Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHƠN ĐƯỢC ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VINH THĂNG HỒNG Y

Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y

VATICAN (04.01.2015) – Trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa nay Chúa nhật 04-01-2015, Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô đã công bố danh tính mười lăm Tổng giám mục và Giám mục sẽ được ngài nâng lên hàng Hồng y vào ngày 14 tháng 2 sắp tới, trong đó có Đức Tổng Giám mục (ĐTGM) Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng công bố rằng, năm vị Tổng giám mục và giám muc đã nghỉ hưu “có lòng bác ái mục vụ trổi vượt trong việc phục vụ Toà Thánh và Giáo hội” cũng sẽ được đặt làm Hồng y.

Sau đây là toàn văn công bố của Đức Thánh Cha, cùng với danh tính của các vị Tân Hồng y:

“Như đã thông báo, vào ngày 14 tháng Hai sắp tới, tôi sẽ vui mừng triệu tập Công nghị Hồng y, và sẽ đặt 15 Hồng y mới; các vị này thuộc 14 quốc gia của tất cả các châu lục, thể hiện sự liên kết bất khả phân ly giữa Giáo hội Rôma và các Giáo hội địa phương trên thế giới.

Chúa nhật 15 tháng Hai, tôi sẽ chủ tế Thánh lễ trọng thể với các Tân Hồng y, trước đó, ngày 12 và 13 tôi sẽ chủ toạ Công nghị Hồng y cùng với tất cả các Hồng y để suy tư về những định hướng và các đề nghị cải tổ Giáo triều Rôma.

Các vị Tân Hồng y là:
  1. Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Chủ tịch Tối cao Pháp viện Toà Thánh
  2. Đức Tổng giám mục Manuel José Macario do Nascimento Clemente, Thượng phụ Lisbon (Bồ Đào Nha)
  3. Đức Tổng giám mục Berhaneyesus Demerew Souraphiel, C.M., Tổng giáo phận Addis Abeba (Ethiopia)
  4. Đức Tổng giám mục John Dew Atcherley, Tổng giáo phận Wellington (New Zealand)
  5. Đức Tổng giám mục Edoardo Menichelli, Tổng giáo phận Ancona-Osimo (Italia)
  6. Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giáo phận Hà Nội (Việt Nam)
  7. Đức Tổng giám mục Alberto Suarez Inda, Tổng giáo phận Morelia (Mexico)
  8. Đức Tổng giám mục Charles Maung Bo, S.D.B., Tổng giáo phận Yangon (Myanmar)
  9. Đức Tổng giám mục Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij, Tổng giáo phận Bangkok (Thái Lan)
  10. Đức Tổng giám mục Francesco Montenegro, Tổng giáo phận Agrigento (Italia)
  11. Đức Tổng giám mục Fernando Daniel Sturla Berhouet, S.D.B., Tổng giáo phận Montevideo (Uruguay)
  12. Đức Tổng giám mục Ricardo Blázquez Pérez, Tổng giáo phận Vallodolid (Tây Ban Nha)
  13. Đức Giám mục José Luis Lacunza Maestrojuán, O.A.R., giáo phận David (Panama)
  14. Đức Giám mục Arlindo Gomes Furtado, giáo phận Santiago de Cabo Verde (quần đảo Cape Verde)
  15. Đức Giám mục Soane Patita Paini Mafi, giáo phận Tonga (đảo Tonga)
Ngoài ra, tôi sẽ đưa thêm vào Hồng y đoàn năm Tổng Giám mục và Giám mục đã nghỉ hưu, các vị này trổi vượt về lòng bác ái mục vụ trong việc phục vụ Tòa Thánh và Giáo hội. Các ngài đại diện cho nhiều Giám mục, với lòng quan tâm mục vụ tương tự, đã làm chứng cho lòng yêu mến Chúa Kitô và yêu thương dân Chúa nơi các Giáo hội địa phương, ở giáo triều Roma, và trong ngành ngoại giao của Toà Thánh.

Đó là:
  1. Đức Tổng Giám mục José de Jesús Pimiento Rodriguez, nguyên Tổng Giám mục Manizales (Colombia)
  2. Đức Tổng Giám mục Luigi De Magistris, nguyên Chánh án Toà Ân giải Tối cao
  3. Đức Tổng Giám mục Joseph Karl-Rauber, nguyên Sứ thần Tòa Thánh
  4. Đức Tổng Giám mục Luis Héctor Villaba, nguyên Tổng Giám mục Tucumán (Argentina)
  5. Đức Giám mục Júlio Duarte Langa, nguyên Giám mục Xai-Xai (Mozambique).
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Đức Tân Hồng y, để, nhờ được đổi mới trong tình yêu mến với Chúa Kitô, các ngài có thể làm chứng cho Phúc Âm của Người ở thành phố Roma và trên thế giới, và với kinh nghiệm mục vụ, các ngài có thể trợ giúp tôi nhiều hơn trong sứ vụ tông đồ của tôi”.

Đức Hồng Y tân cử Phêrô Nguyễn Văn Nhơn sinh ngày 1-4-1938 tại Đà Lạt, 
thụ phong linh mục ngày 21-12-1967, 
được bổ nhiệm làm GM Phó Đà Lạt ngày 11-10-1991, 
và trở thành GM chính tòa ngày 23-3-1994. 
Ngày 22-4-2010 ngài được bổ làm TGM Phó Tổng giáo phận Hà Nội, 
và ngày 13-5-2010 ngày thăng TGM chính tòa Hà Nội, kế nhiệm Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt.

Trong số 19 Hồng y tân cử, vị trẻ nhất là Soane Patita Paini Mafi, GM Tonga 54 tuổi. Giáo phận của ngài là một quần đảo trong Thái Bình Dương, rộng 103 ngàn cây số vuông, nhưng chỉ có 13.300 tín hữu Công Giáo với 14 giáo xứ, 29 linh mục giáo phận và 9 linh mục dòng, 40 nữ tu, 15 tu huynh và 9 chủng sinh.

Vị cao niên nhất trong số các tiến chức Hồng Y là José de Jesus Pimiento Rodríguez Manizales, 96 tuổi (1919) cai quản tổng giáo phận Manizales (Colombia) từ 1975 đến khi về hưu năm 1996.

Việc bổ nhiệm Hồng Y lần trước cũng như lần này cho thấy chủ trương của ĐTC Phanxicô giảm bớt số Hồng Y tại giáo triều Roma và không nhất thiết theo truyền thống bổ nhiệm Hồng Y cho các giáo phận lớn. Ngài cũng bổ nhiệm Hồng Y cho các nước chưa hề có Hồng Y, hoặc những giáo phận nhỏ bé.

(Theo VietVatican & WHĐ)

(WGPSG)

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

AUDIO THÁNH LỄ CN CHÚA HIỂN LINH NĂM B 04-01-2015

Audio Thánh Lễ CN Chúa Hiển Linh năm B 
05g30 Chúa Nhật ngày 04-01-2015
Cha khách dâng Lễ.
Cuối Lễ có Chầu Mình Thánh Chúa (CN đầu tháng).
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.




Hữu Toàn.

VIDEO TRỰC TIẾP ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA CHÚA NHẬT 04.01.2015

Bắt đầu lúc 12g00 giờ Vatican (18g00 giờ Việt Nam)
Chúa Nhật ngày 04.01.2015
 

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT CHÚA HIỂN LINH (Mt 2, 1-12)


ĐÊM GIAO THỪA 2014 - 2015 TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TÀPAO

Đêm giao thừa tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao


Đến hẹn lại lên, đêm Giao thừa năm nay với trên 50 ngàn người từ muôn nơi hành hương về với Mẹ Tà Pao. Sau một năm học hỏi gia đình Thánh gia để Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình. Nay lại nguyện cầu cùng Mẹ, xin Mẹ dạy cho chúng con biết mang những lời dạy của Chúa trong Tin mừng để Canh tân đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn Thánh hiến. 


