Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
THƯ MỤC TỬ MÙA VỌNG VÀ MÙA GIÁNG SINH 2014
Tp. HCM ngày 10 tháng 11 năm 2014
Kính gửi: Quý Cha, Quý Bề Trên,
Quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng sinh
và Anh Chị Em giáo dân trong Gia Đình Giáo Phận
Thân ái kính chào anh chị em!
THƯ MỤC TỬ
MÙA VỌNG và MÙA GIÁNG SINH
2014
Kính gửi: Quý Cha, Quý Bề Trên,
Quý Tu sĩ Nam Nữ, Chủng sinh
và Anh Chị Em giáo dân trong Gia Đình Giáo Phận
1. Kính chào tất cả quý cha, quý bề trên, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân. Tôi đã được mời tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới Khóa Ngoại thường về “Mục vụ Gia đình”, với tư cách là Chủ Tịch HĐGMVN. Mục đích Đức Thánh Cha Phanxicô khi triệu tập THĐGMTG lần này là để lắng nghe các nghị phụ, đặc biệt là các chủ tịch HĐGM các quốc gia, để biết tình trạng đời sống các gia đình Công giáo trên thế giới. Tất cả bắt nguồn từ tình thương và ước muốn phục vụ con người, giống như Chúa Giêsu khi nhìn thấy đám đông thì chạnh lòng thương. Sau hai tuần làm việc ráo riết: lắng nghe, trao đổi, tham luận, góp ý, suy niệm …, Thượng Hội Đồng đã bế mạc ngày 19 tháng 10 vào ngày lễ phong “chân phước” cho Đức Thánh Cha Phaolô VI.
2. Tôi ra về, lòng hân hoan vui sướng vì đã được cộng tác với Đức Thánh Cha và hàng Giám mục thế giới trong tình huynh đệ. Tâm hồn mục tử được nâng cao và lòng đầy hy vọng cho tương lai của Giáo hội Chúa Kitô trong thời đại đầy những biến chuyển và thử thách này. “Ở đâu tội lỗi càng nhiều, thì ở đó càng dồi dào ân sủng” (Rm 5, 20). Đó là điều thánh Phaolô đã từng rao giảng, làm nổi bật Tình yêu vô vị lợi của Thiên Chúa: Tình yêu không đặt điều kiện, không mặc cả, cho đi mà không tính toán, Tình yêu tự hiến trọn vẹn nơi cái chết hy sinh của Chúa Giêsu trên Thập giá! Lòng tôi đầy hy vọng vì hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều có “niềm hy vọng lớn lao”: được Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần yêu thương trọn vẹn, cho dù bất cứ điều gì xảy ra, Tình Yêu ấy vẫn chờ đợi chúng ta (x. Spe Salvi, số 3).
3. Mùa Vọng là “Mùa Chờ đợi”: Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi chúng ta. Trong Thư II, thánh Phêrô nói với chúng ta: “Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải.” (2 Pr 3,9b). Thiên Chúa chờ đợi, vì muốn gặp gỡ chúng ta. Chúa Giêsu Kitô muốn gặp gỡ chúng ta, nên Người sẽ trở lại trong vinh quang. Nhưng nếu trong cuộc đời lữ thứ này, chúng ta gặp gỡ được Chúa trong đức tin, nhờ lắng nghe Lời Chúa và cử hành phụng vụ bí tích, thì chúng ta đã là “phúc nhân” rồi! Tuy ở trong thế gian, chúng ta vẫn không thuộc về thế gian, đúng như lòng Chúa Giêsu mong ước, được biểu lộ trong Lời cầu nguyện với Chúa Cha trước khi ra đi về cùng Chúa Cha (x. Ga 17,14-16).
4. Thiên Chúa chờ đợi! Chúng ta chờ đợi! Trong thâm sâu, lòng con người lúc nào cũng ước ao những điều cao thượng, âm thầm hướng về Thiên Chúa là Cội Nguồn, là Quê Hương đích thực. Sự hoài hương thuộc về bản chất của con người. Mùa vọng là mùa Giáo hội khơi dậy lòng yêu mến Quê Hương đích thực của người kitô hữu. Hướng về Quê Trời, yêu mến “Quê Hương Ba Ngôi”, không phải là lãng quên các giá trị trần thế. Trái lại, nghĩa vụ của mọi người kitô hữu là biến đổi thế giới, thay đổi trần gian này, chuẩn bị cho “Trời mới Đất mới” (2 Pr 3,13) nơi Thiên Chúa ngự trị: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5). Chính Thiên Chúa đổi mới tất cả, Thần Khí Tác Tạo của Chúa canh tân bộ mặt trái đất! Hãy cộng tác với Thần Khí, đổi mới mọi sự, dọn đường cho Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể làm người và ở giữa chúng ta.
5. Hãy noi gương Gioan Tiền Hô, dọn đường cho Chúa. Hãy trở thành tiếng của “Người Hô trong sa mạc”! Người Hô ấy chính là Đức Chúa! Cuộc đời chúng ta trở thành “tiếng nói” của Đức Chúa. Chúng ta là “sứ giả” của Người ; để bớt phần bất xứng, trước hết phải canh tân chính mình! Hãy đổi mới bản thân! Hãy lấp cho đầy những hố sâu, để khỏi có ai rơi vào! San bằng những lồi lõm trên đường ta đi, để người khác có thể đồng hành! Hãy tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế, Đấng sẽ đến làm phép rửa bằng Thánh Thần. Hãy quan tâm đổi mới cuộc sống gia đình, dù có rất nhiều khó khăn và thách đố! Chuẩn bị cho gia đình đón Chúa, lắng nghe Tin mừng của Chúa!
