Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ CHUYỂN GIAO SỨ VỤ GIÁM MỤC #2

Chợ Quê đêm 11.9.2012 tại Trung Tâm Mục Vụ Huế 
Mừng Đức Tân TGM và Tri ân Đức Nguyên TGM

Khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ Giáo TGP Huế tối hôm nay, 11.9.2012, bỗng trở nên tấp nập và nhộn nhịp khác hẳn ngày thường. Ai ai cũng mang trong mình cảm giác náo nức, hối hả, vui tươi và phấn chấn để tham dự đêm chợ quê với tên gọi Hội Quán Tri Ân - Giáo Hội Hiệp Thông.


Tham gia đêm chợ quê, có 13 gian hàng của các Dòng Tu, Sinh viên Công giáo và một số giáo xứ khác. Các đơn vị tham gia làm và bày bán các món ăn đặc sản được trang trí rất hấp dẫn, cuốn hút.

(tonggiaophanhue.net)

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ CHUYỂN GIAO SỨ VỤ GIÁM MỤC #1

Hình ảnh đón tiếp Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục và các đoàn 



(tonggiaophanhue.net)

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ THUẬN PHÁT

Đến ngày 10-9-2012 Cha Chánh xứ và ban chấm thầu vẫn đang tiếp tục trao đổi, xây dựng hợp đồng thi công nhà thờ với nhà thầu. Công nhân xây dựng cũng đã bắt đầu tiến hành thi công.

Vài hình ảnh tại công trình.

Hữu Toàn.

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

THÁNH LỄ AN TÁNG SOEUR MATTA LÊ THỊ CẬY - THUỘC HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ GÒ VẤP.


Sáng ngày 11-9-2012 Cha Chánh xứ Giáo xứ Thuận Phát, quý Soeurs Cộng Đoàn Mến Thánh Giá Thuận Phát, HĐMVGX và đại diện các hội đoàn trong giáo xứ đã tham dự Thánh Lễ an táng Soeur Matta Lê Thị Cậy vào lúc 5 giờ sáng ngày 11-9-2012 tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp. 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp, và tiễn đưa Soeur đến nơi an nghỉ chờ ngày Phục Sinh.

Hữu Toàn.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

HIỆP THÔNG

HIỆP THÔNG

Kính thưa Quý Cha,Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn, 
Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ Thuận Phát vừa được tin :



Nữ Tu MATTA LÊ THỊ CẬY
sinh ngày 20.7.1921 tại Ninh Bình

thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
(Sœur Matta đã phục vụ Giáo xứ 
tại Cộng Đoàn Mến Thánh Giá Thuận Phát)

đã an nghỉ trong Chúa lúc 02g20, Chúa Nhật, 09.9.2012
Tại Tu viện Nhà Mẹ, 578 Lê Đức Thọ, Phường 16, Quận Gò Vấp.

 

Hưởng thọ 91 tuổi – 68 năm Khấn Dòng
 

Nghi thức tẩm liệm lúc 14g30, Chúa Nhật, 09.9.2012
 

Thánh lễ an táng tại Nguyện Đường Nhà Mẹ Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp lúc 05 giờ 00, Thứ Ba, ngày 11.9.2012.

Sau đó An táng tại nghĩa trang An Dưỡng Viện Phát Diệm, Phường 15, Gò Vấp.

Kính xin Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh Hồn MATTA sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.


Kính Báo
Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát

GIÁO PHẬN THANH HOÁ CỨU TRỢ LŨ LỤT #2

Những hình ảnh lũ lụt tại giáo họ Chợ Huyện, giáo xứ Đức Tâm 

Trong những ngày qua, tại Thanh Hóa mưa to kéo dài trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều khu dân cư, trong đó có các xứ đạo. Tại Giáo xứ Đức Tâm có giáo họ Chợ Huyện, một giáo họ có nhà thờ nằm ngoài đê cũng chung số phận.



