Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020
CẦU NGUYỆN CHO ĐÔI TRẺ SONG SINH TRÚC NHI - DIỆU NHI
WGPSG -- “Xin Đấng Tạo Hóa khai sinh ra 2 con một lần nữa với nguyên vẹn hình hài”.
BS Trương Quang Định – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho ca song sinh dính liền sáng 15-7-2020 – đã có những tâm tình như thế trên trang Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Vị bác sĩ này đã chân thành diễn tả cảm xúc của một vị lương y với hai cháu bé 13 tháng tuổi sắp được giải phẫu tách đôi:
“Hai con mới hơn 1 tuổi thôi! Tuổi thơ của con tại sao lại không phải trong nhà, trong công viên, trong vườn thú như các bạn của con, mà lại là kim tiêm và những cuộc dao kéo như là bệnh viện hả con. Cha mẹ đã gần kiệt quệ về tài chánh khi rong ruổi theo hai con suốt hơn 1 năm nay, ông bà già yếu cũng chỉ chắt góp vài đồng lương hưu hỗ trợ. Do không có thu nhập hai vợ chồng cũng đi mượn người thân quen được ít vốn mở shop Giầy online, mới mở cửa được 2 tháng thì phải tạm đóng cửa để tiếp tục chăm lo cho hai bé tới ngày quyết định.
“Bao bỡ ngỡ, thăng trầm đã đủ mùi nếm trải, hôm nay chúng tôi lại đứng trước một thách đố trí não của tạo hóa. Và sáng nay, các bác sĩ sẽ xin phép Đấng Tạo Hóa để khai sinh ra hai con một lần nữa với nguyên vẹn hình hài. Tâm nguyện của chúng tôi là trả lại cho hai bé một cuộc đời lành lặn như bao trẻ khác.
“...Trải qua bao lần hội chẩn không đếm nổi, để ngày hôm nay đi đến quyết định thực hiện công việc này. Một trường hợp hiếm hoi, với thành công không phải là nhiều trong y văn.
“Xin hãy cầu chúc cho đội ngũ 100 người chúng tôi vượt qua cuộc đọ sức trí tuệ vào cả ngày hôm nay”.
Vị bác sĩ này nhớ về thời điểm hơn một năm trước đây:
“Đôi vợ chồng son vừa cưới, vừa có được cặp mụn con đầu lòng đã phải bỏ hết công ăn việc làm để theo sát chăm sóc cho hình hài đặc biệt mà ông trời vô tình ban cho hai con..
Sinh ra với một hình hài không nguyên vẹn, nương tựa nhau bằng những cơ quan, nội tạng duy nhất cho cả hai cá thể. Trúc Nhi và Diệu Nhi đã gắn bó với Nhi đồng Thành Phố từ lúc còn trong bụng mẹ. Lúc đó các bác sĩ đã mường tượng được sự dính nhau phức tạp của hai con, nhưng ba mẹ đã quyết tâm nuôi dưỡng hai con cho đến ngày chào đời. Ngày ấy, bé Diệu Nhi yếu ớt, nhưng thật diệu kỳ mạnh mẽ vượt qua một hành trình đầy sóng gió trong thời kỳ sơ sinh thiếu tháng để bảo toàn sự sống cho cả hai. Đồng hành với con, là các thiên sứ tại Bệnh viện NĐTP ngày đêm chăm sóc để các con mạnh khỏe đến hôm nay.”
Trước hoàn cảnh khó khăn của cặp song sinh này - “cha mẹ đã gần kiệt quệ về tài chánh khi rong ruổi theo hai con suốt hơn 1 năm nay” - diễn viên Tú Vi cầu nguyện trên trang cá nhân cho hai bé Trúc Nhi-Diệu Nhi: “Cầu xin Chúa ban ơn cho 2 con, 2 con khoẻ mạnh. Cô xin gửi một ít chung tay cùng mọi người ủng hộ tinh thần gia đình trong khoảng thời gian này. Cả nhà xin hãy giúp đỡ cho 2 bé và gia đình nha. Mong chúc các y, bác sĩ thành công tuyệt đối”.
Đấy là một số trong những tình cảm đặc biệt hướng về ca giải phẫu trẻ song sinh được thực hiện vào ngày 15-7-2020 tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố HCM.
Hơn 1 năm trước, một sản phụ 25 tuổi tại Quận 9, TP.HCM, mang thai lần đầu, vào tuần lễ thứ 16 của thai kỳ đã được phát hiện mang thai đôi dính nhau vùng bụng chậu, 2 thai có chung 1 dây rốn. Khi mang thai tới tuần thứ 33, sản phụ này đã được các bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán: “Thai chậm tăng trưởng nặng và có dấu hiệu đe dọa tử vong” nhưng cha mẹ quyết tâm giữ để hai con được có cơ hội chào đời.
Sáng ngày 7-6-2019, hai bé gái “song thai dính vùng bụng chậu” đã được các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương mổ sinh an toàn. Hai bé sơ sinh dính liền vùng bụng chậu, tứ chi đầy đủ, 2 cơ quan sinh dục, 1 hậu môn.
Hai bé được ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đưa về bệnh viện để tiếp tục theo dõi, điều trị và nuôi dưỡng với một chế độ đặc biệt, chuẩn bị kỹ cho cuộc mổ tách rời.
Hơn 1 năm chung sống trong cùng một cơ thể với muôn vàn những điều bất tiện, cả Trúc Nhi và Diệu Nhi đã học được cách phối hợp và nhượng bộ đối phương đến mức gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, trong những lần cùng nhau di chuyển không ăn ý, 2 chị em đã vô tình làm tổn thương, cụng đầu và va chạm liên tục trong chiếc nôi được thiết kế chuyên dụng cho 2 em.
Sau quá trình chăm sóc điều trị liên tục, hai bé gái đã được 13 tháng tuổi, nặng 15 kg với các chỉ số phát triển gần với những trẻ bình thường, sức khỏe đảm bảo cho cuộc đại phẫu tách đôi.
Dù quyết định tách dính mang tính táo bạo nhưng chắc chắn sẽ thật nhân văn, Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố đã quyết định phẫu thuật tách dính ca song sinh phức tạp bậc nhất Việt Nam vào ngày 15-7-2020.
Toàn bộ gần 100 nhân viên bao gồm hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên bệnh viện Nhi đồng Thành phố phối hợp hội chẩn nhiều lần cùng với gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước như bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Xuyên Á và Trường Đại học Y Dược TP.HCM để lên kế hoạch phẫu thuật chi tiết.
Khoảng 05g45 ngày 15-7, cặp song sinh Trúc - Diệu được chuyển đến khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.
Hai cháu được đưa vào phòng mổ siêu sạch số 12. Tại đây, các bác sĩ, điều dưỡng, dụng cụ viên, kỹ thuật viên của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiến hành đặt thông tiểu, gây mê cho hai bé.
07g30, êkip gây mê tiến hành gây mê nội khí quản, sát trùng phẫu trường, kê tư thế chuẩn để bắt đầu mổ cho hai bé.
09g51, tại phòng mổ siêu sạch số 11, TS.BS Trương Quang Định - giám đốc bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bắt đầu rạch đường đầu tiên tại vùng da bụng của hai bé song sinh Trúc - Diệu.