6. Đặc biệt năm nay, hãy nỗ lực đưa Niềm vui của Tin mừng vào giáo xứ, đến với mọi thành phần trong giáo xứ, vào các cơ chế và tổ chức của giáo xứ. Làm thế nào để Giáo xứ mỗi ngày thêm giống Cộng Đoàn Kitô hữu đầu tiên (x. thư MV của HĐGMVN, số 1). Trong giáo xứ, giống như trong gia đình, mỗi người tự canh tân mình trước khi đòi hỏi người khác phải thay đổi. Sám hối và tin vào Tin mừng, thì sẽ có Niềm vui của Tin mừng. Niềm vui này trước hết là niềm vui bước theo Chúa và trở nên người môn đệ chân chính của Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Giáo xứ dần dần trở nên như gia đình của Thiên Chúa ở trần gian. Cha xứ, cha phó, làm gương sáng cho giáo dân trong nỗ lực vươn lên. Hội đồng giáo xứ và các đoàn thể cố gắng đổi mới cách sống, cách suy nghĩ.
7. Tôi đã chủ sự Thánh lễ tại nhiều nhà thờ các giáo xứ và cảm thấy rất hãnh diện về việc tham dự tích cực và sốt sắng của các thành phần Dân Chúa. Chỉ còn rất ít người đi trễ, có lẽ vì kẹt xe hay một lý do nào đó; nhưng nếu khắc phục được, thì thật là đáng khen. Chắc trong số những người tham dự Thánh lễ, có nhiều người thực sự muốn gặp gỡ và nhận được sự sống từ nơi Chúa. Tôi chưa có dịp nghe anh em linh mục giảng trong Thánh lễ, nhưng rất ước mong anh em lưu tâm chuẩn bị bài giảng vắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, có chất lượng nuôi dưỡng đời sống Dân Chúa. Trong việc dạy giáo lý, cần có sự cộng tác chặt chẽ giữa linh mục và giáo dân, nhưng linh mục vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Làm thế nào để việc huấn giáo góp phần đưa Lời Chúa vào cuộc sống của các tín hữu.
8. Tôi ước mơ các giáo xứ trở thành những cộng đoàn hiệp thông, hiệp thông với Chúa, hiệp nhất với nhau. Mọi người đều có chỗ đứng trong lòng giáo xứ, nhất là những người nghèo, những người trẻ. Tôi ước mơ mọi kitô hữu trong giáo xứ đều trở nên những môn đệ tông đồ của Chúa Giêsu, dấn thân tích cực loan báo Tin mừng Chúa Giêsu, sẵn sàng đối thoại với mọi người, những người thuộc các tôn giáo khác, cả những người không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào ; sẵn sàng trả lẽ về niềm hy vọng trong lòng, trong cuộc sống của anh em. Tôi ước mong tất cả chúng ta, những Kitô hữu, trở thành những “đấng an ủi”, “đấng bảo trợ”, giống như Chúa Thánh Thần, đối với những người gặp nhiều hoạn nạn khổ đau. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn, mở rộng tầm nhìn hướng về những phần đất xưa kia đã từng là cái nôi của Kitô-giáo như Syrie, Irak…, dâng những hy sinh để cầu nguyện cho họ, cho những người phải bỏ lại mọi sự, xa rời quê nhà để làm chứng cho Chúa. Tại Việt Nam, lòng chúng ta hướng về anh chị em di dân bỏ các vùng quê lên thành phố tìm kế sinh nhai.
9. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn năm 2015 là năm của “đời sống thánh hiến”. Đây là cơ hội thuận lợi để anh chị em sống đời thánh hiến đào sâu căn tính và đoàn sủng của mình, để “trải nghiệm không ngừng sự nếm cảm tình bạn và sứ điệp của Đức Kitô” (x. Niềm vui của Tin Mừng, số 264). Chính trải nghiệm này thúc giục anh chị em ngày càng yêu mến Đức Kitô nhiều hơn và chia sẻ tình yêu ấy cho người khác, dấn thân cho sứ vụ Phúc âm hóa cách mạnh mẽ hơn, trong sự hợp tác chặt chẽ với Giáo hội địa phương (x. Thư MV của HĐGMVN năm 2014).
10. Về phương diện mục vụ, từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, Tổng giáo phận Saigon của chúng ta bắt đầu thực hiện chương trình đã được HĐGMVN đề nghị cho năm 2015 về việc tân phúc âm hóa đời sống các giáo xứ và các cộng đoàn sống đời thánh hiến. Sau Mùa Vọng, chúng ta sẽ hân hoan bước vào Lễ Giáng Sinh, một Đại Lễ không những cho Giáo hội Công giáo, mà cho mọi kitô hữu trên thế giới. Chúng ta vui mừng vì Chúa đến với chúng ta, Chúa sinh ra làm người ở giữa nhân loại, và sẽ ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Chúng ta sẽ tiếp nối “nền văn hóa gặp gỡ” mà Chúa đã mở ra cho chúng ta, hướng về ngày mọi người gặp gỡ nhau trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.
11. Chúng ta sẽ noi gương Chúa, đến với mọi người, đặc biệt là những người nghèo, đến ở giữa họ, ở cùng họ, chia vui sẻ buồn với họ. Đem ánh sáng Tình thương của Thiên Chúa đến cho mọi người, đem “tin yêu”, đem “niềm vui của Tin Mừng” đến cho mọi người. Chúa Giáng Sinh là nguồn vui của chúng ta. Những thứ vui chơi khác chỉ là phụ thuộc, không được che lấp Ánh Sáng linh thiêng của đêm Noel, niềm vui thiêng thánh mà Chúa mang tới. Xin anh chị em bớt tiêu xài vào những vui chơi theo kiểu trần gian trong đêm Noel, để tiền bạc và của cải vật chất chia sẻ cho người nghèo. Tôi nghe nói những anh chị em bị nhiễm HIV/AIDS ở “trọng điểm”, nơi mà trước đây có một sự hợp tác khá chặt chẽ giữa các dòng tu và phía chính quyền, cùng với xã hội dân sự, rất thiếu thốn, đặc biệt trong những dịp lễ lớn, như Noel, Tết Nguyên Đán.
