21 Tháng Mười
Hai Cha Con Và Con Lừa
Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".Trích sách Lẽ Sống
Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".
Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
- Trong Giáo Hội cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ là những gai nhọn hoặc dấm chua trong Giáo Hội. Sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ hơn là góp phần xây dựng Giáo Hội trong tình yêu thương và hiệp nhất.
Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 21.10
TÂN HỒNG Y
Đức Thánh Cha công bố danh tính 24 vị tân Hồng Y
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 20/10, Đức Thánh Cha đã công bố danh tính 24 vị tân Hồng Y sẽ được tấn phong trong Công Nghị Hồng Y ngày 20/11 tới đây.
Trong số các vị đang coi sóc các giáo phận trên thế giới có :
1) Đức Cha Paolo Romeo (Ý Đại Lợi),Tổng Giám Mục Palermo
2) Đức Cha Reinhard Marx (Đức), Tổng Giám Mục Munich
3) Đức Cha Kazimierz Nycz (Ba Lan), Tổng Giám Mục Warsaw
4) Đức Cha Donald Wuerl (Hoa Kỳ), Tổng Giám Mục Thủ Đô Washington
5) Đức Cha Laurent Ms. Pasinya (Zaire), Tổng Giám Mục Kinshasa
6) Đức Cha Medardo Joseph Mazombwe (Angola), Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Lusaka
7) Đức Cha Malcolm Ranjith Patabendige Don (Sri Lanka), Tổng Giám
Mục Thủ Đô Colombo
8) Đức Cha Raymundo Damasceno Assis (Brazil), Tổng Giám Mục Aparecida
9) Đức Cha Raul Eduardo Vela Chiriboga (Ecuador), Tổng Giám Mục Thủ Đô Quito
10) Đức Thượng Phụ Antonio Naguib của Thành Alexandria của Công Giáo Copt (Ai Cập).
Trong số các vị đứng đầu các cơ quan tại giáo triều Rôma có :
11) Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh
12) Đức Tổng Giám Mục Fortunato Baldelli, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao
13) Đức Tổng Giám Mục Raymond Burke, chủ tịch Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh.
14) Đức Tổng Giám Mục Kurt Koch, tân chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô Giáo
15) Đức Tổng Giám Mục Francesco Monterisi, cha sở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành
16) Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, tân Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ
17 ) Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa
18) Đức Tổng Giám Mục Robert Sarah, (Guinea Conakry), chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum)
19) Đức Tổng Giám Mục Velasio De Paolis (Ý Đại Lợi), chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế Sự Vụ của Tòa Thánh.
20) Đức Tổng Giám Mục Paulo Sardi, Phó Nhiếp Chánh.
4 vị Tân Hồng Y trên 80 tuổi :
21) Đức Tổng Giám Mục José Manuel Estepa Llaurens, Tổng Giám Mục Quân Đội Tây Ban Nha
22) Đức Tổng Giám Mục Elio Sgreccia (Ý) Cựu chủ tịch Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống
23) Đức Cha Walter Brandmüller, cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử
24) Đức Ông Domenico Bartolucci (Ý), người đã chỉ huy ca đoàn Sistina của Tòa Thánh từ 1956 đến 1997.
Nguyễn Việt Nam
(nguồn : vietcatholic.net)
Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010
LỜI CHỦ CHĂN THÁNG 10.2010
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
Thành phố HCM
15.10.2010
LỜI CHỦ CHĂN
Hướng tới Đại Hội Dân Chúa sắp đến
Hướng tới Đại Hội Dân Chúa sắp đến
Kính gửi linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Xây dựng Giáo Hội trên đất nước hôm nay. Sau Hội nghị vừa qua, trong thư gửi dân Chúa, Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất xác định rõ mục tiêu của Đại Hội Dân Chúa sắp đến là mời gọi mọi thành phần dân Chúa góp ý cùng tham gia xây dựng Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam hôm nay. Xây dựng một Giáo Hội thực sự là dấu chỉ và khí cụ hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau. Xây dựng Giáo Hội hiệp thông như thế là nhằm cùng nhau chung sức chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong hoàn cảnh đất nước và thế giới hôm nay.
Lời mời gọi đó nhắc lại cho mọi thành phần dân Chúa bổn phận ưu tiên hiện nay là xây đắp những mối hiệp thông căn bản theo như lòng Chúa mong muốn. Trước tiên là hiệp thông với Thiên Chúa là đầu mối các mối hiệp thông liên hoàn. Kế đến là hiệp thông với Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô, hiệp thông với mọi thành phần trong cộng đồng dân Chúa là con một Cha trên trời, hiệp thông với mọi người trong cộng đồng dân tộc và thế giới là đối tượng Chúa Cứu Độ yêu thương và phục vụ cho sự sống dồi dào.
