Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 10.11.2020
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020
Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A.
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 08.11.2020
CÁC LINH HỒN TRONG LUYỆN NGỤC
CÁC LINH HỒN TRONG LUYỆN NGỤC
Phêrô Phạm Văn Trung biên tập
từ: catholic-daily-reflections.com
từ: catholic-daily-reflections.com
WHĐ (8.11.2020) – “Ngay từ đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ (x. DS 856) để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan Thánh Chúa” (Giáo Lý Công Giáo, số 1032).
Khi chúng ta cử hành ngày lễ nhớ đến tất cả các linh hồn, chúng ta suy ngẫm về giáo huấn của Giáo hội chúng ta về luyện ngục:
Giáo hội Đau khổ: Luyện ngục là một giáo lý thường bị hiểu lầm. Luyện ngục là gì? Đó có phải là nơi chúng ta phải đến để bị trừng phạt vì tội lỗi của mình? Đó có phải là cách Thiên Chúa giúp chúng ta ăn năn trở lại vì những sai lầm chúng ta đã làm? Đó có phải là kết quả của sự tức giận của Thiên Chúa không? Không câu hỏi nào trong các câu hỏi này thực sự trả lời cho câu hỏi về Luyện ngục. Luyện ngục không gì khác hơn là tình yêu cháy bỏng có sức thanh tẩy của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta!
Khi ai đó chết trong ân sủng của Thiên Chúa, người ấy rất có thể chưa được hoán cải 100% và hoàn hảo về mọi mặt. Ngay cả những vị thánh vĩ đại nhất thường cũng có một số khiếm khuyết để lại trong cuộc sống của họ. Luyện ngục không gì khác hơn là sự thanh tẩy cuối cùng khỏi tất cả những ràng buộc còn lại với tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta.
“Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên Đàng. Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là luyện ngục” (Giáo Lý Công Giáo, số 1030-1031).
Bằng cách tương tự, hãy tưởng tượng rằng bạn đã có một ly nước 100% H2O tinh khiết. Ly này tượng trưng cho Thiên đàng. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn muốn thêm nước vào ly đó nhưng tất cả những gì bạn có chỉ là nước tinh khiết đến mức 99%. Điều này tượng trưng cho những con người thánh đã chết chỉ với một số dính bén nhẹ với tội lỗi. Nếu bạn thêm nước đó vào ly của mình thì bây giờ ly nước sẽ có ít nhất một số tạp chất khi nước trộn lẫn với nhau. Vấn đề là Thiên đàng (ly nước gốc 100% H2O) không chứa bất kỳ tạp chất nào. Thiên đàng, trong trường hợp này, không thể có sự ràng buộc dù là nhỏ nhất với tội lỗi trong đó. Do đó, nếu nước mới này (nước tinh khiết 99%) muốn được thêm vào ly thì trước tiên nó phải được làm sạch ngay cả 1% tạp chất cuối cùng (dính bén tội lỗi). Điều này được thực hiện một cách lý tưởng khi chúng ta ở trên trần gian. Đây là quá trình nên thánh:
"Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường rộng thì đưa tới diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó; còn cửa hẹp và đường hẹp thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy" (Mt 7,13-14) : "Vì không biết ngày và giờ, chúng ta phải theo lời Chúa dạy, luôn tỉnh thức, để khi cuộc đời độc nhất của chúng ta ở trần gian chấm dứt, chúng ta xứng đáng vào dự tiệc cưới với Người và được liệt vào số người được chúc phúc (x.Mt 25,31-46), chứ không như những tôi tớ khốn nạn và lười biếng (x.Mt 25,26) sẽ bị đẩy vào lửa đời đời (x.Mt 25,41), vào chốn tối tăm, nơi khóc lóc và nghiến răng" (LG 48) (GLCG số 1036).
“Con đường tiến đến hoàn thiện phải ngang qua Thập Giá. Không thể nào đạt được sự thánh thiện, nếu không có từ bỏ và chiến đấu nội tâm. Sự tiến bộ thiêng liêng đòi phải có tu luyện và khổ chế, từng bước giúp người tín hữu sống trong bình an và hoan lạc của các mối phúc thật. "Muốn lên cao, phải bắt đầu lại mãi, bắt đầu này tiếp nối bắt đầu kia. Ai trèo lên sẽ không ngừng mơ ước điều họ đã biết" (T. Grêgôriô thành Nitsê, bài giảng 8)” (GLCG số 2015).