Sáng ngày 07/09/2012, được ông trùm giáo họ báo tin, nước đã ngập vào nhà thờ, cha xứ Phaolô Ngân Nguyễn Ngọc Ngân đã vào xem tình hình thế nào, thì quả thật nhà thờ đã chìm trong biển nước. Tôi đã vội vàng kiệu Mình Thánh Chúa về nhà xứ, bởi sợ rằng nước tiếp tục dâng lên sẽ sập tường sau của nhà thờ.

(gpthanhhoa.org)

GIÁO PHẬN THANH HOÁ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC

THÁNH LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC GIÁO PHẬN THANH HOÁ

Vào lúc 9 giờ sáng thứ 7 ngày 08.09.2012 - ngày lễ Sinh Nhật Đức Maria, tại nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa đã diễn ra thánh lễ Truyền chức linh mục cho thầy phó tế Antôn Phạm Đình Tiếp. Đây là một hồng ân cao quý mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội nói chung và cách riêng với giáo phận Thanh Hóa. 


Thầy Antôn (35 tuổi) đã được lãnh nhận chức Phó tế cách đây gần sáu tháng (19.03.2012). Hôm nay thầy được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa đặt tay phong chức linh mục. Đây là sự kiện đánh dấu giai đoạn quan trọng trên hành trình theo thầy Giêsu của thầy Antôn.
(gpthanhhoa.org)

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

GIÁO HỘI TẠI LIBAN

Vài nét về Giáo Hội tại Liban

Nhà thờ chính toà Thánh Lu-y tại Beirut
WHĐ (09.09.2012) / Zenit – Trong ba ngày 14,15,16 tháng Chín sắp tới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ thực hiện chuyến tông du tại Liban, để ban hành Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt về Trung Đông. Đây là chuyến tông du ngoài Italia lần thứ 24 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kể từ khi ngài làm giáo hoàng.

Nhân dịp này, Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo Hội đã công bố các số liệu thống kê liên quan đến Giáo hội Công giáo tại Liban. Số liệu được cập nhật đến 31 tháng Mười Hai 2011.

Dân số Liban là 4.039.000 người, trong đó có 2.148.000 người Công giáo (53,18%). Có 24 giáo khu (3 Tòa Thượng phụ, 12 Tổng giáo phận, 8 giáo phận và 1 Hạt Đại diện tông tòa), 1.126 giáo xứ và 39 trung tâm mục vụ các loại. Hiện nay có 53 giám mục, 1.543 linh mục, 2.797 tu sĩ, 2 thành viên tu hội đời, 2.301 thừa sai giáo dân và 483 giáo lý viên. Số tiểu chủng sinh là 62 và đại chủng sinh là 390.

Tổng cộng có 427.180 trẻ em và thanh thiếu niên theo học tại 907 trung tâm giáo dục Công giáo, từ mẫu giáo đến đại học, cũng như 28 trung tâm giáo dục đặc biệt. Các tổ chức khác thuộc Giáo Hội do các linh mục hoặc tu sĩ điều hành ở Lebanon bao gồm 30 bệnh viện, 168 phòng khám bệnh, 39 nhà cho người già hoặc khuyết tật, 63 nhà trẻ mồ côi và nhà trẻ, 22 trung tâm tư vấn gia đình và các trung tâm phò sự sống cùng với 28 tổ chức khác.

(Zenit, 06-09-2012)
Thái Hòa
(WHĐ)

GIÁO PHẬN THANH HOÁ CỨU TRỢ LŨ LỤT #1

ĐỨC CHA VÀ PHÁI ĐOÀN GIÁO PHẬN 
CỨU TRỢ KHẨN CÁP LŨ LỤT TẠI GIÁO XỨ PHÚC ĐỊA

Những ngày qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mưa to kéo dài, đặc biệt là địa bàn huyện Thọ Xuân - nơi có giáo xứ Phúc Địa (giáo phận Thanh Hóa). Mưa lớn đã làm vỡ đê nên nhiều vùng bị ngập nước: trong đó có nhà thờ Phúc Địa, khu vực nhà xứ và nhiều giáo họ.

