Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

GIÁO PHẬN VINH PHONG CHỨC LINH MỤC ĐỢT 2

Thánh lễ truyền chức linh mục tại Hà Tĩnh 
(giáo xứ Văn Hạnh, 14-01-2013)
 
GPVO - Sáng ngày 14/11/2013, đông đảo bà con khắp nơi đã quy tụ về nhà thờ giáo hạt Văn Hạnh (Hà Tĩnh) để tham dự Thánh lễ truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế là những người con của các giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

 
Nhà thờ Văn Hạnh được chọn làm nơi cử hành thánh lễ truyền chức cũng sẽ là nhà thờ chính tòa của giáo phận Hà Tĩnh trong tương lai. Ngôi thánh đường với hai ngọn tháp cao, có sức chứa hơn 3.000 giáo dân đã được khánh thành vào tháng 4/2012. Việc xây dựng văn phòng Tòa Giám mục cho giáo phận mới cũng đã được Đức cha Phaolô đặt viên đá đầu tiên vào ngày 10/06/2012.

Có 10 giáo hạt với hơn 70 giáo xứ, Hà Tĩnh và Quảng Bình đang hoàn thành những điều kiện còn lại để thành lập một giáo phận mới, tách từ giáo phận Vinh.
 
 
Từ sáng sớm, dòng người đã lũ lượt đổ vể giáo xứ Văn Hạnh để tham dự lễ truyền chức. Ước tính có hơn 20.000 người tham dự thánh lễ, trong đó có nhiều người thuộc các tôn giáo khác.


(GPVO_

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

GIÁO PHẬN VINH PHONG CHỨC LINH MỤC ĐỢT 1

Thánh lễ truyền chức linh mục tại Quảng Bình 
(giáo xứ Hướng Phương, 10-01-2013)
 
GPVO - “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác”. Lời nhắn nhủ đó trong thư thứ nhất của thánh Phêrô đã được ban tổ chức dùng làm câu khẩu hiệu với mục đích khơi dậy lòng sốt sắng và tinh thần hăng say phục vụ cho các tân chức và cộng đoàn trong Thánh lễ truyền chức linh mục ngày 10/01/2013 tại giáo hạt Hướng Phương (tỉnh Quảng Bình). Đây là một dấu ấn đẹp và đầy ý nghĩa đối với toàn thể giáo phận Vinh trong Năm Đức Tin, đặc biệt là sứ mạng loan báo Tin Mừng giữa thời đại hôm nay.


Bốn thầy phó tế được truyền chức trong Thánh lễ này là:

1. Thầy Vinh Sơn Điểm Cao Dương Đông – Thuộc giáo xứ Hướng Phương.
2. Thầy Micae Trần Trung Năng - Thuộc giáo xứ Hướng Phương.
3. Thầy Phêrô Nguyễn Lượng - Thuộc giáo xứ Cồn Sẻ.
4. Thầy Bônaventura Trương Văn Vút - Thuộc giáo xứ Nhân Thọ.



Thánh lễ truyền chức linh mục là một ngày đại lễ trong giáo phận. Một nét mới trong việc cử hành lễ truyền chức năm nay, là việc bề trên giáo phận đã tổ chức thành ba đợt tại ba địa điểm khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bà con giáo dân có thể tham dự lễ truyền chức. Hơn nữa, việc các tiến chức được lãnh nhận sứ vụ mới trên quê hương mang một ý nghĩa đặc biệt. Tất cả những điều đó được biểu hiện bằng niềm vui hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt của các tiến chức và nơi quý ông bà cố, thân ân, ân nhân và cộng đoàn tham dự. 
 
 
(GPVO) 

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA 13-01-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa 13-01-2013.
Cha Chánh Xứ dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.


Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C (Lc 3,15-16.21-22)



PHÉP RỬA KHIÊM NHƯỜNG

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt 
Sông Gio-đăng, tiếng Do Thái là “yarad” có nghĩa là đi xuống. Sông Gio-đăng phát nguồn từ ngọn núi Héc-mon ở độ cao 520m. suốt 220km đường dài dòng sông không ngừng đi xuống. Thoạt tiên sông chảy vào hồ Hu-lê chỉ còn 68m trên mực nước biển. Kế đó sông chảy vào biển hồ Galilê, nơi Chúa Giêsu thường qua lại, và các tông đồ thường chài lưới. Ở đây lòng hồ sâu 212m dưới mực nước biển. Sông tiếp tục chảy xuống miền Nam, đổ vào Biển Chết. Ở đây độ sâu là 394m dưới mức nước biển. Có thể nói đây là điểm thấp nhất của địa cầu.

Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Gio-đăng để chịu phép rửa, Người đã xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội. Bước xuống để Gioan Baotixita làm phép rửa tội, Chúa Giêsu đã hoà mình vào dòng thác người tội lỗi, cần thống hối ăn năn. Tuy đến để cứu độ người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu không cho mình quyền đứng trên kẻ tội lỗi. Người đã hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới với họ và trở nên anh em của họ. Không ai nhận ra Người. Mọi người đều cho rằng Người là một trong những kẻ tội lỗi.

Trong đêm Giáng Sinh, ta được chứng kiến một Thiên Chúa hạ mình xuống làm người. Làm một người bé nhỏ nghèo hèn như chưa đủ đối với tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa, nên hôm nay người lại hạ mình xuống thêm một bậc nữa, xuống tận đáy xã hội nhân loại khi nhận mình tội lỗi.

Hôm nay, bắt đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Người bắt đầu xuất hiện để rao giảng Tin Mừng. Trước khi tiến ra gặp gỡ quần chúng, Chúa Giêsu đã tới gìm mình trong dòng sông Gio-đăng. Để chuẩn bị ra gặp loài người Chúa Giêsu cảm thấy cần phải thanh tẩy. Mặc lấy xác phàm, Chúa Giêsu chưa cảm thấy mình gần với nhân loại cho đủ. Người còn hạ mình xuống làm một người tội lỗi. Người gìm mình xuống lòng sông Gio-đăng, dường như muốn mượn làn nước trong xanh tẩy sạch đi tất cả dáng vẻ cao quý của Thiên Chúa còn vương vấn nơi thân xác nhân loại của Người. Tẩy sạch đi tất cả những gì ngăn cách, để Người được thực sự là một người anh em của mọi người.

Dòng nước sông Gio-đăng có trong xanh đến mấy cũng đâu đủ sức rửa Thiên Chúa làm người. Thực ra chính Người tự rửa mình bằng sự khiêm nhường thẳm sâu. Khiêm nhướng là một phép rửa. Vì khiêm nhường là sự quên mình, là chết đi một chút. Gìm mình vào dòng sông là chấp nhận đau khổ và chết đi. Cái chết chính là phép rửa như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy còn phải chịu một phép rửa, và Thầy những bồn chồn chờ đến lúc hoàn tất” (Lc 12,50). Người còn hỏi hai ông Gioan và Giacôbê khi hai ông này đến xin được ngồi bên tả, bên hữu trong nước Người: “Các ngươi có thể uống chén Ta uống và chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy Ta phải chịu không?” (Mc 10,38). Khi nói thế Chúa Giêsu có ý nói đến cái chết Người sẽ phải chịu.

Một câu châm ngôn nói; Không ai thấy được tình yêu. Người ta chỉ thấy được những bằng chứng của tình yêu. Bằng chứng tình yêu của Chúa Giêsu đối với ta đó là sự hạ sinh làm một em bé nghèo hèn yếu ớt. Đó là sự khiêm nhường hoà mình vào đoàn lũ những tội nhân tới gìm mình trong dòng sông Gio-đăng. Tình yêu đã thúc đẩy Người đi những bước táo bạo, bất ngờ. Mượn dòng nước sám hối xoá đi mọi khoảng cách còn lại giữa Thiên Chúa và con người.