Đặc biệt năm nay, cộng đoàn hành hương vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc: Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ sự Đêm Canh thức và chủ tế Thánh lễ Mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu nguyện cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới; Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.

Về phía chính quyền, có sự hiện diện của ông Phạm Dũng: Thứ trưởng bộ Nội Vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Đỗ Hữu Bá, phó Trưởng ban Tôn giáo giáo tỉnh Bình Thuận.

Tượng Đức Mẹ Tà Pao được cung nghinh và rước trọng thể lên Lễ đài. Mở đầu buổi rước kiệu, Đức Tổng Giám mục xông hương trước bàn Kiệu.


Khai mạc đêm Canh thức, Cha Giuse Trần Văn Thuyết, Hạt trưởng Hạt Đức Tánh thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục Phaolô, quí linh mục, nữ tu và toàn thể cộng đoàn từ khắp nơi hành hương về bên Mẹ Tà Pao. Chào mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và quí vị đại diện lãnh đạo chính quyền trung ương và tỉnh Bình Thuận cũng đã đến tham dự. Sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận sẽ cảm nhận được đức tin của cộng đoàn tín hữu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách riêng cho sự phát triễn của Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này.

Chương trình Canh thức năm nay gồm có 3 phần: Diễn nguyện, Cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi và Lòng Chúa Thương xót, Thánh lễ Giao thừa mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới. Toàn bộ Quảng trường Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao hầu như không còn chỗ chen chân.

Mở đầu Canh thức với phần Diễn nguyện do các em thanh thiếu nhi dân tộc thuộc Giáo xứ Mađagui thể hiện. Tiếp theo là các tiết mục do quí xơ và thanh thiếu niên các giáo xứ thuộc các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt thể hiện.


Kết thúc diễn nguyện, ông Phạm Dũng, Thứ trưởng bộ Nội vụ thay mặt lãnh đao chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và cộng đoàn hành hương. Ông đánh giá cao sự về tinh thần trách nhiệm của HĐGM Việt Nam trong việc hướng dẫn và khích lệ tín hữu góp phần xây dựng đất nước, nhất là về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa và bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người Công Giáo Việt Nam phải là người yêu nước, đồng hành cùng dân tộc xay dựng đất nước ấm no hạnh phúc”.

Buổi cầu nguyện cùng Mẹ thật sốt sắng do cộng đoàn Lòng Chúa thương xót thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn phụ trách.

Thánh lễ trọng thể mừng kính Mẹ Thiên Chúa do Đức Tổng Giám mục Phaolô, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng gIám mục Giáo phận Sài Gòn chủ tế.


Sau Thánh lễ, Hiệp sĩ Đại Thánh giá thay mặt cộng đoàn hành hương nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã cùng cộng đoàn tham dự đêm canh thức và chủ tế Thánh lễ mừng kính Mẹ Thiên Chúa trong đêm Giáo thừa tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này. Cảm ơn các quan chức chính quyền đã không quản ngại đêm khuya, cùng cộng đoàn tín hữu trải nghiệm đời sống đức tin.

Các thiếu nữ thay mặt cộng đoàn hành hương lên tặng hoa Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế, quan chức chính quyền và Hiệp sĩ Đại Thánh giá.

Đức Tổng Giám mục cũng đã trao Phép lành Tòa Thánh cho Cha Quản nhiệm Trung tâm hành hương và các ân nhân đã tích cực góp phần vào việc phát triễn Trung tâm hành hương Đức Mẹ.


Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban Phép lành cho cộng đoàn, đoàn đồng tế hướng về ảnh tượng Đức Mẹ Tà Pao cùng tạ ơn Mẹ đã dìu dắt con cái Mẹ trên đường lữ thứ trần gian này.
Trương Trí
(gpphanthiet.com)

VIDEO ĐÊM THÁNH CA GIÁNG SINH 2014 TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

R.I.P BÀ CỐ ANNA VŨ THỊ NÊN

XIN CẦU CHO LINH HỒN 
ANNA

Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh
Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Thuận Phát
và gia đình xin kính báo :


Bà Cố 
ANNA VŨ THỊ NÊN
Sinh ngày 24.8.1936 tại Thái Bình

là Thân Mẫu Cha Gioakim Lê Hậu Hán
Chánh xứ Giáo xứ Thuận Phát, Quận 7
Giáo hạt Xóm Chiếu, TGP.Saigon.

đã an nghỉ trong Chúa 
lúc 00g02 Thứ Sáu, ngày 02.01.2015
(Nhằm ngày 12 tháng 11 năm Giáp Ngọ) 
tại tư gia thuộc Giáo xứ Tân Lập, Quận 2, 
Giáo hạt Thủ Thiêm,  TGP.Saigon.

Hưởng thọ 80 tuổi. 



CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Sáu  02.01.2015
  • 15g00 : Nghi Thức Phát Tang - Tẩn Liệm - Nhập Quan. 
  • 15g30 : Thánh lễ Cầu Hồn cử hành tại tư gia.

Thứ Hai  05.01.2015
  • 08g30 : Thánh Lễ An Táng cử hành tại nhà thờ Tân Lập, Quận 2, Giáo hạt Thủ Thiêm, TGP.Saigon.

Sau đó mai táng tại Đất thánh Giáo xứ Tân Lập, Quận 2, 
Giáo hạt Thủ Thiêm, TGP.Saigon.

Thuận Phát, ngày 02 tháng 01 năm 2015
Kính báo
Hội Đồng Mục Vụ
Gx.THUẬN PHÁT
và Gia Đình

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI HOÀ BÌNH 2015


Sứ điệp của ĐTC Phanxicô nhân ngày Hòa Bình Thế Giới 2015

 
1. Khởi đầu năm mới này, khoảnh khắc chúng ta đón nhận ân sủng của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại, tôi xin chân thành gửi lời chúc bình an đến mọi người nam nữ, cũng như cho mọi dân tộc và quốc gia trên thế giới, các nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ, và các chức sắc của tôn giáo, cùng với lời cầu xin để không còn những cuộc chiến tranh, xung đột và những nỗi đau đớn gây ra bởi con người, các dịch bệnh xưa cũng như nay và bởi những tàn phá do thiên tai. Tôi đặc biệt cầu xin để, khi đáp lại lời mời gọi cộng tác của chúng ta với Thiên Chúa và với mọi người thành tâm thiện chí để làm thăng tiến sự đồng tâm nhất trí, chúng ta biết kháng cự lại những cám dỗ xúi giục mình hành xử theo cách không xứng với tư cách làm người của chúng ta.

Trong sứ điệp hòa bình vào tháng giêng năm ngoái, tôi đã nói về “khao khát một cuộc sống tròn đầy… bao hàm ước mong mãnh liệt về một tình huynh đệ thúc đẩy chúng ta đến với những người khác, nơi đó chúng ta nhìn về nhau không phải như những kẻ thù hay đối thủ, nhưng như anh chị em được đón nhận và ôm ấp”.[1] Vì tự bản chất, con người là hữu thể có tương quan, được an bài là phải đi tìm sự tròn đầy qua các tương quan liên vị, được gợi hứng bởi sự công bằng và tình yêu, nên việc nhân phẩm, tự do và tính tự trị được thừa nhận và tôn trọng là rất nền rảng cho việc phát triển của mình. Đáng buồn thay, những tai họa của việc con người trục lợi nhau đã làm hủy hoại nặng nề đời sống hiệp thông và lời mời gọi thắt chặt các tương quan liên vị được đánh dấu bằng sự tôn trọng, công bằng và tình yêu. Hiện tượng ghê tởm này, vốn dẫn tới việc coi thường các quyền cơ bản của người khác và xóa bỏ quyền tự do và nhân phẩm của họ, mang rất nhiều hình thức mà giờ đây tôi xin mạn phép đề cập đến những điều này cách vắn tắt, để dưới ánh sang Lời Chúa, chúng ta có thể xem tất cả mọi người “không còn là những nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau”.