2. Làm theo Lời Chúa dạy. Trong Lời Chủ Chăn những tháng trước, chúng tôi đã ghi lại Lời Chúa dạy khi xây ngôi nhà cuộc đời của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, xây ngôi nhà Giáo Hội hiệp thông, thì chủ yếu cần phải làm những gì. Nay xin nhắc lại, mong mọi người ghi khắc trong lòng và nhắc nhở nhau mang ra thi hành trong cuộc sống thường ngày.
- Chúa dạy hãy xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (TV 85,11).
- Trong mọi hoàn cảnh, hãy bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đức Giêsu Đấng cứu độ chúng ta, để được lớn lên về mọi phương diện, và vươn đến Con Người mới, con người thành toàn là Đức Giêsu Kitô Đầu của Hội Thánh (x. Ep 4,15-24).
- Để trở nên men muối và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay (x. Mt 5,13-16).
- Trong mọi khó khăn thử thách, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện (Rm 12,12).
- Cầu nguyện là mở rộng lòng trí đón nhận ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa, để nhận biết trong mọi tình cảnh của cuộc đời đâu là thánh ý Cha trên trời, đồng thời để có đủ sức mang ra thi hành. Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì ý Chúa và sự khôn ngoan của Chúa cao hơn ý người và sự khôn ngoan của thế gian bấy nhiêu (x. Is 55,9).
3. Vượt qua thử thách. Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu trên con đường xây đắp ngôi nhà hiệp thông, cùng thi hành sứ vụ loan Tin Mừng, mỗi người còn phải suy gẫm và học hỏi những kinh nghiệm trong lịch sử cứu độ như những bài học thiết thực. Những bài học về những thử thách cần phải vượt qua:
- Bà Eva mẹ chúng sinh coi mình khôn hơn và bất cần Thiên Chúa. Hệ quả là tâm tư con người mang nặng tính đối kháng, và cảnh huynh đệ tương tàn diễn ra trong gia đình bà...
- Giuđa chạy theo quyền lợi và danh vọng thế gian, đưa đến phản Thầy, rồi đi vào ngõ cụt kết thúc đời mình.
- Saolô đối kháng và bắt đạo trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phaolô hội nhập và truyền đạo.
- Simon theo thói đời sắm gương bảo vệ Thầy, rồi lại hoảng sợ chối Thầy, trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phêrô làm viên đá nền xây Giáo Hội Chúa Kitô...
Trong hành trình cuộc đời, ai ai cũng có thể đối diện với những thử thách tương tự. Và phàm nhân chỉ có thể vượt qua nhờ ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Chúa, cùng sức mạnh của tình hiệp thông huynh đệ trong Giáo Hội Chúa Kitô.
4. Chúng ta hãy nhắc bảo nhau chuyên cần cầu nguyện, nhớ mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống gia đình, cộng đoàn, xã hội. Hãy giúp nhau vun đắp niềm hy vọng nơi Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa, nơi lòng từ mẫu bao la của Đức Mẹ La Vang, nơi lòng trung kiên vững bền của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin trên đất nước Việt Nam.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
1. Khiêm tốn mang lấy phận người khổ đau và chết chóc (Lc 1,26-38 ).
2. Mang lại niềm vui cứu độ cho nhà nhà (Lc 1,39-56).
3. Đem lại bình an cho người thiện tâm (Lc 2,1-20).
4. Tận hiến cho Chúa Cha để nên ánh sáng cho muôn dân (Lc 2,22-32).
5. Chuyên cần tìm học ý Chúa Cha yêu thương cứu nhân độ thế (Lc 2,41-52).
1. Dấn thân thi hành kế hoạch yêu thương cứu độ nhân sinh (Mt 3,13-17).
2. Đồng hành với các gia đình trong vui buồn, lo âu và hy vọng (Ga 2,1-11).