Cử chỉ khiêm nhường của Người là một lời mời gọi ta. Nếu ta cảm thấy mình còn xa cách Chúa. Nếu ta cảm thấy mình cần được thanh tẩy. Đừng ngần ngại thay đổi đời sống. Hãy mạnh dạn tiến đến lãnh nhận phép rửa của Chúa Giêsu để trở nên gần gũi với Người. Nếu ta chưa thể lãnh nhận phép rửa trong cái chết tủi nhục như Chúa Giêsu, ta vẫn có thể được thanh tẩy trong phép rửa khiêm nhường. Hãy rửa mình trong dòng lệ sám hối. Hãy tắm mình trong dòng nước khiêm cung. Như lời vua Đavit nói: “Lễ dâng Chúa là tâm hồn sám hối. Một tấm lòng tan nát giày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50)/

Khiêm nhường sám hối là bước khởi đầu để ta đón nhận Phúc Âm. Khiêm nhường sám hối là quay trở về nhà Cha, sống trọn tâm tình của người con thảo hiếu. Khi khiêm nhường trở về, ta sẽ gặp được người Cha nhân hậu đang đứng chờ ta. Người sẽ nói về ta như nói về Chúa Giêsu: “Đây là con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về con”.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết đến với Chúa và đến với anh em bằng sự khiêm nhường sám hối. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Chúa Giêsu không ngừng đi xuống. Còn bạn, bạn có tự hạ, hay là lúc nào bạn cũng muốn gìm người khác xuống?

2. Làm thế nào để trở nên “Con yêu dấu” của Đức Chúa Cha?

3. Hằng ngày, bạn có cảm thấy cần phải chịu phép rửa khiêm nhường của Chúa Giêsu không?

(tinmung.net) 

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 04-11.01.2013

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

GIÁO PHẬN VĨNH LONG MỪNG 75 NĂM THÀNH LẬP

Thánh Lễ Mừng 75 Năm Thành Lập 
Giáo Phận Vĩnh Long

Sáng ngày 08/01/2013, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Tân, Giám mục Giáo phận Vĩnh Long chủ sự thánh lễ mừng kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận, tại nhà thờ Chánh Tòa. Cùng đồng tế với ngài có hơn 130 cha trong giáo Phận. Ngoài ra còn có đông đảo các tu sĩ nam nữ, quý thầy Đại Chủng Sinh thuộc Đại Chủng Viện Thánh Quý và khoảng 4 ngàn giáo dân khắp nơi trong Giáo Phận tụ về.


Sau bài ca nhập lễ của ca đoàn giáo phận với hơn 300 ca viên, tất cả giáo dân được mời gọi nhìn lại lược sử giáo phận.

"Giáo phận Vĩnh Long được khai sinh với lý do Giáo Phận Sài Gòn quá rộng nên công việc Rao giảng Tin mừng khá phức tạp. Hơn nữa, Giáo Hội Rôma cũng muốn thúc đẩy việc địa phương hoá hàng Giáo Sĩ và để việc Rao giảng Tin mừng có hiệu quả hơn nên vùng Vĩnh Long được tách khỏi Giáo phận Sài Gòn và được lập thành Giáo phận ngày 8 tháng 1 năm 1938 (có Tông sắc). Giáo phận Vĩnh Long bao gồm các tỉnh một phần của Long Hồ dinh 1732, tức là Tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, nhưng thay vào một phần của Cần Thơ bằng một phần của Đồng Tháp ngày nay. 

Xem lược sử Giáo Phận Vĩnh Long>>

(giaophanvinhlong.net)

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

R.I.P


XIN CẦU CHO LINH HỒN
MARIA

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :


Bà Cựu Trùm Họ
MARIA NGUYỄN THỊ ĐẤU
Sinh ngày 17.10.1931 tại Saigon

Nguyên Trưởng Giáo Họ Chúa Kitô Vua
thành viên Hội Đồng Mục Vụ
khoá VIII (1995-1999)
khoá IX (1999-2003)
khoá X (2003-2007)

Cư ngụ tại : 75/9 đường Lâm Văn Bền
P.Tân Thuận Tây, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Chúa Kitô Vua - Giáo xứ Thuận Phát

Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 15g30 Chúa Nhật ngày 06.01.2013
(Nhằm ngày 25 tháng 11 năm Nhâm Thìn)


Hưởng th 82 tuổi 



CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Hai  07.01.2013

  • 08g00 : Nghi Thức Tẩn Liệm - Nhập Quan.
Thứ Tư 09.01.2013
  • 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
  • Sau thánh lễ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ viếng và tiễn biệt.
Thứ Năm 10.01.2013
  • 04g15 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ.
  • 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
  Sau đó di quan đi mai táng 
 tại nghĩa trang Nhơn Đức, Nhà Bè, TP.HCM.