Tiếp đến, TS.BS Trần Văn Dương (Bệnh viện Chợ Rẫy) - trưởng nhóm phẫu thuật tạo hình, bắt đầu rạch da, cân cơ và mở bụng tách 2 bé để sau đó nhóm phẫu thuật ngoại tổng quát tiến vào thám sát ruột và thực hiện phương án chia đôi ruột.
10g41, nhóm phẫu thuật viên ngoại niệu tách bàng quang, tử cung, âm đạo, niệu quản.
12g40, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình tách xương chậu của hai bé.
14g07, các bác sĩ đã tách rời xong 2 bé và chuyển qua phòng mổ siêu sạch số 12 để tiếp tục tạo hình, chỉnh hình và đưa các cơ quan nội tạng về vị trí bình thường.
18g40, bé Trúc Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho bé. Bé Diệu Nhi được đưa ra sau đó 05 phút.
10g41, nhóm phẫu thuật viên ngoại niệu tách bàng quang, tử cung, âm đạo, niệu quản.
12g40, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình tách xương chậu của hai bé.
14g07, các bác sĩ đã tách rời xong 2 bé và chuyển qua phòng mổ siêu sạch số 12 để tiếp tục tạo hình, chỉnh hình và đưa các cơ quan nội tạng về vị trí bình thường.
18g40, bé Trúc Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho bé. Bé Diệu Nhi được đưa ra sau đó 05 phút.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã điện thăm hỏi và chúc mừng sự thành công của toàn bộ êkip phẫu thuật tách rời hai bé song sinh.
Bác sĩ Định cho hay đây mới chỉ là thành công bước đầu: “Trải qua ca mổ dài như vậy, việc hồi sức cũng là thử thách, khó khăn cho bệnh viện. Chúng tôi sẽ tập trung nguồn nhân lực để ca mổ hoàn tất trọn vẹn”. Trong kế hoạch dài, hai bé sẽ được theo dõi sức khỏe cho tới lúc 18 tuổi.
(WGPSG)
Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020
ƠN GỌI NÊN THÁNH TRONG HÔN NHÂN
WGPSG -- Hôn nhân là một ơn gọi đặc biệt của Kitô giáo, nghĩa là một tiếng gọi, kêu mời đi theo Chúa Giêsu mọi ngày trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là toàn bộ cuộc sống hôn nhân và gia đình, trong mỗi khi hạnh phúc cũng như lúc gặp khó khăn, được thiết lập như một lối đường để đạt đến sự thánh thiện, tức là để nên thánh.
Trong Bí tích Hôn Phối, Chúa sẽ ban Thần Khí của Người cho đôi vợ chồng và trợ giúp anh chị bằng những ơn huệ Người ban để anh chị tôn vinh “hình ảnh của Thiên Chúa” trong con người anh chị, để tác tạo anh chị thành những người nam và người nữ sống hiệp thông đích thực.
Con đường nên thánh sẽ đòi hỏi anh chị phải chiến đấu quyết liệt để chống lại tội lỗi, để tránh xa mọi thứ ích kỉ và chia rẽ, và đáp lại Thiên Chúa tình yêu và hợp nhất.
Chỉ như thế, trong sự hòa hợp trọn vẹn với chính mình, với người bạn đời và với những người khác, anh chị mới có thể “dâng hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” như thánh Phaolô nói trong Thư gửi tín hữu Rôma (12,1).
Toàn thể cuộc sống đôi lứa của anh chị sẽ được Thánh Thần Chúa phủ bóng và mọi phần của con người, mọi lúc của cuộc sống anh chị sẽ là lời ca tụng vinh quang Cha trên trời[1].
Trong Bí tích Hôn Phối, Chúa sẽ ban Thần Khí của Người cho đôi vợ chồng và trợ giúp anh chị bằng những ơn huệ Người ban để anh chị tôn vinh “hình ảnh của Thiên Chúa” trong con người anh chị, để tác tạo anh chị thành những người nam và người nữ sống hiệp thông đích thực.
Con đường nên thánh sẽ đòi hỏi anh chị phải chiến đấu quyết liệt để chống lại tội lỗi, để tránh xa mọi thứ ích kỉ và chia rẽ, và đáp lại Thiên Chúa tình yêu và hợp nhất.
Chỉ như thế, trong sự hòa hợp trọn vẹn với chính mình, với người bạn đời và với những người khác, anh chị mới có thể “dâng hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” như thánh Phaolô nói trong Thư gửi tín hữu Rôma (12,1).
Toàn thể cuộc sống đôi lứa của anh chị sẽ được Thánh Thần Chúa phủ bóng và mọi phần của con người, mọi lúc của cuộc sống anh chị sẽ là lời ca tụng vinh quang Cha trên trời[1].
1. Ơn gọi nên thánh phổ quát
Sự thánh thiện, trước khi là hoa trái của quyết định có ý thức của cá nhân hoặc của đôi bạn tín hữu, đã là một ơn huệ do Chúa trao ban trong Giáo hội cho chúng ta qua bí tích Rửa tội, và chúng ta được kêu gọi hết sức làm phát triển nó đến mức viên mãn.
Chúng ta có Đức Kitô là người mẫu ưu việt cho việc phát triển sự thánh thiện viên mãn này: sự sống của Người được trao phó vào vòng tay trìu mến của Chúa Cha vì anh em Người.
Tình yêu này được biểu lộ và triển nở trong các điều kiện cụ thể của cuộc sống và tìm thấy trong Hội thánh những con đường “thông thường” của nó: tham dự phụng vụ, lắng nghe Lời Chúa, bác ái.
Đời sống phu thê và hôn nhân chính là một trong những con đường người ta có thể dùng để đáp lại ơn gọi nên thánh theo những đặc tính của hôn nhân như hợp nhất, trung thành, bất khả phân li và phong nhiêu.
Sự thánh thiện, trước khi là hoa trái của quyết định có ý thức của cá nhân hoặc của đôi bạn tín hữu, đã là một ơn huệ do Chúa trao ban trong Giáo hội cho chúng ta qua bí tích Rửa tội, và chúng ta được kêu gọi hết sức làm phát triển nó đến mức viên mãn.
Chúng ta có Đức Kitô là người mẫu ưu việt cho việc phát triển sự thánh thiện viên mãn này: sự sống của Người được trao phó vào vòng tay trìu mến của Chúa Cha vì anh em Người.
Tình yêu này được biểu lộ và triển nở trong các điều kiện cụ thể của cuộc sống và tìm thấy trong Hội thánh những con đường “thông thường” của nó: tham dự phụng vụ, lắng nghe Lời Chúa, bác ái.
Đời sống phu thê và hôn nhân chính là một trong những con đường người ta có thể dùng để đáp lại ơn gọi nên thánh theo những đặc tính của hôn nhân như hợp nhất, trung thành, bất khả phân li và phong nhiêu.
2. Người nam và người nữ vươn tới sự thánh thiện
Đời sống Kitô hữu không phải là một “đời sống đan tu” cũng không phải là cốt đi tìm “những thời gian thinh lặng và cầu nguyện”, nhưng đó là một “lối sống” trong Thần Khí gắn kết mọi chiều kích của cuộc sống.
Theo nghĩa đó, Hội thánh đã định vị đời hôn nhân như là một biểu đạt đặc trưng và đặc thù của sự thánh thiện. Điều đó có nghĩa là ân điển hiệp thông mà bí tích trao ban không tuôn đổ ráo hết trong ngày cử hành hôn phối, mà kéo dài hiệu quả của nó ra trong suốt những ngày đời hôn nhân của đôi bạn.