Lắng nghe kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại

2. Đề tài mà tôi chọn cho sứ điệp năm nay được rút ra từ thư của Thánh Phaolô gửi ông Philemôn, trong đó thánh Tông Đồ đã xin cộng sự viên của mình đón nhận Onesimus, trước kia là nô lệ của Philemon, bây giờ đã trở thành một Kitô hữu và vì thế, theo Phaolô, đáng để được xem là một người anh em. Vị Tông đồ dân ngoại viết rằng: “Nó đã xa anh một thời gian để anh có được lại nó vĩnh viễn; không phải được lại một người nô lệ, nhưng thay vì một người nô lệ, thì được một người anh em rất thân mến” (Plm 15-16). Onesimus đã trở thành người anh em của Philemôn khi ông trở thành một Kitô hữu. Như thế, việc quay trở về với Đức Kitô, bắt đầu một cuộc sống là người môn đệ trong Đức Kitô, làm nên một sự tái sinh (x. 2Cr 5,17; 1Pt 1,3) vốn tái tạo lại tình huynh đệ như là mối dây nền tảng của đời sống gia đình và đời sống xã hội.

Trong Sách Sáng Thế (x St 1,27-28), chúng ta đọc thấy rằng Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ, và chúc phúc cho họ để họ có thể lớn lên và sinh sôi nảy nở: Ngài tạo nên người cha Adam và người mẹ Eve, hai người này – khi đáp lại lệnh truyền hãy sinh sôi nảy nở của Chúa – đã làm nên tình huynh đệ đầu tiên, tình huynh đệ giữa Cain và Aben. Cain và Aben là anh em, bởi vì chúng được sinh ra từ cùng một dạ, và như thế, chúng có cùng một nguồn gốc, bản chất và phẩm giá như cha mẹ mình, những người được tạo ra giống Thiên Chúa và theo hình ảnh Thiên Chúa.

Nhưng tình huynh đệ cũng được diễn tả trong sự phong phú và khác biệt giữa anh chị em, cho dù họ được nối kết qua việc cùng do mẹ sinh ra và có cùng bản chất cũng như nhân phẩm. Vì thế, xét như là những anh chị em, tất cả mọi người, tự bản chất, đều có mối tương quan với người khác, những người ấy tuy khác với mình nhưng lại cùng chia sẻ một nguồn gốc, bản chất và phẩm giá. Theo đó, tình huynh đệ làm nên mối dây liên kết các tương quan thiết yếu để xây dựng gia đình nhận loại do Thiên Chúa tạo ra.

Đáng buồn thay, ngay giữa những thụ tạo đầu tiên mà sách Sáng Thế kể lại và việc tái sinh trong Đức Kitô, nơi mà các tín hữu trở nên anh chị em của “con đầu lòng giữa nhiều anh em” (Rm 8,29), đã tồn tại thực tại tiêu cực của tội lỗi, thường phá vỡ tình huynh đệ giữa các thụ tạo và liên tục làm biến dạng nét đẹp và sự cao quý của bản chất là anh chị em của chúng ta trong chính gia đình nhân loại. Cain không những không nâng đỡ Abel mà còn giết Abel vì lòng ganh tỵ và khi làm thế, ông đã làm nên cuộc chiến huynh đệ tương tàn đầu tiên. “Việc Cain đã giết em mình là A-ben cho thấy một thảm kịch của sự khước từ triệt để ơn gọi làm anh em của Cain. Câu chuyện của họ (x. St 4,1-16) chỉ ra nhiệm vụ khó khăn mà mọi người nam và nữ được mời gọi, để sống như một, mỗi người phải quan tâm đến người khác.[2]

Cũng như trong câu chuyện của gia đình ông Noê và con cái ông (x. St 9,18-27), Cam không tôn trọng cha mình là Noê, khiến Noê quyền rủa đứa con hỗn láo này và chúc phúc cho những đứa khác, những người kính trọng ông, điều này tạo ra một sự không công bằng giữa những anh chị em cùng một mẹ sinh ra.

Trong trình thuật về nguồn gốc của gia đình nhân loại, tội làm cách ly với Thiên Chúa, với cha ông ngày xưa và với anh em, đã nói lên việc loại trừ sự hiệp thông với nhau và nó được biểu lộ trong một nền văn hóa chinh phục (x. St 9,25-27), với những hậu quả đan xen và kéo dài từ thế hệ này đến thế hệ kia: loại trừ người khác, đối xử tệ bạc giữa con người, bạo lực đến nhân phẩm và các quyền cơ bản và cơ chế hóa của sự bất công. Từ đây, ta thấy cần phải hoán cải liên lỉ trở về với Giao Ước, được thực hiện trọn vẹn bởi hiến tế của Đức Giêsu trên thập giá, với niềm tin rằng “nơi nào càng nhiều tội lỗi, nơi đó ân sủng càng chứa chan… nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 5,20.21). Đức Kitô, Người Con yêu dấu, đã đến để mặc khải tính yêu của Chúa Cha dành cho nhân loại. Những ai nghe Tin Mừng và đáp lại lời mời gọi hoán cải thì trở thành “anh chị em và là mẹ” của Đức Giêsu (Mt 12,50), và vì thế được Thiên Chúa Cha nhận làm con (x. EP 1,5).

Nhưng người ta không trở thành một Kitô hữu, một người con của Cha và là anh chị em trong Đức Kitô, xét như là mệnh lệnh của Chúa, nếu không thực thi quyền tự do cá nhân, nghĩa là, nếu không được hoán cải trở về với Đức Kitô một cách tự do. Trở thành một người con của Chúa thì thiết yếu phải được nối kết với sự hoán cải: “Sám hối, và chịu phép rửa, mỗi người trong anh em, nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha thứ tội lỗi và anh em sẽ lãnh nhận ân sủng của Thánh Thần” (Cv 2,38). Tất cả những ai đáp lại lời rao giảng của Phêrô bằng đức tin và với cuộc sống của mình thì đi vào trong tình huynh đệ của cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên (x. 1Pr 2,17; Cv 1,15.16; 6,3; 15,23): Do Thái và Hy Lạp, nô lệ và tự do (x. 1Cr 12,13; Gl 3,28) trong đó sự khác biệt về nguồn gốc và tình trạng xã hội không làm giảm đi nhân phẩm của bất cứ ai hay không cho bất cứ người nào thuộc về Dân Chúa. Vì thế, cộng đoàn Kitô giáo là một nơi hiệp thông, nơi đó mọi người sống trong tình yêu như anh chị em (x. Rm 12,10; 1 Tx 4,9; Dt 13,1; 1Pr 1,22; 2Pr 1,7).

Tất cả những điều này cho thấy làm thế nào Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, qua đó Thiên Chúa làm “mọi sự trở nên mới” (Kh 21,5)[3], có thể cứu vãn các tương quan giữa con người, bao gồm cả tương quan giữa nô lệ và ông chủ, bằng cách làm sáng tỏ những điều mà cả hai đều có chung: cùng được nhận làm con và mối dây tình huynh đệ với Đức Kitô. Chính Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ vì tôi tớ không biết việc chủ làm, nhưng thầy gọi anh em là bạn hữu vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15)

Nhiều bộ mặt nô lệ hôm qua và hôm nay

3. Từ thời xa xưa, các xã hội khác nhau đã biết đến hiện tượng người thống trị người. Đã từng có những giai đoạn trong lịch sử nhân loại, nơi đó cơ cấu nô lệ được chấp nhận các rộng rãi và được luật ghi nhận. Điều này quy định những ai được sinh ra tự do và những ai sinh ra là nô lệ, cũng như những điều kiện mà qua đó một người vốn sinh ra là tự do nhưng có thể bị mất đi quyền tự do của mình hay có lại nó. Nói cách khác, chính luật pháp cũng thừa nhận rằng một số người nào đó có thể hay phải bị xem là tài sản của người khác, có quyền tự do quyết định trên số phận người ấy; một nô lệ có thể bị mua bán, chuyển giao hay mua được, như thể họ là một món hàng thương mại.

