Trích sách Lẽ Sống30 Tháng Giêng
Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng
Ngày 30 Tháng Giêng cách đây đúng 40 năm, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Ấn Ðộ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Ấn Giáo quá khích.
Hôm đó, như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau Ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào người của vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xối xả vào một thân thể khô gầy vì không biết bao nhiêu hy sinh cho đất nước.
Thinh lặng bao trùm lấy đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng từ miệng của vị thánh "Rama, Rama" nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, Ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục.
Người thanh niên Ấn Giáo quá khích đã sát hại Gandhi vì anh không thể chấp nhận được sự kiện Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi Giáo.
400 triệu người Ấn Ðộ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mà không cần dùng đến khí giới của bạo động và hận thù. Chính Ngài đã từng nói: Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có.
Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay.
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người đang dùng đến.
Mục sư Luther King, người da đen, đang sử dụng khí giới của tình yêu. Ông đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đang đi theo vết chân của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng đã dùng khí giới của tình thương để cho những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người.
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là những phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Ðấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: Khi nào Ta chịu treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả mọi người về với Ta.
Người Kitô chúng ta đang ở trong sức kéo ấy. Ngài đã cho chúng ta được sáp nhập vào thân thể của Ngài và truyền cho chúng ta chính sức sống của Ngài. Người Kitô chỉ có thể là người Kitô khi họ sống bằng chính Sức Sống và Tình Yêu của Ngài
Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 30.01
Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 29.01
Trích sách Lẽ Sống29 Tháng Giêng
Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ
Một tác giả nọ đã kể lại một câu chuyện ngụ ngôn về con lừa, con rùa và một con ruồi mà tuổi thọ chỉ vỏn vẹn một ngày như sau: Nhận thấy kiếp sống của mình quá vắn või, con ruồi đã than thân trách phận như sau: "Nếu tôi có được nhiều thì giờ hơn, thì có lẽ mọi sự sẽ dễ dàng hơn. Các bạn cứ nghĩ xem: chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tôi phải sinh ra, phải lớn lên, phải học hỏi kinh nghiệm, phải vui hưởng cuộc sống, phải đau khổ, phải già rồi cuối cùng phải chết? Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ".
Con lừa quanh năm ngày tháng chỉ bị đày đọa trong những việc nặng nhọc thì lại than vãn: "Giả như tôi chỉ có 24 tiếng đồng hồ để sinh ra, để sống thì có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn, bởi vì cái gì tôi cũng nếm thử được một chút và cái gì tôi cũng chỉ phải chịu đựng trong một khoảnh khắc".
Ðến lượt con rùa, nó phát biểu như sau: "Tôi không hiểu được các bạn. Tôi đã sống được 300 năm nhưng tôi vẫn không thấy đủ giờ để kể hết những kinh nghiệm tôi đã trải qua. Khi được 200 tuổi, tôi chỉ ước mơ được chết cho xong. Tôi thương hại chú ruồi, nhưng tôi lại ghen với ông bạn lừa".
Sau khi đã kể cho nhau nghe kinh nghiệm sống của mình, xem chừng như không thấy ai thỏa mãn kiếp sống của mình. Người thì than phiền sống quá ngắn, người thì ngán ngẩm vì sống quá lâu. Cuối cùng, ba chú mới rủ nhau đến vấn kế con nhện, vì con nhện vốn được xem là một con vật khôn ngoan. Sau khi nghe mọi lời kể lể, con nhện mới dõng dạc ban cho mỗi con một lời khuyên. Với con rùa, nó nói như sau: "Hỡi lão rùa già, đừng than phiền nữa. Hỏi thử có ai được giàu kinh nghiệm cho bằng lão chưa?".
Quay sang con ruồi, con nhện ra lệnh: "Hỡi chú ruồi, chú cũng đừng than thân trách phận nữa. Hỏi thử có ai có nhiều trò vui cho bằng chú không?".
Với chú lừa, thì xem ra lời cảnh cáo của con nhện có vẻ nặng nề hơn cả: "Còn đối với ông bạn lừa, tôi không có lời khuyên nào cho ông bạn cả. Ông bạn là người bất mãn suốt đời. Ông bạn vừa muốn được sống lâu như lão rùa lại vừa muốn sống ngắn ngủi như chú ruồi. Trời nào có thể làm vừa lòng chú".
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây có thể nói lên sự bất mãn thường xuyên trong tâm hồn của con người. Thất bại hay thành công, nghèo hèn hay sang trọng, dốt nát hay thông minh, bệnh tật hay khỏe khoắn. Xem chừng như không bao giờ con người cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chính mình, với người khác và với cuộc sống. Con người dễ dàng đứng ở núi này nhìn sang núi nọ. Tựu trung, có lẽ sự bất mãn là biểu hiện của một thiếu sót lớn lao trong tâm hồn con người: đó là thiếu sót Tình Yêu. Có tình yêu, người ta sẽ không còn bất mãn. Có tình yêu, xem chừng người ta cũng không màng đến thời gian. Một tác giả nào đó đã nói: "Thời gian qúa chậm đối với những kẻ chờ đợi và sợ hãi. Thời gian lại quá dài đối với những kẻ than phiền. Nhưng với những người đang yêu, thì thời gian không còn nữa".