12. Niềm vui Giáng Sinh của chúng ta sẽ kéo dài, nếu Đức Chúa Trời không ngừng sinh ra trong tâm hồn chúng ta. Mà đâu có Tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời, đâu có lòng từ bi là đó có ân sủng Người, đâu có lòng bác ái, thì Chúa chúc lành không ngơi, đâu ý hợp tâm đầu, ở đó chứa chan niềm vui!
Cầu chúc anh chị em một Mùa Vọng thật sốt sắng, một Lễ Noel thật ấm cúng, một Mùa Giáng Sinh tràn ngập niềm vui và ân sủng!
Thân ái kính chào anh chị em!
(đã ký và đóng dấu)
+ Phao lô BÙI VĂN ĐỌC
Tổng Giám Mục
(WGPSG)
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
THÁNH LỄ KHÁNH THÀNH VÀ CUNG HIẾN NHÀ THỜ HOÀ BÌNH GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
Giáo xứ Hòa Bình có 12 giáo họ và 2.593 nhân danh sống trải rộng trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 5 huyện: Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và Đà Bắc.
Ngày 21.11.2014, Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Leopoldo Girelli – đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam và Đức cha Gioan Maria Vũ Tất – Giám mục chánh tòa giáo phận Hưng Hóa, chủ tế Thánh lễ Khánh thành và Cung hiến nhà thờ kính Lòng Chúa Thương Xót giáo xứ Hòa Bình thuộc phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Đồng tế Thánh lễ có hơn 60 linh mục trong và ngoài giáo phận. Tham dự Thánh lễ còn có quí chủng sinh, quí tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân từ khắp nơi.
Ngay từ chiều hôm trước, nhiều đoàn khách ở các nơi xa đã tới nên bầu khí rất vui tươi và nhộn nhịp. Mọi người đều nghĩ rằng nhà thờ kính Lòng Chúa Thương Xót được dựng lên nơi miền sơn cước này là một điều lạ. Bởi vì, các tỉnh miền Tây Bắc trong quá khứ gần vẫn được gọi là những tỉnh “trắng tôn giáo”. Nếu đi trên quốc lộ số 6, Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên thì nhà thờ Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ. Ai cũng nhận ra ngôi Thánh đường tọa lạc trên ngọn đồi cao nhất và trung tâm nhất thành phố Hòa Bình. Xét về mặt truyền giáo thì đây là điểm tựa và là bàn đạp để một công cuộc truyền giáo mới cho các tỉnh miền Tây Bắc.
Nhà thờ mới kính Lòng Chúa Thương Xót, được khởi công ngày 17 tháng 8 năm 2012 do Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất và ĐTGM Leopoldo Girelli đặt viên đá đầu tiên, trên một quả đồi rộng 10.000m2 . Sau 18 tháng thi công, Ngôi thánh đường có chiều dài 55m, rộng 18m, 2 tháp cao 44m, quảng 6.500m2 đã được hoàn thành. Đây là một phép lạ do Lòng Chúa Thương Xót.
Đúng 8g45, đoàn rước được bắt đầu từ nhà xứ đến trước khuôn viên nhà thờ, ĐTGM làm phép tượng Lòng Chúa Thương Xót và cắt băng khánh thành nhà thờ mới.
Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất nói lên ý nghĩa của việc Khánh thành và Cung hiến nhà thờ nói chung và Khánh thành và Cung hiến thánh đường Lòng Chúa Thương Xót giáo xứ Hòa Bình cách riêng.
Chia sẻ trong Thánh lễ, Đức Tổng nói: “Nhà thờ cũng là nơi thánh mà chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng đã trao ban chính Ngài cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Vì thế, anh chị em hãy siêng năng tham dự Thánh lễ thường ngày trong ngôi nhà thờ mới này, đó là một việc làm hết sức quan trọng. “Hơn nữa, ngôi Thánh đường được cung hiến dâng kính Lòng Thương Xót Chúa Giêsu, là nơi chúng ta nhận được lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, Đấng luôn tha thứ tội lỗi cho chúng ta.”
(giaophanhunghoa.org)
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TÔN PHONG 6 VỊ TÂN HIỂN THÁNH
VATICAN. Từ ngày 23-11-2014, Giáo Hội Công Giáo có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.
Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có 60 HY, GM và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện ó khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.
Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước ĐTC và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước.
Lược sử 6 vị thánh mới
1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.
Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.
2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.
Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.
Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.
3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.
4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.
5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.
Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.
6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.
Phong thánh
Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:
”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).
Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.
Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).
Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).
ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!
Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:
”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen
Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có 60 HY, GM và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện ó khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.
Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước ĐTC và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước.
Lược sử 6 vị thánh mới
1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.
Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.
2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.
Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.
Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.
3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.
4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.
5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.
Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.
6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.
Phong thánh
Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:
”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).
Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.
Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).
Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).
ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!
Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:
”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).
Và ĐTC kết luận rằng:
”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen
Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.
Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
LM. Trần Đức Anh OP
(VietCatholic News)
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014
AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIV TN NĂM A - CHÚA KYTÔ VUA 23-11-2014
Audio Thánh Lễ Chúa Nhật XXXIV thường niên năm A - Chúa Kytô Vua
05g30 Chúa Nhật ngày 23-11-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Đầu Lễ có nghi thức Rước Kiệu Chúa Kytô Vua Vũ Trụ.
Bổn mạng Giáo họ Kytô Vua.
Giáo họ Kytô dâng lễ vật
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
05g30 Chúa Nhật ngày 23-11-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Đầu Lễ có nghi thức Rước Kiệu Chúa Kytô Vua Vũ Trụ.
Bổn mạng Giáo họ Kytô Vua.
Giáo họ Kytô dâng lễ vật
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.
Hữu Toàn.
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA CHỦ SỰ THÁNH LỄ PHONG THÁNH VÀ ĐỌC KINH TRUYỀN TIN TRƯA CHÚA NHẬT 23.11.2014
Bắt đầu lúc 10g30 giờ Vatican (16g30 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 23.11.2014,
Chúa Nhật ngày 23.11.2014,
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
CẬU BÉ ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH LINH MỤC
Mẹ của cậu bé ước Mơ trở thành Linh Mục: Tôi Tôn Trọng ước Mơ của bé
Tại vòng sơ khảo Vietnam's Got Talent 2014, khu vực phía Nam diễn ra ngày 16/11/2014, có một câu bé với giấc mơ khiến bao nhiêu người ngỡ ngàng, xúc động khi giọt nước mắt em tuôn trào, nghẹn ngào không nói lên lời.