3. Gìn giữ sự thánh thiện của đời sống đôi lứa
Đôi bạn thực hiện ơn gọi nên thánh của mình xuyên qua các thực tại tiêu biểu của đời sống hôn nhân và gia đình. Như thế, đối với các người vợ và người chồng, sự thánh thiện không ở nơi đâu khác mà nằm ngay trong chính cuộc sống hôn nhân, và qua đời sống vợ chồng, nằm trong tình trạng, phẩm giá và các bổn phận bao hàm trong đó.
Đời sống phu thê lan tỏa ra bởi Chúa Thánh Thần, và với các ơn huệ của Ngài, các ý nghĩa và chọn lựa của cuộc sống đôi lứa trở thành biểu trưng.
Chẳng hạn như: nếu tình yêu của họ dành cho nhau được hướng dẫn bởi ơn hiểu biết thì họ sẽ không chỉ dừng lại ở vẻ bên ngoài con người của nhau mà còn cố tìm đọc hiểu các nhu cầu của người kia tương thích với sự thật; nếu để tình yêu đối với con cái được hướng dẫn bởi ơn sức mạnh, thì tình yêu sẽ có khả năng giúp đỡ con cái chiến đấu chống lại sự ác, vì thế họ không tránh né những hi sinh cần thiết hầu có được sự thiện.
Đôi bạn thực hiện ơn gọi nên thánh của mình xuyên qua các thực tại tiêu biểu của đời sống hôn nhân và gia đình. Như thế, đối với các người vợ và người chồng, sự thánh thiện không ở nơi đâu khác mà nằm ngay trong chính cuộc sống hôn nhân, và qua đời sống vợ chồng, nằm trong tình trạng, phẩm giá và các bổn phận bao hàm trong đó.
Đời sống phu thê lan tỏa ra bởi Chúa Thánh Thần, và với các ơn huệ của Ngài, các ý nghĩa và chọn lựa của cuộc sống đôi lứa trở thành biểu trưng.
Chẳng hạn như: nếu tình yêu của họ dành cho nhau được hướng dẫn bởi ơn hiểu biết thì họ sẽ không chỉ dừng lại ở vẻ bên ngoài con người của nhau mà còn cố tìm đọc hiểu các nhu cầu của người kia tương thích với sự thật; nếu để tình yêu đối với con cái được hướng dẫn bởi ơn sức mạnh, thì tình yêu sẽ có khả năng giúp đỡ con cái chiến đấu chống lại sự ác, vì thế họ không tránh né những hi sinh cần thiết hầu có được sự thiện.
4. Sự thánh thiện của hôn nhân và hành trình tiệm tiến
Nên thánh không đơn giản chỉ là một trạng thái “tiềm ẩn” nhưng phải được cụ thể hóa ra thành một hành trình tâm linh trong đó đôi vợ chồng tự nguyện chọn lựa, suy nghĩ, và thực hiện dần dần theo thời gian.
Ơn gọi nên thánh được thực hiện qua một sự phân định về hành trình tâm linh cần phải hoàn tất trong tư cách của vợ chồng và tư cách của cha mẹ. Những chọn lựa của họ từ nay phải thể hiện định hướng của toàn bộ cuộc sống gia đình.
Như thế, điều quan trọng là phải sống mỗi chiều kích của cuộc sống theo hướng “tâm linh” và bởi đó, hành trình của đôi bạn đính hôn đã phải đánh dấu bởi một sự quan tâm chăm chú vào đời sống thiêng liêng.
Nên thánh không đơn giản chỉ là một trạng thái “tiềm ẩn” nhưng phải được cụ thể hóa ra thành một hành trình tâm linh trong đó đôi vợ chồng tự nguyện chọn lựa, suy nghĩ, và thực hiện dần dần theo thời gian.
Ơn gọi nên thánh được thực hiện qua một sự phân định về hành trình tâm linh cần phải hoàn tất trong tư cách của vợ chồng và tư cách của cha mẹ. Những chọn lựa của họ từ nay phải thể hiện định hướng của toàn bộ cuộc sống gia đình.
Như thế, điều quan trọng là phải sống mỗi chiều kích của cuộc sống theo hướng “tâm linh” và bởi đó, hành trình của đôi bạn đính hôn đã phải đánh dấu bởi một sự quan tâm chăm chú vào đời sống thiêng liêng.
5. Cần có một linh đạo hôn nhân đích thật và sâu sắc
Có thể gợi ra đây một vài yếu tố cốt lõi và các lãnh vực sống linh đạo hôn nhân:
- Đó là một lối sống đời hôn nhân và gia đình nhằm mục đích luôn tiến đến sát gần hơn tình yêu của Chúa Kitô. Đối với các đôi vợ chồng, lối sống ấy thể hiện qua việc sống tình hiệp thông, cầu nguyện và tham dự phụng vụ. Việc nên thánh cá nhân và trong hôn nhân không nghịch, mà trái lại còn làm thăng hoa đời sống nhân bản và đức tin của cá nhân và của đôi bạn.
«Linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể. Trong tình hiệp thông được xây dựng từ bao nhiêu là hi sinh và gặp gỡ, Thiên Chúa có chỗ ngự trị của Ngài. Sự dâng hiến cho nhau đó kết hợp “những giá trị nhân văn và thần linh”, vì nó là sự tròn đầy của tình yêu Thiên Chúa» (Amoris laetitia 315).
«Nếu gia đình luôn qui hướng về Đức Kitô, Người sẽ hiệp nhất và soi sáng toàn thể đời sống của gia đình. Những khổ đau và những vấn đề của gia đình trải nghiệm trong sự thông hiệp với Thập Giá của Chúa, và được Người ôm lấy sẽ giúp gia đình chịu đựng được những thời khắc tồi tệ. Trong những ngày giờ cay đắng của gia đình, việc kết hợp với Đức Giêsu bị bỏ rơi có thể giúp tránh được sự đổ vỡ. Các gia đình dần dần, đạt đến sự thánh thiện của mình qua đời sống hôn nhân, bằng ân sủng của Thánh Thần và bằng việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Đức Kitô, nhờ đó những khó khăn và đau khổ chuyển hóa thành một hiến lễ tình yêu» (Amoris laetitia 317).
- Linh đạo phát sinh từ Bí tích Hôn nhân đảm nhận cả thực tại thể xác của người nam và người nữ và quan hệ yêu đương của họ, để cho thấy con đường chủ đạo thực hiện viên mãn. Tính dục của đôi bạn đề cao các chiều kích hiến dâng, vô cầu, đón nhận sự sống có trách nhiệm. Đó là một linh đạo sống tính dục nhân bản và nhân vị toàn vẹn. Từ bản tính của tình yêu phu thê, ta thấy linh đạo hôn nhân là: «linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu» (Amoris laetitia 319).
- Thần Khí được tuôn ban trong bí tích đưa đôi bạn vào trong Hội thánh với tư cách như một đôi vợ chồng Kitô hữu và biến họ thành một biểu hiện mầu nhiệm hiệp thông, điều mà toàn thể gia đình phàm nhân được kêu gọi hướng tới. Cả điều này cũng cần được thực hiện theo cách thế không có “cạnh tranh” giữa đời sống gia đình và tham dự vào các sinh hoạt Giáo hội. Vấn đề là làm sao hòa hợp về thời gian và nguồn lực nhưng nhất thiết phải tránh thái độ khép kín làm “tàn tạ” gia đình theo cái nhìn thiêng liêng.
