Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021
Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021
Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021
CARITAS VIỆT NAM: PHÓNG SỰ HỖ TRỢ XÂY DỰNG NHÀ CỬA SAU BÃO LŨ 2020 TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
CARITAS VIỆT NAM:
PHÓNG SỰ HỖ TRỢ XÂY DỰNG NHÀ CỬA
SAU BÃO LŨ 2020 TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Hậu quả của đợt mưa bão, lũ lụt và sạt lở vào tháng 10/2020 ở Miền Trung đã làm cho cả thế giới xót xa khi biết nhiều người đã thiệt mạng và số lượng tài sản bị ngập chìm trong biển nước là không thể kể hết. Đến nay người dân Miền Trung vẫn đang phải nỗ lực từng ngày để tái thiết cuộc sống của họ. Sự quảng đại của biết bao người đã phần nào làm vơi đi những gian khổ mà thiên tai đã gây ra cho họ.
Cho đến nay, các chương trình phục hồi sau thiên tai, lũ lụt vẫn đang được tiếp tục thực hiện để giúp cho những người thực sự khó khăn có cơ hội và điều kiện để khắc phục phần nào hậu quả của thiên tai.
Caritas Việt Nam đã hỗ trợ với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng cho các gia đình khó khăn tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong các dự án xây dựng nhà cửa, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, hệ thống nước tinh khiết…và chúng tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện những dự án tương tự như thế. Hiện Caritas Việt Nam đang giúp xây dựng mới và sửa chữa 114 căn nhà cho các hộ dân thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Cho đến nay, các chương trình phục hồi sau thiên tai, lũ lụt vẫn đang được tiếp tục thực hiện để giúp cho những người thực sự khó khăn có cơ hội và điều kiện để khắc phục phần nào hậu quả của thiên tai.
Caritas Việt Nam đã hỗ trợ với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng cho các gia đình khó khăn tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong các dự án xây dựng nhà cửa, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản, hệ thống nước tinh khiết…và chúng tôi vẫn đang tiếp tục thực hiện những dự án tương tự như thế. Hiện Caritas Việt Nam đang giúp xây dựng mới và sửa chữa 114 căn nhà cho các hộ dân thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Nguồn: caritasvietnam.org
(WGPSG)
Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021
Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2021
THÁNH LỄ KỶ NIỆM 104 NĂM NGÀY ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA
Vatican News (14.5.2021) - Hôm 13/5/2021, Đức Hồng y José Tolentino de Mendonça đã chủ tế Thánh lễ tại đền thánh Đức Mẹ ở Fatima, Bồ Đào Nha, nhân kỷ niệm 104 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Ngài nói rằng từ Fatima, chúng ta mang theo một giấc mơ để chiếu sáng thế giới.
Đức Hồng y Tolentino người Bồ Đào Nha, là Trưởng Văn khố và Thư viện của Tòa Thánh. Trong bài giảng Thánh lễ, ngài nói rằng, sự phục hồi tài chính toàn cầu đòi hỏi đi kèm với một sự hồi sinh tinh thần.
Đức Hồng y Tolentino người Bồ Đào Nha, là Trưởng Văn khố và Thư viện của Tòa Thánh. Trong bài giảng Thánh lễ, ngài nói rằng, sự phục hồi tài chính toàn cầu đòi hỏi đi kèm với một sự hồi sinh tinh thần.
Sự hồi sinh tinh thần
Đức Hồng y nói: “Ở ngã rẽ lịch sử hiện nay, chúng ta không thể cho phép sự hồi sinh của hy vọng chỉ đi đôi với sự quan tâm đến biểu hiện vật chất của cuộc sống. Không nghi ngờ rằng có một nhu cầu cấp bách về cung cấp lương thực, và nhiệm vụ này, về cơ bản là một trong những công cuộc tái thiết kinh tế, phải đoàn kết và huy động xã hội của chúng ta.”
