Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
NIÊN GIÁM TOÀ THÁNH 2013
Sáng thứ Hai 13 tháng 5, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Angelo Becciu, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh đã trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô Niên Giám Tòa Thánh 2013 và Thống Kê Giáo Hội Thường Niên (Annuarium Statisticum Ecclesiae) năm 2011.
Cả hai cuốn đều đã được soạn thảo bởi Đức Ông Vittorio Formenti, phụ trách Văn phòng thống kê Trung ương của Giáo Hội, Giáo sư Enrico Nenna và cộng tác viên khác. Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những đóng góp của các vị biên soạn.
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Đặng Tự Do
(VietCatholic News)
Thống kê của Tòa Thánh cho thấy số người Công Giáo trên toàn cầu nhìn chung vẫn ở mức 1.214 tỷ, tăng chỉ cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong giai đoạn 2010/2011.
Số linh mục dòng và triều đã gia tăng, chủ yếu là do sự gia tăng ơn gọi ở châu Á và châu Phi đã giúp cân bằng xu hướng tiếp tục suy giảm ở châu Âu (-9% trong thập kỷ qua).
Tuy nhiên, tình trạng không được lạc quan mấy đối với số lượng nữ tu đã giảm đến 10% trong thập kỷ qua.
Số liệu thống kê đáng ngạc nhiên nhất được nêu trong Niên Giám Tòa Thánh năm 2013 là sự bùng nổ trong ơn gọi phó tế vĩnh viễn, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ, nơi số phó tế đã tăng hơn 40% trong thập kỷ qua.
Niên Giám Tòa Thánh 2013 đã ghi lại các dữ liệu chính trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo trên thế giới, trong năm 2012, cho đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng vừa qua. Trong thời gian này Giáo Hội có thêm 11 Tòa Giám Mục, 2 giáo hạt Tòng Nhân, 1 hạt đại diện tông tòa và 1 miền phủ doãn tông tòa.
Bên cạnh đó một miền phủ doãn tông tòa đã được nâng lên bậc giáo phận và 2 miền phũ doãn dành cho các tín hữu theo nghi lễ Đông Phương được nâng lên hàng giáo phận.
Số người Công Giáo trên toàn thế giới đã tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2010 đến 1.214 tỷ trong năm 2011, tức tăng 1.5%. Sự tăng trưởng này là chỉ cao hơn một chút so với sự tăng trưởng dân số của thế giới là 1.23%. Sự hiện diện của người Công Giáo trên thế giới chủ yếu vẫn không thay đổi, tức là vẫn ở mức 17.5%.
Số người Công Giáo Phi Châu tăng 4.3%. Châu Á tăng 2.3%. Sự tăng trưởng về số lượng người Công Giáo ở Mỹ và châu Âu vẫn ổn định, phù hợp với tăng trưởng dân số là 0.3%.
Trong năm 2011, tổng số người Công Giáo được rửa tội phân phối trên các lục địa là: 16.0% ở châu Phi, 48.8% ở châu Mỹ, 10.9% ở châu Á, 23.5% ở châu Âu và 0.8% ở Châu Đại Dương.
Số lượng các Giám Mục trên thế giới tăng từ 5104 đến 5132. Sự gia tăng đặc biệt có liên quan đến Châu Đại Dương (4.6%) và châu Phi (1.0%). Số các Giám Mục ở Mỹ và Châu Âu không thay đổi bao nhiêu và vẫn chiếm 70% số Giám Mục trên toàn thế giới.
Tính chung các linh mục triều và dòng, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 405,067 linh mục; một thập niên sau, tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, Giáo Hội có 413,418 linh mục.
Số phó tế vĩnh viễn đang bùng nổ trên toàn cầu. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2001, Giáo Hội có 29,000 phó tế. Một thập niên sau, Giáo Hội có 41,000 phó tế.
Các phó tế ở châu Âu tăng từ 9,000 trong năm 2001, đến 14,000 trong năm 2011, tức là tăng hơn 43%.
Ở Mỹ số lượng phó tế tăng từ 19,100 phó tế năm 2001 lên hơn 26,000 trong năm 2011.
Như vậy, số phó tế ở châu Âu và châu Mỹ chiếm 97.4% tổng số phó tế toàn cầu.
Số nữ tu đã giảm từ 792,000 trong năm 2001 còn 713,000 vào năm 2011.
Các chủng sinh trên toàn cầu tăng từ 112, 244 vào năm 2001 lên 120,616 vào năm 2011, tức tăng 7.5%. Sự phát triển rất khác nhau trong các châu lục. Trong khi châu Phi tăng 30.9% và châu Á tăng 29.4%, châu Âu sụt 21.7% và châu Mỹ đã sụt 1.9%.