Phải chăng tình yêu không là liều thuốc để chữa trị căn bệnh bất mãn trong lòng người? Có chấp nhận chính mình, có yêu thương chính mình, chúng ta sẽ không còn phải than thân trách phận nữa. Có yêu thương tha nhân, chúng ta sẽ thấy được tha nhân là nguồn hạnh phúc của mình. Có yêu đời, chúng ta mới đời dễ thương.
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 28.01
Trích sách Lẽ Sống28 Tháng Giêng
Nhân Vô Thập Toàn
Theo một cổ truyện của người Hồi Giáo, thì Nasruddin là hiện thân của những người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi về lý do tại sao ông không bao giờ lập gia đình, Nasruddin đã giải thích như sau: "Suốt cả tuổi thanh niên, tôi đã dành trọn thời giờ để tìm kiếm người đàn bà hoàn hảo. Tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, tôi đã gặp một người đàn bà vừa đẹp vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt ôliu. Ðẹp và thông minh, nhưng người đàn bà này không có vẻ dịu hiền chút nào. Tôi đành bỏ Cairo để đi Baghdad, thủ đô Iraq, để may tìm ra người đàn bà lý tưởng tôi hằng mơ ước. Tại đây, tôi đã tìm thấy một người đàn bà hoàn hảo như tôi mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh và cũng có tấm lòng quảng đại nữa. Nhưng chỉ có điều là hai chúng tôi không bao giờ có đồng quan điểm với nhau về bât cứ điều gì.
Hết người đàn bà này đến người đàn bà khác: người được điều này, người thiếu điều kia. Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người đàn bà lý tưởng cho cuộc đời. Thế rồi, một hôm tôi gặp được nàng, người đàn bà cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của tôi. Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà tôi hằng mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh, vừa quảng đại tử tế. Nàng đúng là người đàn bà hoàn hảo.
Nhưng cuối cùng, tôi đành phải quyết ở độc thân suốt đời. Các bạn có biết tại sao không? Nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông hoàn hảo. Và tôi đã được nàng chấm như một người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót.
Người đàn ông suốt đời độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong những quy luật cơ bản nhất của cuộc sống: đó là luật thích nghi. Thay vì bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta phải là người thích nghi với người khác và cuộc sống. Người đàn ông trong câu chuyện đã tìm được người đàn bà lý tưởng, nhưng chỉ tiếc rằng ông chưa biết trở thành một người đàn ông lý tưởng để có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà ấy.
Tâm lý thông thường của con người là thích đòi hỏi người khác hơn là đòi hỏi chính mình. Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này thế nọ với chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chưa làm những gì người khác cũng trông chờ nơi chúng ta.
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: "Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác". Nếu chúng ta không muốn ai đối xử bất công với chúng ta, chúng ta hãy sống công bình. Nếu chúng ta không muốn ai cư xử hẹp hòi ích kỷ với chúng ta, chúng ta hãy sống quảng đại, độ lượng. Nếu chúng ta không muốn người khác cau có với chúng ta, chúng ta hãy luôn mang bộ mặt của tươi vui, phấn khởi đến với người.
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 27.01
Trích sách Lẽ Sống27 Tháng Giêng
Ống Ðiện Thoại Sống
Xã hội càng văn minh, kỹ thuật càng tân tiến, thì người già càng bị ngược đãi. Tại Roma chẳng hạn, với khoảng 3 triệu dân cư, người ta ước tính có đến trên sáu trăm ngàn người già. Chỉ có một số nhỏ được săn sóc đàng hoàng, đa phần phải trải qua một trong những thử thách lớn nhất của tuổi già là cô đơn và nhiều sự ngược đãi khác.
Từ bao lâu nay, các tu sĩ thuộc cộng đồng Thánh Egidio đã dấn thân một cách đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi của người già. Nay, cộng đồng còn đưa ra một sáng kiến mới gọi là "Cú điện thoại chống lại bạo động và bênh vực quyền lợi của người già". Với sáng kiến này, cộng đồng đã thiết lập một đường dây điện thoại đặc biệt nhằm giúp cho những người già đang sống một mình hoặc bà con thân thuộc của họ có thể liên lạc để xin trợ giúp trong bất cứ nhu cầu nào. Túc trực điện thoại trên đường dây này là 60 nhân viên, tất cả đều đã từng có kinh nghiệm trong nhiều ngành khác nhau như luật pháp, cán sự xã hội, y tá, nói chung trong mọi lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề của người già.
Qua sáng kiến trợ giúp trên đây, nhiều người già cả đã ý thức hơn về quyền lợi của họ cũng như tìm được nhiều an ủi đỡ nâng qua chính những người chỉ túc trực ở điện thoại để lắng nghe.
Một tác giả đã viết về sự cô đơn như sau: "Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông. Nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ cô đơn bên chồng, con cái cô đơn bên cha mẹ. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn. Tôi cô đơn khi tôi bị vây bọc bởi những con sông thờ ơ, những mây mù ảm đạm. Tôi có thể cô đơn vì tôi không đến với những người khác…".