Có thể gợi ra đây một vài yếu tố cốt lõi và các lãnh vực sống linh đạo hôn nhân:
- Đó là một lối sống đời hôn nhân và gia đình nhằm mục đích luôn tiến đến sát gần hơn tình yêu của Chúa Kitô. Đối với các đôi vợ chồng, lối sống ấy thể hiện qua việc sống tình hiệp thông, cầu nguyện và tham dự phụng vụ. Việc nên thánh cá nhân và trong hôn nhân không nghịch, mà trái lại còn làm thăng hoa đời sống nhân bản và đức tin của cá nhân và của đôi bạn.
«Linh đạo tình yêu gia đình được cấu thành từ hàng ngàn cử chỉ thực tế và cụ thể. Trong tình hiệp thông được xây dựng từ bao nhiêu là hi sinh và gặp gỡ, Thiên Chúa có chỗ ngự trị của Ngài. Sự dâng hiến cho nhau đó kết hợp “những giá trị nhân văn và thần linh”, vì nó là sự tròn đầy của tình yêu Thiên Chúa» (Amoris laetitia 315).
«Nếu gia đình luôn qui hướng về Đức Kitô, Người sẽ hiệp nhất và soi sáng toàn thể đời sống của gia đình. Những khổ đau và những vấn đề của gia đình trải nghiệm trong sự thông hiệp với Thập Giá của Chúa, và được Người ôm lấy sẽ giúp gia đình chịu đựng được những thời khắc tồi tệ. Trong những ngày giờ cay đắng của gia đình, việc kết hợp với Đức Giêsu bị bỏ rơi có thể giúp tránh được sự đổ vỡ. Các gia đình dần dần, đạt đến sự thánh thiện của mình qua đời sống hôn nhân, bằng ân sủng của Thánh Thần và bằng việc tham dự vào mầu nhiệm thập giá Đức Kitô, nhờ đó những khó khăn và đau khổ chuyển hóa thành một hiến lễ tình yêu» (Amoris laetitia 317).
- Linh đạo phát sinh từ Bí tích Hôn nhân đảm nhận cả thực tại thể xác của người nam và người nữ và quan hệ yêu đương của họ, để cho thấy con đường chủ đạo thực hiện viên mãn. Tính dục của đôi bạn đề cao các chiều kích hiến dâng, vô cầu, đón nhận sự sống có trách nhiệm. Đó là một linh đạo sống tính dục nhân bản và nhân vị toàn vẹn. Từ bản tính của tình yêu phu thê, ta thấy linh đạo hôn nhân là: «linh đạo của tình yêu tự do và độc hữu» (Amoris laetitia 319).
- Thần Khí được tuôn ban trong bí tích đưa đôi bạn vào trong Hội thánh với tư cách như một đôi vợ chồng Kitô hữu và biến họ thành một biểu hiện mầu nhiệm hiệp thông, điều mà toàn thể gia đình phàm nhân được kêu gọi hướng tới. Cả điều này cũng cần được thực hiện theo cách thế không có “cạnh tranh” giữa đời sống gia đình và tham dự vào các sinh hoạt Giáo hội. Vấn đề là làm sao hòa hợp về thời gian và nguồn lực nhưng nhất thiết phải tránh thái độ khép kín làm “tàn tạ” gia đình theo cái nhìn thiêng liêng.
6. Các nguồn lực và phương tiện để nâng đỡ và nuôi dưỡng linh đạo hôn nhân
Tham dự các bí tích, cầu nguyện và tạ ơn, chứng tá cho một đời sống thánh thiện, với những hi sinh và việc bác ái là những trọng điểm của linh đạo Kitô giáo và đòi hỏi phải được đôi bạn sống một cách trọn vẹn, theo nhịp riêng của đời sống gia đình.
Đặc biệt, ngày càng thấy rõ ràng hơn sự cần thiết phải xác minh thường xuyên hành trình đức tin của đôi bạn và gia đình, ngay cả phải nhờ đến bí tích Hòa giải, gặp gỡ và đối thoại với một vị linh hướng, đối thoại giữa hai vợ chồng.
Trong hướng đi đó, người ta ngày càng nhận thấy các nhóm gia đình qui tụ thành cộng đoàn rất quan trọng. Họ nâng đỡ nhau, không để cho một đôi bạn nào lẻ loi cô đơn chịu đựng trước các hoàn cảnh khó khăn, hoặc trước nhiệm vụ gay go sống niềm tin của mình trong thế giới.
[1] «Tất cả mọi người trong Hội thánh (…) đều được kêu gọi nên thánh» (Lumen Gentium 39).
«Hôn nhân Kitô giáo, phản ánh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh của Người, (…) được thánh hiến bởi bí tích trao ban ân sủng để xây dựng một Hội thánh tại gia và men của sự sống mới cho xã hội» (Amoris Laetitia 292).
Tông huấn Familiaris Consortio khẳng định rằng việc nên thánh riêng của các đôi vợ chồng Kitô hữu “được xác định bởi bí tích đôi bạn đã cử hành và được thể hiện cụ thể trong thực tế riêng của cuộc sống hôn nhân và gia đình” (56).
Bí tích mà các Kitô hữu lãnh nhận trong hôn nhân dẫn đưa họ vào một cuộc sống chung, được bao bọc bởi một tình yêu đằm thắm rạng ngời tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi thế, tình yêu của các đôi vợ chồng là “thánh thiện”, nếu nó mang lấy những đặc tính trọn vẹn và tận tình mà Chúa Giêsu nói: «Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em cũng hãy yêu thương nhau» (Ga 15,12).
Tham dự các bí tích, cầu nguyện và tạ ơn, chứng tá cho một đời sống thánh thiện, với những hi sinh và việc bác ái là những trọng điểm của linh đạo Kitô giáo và đòi hỏi phải được đôi bạn sống một cách trọn vẹn, theo nhịp riêng của đời sống gia đình.
Đặc biệt, ngày càng thấy rõ ràng hơn sự cần thiết phải xác minh thường xuyên hành trình đức tin của đôi bạn và gia đình, ngay cả phải nhờ đến bí tích Hòa giải, gặp gỡ và đối thoại với một vị linh hướng, đối thoại giữa hai vợ chồng.
Trong hướng đi đó, người ta ngày càng nhận thấy các nhóm gia đình qui tụ thành cộng đoàn rất quan trọng. Họ nâng đỡ nhau, không để cho một đôi bạn nào lẻ loi cô đơn chịu đựng trước các hoàn cảnh khó khăn, hoặc trước nhiệm vụ gay go sống niềm tin của mình trong thế giới.
ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn (x. NSTM 6.2017) / Nguồn: WGPSG
[1] «Tất cả mọi người trong Hội thánh (…) đều được kêu gọi nên thánh» (Lumen Gentium 39).
«Hôn nhân Kitô giáo, phản ánh sự kết hợp giữa Đức Kitô và Hội thánh của Người, (…) được thánh hiến bởi bí tích trao ban ân sủng để xây dựng một Hội thánh tại gia và men của sự sống mới cho xã hội» (Amoris Laetitia 292).
Tông huấn Familiaris Consortio khẳng định rằng việc nên thánh riêng của các đôi vợ chồng Kitô hữu “được xác định bởi bí tích đôi bạn đã cử hành và được thể hiện cụ thể trong thực tế riêng của cuộc sống hôn nhân và gia đình” (56).
