Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020
Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020
10 ĐIỀU BẠN NÊN LÀM KHI THÁNH LỄ BỊ ĐÌNH CHỈ
WGPSG -- Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các nhà thờ vẫn còn có thể mở cửa để những giáo dân khỏe mạnh có thể đến tham dự Thánh lễ hằng ngày, tuy dù vẫn phải mang khẩu trang, ngồi cách xa nhau, rửa tay bằng thuốc diệt khuẩn trước khi vào nhà thờ, và tuân thủ nhiều quy định khác nữa. Đấy là điều may mắn, nhưng rất nhiều nơi khác không được như thế. Dưới đây là một bài viết dành cho những nơi phải đình chỉ Thánh lễ do đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội...
WGPSG / NCREGISTER -- Hãy nghỉ ngơi trong Trái tim Chúa Kitô và đừng để cho cơn đói Bánh Hằng Sống của bạn tan biến trong thời điểm lịch sử khó khăn này.
Chỉ cần chớp mắt thôi, thế giới đã thay đổi rồi. Cũng có một thời những chế độ áp bức đã ra tay hủy bỏ các Thánh lễ Công giáo, nhưng đại dịch coronavirus (COVID-19) còn làm cho Thánh lễ phải ngưng lại trên toàn thế giới. Khi tôi đang viết bài này thì danh sách những nơi tạm ngưng Thánh lễ đã tăng lên bao gồm hầu hết các giáo phận ở Hoa Kỳ.
Bất kể chúng ta có nghĩ rằng Thánh Lễ sẽ bị tạm ngưng hay không, thì nó vẫn cứ là như thế rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể quên không xem xét đó là mối nguy trôi dạt tâm linh của giáo dân khi Thánh lễ bị đình chỉ.
Thời gian dự lễ rót vào linh hồn ta ân sủng của bí tích Thánh Thể trong khi cộng đoàn thờ lạy Chúa – Đấng đã chết để ta có sự sống vĩnh cửu.
Giáo hội mô tả Thánh lễ như là “cội nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”. Trong Thánh lễ, linh mục thánh hóa bánh và rượu để trở thành Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô như là hy lễ trên Núi Sọ, một lần nữa thực sự hiện diện trên bàn thờ cho chúng ta đón nhận.
Thánh lễ thì không thể thay thế. Chắc chắn có nhiều người cảm thấy mất mát sâu sắc khi không thể tham dự Thánh lễ, tuy nhiên, có bao nhiêu người sẽ dành một khoảng thời gian tương đương như vậy để thay thế bằng các việc thiêng liêng khác? Tạm ngưng bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa nhật không xóa bỏ nghĩa vụ ‘Giữ ngày Chúa nhật’.
Chúa Giêsu đã tự nguyện chịu đau khổ và chịu chết cho chúng ta để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu. Bất kỳ thời gian nào chúng ta dành cho Chúa cũng chính là thời gian chúng ta được nhận lãnh, mặc dù chỉ có vài lần chúng ta cảm nếm được món quà của Chúa, trong khi những lần khác, chúng ta đành hài lòng với việc chỉ biết là có nó mà thôi. Nhưng bất kể là như thế nào, chúng ta vẫn luôn cần dành thời gian để ở với Chúa Giêsu.
Việc không tham dự Thánh lễ cho thấy nguy cơ tuột dốc về mặt thiêng liêng.
Đối với những người vẫn thường xuyên bỏ lễ, thì dù Thánh lễ có bị tạm ngưng hay không – việc dự lễ cũng dễ dàng bị loại ra khỏi danh sách những việc cần làm trong ngày Chúa nhật. Nhưng ngay cả những người Công giáo sùng đạo cũng có nguy cơ mất đi nền tảng tâm linh.
Hãy cứ nhìn xem những sự gián đoạn trong đời sống thường nhật, như một kỳ nghỉ hay khi có bạn bè ghé thăm, ta đã rất dễ bỏ Chúa qua một bên.
Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13).
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta.