Những dòng trên đây như muốn nói lên một sự thật: ai trong chúng ta cũng đều có thể rơi vào cô đơn. Trong bất cứ tuổi tác nào, trong bất cứ địa vị nào trong xã hội, ai cũng có thể làm mồi cho cô đơn. Liều thuốc để ra khỏi sự cô đơn, chính là ra khỏi chính mình để làm cho người khác bớt cô đơn. Xã hội sẽ được ấm tình người hơn nếu mỗi người biết ra khỏi cái vỏ ích kỷ hẹp hòi của mình để đến với người khác, để trở thành một đường dây điện thoại sống cho người khác.
Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011
HĐMVGX THUẬN PHÁT CHÚC TẾT CÁC NHÀ DÒNG - XUÂN TÂN MÃO 2011
* Chiều ngày 25-01-2011 đại diện HĐMVGX Thuận Phát đã đến chúc Tết các Nhà Dòng trong địa bàn giáo xứ.
- Cộng đoàn Mỹ Phước, Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
- Cộng đoàn Ái Linh, Dòng Đức Bà.
- Cộng đoàn Thuận Phát, Dòng MTG Gò Vấp.
Ông Chủ Tịch HDMVGX đã thay mặt đoàn cám ơn Quý Soeurs đã giúp đở giáo xứ trong năm qua và gởi lời chúc Xuân đến Quý Soeurs.
Thay mặt các cộng đoàn Quý Soeurs gởi lời chúc Tết đến Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và gia quyến cùng cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Thuận Phát sang năm mới được tràn đầy Ơn Chúa và Vạn Sự Như Ý.
*Sáng 26-01-2011 đoàn đại diện HĐMVGX đến thăm và chúc Tết Cha Cựu Chánh Xứ Gioan, Cha Cựu Chánh Xứ Phêrô và Bà Cố Cha Phêrô.
Quý Cha chúc Cha Chánh Xứ, HĐMVGX và gia quyến năm mới được nhiều sức khỏe, xin Chúa Ban nhiều Ơn Lành Hồn Xác để tiếp tục phục vụ cộng đoàn.
* Xem thêm hình.
Hữu Toàn.
LẼ SỐNG 26.01
Trích sách Lẽ Sống26 Tháng Giêng
Quốc Khánh Của Australia
Hôm nay 26 tháng 01 là ngày quốc khánh của người Australia.
Ngày 26/01/1788, lá cờ của nước Anh lần đầu tiên được cắm trên lãnh thổ của Australia, đánh dấu đợt định cư đầu tiên của 730 người. 730 cựu tù nhân này đã được coi như là thủy tổ của đa số người dân Australia này nay.
Ðối với chính phủ Anh thời bấy giờ, việc lưu đày các tù nhân qua một vùng đất xa lạ là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề ứ đọng tại các nhà tù trong nước. Nhưng đối với 730 người đầu tiên của Australia này, thì đây là cơ hội để làm lại cuộc đời. Dù muốn dù không, người dân Australia chính hiệu ngày nay không thể phủ nhận được sự kiện là quốc gia của họ đẫ được khai sinh do những con người mà xã hội muốn xua đuổi cho rảnh tay.
Ngày nay, Australia được xếp vào hạng những nước tiên tiến về mọi mặt. Nhưng có lẽ họ không thể quên được công ơn xây dựng của cha ông họ, dù tông tích của họ có là một quá khứ xấu xa đến đâu.
Câu chuyện lập quốc của nước Australia có thể giúp chúng ta hiểu được phần nào hai chữ Quan Phòng trong Kitô giáo của chúng ta. Lời của thánh Phaolô là một xác quyết về sự quan phòng ấy: nơi nào có tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng ban ơn dồi dào.
Lịch sử của dân Israel và lịch sử ơn cứu rỗi cũng cho chúng ta thấy một chuỗi những vấp ngã của con người và một chuỗi những can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa. Mỗi lần con người phạm tội là mỗi lần Thiên Chúa ban ơn như một khởi điểm cho một công trình mới tốt đẹp hơn.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ hai Thánh Timôtê và Titô, hai người con tinh thần và cộng sự viên gần gũi của thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại ngày hôm qua.
Cũng giống như Thánh Phaolô, Timôtê mang hai dòng máu Hy Lạp và Do Thái. Do Thái xem Ngài như một đứa con ngoại hôn. Nhưng cái tư thế bị ruồng rẫy đó đã khiến cho Timôtê trở thành gạch nối giữa Tin Mừng và văn minh của những dân tộc ở ngoài Do Thái giáo. Trong 15 năm sát cánh bên cạnh Thánh Phaolô để phục vụ các cộng đoàn Ephêsô, Timôtê đã để lại một mẫu gương hy sinh, nhẫn nhục và bác ái cao độ.
Cũng giống như Phaolô và Timôtê, Titô cũng đến từ thế giới dân ngoại. Ngài cũng được Chúa sử dụng để loan báo Tình Thương của Ngài cho mọi tạo vật.
Ôn lại cuộc đời của ba vị Thánh thuộc thế giới dân ngoại này, chúng ta thấy động tác lạ lùng của ơn Chúa. Mọi người, dù thấp hèn đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng trong chương trình cứu rỗi của Chúa. Mọi người đều có thể là trung gian nhờ đó ơn Chúa được thông ban cho người khác. Thế giới không được cứu rỗi nhờ những gì chúng ta làm, mà nhờ những gì Thiên Chúa thực hiện qua cuộc sống của chúng ta.