Thuận Phát, ngày 07 tháng 01 năm 2013
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Chúa Kitô Vua
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH NĂM C 06-01-2013

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Hiển Linh năm C 06-01-2013.
Cha khách dâng Lễ
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu Tháng )



Hữu Toàn.

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH NĂM C (Mt 2, 1-12)



ÁNH SAO LẠ
Sưu tầm
Hôm nay chúng ta mừng lễ Hiển Linh, ngày Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại. Câu chuyện đã xảy ra như sau:

Bấy giờ một ngôi sao lạ xuất hiện trên bầu trời và ba nhà đạo sĩ phương Đông, là những người nghiên cứu về những hiện tượng thiên nhiên, đã hiểu được ý nghĩa của ngôi sao lạ.Họ đã lên đường, bước đi dưới sự soi dẫn của ánh sao và cuối cùng đã gặp được Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem, mà họ tin rằng Ngài chính là vua dân Do Thái. Trước khi trở về quê cũ, họ đã thờ lạy và dâng lên Hài Nhi lễ vật của địa phương mình, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược.

Từ câu chuyện trên, tôi muốn rút ra một kết luận: Ngoài ánh sao lạ đã soi đường cho ba nhà đạo sĩ tới máng cỏ Bêlem, thì mỗi người chúng ta cũng phải trở nên một ánh sao, dẫn lối cho những người chung quanh, nhất là những người thân yêu cùng sống trong một mái ấm gia đình tìm gặp được Thiên Chúa.

Thực vậy, như chúng ta thường xác quyết:

- Gia đình là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người.

Dưới mái nhà thân yêu này, trước hết chính cha mẹ phải là một ánh sao dẫn đưa con cái đến cùng Chúa, bởi vì tại đây, ngoài cái nền giáo dục nhân bản, tức là đào luyện cho con cái trở nên những người biết sống tự lập và biết sống với người khác, hầu đem lại lợi ích cho quốc gia, cho xã hội, là người tín hữu, chúng ta còn phải cho con cái một nền giáo dục Kitô giáo, tức là uốn nắn chúng để chúng trở nên những người con cái Chúa.

Vì thế, ngay từ hồi còn tấm bé, cha mẹ đã dạy cho chúng qua đôi tay vụng dại lên làm dấu thánh giá, còn môi chúng bập bẹ những lời kinh đơn sơ.

Hơn thế nữa, đời sống gương mẫu của cha mẹ sẽ có được một sức lôi cuốn hấp dẫn con cái đến cùng Chúa, vì lời nói như gió lung lay, còn việc làm thì như tay lôi kéo.

Augustinô là một chàng trai chơi bời trác táng, thế nhưng nhờ lời cầu nguyện và gương sáng của bà mẹ là thánh nữ Monica, cuối cùng Augustinô đã trở lại cùng Chúa và trở nên một vị giám mục thánh thiện và khôn ngoan,

Tiếp đến vợ chồng cũng phải trở nên một thứ ánh sao cho nhau, có nghĩa là vợ chồng phải biết giúp nhau tìm đến cùng Chúa bằng lời nói và việc làm của mình. Tôi xin đưa ra một thí dụ: Người chồng là một tân tòng, nếu không được gương sáng của người vợ thúc đẩy, thì đức tin vừa mới nảy mầm, chẳng bao lâu cũng sẽ bị thui chột.

Có một ông bố rượu chè cờ bạc, thường bỏ nhà để đàn đúm ăn nhậu với bè bạn. Ngày kia, khi ông trở về thì trời đã khuya, nhìn vào nhà ông thấy vẫn còn ánh đèn, lại có cả những tiếng thì thầm. Tiếng thì thầm ấy chính là tiếng người vợ đang dạy cho đứa con cầu nguyện cho ông. Như được một luồng ánh sáng chiếu soi, ông bừng tỉnh, từ bỏ con đường tội lỗi để trở về cùng Chúa.

Một khi mọi người trong mái ấm thân yêu có được một đời sống gương mẫu, thì chắc chắn gia đình của chúng ta sẽ trở nên như một ánh sao lạ, qua đó người khác sẽ nhận ra sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa.