1. Xem hoặc nghe Thánh lễ.
Thánh lễ trực tuyến hằng ngày lúc 8 giờ sáng giờ miền Đông nước Mỹ. Bạn có thể xem trên TV hoặc trực tuyến. (Là người Việt Nam, bạn có thể click vào đây để xem Thánh lễ online vào lúc 5g30 sáng, lúc 17g30, và xem lại bất kỳ lúc nào trong ngày.)
2. Đọc và suy niệm những bài đọc thánh lễ mỗi ngày. Các bài đọc có thể tìm thấy ở đây.
3. Đọc kinh Magnificat.
4. Lần hạt Mân Côi và Lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót.
5. Rước lễ thiêng liêng với lời nguyện tự phát, hoặc sử dụng lời cầu nguyện do Thánh Alphonsô Liguori soạn dưới đây:
“Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”
6. Đi chầu Thánh Thể và làm Một Giờ Thánh nếu nhà thờ giáo xứ bạn vẫn mở. Nếu không, hãy truy cập “Chầu Thánh Thể trực tuyến không ngừng” để tham dự giờ Chầu Thánh Thể trong danh sách 13 nhà nguyện phát sóng Chầu Thánh Thể 24/7.
7. Cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những người đã nhiễm coronavirus cùng những người sẽ mắc bệnh trong tương lai và làm Tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ Monte Berico bảo vệ chúng ta thoát khỏi dịch bệnh.
8. Khơi dậy lòng sùng kính nơi người hấp hối để dẫn đưa họ an toàn đi vào vòng tay của Chúa Giêsu. Chính do nguy cơ có thể tử vong đã dẫn đến việc Thánh lễ bị đình chỉ. Nữ tu đáng kính Mary Potter (1847-1913) đã đề cao việc khơi dậy lòng sùng kính nơi những người sắp chết trong cuốn sách “Niềm sùng kính nơi người hấp hối: Mẹ Maria nhắn nhủ con cái yêu dấu của Mẹ”. Chị đã viết rằng chúng ta phải cầu nguyện cho những tội nhân sắp chết được ơn cứu rỗi và những ân sủng đó sẽ được ban lại cho những người thân yêu của chúng ta khi họ hấp hối:
“Niềm sùng kính này sẽ tạo nên niềm vui tuyệt vời biết bao cho Chúa chúng ta - là Tình yêu nhập thể, và cho Đức Mẹ - là Hôn thê của Chúa Thánh Thần! Các thánh nói với chúng ta rằng không có việc từ thiện nào lớn hơn là cầu nguyện và hy sinh cho những người đang hấp hối. Họ đang ở ngưỡng cửa của cõi vĩnh hằng; tình trạng khi họ chết sẽ quyết định sự vĩnh cửu của họ; vì “cây ngả bên nào rồi thì sẽ nằm luôn bên đó.” (Gv 11, 3)
9. Xem video “The Veil Removed - Bức màn được gỡ xuống” để đào sâu niềm yêu mến Thánh lễ. Đoạn video dài 5 phút này sẽ gỡ bỏ bức màn của thế giới này để tỏ lộ việc cử hành siêu phàm của Bí tích Thánh Thể được mô tả trong sách Khải Huyền và được Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly.
10. Mở Kinh thánh ra mà đọc.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết chúng ta có lẽ không bao giờ tưởng tượng được một điều có thể thực sự xảy ra - không chỉ là đại dịch, mà là các Thánh lễ bị đình chỉ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài (Rm 8, 28). Chúng ta hãy sử dụng lúc này như một thời gian để gần gũi hơn với Chúa và sinh hoa trái nhờ gia tăng cầu nguyện và hy sinh vì thiện ích của chính chúng ta và của thế giới.
Patti Armstrong (ncregister) / Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
WGPSG / NCREGISTER -- Hãy nghỉ ngơi trong Trái tim Chúa Kitô và đừng để cho cơn đói Bánh Hằng Sống của bạn tan biến trong thời điểm lịch sử khó khăn này.
