm tại giáo phận Phát Diệm). Chính Đức Tổng đã chọn lựa nơi này và trước đây trong khoảng thời gian từ năm 2008 đã từng đến đây tĩnh dưỡng ở đây.
Ý của Ngài không muốn cho ai biết sự trở lại này, vì Ngài muốn mọi chuyện sớm yên ổn và không quá xáo trộn vì sự có mặt của Ngài ở Viet Nam. Tuy nhiên, khi ngài về tới nhà dòng, xuống xe thì gặp phải một nhóm các anh em làm thợ mộc đang đóng cửa cho khu nhà mới của Đan viện, họ nhận ngay ra ngài, và mau chóng điện báo cho chú Đoàn là cháu của ngài, cũng là chủ của nhóm thợ đó. Tin này mau chóng được đồn ra. Mặc dù ngài và nhà dòng hết sức giữ kín.
Sáng hôm nay 7/8 đã có một số nhóm giáo dân Hà nội và giáo dân ở Châu sơn muốn chào thăm ngài. Dân chúng hết sức vui mừng vì sự trở lại của Ngài. Tuy nhiên, vì lý do an toàn và tránh những phiền phức không lường có thể xẩy ra, thay vì ở ngoài khu nhà khách trước đây, Đức Tổng đã được Nhà Dòng chuyển vào trong nội vi của đan viện.
Đức Tổng cho biết Ngài: "cảm thấy khỏe mạnh hơn nhiều, đã ngủ được sâu giấc, tăng được 5 kí và tinh thần dịu lại, không còn thấy căng thẳng như xưa vì bị mất ngủ...."
Như chúng tôi được biết quyết định rời Hà Nội sang Hoa Kỳ chữa bệnh ngày 12/5/2010 là hoàn toàn do ý muốn riêng của Ngài. Khi đó chính Đúc Cha phụ tá Chu Văn Minh ngỏ ý và xin Đức Tổng hoãn lại chuyến đi ít ngày để có cho linh mục và giáo dân giáo phận Hà Nội có cuộc từ giã chính thức và tỏ lòng biết ơn với Ngài, kẻo ra đi mà không có nghi lễ từ giã như thế này sẽ gây hoang mang và khó lòng giải thích... Thế nhưng Ngài nói là đã có Lá thư từ giã giải thích rõ ràng rồi và Ngài nghĩ việc ra đi âm thầm là muốn không gây thêm những khó khăn trong tình trạng vốn đã có những hiểu lầm mâu thuẫn vì việc Ngài xin từ chức, và hy vọng rằng thời gian sẽ mang lại sự chữa lành và an bình cho giáo phận... đàng khác vé máy bay cũng đã được Ngàicho mua sẵn từ hai tuần trước.
Trong thời gian nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng bên Hoa Kỳ nhiều người ngỏ ý muốn gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn... nhưng Ngài đều từ chối vì cho rằng có giải thích gì chăng nữa thì cũng không thể đáp ứng thỏa mãn hay giải tỏa trọn vẹn được hết những thắc mắc và nghi vấn của nhiều người trong hoàn cảnh phức tạp với nhiều diễn biến tại Quê hương và trong Giáo hội.
Để hiểu rõ hơn về tâm tư và ước muốn của Ngài chi bằng chúng ta hãy bình tĩnh và một lần nữa đọc lại Bức thư của Ngài ngày 13.5.2010: Lời từ biệt của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt gửi cộng đồng dân Chúa TGP Hà Nội
Trong lời từ biệt Ngài diễn tả một số những tâm tình đáng ghi nhớ như sau:
"Thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt. Nhất là khi anh chị em chưa sẵn sàng đón nhận việc ra đi của tôi..."
"Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp dơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vì lợi ích của Giáo hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà nội chúng ta".
"Tôi hạnh phúc khi được ở trong Giáo hội. Dù ở đâu hay làm gì tôi cũng thuộc về gia đình Giáo hội".
"Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi các anh chị em giáo dân... không ngừng trổ sinh hoa trái dồi dào, anh chị em còn góp phần xây dựng xã hội khi can đảm lên tiếng bênh vực công lý, sẵn sáng hi sinh tính mạng để bảo vệ sự thật. Anh chị em là Giáo hội....".
Lời sau cùng của tôi là xin anh chị em hãy giữ gìn yêu thương hợp nhất. Đó là kho tàng qúi giá nhất của Giáo phận chúng ta. Trong yêu thhương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức Cha Phêrô như yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi..."
"... Vì thế xin anh chị em đừng níu kéo nhưng hãy để tôi ra đi theo ý nguyện. Tôi tin rằng việc tôi ra đi phù hợp với thánh ý Chúa và có ích lợi cho anh chị em cũng như cho chính tôi. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
VietCatholic
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)