“Nhưng xã hội của chúng ta cũng cần một sự tái khởi động về tinh thần. Chúng ta không sống nếu không có cơm bánh, nhưng chúng ta không thể chỉ sống nhờ cơm bánh. Những khoảnh khắc khủng hoảng sâu sắc nhất luôn được vượt qua bằng cách truyền vào một linh hồn mới, đề xuất những con đường chuyển đổi nội tâm và tái tạo tinh thần cho cuộc sống chung của chúng ta. Đây là thông điệp của Fatima, vào năm 1917 xa xôi đó, khi thế giới chìm trong cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên trong lịch sử và là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất.”
“Nhưng xã hội của chúng ta cũng cần một sự tái khởi động về tinh thần. Chúng ta không sống nếu không có cơm bánh, nhưng chúng ta không thể chỉ sống nhờ cơm bánh. Những khoảnh khắc khủng hoảng sâu sắc nhất luôn được vượt qua bằng cách truyền vào một linh hồn mới, đề xuất những con đường chuyển đổi nội tâm và tái tạo tinh thần cho cuộc sống chung của chúng ta. Đây là thông điệp của Fatima, vào năm 1917 xa xôi đó, khi thế giới chìm trong cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên trong lịch sử và là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất.”
Cầu nguyện, sám hối và hoán cải
“Đức Mẹ yêu cầu chúng ta điều gì thông qua các tiểu mục đồng?” Đức Hồng y trả lời: “Cầu nguyện, sám hối và hoán cải, tức là những phương tiện cụ thể để tái thiết nội tâm.”
Ước mơ từ Fatima để chiếu sáng thế giới
Ngài ngỏ lời đặc biệt với người trẻ đang chuẩn bị tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 tại Bồ Đào Nha: “Thay vì sợ hãi, hãy ước mơ. Hãy khám phá rằng, Chúa là đồng minh của những giấc mơ đẹp nhất của các bạn. Hãy dám ước mơ về một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy cảm thấy rằng, tương lai phụ thuộc vào phẩm chất và sự kiên định trong những giấc mơ của các bạn.”
Kết thúc bài giảng, Đức Hồng y nói: “Những tín hữu hành hương chúng ta luôn đến Fatima với đôi bàn tay trống rỗng. Nhưng từ Fatima, chúng ta mang đi một giấc mơ, được đánh thức trong chúng ta. Fatima dạy chúng ta cách chiếu sáng một thế giới đang chìm trong bóng tối.” (CNA 13/05/2021)
Kết thúc bài giảng, Đức Hồng y nói: “Những tín hữu hành hương chúng ta luôn đến Fatima với đôi bàn tay trống rỗng. Nhưng từ Fatima, chúng ta mang đi một giấc mơ, được đánh thức trong chúng ta. Fatima dạy chúng ta cách chiếu sáng một thế giới đang chìm trong bóng tối.” (CNA 13/05/2021)
Nguồn: vaticannews.va/vi/
(WHĐ)
Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021
ĐỨC GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM NÓI VỀ SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG NĂM 2021
ĐỨC GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN KHẢM
NÓI VỀ SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG NĂM 2021
WHĐ (14.5.2021) - Vị Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam - Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (ĐGM) - cũng chính là thành viên Bộ Truyền Thông của Tòa Thánh Vatican. Khi hướng đến Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2021, Đức cha Phêrô đã dành cho phóng viên (PV) của kênh Truyền Thông Hội đồng Giám mục Việt Nam một cuộc trò chuyện thân tình…
PV: Kính thưa Đức cha, chủ đề Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2021 là “Đến mà xem”. Thoạt khi đọc chủ đề này, con nghĩ ngay đến những phong tỏa, những giãn cách của thời Covid - khiến cho người ta rất khó ‘đến mà xem’, nhất là ‘đến mà xem’ các sự kiện ở những nơi xa xôi, bên ngoài đất nước của mình chẳng hạn. Thật khó mà đến xem lắm! Và đó cũng là cảm nghĩ đầu tiên của nhiều người khác nữa, khi nhìn thấy chủ đề “Đến mà xem”. Vậy riêng với Đức cha, cảm nghĩ đầu tiên của Đức cha về chủ đề “Đến mà xem” là gì ạ?