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 25.01
Trích sách Lẽ Sống25 Tháng Giêng
Thánh Phaolô Trở Lại
Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của Thánh Phaolô.
Theo Sách Công Vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên phong thái và đầy nhiệt huyết đối với Ðạo. Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Ðức Kitô mà anh cho là một bè phái đi ngược lại với Ðạo giáo.
Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng Sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại".
Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ Truyền Giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, tức là các dân tộc ở ngoài Do Thái Giáo.
Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quanh quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởi. Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen, Tin Mừng còn là một nối dài của Do Thái Giáo, nhưng chính là một Tôn Giáo mới cho mọi dân tộc, mọi văn hóa.
Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của Ðạo Giáo của mình, để tuyên bố: Hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, La Mã với người La Mã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại?
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, "trở lại" nghĩa là về nơi mình ra đi.
Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúa. Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.
Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đối. Chúng ta phải đọc lại sự trở lại của Thánh Phaolô: Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là Tà Ðạo. Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: Những gì anh cho là Tà Ðạo trước kia nay anh phải xem lại Chính Ðạo. Phaolô phải quay ngược đường trở lại. Từ bỏ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đường mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.
Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.
Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ chối Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.
Càng đến gần với Chúa càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân.
Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.
LẼ SỐNG 24.01
Trích sách Lẽ Sống24 Tháng Giêng
Hãy Triệt Hạ Thập Giá
Gibert Keith Chesterton, một văn sĩ Công giáo người Anh, qua đời năm 1936, đã mô tả thảm họa của vua thần trong một quyển tiểu thuyết mang tựa đề: "Bầu trời và Thập Giá". Một giáo sư vô thần tên là Lucifer được ông cho ngồi bên cạnh một tu sĩ tên là Michel trên một chuyến máy bay xuyên qua Anh quốc.
Khi máy bay đi qua London, giáo sư Lucifer bỗng nhìn thấy thập giá trên tháp chuông nhà thờ chánh tòa. Không tự chế được, ông đã thốt lên lời sỉ vả đối với Kitô Giáo. Vị tu sĩ mới xin phép kể câu chuyện như sau: "Tôi cũng biết có một người thù ghét thập giá như ông. Bất cứ nơi nào có thập giá, ông ta cũng tìm đủ mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá ông đều xé nát. Ngay cả chiếc thập giá bằng vàng trên cổ người vợ, ông cũng tìm cách giành giật để kéo ra khỏi người bà. Ông nói rằng thập giá là một biểu trưng của sự độc ác dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.
Ngày nọ, không còn chịu đựng nổi hình thù của thập giá nữa, ông đã leo lên tháp chuông nhà thờ của giáo xứ, tháo gỡ thập giá và ném xuống đất. Sự thù hận đối với thập giá không mấy chốc đã biến thành điên loạn… Một buổi chiều mùa hè nóng bức nọ, ông đứng tựa vào một balcon gỗ, miệng phì phà khói thuốc. Bỗng chốc, ông thấy nguyên chiếc balcon gỗ biến thành một đạo binh thánh giá. Rồi trước mặt, đằng sau lưng ông, nơi nào cũng có thập giá. Hoa cả mắt lên, ông cầm chiếc gậy trên tay để đánh đổ tất cả những cây thập giá. Vào trong nhà, bất cứ những gì làm bằng gỗ cũng được ông nhìn thấy với hình thù của thập giá. Không còn dùng gậy để đập đổ nữa, người đàn ông đành phải dùng đến lửa mới may ra tiêu diệt được thập giá. Ngọn lửa bốc cháy thiêu rụi căn nhà. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác của người đàn ông đáng thương trong dòng sông bên cạnh nhà.
Câu kết luận mà văn sĩ đã đặt trên môi miệng vị tu sĩ là: "Nếu bạn bắt đầu bẻ gãy thập giá, bạn sẽ không chóng thì chày phá hủy chính cái thế giới có thể sống được này". Với cái chết của Ðức Kitô, thập giá trở thành biểu trưng của một sự chiến thắng: đó là chiến thắng của Tình yêu trên hận thù. Nơi nào có thập giá, nơi đó có người còn tin ở sức mạnh của tình yêu. Ðạp đổ thánh giá có nghĩa là nâng hận thù chết chóc lên cao và chối bỏ tình yêu. Một thế giới không có tình yêu là một thế giới của chết chóc. Bất cứ một con người có lý luận bình thường nào cũng có thể thấy được điều đó.
Ngày nay, con người vẫn còn tiếp tục chối bỏ và chà đạp thập giá. Không cần phải leo lên tháp chuông nhà thờ để có thể triệt hạ thập giá; hình thù của thập giá, dấu chỉ của Tình Yêu, đã được vẽ trên mỗi một con người. Xúc phạm đến con người cách này hay cách khác cũng đã là một triệt hạ thập giá rồi.
Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật III mùa thường niên năm A.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Mời bấm VÀO ĐÂY để nghe.
