Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA VÀ LẦN CHUỖI MÂN CÔI, 03.12.2020
Bắt đầu lúc 20g00 Thứ Năm, ngày 03.12.2020
Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN CẦU NGUYỆN VỚI CÁC BÀI HÁT TỪ CỘNG ĐOÀN TAIZÉ, 02.12.2020
Bắt đầu lúc 19g30 Thứ Tư, ngày 02.12.2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ TUẦN I MÙA VỌNG
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 02.12.2020
THÁNH CA: MỘT LÒNG CẬY TRÔNG, St. Kim Ân
LỜI CHÚC MÙA VỌNG VÀ GIÁNG SINH CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN NĂNG
Mùa Vọng là thời gian khơi dậy niềm hy vọng trông chờ Đấng Cứu Thế. Mùa Vọng năm nay lại càng có ý nghĩa hơn khi nhân loại vẫn còn đối diện với những tác hại của nạn dịch covid-19.
Người ta đang nói tới tình trạng “bình thường mới”. So với năm 2019, tình trạng của thế giới là không bình thường; tuy nhiên, vì chưa thể đẩy lui được nạn dịch, nên phải chấp nhận nó như là chuyện bình thường để mà sống, chứ chẳng lẽ cứ cách ly bất động mãi hay sao? Bình thường nhưng lại phải luôn cảnh giác đề phòng, chứ không như thể chẳng có chuyện gì quan trọng cả...
Khi sống chung với sự dữ, người ta dễ rơi vào một trong hai thái độ: hoặc sẽ dần dần mất cảnh giác để sự dữ ngày càng lan rộng và tấn công mạnh mẽ hơn; hoặc đánh mất niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người để cứu độ trần gian, đã chiến thắng tội lỗi, đau khổ và sự chết. Các Kitô hữu phải là người giữ lửa cho thế giới để thắp lên niềm hy vọng cho nhân loại. Niềm tin Kitô giáo vừa nâng cao con người khỏi ngụp lặn trong tội lỗi và dục vọng, vừa giúp họ vượt qua đau khổ với niềm hy vọng vào tương lai vĩnh cửu.
Kính chúc quí độc giả một mùa Vọng và Giáng sinh đầy tràn niềm hy vọng, bình an, tình yêu và ân sủng của Chúa Giêsu Cứu Thế.
TGM Giuse Nguyễn Năng
Nhịp Sống Tin Mừng 12-2020 / Nguồn: WGPSG
BA TỪ KHÓA CHUẨN BỊ CHO LỄ GIÁNG SINH TRONG MÙA VỌNG
Tác giả: Christine Ponsard
Chuyển ngữ: Giuse Võ Tá Hoàng
Từ: it.aleteia.org
WGPQN (29.11.2020) – Chúng ta bước vào Mùa Vọng, Giáo hội mời gọi chúng ta lên đường để chuẩn bị cho Hài Nhi Giêsu giáng thế. Nhưng chúng ta chuẩn bị như thế nào và nhất là chuẩn bị tâm hồn mình ra sao?
Mặc dù Mùa Vọng được đánh dấu bằng một tinh thần sám hối và khổ hạnh, nhưng trên hết đó là thời gian hân hoan đợi chờ. Còn bạn, bạn mong đợi điều gì?
Chúng ta chuẩn bị tâm hồn để chào đón Thiên Chúa làm người.
Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta chờ đợi và chuẩn bị cho Hài Nhi Giêsu đến trong ngày lễ Giáng sinh. Đây là điều hiển nhiên, nhưng có lẽ bạn đã từng nghe con cái của mình – thường là các em nhỏ và thiếu niên - phản đối rằng sự mong đợi này chẳng có ý nghĩa gì: “Chuẩn bị cho lễ Giáng sinh có ý nghĩa gì không? Chúa Giêsu đã giáng sinh cách đây lâu lắm rồi, và Ngài sẽ không trở lại vào ngày 25-12. Giáng sinh cũng sẽ giống như mọi năm: cuối cùng cũng chẳng có gì xảy ra cả! Rồi sau đó cuộc sống cũng sẽ giống như trước đây: luôn có những khó khăn phải đối mặt, đau khổ, chiến tranh”. Rốt cuộc nhiều bạn trưởng thành cùng chung một suy nghĩ : “Giáng sinh là của trẻ em. Chúng tôi không mơ gì thêm: chúng tôi biết rằng Giáng sinh chẳng thay đổi được điều gì”. Đối với họ giáng sinh là một kiểu tưởng tượng làm cho những đứa trẻ ước mơ, hoặc đơn giản chỉ là một kỷ niệm: chúng ta hành động “như thể” điều này ít liên quan đến cuộc sống thực tế hôm nay, với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Và Mùa vọng được tóm gọn trong việc chuẩn bị vật chất cho ngày lễ.