Đặng Tự Do
(VietCatholic News)
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TÀPAO 13.5.2013
TỪ FATIMA – BỒ ĐÀO NHA TỚI TÀPAO – VIỆT NAM
Trưa ngày Chúa nhật 13.5.1917, Đức Mẹ đã hiện ra chói sáng trên ngọn cây sồi ở đồi Cova da Iria vớiba trẻ chăn chiên:Lucia 10 tuổi, Phanxicô 8 tuổi và Gianxita 7 tuổi ở làng Fatima - Bồ Đào Nha. Đức Mẹ xin các em cầu nguyện cho các tội nhân trở lại, chiến tranh sớm kết thúc và dặn các em trở lại vào ngày 13 mỗi tháng.
Sau đó vào các ngày 13 tháng 6,7,8,9,10, Đức Mẹ tiếp tục hiện ra và có những phép lạ kèm theo mà những người tham dự đều tận mắt chứng kiến. Đặc biệt ngày 13.10.1917, Đức Mẹ làm một phép lạ cả thể trước gần 100.000 người xem thấy hiện tượng lạ lùng: mặt trời quay tròn nhảy múa tung ra muôn vàn ánh sáng huy hoàng rực rỡ sắc màu. Sau một thời gian dài điều tra cẩn thận với những chứng từ kèm theo, ngày 13.10.1930, Đức Giám Mục Giáo phận Lêbia đã chính thức công nhận sự kiện Đức Mẹ Fatima và tổ chức việc tôn kính Đức Mẹ tại đây. Kể từ đó, Fatima đã trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng bậc nhất của Giáo hội Công giáo thu hút rất nhiều tín hữu hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới.
Riêng với Việt Nam, theoBách khoa toàn thư mở Wikipedia trên www.Google.com.vn, Tượng Đức Mẹ trên núi TàPao tọa lạc tại xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận,Việt Nam, đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam. Quả không sai chút nào, bởi vì, như ước hẹn, cứ đến ngày 13 mỗi tháng, từng dòng người từ khắp nơi rộn ràng những bước chân trẩy về bên Đức Mẹ TàPao, leo lên hơn 400 bậc cao trên núi để chiêm ngắm, cầu nguyện và xin ơn…Và rồi từ đó, biết bao câu chuyện lạ và ơn lạ được tường thuật lại như những chứng từ ân sủng Thiên Chúa ban qua trung gian cầu bầu của Đức Mẹ TàPao. Ơn lạ cụ thể nhất không ai có thể chối cãi, đó là: nhờ lòng kính mến và thành tâm khẩn nguyện cùng Mẹ TàPao, mà bao linh hồn được ơn sám hối ăn năn, đổi mới cuộc đời, quay về nẻo chính đường ngay, bao gia đình tan vỡ được hàn gắn hoà thuận, bao kẻ âu lo thất vọng được an ủi và lấy lại niềm tin yêu cho cuộc sống hôm nay…
(gpphanthiet.com)
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN 12-5-2013
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên 12-5-2013.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
CUỘC GẶP GỠ LỊCH SỬ GIỮA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ VÀ GIÁO CHỦ COPTIC AI CẬP TAWADROS II
Vị giáo chủ của Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập đã tới Vatican để viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô và lên tiếng bày tỏ một nhu cầu cấp thiết cho một sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu tại Trung Đông.
Các Giáo hội Công giáo và Coptic đã phân rẽ trong thế kỷ thứ năm vì các quan điểm thần học bất đồng về bản tính của Chuá Giêsu.
Cả hai giáo hội, tuy nhiên, đang trở thành nạn nhân cuả nạn phân biệt đối xử sau khi Hosni Mubarak bị lật đổ, đặc biệt là với sự nổi lên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập.
Chuyến thăm Vatican của vị giáo chủ Chính thống giáo Ai Cập là quan trọng bởi vì ngài là vị lãnh đạo cuả một Giáo Hội Kitô giáo lớn nhất ở Ai Cập với mười triệu giáo dân (10 phần trăm dân số Ai Cập), so với Công Giaó chỉ có 165.000, và về mặt lịch sử thì đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Rome sau 40 năm.
Vị tiền nhiệm cuả đức Tawadros II, cố giáo chủ Shenouda III, đã viếng thăm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vào tháng 5 năm 1973 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đáp trả bằng một cuộc viếng thăm Ai Cập hồi năm 2000.
Giáo chủ Tawadros được bầu kế vị cố Giáo Chủ Shenouda III hồi tháng 11 năm 2012.
Từ khi lên ngôi Giáo chủ, đức Tawadros đã tỏ ra có nhiều dấu hiệu muốn tái lập quan hệ với Vatican. Tháng trước Ngài đã đến tham dự lễ nhậm chức của đức Thượng Phụ Công giáo mới, GM Ibrahim Sidrak, là một cử chỉ chưa từng có.
Chuyến viếng thăm này cũng là dấu hiệu mới nhất của cuộc đối thoại đại kết ngày càng gia tăng sau khi thượng phụ của Constantinople, Bartholomew, là nhà lãnh đạo tinh thần chính thống đầu tiên đến tham dự lễ đăng quang của Đức Giáo Hoàng vào tháng Ba.