Chỉ cần chớp mắt thôi, thế giới đã thay đổi rồi. Cũng có một thời những chế độ áp bức đã ra tay hủy bỏ các Thánh lễ Công giáo, nhưng đại dịch coronavirus (COVID-19) còn làm cho Thánh lễ phải ngưng lại trên toàn thế giới. Khi tôi đang viết bài này thì danh sách những nơi tạm ngưng Thánh lễ đã tăng lên bao gồm hầu hết các giáo phận ở Hoa Kỳ.
Bất kể chúng ta có nghĩ rằng Thánh Lễ sẽ bị tạm ngưng hay không, thì nó vẫn cứ là như thế rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể quên không xem xét đó là mối nguy trôi dạt tâm linh của giáo dân khi Thánh lễ bị đình chỉ.
Thời gian dự lễ rót vào linh hồn ta ân sủng của bí tích Thánh Thể trong khi cộng đoàn thờ lạy Chúa – Đấng đã chết để ta có sự sống vĩnh cửu.
Giáo hội mô tả Thánh lễ như là “cội nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu”. Trong Thánh lễ, linh mục thánh hóa bánh và rượu để trở thành Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Kitô như là hy lễ trên Núi Sọ, một lần nữa thực sự hiện diện trên bàn thờ cho chúng ta đón nhận.
Thánh lễ thì không thể thay thế. Chắc chắn có nhiều người cảm thấy mất mát sâu sắc khi không thể tham dự Thánh lễ, tuy nhiên, có bao nhiêu người sẽ dành một khoảng thời gian tương đương như vậy để thay thế bằng các việc thiêng liêng khác? Tạm ngưng bổn phận tham dự Thánh lễ Chúa nhật không xóa bỏ nghĩa vụ ‘Giữ ngày Chúa nhật’.
Chúa Giêsu đã tự nguyện chịu đau khổ và chịu chết cho chúng ta để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu. Bất kỳ thời gian nào chúng ta dành cho Chúa cũng chính là thời gian chúng ta được nhận lãnh, mặc dù chỉ có vài lần chúng ta cảm nếm được món quà của Chúa, trong khi những lần khác, chúng ta đành hài lòng với việc chỉ biết là có nó mà thôi. Nhưng bất kể là như thế nào, chúng ta vẫn luôn cần dành thời gian để ở với Chúa Giêsu.
Việc không tham dự Thánh lễ cho thấy nguy cơ tuột dốc về mặt thiêng liêng.
Đối với những người vẫn thường xuyên bỏ lễ, thì dù Thánh lễ có bị tạm ngưng hay không – việc dự lễ cũng dễ dàng bị loại ra khỏi danh sách những việc cần làm trong ngày Chúa nhật. Nhưng ngay cả những người Công giáo sùng đạo cũng có nguy cơ mất đi nền tảng tâm linh.
Hãy cứ nhìn xem những sự gián đoạn trong đời sống thường nhật, như một kỳ nghỉ hay khi có bạn bè ghé thăm, ta đã rất dễ bỏ Chúa qua một bên.
Sức hấp dẫn của thế giới bên ngoài nhà thờ hiện nay lớn hơn và mạnh mẽ hơn bên trong nhà thờ, vì vậy chúng ta cần phải ý tứ, kẻo chúng ta sẽ để cho sự tạm ngưng Thánh lễ khiến mình không còn nghe được những tiếng thì thầm của Chúa nữa. (1V 19,11-13).
Dưới đây là một số phương cách để chú tâm. Hãy dành cho Chúa khoảng thời gian không chỉ tương đương với giờ tham dự Thánh lễ, mà còn nhiều hơn một giờ thông thường, vì biết rằng Chúa không hề chịu thua sự quảng đại của ta.