3. Loan Tin Mừng và phục vụ cho sự sống con người, đặc biệt người nghèo (Mc 1,14-15. 21-34).
4. Mở rộng con tim đón nhận và toả sáng lòng từ ái bao dung (Mt 17,1-18).
5. Tự hạ hiến thân vì sự sống và sự hợp nhất gia đình nhân loại (Mc 14,17-25).
2. Tự nguyện đón nhận khổ đau để giải thoát nhân trần (Mc 14,43-47).
3. Chấp nhận tủi nhục để phục hồi phẩm giá con người (Mc 15,16-20).
4. Yêu thương hy sinh đến cùng để cứu độ nhân sinh (Mc 15,21-22; Lc 23,26-34).
5. Biến cái chết trên thập giá thành tình yêu toàn hiến (Mc 15,33-39).
2. Mở lối đi vào cõi sống mới chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu (Cv 1,6-11).
3. Chia sẻ ơn Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới và hợp nhất nhân loại (Cv 2,1-13).
4. Quy tụ nhân thế vào trong Nước Chúa chan hoà ánh sáng an bình.
5. Mở rộng Nước Chúa cho người người chung hưởng phúc trường sinh.
(nguồn : tgpsaigon.net)
Anh chị em rất thân mến,
1. Xây dựng Giáo Hội trên đất nước hôm nay. Sau Hội nghị vừa qua, trong thư gửi dân Chúa, Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất xác định rõ mục tiêu của Đại Hội Dân Chúa sắp đến là mời gọi mọi thành phần dân Chúa góp ý cùng tham gia xây dựng Giáo Hội của Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam hôm nay. Xây dựng một Giáo Hội thực sự là dấu chỉ và khí cụ hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau. Xây dựng Giáo Hội hiệp thông như thế là nhằm cùng nhau chung sức chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong hoàn cảnh đất nước và thế giới hôm nay.
Lời mời gọi đó nhắc lại cho mọi thành phần dân Chúa bổn phận ưu tiên hiện nay là xây đắp những mối hiệp thông căn bản theo như lòng Chúa mong muốn. Trước tiên là hiệp thông với Thiên Chúa là đầu mối các mối hiệp thông liên hoàn. Kế đến là hiệp thông với Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô, hiệp thông với mọi thành phần trong cộng đồng dân Chúa là con một Cha trên trời, hiệp thông với mọi người trong cộng đồng dân tộc và thế giới là đối tượng Chúa Cứu Độ yêu thương và phục vụ cho sự sống dồi dào.
2. Làm theo Lời Chúa dạy. Trong Lời Chủ Chăn những tháng trước, chúng tôi đã ghi lại Lời Chúa dạy khi xây ngôi nhà cuộc đời của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, xây ngôi nhà Giáo Hội hiệp thông, thì chủ yếu cần phải làm những gì. Nay xin nhắc lại, mong mọi người ghi khắc trong lòng và nhắc nhở nhau mang ra thi hành trong cuộc sống thường ngày.
- Chúa dạy hãy xây nhà trên nền đá vững chắc là Lời Chúa (x.Mt 7,24-25), với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, hoà bình và công lý (TV 85,11).
- Trong mọi hoàn cảnh, hãy bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Đức Giêsu Đấng cứu độ chúng ta, để được lớn lên về mọi phương diện, và vươn đến Con Người mới, con người thành toàn là Đức Giêsu Kitô Đầu của Hội Thánh (x. Ep 4,15-24).
- Để trở nên men muối và ánh sáng Tin Mừng trong xã hội hôm nay (x. Mt 5,13-16).
- Trong mọi khó khăn thử thách, hãy kiên nhẫn và chuyên cần cầu nguyện (Rm 12,12).
- Cầu nguyện là mở rộng lòng trí đón nhận ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Thiên Chúa, để nhận biết trong mọi tình cảnh của cuộc đời đâu là thánh ý Cha trên trời, đồng thời để có đủ sức mang ra thi hành. Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì ý Chúa và sự khôn ngoan của Chúa cao hơn ý người và sự khôn ngoan của thế gian bấy nhiêu (x. Is 55,9).
3. Vượt qua thử thách. Trong hành trình bước theo Chúa Giêsu trên con đường xây đắp ngôi nhà hiệp thông, cùng thi hành sứ vụ loan Tin Mừng, mỗi người còn phải suy gẫm và học hỏi những kinh nghiệm trong lịch sử cứu độ như những bài học thiết thực. Những bài học về những thử thách cần phải vượt qua:
- Bà Eva mẹ chúng sinh coi mình khôn hơn và bất cần Thiên Chúa. Hệ quả là tâm tư con người mang nặng tính đối kháng, và cảnh huynh đệ tương tàn diễn ra trong gia đình bà...
