Bắt đầu lúc 05g30 Chúa Nhật, ngày 29.3.2020
Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 18g00 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN BÀ RỊA: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g00 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: TRỰC TUYẾN LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ THÁNH LỄ CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 18g45 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM A
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG: TẠM DỪNG CỬ HÀNH THÁNH LỄ TẬP TRUNG
TÒA GIÁM MỤC PHÚ CƯỜNG
104 Lạc Long Quân, P. Phú Cường,
TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
ĐT: 0274 383 5968 - Fax. 0274 385 5343
Email: vptgmphucuong@gmail.com
Toà Giám mục Phú Cường, ngày 27 tháng 3 năm 2020
THÔNG BÁO VÀ HƯỚNG DẪN MỤC VỤ SỐ 3
Về việc phòng tránh dịch Covid-19
Về việc phòng tránh dịch Covid-19
Kính gửi: Quý cha, quý phó tế, quý tu sĩ, chủng sinh,
và cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Phú Cường.
Anh chị em thân mến,
Trong hoàn cảnh hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp và nguy hiểm, mọi người được kêu gọi chung lòng chung sức và nghiêm túc phòng tránh cơn dịch bệnh này, nhằm bảo vệ tính mạng cho mình và cho mọi người. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi người dân tránh ra đường, không tụ tập đông người. Vì vậy, nhiều giáo phận đã ngưng việc cử hành thánh lễ có giáo dân tham dự, để tránh việc lây lan có thể xảy ra. Sau khi đã cầu nguyện, suy nghĩ và bàn hỏi, tôi xin gửi đến quý cha và anh chị em trong giáo phận một vài điểm như sau:
1. Tạm ngưng cử hành thánh lễ và các sinh hoạt tôn giáo có sự tham dự của cộng đoàn nơi nhà thờ và nhà nguyện các giáo xứ trong giáo phận, từ 00h00 thứ Bảy, ngày 28/3/2020 cho đến khi có thông báo mới.
Tuy nhiên, thánh lễ là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu (x. LG 11), xin quý cha tiếp tục cử hành thánh lễ riêng hằng ngày. Nên mở cửa nhà thờ để giáo dân có thể đến cầu nguyện riêng trước Thánh Thể Chúa.
2. Các cộng đoàn dòng tu, các cơ sở bác ái có nhiều người thường xuyên sống tại chỗ, được cử hành thánh lễ, nhưng không có người bên ngoài vào tham dự.
3. Thánh lễ an táng hoặc hôn phối, vì lý do nào đó không thể thay đổi, thì chỉ những người thân (không quá 20 người) được tham dự và phải tuân thủ các hình thức phòng ngừa.
4. Vì không tham dự thánh lễ và các việc đạo đức chung tại nhà thờ, nên xin anh chị em dành nhiều thời gian hơn để cầu nguyện và suy gẫm Lời Chúa hằng ngày, lần hạt Mân Côi, lần chuỗi Lòng Chúa thương xót, đặc biệt, sốt sắng tham dự thánh lễ trực tuyến và rước lễ thiêng liêng. Mỗi ngày, giáo phận sẽ có thánh lễ được phát trực tiếp và lưu lại trên website của giáo phận: giaophanphucuong.org
- Ngày thường: 05h00
- Ngày Chúa Nhật: 05h00 và 17h30
5. Tuần Thánh và Phục Sinh (Tất cả các nghi thức và thánh lễ sẽ được phát trực tiếp và lưu lại trên website của giáo phận):
a. Chúa Nhật Lễ Lá (05/4/2020): 05h00 và 17h30
b. Thứ Năm Tuần Thánh (09/4/2020):
- Thánh lễ làm phép dầu: 08h00
- Thánh lễ Tiệc Ly: 17h30
- Đàng thánh giá: 15h00
- Nghi thức tưởng niệm Cuộc thương khó của Chúa Giêsu: 17h30
- Canh thức Vượt Qua và thánh lễ vọng Phục Sinh: 20h00
e. Chúa Nhật Phục Sinh (12/4/2020): 06h00 và 17h30
6. Trong hoàn cảnh này, chắc hẳn nhiều người đang gặp những khó khăn trong cuộc sống, với tinh thần bác ái và trong khả năng, xin anh chị em quảng đại chia sẻ.
Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ, nâng đỡ niềm tin của anh chị em và cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt.
Trân trọng kính chào anh chị em.
Đã ấn ký
+ Giuse Nguyễn Tấn Tước
Giám mục Giáo phận Phú Cường
Nguồn: giaophanphucuong.org
(WGPSG)
Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020
GIÁO PHẬN XUÂN LỘC: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BẢY TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN THỨ BẢY TUẦN IV MÙA CHAY.
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Bảy, ngày 28.3.2020
ỦY BAN PHỤNG TỰ: NHỮNG LƯU Ý VỀ TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ
Thánh lễ là “hành vi cao cả được thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa con người” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, Sacrosanctum Concilium, số 7). Vì thế, ở mọi nơi và trong mọi trường hợp, thánh lễ cần phải được chuẩn bị, cử hành và tham dự trong tâm thế và tư thế xứng hợp với giá trị linh thánh của hành vi phụng vụ cao cả này. Đối với nhiều hoàn cảnh đặc thù như tại bệnh viện, trại giam, hoặc những tình huống ngoại thường hay cấm cách, Hội Thánh không ngừng tìm kiếm những phương thế thuận lợi nhất để giúp các tín hữu không ngừng liên kết với Đức Kitô Thượng Tế và nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nhờ đó kín múc dồi dào ân sủng từ suối nguồn Thánh Thể. Ngày nay với những phương tiện kỹ thuật trực tuyến và truyền thông xã hội, các tín hữu có thể tham dự thánh lễ theo nhiều cách thức đa dạng; tuy nhiên, các phương tiện trực tuyến có thể đánh mất tính linh thánh của cử hành phụng vụ. Vì thế, trong hoàn cảnh của đại dịch COVID-19 hiện nay, Ủy ban Phụng tự lưu ý những nguyên tắc chung cho việc cử hành và tham dự thánh lễ trực tuyến như sau:
1. Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (livestream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).
Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.
2. Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SC số 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SC số 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.
3. Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:
- Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;
- Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;
- Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.
Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội loan báo Tin Mừng;
- Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc Âm;
- Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;
- Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.
4. Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:
- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;
- Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;
- Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;
- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;
- Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.
Ngày 27 tháng 03 năm 2020.
Ủy ban Phụng tự
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
1. Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (livestream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).
Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.
2. Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SC số 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SC số 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.
3. Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:
- Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;
- Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;
- Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.
Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội loan báo Tin Mừng;
- Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc Âm;
- Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;
- Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.
4. Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:
- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;
- Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;
- Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;
- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;
- Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.
Ngày 27 tháng 03 năm 2020.
Ủy ban Phụng tự
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
(WGPSG)
CÂY THÁNH GIÁ Ở QUẢNG TRƯỜNG PHÊRÔ VÀ ƠN TOÀN XÁ ‘URBI ET ORBI’
Cây Thánh giá linh thiêng mà Đức Giáo hoàng Phanxicô cầu nguyện vào Chủ nhật tuần trước để xin chấm dứt cơn dịch bệnh covid-19 đã được gỡ xuống và đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, vì vậy nó có thể sẽ có mặt vào ngày Thứ Sáu trong buổi lễ ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Giáo hoàng.
Thánh
giá linh thiêng được tháo ra ở thờ San Marcello al Corso ngày 25 tháng
03. Thành phố Vatican, lúc 03 giờ 10 phút ngày 25 tháng 3 năm 2020 chiều (CNA) |
Theo nhà báo Vatican – Francesco Antonio Grana, cây thánh giá đã được đưa ra khỏi Nhà thờ San Marcello al Corso vào tối thứ Tư và dự kiến sẽ được đặt tạm thời tại Quảng trường Thánh Phêrô, vào thứ Năm.