1. Xem hoặc nghe Thánh lễ.
Thánh lễ trực tuyến hằng ngày lúc 8 giờ sáng giờ miền Đông nước Mỹ. Bạn có thể xem trên TV hoặc trực tuyến. (Là người Việt Nam, bạn có thể click vào đây để xem Thánh lễ online vào lúc 5g30 sáng, lúc 17g30, và xem lại bất kỳ lúc nào trong ngày.)
2. Đọc và suy niệm những bài đọc thánh lễ mỗi ngày. Các bài đọc có thể tìm thấy ở đây.
3. Đọc kinh Magnificat.
4. Lần hạt Mân Côi và Lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót.
5. Rước lễ thiêng liêng với lời nguyện tự phát, hoặc sử dụng lời cầu nguyện do Thánh Alphonsô Liguori soạn dưới đây:
“Lạy Chúa Giêsu, con tin thật Chúa ngự trong Bí tích Mình Thánh. Con yêu mến Chúa trên hết mọi sự, cùng ước ao rước Chúa vào linh hồn con. Nhưng, bởi vì bây giờ con không thể rước Chúa được, thì xin Chúa ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng, chẳng khác gì như con được rước Chúa thật. Con xin đón rước Chúa, cùng kết hợp làm một với Chúa cho trọn. Xin Chúa đừng để con lìa bỏ Chúa bao giờ.”
6. Đi chầu Thánh Thể và làm Một Giờ Thánh nếu nhà thờ giáo xứ bạn vẫn mở. Nếu không, hãy truy cập “Chầu Thánh Thể trực tuyến không ngừng” để tham dự giờ Chầu Thánh Thể trong danh sách 13 nhà nguyện phát sóng Chầu Thánh Thể 24/7.
7. Cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho tất cả những người đã nhiễm coronavirus cùng những người sẽ mắc bệnh trong tương lai và làm Tuần chín ngày cầu xin Đức Mẹ Monte Berico bảo vệ chúng ta thoát khỏi dịch bệnh.
8. Khơi dậy lòng sùng kính nơi người hấp hối để dẫn đưa họ an toàn đi vào vòng tay của Chúa Giêsu. Chính do nguy cơ có thể tử vong đã dẫn đến việc Thánh lễ bị đình chỉ. Nữ tu đáng kính Mary Potter (1847-1913) đã đề cao việc khơi dậy lòng sùng kính nơi những người sắp chết trong cuốn sách “Niềm sùng kính nơi người hấp hối: Mẹ Maria nhắn nhủ con cái yêu dấu của Mẹ”. Chị đã viết rằng chúng ta phải cầu nguyện cho những tội nhân sắp chết được ơn cứu rỗi và những ân sủng đó sẽ được ban lại cho những người thân yêu của chúng ta khi họ hấp hối:
“Niềm sùng kính này sẽ tạo nên niềm vui tuyệt vời biết bao cho Chúa chúng ta - là Tình yêu nhập thể, và cho Đức Mẹ - là Hôn thê của Chúa Thánh Thần! Các thánh nói với chúng ta rằng không có việc từ thiện nào lớn hơn là cầu nguyện và hy sinh cho những người đang hấp hối. Họ đang ở ngưỡng cửa của cõi vĩnh hằng; tình trạng khi họ chết sẽ quyết định sự vĩnh cửu của họ; vì “cây ngả bên nào rồi thì sẽ nằm luôn bên đó.” (Gv 11, 3)
9. Xem video “The Veil Removed - Bức màn được gỡ xuống” để đào sâu niềm yêu mến Thánh lễ. Đoạn video dài 5 phút này sẽ gỡ bỏ bức màn của thế giới này để tỏ lộ việc cử hành siêu phàm của Bí tích Thánh Thể được mô tả trong sách Khải Huyền và được Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong Bữa Tiệc Ly.
10. Mở Kinh thánh ra mà đọc.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà hầu hết chúng ta có lẽ không bao giờ tưởng tượng được một điều có thể thực sự xảy ra - không chỉ là đại dịch, mà là các Thánh lễ bị đình chỉ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài (Rm 8, 28). Chúng ta hãy sử dụng lúc này như một thời gian để gần gũi hơn với Chúa và sinh hoa trái nhờ gia tăng cầu nguyện và hy sinh vì thiện ích của chính chúng ta và của thế giới.