Nhận được tin báo từ cha xứ Phúc Địa vào sáng 07.09.2012, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh - Giám mục giáo phận Thanh Hóa đã họp bàn cùng các cha ngay trong bữa ăn trưa, quyết định thành lập phái đoàn đi cứu trợ khẩn cấp.

Đúng 14h30 cùng ngày, phái đoàn đã xuất phát từ Tòa Giám mục do đích thân Đức cha Giuse dẫn đầu, cùng đi có cha Tổng đại diện Phêrô Vũ Tiến Phúc, cha Antôn Trịnh Đình Thiệu - Chủ tịch Ủy ban bác ái xã hội - Caritas, cha Phêrô Vũ Văn Hải - phó Quản lý Tòa Giám mục, cha Antôn Vũ Mạnh Hà - phó Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh, Hội bác ái Phanxicô, quý thầy chủng sinh, quý chú ứng sinh, quý sơ Dòng MTG Thanh Hóa, quý ân nhân và bà con giáo dân giáo xứ Chính Tòa cùng đông đảo các bạn sinh viên công giáo Thanh Hóa.


(gpthanhhoa.org)

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B 09-9-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXIII thường niên năm B 09-9-2012.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 7, 31-37)



BỆNH CÂM ĐIẾC NGAY TRONG NHÀ MÌNH

PM. Cao Huy Hoàng
Con cái là niềm vui tuyệt vời của cha mẹ. Sinh được một người con là hồng ân lớn lao cho cha mẹ, gia đình, dòng tộc.

Nhưng sinh một đứa con kém may mắn, không hoàn hảo, tật nguyền, dị dạng, thiểu năng bẩm sinh, câm điếc chẳng hạn, không chỉ là nỗi buồn mà còn là thử thách lớn lao cho cha mẹ: thử thách tình yêu và thử thách niềm tin. Thật là cao cả, đáng quí, đáng ca ngợi biết bao những cha mẹ phải chịu đựng hy sinh cả đời trong tin yêu phó thác mà không một lời than vãn kêu ca. Tất cả tình thương và những gì tốt đẹp nhất được dành hết cho đứa con tật nguyền, bệnh hoạn. Tôi vẫn nghĩ, họ đang mặc lấy trái tim yêu thương nhân hậu của Chúa mới có thể đối xử với con mình cách đáng trân trọng như thế. Bằng không, thật là tồi tệ.

Sinh được một đứa con hoàn hảo, xinh đẹp, niềm vui ấy còn tuyệt vời hơn. Con khôn ăn chóng lớn, nói chắc, đi vững, là phần thưởng cho những hy sinh của cha mẹ. Rồi con ngoan ngoãn, nghe tốt, vâng kỹ, học giỏi, thành người có ích cho gia đình, cho xã hội, thì cha mẹ hãnh diện biết bao.

Nhưng đối với những cha mẹ Công Giáo, thì thiết tưởng nên chọn niềm vui thiêng liêng cao quí nhất là thấy con khôn ngoan biết thờ phượng Chúa, siêng năng kinh hạt, sốt sắng Thánh Lễ, viếng Chúa, đọc học Lời Chúa và nên người con của Chúa cách xứng đáng: biết mến Chúa yêu người trong gia đình và ngoài xã hội.

Nếu trong nhà bạn, trong nhà tôi có những đứa con hình dáng xinh đẹp, trí khôn thông minh, học hành giỏi giang, kinh tế vững vàng… mà không thuộc kinh nào, hoặc là hồi nhỏ đọc kinh với cha mẹ thuộc làu làu, lớn lên bỏ đọc dần rồi quên hẳn, thì chẳng phải là con mình đang bị câm đó sao ?