Bí tích mà các Kitô hữu lãnh nhận trong hôn nhân dẫn đưa họ vào một cuộc sống chung, được bao bọc bởi một tình yêu đằm thắm rạng ngời tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi thế, tình yêu của các đôi vợ chồng là “thánh thiện”, nếu nó mang lấy những đặc tính trọn vẹn và tận tình mà Chúa Giêsu nói: «Như Thầy đã yêu thương anh em, anh em cũng hãy yêu thương nhau» (Ga 15,12).
(WGPSG)
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020
Thứ Hai, 13 tháng 7, 2020
PHÁ THAI VÀ QUYỀN GIẢI VẠ TUYỆT THÔNG
1- Thế nào là tội phá thai[1]?
Sách Giáo Lý Chung nêu rõ: “Sự sống con người phải được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ từ lúc được thụ thai… Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã xác định phá thai là một tội ác… Cộng tác vào việc phá thai là một lỗi nặng… Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội… Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị, nên phải được hết sức bảo vệ toàn vẹn, chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác”[2]. Như vậy, Hội Thánh xem phôi thai lúc mới hình thành đã là một con người.
Trước đây, quan niệm chung trong Hội Thánh định nghĩa tội phá thai là: trục một phôi thai còn sống ra khỏi lòng mẹ; do đó làm phôi thai này chết[3].
Một số nhà luân lý cho rằng: như vậy, việc cắt xẻ phôi thai (craniotomy, embrotomy) và các hình thức làm cho phôi thai chết ngay trong lòng mẹ, chỉ tính là tội giết người (homicide), chứ không phải tội phá thai (abortion).
Uỷ Ban Giáo Hoàng về Giải Thích Giáo Luật đã trả lời rõ ràng: phá thai là việc giết chết phôi thai, bằng bất cứ cách nào và vào bất kỳ thời điểm nào, trong giai đoạn người mẹ mang thai[4].
2- Khi nào người tín hữu mắc vạ tuyệt thông do tội phá thai?
Theo Giáo Luật, “người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Giáo Luật điều1398).
Bản Việt ngữ dùng thuật ngữ “thi hành” (việc phá thai) để dịch từ “procurat” (tạo ra, cung cấp…). Người mắc tội và vạ tuyệt thông là “người thi hành”, nghĩa là người chủ ý gây ra việc chết thai nhi. Giáo Luật cố tình dùng chữ “người thi hành”, chứ không dùng từ “người mẹ” hay “y sĩ”; để chỉ tất cả những người nào chủ ý cộng tác vào việc phá thai: người mẹ hay bất cứ người nào đồng ý, xúi giục, cộng tác hay giúp đỡ việc phá thai; y bác sĩ …[5]. Như vậy, bất cứ người tín hữu nào chủ ý tham dự hay cộng tác vào việc phá thai đều bị tội và vạ.
Người mẹ, vì vô ý khi vận động, nên bị sẩy thai, không phạm tội phá thai; người cha vô tâm, không để ý việc vợ mình lén đi phá thai, cũng không phạm tội.
Vạ tuyệt thông chỉ áp dụng khi việc phá thai “có hiệu quả”, nghĩa là thai nhi đã chết do việc làm của họ.
Vạ tuyệt thông này là vạ tiền kết, nghĩa là người nào đã phạm tội phá thai đương nhiên bị vạ từ lúc họ phạm tội, không cần Giáo Hội phải công bố hình phạt.
3- Trước đây, trong Giáo Hội hoàn vũ, linh mục nào có quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Trong Giáo Hội toàn cầu, việc giải vạ này thuộc thẩm quyền của vị Thường Quyền Sở Tại: Đức giám mục giáo phận và vị tổng đại diện của ngài; hoặc các vị được giáo luật xem là tương đương với Đức giám mục giáo phận. Đức Giám Mục giáo phận thường chỉ định một số linh mục lo việc giải vạ trong những trường hợp tương tự. Thông thường, giáo phận chỉ định một vài linh mục tại nhà thờ chính toà. Các cha tuyên úy bệnh viện, nhà tù… cũng thường được trao năng quyền này.
Linh mục giải tội bình thường có thể tha vạ này, nhưng chỉ trong Toà Giải Tội (Toà Trong) mà thôi, nếu tội phạm này chưa bị Đức Giám Mục công bố (Giáo Luật điều1357). Đồng thời, vị linh mục giải tội này phải buộc hối nhân xin Đức Giám Mục tha vạ chính thức (Toà Ngoài) trong thời gian ngắn nhất.
Trong trường hợp nguy tử, bất kỳ linh mục nào cũng có thể tha tội và vạ này (Giáo Luật điều 976).
4- Trước đây, trong giáo phận Sài Gòn, linh mục nào có quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Trước đây, giáo phận Sài Gòn và Giáo Hội toàn Việt Nam được dành điều kiện rộng rãi hơn vì là “xứ truyền giáo”. Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980 ấn định: “Nếu Cha là linh mục đã nhập tịch hay nhập vụ giáo phận bất cứ với chức vụ gì, Cha được các năng quyền”… “Được giải các dược vạ đã dành cho quyền Toà Thánh cách đơn thường hay cách đặc biệt, trừ trường hợp bỏ đạo công khai; lại cũng được giải các dược vạ Luật Giáo Hội đã dành cho các vị Bản Quyền kể cả vạ làm truỵ thai mà có công hiệu, dù là chính người mẹ”[6].
Bản văn nói trên cũng ghi rõ là các năng quyền này có giá trị “cho đến hết ngày 31-12-1980”. Tuy nhiên, “Theo lời dặn trong Bản Năng Quyền Thập Niên số IV, thì các Năng Quyền ấy vẫn còn hiệu lực cho tới khi Đấng Bản Quyền nhận được những Năng Quyền mới. Bởi vậy hết ngày 31-12-1980 mà chưa có Bản Năng Quyền mới, thì các cha cứ dùng Bản Năng Quyền này” (tr. 09).
Như vậy, tại Tổng giáo phận TPHCM, các linh mục triều hoặc các linh mục dòng có làm nhiệm vụ cho giáo phận, đều có thể giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai. Năng Quyền này có giá trị cho đến khi Bộ Truyền Giáo hay vị Tổng Giám Mục giáo phận công bố rút lại Năng Quyền.
Tại các giáo phận khác của Việt Nam, năng quyền này tuỳ thuộc quyết định của vị giám mục giáo phận.
5- Hiện nay, có thay đổi gì về quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Ngày 20.11.2016, trong Tông thư kết thúc Năm Thánh, Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định: “Tôi trao cho mọi linh mục năng quyền xá giải cho những ai phạm tội phá thai…”; dù Ngài vẫn xác định “phá thai là một tội trọng, vì chấm dứt một sinh mạng vô tội”[7].
Như vậy, từ nay, tất cả các linh mục có năng quyền Giải Tội, đều có thể xá giải vạ tuyệt thông tiền kết cho những người phạm tội phá thai.
––––––––––––––––––––––––––––
[1] Văn kiện chi tiết nhất của Hội Thánh về phá thai là Huấn thị Donum vitae của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 22.02.1987.
[2] GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2270-2275.
[3] D. PRUMMER, Manuale Theologie Moralis II, Roma 1958, p. 125-128.
[4] AAS 80, (1988), p. 1818-1819: “Utrun abortus, de quo in can. 1398, intellegatur tantum de eiectione fetus inmaturi, an etiam de eiusdem fetus occasione quocumque modo et quocumque temporea momento conceptionis procuretur? … A. Negative ad primam partem: affirmative ad secundam”.