ĐGM: Cách đây hơn một năm, Bộ Truyền thông của Tòa Thánh xin các hồng y, giám mục thành viên của Bộ mỗi người đề nghị 2 chủ đề cho Ngày Thế giới truyền thông. Bộ sẽ gửi những đề nghị này lên Đức Thánh Cha và tùy ngài chọn. Như thế ít nhất cũng có tới 20 đề nghị. Cuối cùng Đức Thánh Cha đã chọn chủ đề “Đến mà xem”, và tôi nghĩ chọn lựa đó phản ánh mối quan tâm của ngài đối với hoạt động truyền thông hiện nay trong Giáo hội và xã hội..
PV: Vâng, thưa Đức cha, có rất nhiều điều cần phải quan tâm khi nhìn vào những hoạt động truyền thông vô cùng phức tạp hiện nay trong Giáo hội và xã hội. Vậy thì mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với hoạt động truyền thông muôn mặt hiện nay trong Giáo hội và xã hội là gì - khi ngài chọn chủ đề “Đến mà xem”?
ĐGM: Để trả lời câu hỏi đó, tôi nghĩ phải đặt câu “Đến mà xem” trong bối cảnh câu chuyện Chúa Giêsu gặp gỡ các môn đệ đầu tiên trong Tin Mừng Gioan 1,35-42. Được sự giới thiệu của thánh Gioan Tẩy giả, các ông đi theo Chúa Giêsu. Ngài thấy các ông đi theo thì hỏi: các anh tìm gì? Các ông hỏi Ngài: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Chúa Giêsu bảo: “Đến mà xem”.
Như vậy, Chúa Giêsu mời họ đến tận nơi mà xem chỗ Ngài ở, xem cách sống của Ngài, xem cách ứng xử của Ngài, rồi các ông mới tự quyết định theo Chúa hay không. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Các môn đệ không chỉ nghe lời Người, họ còn chăm chú nhìn Người nói. Quả thật, nơi Người - Ngôi Lời nhập thể - Lời đã mang lấy một khuôn mặt, Thiên Chúa vô hình trở nên hữu hình và người ta có thể thấy, nghe và chạm vào, như thánh Gioan nói với chúng ta” (x. 1Ga 1,1-3). Đức Thánh Cha gọi đó là phương pháp loan báo Tin Mừng bằng cả con người và cuộc sống thật, chứ không chỉ bằng lời nói xuông.
Hiểu như thế, “Đến mà xem” trở thành lời chất vấn chúng ta trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ngày nay, nếu người ta đến mà xem, họ sẽ thấy gì nơi mỗi chúng ta, nơi cộng đoàn Hội Thánh? Họ có thấy nơi chúng ta đời sống người môn đệ chân chính của Chúa Giêsu không, hay ngược lại? Họ có thấy nơi Hội Thánh hình ảnh cộng đoàn yêu thương như Chúa dạy không, hay ngược lại?
Hiểu như thế, “Đến mà xem” trở thành lời chất vấn chúng ta trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ngày nay, nếu người ta đến mà xem, họ sẽ thấy gì nơi mỗi chúng ta, nơi cộng đoàn Hội Thánh? Họ có thấy nơi chúng ta đời sống người môn đệ chân chính của Chúa Giêsu không, hay ngược lại? Họ có thấy nơi Hội Thánh hình ảnh cộng đoàn yêu thương như Chúa dạy không, hay ngược lại?
