Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Ba, ngày 02.3.2021
Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ THỨ BA TUẦN II MÙA CHAY 2021
Bắt đầu lúc 05g30 Thứ Ba, ngày 02.3.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
br />
Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021
DUNG MẠO THÁNH GIUSE
DUNG MẠO THÁNH GIUSE
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương,
Đại Chủng Viện Vinh Thanh
WHĐ (27.02.2021) – Nếu được vẽ một bức chân dung về thánh Giuse, tôi xin phác họa chân dung của thánh nhân với ba nét chấm phá đặc biệt: thánh Giuse với cái miệng rất nhỏ, nhưng có hai tai rất to và hai cánh tay vạm vỡ. Ba nét chấm phá này diễn tả cách tuyệt vời tính cách đặc trưng vốn đã làm nên sự vĩ đại của thánh Giuse. Xin được bình giải bức ảnh này:
1. Miệng nhỏ
Thánh Giuse có miệng nhỏ, diễn tả thánh nhân là một con người ít nói, không ồn ào, nhưng rất trầm lắng, nội tâm và khiêm tốn. Trong Tin Mừng, chúng ta không tìm thấy một lời nào phát ra từ môi miệng thánh Giuse. Người không nói nhiều, không chạy theo sự hoành tráng bên ngoài và dư luận xã hội, nhưng chỉ âm thầm khiêm hạ, an nhiên tự tại, mai danh ẩn tích sống theo thánh ý Thiên Chúa.
Quả thật, một đời sống trong thinh lặng như thế mới có thể lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa, bởi lẽ, Thiên Chúa thường nói và hoạt động trong thinh lặng; chỉ có trong thing lặng bên ngoài và bên trong như thế, chúng ta mới biết mình, biết Chúa và biết tha nhân; chúng ta mới ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống mình.
Xưa nay, bao chuyện đổ vỡ, bao gia đình tan nát, bao dự định tiêu tan, bởi vì một trong những nguyên nhân chính: chúng ta không biết im lặng và học im lặng. Vì thế, hãy học nơi thánh Giuse, nói ít lại, nhỏ miệng lại với chuyện nhỏ cũng như cả chuyện to.
2. Hai tai to
Nét đặc trưng thứ hai diễn tả tính cách của Giuse là người có hai tai rất to. Quả thế, Đức Chúa Trời khôn ngoan tạo dựng con người chỉ có một cái miệng để nói, nhưng có hai cái tai để nghe. Điều đó có nghĩa là con người phải nghe gấp hai lần nói. Con người trước hết hãy học lắng nghe Thiên Chúa nói với mình; thứ đến con người học lắng nghe người khác nói với chúng ta. Lắng nghe để biết được điều Chúa muốn nói; lắng nghe để biết và học những điều người khác muốn nói với chúng ta. Thực tế, có những người nghĩ rằng mình không cần phải nghe ai nữa, mình đã đầy và đã đủ rồi! Như thế, sẽ rất nguy hiểm, sẽ làm cho người đó dễ tự mãn.
Thánh Giuse là mẫu gương cho chúng ta về khả năng lắng nghe này: Khi đối diện với một tình huống rất tế nhị và khó khăn: Đức Maria mang thai mà không phải do mình, nếu đưa ra ánh sáng, Maria sẽ bị ném đá theo luật Môsê; nếu đón nhận, ai có thể chấp nhận sự thật trớ trêu này, Giuse quyết định “đào vi thượng sách” trong âm thầm. Nhưng trong giấc mơ, Thiên Chúa sai thiên thần đến giải thích cho Giuse biết về Hài Nhi là Con Đấng Tối Cao và việc Đức Maria mang thai là do bởi phép Chúa Thánh Thần (x. Mt 2,20), ông đã mau mắn lắng nghe và làm theo lời thiên thần truyền.