Hồi nhỏ nghe lời cha mẹ, nghe Lời Chúa, lớn lên rồi có được ít chữ, ít kinh nghiệm, ít tiền rủng rỉnh trong túi, thì coi cha mẹ là tụt hậu, là “đồ cổ”, và không buồn nghe cha mẹ bảo ban nhắc nhở nữa, cũng không nghe Lời Chúa, không giữ luật Chúa nữa… thì chẳng phải là con mình bị điếc đó sao ?

Con không nói được một lời cảm ơn, một lời xin lỗi, huống chi nói được một lời ủi an cha mẹ trong lúc tuổi già, huống chi nói được một lời yêu thương, tri ân hay hiếu kính, chẳng phải là nó đã bị bệnh câm rồi đó sao ?

Con không nghe được tiếng lòng của cha, không nghe được nỗi đau của mẹ thì làm gì nghe được nỗi xót xa của tha nhân, chẳng phải nó bị điếc rồi đó sao ?

Thật bi đát ! Bệnh câm điếc của con, đã đành, lại thêm bệnh câm điếc của vợ, của chồng, của cha mẹ.

Ông B buồn uống rượu cả ngày chỉ vì bà B chưa bao giờ chịu nhún nhường xin lỗi ông B trong suốt 40 năm làm vợ. Bà X cả ngày không nói gì nếu ông X không hỏi. Bà A chưa bao giờ hỏi ông A câu “Ông có khỏe không ?” Có vợ chồng chưa bao giờ đọc kinh chung với nhau kể từ sau ngày cưới ! Đến ngày cưới vợ cho con, mướn một tay MC đọc kinh luôn, hoành tráng hơn, bài bản hơn ! Vợ chồng chẳng ai chịu nghe ai, chẳng ai hiểu ai, trong khi hai người đều nói tiếng Việt ! Chẳng phải là bệnh câm điếc đang hoành hành ngay trong nhà mình đó sao ?

Nếu vợ chồng, con cái trong gia đình mà không nói nhau nghe, không nghe nhau nói, thì còn gì là một tổ ấm yêu thương ? Cả nhà chúng ta cùng câm điếc mãi vậy được sao ? Ra đường, đến Nhà Thờ, làm công tác tông đồ, làm ông kia bà nọ, nói và nghe khá lắm, mà về nhà thì lại câm và điếc với nhau. Thật vô lý ! Đã thế, lại không có ước muốn chữa lành bệnh câm điếc trong nhà mình !

Sống với nhau bằng xương bằng thịt hữu hình, sờ tận tay, thấy tận mắt mà còn câm điếc thì nói gì đến việc sống với Thiên Chúa, Đấng Vô Hình ? Khi đã mang bệnh câm điếc trong gia đình như thế thì rõ ràng là không có dấu chỉ nào cho thấy sự trưởng thành cần có về Đức Tin và đời sống nội tâm với Thiên Chúa.

Từ gia đình ruột thịt, đến gia đình thiêng liêng, gia đình Hội Thánh, bệnh câm điếc cũng tràn lan:

- Cấp trên cấp dưới trong Hội Thánh chưa thực sự trân trọng việc nói và nghe nhau. Có khi lại còn xu nịnh phường gian ác, nạt nộ kẻ lòng ngay. Tiếng nói của con chiên vẫn luôn là thấp bé, kém giá trị, nhất là những con chiên nghèo, con chiên tội lỗi, con chiên bị áp bức, con chiên ít học lại hay nói thật mất lòng, con chiên bị kết án chống đối. Con chiên bị phân biệt đối xử đúng như khuyến cáo của Thánh Giacôbê trong bài đọc 2 hôm nay (x. Gc 2, 1 - 5 ). Câm điếc thật nguy hại !

- Gương xấu câm điếc trịch thượng ấy cũng lây lan sang cho kẻ lớn người nhỏ trong các Giáo Xứ, các Hội Đoàn chẳng ai muốn nghe ai. Câm điếc thật đáng sợ !