PV: Như vậy, thưa Đức cha, “Đến mà xem” trước hết là một phương pháp loan báo Tin Mừng - loan báo bằng cả con người và cuộc sống thật, chứ không chỉ bằng lời nói xuông. Loan báo Tin Mừng bằng lời nói thì đã khó rồi, loan báo bằng cả con người và cuộc sống thật - cộng thêm vào với những lời rao giảng chân thành của mình nữa - thì quả là khó hơn gấp bội. Vậy khi chọn câu “Đến mà xem” làm chủ đề cho Ngày thế giới truyền thông, Đức Thánh Cha đã muốn áp dụng phương pháp loan báo Tin Mừng triệt để này vào các hoạt động truyền thông như thế nào, thưa Đức cha?
ĐGM: Tôi nghĩ có thể tóm tắt bằng một câu: Truyền thông Sự Thật. Việc truyền thông này có thể được nhìn từ hai góc độ: góc độ của người đưa tin và góc độ của người nhận tin. Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, thiết nghĩ mỗi chúng ta vừa là người đưa tin vừa là người nhận tin. Chỉ cần ghi một comment hay nhấn Like thì cách nào đó, bạn cũng là người đưa tin rồi.
PV: Vâng, với các phương tiện truyền thông hiện đại hôm nay, người ta có thể nhận tin, rồi đưa tin, trong cùng một thời điểm. Những người làm truyền thông chúng con vẫn thường làm như thế, nhận tin rồi đưa tin ngay sau đó - có khi chỉ bằng một lời comment, hay nhấn một nút like. Nhưng lời comment hay nút like rất đơn giản ấy của chúng con chưa chắc là đã phản ánh sự thật. Mà nếu không phản ánh được sự thật thì thật là nguy hiểm, có thể gây nhiều tai hại cho người khác, nhất là khi còn đưa tin một cách chi tiết hơn - bằng những bản tin chữ viết, hình ảnh, video hay audio... Vậy, với tư cách là những người làm truyền thông, trong góc độ của những người đưa tin, chúng con phải làm thế nào để lúc nào cũng truyền thông đúng Sự Thật như ý Chúa muốn, thưa Đức cha?
ĐGM: Từ góc độ của người làm truyền thông, “Đến mà xem” là lời mời gọi hoạt động truyền thông phải phản ánh đúng thực tại như nó là.
Đức Giáo hoàng bày tỏ lòng biết ơn những nhà báo, người quay phim, người biên tập đã đến tận nơi để xem và kể lại những gì họ thấy, dù phải đối diện với nguy hiểm và có người phải hi sinh tính mạng. Nhờ họ và nhờ những bản tin như thế, cả thế giới thức tỉnh trước những nỗi đau của hằng triệu người nghèo, trước sự tàn khốc của chiến tranh và dịch bệnh, trước sự tàn phá của nạn buôn người…
Đồng thời, trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, chúng ta phải đối diện với vấn đề nhức nhối là nạn tin giả ở mọi mức độ và trong mọi lãnh vực. Đó là những bản tin được sáng chế trong phòng làm việc chứ không đến tận nơi, gặp gỡ những con người cụ thể để nắm bắt tình hình thực tế. Đó còn là những thông tin bị bóp méo và lèo lái theo chủ đích riêng của cá nhân hay phe nhóm.
Nhận định này không nhằm mục đích lên án internet và mạng xã hội, nhưng để mời gọi mọi người phải trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công tác truyền thông. Vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với việc truyền thông, với thông tin chúng ta chia sẻ, với sự kiểm soát tin giả (fake news) bằng cách phơi bày sự giả dối của nó. Tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của chân lý: đi, thấy, và chia sẻ”.
Đức Giáo hoàng bày tỏ lòng biết ơn những nhà báo, người quay phim, người biên tập đã đến tận nơi để xem và kể lại những gì họ thấy, dù phải đối diện với nguy hiểm và có người phải hi sinh tính mạng. Nhờ họ và nhờ những bản tin như thế, cả thế giới thức tỉnh trước những nỗi đau của hằng triệu người nghèo, trước sự tàn khốc của chiến tranh và dịch bệnh, trước sự tàn phá của nạn buôn người…
Đồng thời, trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, chúng ta phải đối diện với vấn đề nhức nhối là nạn tin giả ở mọi mức độ và trong mọi lãnh vực. Đó là những bản tin được sáng chế trong phòng làm việc chứ không đến tận nơi, gặp gỡ những con người cụ thể để nắm bắt tình hình thực tế. Đó còn là những thông tin bị bóp méo và lèo lái theo chủ đích riêng của cá nhân hay phe nhóm.