Ngày nay, với sự phát triển tích cực của ý thức con người, nạn nô lệ, vốn được xem như là một tội ác chống lại nhân loại,[4] đã chính thức bị xóa bỏ trên tòa thế giới. Quyền của mỗi người không được bị xem là nô lệ hay phụ thuộc như nô lệ được thừa nhận trong luật quốc tế như là một điều khoản bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, bất chấp cộng đồng quốc tế đã ký kết rất nhiều hiệp ước nhắm tới việc chấm dứt nạn nô lệ dưới nhiều hình thức, và đã khởi động nhiều chiến dịch khác nhau để chống lại nạn này, hàng triệu người ngày nay – trẻ em, đàn ông và đàn bà đủ mọi lứa tuổi – vẫn bị trút bỏ quyền tự do và bị buộc phải sống trong những điều kiện giống như các nô lệ.

Tôi nghĩ đến nhiều lao động nam và nữ, cả những người trẻ tuổi, bị nô dịch hóa trong nhiều khu vực khác nhau, dù là chính thức hay không chính thức, từ việc công việc trong nhà cho đến việc nông nghiệp, từ các nhà máy công nghiệp đến hầm mỏ, tại nhiều nước những quy định về lao động không khớp với những quy định và chuẩn mực quốc tế tối thiểu, hay thậm chí là phi pháp khi trong hệ thống pháp luật của mình, không hề có những quy định nào bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tôi cũng nghĩ đến điều kiện sống của nhiều người tị nạn, mà, trong cuộc phiêu lưu đầy bi kịch, đã phải chịu đói khát, đã bị tước bỏ tự do, bị cướp mất của cải hay bị lạm dụng thể lý và tính dục. Trong số ấy, tôi nghĩ đến những ai, để đến được nơi cần đến sau hành trình mệt rã rời với đầy những sợ hãi và không an toàn, bị giam giữ trong những điều kiện hết sức tàn nhẫn. Tôi nghĩ đến những người, vì những lý do kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, bị buộc phải sống chui rúc và những người, để được xem là hợp pháp, phải đồng ý sống và làm việc trong những điều kiện không xứng hợp, đặc biệt là khi luật quốc gia tạo ra hoặc cho phép một sự lệ thuộc về cấu trúc của các công nhân tị nạn đối với chủ lao động, như, ví dụ khi quy định rằng việc cư trú hợp pháp phải phụ thuộc vào hợp đồng lao động… Vâng, tôi nghĩ đến nạn “nô lệ lao động”.

Tôi cũng nghĩ đến những người bị buộc phải đi vào con đường mại dâm, nhiều người trong số họ còn rất nhỏ, nạn nô lệ và nô lệ tình dục; đến những phụ nữ bị buộc phải kết hôn, những người bị bán trong những vụ kết hôn được sắp xếp hay những phụ nữ khi chồng chết thì bị chuyển cho một người thân của chồng như tài sản thừa kế mà không cần biết cô ta có đồng ý hay không.

Tôi cũng không thể không nghĩ đến tất cả những ai, trẻ cũng như lớn, là đối tượng của nạn buôn bán cơ phận, bị bắt nhập ngũ, để xin ăn, để phục vụ cho những hoạt động phi pháp như sản xuất và buôn bán ma túy, hay để phục vụ cho những hình thức trá hình của nhận con mang tính quốc tế.

Cuối cùng, tôi nghĩ đến tất cả những ai bị bắt cóc và giam giữ bởi những nhóm khủng bố, bị nô dịch hóa cho những mục đích của họ như là những chiến binh hay, trên hết trong những trường hợp các thiếu nữ và phụ nữ, bị sử dụng như là những nô lệ tình dục. Nhiều người trong số này đã biến mất trong khi những người khác thì bị bán vài lần, bị tra tấn và bị hành hạ hay bị giết.

Một vài nguyên nhân sâu xa của nạn nô lệ

4. Ngày nay, cũng như trong quá khứ, gốc rễ của nạn nô lệ xuất phát từ quan niệm con người cho phép đối xử nhau như một đối tượng. Khi nào tội lỗi phá hỏng trái tim con người và làm ngăn cách chúng ta với Tạo Hóa cũng như với tha nhân, thì tha thân không còn được xem là những hữu thể có cùng phẩm giá, như là anh chị em cùng chia sẻ nhân tính, nhưng là những đối tượng. Được tạo ra giống Thiên Chúa và theo hình ảnh Thiên Chúa, nhưng bằng sự cưỡng bức, sự lừa dối, hay bằng những ép buộc về thể lý hay tâm lý, Con người đã bị tước đoạt sự tư do của mình, bị bán và bị giảm thiểu xuống thành hàng hóa của một số người; bị đối xử như là phương tiện chứ không phải như cùng đích.

Cùng với nguyên nhân mang tính hữu thể học này – việc loại trừ nhân tính của người khác –, cũng còn có những nguyên nhân khác giúp giải thích những hình thức nô lệ tân thời. Trong số những nguyên nhân này, tôi nghĩ trước hết đến sự nghèo khổ, việc chậm phát triển và sự loại trừ, đặc biệt là khi nó cùng tồn tại với việc thiếu đi nguồn đào tạo hay với một thực tại được đánh dấu bởi sự khan hiếm, nếu không muốn nói là không có, những cơ hội việc làm. Thông thường, các nạn nhân của nạn buôn người và nô dịch là những người tìm cách thoát khỏi hoàn cảnh quá nghèo, họ vội tin theo lời hứa hão sẽ có việc làm, và họ thường rơi vào tay những mạng lưới tội phạm tổ chức các chuyến buôn người. Những mạng lưới này rất tinh vi trong việc sử dụng những phương tiện truyền thông hiện đại để dụ dỗ những người trẻ và rất trẻ ở nhiều vùng miền trên thế giới.

Nạn hối lộ của những ai sẵn sàng bất cứ việc gì để làm giàu cũng là một nguyên nhân khác của nạn nô lệ. Thực ra, những người thực hiện việc nô dịch và buôn bán người thường phải mưu chuộc cả một hệ thống trung gian phức tạp, một số thành viên của lực lượng cầm quyền hay các viên chức hay các thể chế dân sự và quân đội. “Điều này xảy đến khi nằm ở vị trí trung tâm của hệ thống kinh tế là tiền bạc, chứ không phải là con người. Vâng, ở vị trí trung tâm của hệ thống kinh tế hay xã hội phải là con người, hình ảnh Thiên Chúa, được dựng nên để làm bá chủ vũ hoàn. Khi con người bị đồng tiền thay thế, các giá trị sẽ bị đảo lộn”.[5]

Những nguyên nhân khác của nạn nô lệ là những xung đột vũ trang, bạo lực, hoạt động tội phạm và khủng bố. Nhiều người đã bị bắt cóc để đem bán, bắt đi chiến đấu như binh lính, hay bị khai thác tình dục, trong khi những người khác thì buộc phải đi tị nạn, bỏ lại mọi thứ đàng sau tất cả những gì họ có: đất nước, nhà cửa, của cải và thậm chí là các thành viên trong gia đình mình. Họ buộc phải đi tìm kiếm một sự thay đổi cho những điều kiện khủng khiếp này dù phải đánh liều nhân phẩm cá nhân và sự sống còn của mình, rồi theo đó, họ liều mình đi vào trong vòng xấu xa này khiến họ trở thành con mồi của bao nỗi thống khổ, mục nát và những hậu quả tại hại khôn lường.