Thế nhưng, được mấy người biết mình đang câm điếc ? Được mấy người biết sợ bệnh câm điếc ? Được mấy người “xao xuyến”, quan tâm đến chuyện nạn câm điếc đang hoành hành nơi chính mình, trong nhà, ngoài cửa, trong Hội Thánh và ngoài xã hội ? Và được mấy người có ước muốn chữa lành bệnh câm điếc cho bản thân và cho mọi người trong thời đại hôm nay ?

Trong khi có quá nhiều người không biết mình đang mắc bệnh câm điếc thì Lời Chúa hôm nay mời gọi mọi người hãy biết “xao xuyến”, biết sợ bệnh, có ước muốn được điều trị bệnh và tin tưởng xin Chúa đặt tay chữa lành.

Có “biết mình đang mắc bệnh” rồi xao xuyến, và sợ bệnh thì mới cảm được lòng lo của Thiên Chúa qua lời mời gọi của Ngôn Sứ Isaia: “Hãy nói với những tâm hồn xao xuyến: Can đảm lên, đừng sợ ! … Tai người điếc sẽ mở ra và người câm sẽ nói được" (x. Is 35, 4 - 7a ).

Có ước muốn chữa bệnh và tin tưởng khẩn xin Thiên Chúa chữa cho thì mới được chữa khỏi. Tin Mừng kể rõ: “Người ta đem một kẻ câm điếc đến cùng Người và xin Người đặt tay trên kẻ ấy”. Người câm điếc ấy hẳn có đủ các yếu tố: biết bệnh, sợ bệnh, muốn được chữa khỏi và bằng lòng xin Chúa Giêsu đặt tay chữa bệnh… (x. Mc 7, 31 - 37 ).

Lạy Chúa Giêsu, mỗi chúng con đều ít nhiều đang bị bệnh câm điếc trong nhà ngoài cửa, trong Hội Thánh và ngoài xã hội. Xin cho chúng con biết sợ bệnh, biết ước muốn lành bệnh và tin tưởng xin Chúa đặt tay để mở tai chúng con nghe Lời Chân Lý, nghe được tiếng than khóc của tha nhân, mở miệng chúng con để ca tụng Tình Yêu Chúa, bênh vực kẻ bị áp bức, nói lời nhân ái trong gia đình và giữa cuộc đời. Amen.

(tinmung.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 01-07.9.2012


Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B 02-9-2012

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXII thường niên năm B 02-9-2012.
Cha giáo Gioan Bt Nguyễn Văn Đán dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng ).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 7, 1-8a.14-15.21-23)



RỬA TAY HAY RỬA TÂM HỒN

Niềm Vui Chia Sẻ
Nhà Thần học William Barclay kể lại câu chuyện: Một Kinh sư Do Thái (Rabbi) bị cầm tù ở Rôma. Trong tù, ông chỉ được ăn uống tối thiểu nhằm mục đích kéo dài cuộc sống. Thời gian trôi qua, vị Kinh sư ấy ngày càng yếu dần. Cuốc cùng người ta buộc phải mời bác sĩ đến khám bệnh. Bác sĩ bảo rằng cơ thể tù nhân bị thiếu nước. Họ không hiểu nổi tại sao vị Kinh sư ấy lại có thể thiếu nước, bởi vì khẩu phần nước mỗi ngày tuy là tối thiểu nhưng vẫn tương đối đủ chứ đâu đến nỗi tệ! Thế là đám lính gác liền chú ý quan sát người tù này một cách kỹ lưỡng hơn để thử xem ông ta làm gì với số lượng nước ấy. Cuối cùng người ta đã khám phá ra bí mật: Vị Kinh sư Do Thái này đã sử dụng phần lớn số lượng nước để rửa tay theo nghi thức Do Thái giáo trước khi ăn và cầu nguyện. Như thế đương nhiên ông ta không còn đủ nước để uống.