Đúng là việc nhập thể của Con Thiên Chúa đã làm cho Người đi vào lịch sử: được sinh ra tại Bêlem, một lần và mãi mãi và không “tái sinh” mỗi năm vào dịp lễ Giáng sinh. Nhưng việc Chúa Giêsu sinh ra là một biến cố không chỉ liên quan đến những người đương thời của Người. Chúa Giêsu không chỉ sinh ra cho Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng và các đạo sĩ. Người đã được sinh ra cho tôi và cho mỗi người trong chúng ta. Ngay cả khi tôi không thể đến chuồng bò của Bêlem như các mục đồng, là những người được mời đến để chiêm ngắm và thờ lạy một con người giống như họ. Tôi không hành động “như thể”. Chính hôm nay, trong cuộc đời tôi, tôi có thể đón nhận mầu nhiệm nhập thể và sống với mầu nhiệm đó. Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem vì yêu thương tôi, đang sống thực sự và hiện tại. Chuồng bò, máng cỏ và tiếng khóc của trẻ sơ sinh thuộc về quá khứ, nhưng Chúa Giêsu đã làm người vì yêu tôi cho đến tận hôm nay. Và đây chính là ý nghĩa của lễ Giáng sinh. Nói cách khác, trong Mùa Vọng chúng ta chuẩn bị cho mình một cái nôi để đón tiếp trẻ sơ sinh, đặc biệt là chúng ta chuẩn bị tâm hồn mình để đón nhận Thiên Chúa làm người. “Nhưng chúng ta đã thực hiện việc đó từ năm ngoái rồi mà! Không có ý nghĩa gì khi thực hiện lại từ đầu!”. Năm ngoái ư! Tất nhiên, và không chỉ là năm ngoái bởi vì chúng ta được mời gọi đón nhận Chúa Giêsu mỗi ngày cơ mà. Chúng ta không phải chỉ đón nhận Người một lần vĩnh viễn, không bao giờ đủ; việc đó chưa bao giờ kết thúc. Vậy chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón nhận mầu nhiệm giáng sinh như thế nào?
Ba từ khóa làm nên nhịp điệu cho Mùa Vọng: cầu nguyện, khó nghèo và kiên nhẫn phải trở thành những chỉ dẫn đưa chúng ta hướng đến lễ Giáng sinh.
Cầu nguyện: với tư cách gia đình hay cá nhân, chúng ta phải dành thời gian nhiều hơn cho việc cầu nguyện, trong bốn tuần tách biệt với giáng sinh này. Đây là điều mọi người có thể làm: tùy thuộc vào cách tổ chức của mỗi người như thế nào. Chúng ta xin Đức Mẹ giúp đỡ chúng ta. Mẹ là người đã sống “Mùa Vọng” suốt 9 tháng, từ Truyền Tin cho đến Chúa Giáng sinh: chúng ta đừng ngại lần chuỗi mân côi, cầu nguyện cho những người nhỏ hèn, nghèo khổ. Chúng ta suy niệm dựa trên các đoạn Lời Chúa mà Giáo hội cho chúng ta nghe trong suốt Mùa Vọng. Ví dụ như, xem lại trong giờ kinh gia đình, các Thánh vịnh nói về việc mong đợi và hy vọng của dân Thiên Chúa.
Khó nghèo: chỉ cần nhìn vào hang đá và sự đơn sơ của các mục đồng, những người đầu tiên được mời gọi đến gặp Đấng Messia, đủ hiểu rằng cần một tâm hồn nghèo khó để lên đường bước vào trong mầu nhiệm giáng sinh. Điều này được cho là để giải thoát mình khỏi sự giàu có: tất cả chúng ta đều có điều đó, lúc 4 tuổi cũng như ở tuổi 50, những thứ đó không nhất thiết phải là vàng, nhưng là một chướng ngại giữa Thiên Chúa với chúng ta. Mùa Vọng là thời gian để tự giải thoát và tránh xa những của cải vật chất này.
Kiên nhẫn: trong Mùa Vọng, chúng ta được mời gọi suy niệm về sự chờ đợi lâu dài của dân được chọn, những người đã mong mỏi Đấng Mêsia xuất hiện qua hàng niên kỷ. Cựu ước nhắc lại cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa biết cách “làm chủ thời gian của mình” và nhất là Ngài kiên nhẫn và nhân từ vô cùng: dân của Ngài (cũng là mỗi người chúng ta) có thể đưa ra hàng vạn lý do để từ chối chương trình yêu thương của Ngài, nhưng Chúa của chúng ta thì không bao giờ nói: “nào được ích gì? Chúng là căn nguyên bị đánh mất !”. Sự kiên nhẫn cần được học mỗi ngày, khi tôi chấp nhận chào đón các trở ngại, sự chậm trễ và thất bại với lòng thanh thản và vui tươi; khi tôi chấp nhận bước đi với tốc độ của một đứa trẻ; khi tôi phó thác trong tay Chúa mọi buồn phiền, sợ hãi trước tương lai để hoàn toàn sống cho giây phút hiện tại. Vì vậy, tất cả chúng ta hãy dành thời gian để chuẩn bị tâm hồn mình cho lễ Giáng sinh.
Nguồn: gpquinhon.org
(WHĐ)
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN I MÙA VỌNG.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 01.12.2020
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ HAI TUẦN I MÙA VỌNG. Thánh Anrê, Tông đồ. Lễ kính.
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 30.11.2020