Cùng dấn thân để xóa bỏ nạn nô lệ

5. Thông thường, khi suy xét về hiện trạng buôn người, về việc buôn bán bất hợp pháp những người tị nạn và những hình thức nô lệ được công nhận hay không công nhận, người ta có một ấn tượng là chúng xảy đến là do sự thờ ơ chung của mọi người.

Thật đáng buồn, nếu điều này đúng, tôi xin mạn phép gợi nhắc lại rất nhiều nỗ lực thầm lặng mà các dòng tu, đặc biệt là các dòng tu nữ, trong nhiều năm qua đã làm để trợ giúp các nạn nhân. Những dòng tu này đã hoạt động trong những hoàn cảnh rất khó khăn, bị vây bủa bởi những vụ bạo lực, nhưng luôn cố gắng để phá bỏ những mắc xích vô hình trói buộc những nạn nhân với những kẻ buôn người và bóc lột người; những mắc xích đó được làm nên từ một chuỗi nhưng liên kết, mỗi mắc xích được tạo thành từ nhiều cơ chế tâm lý tinh vi, làm cho các nạn nhân phụ thuộc vào những người bóc lột, được thực thi bằng những lá thư tống tiền và những đe dọa dành cho họ và những người thân của họ, cũng như bằng những phương tiên vật chất như tước đoạt giấy tờ tùy thân của họ và bạo lực thể lý. Hoạt động của các dòng tu được thực thi chính yếu dưới ba lĩnh vực chính: cung cấp trợ giúp cho các nạn nhân, giúp phục hồi dưới khía cạnh tâm lý và giáo dục, giúp họ tái hội nhập vào xã hội nơi nơi họ đến hay xã hội gốc của họ.

Nhiệm vụ rộng lớn này, vốn đòi hỏi lòng dũng cảm, kiên nhẫn và bền bỉ, xứng đáng được đánh giá cao trong toàn thể Giáo Hội và xã hội. Tuy nhiên, tự bản thân nó không đủ để tự nhiên xóa bỏ vết thương của việc bóc lột người. Cũng cần một sự dấn thân ba chiều trên cấp độ thể chế trong việc ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân và truy tố trước pháp luật những kẻ vi phạm. Tuy nhiên, vì các tổ chức tội phạm có mạng lưới toàn cầu để đạt được mục tiêu của chúng, nên những nỗ lực để xóa bỏ hiện tượng này cũng đòi phải có một nỗ lực chung mang tính toàn cầu của tất cả các bộ phận khác nhau của xã hội.

Các quốc gia phải đảm bảo rằng luật pháp của mình về những người tị nạn, việc lao động, việc nhận con nuôi, việc vận chuyển hàng hải và việc mua bán các sản phẩm do lao động nô lệ sản xuất ra phải thực sự tôn trọng nhân phẩm của con người. Cần có những điều luật công bằng, đặt trọng tâm vào con người, đảm bảo các quyền nền tảng và phục hồi lại những quyền đó khi chúng bị xâm phạm, phục hồi lại các quyền đó cho những ai là nạn nhân và đảm bảo sự an toàn cá nhân của họ và còn thêm những cơ chế hữu hiệu để kiểm soát việc áp dụng đúng đắn những điều này để không còn chỗ cho hối lộ hay bỏ sót tội phạm. Vai trò của phụ nữ trong xã hội cũng phải được thừa nhận, hoạt động trên bình diện văn hóa và truyền thông để đạt được những kết đáng hy vọng.

Các tổ chức liên chính phủ, trong khi giữ nguyên tắc phân chia quyền lực, cũng được mời gọi để phối hợp những sáng kiến để chiến đấu chống lại các mạng lưới xuyên quốc gia các tội phạm có tổ chức thực hiện các hoạt động buôn người và buôn bán người tị nạn trái phép. Việc hợp tác là rất cần thiết trên nhiều lĩnh vực, liên quan đến các thể chế quốc gia và quốc tế, cũng như các cơ quan của xã hội dân sự và thế giới tài chính.

Các cơ sở thương mại[6] có nhiệm vụ đảm bảo những điều kiện làm việc có nhân phẩm và đồng lương tương xứng với người lao động, đồng thời cũng phải cảnh giác để những hình thức của nô dịch hóa hay buôn bán người không được tìm thấy chỗ trong chuỗi phân phối. Cùng với trách nhiệm xã hội của các cơ sở thương mại, cũng cần có trách nhiệm xã hội của những người tiêu dùng. Thực ra, mỗi người phải có ý thức rằng “việc mua bán luôn là một hành vi luân lý, chứ không chỉ mang tính kinh tế”.[7]

Các tổ chức trong xã hội dân sự, về phần mình, có nhiệm vụ khơi dậy và thúc đẩy lương tâm trên những bước cần thiết để đấu tranh và nhổ tận gốc rễ nền văn hóa nô dịch.

Trong những năm gần đây, Tòa Thánh, khi cảm thấu được tiếng kêu gào đau khổ của các nạn nhân của nạn buôn người và tiếng nói của các dòng tu trợ giúp họ trên con đường hướng đến tự do, đã nhiều lần đề bạt những thỉnh nguyện lên cộng đồng quốc tế để các tổ chức khác nhau được thống nhất những nỗ lực và cộng tác nhằm loại trừ vết thương này.[8] Những cuộc gặp gỡ được được tổ chức để lôi kéo sự chú ý của mọi người đến hiện tượng buôn bán người và tạo điều kiện hợp tác giữa các cơ quan khác nhau, trong đó có các chuyên gia của giới học thuật và tổ chức quốc tế, lực lượng cảnh sát từ các nước gốc, nước chuyển giao và nước đến để người tị nạn và các đại diện của các nhóm trong Giáo Hội làm việc với các nạn nhân. Tôi hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục mở rộng hơn trong những năm tới đây.

Toàn cầu hóa tình huynh đệ, chứ không phải nô lệ hay sự thờ ơ

6. Trong việc “loan báo chân lý tình yêu của Đức Kitô trong xã hội”[9], Giáo Hội luôn dấn thân không ngừng trong các hoạt động bác ái xuất phát từ chân lý về con người. Giáo Hội có nhiệm vụ phải phơi bày ra mọi con đường dẫn đến việc hoán cải, cho phép chúng ta thay đổi cái nhìn về những người thân cận của mình, để nhận ra nơi những người khác ấy, dù là ai, người anh chị em trong một gia đình nhân loại, và để thừa nhận phẩm giá bẩm sinh của họ trong chân lý và tự do, như câu chuyện của Josephine Bakhita soi sáng cho chúng ta. Đây là vị thánh xuất thân từ vùng Darfur của Sudan, người đã bị bắt cóc bởi những người buôn bán nô lệ và bị bán cho những ông chủ tàn ác khi thánh nhân chỉ mới 9 tuổi, và sau đó, từ chính những kinh nghiệm đau thương này, thánh nhân đã trở nên một “ái nữ tự do của Thiên Chúa” nhờ đức tin sống trong sự hiến dâng sốt sắng và trong sự phục vụ người khác, đặc biệt là những người thấp bé và bất lực nhất. Vị thánh này, người đã sống giữa thế kỷ 19 và 20, ngày nay vẫn có thể trở thành một mẫu gương điển hình cho niềm hy vọng[10] cho nhiều nạn nhân của nạn nô lệ; ngài có thể nâng đỡ cho những nỗ lực của những ai dấn thân trong cuộc đấu tranh chống lại “vết thương trên thân mình của nhân loại đương thời, một vết thương trên thân xác của Đức Kitô”.[11]