Patti Armstrong (ncregister) / Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
CORONAVIRUS: TIẾNG KHÓC TỪ ITALIA
Tình hình Covid-19 vô cùng trầm trọng, hiện tại Italia là nơi chịu dịch bệnh nặng nề nhất thế giới. Tính đến chiều ngày 23 tháng 3. Số ca nhiễm tại Ý là 63.927 và 6.077 người qua đời. Trước sự chủ quan cho rằng, theo thống kê, phần lớn người già với bệnh nền, mới dễ gặp nguy hiểm, người trẻ khỏe không đáng lo trong đại dịch, chúng ta hãy lắng nghe những tiếng khóc than.
Thật không xấu hổ nói rằng: Bố tôi và những người ở đây chết như…
Trước sự đau thương vì mất bố, chị Roberta thuộc vùng Bergamasco (trung tâm vùng dịch tại miền Bắc nước Ý) cay đắng nói: Bố tôi ra đi như thế, thật không đáng chút nào, vì bố tôi không già và cũng chẳng có bệnh gì. Thật không xấu hổ nói rằng: bố tôi và những người ở đây chết như chó như heo.
Các nhà tâm lý nói rằng, bạn không nên suốt ngày theo dõi tin tức về Corona, nên tìm hiểu nhiều chủ đề khác, và chỉ nên đọc tin tức về Covid khoảng 2 lần một ngày là đủ. Họ nói thế, nhưng họ đâu có ở chỗ chúng tôi. Nếu bạn không ở đây thì sẽ không biết được. Suốt ngày chỉ có tiếng còi báo đám tang và tiếng xe cấp cứu. Hằng ngày, tôi phải nhận hàng chục tin nhắn chia buồn từ bạn bè vì có người thân qua đời. Người ta đưa tang không kịp, nên phải xếp quan tài thành dãy trong nhà thờ và đánh số. Cảnh tượng như là chiến tranh.
Bạn đừng tin rằng, chỉ người già người yếu mới chết. Không phải vậy, người trẻ người khỏe cũng có thể chết. Nếu bạn trẻ khỏe, mà bị nhiễm, phải đi bệnh viện, trong khi bệnh viện không có máy trợ thở, không đủ những hỗ trợ cần thiết, thì bạn cũng chẳng sống được. Thế nên, tốt nhất đừng để mình bị nhiễm bệnh. Hãy giữ cho mình và giữ cho người thân. Đừng để rơi vào tình trạng như gia đình tôi.
Anh Emanuele vốn rất mạnh khỏe, đã qua đời ở tuổi 34
Anh không có bất cứ bệnh lý nền nào. Trong vòng hai tuần cuối: anh đi Barcelona (Tây Ban Nha) từ ngày 6 đến 8, và tự cách ly ngày 9, lần đầu sốt là ngày 11, và nhập viện ngày 16 tháng 3.
Sau đây là cuộc gặp gỡ ngắn: 6 giờ chiều chủ nhật đau thương. Có tiếng gõ cửa: “Xin lỗi, đây có phải là nhà cha mẹ của anh Emanuele không ạ ?”. Không thấy tiếng trả lời, tất cả im lặng. Giọng gọi hỏi tiếp tục: “Xin lỗi, tôi biết đây không phải là giờ thích hợp, nhưng có ai ở nhà không ạ… ?” Ngưng một lát, rồi có tiếng thở dài: “Có, tôi đây, tôi là bố của Emanuele… anh muốn hỏi gì ?”. Tiếng nói nhỏ lại, nhẹ lại, hỏi tiếp: “Anh Emanuele có dấu hiệu bệnh, hoặc có vấn đề gì về sức khỏe từ trước tới giờ không ạ ?”. Bố của Emanuele đáp lại ngắn gọn:“Không, nó vẫn ổn, chẳng có bệnh chi cả”. Rồi đột ngột, giọng nói của người bố bỗng thay đổi: “Con tôi rất mạnh khỏe, thích chơi thể thao, không hút thuốc… Bây giờ tôi có thể chào thăm nó được không ?”.