Anh chị em thân mến, câu chuyện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ bực bội của những người Biệt Phái Pharisêu và Kinh sư Do Thái đối với Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài khi nhìn thấy các môn đệ Chúa Giêsu ăn uống mà chẳng chịu rửa tay theo đúng nghi thức. Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, đó là điều sơ đẳng trong phép giữ vệ sinh phòng bệnh. Người Do Thái và nhất là người Biệt Phái Pharisêu giữ tập tục rửa tay trước khi ăn rất kỹ. Họ không dùng bữa, nếu chưa rửa tay trước. Ở nơi công cộng về, họ không ngồi và bàn ăn nếu chưa tắm rửa sạch sẽ. Họ còn giữ nhiều tập tục tẩy rửa này, đối với họ, không nhằm giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, mà được coi là những nghi thức tôn giáo và nhằm để phân loại con người trong sạch hay do bẩn theo luật. Lòng đạo đức của con người được đánh giá tuỳ thuộc và việc tuân giữ các tập tục này, đều bị kể là hạng người dơ bẩn, bị loại ra ngoài cộng đoàn tôn giáo, mất quyền tham dự nghi lễ phụng tự trong đền thờ. Họ còn để mắt dòm ngó xem xét người khác có tuân giữ các tập tục đó không. Trong Tin Mừng hôm nay, họ đã thấy một số môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước khi ăn. Điều này đã nên cớ cho người Biệt Phái và Kinh sư hạch sách Chúa Giêsu và lên án Ngài.

Đáp lại, Chúa Giêsu đã vạch trần tâm địa của người Biệt Phái và Kinh sư; Ngài đã phơi bày cho thấy cái họ cho là đạo đức chỉ là một thứ giả hình. Họ tôn thờ Thiên Chúa một cách giả dối ngoài môi miệng nhưng lòng họ thì chẳng tôn thờ Ngài, chẳng màng tuân giữ các giới răn của Ngài. Nhân dịp này, Chúa mở ra cho người ta thấy cái làm cho người ta ra dơ bẩn và bất xứng trước Thiên Chúa không phải ở chỗ rửa tay hay không rửa tay trước khi ăn, mà chính là ở tâm địa xấu xa của con người, chính là những tư tưởng xấu, “từ đó phát xuất những hành động ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, ganh tị, vu khống, kiêu căng…” Qua đó, Chúa Giêsu muốn nói rằng: sự dơ bẩn bên ngoài không làm cho tâm hồn ra dơ bẩn, không tác hại và đáng lo cho bằng sự dơ bẩn trong tâm hồn do những ý muốn xấu xa, độc ác. Vậy thì việc tẩy rửa bên ngoài không quan trọng bằng việc tẩy rửa bên trong, bằng việc thanh tẩy tâm hồn, hoán cải cuộc sống. Sự trong sạch của tâm hồn quan trọng và cần thiết hơn sự sạch sẽ bên ngoài của thể xác. Tập tục tẩy rửa bên ngoài không tẩy xoá được sự dơ bẩn trong tâm hồn, chỉ có việc tuân giữ luật Chúa mới thúc đẩy con người sám hối tội lỗi để được tẩy rửa trong sạch, xứng đáng trước mặt Chúa. Do đó cần phải tuân giữ luật Chúa hơn những tập tục của con người.

Nhà thần học William Barclay còn kể thêm một câu chuyện về một người Hồi Giáo đang đuổi theo để giết kẻ thù của mình. Đang khi đuổi theo kẻ thù, chợt nghe vang lên hồi chuông báo giờ cầu nguyện, lập tức người Hồi Giáo nhẩy ngay xuống ngựa, mở sách Thánh Kinh Coran ra, quì xuống và cầu kinh theo như luật định một cách hết sức lẹ làng. Cầu kinh xong, anh ta lại leo lên ngựa tiếp tục đuổi theo kẻ thù. Câu chuyện này minh hoạ cho chúng ta chủ nghĩa câu nệ lề luận. Nó cảnh các chúng ta đừng rơi vào chủ nghĩa đồng hoá tôn giáo với việc chu toàn những hành vi đạo đức bên ngoài.