Dưới viễn tượng này, tôi muốn mời gọi mỗi người, theo vai trò và trách nhiệm riêng của mình, hãy thực thi hành vi huynh đệ đối với những ai đang bị giam giữ trong tình trạng nô dịch. Chúng ta hãy tự hỏi mình, xét như là những cá nhân và cộng đoàn, liệu chúng ta có cảm thấy bị tra vấn không khi, trong cuộc sống hàng này, chúng ta gặp gỡ hay đối mặt với những người đã là nạn nhân của nạn buôn người, hay khi chúng ta phải lựa chọn không biết có nên mua những sản phẩm mà có thể đã được làm ra từ việc bóc lột những người khác. Một vài người trong chúng ta, do thờ ơ, hay vì chúng ta quá bận tâm đến những nhu cầu thường ngày, hay vì những lý do kinh tế, đã khép mắt lại trước điều này. Tuy nhiên, những người khác lại quyết định làm điều gì đó tích cực, họ tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự hay thực hành những cử chỉ nhỏ hàng ngày – nhưng lại có giá trị cao! – như nói một lời nói, một lời chúc sức khỏe, một lời chào hay một nụ cười. Những điều này chẳng làm chúng ta mất mát gì cả nhưng chúng có thể trao ban niềm hy vọng, mở những cánh cửa, thay đổi cuộc sống của người khác, những người phải sống cách lén lút và cũng có thể thay đổi cuộc sống của chính chúng ta đối với thực tại này.

Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta đang đối mặt với một hiện tượng toàn cầu vượt quá khả năng của bất cứ một cộng đồng hay quốc gia nào. Để có thể loại trừ nó, chúng ta cần một sự huy động ở một mức độ ngang tầm với chính hiện tượng đó. Vì thế, tôi khẩn thiết nài xin tất cả anh chị em thiện chí, và tất cả những ai dù xa hay gần, bao gồm những cấp độ cao nhất của các thể chế dân sự, những ai chứng kiến nỗi đau của nạn nô lệ tân thời, đừng thỏa hiệp với sự dữ này, đừng quay mặt đi trước những nỗi đau của anh chị em mình, của đồng loại mình, những người đã bị tước đoạt tự do và nhân phẩm, nhưng hãy có dũng lực để đụng đến thân thể đau đớn của Đức Kitô,[12] được biểu lộ nơi khuôn mặt của vô số những con người mà chính Ngài gọi là “những người anh em bé mọn của Ta” (Mt 25,40.45)

Chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẽ hỏi mỗi người chúng ta rằng: “Ngươi đã làm gì em ngươi vậy?” (x. St 4,9-10). Toàn cầu hóa sự thờ ơ, vốn ngày nay đè nặng trên cuộc sống của nhiều anh chị em của chúng ta, đòi buộc chúng ta phải làm nên một sự toàn cầu hóa tình liên đới và tình huynh đệ, để có thể trao ban lại cho họ niềm hy vọng mới và giúp họ tiếp tục bước đi với sự dũng cảm qua những vấn đề của thời đại chúng ta và những chân trời mới mở ra và được Thiên Chúa đặt để vào tay chúng ta.

Từ Vatican, 8.12.2014

Chuyển dịch từ bản Ý ngữ: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ


[1] Số 1.

[2] Sứ Điệp Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2014, 2.

[3] X. Hiến Chế Vui Phúc Âm, 11

[4] X. Diễn Văn Dành Cho Các Đại Biểu Quốc Tế Của Hiệp Hội Luật Hình sự, 23.10.2014: L’Osservatore Romano, 24 Ottobre 2014, tr.4

[5] X. Diễn Văn Dành Cho Các Tham Dự Viên của Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới của Phong Trào Popolari, 28.10.2014: L’Osservatore Romano, 29 Ottobre 2014, tr.7

[6] X. HỘI ĐỒNG CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH, Lời mời gọi của lãnh đạo các cơ sở thương mại. Một suy tư. Milano và Roma, 2013.

[7] Benedetto XVI, Lett. enc. Caritas in veritate, 66.

[8] X. Sứ điệp gửi Ông Guy Ryder, Tổng Giám Đốc của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, 22.5. 2014: L’Osservatore Romano, 29.5.2014, tr. 7.

[9] Benedetto XVI, Lett. enc. Caritas in veritate, 5.

[10]“Qua việc biết được niềm hy vọng này, thánh nữ đã được “cứu chuộc”, không còn là nô lệ nữa, nhưng là ái nữ tự do của Thiên Chúa. Ngài hiểu được điều mà thánh Phaolô có ý nói đến khi nhắc nhớ các tín hữu Êphêsô rằng trước khi không có niềm hy vọng và không có Thiên Chúa giữa thế giới – không có niềm hy vọng vì không có Thiên Chúa” (BENEDETTO XVI, Lett.enc. Spe salvi, 3)

[11] Diễn văn dành cho các tham dự viên của Hội Nghị Quốc Tế Chống lại nạn buôn người: Giáo Hội và Thực Thi Luật cùng hợp tác, 10.4.2014: L’Osservatore Romano, 11.4.2014, p. 7; X. Hiến Chế Niềm Vui Phúc Âm, 270.

[12] X. Hiến Chế Niền Vui Phúc Âm, 24; 270

(WGPSG)

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA CHỦ SỰ KINH CHIỀU TẠ ƠN CUỐI NĂM VÀ HÁT THÁNH THI TE DEUM


Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô 
trong kinh chiều tạ ơn cuối năm và hát Thánh Thi Te Deum

Vào lúc 5h chiều thứ Tư 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có hơn 20 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Rôma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến

Lời Chúa giới thiệu với chúng ta ngày hôm nay một cách đặc biệt ý nghĩa của thời gian, trong ý thức rằng thời gian không phải là một thực tại xa lạ đối với Thiên Chúa, vì Ngài đã muốn mạc khải chính Ngài và muốn cứu chúng ta trong dòng lịch sử. Ý nghĩa của thời gian, của đời tạm này, là bầu khí hiển linh của Thiên Chúa, là sự thể hiện của Thiên Chúa và tình yêu vững bền của Ngài. Trong thực tế, thời gian là sứ giả của Thiên Chúa, như Thánh Phêrô thành Favre nói.

Hôm nay Phụng Vụ nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: "Hỡi các con, giờ đã tận" (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về "sự viên mãn của thời gian" (Gl 4: 4). Vì vậy, Phụng Vụ hôm nay chỉ cho chúng ta thấy thời gian - có thể nói là - đã được Đức Kitô, Con Thiên Chúa và Con Mẹ Maria “đụng chạm” đến như thế nào, và nhận được từ Ngài một ý nghĩa mới và đáng ngạc nhiên: nó trở thành "thời gian cứu độ", nghĩa là thời điểm định đoạt của ơn cứu rỗi và ân sủng.

Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, "một thời để được sinh ra và một thời để chết" (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Trong Bài Đọc I trong các buổi Kinh Chiều này, Thánh Tông Đồ Phaolô tóm lược các động lực cơ bản hình thành nên lòng biết ơn của chúng ta với Thiên Chúa: Ngài đã làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài, nên những dưỡng tử của Ngài. Món quà vô giá này lấp đầy chúng ta với lòng biết ơn đầy kinh ngạc! Nhưng có người lại nói: "Sự thật là chúng ta là con người, chẳng nhẽ như thế vẫn chưa phải là con cái của Ngài sao?" Chắc chắn rồi, vì Thiên Chúa là Cha của mỗi người đến trong thế gian này. Nhưng đừng quên rằng chúng ta đã xa lạ với Ngài vì tội nguyên tổ đã tách chúng ta khỏi Cha chúng ta: mối quan hệ hiếu thuận của chúng ta với Thiên Chúa đã bị tổn thương. Vì thế, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến cứu chúng ta bằng giá máu của Ngài. Và nếu có ơn cứu rỗi, thì đó là vì có sự nô lệ. Chúng ta là con cái Ngài, nhưng chúng ta đã thành nô lệ nghe theo tiếng gọi của ác thần. Không ai cứu chúng ta khỏi ách nô lệ cay nghiệt này, ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã mặc lấy xác loài người bởi Đức Trinh Nữ Maria và đã chết trên thập tự giá để giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và khôi phục quan hệ hiếu thuận với Thiên Chúa đã bị đánh mất.