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô trong bộ áo màu trắng và Giáo Chủ Tawadros trong bộ
áo màu đen, đã họp tại hội trường Clementine trong Cung điện Vatican
chừng 15 phút rồi cùng nhau cầu nguyện chung cho hòa bình tại nguyện
đường Redemptoris Mater Chapel khoảng 20 phút trong một nghi lễ đơn giản
với nhiều bài thánh ca bằng tiếng Ả Rập.
Trong lời phát biểu đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Chủ Tawadros cho biết "Mục tiêu quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo và Coptic là thúc đẩy đối thoại đại kết để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là sự Hiệp Nhất".
Trong lời phát biểu đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Chủ Tawadros cho biết "Mục tiêu quan trọng nhất cho cả Giáo Hội Công Giáo và Coptic là thúc đẩy đối thoại đại kết để đạt được mục tiêu quan trọng nhất là sự Hiệp Nhất".
Ngài mong
muốn "các mối quan hệ giữa Giáo Hội Chính Thống Coptic và Công giáo đã
từng rất tốt thì nay có thể trở nên mạnh mẽ hơn và thịnh vượng hơn."
Giáo chủ Tawadros cũng mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ai Cập và đề nghị rằng từ nay hai giáo hội nên ghi nhớ ngày 10 tháng 5 là "một dịp lễ mừng của tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic."
Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cam đoan dâng lời cầu nguyện cho vị Giáo Chủ và dâng lời khẩn cầu lên hai thánh tông đồ Phêrô và Mác Cô, là hai vị đã thành lập ra hai giáo hội.
"Nếu một thành viên bị đau, thì tất cả đều đau cùng nhau, nếu một thành viên được tôn vinh, thì tất cả cùng được hoan lạc," Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một câu trong thánh thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô.
"Hãy cho tôi đảm bảo với Ngài rằng những nỗ lực của Ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và sự quan tâm sống động của ngài cho tương lai của đất nước và cho vai trò của cộng đồng Kitô hữu trong xã hội Ai Cập, là một tiếng vang đánh động sâu xa trái tim của người Kế Vị Thánh Phêrô và của cộng đồng Công Giáo toàn cầu, " ĐGH nói.
Giáo chủ Tawadros cũng mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Ai Cập và đề nghị rằng từ nay hai giáo hội nên ghi nhớ ngày 10 tháng 5 là "một dịp lễ mừng của tình huynh đệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Coptic."
Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cam đoan dâng lời cầu nguyện cho vị Giáo Chủ và dâng lời khẩn cầu lên hai thánh tông đồ Phêrô và Mác Cô, là hai vị đã thành lập ra hai giáo hội.
"Nếu một thành viên bị đau, thì tất cả đều đau cùng nhau, nếu một thành viên được tôn vinh, thì tất cả cùng được hoan lạc," Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại một câu trong thánh thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi các tín hữu thành Côrintô.
"Hãy cho tôi đảm bảo với Ngài rằng những nỗ lực của Ngài nhằm xây dựng sự hiệp thông giữa các tín hữu trong Chúa Kitô, và sự quan tâm sống động của ngài cho tương lai của đất nước và cho vai trò của cộng đồng Kitô hữu trong xã hội Ai Cập, là một tiếng vang đánh động sâu xa trái tim của người Kế Vị Thánh Phêrô và của cộng đồng Công Giáo toàn cầu, " ĐGH nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng "việc chia sẻ những đau khổ hàng ngày có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho sự hiệp nhất."
"Từ những đau khổ được chia sẻ, có thể nở ra sự tha thứ và hòa giải, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa," Ngài cho biết.
Trước cuộc họp, phái đoàn Giáo Hội Coptic Ai Cập đã đến thăm Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và các sở khác cuả giáo triều Rôma.
Văn phòng báo chí cuả Giáo Hội Coptic cũng phân phát cho báo chí lời tuyên bố cuả Giáo Chủ Tawadros như sau, "Chúng ta phải chuẩn bị giáo dân cuả chúng ta cho việc đoàn kết mà chúng ta đã biết là cần thiết và đã sống cách rất thiết thực này, chúng ta phải làm việc nhanh chóng và nghiêm túc."
"Từ những đau khổ được chia sẻ, có thể nở ra sự tha thứ và hòa giải, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa," Ngài cho biết.
Trước cuộc họp, phái đoàn Giáo Hội Coptic Ai Cập đã đến thăm Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo và các sở khác cuả giáo triều Rôma.
Văn phòng báo chí cuả Giáo Hội Coptic cũng phân phát cho báo chí lời tuyên bố cuả Giáo Chủ Tawadros như sau, "Chúng ta phải chuẩn bị giáo dân cuả chúng ta cho việc đoàn kết mà chúng ta đã biết là cần thiết và đã sống cách rất thiết thực này, chúng ta phải làm việc nhanh chóng và nghiêm túc."