Chưa hết, khi gia đình Thánh Gia gặp khó khăn, khi Hài Nhi Giêsu bị các bạo chúa lùng bắt, Giuse đã mau mắn vâng theo lời thiên thần hướng dẫn, đưa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai Cập. Sau khi vua Hêrôđê băng hà, ông lại đưa các ngài về Nadarét. Như thế, Giuse là một người luôn biết lắng nghe Lời Chúa và làm theo ý của Thiên Chúa. Nên ông được mệnh danh là người công chính, nghĩa là người có hai tai rất to để nghe và sống theo thánh ý Chúa.
3. Hai tay vạm vỡ
Cuối cùng chúng ta nói đến thánh Giuse với hai cánh tay mạnh mẽ, gân cốt cuồn cuộn, biểu tượng của một con người luôn chăm chỉ làm việc. Đó cũng là đức tính nổi bật của Giuse. Quả thế, trong gia đình Thánh Gia, Giuse đã đóng tròn vai là một người cha và người chồng bằng việc chăm chỉ lao động để kiếm cơm áo nuôi sống gia đình. Với nghề thợ mộc, Giuse đã tích cực làm việc mỗi ngày để có tiền trang trải trong gia đình, nuôi con, cho con ăn học. Giuse là hình ảnh của biết bao người bố, người chồng ngày ngày cuốc đất, chân lấm tay bùn hay khuân vác, cày cấy, lái xe, lên rừng xuống biển, đổ mồ hôi sôi nước mắt để kiếm vài trăm bạc về nuôi gia đình, để lo cho vợ con có miếng cơm manh áo, con cái được học hành nên người.
Chăm chỉ lao động là bí quyết của thành công. Bởi lẽ, trên con đường thành công không có chỗ cho những người lười biếng. Để có của cải, để có kiến thức, để có chuyên môn, chúng ta phải tích cực lao động. Không có vất vả không có vinh quang. Không có khó nhọc không có gặt hái (no pain no gain). Đó là quy luật cuộc sống mà thánh Giuse đã từng sống.
Như thế, nhân dịp cử hành Năm Thánh Giuse là cơ hội tốt để chúng ta chiêm ngắm dung mạo của thánh Giuse với ba nét chấm phá như là ba nhân đức quý báu cho chúng ta noi theo: đó là ít nói, nghe nhiều và tích cực làm việc. Đây là những điều làm cho chúng ta trở nên công chính và cao cả như thánh Giuse.
Nguyện xin thánh Giuse cầu bầu cho chúng ta. Amen!
(WHĐ)
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU THỨ HAI TUẦN II MÙA CHAY 2021
Bắt đầu lúc 17g30 Thứ Hai, ngày 01.3.2021
Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHIỀU CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B
Bắt đầu lúc 17g30 Chúa Nhật, ngày 28.02.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B. LA MESSE DU 2è DIMANCHE DE CARÊME - ANNÉE B.
Bắt đầu lúc 10g30 Chúa Nhật, ngày 28.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
sera en direct de la Cathédrale Notre Dame de Saïgon
à 10h30, le 28 Février 2021.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B. Second Sunday of Lent. Mass in English (Live-streamed)
Bắt đầu lúc 09g30 Chúa Nhật, ngày 28.02.2021
tại nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
at 09:30 AM on Sunday, Feb 28th, 2021,
at Notre Dame Cathedral of Saigon.
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B. Lễ Thiếu Nhi.
Bắt đầu lúc 07g30 Chúa Nhật, ngày 28.02.2021
TỔNG GIÁO PHẬN SAIGON: TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B
Bắt đầu lúc 07g00 Chúa Nhật, ngày 28.02.2021
tại Nhà thờ Chính toà Đức Bà Saigon.
LỘ ĐỨC TRỞ THÀNH ĐỀN THÁNH QUỐC GIA
LỘ ĐỨC TRỞ THÀNH ĐỀN THÁNH QUỐC GIA
G. Trần Đức Anh, O.P
vietnamese.rvasia (25.2.2021) – Từ ngày 11/2/2021 Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức, miền Nam nước Pháp chính thức trở thành Đền thánh quốc gia.