Từ trước tới nay trên các chương trình truyền hình phát sóng chưa có một thí sinh nào có ước mơ khác lạ như thế, ''Đươc Trở Thành Linh Mục'' đó là ước mơ của bé Giuse Lý Vĩnh Hoà sinh ngày 9/12/2004, con bà Têrêsa Trần Hồng Điệp và ông Giuse Lý Vĩ Cường thuộc Giáo xứ Hàng Xanh, Giáo hạt Gia Định, Giáo phận Sài Gòn.
Ai cũng có nhưng ước mơ nhưng ước mơ của Bé Vĩnh Hòa được nhiều người quan tâm nhất, bao trái tim người trẻ phải suy nghĩ lại. Vòng sơ khảo kết thúc, nhiều trang blog, Facebook và các diễn đàn Công Giáo chia sẽ về clip của Bé, với sự xúc động và những lời động viên như Linh Mục Ngọc Bảo viết '' Xin cho ước mơi của bé thành sự thực. Xin cho tài năng của bé làm sáng danh Chúa hơn'' bên cạnh đó còn có hàng ngàn lời động viên chúc mừng khác với những lời cầu nguyện rất chân thành mong ước mơ của bé thành hiện thực.
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của Mình, Mẹ bé Hòa Tâm sự ''Ba Mẹ của bé không phải là những con chiên quá ngoan đạo, gia đình cũng không sống quá gần với cộng đồng Công Giáo lớn, nhưng từ nhỏ Vĩnh Hòa đã nuôi dưỡng ước mơ trở thành Linh Mục, bé phần nào đã giúp lòng Tin với Chúa của Ba Me mình lớn lên. Đây là điều kì diệu mà không thể ai có thể lý giải được và rất vui vì bé đã được vào vòng bán kết, hạnh phúc vì con trai mình được mọi người ủng hộ, yêu mến''
Cô nói thêm '' Mọi người đều có ước mơ, mình tôn trọng ước mơ của bé. Cám ơn tất cả mọi người đã quan tâm tới bé, mong rằng với sự quan tâm va ủng hộ của mọi người bé sẽ hiểu rằng trở thành Linh Mục là ước mơ to lớn, không có gì đáng xấu hộ phải che dấu. Xin Chúa luôn ở bên va giúp bé thực hiện ước mơ của mình''
Được biết rất nhiều bạn trẻ Công Giáo tham gia các cuộc thi do đài truyền hình Việt Nam tổ chức như bé Phêrô Lê Trần Nhật Tiến đạt giải Quán quân Đồ Rê Mí 2012 đến từ giáo xứ Trung Nghĩa, giáo Phận Vinh, Gioan Baotixita Dương Quyết Thắng Vietnam’ Got Talent 2013 đến từ giáo xứ Kẻ Mui, hạt Nghĩa Yên, giáo Phận Vinh và nhiều bạn trẻ khác nữa.
Mặc dầu có những ước mơ chưa được bộc bạch ra ngoài, những bài hát tôn vinh Chúa không được hát trên sân khấu nhưng là người Công Giáo luôn có trái tim hòa đồng giữa người với người. Cũng có lúc thí sinh là người Công Giáo nên rất nhiều người không thích, không ủng hộ vì một lý do nào đó. Đối Với nhiều Bạn Trẻ Công Giáo, Âm Nhạc là một Tông Đồ của vẻ Đẹp, hãy sống hết mình vì tha nhân, cầu với Chúa mọi phút giây như Nữ tu trẻ Cristina Scuccia, người từng gây sốt trên mạng trong thời gian qua, đã chiến thắng cuộc thi The Voice Ý với sự cổ vũ của hàng triệu khán giả trong đêm chung kết ngày 5/6/2014.Phát biểu với giới truyền thông sau chiến thắng, nữ Cristina Scuccia cho biết: "Tôi sẽ trở lại những công việc của tôi: cầu nguyện, thức dậy vào mỗi sáng sớm và làm những việc ở trường dòng. Đó là những điều cơ bản để tôi có thể bắt đầu những điều mới mẻ sau đó".
Nữ Tu Cristina Scuccia cho biết sẽ rất hạnh phúc khi trở lại hát với các em nhỏ ở nhà thờ thì Bé Giuse Lý Vĩnh Hoà cũng vậy Hạnh Phúc khi giấc mơ trở thành hiện thực
Tiết mục của Bé Vĩnh Hòa tại vòng bán kết sẽ diễn ra đầu tháng 12 năm 2014 trên kênh VTV3. Vòng loại này khán giả sẽ có 50% ''Quyền Quyết Định'' để đưa bé vào vòng chung kết, hãy cùng ủng hộ bé, giúp bé tự tin hơn trên con đường biến ước mơ thành Sự Thật.
(Paul Dũng Huy)
Được biết rất nhiều bạn trẻ Công Giáo tham gia các cuộc thi do đài truyền hình Việt Nam tổ chức như bé Phêrô Lê Trần Nhật Tiến đạt giải Quán quân Đồ Rê Mí 2012 đến từ giáo xứ Trung Nghĩa, giáo Phận Vinh, Gioan Baotixita Dương Quyết Thắng Vietnam’ Got Talent 2013 đến từ giáo xứ Kẻ Mui, hạt Nghĩa Yên, giáo Phận Vinh và nhiều bạn trẻ khác nữa.