- Giuđa chạy theo quyền lợi và danh vọng thế gian, đưa đến phản Thầy, rồi đi vào ngõ cụt kết thúc đời mình.
- Saolô đối kháng và bắt đạo trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phaolô hội nhập và truyền đạo.
- Simon theo thói đời sắm gương bảo vệ Thầy, rồi lại hoảng sợ chối Thầy, trước khi đón nhận Chúa Thánh Thần đổi mới thành Phêrô làm viên đá nền xây Giáo Hội Chúa Kitô...
Trong hành trình cuộc đời, ai ai cũng có thể đối diện với những thử thách tương tự. Và phàm nhân chỉ có thể vượt qua nhờ ánh sáng chân lý và sức mạnh tình yêu của Chúa, cùng sức mạnh của tình hiệp thông huynh đệ trong Giáo Hội Chúa Kitô.
4. Chúng ta hãy nhắc bảo nhau chuyên cần cầu nguyện, nhớ mang Lời Chúa ra thực hành trong đời sống gia đình, cộng đoàn, xã hội. Hãy giúp nhau vun đắp niềm hy vọng nơi Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa, nơi lòng từ mẫu bao la của Đức Mẹ La Vang, nơi lòng trung kiên vững bền của các tiền nhân cùng chứng nhân đức tin trên đất nước Việt Nam.
Nguyện chúc ơn bình an của Chúa Kitô và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần hằng ở cùng anh chị em.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục của anh chị em
Giám mục của anh chị em
Lời mời gọi cầu nguyện chiêm ngắm
CON CHÚA LÀM NGƯỜI YÊU THƯƠNG CỨU ĐỘ
Trong Tông thư "Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria", 16.10.2002, Đức cố Gioan Phaolô II đã giới thiệu 20 Mầu nhiệm Mân Côi là bản tóm tuyệt vời Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, và mô tả tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu với 4 dấu ấn nổi bật: Tình Yêu Hội Nhập (5 Sự Vui), Tình Yêu Dân Thân Phục Vụ (5 Sự Sáng), Tình Yêu Hy Sinh (5 Sự Thương), Tình Yêu Đổi Mới (5 Sự Mừng). Và Đức Thánh Cha mời gọi người tín hữu, khi cầu nguyện với chuỗi Mân Côi, hãy cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Con Chúa làm người yêu thương cứu độ.CON CHÚA LÀM NGƯỜI YÊU THƯƠNG CỨU ĐỘ
Năm Sự Vui
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HỘI NHẬP
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HỘI NHẬP
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
1. Khiêm tốn mang lấy phận người khổ đau và chết chóc (Lc 1,26-38 ).
2. Mang lại niềm vui cứu độ cho nhà nhà (Lc 1,39-56).
3. Đem lại bình an cho người thiện tâm (Lc 2,1-20).
4. Tận hiến cho Chúa Cha để nên ánh sáng cho muôn dân (Lc 2,22-32).
5. Chuyên cần tìm học ý Chúa Cha yêu thương cứu nhân độ thế (Lc 2,41-52).
Năm Sự Sáng
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG DẤN THÂN PHỤC VỤ
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG DẤN THÂN PHỤC VỤ
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
1. Dấn thân thi hành kế hoạch yêu thương cứu độ nhân sinh (Mt 3,13-17).
2. Đồng hành với các gia đình trong vui buồn, lo âu và hy vọng (Ga 2,1-11).
3. Loan Tin Mừng và phục vụ cho sự sống con người, đặc biệt người nghèo (Mc 1,14-15. 21-34).
4. Mở rộng con tim đón nhận và toả sáng lòng từ ái bao dung (Mt 17,1-18).
5. Tự hạ hiến thân vì sự sống và sự hợp nhất gia đình nhân loại (Mc 14,17-25).
Năm Sự Thương
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HY SINH
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
1. Quyết tâm từ bỏ ý riêng để làm theo ý Cha (Lc 22,39-44). Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG HY SINH
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
2. Tự nguyện đón nhận khổ đau để giải thoát nhân trần (Mc 14,43-47).
3. Chấp nhận tủi nhục để phục hồi phẩm giá con người (Mc 15,16-20).
4. Yêu thương hy sinh đến cùng để cứu độ nhân sinh (Mc 15,21-22; Lc 23,26-34).
5. Biến cái chết trên thập giá thành tình yêu toàn hiến (Mc 15,33-39).
Năm Sự Mừng
Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG ĐỔI MỚI
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
1. Đổi mới phận người và đem lại sự sống mới cho mọi người (Mc 16,1-16). Chiêm ngắm CHÚA YÊU THƯƠNG ĐỔI MỚI
Thứ nhất: Ta hãy xin bước theo Chúa Giêsu...