Tin buồn đã ập đến gia đình anh, ở thị trấn trên một ngọn đồi với khí trời trong lành, ngoại thành Roma. Anh từng học trung học và đại học ở Roma. Sau đó làm nhân viên kỹ thuật. Anh là bố của đứa con trai nhỏ mới 6 tuổi.
Qua đời vì bệnh dịch ở tuổi 34, hiện tại anh Emanuele là nạn nhân trẻ nhất trong số 53 người tử vong tại vùng Lazio (thành phố Roma thuộc vùng này, và Lazio nằm ở miền trung nước Ý). Anh ra đi vào đêm thứ bảy sáng chủ nhật vừa qua. Anh qua đời ngay trong phòng điều trị tích cực, sau những khó khăn liên quan đến việc hô hấp đột ngột tăng lên.
Khi anh qua đời, tin tức được báo về cho gia đình, nhưng theo nguyên tắc, cha mẹ của anh chỉ được báo là đến ngay bệnh viện, chứ không được biết tin người con của họ đã ra đi. Thật là vô cùng đau buồn và bất ngờ.
Lời cầu nguyện
Không quên những nước nghèo, người nghèo ở nước giàu, vì thiếu điều kiện y tế hoặc ở ngoài hệ thống y tế, nên không được khám bệnh và không được thống kê vào dịch bệnh. Thế giới có thể không biết đến họ, nhưng gia đình và người thân của họ biết, và chắc chắn Chúa biết rõ từng người ấy.
Một lời cầu nguyện cho người đã khuất. Một lời cầu mong lành bệnh cho ai bị nhiễm. Một lời cầu chúc các bác sĩ và những vị hữu trách, có sức khỏe để giúp người dân. Một lời cầu chúc ai đang lành mạnh, biết gìn giữ bản thân và chăm sóc gia đình mình.
Đưa tin từ Roma,
Tứ Quyết SJ
Nguồn: dongten.net
(WGPSG)
Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020
BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT CÁC BÍ TÍCH: SẮC LỆNH TRONG THỜI ĐIỂM ĐẠI DỊCH VIÊM PHỔI VIRUT VŨ HÁN
Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích
Số 153/20
Sắc lệnh
trong thời điểm đại dịch COVID-19
trong thời điểm đại dịch COVID-19
Trong thời khắc khó khăn mà chúng ta đang sống với đại dịch Covid-19, và khi xem xét các trường hợp không thể cử hành phụng vụ trong thánh đường [với sự tham dự của cộng đoàn] theo sự hướng dẫn của các Giám mục trong lãnh thổ thuộc quyền các ngài, nhiều vị đã gửi đến Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích một số thắc mắc liên quan đến việc cử hành đại lễ Phục Sinh sắp tới. Nay chúng tôi xin gửi đến các Giám mục những chỉ dẫn tổng quát và một số đề xuất về vấn đề này.
1. Ngày lễ Phục sinh. Vì là tâm điểm của cả Năm phụng vụ, lễ Phục sinh không đơn thuần là một lễ trọng số các dịp lễ khác. Tam nhật Vượt Qua được cử hành vào ba ngày liền nhau, được chuẩn bị với mùa Chay và đạt tới cao điểm vào ngày lễ Ngũ Tuần, vì thế không được dời lễ Phục Sinh sang một ngày khác.
2. Lễ Truyền Dầu. Sau khi lượng xét tình hình thực tế tại các địa phương, Giám mục có quyền dời lễ này vào một ngày khác muộn hơn.