Chúa Giêsu đã đảo ngược hoàn toàn cái gọi là tôn giáo của người Biệt Phái và Kinh sư Do Thái. Đạo không phải là thi hành những tập tục, tuân giữ các nghi thức, mà chính là một thái độ sống, là thi hành luật Chúa, là sống Lời Chúa. Cái cám dỗ thường xuyên của người Kitô hữu vẫn là lấy việc đạo đức bề ngoài là bức màn che đậy tính ích kỷ, giả dối, độc ác, gian tham, trốn tránh nhiệm vụ của mình trong gia đình, ngoài xã hội, thích được mang đanh hiệu là tín hữu hơn là sống đúng theo Tin Mừng của Chúa Kitô; mượn việc đi nhà thờ, đọc kinh, dự lễ để trốn tránh bổn phận bác ái, phục vụ người khác; làm ra vẻ hăng hái, nhiệt thành để được tiếng khen; chà đạp người khác để nâng mình lên… Nói chung là lấy những hình thức bên ngoài để thay thế cho nhiệm vụ đích thực của người Kitô hữu là thi hành luật tình yêu của Chúa: sống công bằng, bác ái, phục vụ, trong sạch, hiền lành, hoà thuận. Đó là kết quả có lòng yêu mến chân thành. Điều cốt yếu là phải có lòng yêu mến chân thành bên trong chứ không phải hình thức giả dối bên ngoài. Con người chỉ nhìn thấy bên ngoài, còn Chúa thấu suốt tận tâm can. Chính tình yêu bên trong sẽ làm cho mọi việc bên ngoài có giá trị đích thực. Thiếu tình yêu bên trong, mọi việc bên ngoài chỉ là bôi bác, giả dối.

Chúa Giêsu có lần mượn hình ảnh những mồ mả quét vôi trắng tinh để nói cho những người Biệt Phái hiểu: cái lối đạo đức giả của họ trong thể che đậy được tội lỗi của họ. Mồ mả dù có quét vôi trắng tinh, sạch sẽ đến đâu cũng không làm cho ai quên được cái thây ma thối tha bên dưới (x. Mt 23,27-32). Chúa còn nói thẳng với họ: “Không phải môi miệng cứ lâm râm lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng là phải làm theo ý Cha trên trời”. Chính việc làm theo ý Chúa Cha mới được vào Nước Trời chứ không phải việc tôn thờ giả dối ngoài môi miệng: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng, còn lòng trí chúng lại xa cách Ta”.

Thưa anh chị em, để áp dụng cụ thể, Thánh Giacôbê Tông Đồ hôm nay kêu gọi chúng ta hãy thực thi luật yêu thương của Chúa bằng việc phục vụ những người nghèo khó, nhất là những cô nhi, quả phụ. Bởi vì họ phải chịu nhiều thiệt thòi bất công và ít được nâng đỡ, bênh vực hơn những người khác. Thánh Giacôbê cũng mời gọi chúng ta phải xa tránh “tinh thần thế tục” vì đó là điều kiện cần thiết để sống chúng ta được “trong sạch, không tì vết”: “Lòng đạo đức tinh tuyền và không chê trách được trước mặt Thiên Chúa Cha, đó là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cơn cùng khốn và giữ mình cho khỏi vết nhơ của thế gian”.

Anh chị em thân mến,

Người Kitô hữu đích thực là người có lòng tin, đồng thời có những việc làm cụ thể để diễn tả lòng tin của mình. Trức mặt Chúa, cách chưng diện, thời trang, không quan trọng bằng tâm hồn trong trắng, đầy tình yêu mến và thể hiện trong nếp sống yêu thương, phục vụ anh em, đặc biệt là những người cô thế cô thân. Nếu rửa tay sạch trước khi ăn là vấn đề vệ sinh thưởng thức của cuộc sống con người, thì tẩy rửa tâm hồn trong sạch trước khi dự Tiệc Thánh Thể là điều kiện cần thiết của con cái Chúa để xứng đáng tiếp rước Ngài. 

(tinmung.net)

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 24-31.8.2012