Mặc dầu có những ước mơ chưa được bộc bạch ra ngoài, những bài hát tôn vinh Chúa không được hát trên sân khấu nhưng là người Công Giáo luôn có trái tim hòa đồng giữa người với người. Cũng có lúc thí sinh là người Công Giáo nên rất nhiều người không thích, không ủng hộ vì một lý do nào đó. Đối Với nhiều Bạn Trẻ Công Giáo, Âm Nhạc là một Tông Đồ của vẻ Đẹp, hãy sống hết mình vì tha nhân, cầu với Chúa mọi phút giây như Nữ tu trẻ Cristina Scuccia, người từng gây sốt trên mạng trong thời gian qua, đã chiến thắng cuộc thi The Voice Ý với sự cổ vũ của hàng triệu khán giả trong đêm chung kết ngày 5/6/2014.Phát biểu với giới truyền thông sau chiến thắng, nữ Cristina Scuccia cho biết: "Tôi sẽ trở lại những công việc của tôi: cầu nguyện, thức dậy vào mỗi sáng sớm và làm những việc ở trường dòng. Đó là những điều cơ bản để tôi có thể bắt đầu những điều mới mẻ sau đó".
Nữ Tu Cristina Scuccia cho biết sẽ rất hạnh phúc khi trở lại hát với các em nhỏ ở nhà thờ thì Bé Giuse Lý Vĩnh Hoà cũng vậy Hạnh Phúc khi giấc mơ trở thành hiện thực
Tiết mục của Bé Vĩnh Hòa tại vòng bán kết sẽ diễn ra đầu tháng 12 năm 2014 trên kênh VTV3. Vòng loại này khán giả sẽ có 50% ''Quyền Quyết Định'' để đưa bé vào vòng chung kết, hãy cùng ủng hộ bé, giúp bé tự tin hơn trên con đường biến ước mơ thành Sự Thật.
(Paul Dũng Huy)
VietCatholic News
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
XIN LỄ CẦU CHO CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC
Ích lợi của việc xin lễ
cầu cho các linh hồn luyện ngục và cho mình
Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì nợ của chúng ta được tẩy xóa.
Giáo hội dâng lễ Misa như Chúa đã dạy để “loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến” (Lời tung hô sau tryền phép).
Thánh lễ cũng được dâng lên để thờ phượng Chúa, tạ ơn Chúa, đền bù tội lỗi nhân loại và xin ơn phúc cho Giáo Hội và thế giới (Giáo Lý Công Giáo). Lễ vật dâng lên trong Thánh lễ để “tôn vinh Danh Chúa, mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người” (Lời đáp trước kinh Tiền Tụng).
Công đồng Trentô dạy rằng: “Thánh lễ Misa không những ca tụng Chúa, mà còn là lễ đền tội cho người sống và người đã qua đời” (Khóa 22 chương 2). “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi tớ nam nữ Chúa đã gọi ra khỏi thế gian, xin ban cho kẻ đã chết như con Chúa, thì cũng được sống lại như Người” (Kinh Tiền Tụng Thánh Lễ).
Từ thời xưa, Giáo Hội đã chấp nhận cho Linh mục chủ tế được nhận một số tiền lễ của giáo dân để chỉ lễ theo ý người xin. Theo lịch sử thời trước nữa, giáo dân thường đem hoa mầu như bánh trái, rượu dâng lên chủ tế trong phần dâng lễ vật, dần dần để thuận tiện hơn, người ta dâng tiền để tùy ý chủ tế sắm các vật dụng cần thiết” (Martimort, The Signs of the New Covenant, The Liturgical Press, 1963 NY, p. 208).
Thánh Bênađô thuật truyện về Thánh Malaiki, tổng giám mục Armagh, nước Ái Nhĩ Lan đã dâng nhiều thánh lễ cho linh hồn chị mình. Tưởng thế là đủ, ngài không dâng nữa. Ba mươi ngày sau, ngài nghe tiếng chị khóc trong phòng mặc áo lễ. Bà than rằng, bà “đã chờ 30 ngày mà không được ai giúp đỡ”. Ngài tiếp tục dâng lễ cầu cho chị rồi thấy chị mặc đồ đen. Ngài lại tiếp tục dâng lễ cầu cho chị tới khi thấy chị rực rỡ vào Thiên đàng cùng với một số rất đông các linh hồn được giải thoát trong ngày hôm ấy (199).
Thánh Nicholas thành Tolentino thấy vô vàn linh hồn luyện ngục ở trong một cánh đồng hợp nhau lại xin van ngài dâng lễ cầu cho họ. Sau 8 ngày dâng lễ, ngài được biết các linh hồn ấy đã được giải thoát khỏi luyện ngục (204).
Thánh Antôn Padua kể rằng, Chân phúc Gioan Alverina một lần dâng thánh lễ vào ngày lễ Các Thánh. Sau khi truyền phép, ngài cầm Mình Chúa trong tay và khẩn khoải nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Giêsu xin cứu lấy các linh hồn luyện ngục. Ngài được thấy một số đông linh hồn từ luyện ngục bay lên như những ánh lửa tung tóe từ lò lửa về hướng thiên đàng (204).
Theo Thánh Tôma tiến sĩ, “Khi linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn nào, dù ngài đọc bài lễ kính Đức Mẹ, lễ kính các Thánh, lễ cầu hồn hay bài lễ nào đi nữa thì công phúc của Thánh lễ cũng như nhau, nhưng nếu ngài đọc bài lễ cầu hồn thì công phúc được đặc biệt hơn, vì Giáo hội đã dọn riêng những lời cầu nguyện và bài đọc chỉ cho người quá cố (215).
Có người như ông Pasqualio còn chủ trương rằng thánh lễ hát cầu cho người đã chết lại gia tăng hiệu quả thánh lễ đặc biệt hơn nữa, vì không có những linh mục mà có cả các giáo dân cũng thông phần hợp lời cầu nguyện cách trọng thể hơn (222). Giáo hội đặt ră những lời ca hát không phải để cộng đoàn vui vẻ, hay cá nhân người xin lễ tự hào, mà để những lời van xin làm Chúa cảm kích dễ nghe hơn và ý chỉ lễ dễ được chấp nhận hơn.