(tinmung.net)

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

PHÂN ƯU

PHÂN ƯU

Giáo Xứ THUẬN PHÁT TGP.SAIGON nhận được tin : 


Bà Cố TÊRÊSA PHAN TRIÊM
Nhũ danh TRẦN THỊ GẤM
Sinh năm 1935 tại Ninh Bình

là Thân Mẫu Cha Phêrô Phan Khắc Triển
Chánh xứ Giáo xCao Thái
Giáo Hạt Thủ Thiêm - TGP.Saigon

đã an nghỉ trong Chúa lúc 23g45 Thứ Năm, ngày 03.01.2013
tại tư gia 2002 - 2004 Phm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP.HCM.

Hưởng thọ 78 tuổi.

Nghi thức tẩn liệm lúc 19g30 Thứ Sáu, ngày 04.01.2013.

Thánh lễ an táng sẽ cử hành lúc 08g30 Thứ Ba, ngày 08.01.2013
tại nhà thờ Giáo xứ Bình An, Giáo Hạt Bình An, TGP.Saigon


Sau đó mai táng tại đất thánh Giáo xứ Bình An
2287 Phm Thế Hiển, Phường 6, Quận 8, TP.HCM.

Xin được chia sẻ nỗi niềm bùi ngùi, thương nhớ Bà Cố TÊRÊSA cùng Cha Phêrô và quý tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa sớm đón nhận linh hồn Bà Cố TÊRÊSA vào quê Thiên Đàng.

Lm. Gioakim Lê Hậu Hán, Chánh Xứ
và Hội Đồng Mục Vụ
Giáo Xứ Thuận Phát
TGP.Saigon

THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 27.12.2012 - 03.01.2013

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO ĐÓN NĂM MỚI 2013

25 ngàn người đón Năm Mới 2013 bên Mẹ Tàpao

Hồng Hương
Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012, hơn 25 ngàn khách hành hương từ khắp nơi đã quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, Gp Phan Thiết để tham dự giờ canh thức tiễn biệt năm cũ và đón mừng Năm Mới 2013. Niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa mà đỉnh cao biểu hiện trong Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa vào lúc đúng thời khắc giao thừa 0g00 ngày 01.01.2013 do Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang chủ sự.


Chút se lạnh của núi đồi Tàpao trong khói lam chiều vào những giờ phút cuối cùng của ngày 31/12/2012 tạo nên bầu khí linh thiêng của Linh địa Tàpao đón từng đoàn người hân hoan về bên Mẹ. Giáo Hạt Phương Lâm, Giáo Phận Đà Lạt đảm trách chương trình hành hương tối nay.

Đặc biệt, hòa trong dòng khách hành hương có sự hiện diện của ông Dương Ngọc Tấn – Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam - và phu nhân, ông Trương Văn Chín – Trưởng phòng nghiệp vụ Ban Tôn giáo tỉnh Bình Thuận, Gia đình Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Cha Hạt Trưởng Giáo hạt Phương Lâm, Cha Bề trên dòng Đức Maria Mẹ Hy Vọng, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa đến từ nhiều giáo phận và quý khách hành hương tham dự canh thức và thánh lễ.



(gpphanthiet.com)

LỜI CHÚA LỄ THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA NĂM C (Lc 2, 16-21)


 
MẸ VẪN CHỜ CON

Người ta kể rằng: có một cô gái ở nơi xa về thăm nhà, vừa mới xuống xe đã nhìn thấy mẹ đứng phía trước. Cô gái rất ngạc nhiên vì mẹ cô không hề biết cô sẽ trở về liền hỏi: ”Sao mẹ biết con về vậy?”. Thì ra cuối tuần nào người mẹ cũng ra chỗ này để “đón” cô.