Cha Rafic Greiche, giám đốc báo chí Công giáo tại Ai Cập
cũng hợp ý với lời tuyên bố trên cuả Giáo Chủ Tawadros II, ngài nói "Sự
gia tăng của các đảng chính trị Hồi giáo ở các nước Ai Cập và Syria đã
loại các Kitô hữu ra khỏi xã hội và dồn họ trở thành những công dân hạng
thứ hai hoặc thứ ba."
"Kitô hữu chúng tôi ở Ai Cập mong mỏi các anh em từ tất cả các nhà thờ trên thế giới giúp đỡ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và là những anh em thực sự trong Chúa Giêsu Kitô".
Cha Greiche lưu ý rằng kể từ sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak, "vẫn không có gì thay đổi tốt hơn cho các Kitô hữu và cho những người Hồi giáo bình thường."
"Mọi người đang trở nên nghèo hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng nghèo đi và trở thành vô gia cư, công việc thì không có và ngành du lịch đã biến mất", Cha Greiche cho biết.
"Vì vậy, chúng tôi hy vọng những anh em của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi, không phải bằng tiền, nhưng bằng tinh thần đoàn kết và chứng tỏ cho các chính phủ của họ biết rằng tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới là một khối hiệp nhất trong một trái tim", ngài nói thêm.
"Kitô hữu chúng tôi ở Ai Cập mong mỏi các anh em từ tất cả các nhà thờ trên thế giới giúp đỡ chúng tôi, cầu nguyện cho chúng tôi và là những anh em thực sự trong Chúa Giêsu Kitô".
Cha Greiche lưu ý rằng kể từ sau cuộc lật đổ Hosni Mubarak, "vẫn không có gì thay đổi tốt hơn cho các Kitô hữu và cho những người Hồi giáo bình thường."
"Mọi người đang trở nên nghèo hơn, tầng lớp trung lưu ngày càng nghèo đi và trở thành vô gia cư, công việc thì không có và ngành du lịch đã biến mất", Cha Greiche cho biết.
"Vì vậy, chúng tôi hy vọng những anh em của chúng tôi sẽ giúp đỡ chúng tôi, không phải bằng tiền, nhưng bằng tinh thần đoàn kết và chứng tỏ cho các chính phủ của họ biết rằng tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới là một khối hiệp nhất trong một trái tim", ngài nói thêm.
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN NĂM C
RAO GIẢNG VIỆC SÁM HỐI
PM. Cao Huy Hoàng
Chúa Giêsu đã về Trời. Người hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại bằng chính cái chết và phục sinh của Người.
Dòng đời lữ hành của nhân loại vẫn còn tiếp diễn và vẫn còn phải được tiếp tục hưởng nhờ ơn cứu rỗi của Chúa. Vì thế sứ mạng cứu rỗi nhân loại được chuyển giao cho Hội Thánh của Người, dưới nguồn trợ lực của Chúa Thánh Thần.
Sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh là sứ mạng của mỗi tín hữu.
“Như đã ghi chép là Đức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy” (Lc 24, 46 – 47).
“Các con là nhân chứng những việc ấy”: các con phải làm chứng về một Chúa Giêsu tử nạn vì tội lỗi nhân loại, làm chứng về một Chúa Giêsu Phục Sinh để ai tin vào Người cũng sẽ được Phục Sinh trong sự sống vĩnh cửu, viên mãn.
Như vậy Lời Chúa hôm nay đề cập đến “Chúa đã chết để chuộc tội” và “Phục sinh để người tin và sám hối được cứu rỗi”. “Sám hối để được ơn tha tội” là nội dung chính của sứ điệp truyền giáo trong lễ Chúa Lên Trời hôm nay.
Nhìn vào thế giới hôm nay: tiêu chuẩn luân thường đạo lý đảo lộn, bờ mê bến giác cũng chẳng còn ranh giới, sự thật và giả dối có chung một thân xác, một mái nhà, thiện ác, tối sáng cứ quấn quít lấy nhau… làm cho con người gần như mất đi cảm thức về tội. Có những tội to đùng như núi, mà người phạm tội cứ nhởn nhơ phè phỡn như chẳng có tội gì. Càng có chức quyền càng gắn liền với ý đồ phạm tội cách công khai mà chẳng ai làm gì nhau được. Cuối cùng là tự cho mình cái quyền phạm tội, hoặc quyền tự tha tội cho mình. Tội từ cấp trên xuống cấp dưới, tội tràn lan ra xã hội, xuống tận tới dân đen. Dễ hiểu thôi, thượng bất chính, hạ tắc loạn. Lớn làm được, thì nhỏ cũng làm được chứ? Bao gương mù gương xấu cho cả một thế hệ hậu duệ…
Thật tội nghiệp cho chúng ta, các tín hữu bây giờ phải truyền giáo trong thời đại của những kẻ mắc bệnh tuyên truyền sự giả dối. Người mắc bệnh tuyên truyền lúc nào cũng nghĩ người khác tuyên truyền và sợ mình bị tuyên truyền. Người nói dối bao giờ cũng nghĩ người khác nói dối. Người sống trong giả dối bao giờ cũng nghĩ người khác giả dối như mình. Khi thấy nơi này, nơi kia có nhiều người gia nhập Hội Thánh Công Giáo, thì họ cho là chúng ta tuyên truyền thành công. Họ tự mặc định cho việc “loan báo Tin Mừng, rao giảng sự sám hối, ơn tha tội” như là việc tuyên truyền sự giả dối mà họ đã từng làm.