2. Mở lối đi vào cõi sống mới chan hoà ánh sáng chân lý và tình yêu (Cv 1,6-11).
3. Chia sẻ ơn Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới và hợp nhất nhân loại (Cv 2,1-13).
4. Quy tụ nhân thế vào trong Nước Chúa chan hoà ánh sáng an bình.
5. Mở rộng Nước Chúa cho người người chung hưởng phúc trường sinh.
(nguồn : tgpsaigon.net)
LẼ SỐNG 20.10
Trích sách Lẽ Sống20 Tháng Mười
Làm Trai Nên Chết Ở Biên Thùy
Gần một nửa thế kỷ trước Chúa Giáng Sinh, một danh tướng nhà Ðông Hán là Mã Viện đã nói một câu bất hủ: "Làm trai nên chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thân mà chôn, chứ nằm xó giường mà chết trong tay người nâng đỡ thì còn xứng gì".
Tại thành Sparte thuộc Cổ Hy Lạp, mỗi khi tiễn con ra trận, người mẹ thường đưa cho con một cái mộc và bảo con rằng: cùng với nó hay nằm trên nó. Cùng với nó, con đắc thắng trở về. Nằm trên nó, xác con được mọi người kính nể khiêng vác trên vai.
Người Kitô chúng ta cũng đã nhận lấy một chiếc mộc. Ðó là chiếc mộc của bí tích Rửa Tội. Qua cửa ngõ của bí tích này, chúng ta như được gửi ra chiến trường.
Cái chết từng ngày là điều đang chờ đợi chúng ta. Nhưng cái chết đó là con đường dẫn đến vinh quang Phục Sinh. Ðức Kitô, vị thủ lãnh của chúng ta, đã đi qua con đường ấy. Ngài cũng đang có mặt trong cuộc chiến của chúng ta để dìu dắt chúng ta trong từng phút giây. Nếu có một lúc nào đó, chúng ta chán nản muốn đào ngũ và bỏ cuộc, chúng ta hãy nhìn lên thập giá của Ngài. Thập giá đó phải là ánh sáng soi dẫn những đoạn đường tăm tối trong cuộc chiến của chúng ta.
LẼ SỐNG 19.10
19 Tháng Mười
Ôi Giêsu, Ôi Giêsu!
Jeanne D'Arc, một cô gái quê, đã nghe theo tiếng gọi từ trời cao để cầm quân đánh đuổi người Anh ra khỏi đất Pháp. Nhờ chiến thắng này, hoàng tử Charles đã được đăng quang làm vua nước Pháp.Trích sách Lẽ Sống
Nhưng sau đó trong một trận chiến khác, Jeanne D'Arc bị bại trận, cô bị người Anh bắt giữ và kết án hỏa thiêu. Trong những giờ phút cuối cùng cô chỉ còn trơ trọi một mình: người mẹ thân yêu ở cách xa ngàn dặm, vua Charles không muốn bỏ tiền ra để chuộc cô, các tướng lãnh và binh lính đã từng sát cánh bên cô cũng đã bỏ chạy trốn hết. Chỉ còn lại âm thanh lúc nào cũng trung thành với cô: đó chính là tiếng kêu của cô.
Trong cơn đau đớn cùng cực, người thiếu nữ đã kêu lớn: "Ôi Giêsu, ôi Giêsu!". Quả thật, dù lòng người có bội bạc phôi pha, Chúa Giêsu vẫn luôn ở với cô và luôn an ủi đỡ nâng cô.
Tin tưởng là tiếp tục yêu mến cho dù trong từng phút giây ta có bị người đời bỏ rơi, phản bội. Yêu là tin rằng ta có thể trung thành trước những bất trung của người khác và những thăng trầm của cuộc sống. Chúng ta đứng vững trong niềm tin vì cho dù xung quanh ta không còn một bóng người, Thiên Chúa vẫn luôn ở đó.
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010
CÁO PHÓ
Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận
đã được Chúa gọi về
Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh,
Tòa Giám Mục Cần Thơ xin báo tin:
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ
đã từ trần lúc 09g10 ngày 17 tháng 10 năm 2010,
tại Tòa Giám Mục Cần Thơ, vì tuổi già đau yếu,
hưởng thọ 80 tuổi.