Sự linh thiêng của cây thánh giá được người dân Rôma tôn kính sau vụ cháy nhà thờ ngày 23-05-1519. Vụ cháy đã thiêu mọi thứ trong nhà thờ nhưng cây thánh giá thì vẫn còn nguyên vẹn.
Sự linh thiêng của cây thánh giá được người dân Rôma tôn kính sau vụ cháy nhà thờ ngày 23-05-1519. Vụ cháy đã thiêu mọi thứ trong nhà thờ nhưng cây thánh giá thì vẫn còn nguyên vẹn.
Chưa đầy ba năm sau, Thành Rôma bị tàn phá bởi bệnh dịch hạch đen. Theo yêu cầu của các tín hữu công giáo Rôma, cây thánh giá đã được rước từ tu viện của Dòng các tôi tớ Đức Maria ở Via del Corso đến Quảng trường Thánh Phêrô, được dừng lại ở mỗi khu phố của Thành Rôma. Cuộc rước kéo dài 16 ngày, từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 8 năm 1522. Khi thánh giá được trả lại cho Thánh Marcellus, thì bệnh dịch đã biến mất khỏi Rôma.
Từ đó, cây thánh giá đã được rước đến Quảng trường Thánh Phêrô, mỗi dịp Năm Thánh Thành Rôma - khoảng 50 năm một lần - và người ta đã khắc trên cây thánh giá tên của mỗi giáo vị Giáo hoàng tham dự đoàn rước đó. Tên vị Giáo hoàng cuối cùng được khắc là của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Ngài đã ôm cây thánh giá này vào “Ngày Tha Thứ”, dịp Năm Thánh 2000.
Nguồn: Truyền thông HĐGMVN
(WGPSG)
TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP PHÉP LÀNH “URBI ET ORBI” VÀO THỨ SÁU 27.3.2020
Bắt đầu lúc 24g00 Thứ Sáu, ngày 27.3.2020
PHÉP LÀNH HẾT SỨC ĐẶC BIỆT CỦA ĐTC VÀO NGÀY 27.3.2020
Chúng ta có thể nói rằng đây là sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Làm thế nào Đức Thánh Cha có thể đến gần hơn với các tín hữu rải rác khắp hành tinh vào thời điểm nghiêm trọng như thế này ?
Đây là câu hỏi mà Đức Phanxicô chắc chắn đã suy tư khi virus corona bắt đầu lan rộng nhanh chóng trên khắp nước Ý và toàn cầu.
Câu trả lời không bao gồm Thánh lễ phát trực tiếp cho mọi người có thể theo dõi Ngài qua Internet, mặc dù thực tế Ngài vẫn đang cử hành như thế mỗi buổi sáng.
Thật vậy, “theo dõi" việc cử hành Thánh lễ qua các phương tiện truyền thông, xét về mặt thần học, không phải là “tham dự”. Không có những Bí tích qua phương tiện truyền thông. Thánh lễ trên truyền hình không thể thay thế Bí tích Thánh Thể. Nếu một người không thể tham dự Thánh lễ, xem một Thánh lễ truyền hình có thể có được một sự trợ giúp tinh thần, nhưng người xem không “tham dự" thực sự vào Bí tích.
Chỉ một mình Đức Giáo hoàng
Vậy thì, Đức giáo hoàng có thể làm gì để khiến chính mình chủ động hiện diện trong cuộc sống của mỗi tín hữu ? Có một hành động độc đáo mà Ngài có thể thực hiện: Phép lành giáo hoàng “Urbi et Orbi", dịch từ tiếng Latin “Cho thành [Roma] và toàn thế giới”.
Đó là một hành động mà không có vị Giám mục nào khác có thể thực hiện, và khác hẳn với Thánh lễ - Phép lành này có thể diễn ra hiệu quả thông qua các phương tiện truyền thông, vì lợi ích của các linh hồn tín hữu.