Khi thấy một ngôi Nhà Thờ mới được xây dựng, một lễ nghi tôn giáo được tổ chức rầm rộ hoành tráng thì họ muốn chúng ta hiểu rằng đó là nhờ ơn của quyền lực thế gian! Họ chưa nhận ra được sự kỳ diệu của Chúa Thánh Thần. Họ chưa mở mắt, mở tai ra mà đón nhận sự thật. Dễ nản quá, nhưng hãy vững tin: “Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất” ( Cv 1, 1 – 11).
Làm thế nào để rao giảng việc sám hối cho người không biết mình có tội, không nhận mình có tội? Làm thế nào để rao giảng việc sám hối cho các cấp lãnh đạo chóp bu trong xã hội, những người cần làm gương sám hối trước tiên?
Chính phủ nào, đất nước nào rồi cũng thế, khi đã nắm quyền lực xã hội trong tay rồi, thì nghĩ rằng mình phải là người nói người khác nghe, mình không phải là người nghe người khác nói. Càng tồi tệ hơn khi những người chống Thiên Chúa nắm chính quyền, thì việc nói về Chúa cho chính phủ ấy nghe quả là một thách đố cho Hội Thánh. Trong tình thế ấy, thiết nghĩ việc truyền giáo của Người Công Giáo Việt Nam đương thời chính là:
- Liên lỉ, sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần, vì chỉ có Ngài mới có đủ sức tác động làm mềm dịu những khối óc khô cứng, làm rung động những trái tim hóa đá, chai lì, làm biến đổi những tâm hồn vô ơn vô cảm như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa nào, dạy cho tao nói” thành tâm hồn biết ơn chính Đấng đã tác dựng nên mình.
- Canh tân đời sống Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến đến mức tối đa từ mỗi cá nhân tín hữu, đến gia đình, Giáo Xứ, và cả Giáo Hội mới đủ sức thuyết phục một xã hội đang nghiêng hẳn về phía văn minh tha hóa, văn minh trần tục, văn minh sự chết.
- Xây dựng tình gắn bó, hiệp thông vững chắc trong Hội Thánh Chúa mà bảo vệ những giá trị thiêng liêng của chính đạo: bảo vệ sự sống, tôn trọng nhân quyền, bênh vực công lý. Bao lâu còn cảnh “ông nói gà, bà nói vịt” trong Hội Thánh, thì bấy lâu còn cho thấy dấu hiệu của căn bệnh kiêu ngạo, cửa quyền, có thể là cấp tính mà trầm kha, nguy hiểm. Căn bệnh ấy làm suy nhược cơ thể Hội Thánh, không còn đủ sức để truyền giáo hay rao giảng gì cho ai!
- Xác tín vững chắc sức mạnh của Lời Chúa có sức biến đổi mọi sự. Xác tín Lời đau khổ và phục sinh của Chúa Giêsu có sức làm cho mọi tạo vật trở nên mới trong Ngài, để không nản lòng lùi bước trước những thách đố có thể nói là quá lớn đối với sức chịu đựng của con người. Hãy vững vàng xác tín như Thánh Phaolô, nhà truyền giáo vĩ đại: “Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người” ( Ep 1, 23).
- Xác tín vững chắc vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, kiên tâm “ở lại trong thành”, trong phút kết hiệp huyền nhiệm khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, khi rước lấy Thánh Thể Chúa, kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa để nhận lấy quyền lực của Chúa Thánh Thần, như Chúa đã căn dặn: “Thầy sẽ sai đến với các con Đấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống”.
- Xác tín ý nghĩa việc truyền giáo tại đất nước này: không phải là “khôi phục lại một đất nước” theo nghĩa chính trị, như các Tông Đồ vẫn mơ hồ: “Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?”, những là khôi phục lại những tâm hồn cho Thiên Chúa, khôi phục lại cho Thiên Chúa một chỗ trong lòng con người, khôi phục lại những giá trị thuộc về Thiên Chúa, khôi phục lại danh dự, uy quyền của Thiên Chúa trong một xã hội từng loại trừ, bôi nhọ, chống báng Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi chúng con canh tân đời sống đạo đức Kitô Giáo của mình để nên nhân chứng thuyết phục cho lời rao giảng về việc sám hối và ơn tha tội của Chúa cho mọi người. Amen.