Hữu Toàn.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN A (Mt 4, 12-23)
Mời xem videoclip
GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Vào cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi nhiều người đi theo Chúa, vì ơn cứu rỗi của họ và của nhiều người khác.
Ông Phêrô và Anrê, ông Giacôbê và Gioan, vốn là những kẻ làm nghề chài lưới, khi được Chúa gọi thì sẵn sàng và dứt khoát bỏ nghề, bỏ ghe bỏ thuyền, bỏ tất cả mà đi theo Chúa. Và khi đã đi theo Chúa, các ông một lòng một dạ trung thành nghe lời Chúa dạy, làm điều Chúa muốn, và thông tin cho người khác về ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
Không chỉ có 4 ông mà Chúa còn gọi nhiều người làm tông đồ cho Chúa. Từ đôi ba năm bảy con người, đến hàng chục, hàng trăm, hàng triệu người và trong số đó có cả bạn cả tôi: Tất cả những con người được kêu gọi đến nhận lãnh bí tích Rửa Tội để mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và trở nên con cái của Thiên Chúa.
Đến hôm nay, vẫn còn nhiều tín hữu Công Giáo chưa nhận ra rằng mình được Chúa Giêsu kêu gọi làm tông đồ cho Chúa. Hoặc nghĩ rằng ơn gọi và công việc tông đồ chỉ dành cho các linh mục, tu sĩ mà thôi. Và càng nhầm lẫn nguy hiểm hơn khi những suy nghĩ ấy là những suy nghĩ của các linh mục tu sĩ.
Vâng, có những người bình thường, còn có khi là tầm thường, được Chúa thương cách lạ, đã gọi và chọn làm linh mục cho Chúa để tế lễ đời mình cùng với của lễ toàn thiêu là Chúa Giêsu mà ban phát muôn ân sủng của Thiên Chúa cho con người.
Ơn gọi đặc biệt ấy dành cho một số người, không có nghĩa là những người khác không có ơn gọi. Thiết tưởng, đừng ai quên rằng, trước khi làm linh mục hay tu sĩ, hay là giáo dân chăng nữa, thì mỗi tín hữu đã được kêu gọi tới lãnh nhận chính Đức Giêsu Kitô và trở nên con cái của Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội.
Mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau trước mặt Chúa qua Bí tích Rửa Tội qua ơn gọi làm con cái Thiên Chúa. Rồi sau đó, Chúa lại đặt định cho mỗi người một công việc, một hoàn cảnh, và dù công việc gì hay hoàn cảnh nào cũng phải chu toàn chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương đế đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội.
Trong bài giảng lễ an táng Mẹ tôi, Cha Phêrô Khổng Văn Giám có nói rằng: “Suốt cuộc đời làm nữ hộ sinh, Cụ Bà Anna đã mạnh dạn tuyên xưng mình thuộc dòng dõi của Thiên Chúa, là con cái của Thiên Chúa. Bà cũng đã chu toàn vai trò ngôn sứ là rao giảng Thiên Chúa và Nước Thiên Chúa ngay trong công việc hộ sinh của mình. Hôm nay, bà đã hoàn tất vai trò tư tế của mình trong cuộc đời. Chính bà đã tế lễ và cũng chính bà là lễ tế…”
Xin trích lại lời giảng của Cha Phêrô, một linh mục đã ngoài 80 tuổi, tôi không có ý nói đến các nhân đức của mẹ, nhưng muốn trình bày một nhìn nhận về ơn gọi làm chứng nhân giữa đời thường của tất cả các tín hữu.
Giữa đời thường trong bậc sống hôn nhân gia đình hay độc thân, mỗi tín hữu hẳn phải tự hào là con cái của Thiên Chúa và sống sao cho xứng với dòng dõi của Thiên Chúa. Đời sống chuẩn mực của con cái Thiên Chúa là “ Sám Hối và Tin Vào Tin mừng”. Việc sám hối không dừng lại ở chỗ nhận ra những gì nghịch với Thiên Chúa, nhưng còn phải tiến xa hơn là cởi bỏ con người cũ, nếp sống cũ, để mặc lấy con người mới theo tinh thần của Tin Mừng.
Và dù trong hoàn cảnh nào, nghề nghiệp nào, mỗi tín hữu cũng có thể chu toàn vai trò ngôn sứ của mình. Họ sẽ chia sẻ tinh thần Tin Mừng mà họ đã trải nghiệm trong cuộc sống. Thêm vào đó, những việc đạo đức của Cha sở, bài giảng của Cha sở, lời Chúa hằng tuần, không chỉ nghe rồi thôi, mà còn được chia sẻ, loan truyền trong gia đình, trên rẫy, nơi quán cà phê, nơi phố chợ… Lời Chúa đã trở nên niềm vui, nguồn sống cho mọi người, khi các tín hữu nối dài bài giảng của Cha sở bằng việc sống thánh giữa đời, tuân giữ lề luật Chúa, yêu thương bác ái cụ thể.