Người ta cũng có thể xin dâng lễ để cầu nguyện cho người còn sống, cho chính mình. Thánh Leonard Marurice khuyên người ta dâng Thánh lễ cho chính mình khi còn sống tốt hơn là sau khi đã qua đời, vì những lý do sau đây:
Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì nợ của chúng ta được tẩy xóa. Chờ đến trước tòa án Chúa mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng nề hơn.
Thánh Anselmo dạy, “Sốt sắng dâng một Thánh lễ khi còn sống, lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời” (226). Chính Chúa Giêsu dạy, “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm”.
Lm. Mark, CMC
Chi Dòng Ðồng Công Hoa Kỳ
Nguồn: Conggiao.info
Công đồng Trentô dạy rằng: “Thánh lễ Misa không những ca tụng Chúa, mà còn là lễ đền tội cho người sống và người đã qua đời” (Khóa 22 chương 2). “Lạy Chúa, xin nhớ đến tôi tớ nam nữ Chúa đã gọi ra khỏi thế gian, xin ban cho kẻ đã chết như con Chúa, thì cũng được sống lại như Người” (Kinh Tiền Tụng Thánh Lễ).
Từ thời xưa, Giáo Hội đã chấp nhận cho Linh mục chủ tế được nhận một số tiền lễ của giáo dân để chỉ lễ theo ý người xin. Theo lịch sử thời trước nữa, giáo dân thường đem hoa mầu như bánh trái, rượu dâng lên chủ tế trong phần dâng lễ vật, dần dần để thuận tiện hơn, người ta dâng tiền để tùy ý chủ tế sắm các vật dụng cần thiết” (Martimort, The Signs of the New Covenant, The Liturgical Press, 1963 NY, p. 208).
Thánh Bênađô thuật truyện về Thánh Malaiki, tổng giám mục Armagh, nước Ái Nhĩ Lan đã dâng nhiều thánh lễ cho linh hồn chị mình. Tưởng thế là đủ, ngài không dâng nữa. Ba mươi ngày sau, ngài nghe tiếng chị khóc trong phòng mặc áo lễ. Bà than rằng, bà “đã chờ 30 ngày mà không được ai giúp đỡ”. Ngài tiếp tục dâng lễ cầu cho chị rồi thấy chị mặc đồ đen. Ngài lại tiếp tục dâng lễ cầu cho chị tới khi thấy chị rực rỡ vào Thiên đàng cùng với một số rất đông các linh hồn được giải thoát trong ngày hôm ấy (199).
Thánh Nicholas thành Tolentino thấy vô vàn linh hồn luyện ngục ở trong một cánh đồng hợp nhau lại xin van ngài dâng lễ cầu cho họ. Sau 8 ngày dâng lễ, ngài được biết các linh hồn ấy đã được giải thoát khỏi luyện ngục (204).
Thánh Antôn Padua kể rằng, Chân phúc Gioan Alverina một lần dâng thánh lễ vào ngày lễ Các Thánh. Sau khi truyền phép, ngài cầm Mình Chúa trong tay và khẩn khoải nài xin Chúa vì công nghiệp Chúa Giêsu xin cứu lấy các linh hồn luyện ngục. Ngài được thấy một số đông linh hồn từ luyện ngục bay lên như những ánh lửa tung tóe từ lò lửa về hướng thiên đàng (204).
Theo Thánh Tôma tiến sĩ, “Khi linh mục dâng lễ cầu cho linh hồn nào, dù ngài đọc bài lễ kính Đức Mẹ, lễ kính các Thánh, lễ cầu hồn hay bài lễ nào đi nữa thì công phúc của Thánh lễ cũng như nhau, nhưng nếu ngài đọc bài lễ cầu hồn thì công phúc được đặc biệt hơn, vì Giáo hội đã dọn riêng những lời cầu nguyện và bài đọc chỉ cho người quá cố (215).
Có người như ông Pasqualio còn chủ trương rằng thánh lễ hát cầu cho người đã chết lại gia tăng hiệu quả thánh lễ đặc biệt hơn nữa, vì không có những linh mục mà có cả các giáo dân cũng thông phần hợp lời cầu nguyện cách trọng thể hơn (222). Giáo hội đặt ră những lời ca hát không phải để cộng đoàn vui vẻ, hay cá nhân người xin lễ tự hào, mà để những lời van xin làm Chúa cảm kích dễ nghe hơn và ý chỉ lễ dễ được chấp nhận hơn.
Người ta cũng có thể xin dâng lễ để cầu nguyện cho người còn sống, cho chính mình. Thánh Leonard Marurice khuyên người ta dâng Thánh lễ cho chính mình khi còn sống tốt hơn là sau khi đã qua đời, vì những lý do sau đây:
- Dâng lễ khi còn sống, chính mình được dự, chết rồi không chắc có được dự không.
- Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình là kẻ có tội, hy vọng sẽ được lòng thương xót Chúa ban ơn ăn năn xưng thú đền bù, dù mình không đáng. Chết rồi và đã xuống hỏa ngục thì không còn cứu vãn cách nào nữa, dù có dâng cả ngàn lễ cũng không đổi được số phận đời đời.
- Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống để được ơn chết lành, Chúa sẽ phù hộ trong giờ lâm tử nhờ ơn phúc thánh lễ.
- Dâng lễ dâng cầu cho mình khi còn sống, ơn phúc vẫn còn, và nếu có phải luyện ngục, ngày giờ trong ấy sẽ được rút ngắn hơn. Chết rồi mới dâng lễ cầu cho thì linh hồn phải chờ đợi khốn khổ.
- Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống làm vinh danh Chúa hơn. Khi dâng lên Chúa tiền bạc Chúa đã ban cho, ta được công từ bỏ của cải. Chết rồi, tiền bạc về tay con cái họ hàng, mấy ai lo cứu giúp, đâu họ có cảm tháy nỗi khổ sở nóng nảy của ta mà cứu giúp mau chóng.
- Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình có ơn nghĩa Chúa thì được phần thưởng gấp đôi, vừa được tha phạt luyện ngục, vừa được công thưởng Thiên đàng. Chết rồi mới xin thì chỉ được tha phạt luyện ngục, không được gia tăng công thưởng Thiên đàng, không làm vinh danh Chúa hơn.
Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì nợ của chúng ta được tẩy xóa. Chờ đến trước tòa án Chúa mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng nề hơn.
Thánh Anselmo dạy, “Sốt sắng dâng một Thánh lễ khi còn sống, lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời” (226). Chính Chúa Giêsu dạy, “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm”.
Lm. Mark, CMC
Chi Dòng Ðồng Công Hoa Kỳ
Nguồn: Conggiao.info
THƯ GỬI GIỚI GIÁO CHỨC CÔNG GIÁO NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2014
Uỷ ban Giáo dục Công giáo / HĐGMVN:
Thư gửi Anh Chị Em giáo chức Công giáo
nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2014
(WHĐ)
Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014
VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TIẾP KIẾN CHUNG KHÁCH HÀNH HƯƠNG 19.11.2014
Bắt đầu lúc 10g00 giờ Vatican (16g00 giờ Việt Nam)
Thứ Tư ngày 19.11.2014,
Thứ Tư ngày 19.11.2014,
Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014
ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Roma, ngày 16.11.2014 (Zenit.org) -- Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tôn trọng luật giao thông đường bộ, để tránh những tai nạn và bớt các nạn nhân.
Thật vậy, từ năm 2005, Liên Hợp Quốc mời gọi "Các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế hàng năm cùng cử hành, vào ngày Chúa nhật thứ ba trong tháng 11, Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhan giao thông đường bộ, để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân trong những vụ tai nạn giao thông và gia đình của họ" (trích Nghị Quyết A/RES/60/5, ngày 01.12.2005).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi này sau khi đọc kinh Truyền Tin, Chúa Nhật 16.11.2014: "Hôm nay là Ngày Thế giới các nạn nhân giao thông đường bộ. Trong lời cầu nguyện, chúng ta tưởng nhớ đến những người đã thiệt mạng, đồng thời mong ước có một nỗ lực liên tục để ngăn ngừa các tai nạn đường bộ, cũng như mong ước các người lái xe có một thái độ cẩn trọng và tôn trọng các luật lệ."
Trang mạng của Liên Hợp Quốc về ngày tưởng niệm này, cũng cho biết: "Ngày này được tổ chức càng lúc càng nhiều ở các quốc gia, trên khắp các châu lục. Nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Đây là cơ hội thu hút sự chú ý đến mức độ thiệt hại lớn về tình cảm và kinh tế do tai nạn giao thông, cũng như để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân của tai nạn giao thông và tôn vinh các dịch vụ cấp cứu và hỗ trợ."
Nguồn tin còn cho biết thêm: "Tai nạn là những sự kiện bất ngờ, tàn khốc, gây chấn thương tâm thần và hậu quả của chúng kéo dài, thường là vĩnh viễn. Mỗi năm, ở khắp nơi trên thế giới, đã có hàng triệu người bị thương hoặc rơi vào cảnh tang chế."
Thật vậy, từ năm 2005, Liên Hợp Quốc mời gọi "Các quốc gia thành viên và cộng đồng quốc tế hàng năm cùng cử hành, vào ngày Chúa nhật thứ ba trong tháng 11, Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhan giao thông đường bộ, để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân trong những vụ tai nạn giao thông và gia đình của họ" (trích Nghị Quyết A/RES/60/5, ngày 01.12.2005).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi này sau khi đọc kinh Truyền Tin, Chúa Nhật 16.11.2014: "Hôm nay là Ngày Thế giới các nạn nhân giao thông đường bộ. Trong lời cầu nguyện, chúng ta tưởng nhớ đến những người đã thiệt mạng, đồng thời mong ước có một nỗ lực liên tục để ngăn ngừa các tai nạn đường bộ, cũng như mong ước các người lái xe có một thái độ cẩn trọng và tôn trọng các luật lệ."
Trang mạng của Liên Hợp Quốc về ngày tưởng niệm này, cũng cho biết: "Ngày này được tổ chức càng lúc càng nhiều ở các quốc gia, trên khắp các châu lục. Nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực toàn cầu để cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Đây là cơ hội thu hút sự chú ý đến mức độ thiệt hại lớn về tình cảm và kinh tế do tai nạn giao thông, cũng như để tỏ lòng kính trọng các nạn nhân của tai nạn giao thông và tôn vinh các dịch vụ cấp cứu và hỗ trợ."
Nguồn tin còn cho biết thêm: "Tai nạn là những sự kiện bất ngờ, tàn khốc, gây chấn thương tâm thần và hậu quả của chúng kéo dài, thường là vĩnh viễn. Mỗi năm, ở khắp nơi trên thế giới, đã có hàng triệu người bị thương hoặc rơi vào cảnh tang chế."
Liên Hợp Quốc cũng lưu ý đến các nạn nhân trẻ tuổi: "Sự sầu khổ và khốn quẫn của những người này càng mãnh liệt hơn, khi nhiều nạn nhân là những người trẻ và phần nhiều những tai nạn này đáng lẽ có thể tránh được. Ngoài ra, người bị thương thường cảm thấy họ không nhận được hỗ trợ thích đáng tùy theo trường hợp."
Liên Hợp Quốc kết luận: "Do đó, Ngày Tưởng Niệm này đáp ứng lại nhu cầu của các nạn nhân, khi họ thấy rằng sự mất mát và nỗi đau của họ được lắng nghe và được công nhận."
Chuyển ngữ: Duy Minh
(WHĐ)
ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI CÁC TÍN HỮU TẠI QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ TRƯA CHÚA NHẬT 16.11.2014
WHĐ (17.11.2014) – “Chúa Giêsu không bảo chúng ta để ơn Chúa vào nơi an toàn... Ngài muốn chúng ta dùng ơn ấy để sinh ích lợi cho người khác”. Đó là lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 16-11 với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô.