Tâm tư người mẹ luôn như vậy, luôn lấy thường xuyên thành trùng hợp, biến có thành không khiến những đứa con không khỏi ngạc nhiên cũng không đoán trước được. Mẹ thường che dấu tình cảm của mình. Nước mắt của mẹ luôn chảy ngược vào tim khiến con cái không thể thấy nỗi khổ của mẹ mà chỉ thấy sự diu ngọt từ mẹ. Quả đúng như ai đó đã nói:

“Mẹ là dòng suối nước trong
Thơm, ngon, mát, ngọt như lòng mẹ yêu
Mẹ là gió nhẹ ban chiều
Khẽ ru con ngủ cưng chiều con thơ”

Tình mẹ thật mênh mông. Tình mẹ không có bến bờ chỉ có dạt dào tình yêu và tuôn chảy trên cuộc đời con cái. Vì:

“Mẹ là biển rộng xanh lơ
Tình thương bát ngát đôi bờ đại dương
Mẹ là mây phủ ngàn phương
Chở che con dại trên đường nắng rơi
Mẹ là tất cả mẹ ơi!”

Là những người con khi đã nhận ơn của mẹ thì luôn mong mỏi được sống bên mẹ. Không chỉ để được mẹ yêu mà còn để phụng dưỡng ơn mẹ. Không chỉ để được mẹ vỗ về mà cả thèm nghe sự la rầy đầy tình yêu nồng nàn của mẹ.

“Con mong bên mẹ từng giây
Con thèm nghe tiếng la rầy mắng yêu
Bên mẹ nắng sớm mưa chiều
Để con săn sóc mẹ yêu suốt đời”


Trong đời sống thiêng liêng chúng ta cũng có một người mẹ thật yêu thương chúng ta. Mẹ cũng đánh đổi cuộc đời mình vì yêu thương chúng ta. Mẹ hy sinh cuộc đời, gác bỏ việc riêng để gánh lấy nhân loại chúng ta. Tình mẹ cũng mênh mông, bát ngát luôn theo sát con mẹ, đó chính là Mẹ Maria.

Với lời xin vâng, Mẹ Maria đã gác bỏ những dự định riêng của đời mình để sẵn lòng thực thi chương trình của Chúa. Dưới cây thập giá, Mẹ một lần nữa đã nói lời xin vâng khi đón nhận nhân loại làm con của Mẹ. Lời Chúa Giê-su đã thưa cùng Mẹ. “Thưa bà, đây là con của bà”. Mẹ đã không khước từ. Dù rằng, dưới cây thập giá lòng Mẹ đang tan nát bởi cái chết người Con yêu. Mẹ tiếp tục xin vâng để lại làm Mẹ nhân loại theo thánh ý Thiên Chúa.

Và hôm nay, Mẹ tiếp tục hiện diện trong cuộc đời từng người con để vỗ về, để yêu thương, để dìu dắt như ngày nào Mẹ đã yêu thương Con Chúa Trời. Mẹ tiếp tục đứng đó trên những đỉnh đồi thương đau của từng người con như Mẹ đã từng đứng bên thập giá để chia sẻ với Con yêu quý của mình. Mẹ vẫn đang đứng đợi con cái về bên Mẹ như bao bà mẹ vẫn mong con sum vầy bên Mẹ để được Mẹ dậy bảo, để được Mẹ vỗ về yêu thương.

Hôm nay, ngày đầu năm mới, Giáo hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa để nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện của Mẹ Maria vẫn đi bên cạnh cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện của Mẹ bên cuộc đời chúng ta qua biết bao ơn lành hồn xác chúng ta lãnh nhận nhờ lời cầu bầu của Mẹ. Biết bao người vẫn được ơn này ơn kia qua lời cầu khẩn của Mẹ. Biết bao người vẫn đang bám vào Mẹ như sự ủi an duy nhất giữa chốn ba đào đầy khó nguy. Và có lẽ, Mẹ Maria vẫn đang chờ những con cái Mẹ biết chạy đến cùng Mẹ mỗi khi khó khăn, biết nương tựa vào Mẹ mỗi khi thất bại, biết cầm lấy tay Mẹ mỗi khi vấp ngã để Mẹ tiếp tục chia sẻ những thăng trầm trong cuộc đời chúng ta.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ thật có phúc vì đã cưu mang Con Thiên Chúa. Mẹ thật diễm phúc vì Mẹ được chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Và hôm nay chúng con cũng thật có phúc vì có Mẹ là Mẹ của chúng con. Chúng con xin cám ơn Mẹ đã nhận chúng con là con của Mẹ để tiếp tục chăm sóc chúng con. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến cùng Mẹ mỗi khi gặp những khó khăn. Xin cho chúng con luôn sum vầy bên Mẹ để được Mẹ yêu thương chúc lành. Amen.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
(thanhlinh.net) 