Nhận định này không nhằm mục đích lên án internet và mạng xã hội, nhưng để mời gọi mọi người phải trung thực và có tinh thần trách nhiệm trong công tác truyền thông. Vì thế Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm với việc truyền thông, với thông tin chúng ta chia sẻ, với sự kiểm soát tin giả (fake news) bằng cách phơi bày sự giả dối của nó. Tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của chân lý: đi, thấy, và chia sẻ”.
PV: Như vậy, thưa Đức cha, để có thể luôn truyền thông đúng sự thật, những người đưa tin - trong khả năng giới hạn của mình - cố gắng hết sức để tìm được nhiều cơ hội hết mức có thể nhằm đến tận nơi mà xem, hầu có thể phản ánh đúng với thực tại, cho dù có phải hi sinh, phải gặp bao nguy hiểm khi muốn đến tận nơi mà xem. ‘Đến tận nơi mà xem’ thể hiện tinh thần trách nhiệm của người làm truyền thông, giúp cho họ tránh được nguy cơ của những người chỉ ngồi trong phòng, rồi thực hiện những bản tin bóp méo sự thật, theo chủ đích của cá nhân hay phe nhóm nào đó. Vâng, đấy là đứng dưới góc độ của người đưa tin. Còn từ góc độ của người nhận tin, khi đọc hay xem những tin tức, người ta phải làm thế nào để phát hiện ra những tin giả, và tìm được sự thật đích thực?
ĐGM: Tôi nghĩ đến đôi điều: (1) Xác minh thông tin: từ nguồn nào? có đáng tin không? có hợp lý không? (2) Đừng vô tình tiếp tay cho việc loan tin giả: nhiều khi vì vô tình, không đọc và suy nghĩ kỹ, chúng ta vội vã chuyển tin cho người khác; (3) Góp phần phổ biến những thông tin (bài vở, hình ảnh, câu chuyện) lành mạnh, bổ ích cho đời sống.
PV: Thưa Đức Cha, sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông luôn khá dài. Vậy nếu phải chọn một câu trong sứ điệp để ghi nhớ - giúp chúng con nhớ hoài mà thể hiện khi nhận tin và đưa tin - thì Đức cha sẽ chọn câu nào ạ?
ĐGM: Tôi sẽ chọn câu này: “Tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của chân lý: đi, thấy, và chia sẻ”.
PV: Kính thưa Đức cha, qua cuộc trò chuyện thân tình này, Đức cha đã cho chúng con thấy nhiều góc nhìn khác nhau về Sứ điệp của Ngày Thế giới Truyền thông năm nay; từ bối cảnh, cho đến mối quan tâm của Đức Thánh Cha khi chọn chủ đề này; rồi ý nghĩa của sứ điệp trong góc nhìn của người đưa tin và người nhận tin; và sau cùng là một câu cần phải nhớ để có thể dễ dàng áp dụng sứ điệp vào trong sinh hoạt truyền thông của Kitô hữu hôm nay. Chúng con chân thành cám ơn Đức Cha. Chúng con sẽ luôn ghi nhớ câu “Tất cả chúng ta đều phải là chứng nhân của chân lý: đi, thấy, và chia sẻ”. Chúng con cầu xin Chúa ban muôn ơn lành cho Đức cha, để Đức cha luôn là chứng nhân tuyệt vời của chân lý - luôn đi, thấy và chia sẻ Tin Mừng cho mọi người…
Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam
(WHĐ)
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021
TÒA TỔNG GIÁM MỤC SAIGON: DANH SÁCH ỨNG VIÊN LINH MỤC 2021
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.28) 3930 3828
E.mail : tgmsaigon@gmail.com
Số 242.3_210512_02
Ngày 12 tháng 05 năm 2021
Kính gởi: Quý Cha Sở
Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
Kính cha,
Theo đề nghị của Ban Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, Đức Tổng Giám mục Giuse quyết định truyền chức linh mục cho 19 thầy phó tế (theo danh sách đính kèm) vào lúc 08 giờ 30 ngày 11/06/2021, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, tại Nhà thờ Chính Toà, số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.