(tinmung.net)
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
GIÁO CHỦ COPTIC AI CẬP LÊN ĐƯỜNG HỘI KIẾN VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CAIRO 9/5/2013 –Hãng thông tấn AP cho biết Đức Giáo Chủ Tawadros II cai
quản giáo hội Thiên Chúa Giáo Coptic tại Ai Cập đã rời Cairo ngày hôm
nay, thứ Năm 9 tháng 5 năm 2013, để lên đường đi Vatican gặp Đức Giáo
Hoàng Francis. Chuyến đi sẽ kéo dài trong 6 ngày và cùng đi với Ngài còn
có một số Giám Mục và Linh Mục của giáo hội Coptic.
Đây là chuyến viếng thăm Vatican đầu tiên của Giáo Chủ Tawadros II. Ngài mới lên cai quản giáo hội Coptic được hơn một năm nay. Cách đây 40 năm, vào năm 1973, vị tiền nhiệm của Ngài đã đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng.
Người ta chưa biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ bàn đến vấn đề gì. Theo giới quan sát, cuộc hội kiến này chỉ đơn giản là nhà lãnh đạo Giáo Hội Coptic đến chúc mừng đức tân Giáo Hoàng Francis
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Coptic tách rời Giáo Hội Công Giáo Roma vào thế kỷ thứ 5 vì có dị biệt quan điểm thần học.
Dân số Ai Cập vào năm 2012 là 82.5 triệu người trong đó người Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 10% . Sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong một cuộc cách mạng vào năm 2011, Giáo Hội Coptic và người Công Giáo bị kỳ thị, bị người Hồi Giáo tấn công nhiều hơn nhất là từ khi đảng Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập (Egypt's Muslim Brotherhood) lên cầm quyền.
Đây là chuyến viếng thăm Vatican đầu tiên của Giáo Chủ Tawadros II. Ngài mới lên cai quản giáo hội Coptic được hơn một năm nay. Cách đây 40 năm, vào năm 1973, vị tiền nhiệm của Ngài đã đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng.
Người ta chưa biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ bàn đến vấn đề gì. Theo giới quan sát, cuộc hội kiến này chỉ đơn giản là nhà lãnh đạo Giáo Hội Coptic đến chúc mừng đức tân Giáo Hoàng Francis
Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Coptic tách rời Giáo Hội Công Giáo Roma vào thế kỷ thứ 5 vì có dị biệt quan điểm thần học.
Dân số Ai Cập vào năm 2012 là 82.5 triệu người trong đó người Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 10% . Sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong một cuộc cách mạng vào năm 2011, Giáo Hội Coptic và người Công Giáo bị kỳ thị, bị người Hồi Giáo tấn công nhiều hơn nhất là từ khi đảng Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập (Egypt's Muslim Brotherhood) lên cầm quyền.
Nguyễn Long Thao
(VietCatholic News)
Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013
R.I.P
XIN CẦU CHO LINH HỒN
ANTÔN
ANTÔN
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ,
Ban Điều Hành Giáo Họ Thánh Phêrô
Giáo xứ Thuận Phát và gia đình trân trọng báo tin :
Ông ANTÔN
ĐINH HỮU VIỆT
Sinh ngày 16.11.1958 tại Saigon
Cư ngụ tại : 253/46 Trần Xuân Soạn
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 20g30 ngày Chúa Nhật 05.5.2013
(Nhằm ngày 26 tháng Ba năm Quý Tỵ)
Hưởng dương 56 tuổi
Chúa Nhật 05.5.2013
Thuận Phát, ngày 06 tháng 5 năm 2013
Sinh ngày 16.11.1958 tại Saigon
Cư ngụ tại : 253/46 Trần Xuân Soạn
P.Tân Kiểng, Quận 7, Tp.HCM
Thuộc Giáo Họ Thánh Phêrô - Giáo xứ Thuận Phát
Đã an nghỉ trong Chúa
lúc 20g30 ngày Chúa Nhật 05.5.2013
(Nhằm ngày 26 tháng Ba năm Quý Tỵ)
Hưởng dương 56 tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Chúa Nhật 05.5.2013
- 23g30 : Nghi Thức Phát Tang Tẩn Liệm - Nhập Quan.
- 18g30 : Thánh Lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.
- 04g30 : Nghi Thức Động Quan và di quan đến nhà thờ.
- 05g00 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Thuận Phát.
Sau đó di quan đi hoả táng
tại Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM.Thuận Phát, ngày 06 tháng 5 năm 2013
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Hội Đồng Mục Vụ
BĐH Giáo Họ Thánh Phêrô
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH NĂM C 05-5-2013
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật VI Phục Sinh năm C 05-5-2013.
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Cha Phaolô dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa ( Chúa Nhật đầu tháng )
Hữu Toàn.
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP
Giáo Phận Đà Nẵng 1963-2013
Đúng 6 giờ sáng ngày 01 tháng 5 năm 2013, Giáo phận Đà Nẵng đã hân hoan sốt sắng cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận, 1963-2013. Thánh Lễ này nằm trong chương trình Năm Thánh kéo dài 2 năm tròn của Giáo phận, đã được khai mạc vào ngày 18/01/2013 tại Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, và sẽ kết thúc vào ngày 18/01/2015 tại Hội An.