[5] Xem thêm Giáo Luật điều 1329.
[6] Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980, tr. 47;
Formula Facultatum Decennalium n. 24. Đây là Văn kiện Bộ Truyền Giáo tái xác nhận ngày 27.02.1971, để lặp lại các năng quyền theo Tông Thư Pastorale munus của Đức Phaolô VI, ngày 30.11.1963. Cả hai Văn kiện này được trích nguyên văn ở phần phụ lục Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980.
[7] Tông thư Misericordia et misera, ngày 22.11.2016, số 12.
Sách Giáo Lý Chung nêu rõ: “Sự sống con người phải được tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ từ lúc được thụ thai… Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã xác định phá thai là một tội ác… Cộng tác vào việc phá thai là một lỗi nặng… Quyền được sống là quyền bất khả nhượng của mọi người vô tội… Ngay từ lúc thành thai, phôi thai phải được đối xử như một nhân vị, nên phải được hết sức bảo vệ toàn vẹn, chăm sóc và chữa trị như mọi con người khác”[2]. Như vậy, Hội Thánh xem phôi thai lúc mới hình thành đã là một con người.
Trước đây, quan niệm chung trong Hội Thánh định nghĩa tội phá thai là: trục một phôi thai còn sống ra khỏi lòng mẹ; do đó làm phôi thai này chết[3].
Một số nhà luân lý cho rằng: như vậy, việc cắt xẻ phôi thai (craniotomy, embrotomy) và các hình thức làm cho phôi thai chết ngay trong lòng mẹ, chỉ tính là tội giết người (homicide), chứ không phải tội phá thai (abortion).
Uỷ Ban Giáo Hoàng về Giải Thích Giáo Luật đã trả lời rõ ràng: phá thai là việc giết chết phôi thai, bằng bất cứ cách nào và vào bất kỳ thời điểm nào, trong giai đoạn người mẹ mang thai[4].
2- Khi nào người tín hữu mắc vạ tuyệt thông do tội phá thai?
Theo Giáo Luật, “người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Giáo Luật điều1398).
Bản Việt ngữ dùng thuật ngữ “thi hành” (việc phá thai) để dịch từ “procurat” (tạo ra, cung cấp…). Người mắc tội và vạ tuyệt thông là “người thi hành”, nghĩa là người chủ ý gây ra việc chết thai nhi. Giáo Luật cố tình dùng chữ “người thi hành”, chứ không dùng từ “người mẹ” hay “y sĩ”; để chỉ tất cả những người nào chủ ý cộng tác vào việc phá thai: người mẹ hay bất cứ người nào đồng ý, xúi giục, cộng tác hay giúp đỡ việc phá thai; y bác sĩ …[5]. Như vậy, bất cứ người tín hữu nào chủ ý tham dự hay cộng tác vào việc phá thai đều bị tội và vạ.
Người mẹ, vì vô ý khi vận động, nên bị sẩy thai, không phạm tội phá thai; người cha vô tâm, không để ý việc vợ mình lén đi phá thai, cũng không phạm tội.
Vạ tuyệt thông chỉ áp dụng khi việc phá thai “có hiệu quả”, nghĩa là thai nhi đã chết do việc làm của họ.
Vạ tuyệt thông này là vạ tiền kết, nghĩa là người nào đã phạm tội phá thai đương nhiên bị vạ từ lúc họ phạm tội, không cần Giáo Hội phải công bố hình phạt.
3- Trước đây, trong Giáo Hội hoàn vũ, linh mục nào có quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Trong Giáo Hội toàn cầu, việc giải vạ này thuộc thẩm quyền của vị Thường Quyền Sở Tại: Đức giám mục giáo phận và vị tổng đại diện của ngài; hoặc các vị được giáo luật xem là tương đương với Đức giám mục giáo phận. Đức Giám Mục giáo phận thường chỉ định một số linh mục lo việc giải vạ trong những trường hợp tương tự. Thông thường, giáo phận chỉ định một vài linh mục tại nhà thờ chính toà. Các cha tuyên úy bệnh viện, nhà tù… cũng thường được trao năng quyền này.
Linh mục giải tội bình thường có thể tha vạ này, nhưng chỉ trong Toà Giải Tội (Toà Trong) mà thôi, nếu tội phạm này chưa bị Đức Giám Mục công bố (Giáo Luật điều1357). Đồng thời, vị linh mục giải tội này phải buộc hối nhân xin Đức Giám Mục tha vạ chính thức (Toà Ngoài) trong thời gian ngắn nhất.
Trong trường hợp nguy tử, bất kỳ linh mục nào cũng có thể tha tội và vạ này (Giáo Luật điều 976).
4- Trước đây, trong giáo phận Sài Gòn, linh mục nào có quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Trước đây, giáo phận Sài Gòn và Giáo Hội toàn Việt Nam được dành điều kiện rộng rãi hơn vì là “xứ truyền giáo”. Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980 ấn định: “Nếu Cha là linh mục đã nhập tịch hay nhập vụ giáo phận bất cứ với chức vụ gì, Cha được các năng quyền”… “Được giải các dược vạ đã dành cho quyền Toà Thánh cách đơn thường hay cách đặc biệt, trừ trường hợp bỏ đạo công khai; lại cũng được giải các dược vạ Luật Giáo Hội đã dành cho các vị Bản Quyền kể cả vạ làm truỵ thai mà có công hiệu, dù là chính người mẹ”[6].
Bản văn nói trên cũng ghi rõ là các năng quyền này có giá trị “cho đến hết ngày 31-12-1980”. Tuy nhiên, “Theo lời dặn trong Bản Năng Quyền Thập Niên số IV, thì các Năng Quyền ấy vẫn còn hiệu lực cho tới khi Đấng Bản Quyền nhận được những Năng Quyền mới. Bởi vậy hết ngày 31-12-1980 mà chưa có Bản Năng Quyền mới, thì các cha cứ dùng Bản Năng Quyền này” (tr. 09).
Như vậy, tại Tổng giáo phận TPHCM, các linh mục triều hoặc các linh mục dòng có làm nhiệm vụ cho giáo phận, đều có thể giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai. Năng Quyền này có giá trị cho đến khi Bộ Truyền Giáo hay vị Tổng Giám Mục giáo phận công bố rút lại Năng Quyền.
Tại các giáo phận khác của Việt Nam, năng quyền này tuỳ thuộc quyết định của vị giám mục giáo phận.
5- Hiện nay, có thay đổi gì về quyền giải vạ tuyệt thông tiền kết do tội phá thai?
Ngày 20.11.2016, trong Tông thư kết thúc Năm Thánh, Đức giáo hoàng Phanxicô quyết định: “Tôi trao cho mọi linh mục năng quyền xá giải cho những ai phạm tội phá thai…”; dù Ngài vẫn xác định “phá thai là một tội trọng, vì chấm dứt một sinh mạng vô tội”[7].
Như vậy, từ nay, tất cả các linh mục có năng quyền Giải Tội, đều có thể xá giải vạ tuyệt thông tiền kết cho những người phạm tội phá thai.
Toà Tổng giám mục TPHCM ngày 03.12.2016
Lm Gioan Bùi Thái Sơn
Đại Diện Tư Pháp giáo phận
Lm Gioan Bùi Thái Sơn
Đại Diện Tư Pháp giáo phận
––––––––––––––––––––––––––––
[1] Văn kiện chi tiết nhất của Hội Thánh về phá thai là Huấn thị Donum vitae của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 22.02.1987.