Thật đáng khâm phục những chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô đã can đảm tế lễ mình giữa dòng đời nghiệt ngã. Họ đang dâng lễ khắp nơi trong cuộc đời. Của lễ của cô bán bánh canh, chị bán cháo lòng, của lễ của anh đạp xích lô, em bán vé số, bán bong bóng và của cả người hành khất ven đường… của lễ của người làm thơ, viết nhạc, ngâm thơ, ca sĩ… của lễ của người đốn củi hầm than, làm rẫy, làm rừng… của lễ của những y bác sĩ, giáo viên… là tất cả những của lễ đẹp lòng Chúa, khi mỗi tín hữu ý thức rằng mình đang chu toàn vai trò tư tế với Chúa Giêsu, đã được lãnh nhận trong ơn gọi làm con cái Thiên Chúa.
Nguyện xin Lời Chúa hôm nay đánh động tâm hồn mỗi người chúng con, để một lần nữa, chúng con được vui mừng, vinh dự vì ơn gọi cao quí của mình, và hăng say làm chứng cho Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình huống nào.
PM. Cao Huy Hoàng
20-1-2011
(nguồn : thanhlinh.net)
GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Vào cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu gọi nhiều người đi theo Chúa, vì ơn cứu rỗi của họ và của nhiều người khác.
Ông Phêrô và Anrê, ông Giacôbê và Gioan, vốn là những kẻ làm nghề chài lưới, khi được Chúa gọi thì sẵn sàng và dứt khoát bỏ nghề, bỏ ghe bỏ thuyền, bỏ tất cả mà đi theo Chúa. Và khi đã đi theo Chúa, các ông một lòng một dạ trung thành nghe lời Chúa dạy, làm điều Chúa muốn, và thông tin cho người khác về ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
Không chỉ có 4 ông mà Chúa còn gọi nhiều người làm tông đồ cho Chúa. Từ đôi ba năm bảy con người, đến hàng chục, hàng trăm, hàng triệu người và trong số đó có cả bạn cả tôi: Tất cả những con người được kêu gọi đến nhận lãnh bí tích Rửa Tội để mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và trở nên con cái của Thiên Chúa.
Đến hôm nay, vẫn còn nhiều tín hữu Công Giáo chưa nhận ra rằng mình được Chúa Giêsu kêu gọi làm tông đồ cho Chúa. Hoặc nghĩ rằng ơn gọi và công việc tông đồ chỉ dành cho các linh mục, tu sĩ mà thôi. Và càng nhầm lẫn nguy hiểm hơn khi những suy nghĩ ấy là những suy nghĩ của các linh mục tu sĩ.
Vâng, có những người bình thường, còn có khi là tầm thường, được Chúa thương cách lạ, đã gọi và chọn làm linh mục cho Chúa để tế lễ đời mình cùng với của lễ toàn thiêu là Chúa Giêsu mà ban phát muôn ân sủng của Thiên Chúa cho con người.
Ơn gọi đặc biệt ấy dành cho một số người, không có nghĩa là những người khác không có ơn gọi. Thiết tưởng, đừng ai quên rằng, trước khi làm linh mục hay tu sĩ, hay là giáo dân chăng nữa, thì mỗi tín hữu đã được kêu gọi tới lãnh nhận chính Đức Giêsu Kitô và trở nên con cái của Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội.
Mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau trước mặt Chúa qua Bí tích Rửa Tội qua ơn gọi làm con cái Thiên Chúa. Rồi sau đó, Chúa lại đặt định cho mỗi người một công việc, một hoàn cảnh, và dù công việc gì hay hoàn cảnh nào cũng phải chu toàn chức vụ ngôn sứ, tư tế và vương đế đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội.
Trong bài giảng lễ an táng Mẹ tôi, Cha Phêrô Khổng Văn Giám có nói rằng: “Suốt cuộc đời làm nữ hộ sinh, Cụ Bà Anna đã mạnh dạn tuyên xưng mình thuộc dòng dõi của Thiên Chúa, là con cái của Thiên Chúa. Bà cũng đã chu toàn vai trò ngôn sứ là rao giảng Thiên Chúa và Nước Thiên Chúa ngay trong công việc hộ sinh của mình. Hôm nay, bà đã hoàn tất vai trò tư tế của mình trong cuộc đời. Chính bà đã tế lễ và cũng chính bà là lễ tế…”
Xin trích lại lời giảng của Cha Phêrô, một linh mục đã ngoài 80 tuổi, tôi không có ý nói đến các nhân đức của mẹ, nhưng muốn trình bày một nhìn nhận về ơn gọi làm chứng nhân giữa đời thường của tất cả các tín hữu.
Giữa đời thường trong bậc sống hôn nhân gia đình hay độc thân, mỗi tín hữu hẳn phải tự hào là con cái của Thiên Chúa và sống sao cho xứng với dòng dõi của Thiên Chúa. Đời sống chuẩn mực của con cái Thiên Chúa là “ Sám Hối và Tin Vào Tin mừng”. Việc sám hối không dừng lại ở chỗ nhận ra những gì nghịch với Thiên Chúa, nhưng còn phải tiến xa hơn là cởi bỏ con người cũ, nếp sống cũ, để mặc lấy con người mới theo tinh thần của Tin Mừng.
