Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CỬ HÀNH LỄ TRO: MÙA CHAY LÀ HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ VỚI CHÚA

/>

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ TƯ 17.02.2021


TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ LỄ TRO 2021. Ash Wednesday 2021 Mass in English.

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 7:00 PM on Wednesday, Feb 17th, 2021, 
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
 

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ TỐI THỨ TƯ LỄ TRO 2021.

Bắt đầu lúc 19g00 Thứ Tư, ngày 17.02.2021

/>

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ TƯ LỄ TRO 2021.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.

/>

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ TƯ LỄ TRO 2021.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Tư, ngày 17.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.

/>

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

LỜI CHÚA THỨ TƯ LỄ TRO (Mt 6, 1-6.16-18)


 

VIỆC ĂN CHAY CÓ KHÓ ĐỐI VỚI BẠN KHÔNG? HÃY NHÌN CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ

VIỆC ĂN CHAY CÓ KHÓ ĐỐI VỚI BẠN KHÔNG? 
HÃY NHÌN CHÚA GIÊSU TRÊN THÁNH GIÁ

TGPSG / Aleteia -- Thánh Claude de la Colombiere so sánh những đau khổ nhỏ bé mà chúng ta thực hiện mỗi Mùa Chay với những thương khó mà Chúa Giêsu đã trải qua trên thánh giá.

Trong Mùa Chay, Giáo hội dành ra những ngày cụ thể để khuyến khích các Kitô hữu ăn chay và kiêng thịt: Chỉ ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ kiêng thịt vào các ngày thứ Sáu.

Vậy mà chúng ta vẫn phàn nàn!

Giáo Hội đã hạ bớt các luật buộc qua nhiều thế kỷ và nới lỏng các hạn chế đến mức tương đối dễ dàng hoàn thành các việc hãm mình cơ bản này. Nhưng bất chấp những sửa đổi ấy, chúng ta vẫn là những con người yếu đuối và khó chịu trước bất kỳ hình thức đền tội nào.

Thánh Claude de la Colombiere đã suy tư về chủ đề này trong cuốn sách: “Những thương khó của Chúa Giêsu Kitô”, và khuyến khích chúng ta nhìn vào Chúa Giêsu để xem sự đau khổ của chúng ta nhỏ bé như thế nào so với sự thương khó của Ngài.

Chúa Giêsu đã chịu hành hạ và sỉ nhục như thế nào? – Cho dù Ngài đã phải chịu đau đớn nhục nhã nơi mọi phần thân thể, nơi mọi giác quan và trong mọi cách thức có thể… điều lạ lùng là sau đó người ta vẫn cứ la lối khi phải hãm mình phạt xác…

Sự đền tội đích thực cũng bao gồm cả sự sỉ nhục về thể xác. Sự sỉ nhục Chúa Giêsu phải chịu là vô tận, không chỉ vì tất cả những đau đớn Ngài chịu đều đi kèm với những sỉ nhục và lăng mạ - đặc biệt là bị tát vào mặt, chịu đánh đòn và đóng đinh - mà còn bởi vì Ngài đã bị nhổ vào mặt, bị lôi trong bùn, bị buộc mặc áo như người điên tự xưng mình là vua bị trừng phạt vì sự xa hoa phù phiếm và để cho thấy tỏ tường nỗi đau đớn mà Ngài đã chịu đựng vì họ.

Nếu bạn chiêm ngắm Chúa Giêsu trong tình trạng ấy, chắc chắn bạn sẽ vô cùng xúc động, và nếu bạn tự xét lại mình, có lẽ bạn sẽ xấu hổ khi thấy rằng mình có quá ít điểm giống với những tội nhân đã ăn năn.

Hơn nữa, khi chúng ta lưu giữ hình ảnh đau thương này của Chúa Giêsu trong tâm trí của mình, ta sẽ thấy việc ăn chay mà Giáo hội yêu cầu chúng ta thật là quá nhỏ bé.