[2] GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2270-2275.
[3] D. PRUMMER, Manuale Theologie Moralis II, Roma 1958, p. 125-128.
[4] AAS 80, (1988), p. 1818-1819: “Utrun abortus, de quo in can. 1398, intellegatur tantum de eiectione fetus inmaturi, an etiam de eiusdem fetus occasione quocumque modo et quocumque temporea momento conceptionis procuretur? … A. Negative ad primam partem: affirmative ad secundam”.
[5] Xem thêm Giáo Luật điều 1329.
[6] Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980, tr. 47;
Formula Facultatum Decennalium n. 24. Đây là Văn kiện Bộ Truyền Giáo tái xác nhận ngày 27.02.1971, để lặp lại các năng quyền theo Tông Thư Pastorale munus của Đức Phaolô VI, ngày 30.11.1963. Cả hai Văn kiện này được trích nguyên văn ở phần phụ lục Bản Năng Quyền Thập Niên 1971-1980.
[7] Tông thư Misericordia et misera, ngày 22.11.2016, số 12.
(WGPSG)
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020
NGƯƠI ĐANG Ở ĐÂU VẬY, AĐAM EVÀ ƠI?
WGPSG -- Kinh Thánh đã ghi lại câu đầu tiên Thiên Chúa nói trực tiếp với con người; và câu nói đầu tiên ấy lại là một câu hỏi: “Ngươi đang ở đâu vậy?”
Lúc đó, Ađam và Eva vừa phạm tội. Họ xấu hổ và sợ hãi, nên tìm cách trốn tránh Thiên Chúa. Và Thiên Chúa - Đấng thông biết mọi sự - đã lên tiếng gọi họ: “Ngươi đang ở đâu thế, Ađam Evà ơi?”
Nhà chú giải Kinh thánh Frederick Dale Bruner đã có những nhận xét tuyệt vời về câu hỏi rất đẹp này của Thiên Chúa:
“Câu hỏi thánh thiêng ấy đã vang vọng xuống trên tất cả các phần còn lại của Kinh Thánh. Nó cho thấy: Trong khi con người tìm cách tránh mặt Thiên Chúa thì Ngài lại không hề ruồng bỏ những kẻ đã phản bội Ngài. Thiên Chúa không ‘tấn công’ họ; Ngài đi tìm kiếm họ, và lên tiếng để gửi đến họ một câu hỏi dễ thương nhất trong tất cả các loại câu hỏi: Ngươi đang ở đâu? Ngươi đâu rồi vậy, Ađam Evà ơi?” (Chú giải Tin Mừng theo Thánh Gioan, 102).
Bản trình thuật của sách Sáng Thế cho thấy Ađam và Eva đã mất mát những gì khi họ tránh mặt Thiên Chúa:
“Nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt Thiên Chúa”(Sáng Thế 3,8). Những chữ Hipri trong câu trên đây, theo nghĩa đen, đã mô tả cách cụ thể như thế này: “Họ nghe tiếng Chúa đang đi”. Đây là kiểu nói rất thú vị, gợi ý cho thấy Adam và Eva đã từng được hưởng hạnh phúc hiệp thông ‘diện đối diện’ với Thiên Chúa trước khi sa ngã.
Điều này cũng cho thấy rằng, sau tội nguyên tổ, sự hiệp thông ‘diện đối diện’ tuyệt vời ấy không còn nữa. Ađam và Eva chỉ còn nghe được 'giọng nói’ của Chúa mà thôi. Nhưng một lần nữa, Lời của Chúa lại bộc lộ đầy sức mạnh. Lời Chúa thực hiện tất cả các nội dung chất chứa trong Lời. “Họ nghe thấy tiếng... bước đi”, nghĩa là tiếng nói của Chúa có sức vận hành.
Ở đây có vẻ như đã có một cái thoáng nhìn tinh tế về mầu nhiệm Nhập Thể, khi ‘lời của Chúa’ trở thành xác phàm, hay đúng hơn, khi ‘giọng nói của Chúa’ trở thành xác phàm. Ta có thể đối chiếu sách Sáng Thế với các sách Tin Mừng. Trong các sách Tin Mừng, những người đương thời với Đức Giêsu tại Palestine đã nghe được Lời Đức Giêsu là chính Ngôi Lời Thiên Chúa đang bước đi trên mặt đất trước mắt họ; còn trong sách Sáng Thế, Ađam và Evà cũng đã nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đang bước đi trong vườn lúc gió thổi trong ngày.
Mối liên hệ giữa ‘trình thuật về sự sa ngã của sách Sáng Thế’ với ‘mầu nhiệm Nhập Thể’ không phải là chuyện tình cờ ngẫu nhiên. Sách Sáng Thế mô tả: Thiên Chúa đi vào vườn Êđen để tìm kiếm con người. Còn các sách Tin Mừng thì mô tả: Ngài đi tìm chúng ta ở mức độ mới mẻ đầy ấn tượng nơi mầu nhiệm Nhập Thể: gửi Con Một của Ngài đến thi hành sứ mạng giải cứu nhân loại.
Trở lại với sách Sáng Thế, sự kiện Thiên Chúa ‘đi tìm kiếm con người qua một câu hỏi’ cũng hướng đến niềm mong ước về mầu nhiệm Nhập thể. Nó diễn tả một vết thương lòng - như thể muốn nói: Bạn đã đi đâu vậy? Sao bạn lại bỏ Tôi? Đây đích thực là câu hỏi tha thiết của một ngôi vị Thiên Chúa rất gần gũi con người, chứ không phải là một Đấng Tạo Hóa vô ngã, tách biệt khỏi con người.
Lòng thương xót của Chúa đã thể hiện rõ nét trước khi Ngài xét xử Ađam Evà: Lòng thương xót bao trùm lên trên mọi lời xét xử. Quả thực là Adam và Eva cuối cùng đã bị trục xuất khỏi vườn Êđen, nhưng điều này chỉ xảy ra sau khi họ đã cố tình cô lập chính mình ra khỏi cõi thiên đường về mặt tinh thần cũng như thể xác. Sự xét xử của Chúa đơn giản chỉ là hiện thực những gì con người đã chọn. Điều này làm cho sự phán xét của Chúa trở nên đáng sợ theo một nghĩa nào đó. Nhưng nó cũng cho chúng ta lý do để hy vọng vào lòng thương xót của Ngài.
Câu hỏi của Chúa dành cho Ađam và Eva, cũng đang vang lên bên tai chúng ta hôm nay: Con ơi, con đang ở đâu vậy?
Chúng ta đang ở đâu? Đang sống trong Vương quốc của Thiên Chúa hay đang ở bên ngoài? Có lẽ chúng ta đang sống trong vương quốc của Ngài, nhưng đồng thời cũng đang tìm cách tránh mặt Ngài? Sao ta lại phải tránh mặt Thiên Chúa như thế?
Trong mầu nhiệm Nhập thể, Thiên Chúa đã có cách tiếp cận ngược lại với điều Ngài từng làm trong vườn Êđen: Ngài làm cho bản thân mình có thể nhìn thấy được và sờ chạm được cho tất cả mọi người. Đỉnh cao của điều này là thánh giá, khi Ngài bị lột hết áo xống và bị treo lên cao cho mọi người nhìn thấy. Hôm nay chính Chúa Kitô chịu đóng đinh đang lên tiếng gọi chúng ta cũng với câu hỏi rất ân tình: Bạn ơi, bạn đang ở đâu vậy?