Và dù trong hoàn cảnh nào, nghề nghiệp nào, mỗi tín hữu cũng có thể chu toàn vai trò ngôn sứ của mình. Họ sẽ chia sẻ tinh thần Tin Mừng mà họ đã trải nghiệm trong cuộc sống. Thêm vào đó, những việc đạo đức của Cha sở, bài giảng của Cha sở, lời Chúa hằng tuần, không chỉ nghe rồi thôi, mà còn được chia sẻ, loan truyền trong gia đình, trên rẫy, nơi quán cà phê, nơi phố chợ… Lời Chúa đã trở nên niềm vui, nguồn sống cho mọi người, khi các tín hữu nối dài bài giảng của Cha sở bằng việc sống thánh giữa đời, tuân giữ lề luật Chúa, yêu thương bác ái cụ thể.
Thật đáng khâm phục những chứng nhân của Chúa Giêsu Kitô đã can đảm tế lễ mình giữa dòng đời nghiệt ngã. Họ đang dâng lễ khắp nơi trong cuộc đời. Của lễ của cô bán bánh canh, chị bán cháo lòng, của lễ của anh đạp xích lô, em bán vé số, bán bong bóng và của cả người hành khất ven đường… của lễ của người làm thơ, viết nhạc, ngâm thơ, ca sĩ… của lễ của người đốn củi hầm than, làm rẫy, làm rừng… của lễ của những y bác sĩ, giáo viên… là tất cả những của lễ đẹp lòng Chúa, khi mỗi tín hữu ý thức rằng mình đang chu toàn vai trò tư tế với Chúa Giêsu, đã được lãnh nhận trong ơn gọi làm con cái Thiên Chúa.
Nguyện xin Lời Chúa hôm nay đánh động tâm hồn mỗi người chúng con, để một lần nữa, chúng con được vui mừng, vinh dự vì ơn gọi cao quí của mình, và hăng say làm chứng cho Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình huống nào.
20-1-2011
(nguồn : thanhlinh.net)
LẼ SỐNG 23.01
23 Tháng Giêng
Chúa Giêsu Ði Xem Bóng Ðá
Chúa Giêsu Ði Xem Bóng Ðá
Một linh mục Ấn Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham dự một trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công Giáo. Ðội Công Giáo làm bàn trước một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin Lành lại làm bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?". Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi hả? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực bội hơn. Ông quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".
Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn cười. Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác".
Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá".
Câu chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến những cuộc chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế, thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi người?
Chúa Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Ðấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 22.01
22 Tháng Giêng
Người Hành Khất Quảng Ðại
Bangladesh là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo, thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhât. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ lùng như sau:
Sau một ngày làm việc nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.
Vừa thức giấc, người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường. Ông đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.
Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K.Marx đã lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: "Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người nghèo". Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước giàu phải gánh chịu.
Bần cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ấy, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ những ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại. "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó". Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của Hiến Chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 21.01
21 Tháng Giêng
Chiếc Khăn Tay Vấy Mực
Ruskin là một nghệ sĩ, phê bình nghệ thuật kiêm xã hội học người Anh sống vào cuối thế kỷ 19.
Một hôm, có một người đàn bà quý phái mang đến cho ông xem một chiếc khăn tay đắt tiền đã bị vấy mực. Bà ta xuýt xoa tiếc rẻ vì chiếc khăn tay đã hoàn toàn mất giá trị của nó.
Ruskin không nói gì, ông chỉ xin cho ông mượn chiếc khăn tay trong một ngày. Ngày hôm sau, ông trao lại chiếc khăn tay cho người đàn bà mà cũng không nói một lời nào. Nhưng khi trải chiếc khăn tay ra, người đàn bà hết sức ngạc nhiên, bởi vì từ một vết mực trong góc của chiếc khăn, nhà nghệ sĩ đã biến thành một bức tranh tuyệt mỹ.
Chiếc khăn tay có vấy mực tưởng đã bị vứt đi, nay đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời.
Những người có niềm tin vào cuộc sống không bao giờ bỏ cuộc trước những thất bại. Họ luôn biết biến những thất bại ấy thành khởi đầu của một thành công vĩ đại hơn.
Người có niềm tin vào Thiên Chúa cũng luôn nhìn vào thất bại, rủi ro, đau khổ trong cuộc sống như cơ may của một ân phúc cao cả và dồi dào hơn.
Dạo tháng 6 năm 1990, mục sư Anh giáo Michael Lapsley, người Zimbabwe bên Phi Châu, vì là mục sư Tuyên úy của tổ chức Quốc đại Châu Phi bao gồm các lực lượng tranh đấu cho quyền lợi của người da đen Nam Phi, đã bị quân khủng bố đặt chất nổ khiến ông bị cụt hai tay, mù một mắt và hỏng lỗ tai. Trong một tuyên ngôn công bố sau đó, ông đã viết như sau: "Họ đã lấy mất đôi tay của tôi. Nhưng tôi không buồn, bởi vì tôi không dùng đến võ khí để cần phải có đôi tay. Họ đã lấy mất một phần đôi mắt của tôi và thính giác của tôi, nhưng tôi vẫn còn có thể dâng hiến lời nói để tiếp tục rao giảng một cách xác tín và mạnh mẽ hơn".