Hãy bắt đầu với việc ăn chay, một việc cần thiết. Việc này cho thấy rõ ràng là chúng ta thực sự ít sám hối, hơn là đã không tuân giữ luật buộc. Than ôi! Chúng ta đã phạm những tội lỗi mà cho dù bốn mươi năm ăn chay cũng không đền hết tội được, thế mà Giáo Hội, người mẹ tốt lành của chúng ta, đã giảm xuống chỉ còn phải chay tịnh bốn mươi ngày thôi! Mà chay kiêng những gì nào? Thật quá nhẹ nhàng và quá dễ dàng trong thời đại của chúng ta, thế mà chúng ta cũng không thể quyết tâm làm được điều đó.

Chắc chắn có nhiều lý do về sức khỏe khiến ai đó không thể nhịn ăn và kiêng khem. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều không thực hành được như vậy.

Nếu bạn từng nghĩ các hướng dẫn của Giáo hội về việc ăn chay và kiêng khem là quá nghiêm ngặt và khó có thể chịu đựng được, hãy suy ngẫm về sự thương khó của Chúa Giêsu trên thánh giá.

Philip Kosloski (Aleteia)
Tóc Ngắn & Biên Tú chuyển ngữ (TGPSG
(WGPSG)

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ BA 16.02.2021

/>

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ BA TUẦN 6 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021.

Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 16.02.2021

/>

TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN 6 MÙA THƯỜNG NIÊN 2021.

Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 16.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.

/>

ĐÀI PHÁT THANH VATICAN THỨ HAI 15.02.2021

/>

HAI LOẠI TÌNH YÊU ĐƯỢC MỪNG TRONG NGÀY LỄ VALENTINE

HAI LOẠI TÌNH YÊU ĐƯỢC MỪNG TRONG NGÀY LỄ VALENTINE

TGPSG / blog.adw -- Ngày lễ Tình Nhân (Valentine) là ngày tôn vinh tình yêu lãng mạn. Chắc chắn loại tình yêu này rất cao quý và đáng được khuyến khích.

Giáo hội đôi khi bị buộc tội là nghi ngờ tình yêu lãng mạn. Đúng là có một số nhóm lạc giáo như Cathari và Jansenist đã khinh miệt tình dục trong hôn nhân. Nhưng họ bị coi là lạc giáo vì quan điểm này.

Quan điểm Công giáo đích thực thì tôn vinh tình yêu lãng mạn (Eros trong tiếng Hy Lạp). Là một linh mục chánh xứ Công giáo, tôi cũng như những người khác, muốn khuyến khích một tình yêu lãng mạn đưa đến đỉnh cao là hôn nhân. Và khuyến khích tình yêu lãng mạn tiếp tục diễn ra trong hôn nhân. Tôi nói với những giáo dân trẻ của tôi: “Hãy kết hôn! Hãy sinh thật nhiều con và nuôi dạy chúng theo Công giáo! Bạn có thể nhớ lại câu thơ: Đầu tiên là tình yêu, sau đó đến hôn nhân, rồi đến đứa con trong xe nôi."

Một tình yêu tuyệt vời

Tình yêu lãng mạn (Eros) thì tốt đẹp và mang lại phước lành! Nhưng tình yêu lãng mạn (Eros) luôn cần có mục đích và nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Về cơ bản, Eros là sức mạnh cuốn hút một người nam và một người nữ đến với nhau rồi cuối cùng là tiến tới hôn nhân. Và trong hôn nhân, tình yêu lãng mạn của họ sẽ đơm hoa kết trái.

Tuy nhiên, ngày nay có quá nhiều người chỉ đùa giỡn với tình yêu. Họ bộc lộ sức mạnh của mình thông qua quan hệ tình dục trước hôn nhân và không tuân theo lộ trình dự kiến ​​của nó là cuốn hút nhau với một ước muốn tình yêu sâu sắc. Eros là sự cuốn hút nam nữ vào sự kết hợp sâu sắc, chứ không chỉ đơn thuần là mang hai thân xác lại với nhau. Có quá nhiều người vội vã chạy theo những ham muốn thể xác và phô bày những bí ẩn sâu sắc nhất của bản thân một cách không thích hợp. Vì thế, vũ điệu tuyệt vời của sự tỏ tình và hôn nhân bị rút ngắn và Eros đánh mất cả phẩm giá và mục tiêu của nó. Tỷ lệ kết hôn đã giảm mạnh và tỷ lệ sinh con cũng giảm theo.