Lịch sử Dòng Tên còn ghi lại biến cố ngày 18/01/1615, khi các nhà truyền giáo đầu tiên thuộc dòng đã đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, rồi xuôi thuyền vào Hội An, bắt đầu công cuộc truyền giáo tại Đàng Trong. Đúng 348 năm sau, chọn ngày 18/01/1963, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ký sắc lệnh thành lập Giáo phận mới Đà Nẵng tách ra từ Giáo phận mẹ Qui Nhơn, và đặt Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, làm Giám mục Tiên khởi tân Giáo phận Đà Nẵng. Vì biến cố diễn ra trong thời gian họp Công đồng chung Vatican II, nên mãi đến ngày 01/5/1963, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi mới về nhậm Giáo phận mới Đà Nẵng. Biến cố này là sự kiện lịch sử đầu tiên diễn ra trên đất Đà Nẵng đối với tân Giáo phận này.
Lịch sử Dòng Tên còn ghi lại biến cố ngày 18/01/1615, khi các nhà truyền giáo đầu tiên thuộc dòng đã đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, rồi xuôi thuyền vào Hội An, bắt đầu công cuộc truyền giáo tại Đàng Trong. Đúng 348 năm sau, chọn ngày 18/01/1963, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ký sắc lệnh thành lập Giáo phận mới Đà Nẵng tách ra từ Giáo phận mẹ Qui Nhơn, và đặt Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, làm Giám mục Tiên khởi tân Giáo phận Đà Nẵng. Vì biến cố diễn ra trong thời gian họp Công đồng chung Vatican II, nên mãi đến ngày 01/5/1963, Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi mới về nhậm Giáo phận mới Đà Nẵng. Biến cố này là sự kiện lịch sử đầu tiên diễn ra trên đất Đà Nẵng đối với tân Giáo phận này.
Thánh Lễ Tạ Ơn đã diễn ra tại tiền đường Nhà thờ Chính Tòa, trong bầu khí hân hoan sốt sắng của các thành phần Dân Chúa trong toàn Giáo phận và thân hữu, do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh chủ sự, với sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục TGP Huế và một số Giám mục Việt Nam hoặc đại diện của các Ngài, quý Viện Phụ, Bề Trên các dòng tu nam nữ đang phục vụ trong Giáo phận, Ban Giám đốc và quý Thầy Đại Chủng viện Huế, Chức sắc các tôn giáo bạn, cộng đoàn người công giáo nước ngoài tại Đà Nẵng.
50 lá cờ Năm Thánh Kim Khánh mang tên 50 giáo xứ hiện nay trong Giáo phận phất phới dẫn đầu đoàn rước, ngay sau Thánh Giá và sách Tin Mừng, nói lên những nỗ lực vượt khó trên suốt chặng đường 50 năm hồng ân trong một lịch sử đầy gai góc của Giáo phận. Khi đoàn đồng tế đã an vị, Cha Tổng Đại diện Giáo phận đã tuyên đọc lại tông sắc thành lập Giáo phận Đà Nẵng, và tuyên bố Thánh Lễ Tạ Ơn mừng Kim Khánh Thành Lập Giáo phận bắt đầu. Chuông chiêng trống kèn hoà lẫn với tiếng vỗ tay của cộng đoàn rộn rã vang lên. Bong bóng từ tay các cháu thiếu nhi với cờ mừng Năm Thánh bay bỗng lên trời. Ngọn cờ của các giáo xứ lần lượt tiến lên đặt vào vị trí hai bên lễ đài. Giáo phận như vừa được sinh ra một lần nữa trong Ơn Thánh.
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẢO PHÚ QUÝ - BÌNH THUẬN
LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN
TRÊN ĐẢO PHÚ QUÝ, BÌNH THUẬN
Hôm nay, ngày 01/05/2013, trang sử của đảo Phú Quý, Bình Thuận ghi dấu 3 sự kiện vui mừng trọng đại của người Công Giáo nơi hải đảo xa xôi: Thứ nhất, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống - Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết là Vị Cha Chung kính yêu đã vượt trùng dương mênh mông đến thăm mục vụ con chiên trên đảo; Thứ hai, ngôi thánh đường Đảo Phú Quý mà giáo dân sau 20 năm mơ ước nay đã xây dựng hoàn tất và được cung hiến cho Thiên Chúa; Và thứ ba, Giáo họ Đảo Phú Quý có Linh mục quản nhiệm tiên khởi là Cha Giuse Nguyễn Thanh Cảnh. Tiếng chuông rộn rã nương theo gió biển vang xa loan báo tin vui đến mọi người trên khắp đảo.