CHÀO NĂM MỚI 2013 - HAPPY NEW YEAR 2013


Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

NÉN BẠC CUỐI NĂM

NÉN BẠC CUỐI NĂM

Nếu bạn là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hay trưởng phòng của một đơn vị thì những ngày cuối cùng của một năm có ý nghĩa đặc biệt. Các bản báo cáo tài chính sẽ cho bạn biết, 365 ngày qua đơn vị đã đạt những mục tiêu gì, lời lỗ như thế nào.

Các công ty lớn nước ngoài thì chặt chẻ hơn, các nhân viên có kinh nghiệm tham gia các dự án tại đây cho biết, các bản báo cáo, thống kê không chỉ để dành cuối năm mà được báo cáo cuối mỗi ngày. Không chỉ dành cho các trưởng phòng, giám đốc mà còn bắt buộc cho mỗi thành viên.

Các bản báo cáo này không chỉ giúp ta thống kê các việc đã làm mà còn chỉ ra các nguyên nhân thành công, thất bại. Nó là bệ phóng cho các dự tính ở tương lai.

Kết thúc năm cũng là dịp để một kitô hữu có trách nhiệm với bản thân, với giáo hội, cần tính toán để trả lời với Thiên Chúa, nén bạc mà Ngài đã trao cho, mỗi chúng ta đã sinh lời bao nhiêu sau 12 tháng làm việc.

Nếu chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về cuộc sống đời sau và tính vĩnh cửu của nó, thì chiến lược dùng các nén bạc để sinh lời ở đời này dành cho đời sau sẽ trở nên rõ ràng và quyết liệt hơn. Hiện tại, chúng ta có thể rất lúng túng khi bất ngờ phải trả lời cho câu hỏi của Chúa Giêsu “Con đã làm gì trên các nén bạc mà Ta đã trao cho?”.

Chúng ta dễ lập kế họach 10, 20 năm cho gia đình, bản thân để đạt các mục tiêu thuộc thế giới trần tục. Một thế giới với những thuộc tính phù vân và hữu hạn về thời gian. Nhưng chúng ta không biết hay không lập kế họach như thế cho đời sau dù tin rằng cuộc sống đời sau là rất quan trọng và vô hạn. Như thế, giữa niềm tin và việc làm có những khoảng cách.

Chúng ta có thể nói một cách dễ dàng rằng: sức khỏe này, trí tuệ này là hồng ân mà Thiên Chúa trao ban một cách nhưng không. Vậy mà sức lực ấy, trí tuệ ấy chúng ta chỉ biết dùng nó để tập trung cho cuộc sống đời này, đôi khi các sản phẩm của nó còn mâu thuẫn, xa lạ với cuộc sống siêu nhiên. Chúng ta đã tạo ra những nén bạc trần thế từ nén bạc tâm linh. Vậy là chúng ta tự mâu thuẫn với chính mình.

Cuối cùng, có thể chúng ta đã dùng nén bạc Chúa ban để sinh lời những nén bạc tâm linh, nhưng vì bản ngã mà nghĩ rằng “đây chính là công sức và tài năng của chính mình tạo ra”, rồi tự vui cười và kiêu hãnh.

Lúc 10 tuổi, mấy ai hiểu câu tục ngữ “thương con cho roi cho vọt”. Đức tin của chúng ta cũng thế, nỗi đau, thử thách trong cả dòng đời cũng có thể là nén bạc mà Thiên Chúa trao ban để đức tin mỗi chúng ta được lớn lên và vững mạnh theo năm tháng. Chính Thiên Chúa cũng đã để Người Con của mình trải qua cuộc thương khó trước khi đạt đến niềm hạnh phúc viên mãn.

Lạy Chúa, xin hãy thường xuyên nhắc nhủ và tạo cơ hội để chúng con biết sinh lời một cách nhưng không những nén bạc Ngài trao.

G. Tuấn Anh
(thanhlinh.net)