Đức Giáo hoàng Bênêđictô 16 đã nói điều này về Eros:

“Loại tình yêu nam nữ không ý chí, bằng cách nào đó đã áp đặt trên con người, được người Hy Lạp cổ đại gọi là Eros. Người Hy Lạp - không khác các nền văn hoá khác - coi Eros về cơ bản là một loại say mê, khuynh loát lý trí bởi một “sự điên rồ thần thánh” khiến con người vượt qua sự tồn tại hữu hạn của mình và cho phép họ, trong chính quá trình chìm đắm trong sức mạnh thần thánh, trải nghiệm hạnh phúc tối cao…

“Kitô giáo trong quá khứ thường bị chỉ trích là chống lại thân xác; và quả là khuynh hướng kiểu này luôn tồn tại. Tuy nhiên, trong bối cảnh đương đại, Eros đã bị giảm thiểu xuống thành "tình dục" thuần túy. Ở đây chúng ta đang thực sự đối mặt với sự hạ cấp thân xác con người: Nó không còn là một biểu hiện quan trọng của toàn bộ con người chúng ta nữa, mà nó chỉ còn hơn kém nằm trong lĩnh vực sinh học thuần túy.

“Nhưng sự thật, Eros có xu hướng trỗi dậy “trong ngây ngất” để hướng về Thần thánh, đưa chúng ta vượt ra khỏi chính mình. Hai khía cạnh này của Eros rất quan trọng.

“Thứ nhất, Eros một cách nào đó bắt nguồn từ chính bản chất của con người; Ađam là một người tìm kiếm, người "bỏ cha mẹ" để tìm kiếm người phụ nữ; và chỉ khi ở cùng nhau, cả hai mới đại diện cho con người hoàn chỉnh và trở thành “một xương một thịt”.

“Khía cạnh thứ hai cũng quan trọng không kém: Eros hướng con người tới hôn nhân, đến một mối ràng buộc duy nhất và dứt khoát; như vậy, và chỉ như vậy, Eros mới thực hiện được mục đích sâu xa nhất của nó… Và hôn nhân trong Kinh thánh trở thành biểu tượng của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài." (Deus Caritas est 3-11 đã chọn)

Vì vậy, tình yêu lãng mạn (Eros) có phẩm giá nhưng cũng có mục đích. Mục đích của nó là lôi kéo người nam và người nữ tiến tới hôn nhân, gia đình và cuối cùng là hướng về Thiên Chúa. Ước muốn sâu xa mà người nam và người nữ dành cho nhau là dấu hiệu của ước muốn tột cùng của trái tim con người về sự kết hợp sâu xa với Thiên Chúa.

Một tình yêu tuyệt vời hơn

Nhưng có một tình yêu thứ hai được cử hành vào Ngày lễ Tình Nhân, và đó là tình yêu Agape. Tình yêu Agape là tình yêu qua đó chúng ta yêu Thiên Chúa trên cả bản thân mình, trên mọi vật và trên tất cả mọi người. Có lẽ không có ví dụ nào tuyệt vời về tình yêu này hơn là tình yêu của các vị tử đạo. Các ngài sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì Đức Kitô. Mọi vị tử đạo đều có thể nói: “Lạy Chúa, con yêu Chúa hơn bản thân, mạng sống, mọi thứ của con và hơn bất kỳ người nào khác trong cuộc đời con. Thế giới ghét con vì điều này và sẽ giết con vì điều đó, nhưng con sẵn sàng trả cái giá mà tình yêu này đòi hỏi.”

Thánh Valentine là một vị tử đạo. Truyền thống Kitô giáo công nhận có hai vị thánh của Giáo hội sơ khai có thể được coi là "Valentine."