Vậy, xin cha vui lòng rao cho anh chị em giáo dân biết để hiệp thông cầu nguyện; và nếu ai biết các thầy có điều gì ngăn trở, cần báo gấp cho Toà Tổng Giám mục hoặc Ban Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse hoặc cho chính cha trước ngày nói trên.
Theo đề nghị của cha Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, thời gian rao báo cụ thể:
Vậy, xin cha vui lòng rao cho anh chị em giáo dân biết để hiệp thông cầu nguyện; và nếu ai biết các thầy có điều gì ngăn trở, cần báo gấp cho Toà Tổng Giám mục hoặc Ban Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse hoặc cho chính cha trước ngày nói trên.
Theo đề nghị của cha Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse, thời gian rao báo cụ thể:
- Lần 1: 16/05/2021 ˗ Chúa nhật Chúa Thăng Thiên;
- Lần 2: 23/05/2021 ˗ Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống;
- Lần 3: 30/05/2021 ˗ Chúa nhật Chúa Ba Ngôi.
Xin chân thành cám ơn và kính chào cha.
DANH SÁCH PHÓ TẾ
Lãnh chức linh mục ngày 11/06/2021
STT | TÊN THÁNH | HỌ VÀ TÊN | GIÁO XỨ | GIÁO HẠT |
---|---|---|---|---|
Khóa 15 | ||||
1 | Gioan Btx. | Trần Nhật Thanh | Minh Đức | Thủ Thiêm |
2 | Phanxicô X. | Đào Tiến Thắng | Bùi Phát | Tân Định |
Khóa 16 | ||||
3 | Anphongso | Nguyễn Hoàng Ngọc Anh | Phát Diệm | Phú Nhuận |
4 | Giuse | Nguyễn Minh Duy | Tân Hưng | Hóc Môn |
5 | Đaminh | Trần Quang Hiếu | Bắc Hà | Phú Thọ |
6 | Phanxico X. | Đoàn Hữu Hoà | Vĩnh Hòa | Phú Thọ |
7 | Vinhsơn | Nguyễn Vũ Hiệp Hoàng | Thạch Đà | Xóm Mới |
8 | Gioan Btx. | Đặng Đức Duy Khang | Fatima BT | Thủ Đức |
9 | Giuse | Phan Quốc Khánh | Công Thành | Thủ Thiêm |
10 | Gioan Btx. | Trần Phước Lộc | Th. Phaolô 10 | Phú Thọ |
11 | Giuse | Nguyễn Hoàng Long | Gia Định | Gia Định |
12 | Giuse | Trần Vũ Thiên Long | Bùi Môn | Hóc Môn |
13 | Giuse | Phạm Thanh Tài | Fatima BT | Thủ Đức |
14 | Giuse | Vũ Hoàng Thanh | Tân Hưng | Hóc Môn |
15 | Giuse | Nguyễn Đức Thịnh | Lạng Sơn | Xóm Mới |
16 | Đaminh S. | Nguyễn Sĩ Thịnh | Bình An Thượng | Bình An |
17 | Đaminh | Nguyễn Hữu Thuật | Nam Hoà | Chí Hòa |
18 | Giuse | Trần Văn Thực | Mẫu Tâm | Chí Hòa |
19 | Giuse | Đào Tiến Việt | Bùi Phát | Tân Định |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)