Hôm nay Phụng Vụ nhắc chúng ta rằng “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.... và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Vì thế Thánh Irênê khẳng định: “Đây là lý do Ngôi Lời đã làm người, và là Con Thiên Chúa, Con của nhân loại: đó là để con người, khi hiệp thông với Lời và từ đó đón nhận tình con cái thần thánh, có thể trở thành con của Thiên Chúa: (Adversus Haereses, 3, 19, 1 "PG 7, 939; x Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 460 ).

Đồng thời, chính ân sủng được làm con cái Chúa mà chúng ta dâng lời cảm tạ cũng là một lý do để chúng ta tự vấn lương tâm mình, sửa đổi đời sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta, bằng cách tự hỏi lòng mình: chúng ta sống như thế nào? Chúng ta sống như con cái hay như nô lệ? Chúng ta có sống như những người đã được rửa tội trong Chúa Kitô, được xức dầu bởi Thánh Thần, được cứu thoát và tự do? Hay chúng ta sống trong băng hoại, chạy theo luận lý của thế gian này, làm những gì ác thần xúi chúng ta tin đó là lợi ích của chúng ta? Trong cuộc hành trình hiện sinh của chúng ta luôn luôn có một xu hướng chống lại sự tự do; chúng ta sợ tự do và, một cách nghịch lý, chúng ta vô tình thích ách nô lệ. Sự tự do làm chúng ta sợ hãi bởi vì nó đặt chúng ta trước thời gian và trước trách nhiệm của chúng ta là phải sống cho tốt. Ách nô lệ giản lược thời gian vào một "chốc lát" và chúng ta cảm thấy an toàn hơn, nghĩa là, nó làm cho chúng ta sống phút hiện tại tách biệt khỏi quá khứ và tương lai của chúng ta. Nói cách khác, ách nô lệ cản trở chúng ta sống phút hiện tại đầy đủ và thực sự, vì nó triệt tiêu quá khứ và đóng lại tương lai, khép kín với cõi đời đời. Ách nô lệ làm cho chúng ta tin rằng mình không thể ước mơ, bay bổng, hay hy vọng.

Mấy ngày trước một nghệ sĩ vĩ đại người Ý nói rằng Chúa đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập thì dễ hơn là lấy Ai Cập khỏi trái tim của người Do Thái. "Vâng," họ đã được giải phóng "một cách hữu hình" khỏi chế độ nô lệ, nhưng cuộc hành trình sa mạc với những khó khăn đa dạng và đói khát đã khiến họ bắt đầu cảm thấy hoài cổ, nhớ nhung mảnh đất Ai Cập nơi họ đã "ăn những củ hành, củ tỏi ..." (x. Dân số 11: 5); nhưng họ quên họ đã ăn những thứ ấy ‘tại bàn dành cho nô lệ’. Nỗi nhớ nhung thời nô lệ cũng làm tổ trong trái tim chúng ta, vì nó làm chúng ta yên tâm hơn tự do, là điều xem ra rủi ro quá. Chúng ta hạnh phúc khi bị mê hoặc bởi những pháo hoa tưng bừng biết chừng nào, đẹp đấy nhưng thực ra chỉ kéo dài trong phút giây. Đó là điều đang ngự trị vào thời điểm này!

Phẩm chất sống, và hành động của chúng ta như các Kitô hữu, sự hiện diện của chúng ta trong thành phố này, sứ vụ của chúng ta cho lợi ích chung, sự dự phần của chúng ta trong các tổ chức công cộng và Giáo Hội cũng tùy thuộc vào sự tự vấn lương tâm này.

Vì lý do đó, và cũng trong tư cách Giám Mục Rôma, tôi muốn suy tư về đời sống của chúng ta tại Rôma, vốn dĩ là một hồng ân tuyệt vời, vì điều này có nghĩa là được sống tại kinh thành vĩnh cửu; đặc biệt đối với một Kitô hữu, nó có nghĩa là được trở thành một phần của Giáo Hội đã được thành lập trên chứng tá và máu tử đạo của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Do đó, chúng ta cũng tạ ơn Chúa về điều này. Tuy nhiên, đó cũng là một trách nhiệm lớn lao. Chúa Giêsu đã nói: " Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn. " (Lu-ca 12:48). Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi bản thân chúng ta: trong thành phố này, trong cộng đồng Giáo Hội này, chúng ta là những người tự do hay chúng ta là nô lệ, chúng ta có phải là muối và ánh sáng không? Có phải chúng ta là men không? Hay chúng ta rách nát, vô vị, thù địch, chán nản, ti tiện, và mệt mỏi?

Chắc chắn những vụ tham nhũng thê thảm được vạch trần gần đây, đòi hỏi một sự hoán cải nghiêm chỉnh và có ý thức của con tim cho một sự tái sinh về tinh thần và đạo đức, cũng như cho một cam kết mới để xây dựng một thành phố công chính và liên đới hơn, nơi người nghèo, người yếu thế và những người bị gạt ra ngoài lề phải là trung tâm của những mối quan tâm và hành động hàng ngày của chúng ta. Một thái độ tự do Kitô giáo cao cả và hàng ngày là cần thiết để có sức mạnh rao giảng trong thành phố của chúng ta rằng người nghèo phải được bảo vệ, chứ không phải là bảo vệ chúng ta khỏi những người nghèo; và rằng chúng ta phải phục vụ những người yếu đuối chứ không phải là lợi dụng họ!

Những giáo huấn của một phó tế đơn sơ của kinh thành Rôma này có thể giúp chúng ta. Khi Thánh Lôresensô được yêu cầu mang đến cho người ta xem kho tàng của Giáo Hội, ngài chỉ đơn giản là dẫn đến một số người nghèo. Khi những người nghèo và những yếu thế được chăm sóc, được hỗ trợ để thăng tiến trong xã hội, họ sẽ cho thấy họ là kho báu của Giáo Hội và là kho tàng của xã hội. Thay vào đó, khi xã hội bỏ qua những người nghèo, bách hại họ, biến họ thành tội phạm, và buộc họ gia nhập Mafia, xã hội đó đang nghèo đi đến mức cùng tận của bất hạnh, nó đánh mất tự do của mình, và ưa chuộng "những củ hành, củ tỏi" của thời nô lệ, của ách nô lệ gây ra bởi tính ích kỷ, của sự nhu nhược; và xã hội đó không còn là Kitô nữa.

Anh chị em thân mến,

Kết thúc một năm là tái khẳng định rằng có một "giờ khắc cuối cùng" và một "thời viên mãn". Khi kết thúc năm nay, khi tạ ơn và cầu xin ơn tha thứ, chúng ta nên xin ơn để tiến bước trong tự do hầu sửa chữa những thiệt hại và bảo vệ bản thân chúng ta khỏi nỗi nhớ nhung về thời nô lệ.