Nhưng nếu chúng ta chết với bất kỳ sự ràng buộc tội lỗi nào, thì chúng ta chỉ đơn giản nói rằng tiến trình đi vào chốn hưởng kiến đầy đủ sau cùng về Thiên Chúa trên Thiên đàng sẽ thanh tẩy chúng ta khỏi mọi ràng buộc còn lại với tội lỗi. Tất cả có thể đã được tha thứ, nhưng chúng ta có thể chưa thoát khỏi những hậu quả của tội lỗi đã được tha thứ đó. Luyện ngục là quá trình, sau khi chết, đốt cháy những trói buộc cuối cùng của chúng ta để chúng ta có thể vào Thiên đàng, giải thoát 100% mọi thứ liên quan đến tội lỗi. Ví dụ, nếu chúng ta vẫn có thói quen xấu như là tính thô lỗ hoặc thói mỉa mai.
“Khác hẳn với hình phạt đời đời của kẻ bị chúc dữ: Hội Thánh công bố giáo lý về luyện ngục cách riêng trong các công đồng Flôrence (x. DS 1304) và Trentô (x. DS 1820; 1580). Dựa vào một số đoạn Kinh Thánh (x. 1Cr 3,15; 1Pr 1,7), Hội Thánh nói về lửa thanh luyện. "Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện. Chúa Giêsu xác nhận : nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần người ấy sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12,31). Qua khẳng định này, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, nhưng một số tội khác thì phải đợi tới đời sau" (x. T. Grêgôriô cả, đối thoại 4,39)” (GLCG số 1031).
Điều này xảy ra như thế nào? Chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết điều này là có thật. Nhưng chúng ta cũng biết rằng đó là kết quả của tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa, Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi những trói buộc này. Có đau khổ không? Rất có thể. Nhưng đau khổ được hiểu theo nghĩa là người ta cảm thấy đau khổ khi phải buông bỏ mọi ràng buộc gây rối loạn. Thật khó để bỏ một thói quen xấu. Thậm chí quá trình này còn gây đau đớn, “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24). Nhưng kết quả cuối cùng là được tự do, một điều thực sự đáng giá, đáng để cho chúng ta chịu bất kỳ nỗi khổ đau nào mà chúng ta có thể phải trải qua. Do đó, đúng vậy, luyện ngục là đau đớn. Nhưng đó là một loại đau đớn ngọt ngào mà chúng ta cần tới, và luyện ngục giúp tạo ra kết quả cuối cùng là chúng ta được kết hợp 100% với Thiên Chúa, trở nên giống Thiên Chúa hoàn toàn.
Bời vì cái chết của Chúa Kitô trên Thập giá, và cũng thế, cái chết của những ai tin vào Ngài, không phải là tiếng nói cuối cùng của cuộc sống. Ngọn đèn cuộc đời mỗi con người tưởng như bị tắt đi, nhưng chính Chúa Kitô đang đợi mỗi con người chúng ta và mong chờ chúng ta trao phó ngọn đèn ấy cho Ngài, để Ngài thắp lại nó dần dần sáng hơn và cuối cùng biến đổi nó thành ánh Mặt Trời giống như Ngài, trả lại cho mỗi người căn tính con người mà Ngài đã tạo dựng thuở ban đầu, “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,” đến mức “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp!” (Sáng thế ký 1: 27-30).
"Mọi người đều thấy rõ ràng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức mến" (x. LG 40). "Sự trọn lành Kitô giáo chỉ có một giới hạn, đó là không có giới hạn nào cả" (T. Grêgôriô thành Nitsê )” (GLCG số 2028).