3. Hướng dẫn cử hành Tam nhật Vượt Qua. Tại những nơi mà chính quyền và giáo quyền đã công bố là khu vực hạn chế sinh hoạt, phải cử hành Tam nhật thánh theo phương thức sau đây :
Các Giám mục sẽ đưa ra những hướng dẫn, sau khi đã được Hội Đồng Giám Mục đồng thuận, sao cho tại Nhà thờ Chính Tòa và nhà thờ các giáo xứ, kể cả khi không có cộng đoàn tín hữu hiện diện tham dự, Giám mục và các cha xứ vẫn cử hành các mầu nhiệm phụng vụ của Tam nhật Vượt Qua. Phải thông báo về thời gian cử hành nghi thức để các tín hữu có thể hợp ý cầu nguyện ngay tại nhà riêng của họ. Trong trường hợp này, các phương tiện truyền hình trực tuyến (không phải những chương trình ghi hình phát lại) sẽ giúp ích nhiều cho các tín hữu.
Hội đồng Giám mục và từng giáo phận nên đề xuất những cách thức cầu nguyện cho các gia đình và cá nhân.
Thứ Năm Tuần Thánh. Tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ, các cha xứ có thể cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào buổi tối. Trong ngày này, tất cả các linh mục đều được ban năng quyền đặc biệt để cử hành Thánh Lễ tại một nơi thích hợp, dù không có giáo dân tham dự. Không cử hành việc rửa chân, vì đây chỉ là một thực hành mang tính tùy chọn. Sau Thánh Lễ Tiệc Ly không rước kiệu Thánh Thể, Mình Thánh Chúa sẽ được cất giữ tại Nhà Tạm. Các linh mục không thể cử hành Thánh Lễ, sẽ đọc Kinh Chiều Thứ Năm Tuần Thánh để thay thế.
Thứ Sáu Tuần Thánh. Tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ, Giám mục/Linh mục chính xứ sẽ cử hành nghi thức tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa. Trong Lời Nguyện Chung, Giám mục nên nêu thêm ý cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân, những người đã qua đời và những ai đang tuyệt vọng hoặc hoang mang vì dịch bệnh (x. Sách Lễ Rôma, nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, số 13).
Chúa nhật Phục Sinh
Canh thức Phục Sinh. Chỉ cử hành tại Nhà thờ Chính tòa hay các nhà thờ giáo xứ, tùy tình trạng mỗi nơi và trong mức độ cho phép của thẩm quyền liên hệ. Trong phần “Khai mạc trọng thể giờ Canh thức hoặc Nghi thức thắp sáng” không làm phép lửa, sau khi thắp Nến Phục sinh, không rước Nến, hát “Exsultet” ngay để công bố Tin Mừng Phục sinh. Sau đó, cử hành “Phụng vụ Lời Chúa”. Trong phần “Phụng vụ Thánh Tẩy”, chỉ cần “lặp lại lời hứa khi nhận bí tích Thánh Tẩy”, sau đó là “Phụng vụ Thánh Thể”.
Những ai hoàn toàn không thể tham dự giờ Canh thức tại nhà thờ, phải đọc Giờ Kinh Sách Chúa nhật Phục Sinh.
Giám mục giáo phận sẽ có những quyết định riêng cho các đan viện, chủng viện và các cộng đoàn tu sĩ.
Những cách thể hiện lòng đạo đức bình dân và tổ chức kiệu rước trong Tuần Thánh hay Tam nhật Vượt Qua, có thể dời lại vào những ngày thích hợp khác, chẳng hạn ngày 14 và 15 tháng 9, tùy theo quyết định của Giám mục giáo phận.
Theo chỉ thị của Đức Thánh Cha, sắc lệnh chỉ có hiệu lực trong năm 2020.
Ban hành từ trụ sở Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, ngày 19 tháng 3 năm 2020, lễ kính trọng thể Thánh Giuse, Bổn mạng Giáo hội hoàn vũ,
Hồng y Robert SARAH
Bộ trưởng
Hồng y Robert SARAH
Bộ trưởng
+Arthur ROCHE
Tổng Giám mục Thư ký
Tổng Giám mục Thư ký
Chuyển ngữ: Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WGPSG)
Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)