Nguyện xin Thánh Nữ Đồng Trinh, Đấng chính là trung tâm trong đền thờ Thiên Chúa, Đấng đã ban Đấng Cứu Thế cho thế giới, khi Ngôi Lời – Đấng đã có từ khởi đầu –hoá thân thành phàm nhân giữa chúng ta; xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận Ngài với một trái tim rộng mở để thực sự được tự do và sống tự do như con cái Thiên Chúa.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum có thể dịch như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện trước hang đá khổng lồ tại đây. 


J.B. Đặng Minh An dịch
(VietCatholic News)

VIDEO THẾ GIỚI NHÌN TỪ VATICAN 26.12.2014 - 01.01.2015

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA ĐỌC KINH TRUYỀN TIN VỚI KHÁCH HÀNH HƯƠNG TRƯA THỨ NĂM 01.01.2015

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

VIDEO ĐỨC THÁNH CHA CỬ HÀNH THÁNH LỄ MẸ THIÊN CHÚA VÀ NGÀY THẾ GIỚI HOÀ BÌNH LẦN THỨ 47 - 01.01.2015



Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô 
trong lễ trọng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa


Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta được nghe lại những lời chúc tụng mà bà Elizabeth đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?” (Lc 1: 42-43).

Lời cầu chúc này là sự liên tục với lời chúc tư tế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Mosê để chuyển đến cho Aaron và cho tất cả mọi người: "Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6: 24-26). Khi cử hành Đại Lễ Đức Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Đức Maria, hơn bất cứ ai khác, đã nhận được phước lành này. Trong Mẹ, lời cầu chúc này được viên mãn, vì không có tạo vật nào khác đã từng nhìn thấy khuôn mặt tỏa sáng của Thiên Chúa như Đức Maria. Mẹ đã mang đến một khuôn mặt nhân sinh cho Lời hằng sống, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngắm Người.

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa, chúng ta cũng có thể ca ngợi và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên từ Bethlehem đã ra về với bài ca tạ ơn sau khi nhìn thấy hài nhi và mẹ Ngài (Lc 2:16). Hai người bên nhau, giống như trên Núi Sọ, vì Chúa Kitô và mẹ Ngài không thể tách rời: có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai người, như giữa mọi trẻ em và mẹ mình. Xương thịt (caro) của Chúa Kitô - như Tertullian đã từng nói, là bản lề (cardo) của ơn cứu rỗi của chúng ta - đã được hình thành trong cung lòng của Đức Maria (x Ps 139: 13). Tính bất khả phân ly này cũng rõ ràng từ thực tế là Mẹ Maria, người đã được tiền định là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, đã chia sẻ sâu sắc toàn bộ sứ mệnh của Chúa, và ở bên cạnh Con mình cho đến cùng trên đồi Canvê.

Mẹ Maria được kết hợp rất chặt chẽ với Chúa Giêsu, vì Mẹ nhận được từ Ngài nhận thức của con tim, và đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm của một người mẹ và của mối quan hệ gần gũi với Con Mẹ. Đức Trinh Nữ là người phụ nữ của lòng tin, là người đã dọn chỗ cho Thiên Chúa trong trái tim mình và trong những hoạch định của đời mình; Mẹ là người tín hữu có khả năng nhận thức nơi ân sủng của Con mình rằng "thời viên mãn" đã gần đến (Gal 4: 4) trong đó chính Thiên Chúa, bằng cách chọn con đường khiêm hạ là hoá thân làm người, đã đi vào lịch sử ơn cứu độ. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không có Mẹ Ngài.

Tương tự như vậy, không thể tách rời Chúa Kitô và Giáo Hội; ơn cứu rỗi hoàn thành bởi Chúa Giêsu không thể hiểu được nếu không đánh giá đúng vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Tách biệt Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội sẽ dẫn đến một sự "phân chia vô lý", như Chân Phước Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông Thư Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Hiện Đại (Evangelii Nuntiandi, 16). Không thể "yêu Chúa Kitô nhưng không yêu Giáo Hội, lắng nghe Chúa Kitô nhưng không lắng nghe Giáo Hội, thuộc về Đức Kitô, nhưng đứng bên ngoài Giáo Hội" (ibid.). Chính Giáo Hội là gia đình vĩ đại của Thiên Chúa, mang Chúa đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một học thuyết hay một thứ triết lý trừu tượng, nhưng là một mối quan hệ thiết yếu và trọn vẹn với một người: là Đức Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để cứu độ chúng ta, và giờ đây đang sống giữa chúng ta. Chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa, chúng ta gặp Ngài trong Giáo Hội. Đó là Giáo Hội mà ngày hôm nay đang dõng dạc nói với chúng ta: "Đây là Chiên Thiên Chúa"; đó là một Giáo Hội, tuyên xưng Ngài; chính là ở trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục ban phát những ân sủng của Ngài qua các phép bí tích.

Hoạt động và sứ vụ của Giáo Hội là biểu hiện tình mẫu tử. Vì Giáo Hội giống như một người mẹ dịu dàng trao ban Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với niềm vui và sự hào phóng. Không có biểu hiện của Chúa Kitô, ngay cả trong những gì là bí nhiệm nhất, có thể tách ra khỏi máu thịt của Giáo Hội, khỏi sự gắn bó lịch sử của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi loại bỏ Giáo Hội, người ta muốn giản lược Chúa Giêsu Kitô thành một ý tưởng, một giáo huấn luân lý, một cảm giác. Nếu không có Giáo Hội, mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô sẽ tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta, vào cách hiểu của chúng ta, và tâm trạng của chúng.

Anh chị em thân mến!

Chúa Giêsu Kitô là phước lành cho mỗi người nam nữ, và cho tất cả nhân loại. Giáo Hội, khi trao Chúa Giêsu cho chúng ta, ban cho chúng ta sự viên mãn những phước lành của Chúa. Đây chính là nhiệm vụ của dân Chúa: đó là truyền bá cho mọi người ơn lành từ trời cao là Thiên Chúa đã hoá thành phàm nhân nơi Chúa Giêsu Kitô. Và Mẹ Maria, người môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất của Chúa Giêsu, mẫu gương của Giáo Hội lữ hành, là một trong những người mở đường cho tình mẫu tử của Giáo Hội và liên tục nâng đỡ sứ mệnh của Giáo Hội là làm mẹ của tất cả nhân loại. Chứng tá từ mẫu của Đức Maria đã đồng hành với Giáo Hội từ thuở ban đầu. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, là mẹ của tất cả những người nam nữ và của mọi dân nước.

Cầu xin Mẹ từ mẫu khấn xin cùng Thiên Chúa cho chúng ta ơn lành trên toàn thể gia đình nhân loại. Hôm nay, Ngày Hòa Bình Thế Giới, chúng ta đặc biệt cầu xin sự cầu bầu của Mẹ xin Chúa ban cho hòa bình trong mọi ngày của chúng ta; bình an trong tâm hồn, bình an trong gia đình, và hòa bình giữa các dân tộc. Thông điệp cho Ngày Hòa bình năm nay là "Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau". Tất cả chúng ta được mời gọi để được tự do, để đều là con cái Chúa, và mỗi người, tuỳ theo trách nhiệm của mình, được mời gọi để chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. Tất cả mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo, hãy hợp lực với nhau. Xin Chúa, là Đấng đã trở thành người tôi tớ để làm cho tất cả chúng ta trở nên anh chị em với nhau, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta. 

J.B. Đặng Minh An dịch
(VietCatholic News)

VIDEO CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2015 - HAPPY NEW YEAR 2015

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2015 - HAPPY NEW YEAR 2015


Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

AUDIO THÁNH LỄ CHÚA NHẬT THÁNH GIA THẤT NĂM B 28-12-2014

Audio Thánh Lễ Chúa Nhật Kính Thánh Gia Thất năm B
05g30 Chúa Nhật ngày 28-12-2014.
Cha khách dâng Lễ.
Ca đoàn Cécilia hát Lễ.



Hữu Toàn.