Như thế, luyện ngục vẫn là tiến trình biến đổi nên thánh - nhưng là tiếp tục ở đời sau - tiến trình mà một người đã bắt đầu với đầy đủ ý chí tự do của mình khi còn sống ở đời này, một tiến trình tiếp tục gạt bỏ mọi thói hư tật xấu, dính bén tội lỗi, chết đi cho chính mình theo gương mẫu “Kenosis – tự hủy ra không, vét cạn chính mình đến tột cùng” của Chúa Kitô, “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Philíphê 2,8). Nhưng nơi luyện ngục tiến trình này không còn tùy thuộc vào ý chí tự do của linh hồn nữa, chỉ còn cậy dựa vào lòng xót thương có sức tinh luyện của Thiên Chúa, vào sự cầu bầu của các linh hồn đã hưởng kiến Thiên Chúa - là các thánh trên thiên đàng – và vào Hội thánh còn ở nơi trần gian, “Do mầu nhiệm "Các Thánh Hiệp Thông", Hội Thánh phó thác người quá cố cho Thiên Chúa từ bi và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong Thánh Lễ” (GLCG số 1055).
Nói về Sự Hiệp thông của Các Thánh, chúng ta cũng phải hiểu cách chắc chắn rằng những người đang trải qua cuộc thanh tẩy cuối cùng này vẫn hiệp thông với Thiên Chúa, hiệp thông với những thành viên của Giáo hội trên trần gian, và hiệp thông với những vị ở trên Thiên đàng. Chúng ta được kêu gọi cầu nguyện cho những người trong Luyện ngục. Lời cầu nguyện của chúng ta có hiệu quả. Thiên Chúa sử dụng những lời cầu nguyện đó, bởi vì đó là hành động của tình yêu thương của chúng ta, như công cụ của ân sủng thanh tẩy của Ngài. Ngài cho phép chúng ta và mời gọi chúng ta tham gia vào cuộc thanh tẩy cuối cùng bằng lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta. Điều này tạo nên mối quan hệ đoàn kết với những người trong Luyện ngục:
“Giuđa Macabêô "xin dâng lễ đền tội cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi" (2 Mcb 12,46). Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời. "Chúng ta hãy giúp họ và hãy nhớ đến họ. Nếu các con của ông Gióp đã được thanh luyện nhờ việc hiến lễ của cha (G 1,5), tại sao chúng ta còn nghi ngờ là những lễ tế của chúng dâng lên Thiên Chúa, để cầu cho người quá cố, lại không đem đến cho họ một phần an ủi nào? Đừng do dự giúp đỡ và cầu nguyện cho những người đã qua đời" (x. T. Gioan Kim Khẩu, Bài Giảng về 1Cr 41,5)” (GLCG số 1032).
Và chắc chắn các thánh trên Thiên đàng đặc biệt dâng lời cầu nguyện cho những người đang ở trong cuộc thanh tẩy cuối cùng này, đang chờ đợi sự hiệp thông trọn vẹn với các thánh trên Thiên đàng.
Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện cho những linh hồn đang trải qua cuộc thanh tẩy cuối cùng trong Luyện ngục. Xin hãy tuôn đổ lòng thương xót của Chúa trên các ngài để các ngài được giải thoát khỏi mọi ràng buộc với tội lỗi và do đó, có thể chuẩn bị để gặp được Chúa mặt đối mặt.
Xin cho tất cả chúng con sống cuộc đời trần gian này như thời gian thanh luyện, từ bỏ mọi dính bén với tội lỗi, chết đi cho chính mình hàng ngày để có thể thốt lên như Chúa khi cuộc đời chúng con kết thúc, “Mọi sự đã hoàn tất”, “Mọi sự đều tốt đẹp”, và chúng con mau chóng được trở nên tinh ròng nơi luyện tội để sớm vui hưởng Tôn Nhan Vinh Quang của Chúa. Lạy Chúa Kitô, chúng con tín thác vào Chúa. Amen.
(WHĐ)
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC GIÁM MỤC VÀ LINH MỤC ĐÃ QUA ĐỜI, 2020
WGPSG -- “Tháng 11 là tháng Giáo hội dành riêng để nhớ đến các tín hữu đã qua đời. Trong tâm tình đó, hôm nay, toàn thể gia đình Tổng giáo phận (TGP) chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cách đặc biệt cho các Giám mục, linh mục là những mục tử Chúa đã đặt lên để chăm sóc mục vụ cho đoàn chiên TGP này. Chúng ta xin Chúa thương xót đón nhận các Mục tử và cho các ngài được sớm hưởng nhan Thánh Chúa muôn đời”.