Tòa Giám Mục Cần Thơ xin báo tin:
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ
đã từ trần lúc 09g10 ngày 17 tháng 10 năm 2010,
tại Tòa Giám Mục Cần Thơ, vì tuổi già đau yếu,
hưởng thọ 80 tuổi.
TIỂU SỬ ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
- Sinh ngày 02.12.1930, tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang.
- Năm 1938: học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và Nam Vang.
- Năm 1952: học Đại Chủng viện Sài Gòn.
- Ngày 31.05.1960: thụ phong Linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình.
- Năm 1964: du học Rôma và Đức quốc, tốt nghiệp bằng tiến sĩ Giáo luật.
- Năm 1970: Giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh Long và Sài Gòn.
- Ngày 06.06.1975: Lễ tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
- Ngày 20.06.1990: Chính thức cai quản Giáo phận Cần Thơ cho đến nay.
- Nghi thức tẩm liệm tại Tòa Giám mục Cần Thơ lúc 09g00 thứ hai ngày 18.10.2010, sau đó di quan đến Nhà thờ Chánh Tòa - giáo dân kính viếng.
- Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào lúc 09g00 sáng Thứ Năm ngày 21.10.2010 tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ,
14 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Kính báo,
Cần Thơ, ngày 17 tháng 10 năm 2010
Stêphanô Tri Bửu Thiên
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
* Ghi chú:
1. Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.
2. Xin mỗi Nhà thờ trong Giáo phận treo một băng-rôn với nội dung:
Thương nhớ Đức Cha EMMANUEL
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
3. Tất cả Nhà thờ trong Giáo phận Cần Thơ sẽ treo cờ tang,giựt chuông báo tử đồng loạt vào lúc 17g00 ngày 17.10.2010, và cầu lễ cho Linh hồn Đức Cha Emmanuel trong 3 ngày Chúa Nhật liên tiếp.
+ GM Stêphanô Tri Bửu Thiên
Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN NĂM C
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXIX thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bám VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bám VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 13.10
13 Tháng Mười
Mặt Trời Múa
Mặt Trời Múa
Hôm nay 13 tháng 10, là ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.
Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Lucia. Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tội. Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy ra... Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.
Buổi sáng sớm ngày 13/10, người ta đã thấy đám đông đứng phủ đầy ngọn đồi Cova da Iria, nơi Ðức Mẹ hứa sẽ hiện đến. Dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, ai cũng cảm thấy lạnh cóng, nhưng đều hiệp ý với nhau trong lời Kinh Mân Côi kính Mẹ. Mọi người đều chăm chú hướng nhìn về ba em bé mục đồng, trong y phục rách rưới và bê bết những bùn.
Lucia bắt đầu đọc Kinh Mân Côi, bỗng cô hô lớn: "Xin mọi người hãy xếp dù lại". Với hai em Phanxicô và Giacinta, cô ra lệnh: "Hai em hãy quỳ xuống, vì Ðức Mẹ đang hiện đến".
Cùng với ba em, nhiều người đã nhìn thấy vệt sáng trên nền trời. Trong một cái nhìn vừa cảm thông và u buồn, Ðức Mẹ nói với ba em bé: "Ta là Ðức Mẹ Mân Côi... Ta muốn người ta xây một nhà nguyện tại đây để kính nhớ Ta. Các con hãy tiếp tục lần hạt mỗi ngày". Và Ðức Mẹ đã hứa sẽ nhận lời cầu xin của một số người mà Lucia đại diện trình lên Mẹ. Nhưng Mẹ cảnh cáo: "Ðừng xúc phạm đến Chúa nữa, người ta đã xúc phạm quá đỗi rồi". Nói xong những điều đó, Ðức Mẹ chỉ tay về hướng mặt trời... Trong cơn ngây ngất, Lucia đã thốt lên: "Xin mọi người hãy nhìn về mặt trời".
Lạ lùng thay, ai cũng có thể nhìn về mặt trời mà không bị lóa mắt. Như một bánh xe cuồn cuộn lửa đỏ, ánh thái dương bỗng quay lượn, nhảy múa và toát ra những tia sáng muôn màu sắc. Rồi thình lình, từ trời cao, mặt trời bỗng đổ xuống như một trái bóng da khổng lồ. Trong cơn hốt hoảng, mọi người cảm thấy như mặt trời sắp rơi xuống, ai ai cũng nằm rạp xuống trên bãi cỏ và đấm ngực ăn năn như để chờ đợi giây phút cuối cùng của vũ trụ... Hiện tượng mặt trời nhảy múa và sa xuống mặt đất kéo dài trong vòng hai phút. Khi mặt trời đã trở lại trạng thái bình thường, mọi người đều nhận thấy rằng, bãi cỏ ướt đẫm trong cơn mưa bỗng trở nên khô ráo.