Giải thích bài Phúc Âm Chúa nhật về dụ ngôn các nén bạc, Đức Thánh Cha nói: “Chúa Giêsu là Ông chủ, chúng ta là các đầy tớ, và tài năng là gia sản Chúa ban cho chúng ta. Gia sản đó là gì? Là Lời Chúa, là Thánh Thể, là đức tin vào Chúa Cha trên trời, vào sự tha thứ của Người... Người trao phó cho chúng ta gia sản ấy! Nhưng không phải để chúng ta gìn giữ mà chúng ta được mời gọi làm cho gia sản ấy phát triển thêm lên”.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta đã làm gì với những ơn ấy? Chúng ta đã làm cho đức tin ‘lan truyền’ đến những ai? Chúng ta đã khích lệ bao nhiêu người với niềm cậy trông của chúng ta? Chúng ta đã chia sẻ lòng yêu mến ra sao với người thân cận của chúng ta?” Mọi lúc và mọi nơi, ‘cả những nơi xa xôi nhất và không đến được’, cũng có thể là nơi mà chúng ta phải làm cho những nén bạc của chúng ta sinh lời”.
Dụ ngôn này “khuyến khích chúng ta không được che giấu niềm tin của chúng ta và việc chúng ta thuộc về Chúa Kitô, không được chôn vùi Lời Chúa, nhưng phải làm cho Lời Chúa đi vào cuộc sống của chúng ta, trong các mối tương quan của chúng ta, trong những hoàn cảnh cụ thể. Chứng tá Kitô giáo của chúng ta phải đi đến với người khác, phải phát triển và đơm hoa kết trái”.
Đức Thánh Cha mời mọi người đọc lại và suy gẫm đoạn Phúc Âm của ngày Chúa nhật (Mt 25, 14-30). “Những tài năng, của cải, điều thiện hảo thiêng liêng, mọi điều tốt đẹp Chúa ban cho tôi: tôi đã làm cho chúng sinh lợi ở nơi tha nhân như thế nào? Hay tôi chỉ đơn giản đem cất vào nơi an toàn?”
“Thiên Chúa biết rõ từng người chúng ta, và ban cho mỗi người ơn thích hợp. Mặc dù không phải tất cả chúng ta đều nhận được những ơn như nhau, nhưng điểm chung là tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tin tưởng. Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, Thiên Chúa hy vọng nơi chúng ta! Chúng ta đừng để cho Thiên Chúa phải thất vọng, đừng để cho nỗi sợ hãi đánh lừa chúng ta. Nhưng phải tín thác vào Thiên Chúa, là Đấng cũng tin tưởng chúng ta”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương và cầu nguyện với Đức Mẹ: “Mẹ Maria đã thể hiện thái độ này một cách đẹp nhất và đầy đủ nhất. Mẹ đã hân hoan đón nhận món quà tuyệt hảo nhất là Chúa Giêsu, và trao ban Chúa Giêsu cho nhân loại với con tim quảng đại. Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta trở nên ‘người đầy tớ tốt lành và trung tín’, để cũng được hưởng niềm vui mừng của Chúa chúng ta”.
Minh Đức
(WHĐ)
Giải thích bài Phúc Âm Chúa nhật về dụ ngôn các nén bạc, Đức Thánh Cha nói: “Chúa Giêsu là Ông chủ, chúng ta là các đầy tớ, và tài năng là gia sản Chúa ban cho chúng ta. Gia sản đó là gì? Là Lời Chúa, là Thánh Thể, là đức tin vào Chúa Cha trên trời, vào sự tha thứ của Người... Người trao phó cho chúng ta gia sản ấy! Nhưng không phải để chúng ta gìn giữ mà chúng ta được mời gọi làm cho gia sản ấy phát triển thêm lên”.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta đã làm gì với những ơn ấy? Chúng ta đã làm cho đức tin ‘lan truyền’ đến những ai? Chúng ta đã khích lệ bao nhiêu người với niềm cậy trông của chúng ta? Chúng ta đã chia sẻ lòng yêu mến ra sao với người thân cận của chúng ta?” Mọi lúc và mọi nơi, ‘cả những nơi xa xôi nhất và không đến được’, cũng có thể là nơi mà chúng ta phải làm cho những nén bạc của chúng ta sinh lời”.
Dụ ngôn này “khuyến khích chúng ta không được che giấu niềm tin của chúng ta và việc chúng ta thuộc về Chúa Kitô, không được chôn vùi Lời Chúa, nhưng phải làm cho Lời Chúa đi vào cuộc sống của chúng ta, trong các mối tương quan của chúng ta, trong những hoàn cảnh cụ thể. Chứng tá Kitô giáo của chúng ta phải đi đến với người khác, phải phát triển và đơm hoa kết trái”.
Đức Thánh Cha mời mọi người đọc lại và suy gẫm đoạn Phúc Âm của ngày Chúa nhật (Mt 25, 14-30). “Những tài năng, của cải, điều thiện hảo thiêng liêng, mọi điều tốt đẹp Chúa ban cho tôi: tôi đã làm cho chúng sinh lợi ở nơi tha nhân như thế nào? Hay tôi chỉ đơn giản đem cất vào nơi an toàn?”
“Thiên Chúa biết rõ từng người chúng ta, và ban cho mỗi người ơn thích hợp. Mặc dù không phải tất cả chúng ta đều nhận được những ơn như nhau, nhưng điểm chung là tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tin tưởng. Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, Thiên Chúa hy vọng nơi chúng ta! Chúng ta đừng để cho Thiên Chúa phải thất vọng, đừng để cho nỗi sợ hãi đánh lừa chúng ta. Nhưng phải tín thác vào Thiên Chúa, là Đấng cũng tin tưởng chúng ta”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương và cầu nguyện với Đức Mẹ: “Mẹ Maria đã thể hiện thái độ này một cách đẹp nhất và đầy đủ nhất. Mẹ đã hân hoan đón nhận món quà tuyệt hảo nhất là Chúa Giêsu, và trao ban Chúa Giêsu cho nhân loại với con tim quảng đại. Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta trở nên ‘người đầy tớ tốt lành và trung tín’, để cũng được hưởng niềm vui mừng của Chúa chúng ta”.
Minh Đức
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)