Người ta vẫn thường nói: Yêu là chết trong lòng một ít. Tình yêu đích thực luôn luôn đòi hỏi hy sinh, mất mát. Nhưng chỉ có đôi mắt tình yêu mới nhận ra giá trị của những mất mát ấy.
Qua cái chết trên thập giá như một tiêu hao hoàn toàn, Chúa Giêsu đã bày tỏ Tình Yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, ánh sáng của Tình Yêu đã chiếu sáng qua sự mất mát ấy. Qua những hao mòn trong từng ngày của cuộc sống Mẹ Maria, Tình Yêu của Thiên Chúa cũng được tiếp tục bày tỏ. Có cái chết độc ác, tức tưởi của Chúa Giêsu trên thập giá, thì cũng có cái chết âm thầm từng ngày của Mẹ Maria. Ngày nay, tình Yêu của Thiên Chúa cũng cần có những mất mát, hao mòn khác của người Kitô để được tiếp tục bày tỏ cho con người, bởi vì sứ mệnh của người Kitô chính là bổ túc cho những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ðức Kitô.
Trích sách Lẽ Sống
Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
LẼ SỐNG 20.01
20 Tháng Giêng
Chuyện Một Khu Rừng
Một câu chuyện có thật đã được kể về nguồn gốc của một khu rừng như sau: Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của Miền Trung nước Pháp để lập nghiệp. Thật ra, người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó khăn vất vả.
Vùng đất khô cằn nơi ông đặt chân đến chỉ còn vỏn vẹn năm ngôi làng nhỏ với rất ít dân cư sống trong những căn nhà xiêu vẹo đổ nát, đa số đã bỏ lên những thành phố lớn để tìm công ăn việc làm. Ông lão trên 60 tuổi đưa mắt nhìn khung cảnh xung quanh và đi đến kết luận: nếu không có cây cối, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang tàn. Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Ông chọn những hạt dẻ tốt để riêng và ngâm vào nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt nhọn moi những lỗ nhỏ và đặt cứ mỗi lỗ một hạt dẻ.
Ngày ngày như thế, trong liên tiếp 3 năm, ông lão đã trồng được 100 ngàn cây dẻ con. Ông hy vọng rằng ít nhất 10 ngàn cây còn sống sót. Ông cũng hy vọng rằng Chúa sẽ cho ông sống được thêm vài năm nữa để làm cho xong công tác trồng cây này.
Ông qua đời năm 1947, hưởng thọ 89 tuổi. Từ những hạt dẻ ông đã cặm cụi moi từng lỗ bỏ vào, nay nước Pháp đã có được một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới. Trong ba khóm rừng mỗi khóm dài 11 cây số, những cây dẻ xanh tươi cao lớn đã có mặt để giữ nước mưa, làm cho cây cối xung quanh được xanh tươi và biến khu đồi khô cằn ngày xưa thành những dòng suối róc rách. Chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại các ngôi làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời.
Sự sống của thiên nhiên thường giúp con người bớt cô đơn. Ðồng ruộng, cây cỏ xanh tươi, tiếng chim ca hót thường khơi dậy niềm vui sướng trong lòng người. Ðó là lý do khiến cho những người sống ở thôn dã dễ có tâm hồn thanh thản và lạc quan vui sống hơn người thành thị.
Lớn lên ở thôn dã, chứng kiến cảnh gieo trồng của người nông dân, Chúa Giêsu đã mượn những hình ảnh của những sinh hoạt thôn dã ấy để nói về Nước Trời. Người gieo trồng nào cũng có niềm tin và sự lạc quan. Gieo hạt giống vào lòng đất là đặt tất cả niềm tin tưởng phó thác của mình vào thiên nhiên. Có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trong bụi gai. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là vụ mùa tươi tốt. Có những hạt rơi vào đất tốt, có những hạt rơi bên vệ đường, có những hạt rơi vào bụi gai. Có những kết quả trông thấy, có những âm thầm đau khổ, có những bách hại dữ dội, nhưng cuối cùng Giáo Hội của Ðức Kitô vẫn tồn tại và sinh ra được nhiều hoa trái của niềm Hy Vọng.
Trích sách Lẽ Sống
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
GIUSE
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Ban Điều Hành Giáo Khu 6
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Ông GIUSE
NGUYỄN VĂN HÀN
GIUSE
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Ban Điều Hành Giáo Khu 6
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Ông GIUSE
NGUYỄN VĂN HÀN
Sinh năm 1921 tại Nam Định
Cư ngụ tại : 50 đường 51
P.Bình Thuận, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Khu 6 – Giáo xứ Thuận Phát
P.Bình Thuận, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Khu 6 – Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 20g30 ngày Thứ Ba 18.01.2011
(Nhằm ngày 15 tháng Chạp năm Canh Dần)
Hưởng thọ 90 tuổi
lúc 20g30 ngày Thứ Ba 18.01.2011
(Nhằm ngày 15 tháng Chạp năm Canh Dần)
Hưởng thọ 90 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Tư 19.01.2011
- 15g30 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 18g15 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
- 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TpHCM.
tại Bình Hưng Hoà, Bình Tân, TpHCM.
Thuận Phát, ngày 19 tháng 01 năm 2011
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
Ban Điều Hành GK 6
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
Ban Điều Hành GK 6
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)