Việc Ðức Mẹ hiện ra và hiện tượng mặt trời nhảy múa đi kèm như được mô tả trên đây, mang nhiều ý nghĩa.
Chính phủ cách mạng tại Bồ Ðào Nha vào năm 1917 muốn đánh đổ những thứ mà họ gọi là huyền thoại tôn giáo, cũng như dẹp bỏ mọi thứ cuồng tín. Buổi sáng ngày 13/10 hôm đó, cả một lực lượng vũ trang hùng hậu đã được gửi đến đồi Cova da Iria để ngăn cản mọi cuộc tập họp của dân chúng. Báo chí thì tung ra lời tuyên đoán rằng phép lạ sẽ không bao giờ xảy ra và huyền thoại tôn giáo sẽ cáo chung từ hôm đó.
Thế nhưng tất cả những sức ép trên đây đã không đánh đổ được lòng tin của người tín hữu.
Phép lạ mặt trời múa vừa là một thể hiện của quyền năng của Thiên Chúa vừa là một lời mời gọi sám hối. Ðệ nhất chiến tranh thế giới đã phát sinh nhiều làn sóng vô thần chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng bạo lực. Bên cạnh những chế độ độc tài chối bỏ quyền sống của con người, nhiều người cũng buông thả trong đời sống luân lý.
Thế giới chỉ có thể cứu vãn được nếu con người biết hoán cải: đó là sứ điệp mà Ðức Maria đã không ngừng lặp đi lặp lại tại Fatima. Và phương tiện để giúp con người hoán cải trước tiên đó là cầu nguyện. Cầu nguyện không những là quay trở lại với Chúa, nhưng còn là một cải đổi tương quan đối với người anh em.
Lịch sử đang lập lại không ngừng. Quyền sống của con người đang bị chối bỏ nhiều nơi trên thế giới. Con người cũng chối bỏ và chà đạp chính Thiên Chúa trong những sa đọa về luân lý. Ðức Maria đang tha thiết kêu mời chúng ta hãy sám hối, siêng năng cầu nguyện với Kinh Mân Côi... Ðó là phương thế duy nhất để cứu vãn thế giới của chúng ta.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 12.10
12 Tháng Mười
Người Nữ Tu Khó Tính
Người Nữ Tu Khó Tính
Thánh nữ Têrêxa hài đồng Giêsu được trao phó cho công việc trông coi một chị nữ tu già bị bất toại. Người nữ tu già này nổi tiếng là một người khó tính trong nhà dòng. Têrêxa phải dìu bà đi từng bước. Một chút thiếu sót cũng đủ cho Têrêxa bị trách móc. Bà không một lần nói lên một tiếng cám ơn. Thế nhưng Têrêxa vẫn luôn tỏ ra vui tươi hồn nhiên và chịu đựng tất cả vì thánh nữ yêu mến Chúa và vì Tình Yêu Chúa, thánh nữ yêu mến người nữ tu già đáng thương này.
Tình yêu đối với Chúa thường không tỏ hiện bên ngoài. Dấu hiệu bên ngoài của tình yêu mến đối với Chúa chính là yêu mến tha nhân. Và chúng ta chứng tỏ tình yêu đối với tha nhân không những bằng lời nói nhưng nhất là bằng hành động, bằng sự nhẫn nhục, tha thứ và cảm thông.
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010
LẼ SỐNG 11.10
11 Tháng Mười
Một Cách Truyền Giáo
Một Cách Truyền Giáo
Tuần báo Midnight-Globe xuất bản tại Hoa Kỳ, gần đây có thuật lại một phương thức làm việc tông đồ của một tín hữu Kitô như sau: mỗi ngày, trừ ngày Chúa Nhật, ông Jewel Pierce đều ra bờ sông Coosa, gần chỗ ông ở, tại bang Alabama. Ông ném xuống sông hai chai không, trong đó ông để một mảnh giấy ghi lại một câu kinh thánh nói về tình thương, hay một sứ điệp tương tự, kèm theo đó là lời đề nghị sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai cần đến sự giúp đỡ của ông về tinh thần cũng như vật chất. Những chai không đó được bít kín lại và theo dòng sông chạy ra biển khơi cách đó 15 cây số.