Hỡi các đôi vợ chồng trẻ, các bạn có nghe được tiếng Chúa đang vang lên trong tổ ấm của các bạn: Con ơi, con đang ở đâu vậy? Đặc biệt là khi gia đình các bạn gặp khủng hoảng, hãy lắng nghe câu hỏi đầy tình thương xót này của Chúa để vội vã tìm đến sự hỗ trợ hữu hiệu từ trái tim của Ngài. Đừng tránh mặt Chúa như Ađam Evà khi xưa, bạn nhé!
Lúc đó, Ađam và Eva vừa phạm tội. Họ xấu hổ và sợ hãi, nên tìm cách trốn tránh Thiên Chúa. Và Thiên Chúa - Đấng thông biết mọi sự - đã lên tiếng gọi họ: “Ngươi đang ở đâu thế, Ađam Evà ơi?”
Nhà chú giải Kinh thánh Frederick Dale Bruner đã có những nhận xét tuyệt vời về câu hỏi rất đẹp này của Thiên Chúa:
“Câu hỏi thánh thiêng ấy đã vang vọng xuống trên tất cả các phần còn lại của Kinh Thánh. Nó cho thấy: Trong khi con người tìm cách tránh mặt Thiên Chúa thì Ngài lại không hề ruồng bỏ những kẻ đã phản bội Ngài. Thiên Chúa không ‘tấn công’ họ; Ngài đi tìm kiếm họ, và lên tiếng để gửi đến họ một câu hỏi dễ thương nhất trong tất cả các loại câu hỏi: Ngươi đang ở đâu? Ngươi đâu rồi vậy, Ađam Evà ơi?” (Chú giải Tin Mừng theo Thánh Gioan, 102).
Bản trình thuật của sách Sáng Thế cho thấy Ađam và Eva đã mất mát những gì khi họ tránh mặt Thiên Chúa:
“Nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt Thiên Chúa”(Sáng Thế 3,8). Những chữ Hipri trong câu trên đây, theo nghĩa đen, đã mô tả cách cụ thể như thế này: “Họ nghe tiếng Chúa đang đi”. Đây là kiểu nói rất thú vị, gợi ý cho thấy Adam và Eva đã từng được hưởng hạnh phúc hiệp thông ‘diện đối diện’ với Thiên Chúa trước khi sa ngã.
Điều này cũng cho thấy rằng, sau tội nguyên tổ, sự hiệp thông ‘diện đối diện’ tuyệt vời ấy không còn nữa. Ađam và Eva chỉ còn nghe được 'giọng nói’ của Chúa mà thôi. Nhưng một lần nữa, Lời của Chúa lại bộc lộ đầy sức mạnh. Lời Chúa thực hiện tất cả các nội dung chất chứa trong Lời. “Họ nghe thấy tiếng... bước đi”, nghĩa là tiếng nói của Chúa có sức vận hành.
Ở đây có vẻ như đã có một cái thoáng nhìn tinh tế về mầu nhiệm Nhập Thể, khi ‘lời của Chúa’ trở thành xác phàm, hay đúng hơn, khi ‘giọng nói của Chúa’ trở thành xác phàm. Ta có thể đối chiếu sách Sáng Thế với các sách Tin Mừng. Trong các sách Tin Mừng, những người đương thời với Đức Giêsu tại Palestine đã nghe được Lời Đức Giêsu là chính Ngôi Lời Thiên Chúa đang bước đi trên mặt đất trước mắt họ; còn trong sách Sáng Thế, Ađam và Evà cũng đã nghe thấy tiếng Đức Chúa là Thiên Chúa đang bước đi trong vườn lúc gió thổi trong ngày.
Mối liên hệ giữa ‘trình thuật về sự sa ngã của sách Sáng Thế’ với ‘mầu nhiệm Nhập Thể’ không phải là chuyện tình cờ ngẫu nhiên. Sách Sáng Thế mô tả: Thiên Chúa đi vào vườn Êđen để tìm kiếm con người. Còn các sách Tin Mừng thì mô tả: Ngài đi tìm chúng ta ở mức độ mới mẻ đầy ấn tượng nơi mầu nhiệm Nhập Thể: gửi Con Một của Ngài đến thi hành sứ mạng giải cứu nhân loại.
Trở lại với sách Sáng Thế, sự kiện Thiên Chúa ‘đi tìm kiếm con người qua một câu hỏi’ cũng hướng đến niềm mong ước về mầu nhiệm Nhập thể. Nó diễn tả một vết thương lòng - như thể muốn nói: Bạn đã đi đâu vậy? Sao bạn lại bỏ Tôi? Đây đích thực là câu hỏi tha thiết của một ngôi vị Thiên Chúa rất gần gũi con người, chứ không phải là một Đấng Tạo Hóa vô ngã, tách biệt khỏi con người.
Lòng thương xót của Chúa đã thể hiện rõ nét trước khi Ngài xét xử Ađam Evà: Lòng thương xót bao trùm lên trên mọi lời xét xử. Quả thực là Adam và Eva cuối cùng đã bị trục xuất khỏi vườn Êđen, nhưng điều này chỉ xảy ra sau khi họ đã cố tình cô lập chính mình ra khỏi cõi thiên đường về mặt tinh thần cũng như thể xác. Sự xét xử của Chúa đơn giản chỉ là hiện thực những gì con người đã chọn. Điều này làm cho sự phán xét của Chúa trở nên đáng sợ theo một nghĩa nào đó. Nhưng nó cũng cho chúng ta lý do để hy vọng vào lòng thương xót của Ngài.
Câu hỏi của Chúa dành cho Ađam và Eva, cũng đang vang lên bên tai chúng ta hôm nay: Con ơi, con đang ở đâu vậy?
Chúng ta đang ở đâu? Đang sống trong Vương quốc của Thiên Chúa hay đang ở bên ngoài? Có lẽ chúng ta đang sống trong vương quốc của Ngài, nhưng đồng thời cũng đang tìm cách tránh mặt Ngài? Sao ta lại phải tránh mặt Thiên Chúa như thế?
Trong mầu nhiệm Nhập thể, Thiên Chúa đã có cách tiếp cận ngược lại với điều Ngài từng làm trong vườn Êđen: Ngài làm cho bản thân mình có thể nhìn thấy được và sờ chạm được cho tất cả mọi người. Đỉnh cao của điều này là thánh giá, khi Ngài bị lột hết áo xống và bị treo lên cao cho mọi người nhìn thấy. Hôm nay chính Chúa Kitô chịu đóng đinh đang lên tiếng gọi chúng ta cũng với câu hỏi rất ân tình: Bạn ơi, bạn đang ở đâu vậy?
Hỡi các đôi vợ chồng trẻ, các bạn có nghe được tiếng Chúa đang vang lên trong tổ ấm của các bạn: Con ơi, con đang ở đâu vậy? Đặc biệt là khi gia đình các bạn gặp khủng hoảng, hãy lắng nghe câu hỏi đầy tình thương xót này của Chúa để vội vã tìm đến sự hỗ trợ hữu hiệu từ trái tim của Ngài. Đừng tránh mặt Chúa như Ađam Evà khi xưa, bạn nhé!
Lm Giuse Vi Hữu
()
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020
Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)