Vatican đã xác định vài thập kỷ trước rằng những người đón nhận phép lành “Urbi et Orbi" của Đức Thánh Cha qua truyền thanh, truyền hình trực tiếp cũng được lãnh nhận giống như những người hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Sự kiện chưa từng có
Thông thường, Đức Thánh Cha chỉ ban phép lành “Urbi et Orbi" trong ba dịp: khi Ngài được bầu làm Người kế vị thánh Phêrô, vào lễ Giáng sinh và Phục sinh.
Chúng ta có thể nói rằng chưa bao giờ trong lịch sử có một phép lành “Urbi et Orbi" được một vị Giáo Hoàng ban ra một mình ở Quảng trường Thánh Phêrô, được các tín hữu theo dõi trên toàn thế giới như thế. Đó sẽ là một sự kiện lịch sử đặc biệt.
Ơn toàn xá
Phép lành “Urbi et Orbi" tha hình phạt tạm (temporal punishment) bởi những tội đã được tha; nghĩa là ơn toàn xá theo các điều kiện được xác định bởi Giáo Luật và được Giáo lý Giáo hội tuyên bố (Số 1471-1484).
Các điều kiện để nhận được một ơn toàn xá là (Cf. Ân xá bởi Tòa Ân Giải tối cao):
- Có lòng thống hối hoàn toàn dứt bỏ tội lỗi, thậm chí là tội nhẹ;
- Xưng tội;
- Rước lễ (Tốt hơn là rước Lễ khi tham dự Thánh lễ, nhưng đối với ơn toàn xá chỉ cần Hiệp lễ);
- Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.
Vậy, ơn toàn xá là gì ?
Theo thần học Công giáo (Giáo lý Giáo hội Công giáo, số 1422-1498), tội được xóa bỏ qua Bí tích Hòa giải (Xưng tội), để người đó một lần nữa được ơn nghĩa với Thiên Chúa và sẽ được cứu độ nếu người này không tái phạm vào tội trọng.
Nhưng tội lỗi để lại hậu quả là sự rối loạn trong đời sống tín hữu và thế giới ngay cả sau khi xưng tội. Mặc dù tội được tha, nhưng vẫn cần phải khắc phục hậu quả là sự rối loạn này.
Giáo lý Giáo hội Công giáo định nghĩa: “Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha”. (CCC 1471).
Để hiểu thuật ngữ “hình phạt tạm" nghĩa là gì trong bối cảnh này, chúng ta cần lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa việc được Chúa tha thứ tội lỗi và sự cần thiết phải đối mặt với những hậu quả do tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi không chỉ phá vỡ các điều răn của Chúa, mà còn là nguyên nhân gây ra hỗn loạn trong thế giới vốn được Thiên Chúa an bài tốt lành cũng như trong đường lối Ngài quan phòng cho đời sống chúng ta. Trong khi, tội lỗi của chúng ta được tha thứ thực sự và đầy đủ qua bí tích sám hối, thì linh hồn của chúng ta vẫn có thể chịu thiệt hại do hành vi phạm tội của chúng ta gây ra.
Có một số cách chúng ta có thể sửa chữa thiệt hại này, hay gọi là “xóa hình phạt tạm" mà tội lỗi của chúng ta đáng phải chịu. Chẳng hạn, chúng ta có thể làm việc tốt hoặc kiên nhẫn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống. Nếu chúng ta không thể chuộc lại tội lỗi của mình theo cách này trong suốt thời gian ở trần gian, linh hồn chúng ta cuối cùng sẽ cần được chữa lành và thanh tẩy qua những đau khổ ở Luyện Ngục.