Vị đầu tiên là linh mục người La Mã tên là Valentine. Ngài bị chém đầu vào năm 268 vì tội cố gắng đưa một thành viên của Hoàng đế Claudius thành dân Goth. Ngài cũng là một người chữa bệnh nổi tiếng.

Vị thánh Valentine thứ hai là Giám mục Valentine, cũng là một người chữa bệnh nổi tiếng và cũng là nhân vật đưa nhiều người vào Kitô giáo. Ngài bị bắt và bị buộc phải thờ lạy các vị thần ngoại giáo. Khi ngài từ chối, người ta đã cố đánh đòn ngài cho chết đi. Khi điều đó thất bại, ngài đã bị chặt đầu vào năm 273.

Màu đỏ của ngày lễ Tình Nhân không chỉ tượng trưng cho dòng máu ấm áp của sự lãng mạn, mà còn là dòng máu nóng đỏ của những vị tử đạo. Eros chắc chắn là cao quý và cần thiết. Mừng lễ Tình Nhân như thế thì cũng đúng thôi. Nhưng không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu (Agape) dám hy sinh mạng sống cho bạn đời của mình. Vì vậy, hôm nay, máu đỏ của các vị tử đạo cũng được cử hành và công bố.

Một ngày lễ Tình Nhân được dâng cho người mình yêu và cho tất cả mọi người.

Msgr Charles Pope (blog.adw) / Biên Tú chuyển ngữ (TGPSG)
(WGPSG)

 

CÁO PHÓ: LINH MỤC PHÊRÔ NGUYỄN QUANG TOÀN

 

TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail: tgmsaigon@gmail.com

OREMUS PRO DEFUNCTIS

Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, Toà Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh kính báo:

Linh mục Phêrô NGUYỄN QUANG TOÀN
sinh ngày 20 tháng 12 năm 1946 tại Hải Phòng
chịu chức linh mục ngày 07 tháng 12 năm 1974 tại Trà Cổ, Hố Nai

hiện đang là Chánh xứ Giáo xứ Môi Khôi, 
thuộc Giáo hạt Xóm Chiếu, của Tổng Giáo Phận Tp.HCM

đã trở về Nhà Cha lúc 14g45, thứ Hai, ngày 15 tháng 02 năm 2021, tại nhà ông bà cố thuộc Giáo xứ Trà Cổ, Giáo hạt Phú Thịnh, Giáo phận Xuân Lộc, hưởng thọ 75 tuổi, sau 47 năm linh mục.

Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh tại thành phố khá phức tạp và không được phép tập trung đông người, nên nghi thức tẩn liệm và thánh lễ sẽ đều được cử hành tại Giáo xứ Trà Cổ, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cụ thể như sau:
  • Nghi thức tẩn liệm: lúc 9g00, thứ Ba, ngày 16 tháng 02 năm 2021.
  • Thánh lễ an táng: lúc 9g00, thứ Năm, ngày 18 tháng 02 năm 2021 do Đức Tổng Giám mục Giuse chủ tế.
Toà Tổng Giám mục rất mong quý cha thuộc Tổng Giáo phận thành phố đến đồng tế trong thánh lễ an táng của cha Phêrô. Đồng thời, xin quý Cha trong giáo phận dâng một Thánh lễ cầu cho linh hồn linh mục Phêrô.

Tòa Tổng Giám mục, ngày 15.02.2021
Linh mục Tổng Đại Diện
(đã ký và đóng dấu)
Inhaxiô HỒ VĂN XUÂN

Mục vụ:
  • 1974 - 1975 Cô nhi viện Long Thành
  • 1975 - 2005 Linh hướng Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, Long Thành
  • 2005 - 2007 Phụ tá Giáo xứ Vườn Xoài
  • 2007 - 2021 Chánh xứ Giáo xứ Môi Khôi
 
(WGPSG)

MÙNG 1 TẾT TÂN SỬU TẠI CÔNG TRƯỜNG TRÙNG TU NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAIGON: NIỀM VUI ĐƯỢC LÀM VIỆC

/>