Trên đây là lời chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục (Đức TGM) Giuse Nguyễn Năng khi ngài chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục và linh mục đã qua đời vào lúc 8g30 ngày 05.11.2020 tại nhà thờ Chí Hoà - giáo hạt Chí Hoà.
Đồng tế với Đức TGM có Đức Giám mục phụ tá Louis Nguyễn Anh Tuấn, Lm Tổng Đại diện Inhaxio Hồ Văn Xuân, Lm Gioan Bùi Thái Sơn, Lm Giuse Bùi Công Trác - Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, các Lm quản hạt, các Lm tại nhà hưu dưỡng và khoản 170 Linh mục trong TGP.
Tham dự Thánh lễ có các Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa trong TGP.
Trước Thánh lễ, đúng 8g30, Đức TGM Giuse đã chủ sự nghi thức làm phép đặt viên đá đầu tiên để xây dựng “Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ Chí Hòa”
Sau nghi thức làm phép, cộng đoàn đã hân hoan chào đón đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến vào nhà thờ để hiệp dâng thánh lễ.
Đầu lễ, Đức TGM Giuse đã chia sẻ câu chuyện về chàng thanh niên sau khi chết rồi mà vẫn còn truyền cảm hứng và làm gương sáng cho mọi người - một con người luôn yêu mến, hy sinh tận tuỵ với gia đình và anh chị em của mình. Nhật ký của anh đã ghi lại những cảm nhận trong cuộc sống của bản thân anh: anh gắn bó với Chúa, yêu mến Chúa bằng cả đời sống chứng nhân của mình tại trường đại học, anh thường xuyên quy tụ các bạn của mình lại để Chầu Thánh Thể và cầu nguyện với lòng thương xót Chúa.
Trong bài giảng Tin mừng, Đức TGM chia sẻ: "Các bài đọc Lời Chúa giúp chúng ta cảm thấy tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng, niềm tin và sự khích lệ mà Chúa Giêsu đã dành cho các môn đệ cũng như cho từng người chúng ta. Hôm nay, chúng ta quy tụ nhau nơi này để cầu nguyện cho các Đức Giám mục, các Linh mục trong TGP đã qua đời. Các ngài đã sống cuộc đời Thánh hiến và nhiệt thành rao giảng Lời Chúa cho mọi người bằng đời sống chứng nhân của mình. Các ngài đã vất vả gieo trồng để chúng ta được gặt hái những thành quả đó. Nay chúng ta cũng hãy noi gương các ngài mà tiếp tục làm sáng danh Chúa, tiếp tục sống và làm chứng cho Chúa trong môi trường sống của chính mình. Chúng ta hãy gieo trồng để thế hệ mai sau được gặt hái thành quả.
Bài giảng của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng
Sau bài giảng, Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện chung và phần phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, một vị đại diện cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chí Hòa ngỏ lời cảm ơn đến Đức TGM, các Linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã hiện diện để hiệp ý với giáo xứ trong nghi thức đặt viên đá đầu tiên và tham dự Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các Giám mục và linh mục đã qua đời.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ, một vị đại diện cho cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Chí Hòa ngỏ lời cảm ơn đến Đức TGM, các Linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã hiện diện để hiệp ý với giáo xứ trong nghi thức đặt viên đá đầu tiên và tham dự Thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho các Giám mục và linh mục đã qua đời.
Đáp từ, Đức TGM Giuse cảm ơn cộng đoàn giáo xứ Chí Hoà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các Giám mục, linh mục đã qua đời một cách long trọng, sốt sắng. Ngài cũng chúc cho các công trình xây dựng của giáo xứ được khởi công và hoàn thành tốt đẹp trong ơn Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 9g45 cùng ngày.
Sau thánh lễ, Đức TGM Giuse, các Linh mục, Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã di chuyển qua Đất Thánh Chí Hoà để thắp hương và cầu nguyện cho các Giám mục, linh mục trong TGP đã qua đời.
Xem album:
Phần 1: Nghi thức đặt viên đá xây Nhà sinh hoạt Mục vụ giáo xứ Chí Hòa
Phần 2: Thánh lễ cầu cho các Giám mục và Linh mục đã qua đời (2020)
Phần 3: Viếng Đất thánh
(WGPS)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)