Tuy nhiên, có một số vị thánh, qua đời sống nhân đức anh hùng, kiên cường và thánh thiện, các Ngài đã làm quá mức cần thiết để sẵn sàng lên thiên đàng. Nhờ đó, Giáo hội có dư công phúc, được gọi là “kho tàng của Giáo hội" (x. CCC 1467). Dựa vào Giáo lý về mầu nhiệm các thánh cùng thông công (tất cả các Kitô hữu đều có mối liên kết thiêng liêng sâu sắc với nhau), một công đức vượt mức của một Kitô hữu thánh thiện này có thể sẽ chữa lành thiêng liêng cho một linh hồn khác vẫn cần được thanh luyện (CCC 1465).
Chúng ta nhớ lại, Chúa Kitô đã nói với Thánh Phêrô, “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy. “ (Mt 18,18). Do đó, người Công giáo tin rằng Đức Thánh Cha, với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, có quyền phân phát ân sủng dư thừa này cho các Kitô hữu trung thành. Ơn toàn xá chính là hành động chia sẻ những ân sủng này.
Nói cách khác, vì ơn toàn xá hoàn toàn xóa bỏ hình phạt do đó, những người chết mà không tái phạm tội thì không cần phải thanh luyện nơi Luyện ngục và có thể lên thiên đàng (x. CCC, 1030-1032).
Theo Truyền thống, lợi ích của phép lành “Urbi et Orbi" có hiệu quả đối với tất cả những ai đón nhận phép lành với đức tin và lòng sốt sắng, ngay cả khi họ nhận bằng cách nghe hoặc xem trực tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây chính xác là cử chỉ đồng hành độc đáo mà Đức Thánh Cha đã chọn để ban cho mọi tín hữu vào thời điểm này.
Sau đây là bản dịch công thức ban phép lành “Urbi et Orbi", mà Đức Thánh Cha sẽ nói bằng tiếng Latinh vào thứ Sáu này lúc 6:00 tối giờ Roma (tức 24:00 giờ Việt Nam).
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, mà chúng ta tin tưởng vào quyền bính và uy tín của các Ngài, cầu thay cho chúng ta trước mặt Chúa.
Đ: Amen.
Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, tổng lãnh thiên thần Micae, Thánh Gioan Tiền Hô, các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, và tất cả các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót và tha thứ mọi tội lỗi cho anh chị em, và xin Chúa Giêsu Kitô dẫn đưa anh chị em đến sự sống muôn đời.
Đ: Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu ban cho anh chị em ơn toàn xá, tha tội và xóa bỏ mọi tội lỗi của anh chị em, ban cho anh chị em một mùa sám hối chân thực và hiệu quả, một lòng trong sạch, sửa đổi đời sống, ân sủng và sự an ủi của Chúa Thánh Thần và sự kiên tâm làm việc thiện cho tới cùng.
Đ: Amen.
Và xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng, là Cha và Con và Thánh Thần, ngự xuống trên anh chị em và ở lại cùng anh chị em luôn mãi.
Đ: Amen.
~ ~ ~
Bản tiếng Latinh:
Sancti Apostoli Petrus et Paulus: de quorum potestate et auctoritate confidimus, ipsi intercedant pro nobis ad Dominum.
℟: Amen.
Precibus et meritis beatae Mariae semper Virginis, beati Michaelis Archangeli, beati Ioannis Baptistae et sanctorum Apostolorum Petri et Pauli et omnium Sanctorum, misereatur vestri omnipotens Deus; et dimissis omnibus peccatis vestris, perducat vos Iesus Christus ad vitam æternam.
℟: Amen.
Indulgentiam, absolutionem, et remissionem omnium peccatorum vestrorum, spatium veræ et fructuosae pœnitentiae, cor semper paenitens, et emendationem vitae, gratiam et consolationem Sancti Spiritus; et finalem perseverantiam in bonis operibus tribuat vobis omnipotens et misericors Dominus.
℟: Amen.
Et benedictio Dei omnipotentis, Patris, et Filii, et Spiritus Sancti, descendat super vos et maneat semper.
℟: Amen.
Nguồn: phatdiem.org
(WGPSG)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)