Đây là kết quả của một tiến trình được chuẩn bị trong nhiều tháng qua. Trong đại hội ngày 7/11 năm ngoái, Hội đồng Giám mục Pháp đã bỏ phiếu nâng Đền thánh giáo phận Lộ Đức thành Đền thánh quốc gia, và đồng thời các giám mục bỏ phiếu thông qua qui chế mới của Đền thánh, theo giáo luật.
Sau đó, các quyết định này được chuyển về Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng để xin phê chuẩn, chiếu theo tự sắc “Sanctuarium in Ecclesia” năm 2017 của Đức Thánh cha Phanxicô.
Ngày 19/1 vừa qua, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã phê chuẩn các quyết định của Hội đồng Giám mục Pháp.
Đối với các tín hữu hành hương, có lẽ họ sẽ không thấy việc thay đổi nào sau qui chế mới của Đền thánh Lộ Đức. Trong thực tế, từ nay Hội đồng Giám mục Pháp can dự nhiều hơn về việc quản trị Đền thánh, thay vì Đức giám mục sở tại như từ trước đến nay. Từ nay, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ do Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp bổ nhiệm, theo đề nghị của vị giám mục đặc trách Đền thánh, và nếu có thể, sẽ chọn một linh mục thuộc giáo phận Tarbes và Lộ Đức sở tại.
Đức cha Hérouard, Giám mục phụ tá giáo phận Lilles, hiện là vị đặc trách Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức cho biết: những điều trên đây không thay đổi sứ mạng của Đền thánh là nhắm tới mọi người trên toàn thế giới. Chiều kích quốc tế của Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức vẫn tiếp tục như hiện nay.
Trong Giáo hội hiện nay, có ba cấp Đền thánh: Đền thánh giáo phận thuộc trách nhiệm của giám mục địa phương, Đền thánh quốc gia tùy thuộc Hội đồng Giám mục quốc gia liên hệ, và Đền thánh quốc tế do Tòa Thánh đảm nhận qua một giám mục đại diện, do Đức Thánh cha bổ nhiệm.
Đây là kết quả của một tiến trình được chuẩn bị trong nhiều tháng qua. Trong đại hội ngày 7/11 năm ngoái, Hội đồng Giám mục Pháp đã bỏ phiếu nâng Đền thánh giáo phận Lộ Đức thành Đền thánh quốc gia, và đồng thời các giám mục bỏ phiếu thông qua qui chế mới của Đền thánh, theo giáo luật.
Sau đó, các quyết định này được chuyển về Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng để xin phê chuẩn, chiếu theo tự sắc “Sanctuarium in Ecclesia” năm 2017 của Đức Thánh cha Phanxicô.
Ngày 19/1 vừa qua, Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã phê chuẩn các quyết định của Hội đồng Giám mục Pháp.
Đối với các tín hữu hành hương, có lẽ họ sẽ không thấy việc thay đổi nào sau qui chế mới của Đền thánh Lộ Đức. Trong thực tế, từ nay Hội đồng Giám mục Pháp can dự nhiều hơn về việc quản trị Đền thánh, thay vì Đức giám mục sở tại như từ trước đến nay. Từ nay, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức sẽ do Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp bổ nhiệm, theo đề nghị của vị giám mục đặc trách Đền thánh, và nếu có thể, sẽ chọn một linh mục thuộc giáo phận Tarbes và Lộ Đức sở tại.
Đức cha Hérouard, Giám mục phụ tá giáo phận Lilles, hiện là vị đặc trách Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức cho biết: những điều trên đây không thay đổi sứ mạng của Đền thánh là nhắm tới mọi người trên toàn thế giới. Chiều kích quốc tế của Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức vẫn tiếp tục như hiện nay.
Trong Giáo hội hiện nay, có ba cấp Đền thánh: Đền thánh giáo phận thuộc trách nhiệm của giám mục địa phương, Đền thánh quốc gia tùy thuộc Hội đồng Giám mục quốc gia liên hệ, và Đền thánh quốc tế do Tòa Thánh đảm nhận qua một giám mục đại diện, do Đức Thánh cha bổ nhiệm.
(Vatican News 24-2-2021) Nguồn: vietnamese.rvasia
(WHĐ)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)