Vượt biển đến với anh chị em Đảo Phú Quý
16g00 chiều ngày 30.04.2013, hai tàu Bình Thuận 16 và Bình Thuận 18 cập cảng đưa Đức Giám Mục và khoảng 400 quan khách từ đất liền ra dự Lễ Cung Hiến nhà thờ Đảo Phú Quý. Sau chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 12g00) nhờ Chúa thương cho biển êm nên hầu hết người trong đoàn đều khỏe và háo hức mong nhanh đến gặp gỡ bà con trên đảo. Gần đến đảo, Đức Cha Giuse đã lên đứng trên mui tàu hướng nhìn về đảo nơi có đoàn chiên bé nhỏ xa xôi nhất của mình. Ngay từ khá xa, đứng trên boong tàu đã trông thấy tháp chuông và mái ngói đỏ của nhà thờ rực lên trong ráng chiều. Tàu cập cảng, mọi người tíu tít chào nhau niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận. Các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ. Đây là lần thứ hai giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm.
16g00 chiều ngày 30.04.2013, hai tàu Bình Thuận 16 và Bình Thuận 18 cập cảng đưa Đức Giám Mục và khoảng 400 quan khách từ đất liền ra dự Lễ Cung Hiến nhà thờ Đảo Phú Quý. Sau chuyến hành trình hơn 5 giờ đồng hồ cho 56 hải lý (tàu rời cảng Phan Thiết lúc 12g00) nhờ Chúa thương cho biển êm nên hầu hết người trong đoàn đều khỏe và háo hức mong nhanh đến gặp gỡ bà con trên đảo. Gần đến đảo, Đức Cha Giuse đã lên đứng trên mui tàu hướng nhìn về đảo nơi có đoàn chiên bé nhỏ xa xôi nhất của mình. Ngay từ khá xa, đứng trên boong tàu đã trông thấy tháp chuông và mái ngói đỏ của nhà thờ rực lên trong ráng chiều. Tàu cập cảng, mọi người tíu tít chào nhau niềm vui của anh em trong một gia đình Giáo phận. Các đoàn lần lượt theo những chuyến xe về khu vực nhà thờ và các nhà nghỉ. Đây là lần thứ hai giáo đoàn Đảo Phú Quý nhỏ bé xa xôi này được đón tiếp đông đảo các linh mục, tu sĩ và anh chị em cùng bổn đạo từ đất liền ra thăm.
Trên mảnh đất được chính quyền cấp xây nhà thờ một năm trước đây còn trống trải, hôm nay một ngôi thánh đường uy nghi với tháp chuông vươn cao biểu hiện một sức sống mới cho cộng đoàn trên đảo. Bên phải nhà thờ là nhà xứ với các phòng giáo lý và sinh hoạt khang trang đã được cất lên. Đằng sau nhà thờ là nhà máy nước uống tinh khiết phục người nghèo do Caritas Phan Thiết xây dựng cũng đã đi vào hoạt động tốt. Xung quanh nhà thờ, các hộ dân cũng đang rộn ràng trong mùa xây dựng. Với tất cả sự nhiệt tình và khéo léo, anh em trong giáo họ đã dựng nên khu rạp che mát khá đơn giản nhưng xinh xắn bằng bạt và tre phục vụ cho ngày lễ. Toàn khu vực nhà thờ (gần 2.000m2), rực rỡ trong màu sắc của băng rôn chào mừng, cờ Hội Thánh và cờ dân tộc bay phất phới.
Xem hình ảnh>>
Xem hình đêm diễn nguyện>>
(gpphanthiet.com)
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH THĂM TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ #2
Đức TGM Leopoldo Girelli viếng thăm mục vụ
Giáo xứ Khe Sanh, Giáo hạt Quảng Trị, TGP Huế
Ngày 28.4.2013
"Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con" (Ga 13, 34), và hôm nay, tình yêu thương ấy được thể hiện nơi Giáo xứ Khe Sanh xa xôi của chúng con qua việc viếng thăm mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng.
Đúng 09 giờ 30, đoàn xe của Đức Tổng Giám Mục, Đại diện Tòa Thánh, Đức TGM Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng với Cha Tổng Đại Diện Antôn Dương Quỳnh, Cha André, Thư ký của Vị Đại diện Tòa Thánh, Cha Giorgiô Nguyễn Thành Phương, Thư ký TGM Huế, cha Đaminh Phan Văn Anh, từ từ tiến về Nhà Thờ Khe Sanh.
Cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Hạt trưởng Hạt Quảng Trị, Cha Quản xứ và phó xứ, Hội Đồng Giáo xứ và đông đảo Giáo dân Khe Sanh đón tiếp Đức TGM Leopoldo Girelli trước cổng nhà thờ giáo xứ Khe Sanh, trong niềm vui của những vòng hoa và hân hoan của những điệu cồng chiêng nhộn nhịp của anh chị em Dân Tộc Thiểu Số nghênh đón rất long trọng.
Đoàn cồng chiêng rước Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, cùng các Cha, tiến vào Nhà thờ viếng Mình Thánh Chúa.
Cao điểm của cuộc thăm viếng hôm nay là Thánh lễ. Hai Đức Tổng đồng tế cùng với các Linh mục hiện diện hôm nay.
(tonggiaophanhue.net)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)