Trong vòng 40 năm, ông Jewel Pierce đã gửi đi được 27,000 sứ điệp tình thương Kitô như thế, kèm theo địa chỉ của ông. Ðã có hơn 2,000 người thuộc 30 quốc gia khác nhau đã viết thư trả lời và rất nhiều người đã đọc được những lời đầy hy vọng của sứ điệp Kitô.
Một vị giám mục Việt Nam đã thuật lại chứng từ sau đây. Tại một làng nhỏ ở miền thượng du Bắc Việt, toàn dân làng là người Công Giáo, nhưng từ 20 năm qua, họ không có linh mục coi sóc. Dù vậy, các tín hữu vẫn tổ chức các buổi đọc kinh và hát thánh ca tại nhà thờ. Ðây cũng là nơi họ tổ chức các lễ cưới và rửa tội một cách trọng thể. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng dân làng vẫn sống trong an vui và bình thản.
Tiếng đồn về niềm vui của dân làng này đến tai một làng sơn cước. Do đó, dân làng sơn cước này yêu cầu những người Công Giáo cho người đến dạy họ các bài kinh và thánh ca để họ cũng tìm được niềm vui.
Nhưng dân làng Công Giáo không tìm được ai: người lớn thì phải đi làm việc đồng áng, trẻ em thì phải đi học, còn người già cả thì không đủ sức băng rừng leo núi để đến giúp người sơn cước. Chỉ có một người thuộc kinh bổn, thánh ca và biết các nghi thức tôn giáo. Người đó lại là một người mù.
Sau khi bàn bạc với nhau, dân làng sơn cước đã đồng ý sai người dẫn hai con ngựa đi rước người mù. Người tín hữu tàn tật này đã ở lại với dân làng 4 tháng. Cứ mỗi tối, sau khi làm việc trở về, dân làng tụ họp với nhau, nay nhà này, mai nhà khác, để tập đọc kinh và hát thánh ca. Sau một thời gian, người giảng viên giáo lý mù khảo sát và làm phép rửa cho người dân làng đầu tiên. Và người tân tòng này lại rửa tội cho những người khác và cứ như thế cho đến người cuối cùng.
Phương pháp làm việc tông đồ của làng Công Giáo trên đây là phương pháp đơn sơ, nhưng cốt yếu của Kitô giáo: đó là rao giảng bằng chính chứng từ của cuộc sống, nhất là cuộc sống an bình và vui tươi.
Trích sách Lẽ Sống
LẼ SỐNG 10.10
10 Tháng Mười
Trần Như Nhộng
Trần Như Nhộng
Trần Bình vốn là một mưu thần đời nhà Hán, thời Hán Sở tranh hùng. Một hôm, khi trốn Sở về đầu Hán, Trần Bình phải đi qua một con sông lớn. Người lái đò đưa khách qua lại vốn là một tay cướp giật, giết người khét tiếng. Hắn nghĩ Trần Bình là một người giàu có, định ra tay hãm hại để thâu đoạt tiền của. Biết ý định của tên lái đò, trước khi xuống đò, Trần Bình đã cởi bỏ hết quần áo. Mình trần như nhộng, Trần Bình lại đến xin tên lái đò cho chèo phụ giúp hắn. Nghĩ rằng một người trần truồng như thế không phải là một người giàu có, tên lái đò đã để yên cho Trần Bình. Thế là ông thoát nạn.
Ðôi khi phải chấp nhận một vài nhục nhã, cắt bỏ đi một phần của cải hay cả một phần thân thể, chúng ta mới có thể thoát khỏi hiểm nguy đe dọa đến tính mạng. Trong bất cứ một cuộc di tản nào, để bảo đảm cho mạng sống, đôi khi người ta phải bỏ lại đằng sau nhà cửa, ruộng vườn, tài sản và ngay cả bà con thân thuộc của mình. Chúng ta có một sự sống giá trị gấp bội phần sự sống trên trần gian này. Sự sống ấy đòi hỏi chúng ta phải hy sinh tất cả mọi sự trong cuộc sống tạm bợ này. Lời sau đây của Chúa Giêsu đã đánh động không biết bao nhiêu người trong lịch sử nhân loại: "Lời lãi cả thế gian để được ích gì nếu mất linh hồn mình?"
Trích sách Lẽ Sống
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010
Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C
* Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXVIII thường niên năm C.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ
Ca đoàn Monica hát Lễ
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ
Ca đoàn Monica hát Lễ
* Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)